TẬP III - Phần Thứ Sáu - Thái Bình Kiểu Mỹ - 1963
- 10 -

Trong trời tắt nắng đã lâu và ánh sáng phai dần của một buổi tối tháng Tám êm ả, các toà nhà cất bằng đá cẩm thạch đẽo của Đại học Cornell tại Ithaca, New York nhuốm đầy vẻ thiêng liêng cổ kính. Những đầu hồi cao kiểu tân-gôtic chuồi các kẽ nứt mờ mờ ra bên trên sân cỏ có bốn phía được viền rào dậu thẳng tắp, hiệp với tiếng chim âm thầm rền rĩ láy đi láy lại chuẩn bị vào đêm, làm sâu lắng thêm bầu không khí êm đềm tịch mịch của khu đại học trong thời gian nghỉ hè vắng vẻ.
Không gian tĩnh lặng ấy hình như chỉ xao động đôi chút bởi hình dáng đang soãi bước của Joseph Sherman khi anh nhô mình ra khỏi cổng chính của Uris Hall, nơi từ năm 1950 tới nay đã thành trụ sở của Chương trình Đông Nam Á thuộc Phân khoa Nghiên cứu Viễn Đông. Joseph vừa kết thúc buổi hướng dẫn cuộc thảo luận chuyên đề của học kỳ hè. Khi đi ngang những bãi cỏ lốm đốm sáng để tới toà nhà cư xá của phân khoa, trong bước chân anh có điều gì đó bồn chồn ray rứt, như tỏ cho thấy anh không bao giờ có thể hoàn toàn hoà mình vào lối sống bình lặng và trầm tư của thế giới hàn lâm đại học.
Dù tuổi đã ngoài năm mươi, mái tóc vàng hoe của Joseph chỉ hơi điểm bạc. Thân thể gọn ghẽ, hai vai rộng và lưng thẳng, anh vẫn giữ được vóc dáng của một người thuở thanh niên từng là vận động viên. Nhưng nét trầm ngâm quen thuộc với khoé miệng thường mím lại gợi cho thấy những căng thẳng sâu bên dưới bề mặt thể xác cường tráng ấy.
Tới trước lô phòng dành cho mình, hai lông mày của Joseph chợt nhíu lại sâu hơn khi ánh mắt anh rơi trên ấn bản mới nhất của tờ New York Times. Được dàn ngang và trải rộng bốn cột nơi trang đầu với kiểu chữ in đậm dành cho những tin tức rất quan trọng, tiêu đề chính của bản tin ghi rõ:"Khủng Hoảng Tại Nam Việt Nam Sâu Sắc Thêm - Lực Lượng Diệm Tấn Công Chùa Chiền". Anh lật đật cầm tờ báo lên, vừa mở cửa vừa đọc kỹ bản tin.
Vào hẳn bên trong, tâm trí Joseph tạm thời xao lãng bởi một phong thư được người quét dọn để sẵn trên mặt bàn nơi hành lang. Gờ bao thư viền sọc xanh đỏ của loại thư gởi theo đường hàng không. Chữ viết tay và con dấu bưu điện Sài Gòn báo ngay cho anh biết đó là thư của Gary, con trai mình. Ngừng đọc bản tin một chút, đủ mấy giây để nhét phong thư vào túi bên trong áo vét-tông, anh lửng thửng đi vào phòng khách được trang hoàng đặc biệt bằng những đồ đạc phương đông.
Sàn phòng trải thảm Trung Hoa. Vách treo tranh sơn mài khảm xà cừ và các cuộn thư họa xuất xứ từ cố đô Huế. Vài bức bình phong họa tiết con rồng An Nam năm móng, dựng xen kẽ giữa các trường kỷ với những dải gấm thêu kim tuyến từng có thời làm tăng phần vinh dự cho tư thất của các thượng quan nội triều Bắc Kinh. Trong mỗi tủ trà và trên mỗi chiếc bàn sơn mài đều có các nhóm đồ gốm Việt Nam, các bức tượng nhỏ bằng cẩm thạch, các bức tượng bồ tát thiếp vàng và lư hương sơn son. Xếp hàng cuối phòng có nhiều hình nhân bằng sứ, lớn ngang người thật, mắt to đen nhánh, đang khoác lên mình bộ sưu tập y bào cung đình của Đông Dương hoặc Thái Lan màu sắc rực rỡ.
