CHƯƠNG 26

Từ ngày lui về ở mấy gian nhà tuềnh toàng cùng khoảnh vườn nhỏ cạnh ngôi chùa cổ, Chiêu Thánh thấy lòng dịu lại. Nàng tu niệm chẳng khác gì kẻ đã xuất gia. Cũng áo nâu sồng, khăn nâu trùm kín cả mái đầu. Sớm sớm thức dậy đọc kinh, chiều chiều lại kinh kệ chuông mõ, đủ lệ bộ y hệt một đệ tử Phật. Ngoài hai buổi kinh kệ, Chiêu Thánh và Trịnh Huyền còn cuốc đất trồng dâu, chăn tằm, dệt lụa.
Sống ngay cạnh kinh kỳ, nhưng Chiêu Thánh không bao giờ để ý hoặc tới lui, thăm viếng hoàng cung. Đôi khi thái sư phu nhân có cho người đến thăm hỏi, nàng cũng không tiếp. Gởi quà cáp cho, nàng cũng không nhận.
Một sớm Chiêu Thánh đang hái dâu, Trịnh Huyền đi chợ về, chạy ùa vào nhà với dáng vẻ hớt hơ hớt hải, mặt mày tái mét:
- Hoàng hậu! Hoàng hậu! Trịnh Huyền gọi, giọng lạc hẳn đi.
Nghe tiếng gọi hốt hoảng, Chiêu Thánh vội buông cành dâu hái dở chạy về sân:
- Gì vậy, Huyền ơi! Chị đây mà! Chị đây, Huyền ơi.
- Giời ơi, khiếp quá, thưa hoàng hậu.
- Trịnh Huyền, chị đã nói với em bao lâu nay rồi. Rằng không có hoàng hậu nào ở đây cả. Chỉ có hai chị em mình, mà em cứ thủ lễ quá đáng. Chị đã bảo là đừng có gọi chị là hoàng hậu nữa, nhớ chưa?
- Dạ, em nhớ rồi ạ. Nhưng bỗng dưng thay bậc đổi ngôi, em thấy nó thế nào ấy.
- Tâu … À quên, thưa chị Chiêu Thánh, người ta giết, bêu không biết bao nhiêu là thủ cấp ở chợ Cầu Đông.
- Cái gì, Chiêu Thánh sợ thót người, hỏi lại - Em nói cái gì ở chợ Cầu Đông?
- Đã bảo họ giết người, eo ơi khủng khiếp lắm chị Chiêu Thánh ơi.
- Giời ơi, em nghe ở đâu những chuyện ghê rợn thế?
- Không phải em nghe, mà em thấy cơ man nào đầu lâu người, bêu la liệt ở chợ Cầu Đông ấy.
Chiêu Thánh rùng mình bưng mặt, hỏi thêm:
- Vậy chớ em có biết sự thể ra sao không?
- Đúng là chị em mình ở đây như ở trong một cái hủ đậy nút kín, chị Chiêu Thánh ạ. Ngoài đời náo loạn thế, mà chị em mình chẳng biết gì cả. Em nghe nói nhân lúc nhà vua bỏ kinh thành đi, thái sư cũng theo đi tìm nhà vua, thế là ông cả Liễu họp hương binh gần một vạn đứa, kéo về sông Cái, định đánh úp kinh sư. Tướng Lê Tần chặn lại. Đến lúc thái sư về, ngài mới xiết chặt vòng vây. Hoài vương phải lẻn trốn ra hàng. Thái sư định đâm chết, may có nhà vua che đỡ cho.
- Ừ, những chuyện ấy chị cũng đã biết.
- Làm sao mà chị biết được? Chị biết mà chị lại giấu em à?
- Chả là bữa trước chị sang chùa dâng hương, hoà thượng cho chị biết tin như em nói đấy. Chị còn được biết là ông Cả đã bị giáng chức đuổi về ấp Yên Phụ. Được thêm các ấp Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Bang gì đó để làm thực ấp. Em trách chị làm gì. Chị chẳng có bụng nào lại giấu em. Bởi nó có phải là tin vui, tin lành gì đâu. Nói làm em thêm buồn. Chị thì chị chán ngấy những cái chuyện nhàn cư sinh nhảm ở trong cung lắm rồi. À, vừa rồi em nói chuyện gì chết chóc ấy nhỉ?
