Quan Thượng Thư tri Quốc Tử Viện Phạm Ứng Thần được lệnh vào cung quan triều1 hầu đức vua. Ông lật đật bước lên thềm điện với lưng lửng một tay đẫy thuần giấy tờ sổ sách. Vừa thấy nhà vua ló ra cửa, Phạm Ứng Thần đã rập đầu cúi lạy:- Thần xin phụng mạng. Thái tôn bước ra đỡ quan thượng thư vào nội điện. Nhà vua chỉ cho ông chiếc kỷ đối diện. Vừa cười, đức vua vừa hỏi:- Vậy chớ khanh mang theo cái bọc gì mà lớn thế kia?- Tâu bệ hạ, thần chắc là bệ hạ hỏi về công việc của Quốc tử viện.- Hẳn là thế ta mới cho triệu khanh tới.- Dạ muôn tâu, thần đem theo một số văn bài xuất sắc của đám nho sinh, để hoàng thượng ngự lãm.- Khanh cứ để đó, lúc khác ta đọc. Ta muốn hỏi: trong Quốc tử viện các khanh dạy bọn nho sinh học những kinh sách nào?- Tâu bệ hạ, chúng thần cho học tứ thư; ngũ kinh.- Ngoài ra có học gì nữa không?- Tâu bệ hạ, đám nho sinh này nghiền ngẫm cho được mấy pho sách đó cũng đủ giúp đời rồi còn cần phải học gì nữa.Thái tôn cau mày nhìn quan thượng thư tri Quốc học viện, nhà vua nói:- Phép trị nước giúp đời, tuyệt nhiên không nằm trong sách. Sách chỉ gợi mở cho ta tri thức của người xưa. Xã hội Nho giáo thời Khổng tử cách ta mấy ngàn năm sao có thể hợp với thời ta đang sống. Nhưng đạo lý do Khổng - Mạnh đề xướng sẽ là phương hướng cho ta xuất xử. Rồi ta sẽ đọc văn bài của đám nho sinh. Đích thân ta sẽ xem các ông dạy dỗ họ như thế nào. Nhưng ta nói trước để ông rõ. Ông giúp nước nhà đào tạo lấy những người có thực học, chứ không cần bọn học nhuyễn văn. Bây giờ nước đã thái bình, việc trị quốc đã đi vào ổn cố. Ta muốn mở rộng việc trị quốc sang trì quốc. Bởi vậy các ông phải khai mở cho đám nho sinh tinh thần của tam giáo. Ta thấy trong hàng nho sinh nước mình, các ông chỉ có sùng thượng đạo nho, miệt thị các đạo khác. Thế là không đúng. Mỗi đạo có một cái hay riêng khác biệt. Cũng như nhờ vào sự khác biệt tính tình tư cách giữa người này với người khác, mà cuộc đời thêm phong phú. Cho nên chớ có mong rằng, ở thế gian chỉ nên có một đạo. Đó là sự thoái hóa của trí tuệâ loài người. Ta sẽ mời cư sĩ Phùng Tá Thang sang bên Quốc học viện, giúp thêm các ông về phần Lão - Phật. Các ông nên nhờ Nho - Lão - Phật đều không phải là những tôn giáo, với các giáo điều khép kín như những ngôi đền thiêng. Đó là những dòng sông chảy xiết chứ không phải ao tù. Hẳn ông biết tinh hoa của Nho giáo là ở Kinh Dịch. Yếu nước của Phật giáo lại ở Kinh Lăng già. Còn Đạo đức kinh là căn cốt của đạo Lão. Nhà vua chợt dừng lời, nhìn thẳng vào quan Quốc học viện với vẻ nghiêm khắc, Thái tôn nói:- Ta mong công lao các ông nuôi dạy đám nho sinh này, không phải để họ trở thành những con vẹt. Và như chợt nhớ ra điều gì, nhà vua liền hỏi:- Này Phạm Ứng Thần, ta hỏi ông, về lịch sử ông dạy cho các nho sinh học sách gì?