Đứng giữa phòng, cầm tờ báo trên tay, Joseph dường như chỉ khuây khỏa chốc lát với các tác phẩm nghệ thuật từng được anh bỏ nhiều công phu sưu tầm và tuyển chọn trong những năm dài ở Viễn Đông. Theo tin tức của một cơ quan thông tấn đánh đi từ Sài Gòn, ghi ngày 21 tháng Tám, hàng trăm binh sĩ và cảnh sát vũ trang, theo chiến dịch "Nước Lũ", đêm qua đã tràn vào chùa Xá Lợi và hàng trăm chùa chiền Phật giáo khác trên khắp miền nam.
Joseph lắc đầu không tin nổi khi đọc các chi tiết cho biết người ta tin rằng có mấy nhà sư bị sát hại, hàng trăm người bị đẩy vào nhà tù và Tổng Thống Ngô Đình Diệm tuyên bố tình trạng thiết quân luật. Tin điện tường thuật còn cho biết xe tăng và xe thiết giáp đang án ngữ các vị trí giao lộ chính ở Sài Gòn, Huế, và binh sĩ tuần hành khắp các đường phố. Trong một lời tuyên bố chính thức, Ngô Đình Nhu, người em của Tổng Thống Diệm, đã mô tả các nhà sư là "Bọn đỏ đội lốt cà sa vàng", đồng thời cáo giác các thủ lãnh Phật giáo đang âm mưu tổ chức đảo chánh.
Đọc xong bản tin, Joseph lầm bầm nguyền rủa, liệng tờ báo qua một bên. Vì trong phòng đang tối dần, anh bật ngọn đèn có chụp bằng lụa màu ngà rồi rút phong thư của Gary ra khỏi túi áo.
Giống hệt con người mình, chữ viết tay của Gary trên bao thư đều đặn, rõ nét và mang vẻ nhà binh. Những trang thư bên trong được viết bằng bút máy trên giấy có ghi trọng lượng cân theo thư tín hàng không và tiêu đề Khách sạn Caravelle. Joseph ngồi xuống bên ngọn đèn, đọc thư, cân nhắc cẩn thận từng dòng chữ với vẻ bồn chồn lộ rõ trên mặt, như thể các trang thư ấy có thể chứa đựng những thông tin anh nơm nớp lo sợ mắt mình sẽ đọc thấy.
Lá thư bắt đầu bằng ba chữ: "Bố thương mến,
"Thật cũng khá ngạc nhiên cho con khi nhận được thư của bố sau nhiều năm hai bố con mình không viết cho nhau và cũng chẳng nói gì với nhau. Con phải thừa nhận rằng phản ứng đầu tiên của con là 'bối rối' - vì những lý do cho tới nay con vẫn cảm thấy rất nhức nhối khi đi vào chi tiết.
"Trong một hai ngày, con đã thề với mình dứt khoát không trả lời thư bố. Nhưng sau khi đọc lại vài lần, con nghĩ mình bắt đầu nhận ra rằng lý ra con nên vui mừng vì bố đã có lòng lo lắng, viết thư cho con sau những gì con đã phát biểu với bố trong cuộc gặp gỡ lần chót và đầy chua xót giữa hai bố con tại nhà bảo tàng. Đồng thời, con cũng bắt đầu nhận ra rằng thật ngu ngốc nếu con cứ quay lưng với một người am hiểu sâu xa về xứ sở này như bố - đặc biệt khi con bắt đầu cảm thấy mình chẳng thể nào hiểu nổi những cái kỳ cục đang diễn ra lòng vòng ở đây.
