Dân tứ xứ

     ần tuyển nhân viên bán hàng trình độ vi tính văn phòng...”
“Cần tuyển nhân viên bán hàng tuổi mười tám tới hai mươi lăm, tiếng Anh trình độ B...”.
“Cần tuyển nhân viên bán hàng... ưu tiên biết vi tính và ngoại ngữ, có hộ khẩu...”.
Xuân cắt những mẩu báo xếp cạnh nhau trên bàn, ý nghĩ bướng bỉnh thoáng qua đầu “mình cũng đang tuyển nơi làm việc”.
Cuối cùng Xuân cũng tìm được hai nơi không đòi hỏi hộ khẩu và ngoại ngữ, vi tính. Một nơi bán hàng dụng cụ bếp núc và nơi kia là hàng kim khí điện máy. Xuân thích mẩu quảng cáo của quầy hàng mỹ nghệ hơn nhưng.... Ở đó khách du lịch lui tới nhiều, nếu mình biết tiếng Anh hay một thứ tiếng nào đó... Xuân liếc nhìn địa chỉ quầy hàng mỹ nghệ với một tiếng thở dài. Ngày rời quê ai cũng nói với Xuân mọi việc sẽ dễ dàng hơn chị Loan nhiều. 
Phải đi ngay. Ngay lập tức. Kinh nghiệm của những lần xin việc vừa qua là chỉ với việc đến trước là đã có một cơ may rồi. Thời buổi tốc độ. Và muốn yên thân thì phải ngoan.
Thay bộ áo quần tươm tất rồi xoay người trước gương. Động tác xoay người này là chị Loan dạy mấy ngày nay. “Nếu mi đi phụ hồ hay bốc vác thì không nói chi. Chứ công việc giao tiếp mà không điệu đàng một chút thì ma nào nhận mi vô làm. Tao làm trong bếp cũng phải trang điểm nữa là. Con gái con đứa chi mà cứng đơ đơ. Trời cho cái mặt đẹp mà không biết làm duyên thì cũng như cá kho tộ mà không có tiêu”.
Hai chị em rời quê chưa tròn năm mà không còn nhận ra chị Loan hồi nào quần xoắn ống lò xo dáng đi lật đật. Chỉ có giọng nói miền Trung nằng nặng là chưa bị lai. Nhưng ở vùng đất ngày càng nhiều dân tứ xứ đổ về làm ăn này thì giọng nói kiểu gì cũng xong.
Bà chủ nhà trọ nói đã qua rất lâu rồi cái thời người ta trố mắt khi nghe một câu xứ Quảng hoặc lắc đầu khi đối diện là người Nghệ Tĩnh hoặc nín cười khi người Bình Định nói chuyện... Bây giờ, bà chủ quán lẩu mắm Miền Tây đon đả chào khách “Vâng vâng mời anh ngồi chơi đợi chút xíu” thì chẳng còn ai ngạc nhiên tại sao không phải là “Dạ dạ mời anh ngồi...”.
Còn công việc, trong khi Xuân bập bênh nay có mai không thì chị Loan được một nhà hàng nổi tiếng ký họp đồng làm việc hai năm. Thời trang ăn uống bây giờ là theo kiểu quê - cơm niêu, ốc xào chuối, cá kho tộ... Những món ăn dân dã lên ngôi với tên gọi “đặc sản”. Hồi đó tao ghét vô bếp lắm, má chửi con gái hư. Có bao giờ ngờ mình làm cái nghề nấu nướng đâu. - Hôm Xuân thôi việc ở shop giày dép thời trang, chị Loan nói câu này với ánh mắt nhìn Xuân đầy ngụ ý.
Xuân hiểu ý chị nói chủ nhà hàng sẵn sàng nhận Xuân vô làm chạy bàn nhưng Xuân không thích. Công việc của chị Loan trong bếp, thích hay không thích thì đã đành, còn chạy bàn bên ngoài lỡ ông khách nào say say nắm tay thì sao? “Nếu cái ông say say đó mà là sếp thì cũng tốt chớ sao”, chị Loan cười khanh khách. Xuân giãy lên, nói gì thì nói, chuyện đó phải nghiêm chỉnh, thật nghiêm chỉnh. “Ờ thì thôi không đùa, nhưng khi mình không có khả năng chọn việc thì phải chấp nhận để việc chọn mình”. Xuân lắc đầu ngang ngạnh với chị Loan nhưng lòng thầm nghĩ chắc rồi mình cũng phải vậy thôi, thấy ghen tỵ với chị Loan sao mà dễ an phận. Ngay chuyện tình yêu cũng vậy, ông khách tên Tín khen món ăn ngon quá, muốn gặp đầu bếp bắt tay một cái. Sau mỗi cuộc ăn uống là một cái bắt tay, rồi bắt tay trở thành nắm tay, và đưa đón. Vậy là yêu. Nghe đâu đã bàn đến chuyện cưới xin. Thật là đơn giản. Còn mình và Hội... sao mình không thể nhận lời một cách đơn giản như vậy mặc dù... Chị Loan nói con gái trời cho dễ coi thường hay khó tính. Không phải vậy, mình không khó tính...
Chẳng biết nói làm sao nữa... Có lẽ tại chưa có công việc ổn định nên chuyện khác cũng bấp bênh theo. Ừ, đúng vậy. Nếu mình nhận lời Hội rồi thì sao? Hội nuôi mình, cứ cho là nuôi hoài cũng không phàn nàn gì. Nhưng mình xa quê đâu phải chỉ để trở thành cô vợ ngày ngày cơm nước lau dọn giặt giũ...
Xuân nhìn mình trong gương. Cô g&a!!!826_12.htm!!! Đã xem 12661 lần.