- Chị mà trông thấy cảnh đầu lâu bêu ngoài chợ, chị phải chết khiếp. Eo ôi, đầy một chợ, chỉ có quạ mấy đầu lâu thôi. Lính nhan nhản đầy đường. Em sợ quá, phải chạy vào chùa Cầu Đông. Sư cụ bảo đấy là lính của ông Cả làm loạn, đức ông Trần Thủ Độ bắt về giết bêu đầu để răn kẻ khác. Sư cụ nói, nước mắt chảy ròng ròng. Cụ đang lo làm lễ cầu siêu cho những người lính bị chết oan.
- Nam mô A-di-đà-Phật! Chiêu Thánh chắp tay niệm Phật, mắt nhắm lại như cố tránh không muốn nhìn lại cảnh đời tàn ác.
- Nhưng mà chị Chiêu Thánh ơi, làm sao con người lại ác với nhau đến thế? Em cứ nghĩ, đến loài vật nó cũng không giết nhau như vậy. Thuở nhỏ, ở nhà em có đàn gà đen mới xuống ổ, mấy con cuốc con mất mẹ, theo lẫn cả trong đám gà con, gà mẹ bao dung nuôi hết. Lớn lên, cuốc lại lủi ra bụi, ra bờ sinh sống. Trâu, bò, chó, gà đều có hục hặc nhau, húc nhau, cắn nhau, chọi nhau chí choé một lúc xong rồi thôi. Em chưa thấy chúng đánh nhau đến chết bao giờ. Khác với loài vật, con người cứ rình rập nhau đến cùng để giết nhau, ghê tởm quá, chị Chiêu Thánh ạ.
- Nhiều lúc chị cũng muốn bỏ quách chốn này mà đi lên núi ở ẩn. Sống đời trong lặng với cỏ cây, muông thú.
- Ôi thế thì thích lắm. Chị đi đi. Không phải lên núi làm gì. Cứ về quê em, vui lắm. Mọi người sống với nhau thuận thảo như chị em mình vậy thôi, chứ không có cảnh lèo lá, tráo trở đê tiện như mấy ông quan lớn ở kinh sư đâu.
- Nói thật với em, nếu không vì ở lại để gần phụ vương của chị sớm chiều hương đăng, thì chị cũng chẳng thiết sống làm gì nữa. Chị chỉ ân hận, không làm trọn được lời phụ vương chị ký thác. Chắc phụ vương thương chị là phận gái, nên người cũng tha thứ.
- Chị Chiêu Thánh à, chị có muốn em ở với chị nữa không?
- Sao Huyền lại hỏi chị vậy. Chị có gì không phải với em. Hay chị em mình nghèo quá, em không muốn ở với chị nữa. Chiêu Thánh nói với vẻ mặt rầu rầu.
- Em hỏi thế không phải em chê chị nghèo. Nghèo của các ông hoàng bà chúa, bọn dân quê chúng em có nằm mơ cũng chẳng thấy được. Em hỏi chị thế, là bởi em không muốn chị phải lam lũ như bọn em. Nếu chị thích em ở đây hầu hạ chị, thì các việc từ cuốc đất, trồng cây, đến hái dâu, chăn tằm, cơm nước các thứ, chị để mặc em. Chị chỉ có mỗi một việc lo tụng kinh thôi. Tụng hai xuất vào, cho cả em một xuất nữa. Thế là công bằng, chị làm dứt đi một việc, em dứt đi một việc khác.
Chiêu Thánh cười hồn nhiên đáp lời:
- Chị mang ơn Huyền nhiều rồi nhà vua quyết: Tự ta sẽ làm việc này. Thân hoàng đế mà không cứu mạng được cho anh mình, còn sống làm gì nữa. Nói rồi Thái tôn xăm xăm đi đến cung phu nhân.
Thấy nhà vua đến đột ngột, phu nhân đon đả hỏi:
- Hoàng thượng đến thăm ta hay có việc gì vậy? Thái tôn hỏi luôn:
- Thưa lệnh bà, quốc phụ có nhà hay ở bên cung Thủy Tĩnh?