"Vì thế, khi được một chuyếnụ Chủ tịch Lâm thời. Trong các anh em có mặt ở đây, đã có một số tuyên thệ trung thành với chúng tôi nhưng còn một số chưa quyết định. Đối với những anh em ấy, tôi muốn nói rằng chúng tôi ra tay hành động hôm nay chỉ nhằm mục đích duy nhất là chấm dứt những tội ác do chính quyền Ngô Đình Diệm đã phạm và chồng chất lâu ngày. Nhất là mới đây, Cố vấn Tối cao Ngô Đình Nhu đã khởi sự bí mật điều đình với Hà Nội. Đó là một sự phản bội lại tất cả những gì đang được chúng ta chiến đấu để bảo vệ và nó là giọt nước bỉ ổi sau cùng làm tràn ly khiến chúng tôi phải cấp bách hành động. Và chúng tôi tin rằng tất cả các anh em ở đây đều có lương tri để cùng tham gia với chúng tôi...
Ngưng mấy giây, Dương Văn Minh chầm chậm đưa mắt nhìn khắp cử tọa với tia mắt đầy ý nghĩa:
- Thưa anh em, lý ra tôi phải báo cho anh em biết ngay từ đầu rằng đề đốc tư lệnh Hải quân đã được nói cho biết về cuộc đảo chánh này trên đường anh ta tới đây với người có võ trang đi tháp tùng. Nhưng vì anh ta không chịu thề từ bỏ sự trung thành với Ngô Đình Diệm nên đã bị những người tháp tùng hành quyết tức khắc và tại chỗ, theo lệnh của tôi. Vào lúc này, các sĩ quan cao cấp khác mà chúng tôi nghi ngờ lòng trung thành của họ, đang bị quản thúc chặt chẽ ngay dưới tầng hầm toà nhà chúng ta đang ngồi đây. Trong số đó có tư lệnh Không quân, các tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù và Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến...
Minh Cồ ngưng lại lần nữa để làm nổi bật câu sắp nói của mình:
-... và đại tá Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng Lực lượng Đặïc biệt.
Tiếng rì rầm kinh ngạc rộ lên khi nghe đề cập tới tên của đại tá Lê Quang Tung. Lực lượng Đặc biệt do Hoa Kỳ trực tiếp tài trợ và huấn luyện vừa bị Tổng Thống Ngô Đình Diệm rút khỏi chiến trường trực diện với Việt Cộng sáu tháng trước đây vì ông càng ngày càng bồn chồn lo lắng. Kể từ lúc đó, các binh sĩ tinh nhuệ ấy được bố trí đơn thuần như một đơn vị bảo vệ Tổng Thống và là lực lượng chủ lực trong cuộc tấn công chùa chiền dạo tháng Tám vừa rồi. Đại tá Lê Quang Tung, người Quảng Trị, là nhân vật chủ chốt trong ba Ủy viên của Quân Ủy Cần Lao Trung ương. Hai người kia là thiếu tướng Tôn Thất Đính, người Thừa Thiên Huế, làm Quân trấn trưởng Sài Gòn kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, và đại tá Đỗ Mậu, người Quảng Bình, Giám đốc Nha An ninh Quân đội, kẻ theo anh em Ngô Đình từ cuối thập niên 1940.