Đánh máy: casau
Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.ly đưa lên
vào ngày: 1 tháng 6 năm 2016

Truyện Mẹ con Đậu Đũa Ráng chiều Khoảnh khắc tình yêu Quà muộn Chợ duyên Website thương nhớ Mái ấm Lời trần tình Mùa gió Dư âm Mùa cá đỏ Dân tứ xứ Món quà Xóm vắng a mình. Thăm họ hàng và cùng nhau ra biển lưới cá... Con trai ông không phải dân biển nên rất vụng về, nhưng điều đó không khiến niềm vui giảm đi.
Mất một tuần ông không đến văn phòng làm việc.
Rồi mọi chuyện cũng kết thúc êm đẹp. Đôi vợ chồng mới cưới lưu luyến tiễn ông từ làng chài ra đến thị trấn và từ đây ông sẽ lên tàu. Lúc này không có ai, chỉ có ba người với nhau, không cần phải đóng kịch. Nhưng làm sao có thể xưng hô khác được nữa?
- Chúng con chào cha.
- Chào hai con.
Sự trở về của ông làm cả công ty nháo nhác. Người thì tưởng ông gặp tai nạn mất xác, người tưởng ông bị bắt cóc và đang đợi cú điện thoại đòi tiền chuộc. Có người còn thì thầm rằng các con ông đang tìm kiếm di chúc...

 

Ông vẫn mỗi tuần một buổi đi trên đường để tìm kiếm và chia sẻ với người không may. Khi là một tấm chăn bông ấm áp cho kẻ đang run rẩy, khi thì tháo chiếc nhẫn trên tay tặng người cơ khổ...
Một năm trôi qua, mùa đông lại đến. Một tối khi ngang qua công viên, ông chợt nghe tiếng gọi vui mừng:
- Chào... Con chào cha!
Ông nhận ra ngay là chàng trai hôm nào. Dù không thể nhớ mặt tất cả những người ông đã giúp nhưng chàng trai này là một kỷ niệm đặc biệt: chưa có ai cầu xin ông một điều tương tự vậy.
- Chào con.
- Mấy hôm nay ngày nào con cũng đến đây. Con mong được gặp cha.
- Để làm gì?
- Vợ con mới sinh em bé. Ông bà ngoại mời ông nội đến ăn mừng mẹ tròn con vuông.
Giọng chàng trai đầy hy vọng đồng thời cũng rất ngập ngừng. Quả là chàng mong muốn nơi một ông già gặp gỡ tình cờ một điều hơi quá đáng!
Nói xong, nhìn thấy đôi mắt nhướng lên vì kinh ngạc của ông thì chàng trai vội vàng tiếp ngay:
- Con cũng định là nếu không gặp được cha thì sẽ nói với ông bà ngoại là ông nội đang bệnh nặng.
- Chẳng ai muốn mình là người đang bị bệnh nặng cả, con trai - Ông nói với một nụ cười tươi tắn trên môi - Biết tặng cháu nội món quà gì đây?

