TẬP II - Phần Thứ Ba - Sông Hương - 1936
- 6 -

Vào buổi sáng bắt đầu cuộc Lễ Tế Trời, Joseph thoạt đầu chỉ cảm thấy có chút lờ mờ quen nào đó trên nét mặt của người Pháp đang nhìn anh với ánh mắt chăm chú và nghi hoặc khi hắn bước vào phòng lễ tân của khách sạn Morin nơi anh trọ. Rồi với sự linh hoạt của ký ức, anh bỗng dưng nhớ tới người lạ lưng khòm anh từng gặp trên đường phố Sài Gòn mười một năm trước, ngay khi vừa chứng kiến cảnh những người tù An Nam kéo xe chở đá thải, chân tay xiềng xích và bị đánh đập tàn tệ. 
Kẻ trong phòng đợi sáng nay cũng có nước da giống y như thế, tựa thứ da khô khan và bệnh hoạn, dính hờ hửng trên khuôn mặt xương xẩu. Đôi mắt vàng khè chìm sâu trong hai hốc mắt u tối. Khi hắn tới gần, Joseph có cảm giác mình ngửi ra cái mùi kéo ngược mình lùi trở lại mười một năm về trước, cũng một mùi xỉn mốc y như thế trong y phục của hắn, để lộ cho thấy hắn là kẻ ghiền á phiện. 
Kế đó, với cảm giác choáng váng thấy rõ, Joseph biết ra mình lầm. Bộ mặt già nua, hư hao cằn cỗi này và cái mùi đó không phải là của gã tây thuộc địa khinh khỉnh từng cao giọng lên lớp Chuck và anh trong một thoáng chiều tà trên đường phố Sài Gòn vào năm 1925, vì kẻ anh hiện thấy tại Huế trước mắt mình lúc này chính là Jacques Devraux.
Người Pháp ấy không hạ ánh mắt dò xét xuống cho tới khi Joseph dừng chân trước mặt hắn. Rồi hắn đưa tay ra và cười như thể xin lỗi: 
- Bỏ qua cho việc tôi đã nhìn anh như thế. Nhưng khi anh vừa bước vô cửa, tôi thấy giống hệt người anh ruột của anh. Trong một lúc tôi cứ tưởng mình nhìn lầm.
Joseph ngần ngại, không muốn có bất cứ sự đụng chạm thân thể nào với người đàn ông đứng trước mặt. Anh đã kỳ vọng một cách vô lý rằng Jacques Devraux vẫn y nguyên như ngày cũ  - để anh còn soi thấy trong hắn một hình ảnh anh hùng và im lặng, ngay mấy ngày đầu mới gặp, đã tự nó ghi khắc sâu đậm vào tâm trí mười lăm tuổi đầy nhạy cảm của anh, đặc biệt trong chuyến dong ngựa đầu tiên vào rừng. 
Dù ý tưởng thấy lại con người ấy thêm lần nữa gây cho Joseph tâm trạng phiền muộn và chua xót nhưng sự sa sút đáng ngạc nhiên trong diện mạo của kẻ từng có thời là người hướng dẫn săn bắn tinh mắt làm nảy sinh và tràn ngập trong anh một cảm giác mới: khinh miệt. Theo sự dồn ép của bản năng, Joseph định phớt lờ cử chỉ chào đón ấy của người Pháp nhưng rốt cuộc quán tính đã thắng. Anh miễn cưỡng chìa bàn tay và nói:
- Việc đó chẳng thành vấn đề. Tôi đã quá quen với chuyện người ta nói tôi giống anh Chuck. Paul cũng nói y như vậy.
Trong không khí im lặng ngượng nghịu tiếp đó, Joseph thấy đôi mắt của Devraux bám lơ lửng trên bộ đồ lặn còn ướt đẩm, quấn trong chiếc khăn tắm anh cặp dưới nách, rồi vờn lên mái tóc chưa khô hẳn của anh: 
- Dù sao Joseph ạ, đó cũng là một trải nghiệm không mấy thích thú. Tôi xin lỗi.
- Chẳng có gì quan trọng. Xin phép cho tôi hỏi, làm thế nào ông biết tôi đang ở Huế.
- Paul đánh điện từ Sàigòn ra cho tôi. Nó bảo tôi rằng anh đang viết một cuốn sách. 
Devraux nói bằng thứ tiếng Anh lơ lớ trước đây nhưng với giọng đều đều chậm chạp như thể lúc này hắn không muốn hao hơi tốn sức. Thỉnh thoảng lời của hắn vấp váp: 
- Paul năn nỉ tôi phải bảo đảm kiếm cho anh một chỗ thuận lợi nhất để xem thật rõ cuộc tế lễ. Hôm qua tôi có để lại đây mấy chữ, nói rằng tôi có thể sắp xếp một chỗ như vậy cho anh. Tôi tin anh đã nhận được.
- Vâng, tôi có thấy nó. Cám ơn ông. 
