Thạch Phá Thiên từ ngày cha mẹ đẻ chưa bao giờ có họ tên chính. Ai muốn kêu bằng Cẩu Tạp Chủng cũng được, bằng đại tống tử cũng xong, hay bằng Thạch Phá Thiên gì gì đi nữa, chàng cũng chẳng quan tâm. Hễ ai gọi chàng là chàng đáp liền, tuyệt không để ý đến người ta có khinh mạn mình hay không. Sử bà bà khoan khoái vô cùng, mụ phấn khởi tinh thần nói: -Kim ô đao pháp của ta đây ngay từ sáu năm về trước đã hoàn toàn lắm rồi. Có điều người sử đao pháp này nội lực phải cực kỳ thâm hậu, nếu không thì những chỗ biến ảo kỳ diệu chẳng thể phát huy được... Lần này bất ngờ gặp Ðinh Bất Tứ ở trên sông Trường Giang. Lão quỉ đó mời ta lên đảo Bích Loa. Nếu không gây một cuộc ác đấu để hắn biết tay thì hắn không chịu chùn nhụt, Ta liền cùng A Tú luyện môn " Vô vọng thần chú". Khi luyện thành rồi, ta sử Kim ô đao pháp còn thị sử... Ngọc thố kiếm pháp, thành thế mặt trời, mặt trăng vần chuyển. Ðừng nói một tên Ðinh Bất Tứ nhỏ mọn, mà ngay những hạng lão yêu ở các bang môn tà đạo, hay những tay cao thủ đệ nhất những phái chính, tà, hễ nhìn thấy là sợ mất vía, cắm đầu chạy trối chết. Chẳng ngờ chỉ vô ý một chút, A Tú bị nội tức chạy lạc đường. Ta hốt hoảng lại cứu thị rồi cả hai người cùng bị tẩu hoả, biến thành phế nhân. Sử bà bà vốn tính thẳng thắn. Mụ đã thu Thạch Phá Thiên làm đồ đệ là nói huỵch tẹt ra hết, chẳng giấu giếm gì. Sử bà bà lại nói tiếp: -May ngươi được có một nội lực vô cùng thâm hậu. Ngươi đúng là người có đủ tư cách để luyện Kim ô đao pháp. Ðao pháp không giống như kiếm pháp. Kiếm pháp lấy sự mau lẹ nhẹ nhàng làm hay. Nhưng đao pháp lại cần đĩnh đạc thâm trọng làm cốt. Cành cây này nhẹ quá. Ngươi phải lượm một cành khác lớn hơn và nặng hơn mới được. Thạch Phá Thiên vâng lời, liền chạy vào rừng kiếm thì thấy một cây khá lớn đã gãy lưng chừng, chỉ còn lại đoạn gốc. Dưới gốc cây này còn một lưỡi đao chặt củi bỏ đó. Chàng cúi xuống lượm lưỡi đao lên xem thì thấy chuôi đao đã mục nát, mà lưỡi đao cũng mẻ cờm mẻ cớm. Chàng chẳng hiểu con đao này ai bỏ đây từ bao giờ. Chàng nhắc lưỡi đao thấy nặng chĩu tay thì nghĩ bụng: -Tuy đây chỉ là một con đao chặt củi đã han gỉ, nhưng cũng còn hơn là dùng cành cây để làm đao. Thế rồi chàng nhổ lưỡi đao ra cắm vào một cành cây khác để làm cán xong, hăm hở chạy về. Sử bà bà cùng A Tú thấy Thạch Phá Thiên cầm con dao chặt củi đã han dỉ chạy về thỉ không khỏi bật cười. A Tú cười nói: -Nhưng nhưng! Bữa nay quí phái mở lễ đại điển khai sơn mà dùng thanh "bảo đao" này để truyền võ công cho khai sơn đại đệ tử thì không khỏi... có điều khiếm khuyết. Sử bà bà hỏi: -Làm sao mà khiếm khuyết? Phái Kim ô ta rồi đây danh vang bốn bể tiếng dạy võ lâm toàn là nhờ ở thanh... "bảo đao" khởi