Hồi 123
Trở về ngôi vị

Nam Cung Vô Kỵ cười lạnh:
- Phu nhân đã chọn hai thuộc viên khác thay thế các ngươi, các ngươi hãy theo ta về cung phục lệnh.
Lão hỏi vọng ra ngoài:
- Đã bắt tên chữ Võ hiệu số hai chưa?
Có tiếng thiếu nữ cười khanh khách, đáp:
- Trình Quân sư rõ, Bạch lão đệ đã hạ thủ rồi!
Vừa lúc đó, từ phía hậu, bốn người bước ra, đó là các vị thiền sư Đại Trí, Đại Thông, cùng Nam Nhạc quán chủ và Chưởng môn nhân Hình Ý môn.
Họ vẫn còn vận y phục tục gia.
Nam Cung Vô Kỵ, chính là Trại Gia Cát hóa trang, vừa trông thấy họ, bật cười khanh khách, đưa mắt nhìn ra phía ngoài, rồi quay lại Ngọc Hư Tử và Ngọc Chân Tử, vòng tay thốt:
- Trời chưa sáng hai vị đạo huynh hãy lên đường gấp đi!
Đại Trí thiền sư vòng tay chữ thập, niệm Phật hiệu:
- A di đà Phật! Cung hỉ đạo huynh khôi phục nguyên vị!
Nam Nhạc quán chủ và Thiệu Ngươn Xung cũng vòng tay thốt:
- Cung hỉ đạo huynh!
Ngọc Hư Tử hấp tấp đáp lễ, đoạn hướng sang Trại Gia Cát:
- Đại đức của Quân sư, Vũ Đương phái xin ghi khắc ngàn đời, tiện đây bần đạo cáo từ!
Đạo trưởng chào quanh mọi người, đoạn cùng Ngọc Chân Tử rời hậu viện, ra khỏi quán, tiến thẳng đến Vũ Đương sơn.
Lúc đó, Bạch Thiếu Huy, Phạm Thù, Cửu Độc Nương Tử và Hương Hương đã vào đến nơi.
Tên chữ Võ, số hiệu một, đã nghe rõ ràng cuộc đối thoại của họ, hắn đã phần nào hiểu sự tình, mồ hôi rịn ra ướt trán, đẫm ướt mình, hắn rung rung giọng hỏi:
- Ngươi... ngươi là Quân sư của Nam Bắc bang?
Trại Gia Cát không lưu ý đến hắn, hướng sang các vị đạo trưởng và thiền sư, Chưởng môn nhân:
- Trời sắp sáng rồi đấy, chúng ta gấp lên đường thôi!
Cửu Độc Nương Tử hỏi:
- Còn tên chữ Võ hiệu số một này?
Trại Gia Cát đáp:
- Nếu hắn bằng lòng hợp tác, chúng ta có thể mang hắn theo.

*

Trung Sơn một trong năm ngọn núi cao nhất Trung Nguyên, vì vị trí tại trung tâm, nên cũng có cái tên Trung Nhạc.
Trung Sơn gồm hai đỉnh, Đại Thất Phong và Tiểu Thất Phong. Trung Sơn nổi tiếng nhờ ngôi Thiếu Lâm tự, nằm về triền bắc Tiểu Thất Phong.
Ngôi danh tự nằm giữa khu rừng tùng uy nghiêm, đồ sộ.
Trên con đường dẫn đến Thiếu Lâm tự, về phía Bắc hiện có một đoàn người ngựa, đang từ từ tiến tới.
Đàn người ngựa đó, gồm năm chiếc kiệu, theo sau năm chiếc kiệu có một người cỡi ngựa, người đó có bộ râu dài, râu và tóc đã điểm hoa râm, theo sau người cỡi ngựa, có bốn đại hán, hông giắt đao, người nào cũng mày rậm, mặt tía ngực ưỡn tới trước, trông oai hùng vô cùng.
Nhìn vào nghi vệ đó, ai ai cũng hiểu là một vị quan lại nào đó, đến Thiếu Lâm tự dâng hương.
Đoàn người ngựa đến bình đài, trước cổng chùa đứng lại.
Nơi đó, có ba tăng nhân vận áo màu tro, luôn luôn túc trực, chờ nghinh đón khách thập pương đến dâng hương.
Kiệu vừa dừng lại, bốn đại hán bước tới, phân đứng hai bên. Người cỡi ngựa tiến tới, xuống ngựa, bước tới chiếc kiệu đầu, vén bức rèm, trong khi đó, một vị tăng tắc độ năm mươi, chấp tay chử thốt:
- Tiểu tăng là Thắng Thanh, kính chào quý khách!