Việc báo tin rằng viên chỉ huy trưởng LLĐB hiện nằm trong tay các thủ lãnh phe đảo chánh đã đóng con dấu tối hậu lên số phận của Tổng Thống và người em của ông ta. Trong khi âm thanh xì xào của các tướng lãnh trong phòng chưa lắng xuống, Minh Cồ đã đưa tay lên, chỉ tới chiếc máy ghi âm đang thầm lặng quay:
- Lúc này, hết thảy anh em có mặt ở đây đều được hiến cho cơ hội để tuyên bố công khai ủng hộ chính nghĩa của chúng ta. Tôi muốn từng tướng lãnh và sĩ quan cao cấp lần lượt bước tới trước mi-crô này. Bằng chính giọng nói của mình, người anh em đó xưng ra rõ ràng danh tánh, cấp bậc, chức vụ và tuyên bố lòng trung thành với cách mạng. Chúng ta sẽ bắt đầu cho phát thanh băng ghi âm này vào xế chiều nay, trên hệ thống các đài phát thanh mà chúng ta vừa chiếm được.
Dương Văn Minh ngừng nói. Bộ mặt tròn trỉnh chân chất của ông hoác ra một nụ cười mời chào:
- Ai là người đầu tiên?
Không chút ngần ngại, tướng Trần Văn Đôn, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, bước lên và nói họ tên của mình vào máy vi âm. Rồi với giọng chậm rải, nhân vật chính của cuộc nổi loạn, ém hơi nói tiếp:
- Tôi thề cống hiến bản thân để lật đổ chế độ Diệm thối nát và cam đoan triệt để trung thành ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng do trung tướng Dương Văn Minh lãnh đạo.
Ông quay về chỗ cũ và ngồi xuống lẹ làng không kém lúc đứng lên. Kế đó, từng người một, các trung tướng, thiếu tướng, đại tá nối tiếp nhau bước lên bục và đưa ra lời tuyên bố tương tự. Guy Sherman cẩn thận ghi tên từng người vào sổ tay của mình. Sau khi họ thề hứa xong, hắn lật đật từ phòng họp đi tới máy điện thoại an toàn đặt trong một văn phòng kế bên. Khi quyền giám đốc phân sở CIA tại Sài Gòn tới ở đầu dây đằng kia, Guy đọc lại cho y nghe danh sách đầy đủ các họ tên và chức vụ của từng người.
Nửa giờ sau, các máy phát thanh trên khắp thủ đô bắt đầu phát ra bản thứ tự điểm danh đầy gay cấn ấy, đúng y theo danh sách được đa số các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp, cả may lẫn rủi, đã công khai ghi danh và cam kết lật đổ chính phủ của họ. Bản liệt kê kiểm điểm dài lê thê và đơn điệu của các giọng nói đích thân ấy được dân chúng Việt Nam lắng nghe và nhận ra rõ ràng. Xen kẽ với các khúc quân hành hùng tráng, nó được phát đi phát lại nhiều lần, nghe vang vang trên thủ đô đang bị dàn thành thế trận, như một bài ca cầu hồn đượïc hợp soạn để chuẩn bị tiễn đưa chế độ Ngô Đình Diệm vào quá vãng.

Truyện TRĂNG HUYẾT Lời Nói Đầu Tập I - Phần I - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP I - Phần II - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP II - Phần III - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - TẬP II - Phần IV - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - - 17 - gày càng càng cảm thấy gắn bó, một cách mạnh mẽ và gần như có tính cách nghĩa vụ. Dường như rừng rú, những cánh đồng lúa bất tận và những người bản xứ khó hiểu đều đang bỏ một loại bùa mê quái dị nào đó một số người trong chúng con. Việc tình nguyện phục vụ thêm một nhiệm kỳ thứ hai không còn là hành động hoàn toàn bất thường, và con không chắc, như lời người ta thường nói, những thửa ruộng kia có bắt đầu quyến rũ con phần nào không. Có lẽ vì càng không thể thăm dò tới nơi tới chốn nên người ta càng cảm thấy sự quyến rũ khác thường của Việt Nam. Nhưng hơn mọi sự khác, bất cứ người Mỹ nào đến cái xứ sở nhỏ bé và đầy khích động này trong thời gian này đều chắc chắn phải kinh hoàng bởi tấn thảm kịch hằng ngày anh ta mắc vào đó - và hình như nó không bao giờ hạ màn. Mỗi sĩ quan con có dịp trò chuyện đều có lối diễn tả riêng của từng người. Người này về kinh nghiệm, người kia về sự đau khổ hãi hùng, và gần như mọi người đều luôn luôn chấp nhận một cách thụ động.