nghiệp này. Ha ha! Mụ nói đến hai chữ "bảo đao" rồi chính mình không nhịn được đoạn cả ba người cùng cười ồ. Sử bà bà hỏi: -Hay lắm! Bây giờ ngươi hãy ghi nhớ. Ðệ nhất chiêu về Kim ô đao pháp là "Khai môn chấp đạo". Mụ lượm một cành cây giả làm đao thủ thế rồi nói: -Chân tay ta bất lực, ra chiêu không được mau lẹ. Còn người xử chiêu càng mau càng tốt. Thạch Phá Thiên giơ con dao chặt củi lên theo đúng cách thức ra chiêu thật mau. Sử bà bà gật đầu nói: -Hay lắm! Người thuộc chiêu thức rồi phải sử cho lẹ hơn nữa. Chiêu "khai sơn chấp đạo" này là để khắc chế chiêu "thương tùng nghinh khách" của phái Tuyết sơn. Bọn chúng giả nhân giả nghĩa nói là đón khách. Chúng ta nói thẳng ngay là đón giặc, vì đối phương xá dài hành lễ mà trong tâm lại là đạo tặc. Chiêu thứ hai là "Mai Tuyết phùng hạ" để khắc chế chiêu "Mai Tuyết tranh xuân" của họ. Bọn phái Tuyết sơn dùng kiếm pháp nào là tuyết hoa sáu cánh, nào là hoa mai bảy đón. Chúng ta kêu chiêu này bằng "Mai tuyết phùng hạ" vì đến mùa hạ thì hoa tuyết còn gì là oai phong? Chiêu "Mai tuyết tranh xuân" là một chiêu rất phức tạp. Lúc Thạch Phá Thiên còn ở Tổng đà bang Trường Lạc, chàng đã từng thấy Bạch Vạn Kiếm sử rồi. Kiếm quang tới tấp uy thế mãnh liệt. Còn chiêu "Mai Tuyết phùng hạ" này dùng vào đao pháp cũng chỉ trong chớp mắt là phóng trên ba đao, dưới ba đao, tả ba đao, hữu ba đao. Liền một lúc cộng mười hai đao. Chiêu thức này dùng một kình lực mãnh liệt và mau lẹ để giả trừ kiếm chiêu phức tạp của đối phương, tựa hồ ánh nắng mùa hạ rọi vào hoa tuyết từng điểm một. Chiêu thứ ba là "Thiện quân áp đà" dùng để chế khắc chiêu thức "Song đã tây lai" của phái Tuyết sơn. Chiêu thứ tư là "đại bải trầm sa" khắc chế "phong sa mãng mãng". Chiêu thứ năm "Trưởng giả chiết chi" khắc chế chiêu "ám hương sơ ánh". Mỗi chiêu đap pháp đều có những tên gọi rất cổ quái và chiêu nào cũng phản lại với tên chiêu thức của phái Tuyết Sơn. Tuy những tên chiêu thức nghe có vẻ cổ quái, song đao pháp lại tinh diệu vô cùng! Thạch Phá Thiên chẳng biết chữ gì, mà những tên chiêu thức về đao pháp và kiếm pháp đều là chữ sách, nên chàng chẳng hiểu gì hết và dĩ nhiên không thể nhớ được, chàng đành dụng tâm ghi nhớ lấy bộ vị cùng thủ thế lúc ra chiêu. Sử bà bà miệng nói ty cất, chậm chạp sử chiêu thức. Thạch Phá Thiên ra chiêu không đúng, lập tức mụ sửa lại ngay. Bữa nay chàng học đao so với ngày học kiếm ở trong Miươi giúp cho A Tú đả thông kinh mạch Túc thiếu dương của thị đi! Thạch Phá Thiên vâng dạ luôn miệng. Chàng nâng A Tú dậy, đặt vai nàng tựa vào một cành cây rồi áp bàn tay vào huyệt Linh đài nàng. Chàng theo lời chỉ thị của Sử bà bà từ từ thúc đẩy nội lực vào người nàng. Nội lực