 

Ông bà ngoại tíu tít mừng vui khi ông đến. Còn phải nói, làng chài nhỏ bé mấy khi có khách xa về. Không phải chỉ ông bà ngoại mừng mà như là cả họ mừng vui. Hôm nay nhà này mời ông ăn một bữa, ngày mai nhà khác mời... Cứ như vậy nhà nào cũng kéo ông đến. Lần thứ nhất là sau tiệc cưới, và đây là lần thứ hai ông được bao nhiêu người mời mọc mà không phải là để nhờ cậy một điều gì. Họ nấu những con cá con tôm tươi hiếm hoi trong mùa đông và rất sung sướng khi thấy ông ngon miệng; để mừng cháu nội ông kháu khỉnh, mừng con dâu ông khỏe mạnh, mừng con trai ông đáng mặt nam nhi làng chài, vậy thôi. Họ không biết ông là ai nên không dạ thưa, không cố gắng làm ông hài lòng, không điệu bộ, không kín đáo quan sát đợi ông cau mày là vội dọn thay món khác, không chuẩn bị trước đến lúc này thì thế này và tí nữa thì thế kia... Tất cả thật giản dị như vốn là như vậy. Ông ăn và uống rượu chiết từ một cái can nhựa thật to được mua về cho tất cả mọi người.
Ông hít thật sâu làn không khí mằn mặn của biển, thấy lòng dâng một niềm vui khó tả, và ông thấy hãnh diện khi nhìn thấy ánh mắt mọi người nhìn con trai của mình lúc nói về anh. Chỉ một năm thôi mà anh đã trở thành một trong những người đi biển giỏi nhất làng chài này. Có một đứa con trai đáng mặt nam nhi thật không dễ, ông hiểu sâu sắc điều này.
- Rảnh rỗi ông lại về thăm cháu nhé.
Câu nói và những cái vẫy tay lưu luyến khiến ông xúc động. Ông chợt thấy có lỗi khi lừa dối những con người hồn hậu chân thành như vậy. Nhưng biết làm sao đây? Nhất là khi tất cả đang rất hạnh phúc. Tất cả, đúng vậy! Đêm, nằm trong ngôi biệt thự tiện nghi của mình, ông chợt nhớ ra các món cá hơi mặn, dân chài thường ăn mặn. Bác sĩ nói quả thận của ông sẽ gặp phiền toái nếu ông ăn mặn, nhưng tại sao lúc đó ông không hề thấy đau nhức như lẽ ra? Làm sao mà ông đã ăn hết tất cả một cách ngon lành?

 