Tờ giấy đánh máy hôm qua chuyển cho Joseph lúc anh vừa từ lăng Minh Mạng trở về, đại ý ghi rằng: “Chỉ huy trưởng Liêm Phóng Trung kỳ đã chờ anh tối qua và sẽ gọi lại sau bữa ăn sáng nay”. Joseph đã quyết định nếu không thể tránh gặp mặt, anh sẽ cố chỉ giữ vẻ lịch sự, không hơn không kém. 
Bên ngoài khách sạn, đường phố Huế treo đầy cờ long tinh và các biểu ngữ với những câu chúc tụng và loan báo điềm lành, đang nhanh chóng tràn ngập các đám đông dân bản xứ nườm nượp kéo tới để có thể xem cảnh đám rước và chiêm ngưỡng long nhan thấp thoáng của Hoàng đế Bảo Đại. Joseph hoa tay về phía cửa sổ, theo hướng những đoàn người đang đi: 
- Đã khá trễ. Tôi tới đó bằng cách riêng của mình có lẽ tiện hơn; chỉ cần đôi ba phút sửa soạn.
Devraux nhún vai: 
- Xin tùy anh. Nhưng theo lời yêu cầu của Paul, tôi có chuẩn bị phương tiện đặc biệt cho gia đình họ Trần, và thật sung sướng nếu được đưa anh vào chung nhóm với họ. Nếu đi riêng anh chỉ có thể thấy khoảnh khắc rước vua với một chút nghi lễ và quang cảnh vĩ đại ở Ngọ Môn khi nhà vua rời Kinh Thành thôi. Còn nữa, nếu đi một mình qua bên kia sông Hương anh không thể nào theo đám rước quay về bờ nam sông bên này vì trước khi nhà vua qua sông và ngay sau đó, cầu Tràng Tiền bị cấm đi lại suốt hai tiếng đồng hồ. Tôi đã sắp sẵn một chiếc thuyền để đưa gia đình họ Trần và tôi về lại bên này sông. Sau đó, có xe của Sở Liêm Phóng chờ sẵn, chở chúng ta tới quan chiêm ở Nam Giao. Tôi cũng đã dành sẵn chỗ cho anh và gia đình họ Trần bên trong tầng thứ nhất trên tế đàn để đêm nay xem giai đoạn cao điểm của chính lễ.
Joseph chỉ lưỡng lự một giây  - rồi viễn ảnh được gặp lại Lan làm rung chuyển quyết định của anh. Tại Trung Hoa, nghi lễ Tế Trời có từ ba ngàn năm trước và đã không còn được cử hành từ sau cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ ở Bắc Kinh vào năm 1911. Như vậy, Huế là nơi độc nhất trên thế giới còn cử hành lễ tế thái cổ vốn được thừa hưởng từ các hoàng đế Trung Hoa ấy. Dường như chẳng bao lâu nữa chắc chắn truyền thống n riêng các quan chức người Pháp đứng chung quanh Joseph và Lan bắt đầu ngọ nguậy và lập tức cất tiếng trò chuyện xì xào. 
Người thiếu nữ đang cầm chiếc khăn gói kín vòng ngọc quay sang anh nàng, thì thầm:
- Anh Tâm ạ, trước khi bắt đầu các nghi lễ sau cùng em muốn chỉ cho Monsieur Sherman xem cây thông của dòng họ mình nơi Rừng Thông Công trong khuôn viên đàn Nam Giao. Được không anh?
  Tâm hoan hỉ gật đầu. Lan quay qua cười với Joseph: 
- Thật hết sức vinh hạnh cho dòng họ nào được trồng một cây thông trong rừng thiêng Nam Giao  - nó giống như huy hiệu gia tộc do Hoàng đế nước Pháp ban cho một dòng họ vậy.
Lan chỉ về hướng một trong các lò thui bằng củi vừa dùng để chuẩn bị thịt nghé tế lễ. Lúc này, lửa bập bùng như thể sắp tắt nhưng vẫn còn le lói trên hậu cảnh đen thẩm của những hàng thông kế cận: 
- Cây ở đằng kia, anh có muốn tôi chỉ cho xem không?
Josep rạo rực gật đầu rồi sung sướng dò từng bước đi theo Lan trong khi nàng dẫn anh len lỏi qua đám đông vũ công và ca công, lần về phía rừng thiêng. Tới nơi, Lan dừng chân, chỉ vào một thân cây mờ mờ sát bên nàng: 
- Đây là cây thông có đeo thẻ danh tánh dòng họ Trần. Cụ cố của tôi trồng nó vâng ý thánh chỉ khâm ban của Hoàng đế Đồng Khánh... Nhưng... xin anh chờ chút.
Lan ngoái nhìn xem Tâm có ngó theo hai người không rồi vội vàng mở vuông lụa và thấy chiếc vòng ngọc. Khi ngước lên, mắt nàng phản chiếu ánh lửa lấp lánh: 
- Joseph ạ, vòng này trông có vẻ giống với cái của tôi. Anh mua nó lúc nào vậy?