của A Tú còn nông cạn hơn tổ mẫu nhiều nên Thạch Phá Thiên phải mất công lâu gấp bốn lần mới đả thông được kinh mạch Túc thiếu dương cho nàng. A Tú gắng gượng đứng lên, cất giọng nhẹ nói: -Ða tạ đại ca! Nhưng Nhưng ơi! Chúng ta chưa biết cao tính đại danh của đại ca đây là gì để hiểu cách xưng hô, như vậy thật là thất lễ! Câu này tuy nàng nói với tổ mẫu mà thực ra là để hỏi danh tính Thạch Phá Thiên, nhưng đối ước chàng trai thanh niên, nàng có ý thẹn thò, không dám hỏi thẳng chàng. Thạch Phá Thiên tự hỏi: -Mình biết xưng tên là gì bây giờ? Sử bà bà cũng nói theo: -Tiểu tử! Tôn nữ ta hỏi tên họ ngươi đó. Thạch Phá Thiên ấp úng đáp: -Tại hạ cũng không biết. Tại hạ chỉ thấy má má kêu là... Chàng toan nói cái tên Cẩu Tạp Chủng ra nhưng nay chàng đã hiểu ba chữ đó chẳng thanh nhã chút nào, không tiện nói ra trước mặt một vị cô nương lịch đoan trang. Chàng liền nói tiếp: -Bọn họ lại nhận lầm tại hạ là một người khác mà thực ra tại hạ không phải người đó. Tại hạ không biết nói thế nào. Sử bà bà nóng nảy không nhịn được liền quát lên: -Ngươi muốn nói thì nói không chịu nói thì thôi. Sao lại ấp úng hoài? Quanh co những câu quỷ quái gì vậy? A Tú vội cản ngăn: -Nhưng Nhưng! Người ta không muốn nói là có chỗ khó khăn, không tiện trình bày. Vậy chúng ta không nên hỏi nữa. Biết tên hay không cũng chẳng có gì phân biệt, miễn là chúng ta ghi nhớ ơn đức của người trong lòng là đủ. Thạch Phá Thiên nói ngay: -Không phải, không phải! Không phải tại hạ chẳng chịu nói, thật ra tên tại hạ khó nghe lắm. Sử bà bà gắt lên: -Làm gì mà khó nghe với dễ nghe? Nếu ngươi không nói thì ta kêu ngươi bằng đại tống tử. Thạch Phá Thiên nghĩ bụng: -Ðại Tống Tử so với Cẩu Tạp Chủng còn dễ nghe hơn nhiều. Chàng liền cười đáp: -Kêu tại hạ bằng Ðại Tống Tử là hay lắm, chẳng có gì khó nghe cả. A Tú thấy Thạch Phá Thiên bản tính hiền hòa mà tổ mẫu mình lại nói năng vô lễ. Tuy chàng không thấy thế làm tức giận mà lòng nàng vẫn áy náy. Nàng nói: -Nhưng Nhưng! Nhưng nhưng đừng nói giỡn đại ca đây nữa. Thạch Phá Thiên cười khì khì ngắt lời: -Không hề gì. Tạ ơn trời đất. Chỉ cầu sao Ðinh Bất Tam gia gia và Ðinh Ðinh Ðang Ðang đừng kiếm thấy tại hạ là hay lắm rồi! Hai vị ngồi nghỉ đây một lúc để tại hạ đi kiếm xem có gì ăn không? Sử bà bà nói: -Trên đảo Tử Yên này có rất nhiều trái thị mà hiện nay đang mùa thị chín. Ngươi đi hái về đây một ít, ngoài ra những loại tôm cua trên đảo cũng béo lắm, ngươi bắt về mà ăn. Thạch Phá Thiên vâng lời, chàng lạng người đi nấp vào sau gốc cây, chân tay rón rén chạy đi lần lần. Chàng chỉ sợ bị ông cháu họ Ðinh nhìn thấy. Chàng đi được chừng mấy chục trượng thì quả nhiên thấy trên sườn núi mấy chục cây thị mà cây