"Đã có điều gì đó xảy ra với con ở Mộc Linh, một cuộc phục kích có lẽ bố đã đọc về nó trên báo. Người sĩ quan QĐVNCH đối tác với con dường như là một thanh niên ngoan cường và tử tế khác thường - ngay trước khi Việt Cộng tấn công chúng con, anh nói rằng anh cực kỳ khinh ghét Cộng Sản vì chúng đã hành hạ chú bác của anh và giết chết bà nội của anh vì 'tội địa chủ', tuy bà đã che giấu hoặc nuôi dưỡng tại đồn điền của bà các lãnh tụ Cộng Sản Hà Nội hiện nay, kể cả 'Bác Hồ', trong rất nhiều năm. Vài phút sau đó, cả hai chân anh trúng mìn bay mất, và sau đó, con khám phá ra Việt Cộng đã bắn một viên đạn vào thái dương bên trái anh như một phát súng ân huệ. Có thể đó là vì anh ấy cùng tuổi và cùng cấp bậc với con, nhưng dù sao đi nữa, chính anh là người đã cá nhân hóa cuộc chiến cho con hiểu, khiến con lại quyết tâm buộc Cộng Sản phải trả giá, bằng một cách nào đó, trong lần kế tiếp chúng con tìm thấy bọn chúng.
"Con thành thật xin lỗi vì đã kết thúc bức thư này với nốt nhạc u buồn như thế nhưng con không muốn đọc xong bức thư bố có cảm tưởng rằng cuộc chiến này khá tẻ nhạt. Con nghĩ rằng đó cũng chính là cái khiến cho con muốn viết - trong khi suy nghĩ, nếu con để nó lâu thêm nữa, có thể con sẽ không bao giờ viết ra. Vậy bố ạ, con xin nói rằng con rất vui về các lá thư của bố và con sẽ ráng viết trả lời. Xin Chúa phù hộ cho bố nếu bố muốn viết thư cho con lần nữa. Nay đã tới lúc một hai ly bia lạnh trong quán cà phê trên vĩa hè đầy bóng mát đang mời gọi con, vậy con ngừng bút ở đây.
"Con thân yêu của bố,
Gary".
Thả bàn tay đang cầm bức thư rơi thỏng xuống đùi, Joseph đưa mắt trống rỗng nhìn vào vũng tối bên kia vòng tròn ánh sáng toả ra từ ngọn đèn. Trong một chốc, bắp thịt trên mặt anh săn cứng dường như đang chịu một cơn đau. Kế đó, vẻ mặt dịu lại và anh nhắm mắt, dựa lưng vào thành trường kỷ.
Vẳng tới tai Joseph tiếng cửa trước mở ra rồi khép lại. Tiếp đó, có tiếng bước chân nhè nhẹ ngoài hành lang nhưng anh không quay mặt nhìn ra hoặc nhớm người. Khoảnh khắc sau, hình dáng lờ mờ của một thiếu nữ Á Đông với mái tóc đen mượt mà xoả xuống ngang lưng xuất hiện nơi ngưỡng cửa. Vì ban đêm trời nóng nên nàng mặc quần ngắn, áo thun sát nách và chân không mang vớ, đi bằng đôi xăng-đan buộc dây da.
- Joseph ơi, anh không việc gì chứ?
Giọng lo âu của người nữ ấy làm Joseph mở mắt. Khi nàng vội vã băng qua phòng bước về phía anh, hai đùi trần lóng lánh màu hổ phách ngời lên dưới ánh đèn mờ đục. Nàng đứng lại bên trường kỷ, đặt tay lên vai Joseph dò hỏi. Vầng trán mịn màng của nàng cau lại với vẻ lo lắng:
- Anh yên lặng quá và nhà sao vắng vẻ quá!