Người cỡi ngựa, tức vị Tổng quản của quan viên đó, vòng tay đáp lễ:
- Bạch với đại sư, có Nam Dương phủ đài Tất đại nhân, thuận đường đi ngang qua đây, muốn vào quý tự lạy Phật, xin đại sư thông báo với Phương trượng!
Y lấy một tấm danh thiếp, trao cho Thắng Thanh.
Thắng Thanh tiếp nhận danh thiếp, day qua một tăng nhân bên cạnh, trao cho hắn, nói mấy tiếng, tăng nhân đó lập tức quay mình vào chừa.
Từ trong chiếc kiệu thư nhất, Tất tri phủ bước ra, vóc dang ốm yếu vận áo màu thiên lam, khí độ hết sức ung dung.
Từ trong hai chiếc kiệu thứ hai thứ ba, hai lão già khác bước ra, thoáng nhìn qua, cũng đủ hiểu chính là thân bằng của Tri phủ.
Từ trong chiếc kiệu thứ năm, chiếc kiệu nhỏ hơn hết, một nàng tỳ nữ bước ra, tiến thẳng đến chiếc kiệu thứ tư, trong chiếc kiệu đó, có vị tiểu thư, con gái Tri phủ.
Nam Dương phủ đài, dù khôn phải là một vị quan phụ mẫu tại địa phương, song vẫn là một sứ giả của triều đình, không đồng phủ nhưng đồng tính, Thắng Thanh là vị tăng tri khách trong Thiếu Lâm tự có khi nào dám khinh mạn.
Lão bước tới, vòng tay chữ thập, nghiêng mình chào:
- Bần tăng tham kiến đại nhân, vì không hay quý khách đến chùa, chậm việc tiếp nghinh, mong đại nhân thứ lỗi.
Tất tri phủ vội đáp lễ:
- Bổn phụ từ lâu mộ danh quý tự, ước vọng có dịp đến đây dâng hương, nay nhân vâng lịnh triều đình, đáo nhậm Nam Dương, tiện đường, qua ngang Tiểu Thất sơn, xin vào lạy Phật, cầu đại sư thông báo với Phương trượng, cho bổn phủ được kính lễ Phật đài.
Tri phủ day lại sau, thốt với hai vị bằng hữu:
- Nam huynh và Thiệu huynh, mình vào đi!
Hai lão già gật đầu.
- Đại nhân bước vào bọn tiểu đệ theo sau!
Thắng Thanh dẫn đường, cả bọn theo liền.
Thắng Thanh đưa khách đến một tòa viện nơi hướng đông trước viện có hoa tươi, có tàng cây mát, khung cảnh tịch mịch u nhàn vô cùng.
Bọn Tất tri phủ ngồi xuống chưa được lâu, hai lão hòa thương mặc áo vàng từ hậu diên tiến đến nơi, lão đi đầu vòng tay chào:
- Bần tăng không hay lão đại nhân đến bổn tự, chậm trễ tiếp nghinh, dám mong tha thứ!
Tri khách Thắng Thanh giới thiệu:
- Đây là Phương trượng của bổn tự, pháp hiệu Đại Trí, còn vị kia là Giám tự Đại Thông.
Đôi bên lại khách sao chào qua, nhượng lại một lúc, rồi cũng ngồi xuống dùng trà.
Tất tri phủ khỏi đầu câu chuyện bằng cách tán dương thinh danh của nhà chùa và tỏ ý ngưởng mộ từ lâu, nay có dịp đi ngang địa phương này, vào dâng hương lễ Phật.
Đại Trí thiền sư và Đại Thông hòa thượng nói mấy lời khiêm tốn và cho rằng sự viếng thăm của Tất tri phủ đem lại một vinh dự lớn lao cho nhà chùa.
Tất tri phủ ngỏ ý muốn vào khắp các điện lạy Phật, Đại Trí vui vẻ hướng dẫn.
Hai lão hòa thượng đi trước, hai vị bằng hữu của Tri phủ theo sau cùng tiểu thơ, tỳ nữ, quản gia và bốn tên tùy hầu.
Lần lượt họ đến Đại Phật điện, Tổ Sự điện, Côn Lư điện, Đạt Ma điện cùng vài điện khác, nơi nào Tất tri phủ cũng đốt hương, lạy Phật hết sức thành kính.
Khi viếng xong các toàn diện, thời khắc đã đến ngọ rồi.
Đại Trí thốt:
- Bần tăng có bảo nhà trù dọn tiệc chay, thiết đãi lão đại nhân, xin lão đại nhân vào tịnh thất nghĩ ngơi một chút, rồi dùng mấy món đạm bạc với nhà chùa.