- Tôi không mua. Đó chính là chiếc vòng ngọc của Lan.
Lan đưa vòng ngọc về phía có ánh lửa lò thui. Nàng xem xét thật kỹ những vân huyết dụ long lanh trên nền cẩm thạch màu lý mịn màng, rồi đăm đăm nhìn Joseph với ánh mắt nghi hoặc: 
- Nhưng làm thế nào anh có thể lấy lại nó?
Joseph cười thật tươi:
- Hôm nay, tôi thuê ca-nô của Câu lạc bộ Thể thao Huế và lái chạy ngược sông Hương, lên ngả ba Tuần rồi lẻn vào lăng trước khi trời rạng sáng. Vừa lúc mặt trời mọc, tôi bơi qua hồ, tới đúng phía dưới chiếc cầu ngay chỗ Lan đánh rơi chiếc vòng. Tôi gặp may  - đáy hồ không nhiều bùn và đặc, chỉ lặn năm sáu lần là tay tôi chạm trúng nó.
Lan lúc lắc đầu kinh ngạc:
- Joseph ạ, thật tôi không dám tin anh đã làm một chuyện quá tử tế như thế.
Joseph cầm lên chiếc vòng trong bàn tay Lan và đeo vào cổ tay trái nàng: 
- Tôi rất sung sướng khi được góp phần làm cho Lan mỉm cười trở lại.
Lan đưa cườm tay ra xa, ngắm nghía vòng ngọc. Nàng xoay rất nhẹ chiếc vòng và trên môi tự nhiên toả sáng nụ cười hạnh phúc:
  - Joseph ạ, em không biết phải cám ơn anh bao nhiêu lần và trong bao nhiêu lâu mới đủ. Hình như mỗi lần em gặp chuyện không may đều có anh xuất hiện và em được cứu. Lần đầu tiên tại dinh thống đốc Nam kỳ rồi tới trận đấu quần vợt ở Sài Gòn và bây giờ tại Huế.
Thêm lần nữa Joseph cảm thấy bồi hồi, lòng rưng rưng se thắt như hôm qua khi nghe nàng thầm thì năn nỉ. Đột nhiên anh nắm tay nàng:
- Lan ạ, anh làm như vậy chỉ vì anh yêu em. Anh yêu em rất nhiều. Anh biết anh bắt đầu yêu em lúc thấy em lặng yên quì gối khấn vái trong lăng Minh Mạng... Em thuần khiết quá, rất chân thật, thiện hảo và đẹp tuyệt vời. Anh muốn lúc nào cũng được ở bên em... để cùng săn sóc và bảo vệ nhau. Chẳng bao giờ anh muốn chúng mình xa nhau. 
Những lời ấy từ đáy lòng Joseph trào lên ấp úng nhưng dồn đẩy nhau cơ hồ thành một dòng nước chảy xiết. Bỗng dưng Joseph lại sợ Lan cảm thấy nỗi đam mê của anh làm tổn thương nàng nhưng rồi anh kinh ngạc thấy Lan im lặng. Joseph tưởng chừng nhận ra Lan đang rùng mình như chớm lạnh. Rồi nàng dịu dàng rút bàn tay ra khỏi lòng tay anh, chúi người tới trước, tay ôm ngực, tay tì vào thân cây thông như để giữ cho mình đứng vững. Kế đó, Lan đưa cườm tay lên day day lông mày với vẻ khổ sở và nói trong hơi thở:
- Joseph ạ, em cảm thấy chóng mặt và tức ngực. Có lẽ tại khói và mùi nhang...
Joseph nắm cánh tay nàng, mặt đăm chiêu lo lắng: 
- Tại sao chúng ta không đi ra thở chút không khí trong lành nơi con đường bên ngoài.
Lan lặng lẽ gật đầu. Cả hai cùng đi về phía cửa nam đang mở sẵn để chờ đón ân phúc trên Thiên đình tuôn xuống.
Vào lúc Joseph và Lan bước ra con đường nhỏ hai bên mượt mà cỏ cây dẫn xuống sông Hương, Jacques Devraux cũng lần thứ hai bước xuống hầm nhà ẩm ướt dưới bản doanh Sở Liêm Phóng ở mạn đông thành phố, cách đàn Nam Giao gần ba cây số.
Trên vách hầm quét vôi trắng bong vửa lâu năm, vẫn còn loang lổ vết tay cào bấu lên vách, xước thành từng vệt lấm tấm màu thâm đen lâu năm của máu bầm và màu lục của rêu xanh. Mới đặt chân vào Devraux bất giác nhăn mũi tỏ vẻ kinh tởm mùi mồ hôi chua nồng quyện với mùi nước tiểu tởm lợm lâu ngày và hơi đất ngai ngái thấm đẫm không khí.