Cho đến một ngày... bé Bi vòng đôi tay nhỏ xíu qua cổ ông, miệng bập bẹ gọi “Ông ội ơi...” thì ông nhận ra mình đến đây không chỉ vì chàng trai, không phải vì trách nhiệm tình cờ số phận sắp đặt. Ông đến đây vì bản thân mình muốn. Mỗi lần chìa má cho bé Bi hôn, ông thấy lòng trào lên niềm xúc động lạ lùng. Bước chập chững vấp vào ngưỡng cửa, bé òa khóc giơ hai tay về phía ông tin cậy.
Ông muốn cho bé tất cả những tiện nghi mà cháu nội của ông được hưởng nhưng rồi ông không dám mang tới làng chài gì khác ngoài túi bánh qui, cái khăn len, hộp sữa...
Ông sợ. Phải, ông sợ...
Nếu biết ông là tỷ phú thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một khoảng cách mênh mông đẩy những con người hồn hậu của làng chài ra xa tít tắp, mình ông cô đơn bên này với bao quy tắc, có qui tắc ông phải chấp nhận và có quy tắc do chính ông đề ra. Hơn vậy nữa, họ sẽ biết những đứa con của ông là như thế nào. Và... sẽ giống như những nơi ngày ngày ông đi qua, rập khuôn những lời nói, những kiểu dáng cung kính và những tính toán lợi lộc. Tệ nhất là con trai và con dâu của ông sẽ thay đổi, tiền bạc và quyền hành sẽ làm biến đổi tất cả, ông quá rõ như vậy.
Không, để có những phút giây êm đềm ở làng chài này, để có gia đình êm ấm này, ông vẫn hãy là ông nội thôi. Ông cảm thấy bứt rứt trước những món quà đẹp muốn cho bé Bi mà đành phải thôi. Nhìn bé chơi với những viên sỏi, những vỏ ốc, những cái nắp hộp bằng thiếc... ông quyết định khi bé đến tuổi đi học sẽ nói thật và đưa bé vào một trường danh tiếng nhất.

 

Chưa kịp thực hiện thì ông ngã bệnh. Nguy kịch đến nỗi báo chí và truyền hình ngày nào cũng đưa tin và tung ra những dự đoán cho tương lai của cơ nghiệp mà ông dày công xây đắp.
Quanh ông là những hàng rào người: bảo vệ, các cộng sự, bác sĩ, luật sư, phóng viên, những kẻ thừa kế hàng thứ nhất, họ hàng xa, họ hàng gần...
Giờ khắc tỉnh táo hiếm hoi, ông bình tĩnh truyền đạt những gì cần thiết và điều cuối cùng là gọi gia đình nhỏ của làng chài. Lệnh ban ra xong, ông cầu trời cho cuộc sống của mình đừng kết thúc trước khi kịp gặp. Nhưng ông không phải đợi một giây nào cả. Ngay lập tức họ xuất hiện trên ngưỡng cửa. Nghĩa là họ đã ở cạnh ông từ lâu lắm rồi. Làm cách nào vào được ngôi biệt thự của ông trong giờ khắc này? Không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu người ta thiết tha muốn thì luôn có một cách nào đó. Ông thấy lòng ấm áp. Nghĩa là họ đã nhận ra ông! Còn ông thì...
- Các con biết từ bao giờ? - Ông yếu ớt hỏi.
- Ngày đám cưới đã có người nhận ra... bác. Bác nổi tiếng như vậy, đặc biệt như vậy...
- Hãy gọi bằng cha như con vẫn thường.
Ông nói và cảm thấy hạnh phúc. Đúng vậy, hạnh phúc. Và tiếc nuối.
- Cha chưa làm được gì cho các con và bé Bi - Giọng ông chỉ còn là tiếng thầm thì - Nhưng ta có một món quà...
- Cha đã cho con rất nhiều rồi. - Chàng trai nghẹn ngào.
- Ta đã làm gì đâu... - Giọng ông yếu ớt và tràn đầy hối tiếc - Nếu ta biết con nhận ra ta là ai, hẳn ta đã...
- Cha đã cho con một người vợ hiền, cha đã cho con của con những kỷ niệm về ông nội, cha đã cho con một làng chài làm quê nhà... - Chàng trai bật khóc - Cha đã cho con một cuộc đời.
Khuôn mặt người sắp chết ánh lên nét ngỡ ngàng. Ông muốn nói gì đó nhưng không kịp... Chàng trai áp khuôn mặt đầm đìa nước mắt vào lòng bàn tay của người đã thay đổi đời anh từ một tối mùa đông. Sau lưng anh, bé Bi trên tay mẹ mở to đôi mắt tròn xoe, kỷ niệm cuối cùng của bé về ông nội là trên khuôn mặt khép lại xanh xao hé nở nụ cười.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: casau
Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.ly đưa lên
vào ngày: 1 tháng 6 năm 2016

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--