Tất tri phủ mỉm cười:
- Đại sư trọng đãi như vậy, bổn phủ hết sức cảm kích. Còn một điều này, bổn phủ mong đại sư chấp nhận cho, từ lâu bổn phủ nghe đồn những vị lão tăng tại Đại Thừa thiền viện là những bật tinh thông phật pháp thâm diệu, nên có ước vọng bái kiến một lần, nghe lời vàng tiếng ngọc chỉ điểm nẻo giải thoát, lẽ nhiệm màu, chẳng dám phiền đại sư tiếp trợ cho bổn phủ mãn nguyện.
Đại Trí thiền sư lộ vẻ khó khăn:
- Đại Thừa thiền viện là nơi thanh tu của các vị trưởng lão trong bổn tự, không có cái lệ tiếp khách, phàm ai vào đó rồi, cầm như dứt khoát hồn trần thế sự, bần tăng không biết làm sao...
Tất tri phủ cố van cầu:
- Nếu đến Tiểu Thất Phong mà chẳng một lần bái kiến các vị cao tăng, thì đúng là một điều ân hận lơn lao cho bổn phủ!
Hai lão già họ Nam và họ Thiệu cũng nói vào, làm cho Đại Trí hòa thượng càng khó xử.
Viên quản gia cũng chen lời:
- Ngày trước, Thất Vương gia trong lần xuất kinh, có đến quí tự, may mắn được vào bái kiến Nhất Thiện thần tăng, khi về kinh, vương gia cứ ca ngợi mãi thần tăng am tường phật pháp, thành ra cả triều thần ai ai cũng mong ước được gặp gỡ một lần, hiện tại phủ đài đại nhân đã đến đây rồi, chẳng lẽ đại sư lại không giúp cho người toại nguyện sao?
Đại Trí Thiền sư day qua vị sư đệ, như để hỏi ý.
Thực ra, lão hòa thượng cũng muốn đưa Tất tri phủ vào gặp Nhất Thiện thần tăng, song vì qui củ nhà chùa, lão chẳng dám ngang nhiên phá lệ, sợ vị tiền bối đó quở trách.
Đại Thông hòa thượng thốt:
- Tất đại nhân có lòng ngưỡng mộ sư bá, vậy Phương trượng cũng liệu cách hoàn thành tâm nguyện của người.
Bắt buộc, Đại Trí hòa thượng phải miễn cưỡng gật đầu:
- Bần tăng xin cố gắng vì tất đại nhân, vào Đại Thừa thiền viện bạch lại sư bá, xem người liệu định thế nào, giả sử người không bằng lòng tiếp, đại nhân nên lượng thứ cho bần tăng vậy.
Tất tri phủ đáp nhanh:
- Đó là lẽ tự nhiên, mong đại sư cố gắng cho!
Đại Trí đứng lên:
- Đại nhân vui lòng ở đây chờ một chút, bần tăng vào bạch với sư bá, rồi trở ra ngay!
Tất tri phủ đứng lên:
- Khỏi nhọc đại sư phải ra vào, bổn phủ có thể đứng bên ngoài cửa chờ đợi.
Câu nói đó có nghĩa là Tất tri phủ muốn cùng đến Đại Thừa thiền viện một lượt với lão hòa thượng, rồi đứng bên ngoài chờ.
Họ Nam tiếp luôn:
- Phủ đài đại nhân nói đúng đấy, nếu thần tăng không chịu tiếp kiến, ít nhất chúng ta cũng được an ủi là đã đến tận Thiền viện!
Đại Trí hòa thượng không biết làm sao, đành miễn cưỡng gật đầu, lại đưa mắt nhìn vị tiểu thơ, muốn nói gì đó, song chưa kịp mở miệng, tiểu thơ đã lên tiếng:
- Chắc đại sư ngại tiểu nữ?
Đại Trí hòa thượng trầm giọng:
- Nhà chùa có quy củ, từ bao lâu rồi, không chấp thuận cho nữ nhân đến Đại Thừa thiền viện, thiết tưởng...
Ngày trước, có một vị Thống binh, nhân đưa gia quyến đến chùa dâng hương, vị tiểu thơ của Thống binh nhân dạo quanh vùng lạc bước đến Đại Thừa thiền viện, xô cửa vào. Bất ngờ, trong viện có một vị trưởng lão đang khổ luyện Đạt Ma Khô Thiền thần công, thời gian khổ luyện đã hơn mười mấy năm, cũng sắp đến lúc thành công, bất ngờ vị tiểu thơ đó xuất hiện, vị trưởng lão đó bị chấn động tâm thần, ông trình tu luyện phải buông trôi theo mây gió, bởi môn Đạt Ma Khô Thiền rất kỵ nữ nhân.