Nhà hầm gần mé sông, sát bên Đập Đá, nên sàn xi-măng nứt nẻ và không bao giờ khô ráo, lúc nào cũng sền sệt những vũng nước sóng sánh dưới ánh sáng của một ngọn điện duy nhất không có chụp đèn. Một cây xà gỗ xuyên ngang hai bức vách và sát trần hầm, trên đó đang treo ngược hai gót chân của Đồng, trói bằng dây gai sần sùi.  Hai ống quyển của Đồng sưng bầm vết roi, hai tay bị cột quặt ngược ra sau lưng, đầu và vai chà sát sàn nhà, chịu được phần nào sức nặng của thân thể gầy ốm và dài ngoằng. Nhưng cứ mỗi lần gã cai tù chà-và lai quật cây đoản côn bằng mây lớn như cây ba-toong vào hai bàn chân đẫm máu và sưng vù của Đồng, thân thể anh lại rúng động, oằn người co giật quằn quại làm đầu anh nẩy lên đập xuống mặt sàn kêu bình bịch.
Devraux cởi áo vét để lại trong phòng làm việc ở tầng trên nhưng vẫn mang trên mình chiếc quần màu trắng của bộ vét-tông hắn mặc lúc xem đám rước nhà vua rời Kinh Thành sáng nay. Còn cách người tù đôi ba thước, hắn đứng lại. Kinh nghiệm dạy cho hắn rằng với khoảng cách đó, người hắn không bị máu vọt trúng. 
Vẻ mặt cứng trửng và cằn cổi của Devraux không để lộ dấu hiệu xúc động nào mỗi khi thấy cây đoản côn của gã lai hoa lên quật xuống. Nhưng tới cú nện thứ mười hai, hắn bước tới, vỗ vỗ cánh tay tên chà-và, ra hiệu ngưng lại. Lập tức những tiếng thét đau đớn của Đồng lắng xuống thành tiếng rên rỉ liên tục. Khi Devraux đi vòng tới bên người bị tra tấn, Đồng mở mắt ngóc đầu ngó lên mặt hắn. Devraux vung mũi giày nhọn lên quạt một cú đá tạt ngang quất trúng cạnh sườn của Đồng:
- Mầy là ai? Ai sai mầy? Bọn cộng sản phải không?
Vết thương trên vai Đồng do chiếc Citroešn gây ra khi húc trúng sáng nay chỉ được băng bó sơ sài, lúc này cú đá lại làm nó bị động, hoác miệng, ứa máu loang ra ngoài lớp vải băng. Mắt Devraux nhìn không chút xót thương thân thể bị trói và treo ngược của Đồng rồi đá mạnh hơn nữa vào mạng mỡ anh: 
- Bọn đồng lõa với mầy là ai?
Đồng cắn răng, ngậm miệng, như anh đã ngậm miệng suốt mười bốn giờ qua. Thình lình người Pháp mất kiên nhẫn, bước tới gần Đồng, lặp lại mấy câu hỏi đó với giọng hăm dọa hơn. Nhưng thay cho câu trả lời, người vừa bị Devraux đá lạng đầu qua một bên, nhổ toẹt một bãi nước bọt lốm đốm máu lên chiếc quần trắng tinh của hắn.
Viên chỉ huy Sở Liêm Phóng đứng yên không nói. Trong một lúc lâu hắn ngó chăm bẳm kẻ láo xược đang vặn vẹo chầm chậm đầu sợi dây treo. Kế đó hắn quay sang nói với gã lai bằng giọng nguội ngắt: 
- Bây giờ cho nó tí nước.
Gã lai nới đầu dây treo rồi kéo thật căng, rút hai gót chân Đồng lên sát xà gỗ hơn. Sau khi gút thật chặt, gã đi lấy thau nước và một miếng giẻ lớn ướt sủng, để sẵn trên chiếc bàn cuối góc hầm. Xách nước và giẻ tới, gã quì xuống sát bên người bị tra khảo. Gã nhúng giẻ vô thau nước rồi lấy ra, đưa giẻ vô mặt Đồng, trám lên miệng anh rồi đè thật chặt để ép nước trong giẻ ra. Nước giẻ chảy như suối vào hai lỗ mũi lộn ngược của Đồng. 
Cử động của gã lai nhanh nhẹn, thành thạo. Một tay đè chặt trên mặt, một tay túm gáy người An Nam kềm cứng. Trong khi đó Đồng ngộp thở vùng vẫy quằn quại trên sợi dây treo. Sau hai lần trấn nước như thế gã lai lặp lại câu hỏi nhưng Đồng vẫn nín thinh. Devraux thản nhiên ra lệnh:
- Cho nó thêm tí nước nữa.
Gã tra tấn len lét nhìn cấp trên và nói:
- Em nghĩ là nó không chịu khai đâu. Chắc nó thà bị chết đuối.
Devraux trả lời với giọng uể oải:
- Không thằng nào không chịu khai. Tao từng thấy cả trăm đứa không hé răng cho tới khi bị trấn nước như thế. Cho nó thêm tí nước.
