Tố Phượng cầm chiếc áo ngủ bước vào phòng tắm để trút bỏ cho rồi bộ quần áo rin rít rất khó chịu trên người. Đưa tay bới tóc lên cao, cô vội vàng xối ào vài lon nước, nước lạnh ngắt làm cô thót cả ruột. Vội vàng cô chạy lên lầu quơ chiếc áo len mặc vào.Ngồi chải tóc, cô thẫn thờ nhìn vào khoảng không trên cao của những mái nhà đối diện. Mưa vẫn rơi nhưng còn to nữa, từng giọt rỉ rả nghe mới thấm thía làm sao.Lòng cô cồn cào một nỗi lo kỳ lạ, một nỗi nghi ngời day dứt làm cô bồn chồn. Lẽ nào nọc độc từ miệng Sang phun ra đã bắt đầu thấm vào tận ngóc ngách tâm hồn, thẩm thấu tận làn da, sớ thịt cô rồi?Phượng thở dài bước đến giuờng của mình buông người nằm xuống. Tiếng thở dài của cô nghe khốn khổ thế nào ấy! Phượng rất ghét thở dài, dầu có chuyện gì buồn cô cũng cố kềm để đừng phải thở dài. Thế mà hôm nay cô không kềm được lòng mình.Cô đã nghe Triết – anh chàng nhà văn lớn của Mai Nhi một lần hứng chí ngâm nga.“Thở ra không hẹn thở vào Thở ra ta khác, thở vào khác ta Nỗi lòng như thác nước sa Đứt thôi lại nối, dở ma dở người”.Con người ta có thể thay đổi theo từng nhịp thở hay sao? Cô lo lắng suy gẫm lại mình:″Ta có một mối tình nhưng ta luôn canh cánh một nỗi lo kỳ lạ. Ta có một người yêu sao vẫn thấy cô đơn. Mà con bé khờ kia, đó có phải là tình yêu không hay ta đã nhận vơ vào cho có đôi có lứa lúc ta chỉ mình ta chiếc bóng với nỗi đam mê bồng bột nhất thời. Để đến giờ ta chợt bàng hoàng nhận ra ta chưa hiểu gì về tâm hồn Trường, người mà ta sẽ gọi là chồng. Rồi Trường nữa, anh ấy nào có yêu ta như ta vẫn tưởng. phải rồi! Từ lâu ta đã cố tin rằng Trường yêu ta nhưng thật ra Trường chỉ đến với ta vì những cảm giác, những lời âu yếm, những cái vuốt ve mê đắm, mông muội của một người đang đi tìm bóng dáng cô gái mình yêu qua kẻ khác. Bây giờ hãy bình tĩnh đối mặt với bóng mình trên vách và hãy trả lời đi con bé khờ:– Mi có can đảm dứt ra khỏi vòng tay cuồng nhiệt ấy để đứng bên lề, nhìn người ta thản nhiên đi với kẻ khác không?Phượng mệt nhoài với trái tim đau. Cô để hồn trôi theo những câu thơ mà nước mắt ứa ra.“Nỗi lòng như thác nước sa Đứt thôi lại nối dở ma dở người”.Tình cảm của Phượng hiện giờ có khác chi dòng thác ấy! Em phải làm sao nếu thật sự lòng anh tới hai bến đỗ, hở Trường!Phượng vùng ngồi dậy, cô bật đèn và tìm quyển sách đang đọc dở dang. Nó không có trên giường cô cũng không có trên giường oanh. Cô bực bội đưa mắt nhìn quanh. Cô đang cần tìm quên, cần đọc để không phải ″dở ma dở người” vì những xung đột đang diễn ra trong lòng, mà cứ nằm trên giường trên tiếng ru của mưa, của côn trùng cô sẽ khóc đến cạn khô nước mắt. Thế mà quyển sách lại mất đâu rồi!