Từ đó, Thiếu Lâm tự mới đặt ra quy luật, cấm hẳn nữ nhân bén mảng đến Đại Thừa thiền viện, cố giữ cho sự thanh tu của các vị trưởng lão được an tịnh.
Vị tiểu thơ của Tất tri phủ mỉm cười, chận lời:
- Tại sao nữ nhân không thể đến đó? Nữ nhân chẳng phải con người sao? Đức Như Lai cũng do nữ nhân sanh ra, và chính nữ nhân nuôi dưỡng người kia mà?
Lời nói đo, dù muốn dù không, cũng chạm đến nhà chùa phần nào giả sử một nhà sư nào khác, ở địa vị Đại Trí và Đại Thông, tất phải nghiêm sắc mặt mà chỉnh ngay, song như đã biết, Đại Trí và Đại Thông không phải nhà sư thật sự, họ là những tay đại đạo trên giang hồ, gia nhập Hoán Hoa cung, vâng lệnh Hoán Hoa phu nhân giả mạo nhà sư, điều khiển Thiếu Lâm phái, tục tâm còn nặng, nên chẳng để ý cho lắm.
Tất tri phủ sợ con gái làm phật lòng nhà sư, nên vội tạ lỗi:
- Tiện nữ chưa đủ trí độ, ăn nói ngông cuồng, mong đại sư miễn chấp!
Đại Trí đáp nhanh:
- Chẳng sao, đại nhân đừng lưu ý đến việc nhỏ mọn đó.
Dĩ nhiên, tiểu thơ phải ở lại, cùng với tỳ nữ. Nàng ở lại thì hai tên tùy hầu phải ở lại, chỉ có vị quản gia cùng hai tên kia đi theo Tất tri phủ và hai vị bằng hữu.
Đại Trí thốt:
- Bần tăng xin vô phép với tất đại nhân, đi trước dẫn đường!
Tất tri phủ vừa đi vừa vuốt hàm râu dài, có vẻ đắc ý lắm.
Vượt qua mấy lớp điện, vũ, họ đến một tòa viện, năm tại nơi u tịnh vô cùng.
Quanh tòa viện, có dàn trúc xanh tươi, dàn có chừa một khoảng làm cửa, trên cửa có ghi tấm biển, đề bốn chữ: Đại Thừa thiền viện.
Đại Trí hòa thượng dừng chân, quay lại Tất tri phủ:
- Tất đại nhân cảm phiền đứng đây, đợi một chút!
Rồi lão mở cửa bước vào.
Một lúc sau lão trở ra nghiêng mình thốt:
- Sư bá bần tăng tuổi cao, không tiện tự mình ra tận nơi đây nghinh tiếp, xin đại nhân theo bần tăng vào viện.
Tất tri phủ gật đầu:
- Đại sư đi trước, bổn phủ theo sau!
Hai nhà sư đi trước, Tất tri phủ và hai vị bằng hữu bám sát bên liền, còn vị quản gia và hai tên tùy hầu đứng bên ngoài.
Mặt tiền thiền viện, có treo tấm biển do nhà vua tặng, ghi bốn chữ: Dĩ Chứng Bỉ Ngạn.
Qua cửa viện, vào đại sảnh, đến một cái gác, ba phia có chấn song, có rèm phủ kính. Mặt thứ tư là lối ra vào.
Trong tòa tịnh các đó, chẳng có vật gì khác hơn là mấy chiếc bồ đoàn và một bức họa treo nơi trung gian, tượng hình đức Đạt Ma qua sông với một cọng cỏ lau, hai bên có hai vế liễn.
Ngoài ra còn một chiếc bàn con, trên để cổ đồng, lư hương, lư có đốt trầm, không rõ ai đốt, khói trầm cuộn tỏa khắp tịnh các.
Vì nơi đây là chỗ họp nghị của các trưởng lão, họ là những vị cao tăng, tuy chưa thoát tục, nhưng cũng siêu phàm, họ chỉ dùng bồ đoàn, không dùng ghế, nên khách vào chẳng có chỗ ngồi.
Hiện tai, có một lão tăng đang ngồi trên bồ đoàn, đôi mắt nhắm nghiền, tướng mạo giống hình Vô Lượng thọ Phật vẽ trong bức đồ treo trong các cảnh chùa.
Đại Trí thiền sư thì thầm bên tai Tất tri phủ.
- Đại sư bá của bần tăng đó!
Tất tri phủ bước tới, vòng, nghiêng mình, cung kính thốt:
- Vãn sinh kính tham kiến thần tăng!
Nhất Thiện thần tăng từ từ mở mắt, khẽ gật đâu:
- Các vị đến đây hay lắm. Xin mời ngồi.
Tất tri phủ và hai vị bằng hữu không khách sáo, cùng ngồi xuống mỗi người một chiếc bồ đoàn.