Nét mặt phu nhân thay đổi hẳn. Giọng bà thì thào:
- Không biết có việc gì cơ mật, mà mấy bữa nay ông ấy cứ sùng sục suốt ngày đêm. Đảo qua về nhà một lát, lại đi ngay. Nhiều khi bỏ cả ăn. Ta xem, ông ấy có điều gì uất hận lắm. Sợ chú cháu lại bất hoà chăng? Không có chuyện gì chứ, phải không con? Bà thở dài – Mà chẳng biết anh cả dạo này đi đâu. Đã mấy lần ta sang bên phủ Hoài vương, thấy nói vương về thái ấp, chưa lên. Ta cũng cố khuyên can ông ấy quên các chuyện vặt đi, để tình chú cháu êm hoà. Giời ơi, sao ruột tôi cứ nóng sôi lên thế này. Lại nhìn sâu vào mắt nhà vua, phu nhân gặng hỏi:
- Có chuyện gì nguy ngập không con? Ta linh cảm … Ôi khốn khổ cái thân ta, suốt cuộc đời chưa lúc nào được yên ổn thân tâm. Nước mắt bà nhểu ra.
Thái tôn lựa lời để an ủi phu nhân:
- Thưa lệnh bà. Tôi đến đây là vì việc lệnh bà đang băn khoăn lo lắng. Hoài vương đang bị quốc phụ vây chặt ở ngoài sông Cái. Tính mệnh của vương chỉ còn trong phút chốc. Lệnh bà chưa hay biết thật sao?
- Giời ơi, lại còn đến nông nỗi này nữa ư? Phu nhân nói chẳng ra lời - Vừa thoát được cái hoạ nội chiến, lại đến cảnh chú cháu trong nhà giết nhau!
- Chưa. Chưa giết nhau đâu. Nhưng nếu không ngăn lại kịp thì sẽ giết nhau. Thái tôn nói với vẻ đau lòng - Thưa lệnh bà, nhà vua nói tiếp - Có một việc, tôi tha thiết nhờ lệnh bà hãy giúp tôi một tay. May ra tôi có thể hoá giải được nỗi lo của lệnh bà, và của chính tôi nữa. Ngày mai, tôi có việc phải đi khỏi kinh thành. Chỉ xin lệnh bà giữ dùm thái sư ở nhà từ giờ ngọ qua hết giờ mùi. Được như thế, việc cứu Hoài vương mới thực sự êm xuôi.
- Nhà vua nói thật, hay lại kiếm cớ xuất gia? Vương thượng ơi, ta van con, lúc này còn phải lo cứu lấy Hoài vương đã. Ôi ta sợ cảnh đầu rơi máu chảy lắm rồi.
- Xin lệnh bà yên tâm. Tôi đâu phải kẻ lòng lang dạ sói, chỉ biết sống lấy một mình.
Suy ngẫm một lát, phu nhân lại nói:
- Ta sẽ nghĩ kế để giữ ông ấy lại nhà. Nhưng con biết tính chú con rồi đấy. Phải lựa lời, và nhớ dặn Liễu đừng có căng với chú. Tính Hoài vương cứng lắm chứ không được như con đâu. Lúc này, cương lên là hỏng việc. Thôi con đi đi. Các việc khác, ta khắc lo được.
Sớm hôm sau, nhà vua đem theo thân vệ tướng quân Trần Khuê Kình xuống lâu thuyền, để làm một cuộc nhàn du trên mặt sông Cái. Khuê Kình đã được lệnh sửa soạn thuyền bè và các đồ ăn uống cần thiết trong mười ngày. Lần này nhà vua đi trên chiếc Kim Phượng nho nhỏ. Chỉ có vài người tháp tùng đức vua, cùng hai chục tay chèo trải cứng cáp. Để tránh vùng hạ lưu gần kinh sư đang có biến, nhà vua cho thuyền ngược thượng lưu.
Mặc dù Khuê Kình là người thân cận, nhưng nhà vua cũng không hé lộ cho biết một điều gì trong chuyến đi bất chợt này.
Trong khi Thái tôn làm một cuộc nhàn du ngược sông Cái, thì thái sư thống quốc lại về nằm khàn ở nhà. Phu nhân cũng chẳng phải mất công bày đặt trò này chuyện khác để kìm chân thái sư.
Ngay từ sáng sớm, Trần Thủ Độ đã nói với phu nhân:
- Đầu óc căng thẳng mệt mỏi quá. Bữa nay tôi nghỉ ở nhà. Bà xem nấu cho tôi một bát cháo lươn.