Ánh mắt Phượng dừng lại ở chân giường Oanh. Quyển sách của cô và chiếc gối của Oanh nằm dưới đất như bị gạt rơi từ nệm xuống.Cô thẫn thờ nhặt vội hai thứ, quyển tiểu thuyết trên tay Phượng nhăn rách như bị dằn xéo đè lên rất dữ dội, mạnh bạo chuyện gì vậy? Trực giác bỗng làm Phượng chới với. Cô có cảm giác chiếc giường của Oanh còn mang hơi ấm của da thịt con người bởi những dấu xộc xệch của chăn nệm bị xô lệch.Phượng nghẹn cứng cả hàm khi thấy cái nút của chiếc áo quen thuộc của Trường mà cô đã từng đi lựa vải đưa đi may nằm ở mép giường. Đúng là chiếc áo màu xanh phổ đây mà! Vì cớ gì nó lại nằm trên giường của chị cô. Người ta đã vồ vập, hối hả, điên loạn đến mức bứt tung, xé bỏ mọi thứ vướng víu trên người để...Tố Phượng chết đứng trước những gì mình thấy và mình suy diễn. Cô run lẩy bẩy bước vô hồn trở về nằm vật xuống giường mình. ngực Phượng buốt đau đến mức cô ước gì mình được la hét hay đập phá một thứ gì đó.Nhưng không! Cô chỉ là một người yếu đuối, cô chẳng làm gì khác ngoài việc để mặc nỗi đau giày xéo, làm tình làm tội. Cô chỉ mong một cách hiền lành là mình ngất đi cho đỡ khốn khổ.Ừ, phải chi cô lịm dần cho quên thực tại. Thực tại cỏn con như chiếc nút áo cô đang cầm trong tay.– Phượng ơi!Tiếng Trường vang lên rộn ràng mà làm Phượng kinh hoàng hơn nghe tiếng sấm sét. Cô ngồi bật dậy mắt thất thần trông ra cửa phòng. Trường bước vào mạnh bạo và tự tin:– Sao mặt em xanh mét vậy? Lạnh à?Phượng nhìn anh không chớp mắt. Cô cố ngăn trận bão trong lòng để tưởng tượng xem Trường đang nghĩ gì để đóng kịch với cô khi rõ là chiếc áo chemise anh mặc đứt đâu mất chiếc nút ở để phạch khoảng ngực vạm vỡ, khoảng ngực ấy bao nhiêu lần cô đã tựa đầu vào tin tưởng và an phận.Trường ngồi xuống kế bên Phượng, gương mặt với những nét cứng rất khỏe của anh vẫn bình thản làm Phượng phân vân. Anh cầm bàn tay lạnh giá vô cảm của cô rồi kéo cô nằm dài xuống theo mình. Giọng anh vẫn ấm áp và ngọt ngào:– Hết lạnh chưa? Sao không chờ anh đón mà lại dầm mưa về vậy? Ngông thật!Phượng cười và nghe tiếng cười của mình thật lạ. Nó vừa giống tiếng ròn rã của chiếc ly bằng pha lê bị rơi từ cao xuống, vừa giống tiếng va chạm rất mạnh của những mảnh kim loại bén lạnh đế âm thanh sắc đến rợn người. Cô vẫn đề yên cho ve vuốt rồi bảo:Hồi nhỏ, có lần em đã đánh lộn với một bọn lớn hơn em để bênh chị Oanh.Em bị chúng ném đá u đầu, về nhà ba phạt quỳ gối cả hai đứa, rồi ba rầy em vưa lì vừa ngông. Bị ném đá bị quỳ gối em không khóc, mà chỉ nghe ba nói thế em lại khóc tức tưởi. Chị Oanh quỳ gối kế bên liền trêu em là mít ướt, em càng khóc to hơn vì ức.Trường cười, anh nói gạt ngang như không muốn nghe Phượng nhắc đến Oanh:– Em bao giờ cũng mau nước mắt và yếu đuối.Phượng nhíu mày:– Thế sao! Nhưng lần đó em khóc không pảhi vì mít ướt hay yếu đưối, mà vì chị Oanh cố tình phủ nhận việc em làm cho chỉ, tại chỉ.Kín đáo quan sát Trường, Phượng làm như vô tình nói tiếp:– Chị Oanh bao giờ cũng vậy! sống cho mình bất cần biết đến ai khác.Trường im lặng anh cảm thấy có điều gì bất ổn, Mắt anh liếc vụng trộm về chiếc giường rồi tự nhủ:″lại có tật giật mình, có phải đây là lần đầu