Người Pháp đứng xem thêm một lúc rồi sốt ruột ngó đồng hồ, hắn nói giọng cáu kỉnh:
- Tao phải đi dự tiệc có chiêu đãi rượu sâm-banh của quan Toàn quyền ở Nam Giao. Khi về lại đây, tao sẽ thẩm vấn nó nữa. Nhớ chỉ việc trấn nước nó thôi.
Lúc Devraux lật đật bước lên các bậc cấp hầm nhà hắn nghe tiếng nước vỗ trong thau khi gã lai nhúng miếng giẻ. Chỉ chớp mắt sau, Đồng lại bắt đầu ngộp thở.
Những chiếc đèn lồng treo nơi cành cây phía trên các hương án bên đường rọi những vệt bóng nhảy múa khi mờ khi tỏ trên mặt Joseph và Lan lúc cả hai khoan thai đi về phía bờ sông trong trời đêm dìu dịu và thơm ngát. Sắp tới mé nước Bến Ngự, Lan dừng bước bên một hương án, đưa tay chỉ hai chữ nho màu vàng trên một vuông vải viền lụa. Nàng thì thầm:
- Vạn Tuế! Joseph ạ, chẳng biết đức vua có thật sự sống khang an được tới mười ngàn năm không nhưng dù sao đây cũng là một lời chúc tụng tuyệt đẹp, phải không anh?
Đi sát bên Lan trong bóng đêm ngan ngát hương trầm, Joseph đáp lại:
- Mình cũng có thể tiếp nhận mỹ ý ấy. Đêm nay, anh có cảm tưởng như thể chúng mình sống tới một vạn năm.
Đưa tay chạm nhẹ cây thông mọc bên hương án, mắt Lan long lanh: 
- Anh biết không, thông là loại cây tượng trưng cho trường cửu.
Joseph cũng sờ tay vào thân cây đó: 
- Vậy đêm nay anh cầu mong cho chúng mình có chung một cuộc sống hạnh phúc và bền vững.
Hai người nhìn nhau và cười vào mắt nhau. Joseph sung sướng thấy trong đôi mắt Lan long lanh ánh rạo rực, một biểu lộ quá đổi mật thiết, như có ý bày tỏ rõ ràng với anh rằng nàng cũng đang rung cảm mãnh liệt trước vẻ ngây ngất của đêm. Trong trời đêm tĩnh mịch từng chuỗi âm thanh trong trẻo của những chiếc chuông bằng bạc từ tầng Thanh Đàn trên cùng ngân tới chỗ hai người đang đứng. Joseph ngước mặt lên nghe và nói dịu dàng: 
- Lan ạ, lại bắt đầu các nghi lễ. Vậy lúc này mình có quay về tế đàn không?
Lan nghiêng đầu lắng nghe trong một lúc rồi nàng khẻ nhún vai và nhíu mày: 
- Người ta đang chôn lông và huyết của con nghé tế phẩm. Được khỏi thấy việc đó là em sung sướng rồi. Vẫn còn phải làm vài loại nghi lễ nữa trước khi đức vua bắt đầu cử hành Chính Tế.
Hai người rẽ qua một con đường lớn ra tới bờ sông Hương, và bước chầm chậm bên hàng phượng. Lan nhắm mắt ngửa mặt đón gió từ sông nước thổi lên vờn nhẹ đôi má: 
- Joseph ạ, lúc này trời dịu hơn. Và dòng sông đẹp tuyệt vời. Có phải trong không khí nơi đây đang có điều gì đó quá đổi huyền diệu?
Joseph gật đầu rất hạnh phúc: 
- Thanh long và bạch hổ rõ ràng đang hoà hợp nhau trong đêm nay. 
Joseph nhìn xuống và thấy Lan đang ngước mắt nhìn lên anh với nụ cười đầm ấm không ngờ. Xa cách mọi cấm kỵ và không còn chút ngại ngùng nào, nàng đi sát vào người anh hơn và anh đưa tay quàng lên đôi vai mảnh mai của nàng.
Đò đậu ven bờ thành từng cụm nhỏ. Một số treo đèn lồng hình bánh ú tù mù, soi le lói khoang đò chật hẹp. Bên trong sàn đò lót gỗ nụ màu nâu phơn phớt đỏ và giữa sàn có trải chiếu hoa. Có mấy con đò đậu khuất trong chỗ tối. Mũi Joseph nhăn lại khi ngửi ra một mùi thơm vừa ngai ngái vừa ngòn ngọt lãng đãng quyện với hương cỏ cây. Một chủ đò lí nhí nói điều gì đó bằng tiếng bản xứ khi Joseph và Lan đi ngang. Lan cười ngượng nghịu.
- Anh ta nói gì vậy Lan?
- Anh ta hỏi không biết monsieur có muốn hút một hai điếu thuốc phiện trong khi chờ nghe tiếp nghi lễ không. Anh ta nói monsieur có thể thuê đò của anh ta, rất sạch sẽ. Chỉ năm cắc thôi.