Phu nhân đã mừng thầm. Bà cho rằng phúc đức của nhà Trần còn vượng, nên trời không nỡ để cho người trong họ tàn sát lẫn nhau. Bà thầm khẩn tổ tiên nội ngoại phù hộ độ trì cho chồng bà thuần tính lại. Lúc đi ngang qua nhà bếp, bà còn giục bọn gia nhân nấu xong sớm để cho ông ăn, ông còn đi nghỉû. Bà thắp ba nén hương lên bàn thờ Thiên2! Bà xin Trời, Phật phù hộ cho chồng bà ngủ thật say từ giờ Ngọ, qua giờ Mùi tới tận giờ Thân để cho các cháu bà thu xếp mọi việc xong xuôi.
Khoảng đầu giờ tị, đám nội nhân đã làm xong các món ăn dâng thái sư. Đủ các kiểu nấu về lươn. Nào lươn om củ chuối. Lươn tần với nước hầm gà, hạt sen, nấm hương, hoài sơn. Thịt lươn lóc ra ướp hành, tiêu, bóp nhuyễn với lòng đỏ trứng gà rán nhỏ lửa. Và cuối cùng là cháo lươn. Khác với mọi bữa, thái sư không uống một giọt rượu nào. Bữa nay, thái sư uống hết một nậm rượu thạch xương bồ. Nhìn chồng ăn uống ngon lành, phu nhân thấy lòng ấm lại. Bà tự nhủ: “Có nhẽ lâu lắm, ông ấy mới lại được ăn một bữa cơm thư thái”. Bà trách mình ít săn sóc tới ông. Đúng là ông ấy thích ăn lươn và một số đồ bể. Nhưng bà cứ phó mặc cho đám nội nhân. Ăn uống xong, Trần Thủ Độ lăn ra ngủ. ÔÂng ngáy, tiếng ngáy ran như sấm chuyển. Nghe tiếng ngáy của chồng, phu nhân hết đỗi yên tâm. Bà chắc là Trời, Phật đã chứng nghiệm. Cứ điệu ngáy này - Bà nhẩm tính - Ông ấy phải ngủ qua giờ Tuất chứ giờ Mùi giờ Thân đã dậy làm sao được. Tiếng ngáy lúc đầu nghe lọc khọc khó chịu. Nhưng nghe lâu rồi quen. Như một nhịp ru toàn vần trắc. Quen tai, bà ríp mắt lại. Phu nhân vào phòng trong, và bà thiếp đi lúc nào không biết. Cũng khoảng thái sư vào bữa ăn trưa, Thái tôn khẽ vỗ vai Khuê Kình nói:
- Khanh cho thuyền quay lại. Ta không muốn đi nữa.
Khuê Kình răm rắp làm theo. Xuôi nước thuyền đi nhanh như chạy. Trước đây, Khuê Kình cứ tưởng Thái tôn là người cởi mở, nhân hậu, dễ gần. Nhưng từ mấy hôm nay sự thể lại khác, Khuê Kình có cảm giác, tâm sự nhà vua kín như một khúc gỗ. Thật là một con người khó hiểu. Chợt nhà vua đứng thẳng lên, bóng lùn tịt xuống dưới chân. Thái tôn tự biết lúc này đã chính ngọ. Thuyền đang đi vào điểm hẹn. Nhà vua bèn gọi thân vệ tướng quân lên mui thuyền, hỏi:
- Khanh có biết hôm nay ta đi vì việc gì không?
- Tâu bệ hạ, thần chỉ thấy bứt rứt ở trong lòng. Bởi không biết bệ hạ đi đâu, làm gì. Hình như bệ hạ đang lo tính một chuyện gì đấy. Thần chỉ cảm được chứ không thấy được.
- Đến nước này, ta cũng chẳng giấu khanh làm gì nữa. Số là huynh trưởng ta khởi binh làm loạn phía ngoài sông Cái, khanh biết cả rồi chứ?
- Dạ, biết. Không cứ gì hạ thần, mà người trong nước đều biết cả.
- Hiện thời thái sư vây ráo riết lắm. Tính mệnh của huynh trưởng muôn chết một sống. Huynh có đưa thư cầu hoà. Nhờ ta dàn xếp. Huynh hẹn từ giờ ngọ đến giờ mùi, sẽ đón ta trên khúc sông này. Huynh đi bằng chiếc thuyền nan nhỏ, giả làm người đánh cá. Huynh sẽ chờ ta trong chiếc lều vịt bên tả ngạn. Từ đây, khanh nhìn kỹ giúp ta, xem có thấy chiếc thuyền nan và cái lều vịt.