mà sợ!Nhưng cần thật tỉnh táo để lỡ có gì thì kịp thời mà đối phó”. Anh nói lảng đi:– Hôm nay trời mưa, nằm một mình buồn nên em nhớ và nghĩ những chuyện không đâu phải không?Phượng lắc đầu:– Không! Em đang cố gắng xem xét coi mình có phải là kẻ ″yếu đuối ngông cuồng” không, hay em là ″kẻ ngông cuồng lì lợm”.Trường im lặng. Bao giờ nói chuyện với Phượng, anh cũng cảm thấy không thoải mái như với Oanh. Vì cô còn một chút gì đó ở sâu trong hồn mà trái tim và tâm trí anh chưa bao giờ đến được. Dạo sau nầy khi ở gần cô, cái mặt cảm phạm tội luôn làm anh phải phòng thủ và âu lo. Anh đã xa đà tronng tình yêu và anh đã thật sự trở thành kẻ lừa đảo. Trước sự tin cẩn, yêu thương của Phượng anh đã khổ sở vô cùng, nhưng khốn nạn thay thứ trái cây si mê vụng trộm nầy nó lạ lắm. Anh đã đứng thấp mà chờ đợi thèm thuồng nó con cáo thèm chùm nho bao lâu rồi. Nay trái cấm đã trong tay, đã cắn một lần thì làm sao người ta có can đảm khước từ không ăn nữa, khi cái mùi vị ngây ngất ấy vẫn còn đọng lại trong chân răng đầu lưỡi.Nhiều đêm nằm suy tư một mình, anh chợt thấy rõ là Phượng có yêu anh, nhưng rồi anh cũng thấy nếu không có anh, chắc cô vẫn sống bình thản với chút gì riêng tư của cô, mà anh đã đầu hàng. Phải vì chính từ nhận xét đó nên anh đã mạnh dạn tìm đến với Oanh không?Bỗng dưng anh chép miệng:– Nếu em và Oanh cộng lại thành một người thì thật là tuyệt.Tố Phượng tối sầm mặt:– Anh nói thật đó chứ! Rất tiếc điều ấy chẳng bao giờ có. Vì nếu có chắc chắn Tố Phượng sẽ là người bị triệt tiêu trước những cá tính rất đậm và rất độc đáo của Tố Oanh.Trường gượng gạo:– Anh chỉ đùa thôi!Phượng đau rát trái tim:– Em biết! Tại anh thấy em yếu đưối quá nên anh mới lo lắng mà buộc miệng nói thế. Nhưng chẳng sao đâu anh. Người yếu đuối xem vậy chớ khó chết vì đau khổ lắm, thường họ chịu đựng giỏi và dai hơn những kẻ sống liều.Có lẽ tại lúc nào họ cũng lo sợ đủ thứ, đến khi cái sợ thành cái thật thì họ đã quá quen rồi,có khổ hơn bình thường một chút đã sao đâu nào!Trường dè dặt:– Chiều nay em nói chuyện nghe là lạ, anh khó mà hiểu nổi.Phượng chua xót:– Hình như chưa bao giờ anh hiểu em và cũng chưa bao giờ anh tìm hiểu để hiểu em. Anh chỉ luôn tìm xem ở em có điểm gì giống hay không giống một người nào đó...Anh chỉ yêu cái bóng của em thôi, Trường à!Trường bối rối vô cùng khi nghe Phượng nói như vậy, nhưng anh trấn tĩnh lại ngay vì anh biết tâm hồn yếu đuối của Phượng cũng là tâm hồn vị tha chứa nhiều điều thiện, nhiều tình cảm trong sáng, chân tình giữa người với người, nên dù cô có nghi ngờ, không tin anh điều gì đó thì cũng là thoáng qua thôi...rồi đâu cũng vào đó cả mà Trường vừa lấp liếm vừa tự trấn tĩnh mình:– Sao lại nói vậy! Em thật kỳ cục, giống như đang ghen tuông anh với ai...Tố Phượng cắn môi:– Em chẳng hề ghen với ai, huống chi ghen với cái bóng của mình.Ngừng một chút cô tiếp:– Có điều em nghĩ, dù yếu đuối cách