nào cũng lúc lỉu những trái chín đỏ hồng. Thạch Phá Thiên chạy lại gốc cây, giơ tay ra nắm lấy một cành rung mạnh mấy cái. Một là chàng sức mạnh hai là trái cây đã chín mọng lả tả rụng xuống. Thạch Phá Thiên liền dang vạt áo ra đón lấy rồi chạy về chỗ bụi cây rậm đưa cho Sử bà bà cùng A Tú ăn. Hai bà cháu chân đã đi lại được nhưng kinh mạch nới tay hãy còn bế tắc. Sử bà bà gắng gượng giơ tay lên được, nhưng hai tay A Tú vẫn tê chồn cứng nhắc. Thạch Phá Thiên bóc võ thị đưa một trái cho Sử bà bà rồi lại bóc cho A Tú một trái. A Tú thấy Thạch Phá Thiên bóc vỏ thị đưa tới bên miệng mình thì mắc cở quá, mặt đỏ bừng lên như màu thị chín. Nàng không thể từ chối được, đành há miệng ra cắn ăn. Thạch Phá Thiên toan đưa trái nữa vào miệng A Tú thì nàng nói: -Ðại ca! Ðại ca hãy ăn no trước rồi hãy cho tiểu muội. Sử bà bà nói: -Về phía Tây Nam cách đây chừng hơn dặm có một thạch động. Chúng ta chờ cho đến tối sẽ tới đó ẩn thân để hai anh em Bất Tam, Bất Tứ không biết đường mà tìm. Thạch Phá Thiên cả mừng nói: -Thế thì hay lắm! Chàng không sợ gì Ðinh Bất Tứ, nhưng hai ông cháu Ðinh Bất Tam quyết ý giết chàng nên chàng lo ngay ngáy. Chàng nghe Sử bà bà nói có chỗ kín đáo ẩn mình thì trong lòng sung sướng vô cùng và chỉ mong cho trời chóng tối. Bức màn đêm buông xuống, Thạch Phá Thiên tay trái dắt Sử bà bà, tay phải nâng đỡ A Tú. Ba người đi về mé Tây Nam. Ðảo Tử Yên này hiển nhiên là nơi Sử bà bà đã qua chơi ngày trước nên thuộc cả tình thế. Quả nhiên đi chưa đầy một dặm đã đến một nơi về mé hửu toàn là vách núi. Sử bà bà chỉ đường cho Thạch Phá Thiên vòng hai khúc quanh rồi đi xuyên qua một bụi cây thấp thì phát hiện ra cửa sơn động. Sử bà bà nói: -Ðại Tống Tử! đêm nay ngươi ngủ ở động ngoài để gác cửa và nhớ không được tiến vào. Thạch Phá Thiên vâng dạ rồi nói tiếp: -Ðáng tiếc là chúng ta không dám bật lửa lên để sưởi áo cho khô. Sử bà bà lạnh lùng nói: -Thật là cọp xuống bình nguyên bị chó lờn. Ngay sau anh em lão quỷ Bất Tứ sẽ phải trả nợ gấp mười. Sáng sớm hôm sau, ba người thức dậy ăn mấy trái thị rồi Thạch Phá Thiên lại trợ lực giúp cho hai người đã thông một bộ kinh mạch nữa. Thế là hai tay hai bà cháu cử động được. Sử bà bà nói: -Ðại Tống Tử! Trong cái hồ trên đảo này có rất nhiều tôm cua. Ngươi tới đó bắt về một ít. Tôm cua tuy không béo bằng, thịt cá nhưng cũng còn hơn hết ngày này qua ngày khác chỉ ăn mấy trái thị. Thạch Phá Thiên ngần ngừ hỏi: -Bắt tôm cua thì chẳng có gì khó nhưng không có cách nào nấu chín được, chẳng lẽ ăn sống hay sao? Sử bà bà hỏi sang chuyện khác: -Một gã thanh niên sức mạnh mà lại đi sợ lão quỷ Ðinh Bất Tam thì ra tròn trống gì? Thạch Phá Thiên lắc đầu nói: -Xin miễn nhắc tới