Joseph cười. Rồi anh đứng lại, chạy lui nói chuyện bằng tay với chủ đò và hai bên trao đổi tiền lẻ. Khi quay lại bên Lan, Joseph hớn hở hoác miệng ra cười, vừa nói vừa dang tay: 
- Lan này, em có muốn một chuyến dạo mát trên sông không? Dứt khoát không đụng tới á phiện. Anh hứa.
Mặt Lan ám bóng mây ngại ngùng: 
- Joseph ạ, em một mình đi thuyền với anh trên sông thật không hợp thể giá chút nào. Thật ra, việc đó chẳng trở ngại gì nếu có anh Tâm cùng ở đây với mình.
Joseph cầm tay Lan, nhìn vào mắt nàng và cười:
- Chỉ vài phút thôi. Trước khi chúng ta quay về Nam Giao. Biết đâu gió nhẹ trên sông sẽ thổi tan những tơ nhện hương khói đang giăng lưới trong đầu em.
Nàng cười tần ngần: 
- Thôi được, vì anh là khách ghé Huế nên em phải đóng vai nữ chủ nhân hiếu khách. Mình chỉ đi thuyền một lát thôi nhé.
Lan để cho Joseph đỡ nàng xuống đò. Anh chờ nàng vào ngồi yên trong khoang rồi bước ra sau lái. Người chủ đò sung sướng cười tươi rói khi Joseph nhét thêm tờ năm đồng vào tay anh ta, và phụ anh ta chống đò ra xa bờ. 
Không thấy Joseph quay vào khoang, Lan ngoảnh đầu nhìn lui. Thấy anh đang đứng sau lái, mặt nàng bỗng lộ vẻ hoảng hốt:
- Joseph anh đang làm gì vậy? Anh có từng một mình chèo thuyền chưa?
Joseph vừa cởi áo vét vừa sung sướng cười lớn. Tiếng cười anh rền theo sóng nước: 
- Chưa  - nhưng có vẻ như không đáng sợ lắm. Anh đang để ý xem người ta chèo và anh thèm muốn chết được chính tay mình chèo thử, để chở em đi. Có lẽ chẳng khó lắm đâu. 
Kế đó, Joseph cạy mái chèo cho con đò dài xoay sang trái, mũi hướng về nam. Và đò chuyển mình: 
- Đó! Thấy chưa!
Tiếng cười tự tin của Joseph làm Lan an tâm. Nàng dời người ra mé sau khoang, ngồi xuống chiếu, mặt nhìn thẳng mặt Joseph. Người Joseph nghiêng nghiêng in bóng trên bầu trời đầy sao, tay anh khoan thai đưa mái chèo càng lúc càng nhịp nhàng. Lan lặng yên ngắm Joseph, lòng kinh ngạc trước vẻ uyển chuyển và cường tráng của anh. Trong mấy phút, Joseph chèo đò ngược dòng sông và đò lướt đi êm đềm dưới mấy hàng liễu bên bờ đang nghiêng mình soi bóng nước. Khi con sông uốn mình theo một vòng cung mềm mại về hướng đông nam, Joseph chỉ tay vào đất liền: 
- Lan nhìn kìa, em có thấy nơi phương nam ánh sáng đang ngời lên từ Thanh Đàn không? 
Joseph nao nức đưa tay nắm tơ tóc của một cành liễu rũ, níu cho thuyền dừng lại. Lan rời khoang, ra đứng bên anh, nhìn theo ngón tay thon dài và lấp lánh sáng của anh chỉ tới bầu trời phương nam. Có tiếng chiêng nghe như văng vẳng bên tai hòa cùng tiếng trống tiếng kèn xa xa vọng tới. Lan nói theo âm thanh xôn xao của đoàn nữ ca đang lướt trên tiếng nhạc và vang lên hân hoan: 
- Người ta đang hát “Triệu Thành Chi Chương”: Khúc ca báo điềm lành.
Chung quanh hai người liễu dương xào xạc thì thầm trong gió nhẹ. Joseph nói chẳng đành lòng:
- Anh nghĩ đã tới lúc chúng ta quay về.
Lan không trả lời. Joseph nhìn xuống. Anh thấy khuôn mặt đẹp tuyệt vời của nàng khi rõ nét khi mờ ảo dưới ánh sáng của muôn ngàn ngôi sao, dường như chưa kịp tan loảng đã tái hiện và chập chờn không ngừng giữa trập trùng tơ liễu. Từ đàn Nam Giao xa xa, tiếng đoàn nữ ca lại nỉ non cất lên một khúc hát nữa. Lan mơ màng thì thầm:
- Đó là “Mỹ Thành Chi Chương”: Khúc ca tuyệt vời. Đang tiến dâng ngọc và lụa.
Con thuyền đong đưa êm đềm theo nhịp sóng. Joseph nhẹ nhàng vòng tay qua vai Lan để giữ cho nàng thăng bằng. Anh cũng thì thầm:
- Chúng ta phải đi ngay nếu muốn nhìn cao điểm của cuộc tế.