Giọng nhỏ dần rồi im hẳn. Nàng nhìn xuống bức thư anh vẫn cầm trong tay:
- Có phải người đưa thư mang tới tin tức gì không vui?
Joseph lắc đầu, bỏ bức thư qua một bên rồi đứng lên:
- Không. Emerald ạ, anh không sao. Chỉ là thư của Gary, con trai anh, gởi từ Việt Nam.
- Thế thì em tới đây không uổng công.
Emerald Bích Ngọc vừa nói vừa nghiêng đầu mỉm cười. Đứng bên Joseph, nàng có vẻ nhỏ nhắn như một cô bé, đầu chỉ cao ngang ngực anh. Nàng đưa ra xấp bản thảo giấu sẵn sau lưng:
- Đây là chương thứ mười một của cái mà em hy vọng sau cùng giáo sư Sherman sẽ kết luận là một luận án tiến sĩ xuất sắc về "Loạn Thái Bình Thiên Quốc". Em đem theo đây để xin lời nhận xét của anh.
Giọng Mỹ miền tây của Emerald không chứa chút dấu vết nào cho thấy tổ tiên của nàng là người Hoa. Nhưng trong phong thái cũng như kiểu nói nhã nhặn thùy mị ấy rõ ràng có mang tính Á Đông. Và Joseph buộc lòng phải mở miệng cười khi cầm xấp giấy từ tay nàng.
Dịu dàng vùi mặt vào ngực áo Joseph, Emerald choàng đôi cánh tay trần quanh hông anh:
- Joseph ạ, anh nên mỉm cười nhiều hơn một chút. Em thấy anh nghiêm nghị quá và xa cách quá, có vẻ suốt đời mình anh chưa lần nào có hạnh phúc.
Trong một hai giây, Joseph nhìn xuống tập bản thảo. Rồi với một nụ cười như xin lỗi, anh đặt nó xuống mặt chiếc kỷ trà sơn son:
- Emerald, anh xin lỗi. Để nó đây anh đọc sau. Lúc này anh chẳng thể nào tập trung đầu óc. Đã bảy năm, bức thư đó là những lời đầu tiên con trai lớn của anh nói với anh - có lẽ nó làm cho tâm trí anh khó có thể để ý tới điều gì khác.
Cất mái tóc đen tuyền khỏi ngực Joseph, Emerald cầm tay anh, kéo anh cùng ngồi xuống với mình trên trường kỷ:
- Có phải lá thư đó làm anh cảm thấy rất buồn? Anh có muốn kể chuyện đó cho em nghe không?
Joseph ngồi tần ngần và đăm chiêu nhìn lá thư. Emerald dịu dàng thúc giục:
- Anh chưa lần nào kể cho em nghe về Gary hoặc cậu con trai kia của anh. Joseph ạ, có phải cả hai anh em đều rất giống anh?
Giọng Joseph nặng trĩu vẻ cam chịu. Anh nói, mắt không nhìn Emerald:
- Anh chưa bao giờ nói tới Gary vì nó hai mươi lăm tuổi - cùng tuổi em.
Emerald thì thầm:
- Nhưng cái đó có quan trọng gì đâu. Tuổi tác của anh đâu có làm thay đổi cách em cảm thấy về anh. Nếu chuyện Gary đối với anh quan trọng thì anh cứ nói cho em nghe.