chuyện Ðinh Bất Tam gia gia. Ðừng nói Ðinh tam gia mà ngay Ðinh Ðinh Ðang Ðang cũng đã lợi hại hơn tại hạ nhiều. Nếu lại bị họ bắt được lần nữa tất trói tại hạ liệng xuống sông thì nguy quá! A Tú cất lời khuyên: -Nhưng Nhưng! Ðại ca đây nói phải đó! Chúng ta hãy tạm thời nhẫn nại chờ cho nhưng nhưng đả thông xong kinh mạch khôi phục lại thần công. Khi ấy còn sợ gì Ðinh Bất Tam và Ðinh Bất Tứ nữa? Sử bà bà nói: -Hừ! Ngươi nói coi bộ ngon ăn lắm! khôi phục lại thần công đâu phải chuyện dễ dàng? Hai người chúng ta đả thông xong kinh mạch ít ra phải mất mười ngày. Còn thời gian dùng vào việc phục hồi công lực, thì nhiều là một năm mà ít nhất cũng phải tám tháng. Chẳng lẽ bấy nhiêu ngày trời chúng ta hàng ngày chỉ ăn mấy trái thị mà được ư? vã lại chỉ trong vòng mười ngày nữa, trái thị thối nát hết rồi thì lấy gì mà ăn? Thạch Phá Thiên nói: -Tưởng bà bà sợ điêu chi chứ cái đó thì bà bà khỏi lo. Tại hạ đi hái thật nhiều về phơi khô đóng bánh để ba chúng ta ăn dần trong một năm hay bảy tám tháng cũng không chết đói được Nguyên ít lâu nay Thạch Phá Thiên trải qua nhiều cơn hoạn nạn đau khổ và nguy hiểm, chàng lại không hiểu gì đến thế sự, nên muốn ở trong động qua ngày cho yên thân và trong lòng cũng được khoan khoái. Sử bà bà liền mắng: -Ngươi muốn làm con rùa rụt cổ ư? Ta không chịu đâu. Vả lại thằng cha Ðinh Bất Tứ chỉ trong một vài ngày nữa sẽ tìm đến đây. Ngươi có chịu làm con rùa cũng không thể được. Ðại Tống Tử! Ngươi là cái quái gì thế? Sao đã có một nội lực thâm hậu vô biên mà không luyện tập võ nghệ cho giỏi? Thạch Phá Thiên bẽn lẽn đáp: -Vì không có người hay dạy bảo. Tại hạ chỉ được Ðinh Ðinh Ðang Ðang truyền dạy cho mười tám đường cầm nã thủ pháp thì dĩ nhiên tại hạ không thắng được cô ta. Ðinh Bất Tứ lão gia cũng dạy được một chút võ công thì đều là những chiêu thức mà lão thuộc cả rồi thì làm gì chẳng thua lão? A Tú bỗng hỏi xen vào: -Nhưng Nhưng! Sao Nhưng Nhưng không chỉ điểm cho ca ca đây mấy chiêu. Y học võ công của Nhưng Nhưng mà đánh bại được Ðinh Bất Tứ chẳng vẻ vang hơn là chính nhưng nhưng phải ra tay mới thủ thắng được lão sao? Sử bà bà giương mắt lên nhìn Thạch Phá Thiên không chớp. Trong ánh mắt sử bà bà đột nhiên lộ ra những tia sáng hung dữ. Hai tay mụ rung bần bật tựa hồ muốn chồm lên cắn chết Thạch Phá Thiên. Thạch Phá Thiên sợ quá, không tự chủ được, bất giác lùi lại một bước ấp úng hỏi: -Thái thái! thái thái! Sử bà bà thét lên: -A Tú! Ngươi coi kỹ lại xem. Gã có giống hắn hay không? A Tú đảo mắt nhìn Thạch Phá Thiên. Vẻ mặt vẫn hiền từ nàng đáp: -Nhưng nhưng! Tướng mạo đại ca đây quả có hơi giống hắn thiệt, nhưng nhất quyết là không phải hắn. Hắn đâu có lòng trung hậu thành thực