Vừa nói xong, Joseph giật mình sửng sốt khi thấy Lan quay lại nhìn anh và đặt bàn tay nàng lên bàn tay anh đang níu cành dương liễu. Tiếng Lan thật êm: 
- Joseph ạ, từ chỗ này chúng ta vẫn có thể theo dõi nghi lễ thiêng liêng ấy. Những vị thần của dòng sông tuyệt đẹp này dường như cũng đang tiếp thụ cuộc tiến dâng đó.
Trong một lúc Joseph chỉ biết đứng yên đăm đăm ngắm khuôn mặt nàng mờ mờ khuất trong bóng tối. Rồi anh lẹ làng quấn sợi dây thuyền quanh gốc liễu: 
- Được, nếu chắc chắn đó là ý muốn của em.
- Chúng ta có thể nghe không sót một tiếng nhạc lời ca nào. Em biết rõ toàn bộ nghi lễ ấy. Để em cắt nghĩa cho anh.
Khi Joseph nâng bàn tay Lan và hôn lên từng ngón, nàng im lặng để yên. Môi anh nồng ấm chạm nhẹ vào làn da nàng làm nàng có cảm tưởng linh hồn đang chảy tan trong lòng mình. Toàn thân nàng run rẩy một nỗi niềm bơ vơ và ngọt ngào. Nàng thèm được cảm giác sức mạnh đôi cánh tay anh vòng quanh người nàng, thèm được vùi mặt vào ngực anh. Anh vừa thì thầm vừa kéo nàng vào lòng mình:
- Lan ạ, anh yêu em, anh yêu em. Em có cảm thấy như vậy không?
Ban đầu anh tự hỏi không biết có phải mình đang có ảo giác bởi nhịp chuyển động êm đềm của con thuyền hiệp với ánh sao khi mờ khi tỏ hòa cùng những cành liễu đong đưa. Nhưng sau đó không còn nghi ngờ gì nữa. Dù không bày tỏ một lời, rõ ràng nàng đang nhè nhẹ gật đầu như một cử chỉ hiệp ý và ngất ngây.
Bên trong màn trướng tầng Thanh Đàn cao nhất, không khí nóng lên dần. Khói trầm hương sực nức, tràn ngập rồi bồng bềnh trong ánh sáng ngvai, quay mặt qua chỗ khác: 
- Joseph ạ, thời đại đang thay đổi. Sớm muộn gì mọi sự cũng thay đổi.
Joseph nói sôi nổi:
- Ông có biết rằng suốt mấy ngàn năm nay, sức mạnh của Lễ Tế Trời mang tới cho dân tộc này ý nghĩa của sự sống. Đối với họ, trong cuộc sinh tồn, Trời luôn luôn là cha và Đất lúc nào cũng là mẹ. Họ bao giờ cũng tin tưởng rằng ân phúc của những thần linh vĩ đại cai quản vũ trụ có thể được ban xuống cho họ qua công đức của hoàng đế và các tiên vương  - đó là lý do khiến nhà vua phải được nhìn như một nhân vật thần bí và tách biệt khi ông ấy cứ ba năm một lần làm chủ tế tiến dâng các lễ vật thiêng liêng. Nếu nước Pháp làm cho niềm tin ấy bị lâm nguy bằng cách giữ đức vua của họ ở Paris suốt một nửa cuộc đời thanh xuân của ông ấy, theo tôi, thật khó có thể hãnh diện về một việc làm như thế.
Devraux cảm thấy càng lúc càng giận Joseph nhưng vẫn thêm lần nữa mỉm cười: 
- Có thể anh có lý. Nhưng bản thân nhà vua hình như không phản đối việc đó. Tôi nghi ngờ rằng vào giờ này hẳn ông ta thích ngồi đánh xì dách hoặc chơi xì phé hơn. Ông rất yêu chuộng các lá bài  - và ông cũng là một thanh niên hai mươi bốn tuổi đánh gôn rất cừ. Ông phóng quanh đồi núi vùng này trên chiếc xe thể thao đắt tiền của Pháp, mặc áo thun quần soóc và cố gắng vượt lên trên Huế.
Devraux hoa tay như muốn chỉ vòng qua tường thành cao sáu thước, nói với giọng dung tục:
- Hình như ông ta muốn tìm cách quên lãng một điều gì đó. Vì cũng như các thâm cung đầy bí sự của bậc vua chúa, trong tôn nhân phủ người ta rỉ tai nhau rằng tiên vương Khải Định không có khả năng “đi lại” với phụ nữ nên Bảo Đại là đứa con gây giống của một hoàng thân chữ Hường, thứ bậc cách hai đời trưởng thượng so với Khải Định vốn thuộc hàng chữ Bửu. Có lần gã hoàng thân chữ Hường ấy say rượu, đòi nhập cung thăm con, bị thị vệ chận lại, đuổi về. Người ta còn bảo tên thật của đức vua lý ra phải là Ưng Thụy...