Joseph nói, giọng trầm hẳn:
- Anh thường cảm thấy vô cùng khó khăn mỗi khi nhắc tới hai đứa con trai vì anh nhận thấy mình chịu hầu hết trách nhiệm về tình trạng oán hận nhau thậm tệ giữa ba cha con anh. Ngay cả trong thời gian chúng lớn lên bên anh, anh cũng không dành nhiều thời giờ cho chúng vì anh bận đi đây đi đó khắp Á Đông. Chúng về lại Mỹ rồi đi học tại đây. Còn anh dường như để hết tâm trí vào công việc hơn là gia đình. Kế đó anh rời bỏ mẹ của chúng và hoàn toàn biến mất khỏi cuộc đời của hai đứa kể từ lúc chúng chỉ mới mười mấy tuổi. Và đó cũng là thời kỳ chúng bắt đầu có những suy nghĩ và dự phóng cho tương lai. Phải mất tới một hai năm anh mới nhận ra mình quá lơ là và tệ bạc đối với các con. Rồi tới một ngày nọ, anh nhận được thư của mẹ chúng báo tin Gary quyết định vào trường võ bị West Point và Mark bắt đầu suy nghĩ tới chuyện trở thành phi công không lực - và anh thấy máu chạy rần rật lên đầu mình.
- Tại sao lại như vậy?
Joseph khích động, tay xoa xoa khắp mặt:
- Vì đó chính là cái sau chót, cái cực chẳng đã anh muốn hai con trai đi theo. Lúc anh ở tuổi của chúng, cha anh đã cố thuyết phục anh theo đuổi nghiệp nhà binh. Anh phải chống trả quyết liệt mới được đi theo con đường mình tự chọn. Sau khi vợ chồng anh ly dị, mẹ chúng nó nhanh chóng kết hôn với một đại tá hiện dịch tại Ngũ Giác Đài - và bỗng nhiên anh nhận ra rằng ảnh hưởng của ông ấy, hoặc có thể kể cả ảnh hưởng của cha anh, đã thay thế ảnh hưởng của anh.
- Vậy lúc đó phản ứng của anh ra sao?
- Anh viết thư cho cả Gary lẫn Mark, yêu cầu gặp cả hai anh em thật gấp. Mark từ chối thẳng thừng. Cả hai xem việc anh rời bỏ mẹ chúng là khá tồi tệ và Mark hoàn toàn không dung thứ. Cuối cùng Gary đồng ý nói chuyện và nhân một ngày nghỉ cuối tuần, anh bay về Washington gặp nó.
- Rồi như vậy có lấp được phần nào lỗ hổng ấy không?
Joseph lắc đầu thật mạnh:
- Chẳng những không mà còn ngược lại - hai cha con thù nghịch nhau thêm. Cuối cùng, trong một chuyến về thăm nhà bảo tàng của dòng họ, Gary nặng lời đề cập đến vài sự thật chạnh lòng, khiến hễ mỗi lần nhớ lại, anh lại cảm thấy đau buốt.
- Và có phải bức thư hôm nay cũng làm anh cảm thấy bị thương tổn?
Joseph thở dài thêm lần nữa:
- Không hẳn như vậy. Anh đánh liều viết trước cho nó cách đây mấy tháng - sau khi các Phật tử ở Việt Nam bắt đầu làm cho mọi sự ra phức tạp. Nó bị thuyên chuyển qua xứ đó đầu năm nay. Và anh cứ suy nghĩ mãi, rằng trong hoàn cảnh như thế hẳn nó cảm thấy vô cùng hoang mang. Anh chỉ đưa ra vài cái nhìn của anh với hy vọng có thể giúp nó cảm thấy bớt lúng túng - và thành thật mà nói, anh cũng trông mong rằng biết đâu lá thư đó có thể là một đòn bẩy giúp anh có cách ăn nói dễ dàng hơn với nó. Có lúc anh đã tưởng nó không thèm trả lời...
- Nhưng cậu ấy đã trả lời. Như vậy lúc này mọi sự giữa hai cha con anh có khá hơn không?
- Có lẽ khá hơn một chút - nhưng rõ ràng thái độ của nó vẫn còn có khá hạn chế.
- Joseph ạ, để em kiếm cái gì mình uống - anh đang cần khuây khoả.