- Tâu bệ hạ, từ trước môn lịch sử vẫn lấy kinh Xuân –Thu làm gốc.Thái tôn nghiêm sắc mặt:- Này quan thượng thư tri Quốc tử viện, ông là người Đại Việt hay dân Đại Hán?Ta hỏi ông, nước mình không có lịch sử sao? Ta không ngờ các ông lại ngu tối đến thế. Các ông tự trói mình để rồi biến cả học giới nước nhà thành một lũ vong quốc nô. Thật là nhục nhã cho cả một nền giáo dục quốc gia.Nhìn trừng trừng vào Phạm Ứng Thần, nhà vua gặng hỏi:- Tổ tiên của ngươi là Bàn Cổ, là Nghiêu, Là Thuấn, là Hạ, là Vũ chăng?Nhà vua lại thầm thì nói, như tự nói với mình – Đành rằng ta phải mượn kinh, sách ngoài mà học. Nhưng là học cái đạo lý minh triết để khai sáng cho chính mình, chứ không phải học để tự biến mình thành kẻ phụ thuộc.Như không kìm nén được, nhà vua lại hỏi:- Này Phạm Ứng Thần, người nói cho ta hay, kinh Xuân – Thu viết những gì?Phạm Ứng Thần len lét thưa:- Tâu bệ hạ, đó là lịch sử của nước Lỗ, thông qua các gương thành bại của các đời vua chúa, Khổng Tử san định nhằm để răn dạy kẻ cầm quyền.- Đành rằng đó là những bài học quý, cần thiết phải cho các nho sinh nước mình đọc để biết, chứ không phải học như chính sử nước nhà. Vả lại, đó chỉ là lịch sử nước Lỗ bé bằng cái bàn tay, so với cả nước Trung Hoa mênh mông, thấm tháp gì. Trong khi đó các nho sinh nước mình lại chẳng biết Kinh Dương vương là ai. Các vua Hùng là ai. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Ngô Quyền là những người như thế nào.Ngẫm nghĩ một lát, nhà vua lại phán:- Thôi được, khoa thi này tạm bỏ môn lịch sử. Nhưng các người bên Quốc học viện phải cùng bên Quốc sử viện, phối soạn lấy bộ lịch sử nước nhà, ngõ hầu cho toàn thể quốc dân được biết, và làm căn cứ cho các kỳ thi.Phạm Ứng Thần toát mồ hôi trán, rập đầu tâu:- Thần xin lĩnh mệnh.Với vẻ bình thản nhưng nghiêm cẩn, Thái tôn phán:- Này ông Ứng Thần thượng thư! Ông là người cao tuổi, lại có văn chất hơn đời. Ta mong ông không phải lựa lời để làm ta đẹp ý. Ta chỉ ước ao, những người qua tay các ông đào tạo, sẽ là những tài năng quý báu của quốc gia, chứ không phải bọn mọt sách. Nhưng một quốc gia không thể chỉ trông cậy vào một dúm con em các văn quan và tụng quan2 ở Quốc học viện. Trí tuệ của đất nước nằm rải rác khắp muôn phương, làm thế nào để khai mở để quy tụ được, ông có kế sách gì chăng?Phạm Ứng Thần đã lấy lại sự bình tâm, sáng lên, reo òa:- A, chị Thuận Thiên! Rồi Chiêu Thánh lùi lại nhìn Thuận Thiên như nhìn người xa lạ. Buông tiếng chào lạnh nhạt:- Kính chào hoàng hậu.Chiêu Thánh ngoắt quay đi, như chưa hề biết có Thuận Thiên.Thuận Thiên hốt hoảng lao theo em. Vừa đi vừa gọi:- Chiêu Thánh! Chiêu Thánh! Chị đây mà.Phu nhân đứng nhìn hai chị em, lòng ngao ngán.Tiếng Chiêu Thánh vẫn còn vang vọng:- Người ta vây phủ Hoài vương, diệt vây cánh Trần Liễu. Thế nào rồi con ngựa Hoài Vương ruổi sáng nay cũng trở về. Nhưng không có người cưỡi nó trên yên đâu, chị Thuận Thiên ơi!Ha ….ha ….ha….ha! Túy ngọa sa trường….===============.1. Bính thân (1236), tháng 6 lụt to, nước tràn vào cung Lệ Thiên, Hiển hoàng Trần Liễu đi thuyền qua đây, thấy có người phi cũ của triều Lý bèn đưa vào hiếp ở trong cung. Có người hặc tâu, giáng Trần Liễu từ Hiển hoàng xuống Hoài vương. Và đổi cung Lệ Thiên thành cung Thưởng Xuân.2. Có nghĩa là: quay về, không tiếp khách.3. Đây là khúc Lương Châu của Vương Hàn, đời nhà Đường. Dịch nghĩa:Chốn sa trường say nghiêng ngả ai nỡ cườiXưa nay đi chinh chiến đã mấy người trở lại.