- Phụng mệnh! Khuê Kình đáp gọn lỏn và căng mắt nhìn về hai bờ tả hữu dòng sông.
Phủ thái sư yên tĩnh lạ lùng. Chỉ có tiếng ngáy vang vọng. Tiếng ngáy cưa miết vào không gian. Bỗng im bặt. Trời đầu hạ, cao vòi vọi. Nắng óng vàng như mật. Thái sư bừng tỉnh. Ông đưa mắt nhìn khắp nhà không thấy ai. Vội nhỏm dậy, thuận tay với thanh trường kiếm treo giá đeo vào người. Thái sư đi thẳng ra cổng ngoài. Ở đó đã có một mã phu với con tía mật đang chờ. Thái sư thoắt đã nhảy lên mình ngựa ra roi phi nước đại. Ra tới bờ sông Cái, sẵn có một đội thuyền đang chờ. Thái sư vừa leo lên thì cả đoàn thuyền hối hả lao đi. Ngồi trên thuyền, thái sư thầm khen Lê Tần là một tướng giỏi. Y điều hành công việc đâu vào đấy. Thuỷ, bộ phận minh. Quân cơ nghiêm chỉnh. Đi đứng kỷ cương. Tiến lui nhịp nhàng. Thật chẳng khác gì một viên đại tướng đã dạn dầy chiến trận. Thái sư vẫn áy náy, chưa có dịp nào thuận tiện, để đưa Lê Tần vào cương vị cao hơn, cho xứng với tài đức của Lê.
Trần Phủ Độ nhắc viên tì tướng phải quan sát thật kỹ phía thượng lưu, thấy dấu hiệu gì khả nghi phải báo ngay cho ông. Chẳng mấy chốc, quân vào bẩm: “Đã trông thấy thuyền ngự”. Thái sư lấy làm hài lòng, bảo tả hữu truyền cho ba quân phải đi nhanh về phía thuyền ngự.
Thuyền thái sư và thuyền ngự đi ngược chiều, nên khoảng cách thu ngắn lại rất nhanh. Có người đã nhìn thấy cánh thuyền nan, bơi từ phía lều vịt bên bờ tả ngạn, về phía thuyền ngự. Trần Phủ Độ đứng oai nghiêm trước mũi thuyền. Ông ra lệnh phải theo sát chiếc thuyền con, không cho trốn chạy. Chỉ còn non một dặm nữa là tới thuyền ngự. Nhà vua cho dừng thuyền lại chờ chiếc thuyền nan, chứ không đi về phía hạ lưu nữa. Tới lúc chỉ còn vài chục trượng thì chiếc thuyền nan đã áp sát thuyền ngự. Một người dong dỏng cao, đội nón lá, vận quần áo dân chài leo lên thuyền ngự. Vừa lúc thuyền của Trần Thủ Độ cũng áp sát thuyền vua. Ông hô lớn:
- Giết chết thằng giặc Liễu! Vừa nói, Trần Thủ Độ vừa rút kiếm nhảy lên thuyền vua, toan xông vào chém Liễu.
Thái tôn vội đẩy Trần Liễu vào trong khoang, rồi lấy thân mình che cửa, đỡ cho Liễu. Vua hổn hển nói với thái sư:
- Thưa chú, Phụng càn vương đến hàng đó.
Thủ Độ mặt đỏ phừng phừng đầy căm tức, quẳng thanh kiếm xuống sông, mắng:
- “Ta không phải con chó săn của anh em nhà ngươi. Các ngươi dám cả gan khinh nhờn phép nước”.
Thái tôn trong lòng chưa hết lo sợ. Vội nói giải hoà cho thái sư nguôi giận. Nhà vua hứa:
- Cháu sẽ đuổi Liễu về ấp Yên Phụ. Và không cho tham gia chính sự. Không cho lập các đội dân binh nữa.
Trần Thủ Độ vẫn bừng bừng lửa giận, không nói một lời nào. ÔÂng trở lại thuyền mình và cho quân lui về kinh sư.
Trần Liễu đã về hàng. Đại quân của Liễu tự tan. Trần Thủ Độ cho đón bắt các ngả, giết không biết bao nhiêu mà kể.
Từ đấy Liễu an phận thủ thường nơi thôn ấp, chứ không dám hầm hè tranh đoạt gì nữa.
==============.
1. Chức quan của Trần Liễu dưới thời Lý Huệ tôn.
2. Bàn thờ lộ ngoài trời. Thờ thần Trời.