như vị đại ca này? Những tia mắt hung dữ của Sử bà bà dần dần dịu lại. Mụ hắng dặng một tiếng rồi nói: -Dù thằng nhỏ này không phải là hắn nhưng đã giống mặt là ta quyết không dạy đâu. Thạch Phá Thiên chợt nghĩ ra ngay. Chàng lẩm bẩm như nói để mình nghe: -Bà lại nghi mình là thằng cha Thạch Phá Thiên nào đó. Cái ông bang chúa họ Thạch kia chắc là đắc tội với nhiều người lắm rồi, nên mới bị ngươi thiên căm hận đến thế. Sau này mình mà có cơ hội gặp mặt, phải khuyên giải y mới được. Bỗng nghe Sử bà bà hỏi: -Ngươi có tên họ giống như gã không? Thạch Phá Thiên lắc đầu đáp: -Không phải! Người ta đều bảo tại hạ giống như vị Thạch bang chúa nào đó ở bang Trường Lạc. Nhưng thực ra không đúng một chút nào. Hỡi ơi! Tại hạ giải thích thế nào họ cũng không tin. Chàng nói xong lại thở dài sườn sượt, mà giọng nói đầy vẻ cực kỳ phiền não. A Tú khẽ nói: -Tiểu muội tin chắc là đại ca không phải hắn. Thạch Phá Thiên cả mừng hỏi: -Cô nương không tin thật chứ? Thế thì hay lắm! Chỉ có mình cô nương là không tin thôi. A Tú nói: -Ðại ca là người tốt còn hắn là người càn rỡ. Hai người không giống tính nhau chút nào. Thạch Phá Thiên trong lòng hả hê như có được một người tri kỹ. Bất giác chàng nắm tay nàng nói luôn mấy câu: -Ða tạ cô nương! Ða tạ cô nương! Ít lâu nay hết thảy mọi người cho chàng là Thạch bang chúa, mà chàng không sao biện bạch được. Chàng chẳng khác gì một phạm nhân bị khép tội oan trong lòng chứa chất bao nhiêu nổi cay cực mà được một vị minh quan xét tỏ nổi oan cho chàng, khiến chàng cảm động không bút nào tả xiết. Thạch Phá Thiên nói mấy câu 'Ða tạ cô nương' rồi không nhịn được nữa, hai hàng lệ nhỏ giọt. Những giọt lệ này rớt xuống bàn tay nhỏ nhắn của A Tú. A Tú thẹn đỏ mặt lên, nhưng không nỡ rút tay ra khỏi tay chàng. Sử bà bà lạnh lùng nói: -Phải là phải mà không là không. Ðã là thân nam tử mà lại khóc khóc mếu mếu thì còn ra trò trống gì nữa? Thạch Phá Thiên đổi giọng luôn: -Dạ dạ! Thái thái dạy chí phải! Chàng toan đưa tay lên lau nước mắt, mới phát giác ra mình đang nắm tay A Tú. Chàng giật mình chữa thẹn: -Xin lỗi cô nương! Xin lỗi cô nương! Chàng buông tay A Tú ra, miệng ấp úng: -Tại hạ.. tại hạ lại đi hái thêm ít trái thị. Rồi không dám nhìn mặt A Tú nữa, cắm đầu chạy ra ngoài. Sử bà bà thấy Thạch Phá Thiên hoang mang hoảng hốt thật sự chứ không phải giả vờ, thì không khỏi phì cười bảo A Tú: -Quả nhiên gã không phải là thằng tiểu súc sinh họ Thạch. Hắn là một đứa bất nhân đâu có hiền lành thực thà như gã Ðại Tống Tử này? Chỉ trong khoảng khắc, bỗng ngoài cửa động có tiếng sột soạt. Thạch Phá Thiên đã quay về, sắc mặt lợt lạt ra chiều cực kỳ hoảng hốt, chàng líu lưỡi: -Hỏng! Thiệt là hỏng bét!