Bóp bàn tay Joseph rồi tuột xăng-đan, Emerald chạy chân trần vào bếp. Lát sau, anh nghe có tiếng rượu rót róc rách, rồi ánh mắt anh lại rơi trên hàng chữ đầu đề về cuộâc tấn công chùa chiền. Thêm lần nữa, anh cầm tờ báo lên. Khi Emerald quay lại với hai ly rượu martini, Joseph vừa lãng đãng nhắp rượu vừa đọc những tường thuật về các phản ứng choáng váng tại Washington. Và anh hoàn toàn không để ý lúc Emerald mở hai hạt nút áo sơ-mi của anh, bắt đầu đưa tay mơn trớn ngực anh.
Môi lướt trên thùy tai Joseph, Emerald thì thầm:
- Joseph ạ, ngồi tại Cornell này mà lo âu cũng chẳng thay đổi được gì ở phần đất xa xôi bên kia địa cầu. Xin anh tạm thời quên hết chuyện đó. Em nôn nóng suốt ngày chờ được gặp anh - lúc này, mình vô giường nhé!
Miễn cưỡng đặt tờ báo xuống, Joseph uống cạn ly rượu. Emerald giúp anh cởi áo vét-tông và anh để nàng cầm tay dẫn vào phòng ngủ. Khi cả hai đã bỏ hết quần áo, Joseph đặt lưng xuống, duỗi mình trên mặt giường lót bằng gỗ hồng đào. Anh nằm nhìn lên trần nhà trong khi nàng tiếp tục vuốt ve bộ ngực trần của anh. Dần dà cử động của nàng càng lúc càng gấp gáp hơn và các đầu ngón tay bắt đầu mơn trớn hai đùi anh.
Emerald rúc người sát vào anh hơn, thì thầm:
- Joseph ạ, anh có một thân thể trẻ trung hơn anh rất nhiều. Em không hiểu nổi tại sao anh lại bận tâm tới việc Gary cùng tuổi với em.
Cầm bàn tay Joseph kéo xuống giữa hai đùi mình, hơi thở nàng dồn dập:
- Hẳn lúc này Kim Bình Mai nói với chúng ta là không nên lo lắng về đường bay mang điềm gỡ của lũ quạ, đúng không? Một khi Kim Trụ của Thiên Long sẵn sàng nhập Ngọc Đình, có phải cuốn sách khôn ngoan ấy nói rằng chúng ta chớ nên nghĩ tới điều gì khác?
Thở dồn dập, Emerald nâng thân thể nàng lên người của Joseph. Sau cùng, khi anh siết chặt vòng tay quanh Emerald, nàng nhắm mắt và đầy khao khát, cảm ứng theo những chuyển động của anh. Nhưng con sóng đam mê trong Joseph chưa kịp tràn bờ đã rút xuống, và mắt Emerald hé mở, thấy mắt anh đăm đăm nhìn nàng với vẻ xa vắng nguội lạnh:
- Emerald, anh không thể - anh xin lỗi...
Joseph đột ngột nói lời xin lỗi và lăn người sang một bên, kéo mền đắp lên phần dưới cơ thể mình. Emerald hỏi anh, với giọng hờn dỗi ướt nước mắt:
- Joseph, anh làm sao vậy? Đôi khi em có cảm tưởng mắt anh ngó em như thể nhìn xuyên qua người em. Như thể không có em trước mặt anh - như thể anh thật ra chẳng chút nào nhìn em.
Nàng tiếp tục nhìn hai vai trần của Joseph với tia mắt băn khoăn và giận lẫy nhưng - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - TẬP IV - Phần VII - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - - 17 - - 18 - - 19 - - 20 - TẬP IV - Phần VIII - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - TÁI BÚT THAY LỜI BẠT của Hoàng Khởi Phong PHỤ LỤC - TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM Ðài Á Châu Tự Do (RFA) Phỏng vấn Nguyễn Ước Nguyên văn Lời Mở đầu của A. Grey