Cảm thấy bừng giận vì lối nói của Devraux, Joseph cắt ngang:
- Thì ra gia phả hoàng tộc cũng thuộc tầm nghiên cứu đặc biệt của Nha Liêm Phóng! Nhưng thâm cung bí sử không là chuyện độc quyền của các dân tộc phương đông. Theo chỗ tôi biết, ở bất cứ nước nào và bất cứ thời nào, thần dân không bao giờ xem hoàng đế, hoàng gia và hoàng tộc là những kiểu mẩu đạo đức. Họ cần đấng quân vương như một biểu tượng công đức, một giá trị truyền thống, một kênh giao tiếp với đất trời và tượng trưng cho sự ổn định của quốc gia để họ yên tâm sinh hoạt. Giả dụ điều ông vừa nói là chính xác, tôi thấy, đó không phải là điều gây hổ thẹn cho cá nhân đức vua, ngược lại, nó còn cho thấy vị quốc chủ An Nam này quả thật rất bất hạnh.
 Devraux nín lặng. Hắn chạm nhẹ cánh tay Joseph, có ý bảo rẽ đường vào cổng thành, rồi dịu giọng: 
- Kể cũng đáng thương thật nếu nhìn theo con mắt người cha. Bảy tuổi bị phụ vương bắt sang làm con nuôi của Khâm sứ, có lẽ như một cách ủy thác tín vật nhằm củng cố ngai vàng. Chín tuổi phải sang ở xứ người, gọi là du học. Mười năm chịu sự uôán nắn dạy bảo theo ý người ta, thành quả chuối ngoài vàng trong trắng. Tôi không biết khi hồi loan cách đây bốn năm, ông ta có thấy mình lạ lẫm với dân tộc không. Nhưng tôi biết chắc ông ta là người ham hoạt động và thông minh. Cũng là người có óc thực tế. Ông ta hiểu rõ rằng người ta thật ra không thể sống trong quá khứ.
Joseph không trả lời.  Khi cả hai đi vào quãng đường trống giữa Kinh thành và Hoàng thành Đại Nội, Joseph bắt gặp đông đảo triều thần y bào lộng lẫy, đứng thành hàng ngũ chỉnh tề bên ngoài Ngọ Môn đang khiêm cung ngóng đợi hoàng thượng. 
Mái lầu Ngũ Phụng trên Ngọ Môn lợp ngói hoàng lưu ly, kiến trúc y theo kiểu Thiên An Môn tại Bắc Kinh, lấp lánh như chim phượng rung cánh trong nắng sớm. Lính thị vệ đội nón chóp cắm que nhọn màu vàng đang đứng xen kẽ với các quan mặc lễ phục, các nhạc công và những người khiêng án và kiệu. Giữa họ là những tướng lãnh An Nam mặc võ phục bằng gấm thêu lóng lánh kim tuyến màu lục màu tím, cỡi trên những con ngựa nhỏ chân ngắn và khoẻ. 
Từ bên trong thành Đại Nội, Joseph nghe vọng ra tiếng chiếc kèn nghi lễ dài ngoằng kiểu Tây Tạng bắt đầu đột ngột cất lên, rất cao và rền rĩ vượt trên tiếng trống và đồng bạt. Theo bản năng, anh cất bước thật lẹ và nói háo hức:
- Đức vua đã sẵn sàng lên đường. Chúng ta tới vừa kịp.
Vào lúc Joseph và Devraux biến mất trong bóng tối vòm cửa Thượng Tứ, Ngô văn Lộc chồm người tới mé trước xe kéo, đập tay lên vai con trai:
- Chạy lẹ về lại cầu Tràng Tiền, trước khi nó bị cắt không cho ai qua. Chúng nó phải đi thuyền về lại bờ nam để lên ô-tô. Cha con mình sẽ ra tay ngay chỗ đó.
Đồng lập tức trở đầu xe, phóng nước đại. Anh tới đầu cầu kịp lúc tiếng súng thần công từ trong thành lũy kiên cố bắt đầu vang ra. Xe kéo của anh là chiếc cuối cùng được phép qua cầu sang bờ nam. Vài giây sau, hai quản tượng An Nam nài thớt voi của mình vào vị trí chận hai đầu cầu lại.

Truyện TRĂNG HUYẾT Lời Nói Đầu Tập I - Phần I - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP I - Phần II - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP I - Phần II - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP II - Phần III - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - TẬP II - Phần IV - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - - 17 - - 18 - - 19 - - 20 - - 21 - TẬP III - Phần V - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 17 - - 18 - - 19 - - 20 - - 21 - TẬP III - Phần V - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP III - Phần VI - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - TẬP IV - Phần VII - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - - 17 - - 18 - - 19 - onClick="noidung1('tuaid=8679&chuongid=93">- 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - - 17 - - 18 - - 19 - - 20 - TẬP IV - Phần VIII - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - TÁI BÚT THAY LỜI BẠT của Hoàng Khởi Phong PHỤ LỤC - TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM Ðài Á Châu Tự Do (RFA) Phỏng vấn Nguyễn Ước Nguyên văn Lời Mở đầu của A. Grey