mấy em cũng phải cứng cỏi nhìn vào sự thật. Em biết anh không hề yêu em. Anh đến với em bằng tâm trạng của một kẻ đắm tàu cần tìm một chiếc phao để bám vào đất liền, rồi có ai còn nhớ đến chiếc phao vẫn mãi dật dờ trên sóng nước không.Trường khôn khéo đánh trống lảng:– Vớ vẩn! ghen làm chi với cái bóng nào đó. Anh không bao giờ bỏ em đâu mà nghĩ quẩn nghĩ quanh cho khổ em, khổ anh, khổ cả đôi mình... Quay mặt lại anh bảo coi cưng!Trường hối hả bịt miệng Phượng bằng chiếc hôn dài. Cô nằm yên để mặc anh âu yếm. Trường là như vậy đó, bao giờ cũng vồ vập, mạnh bạo cuốn hút cô vào vòng tay cuồng nhiệt của mê đắm, nhưng sau đó chỉ là cái khoảng cách trống vắng không gì thâu ngắn lại được của hai người. Rõ ràng chưa bao giờ tâm hồn hai người cùng hướng về nhau và hiểu nhau. Cô trách anh không hiểu cô, nhưng cô cũng đau đớn nghĩ ra là cũng chưa bao giờ cô hiểu anh...Cô chợt rùng mình đẩy mạnh Trường ra khi nhớ rằng lúc nãy thôi trên chiếc giường hẳn là anh đã được thỏa mãn hơn tất cả những giờ phút bên cô.Phượng xoay một vòng lăn ra xa làm Trường bực bội. Anh cố gắng tăng sự phẫn nộ của mình một cách giả tạo:– Sao không tin anh hở Phượng? Tự dưng lại ghen tuông một cách vô lý chẳng nguyên nhân, không chứng cớ. Em ghen cái gì? Ghen với ai mới được chứ!Tố Phượng nuốt nghẹn xuống. Quả là cô ghen vô chứng cớ, những cái cô thấy không phải là chứng cớ, đó là sự nghi ngờ thôi, dù sự nghi ngờ đó có thể hết chín mươi phần trăm là đúng. Cô ấp úng:– Em không ghen. Nhưng em muốn biết... phải là anh không hề yêu em không?Trường lắc đầu, anh khôn ngoan nhé tránh:– Khi yêu, phụ nữ bao giờ cũng đòin hỏi sự tuyệt đối. Em nên nhớ, với đàn Ông bao giờ cũng có những giây phút ngoài vợ, ngoài chồng. Anh yêu em và em sẽ là vợ anh, nhưng khổ nỗi vốn là giống đa tình, anh không sao cấm được trái tim mình đập hỗn loạn khi trông thấy một cô gái đẹp nào đó...Anh trả lời như vậy được chưa cưng?Phượng làm thinh, bao giờ cô cũng ứng xử chậm chạp, lúng túng trước những tình huống bất ngờ, vì thế cô luôn nhường nhịn trước những tấn công của người thân yêu. Bây giờ cũng vậy, cô bối rối im lặng nhìn Trường đang cố giận dỗi:– Thôi anh về. Xe em sửa xong rồi. Thế nào thì mai trời cũng hết mưa. Anh nhớ người ta hay nói:sau cơn mưa trời lại sáng. Hừ! Chúc ngủ ngon! Thức giấc em lại thấy trời đã sáng. Mọi việc lại tốt lành. Em vẫn là của anh.Tố Phượng ngồi một mình với sự ngạc nhiên, cô không ngờ mình lại tài tình đến mức không hề khóc, dù lòng cô biết bao đau đớn và giày vò.Cô đưa tay bấu chiếc gối nằm, cố gạt mọi suy nghĩ của mình ra khỏi Oanh.Đúng là cô đã khốn khổ vì ghen, nhưng cô còn đủ sức chịu đựng để không hé môi với Trường người cô ghen chính là chị ruột mình. Vì rõ điều ấy quá tồi tệ, quá sức tưởng tượng so với một cô gái luôn nghĩ về kẻ khác như cô.Phượng cắn môi. Lúc nãy cô đã kể cho Trường nghe chuyện cô và Oanh bị phạt hồi nhỏ, nhưng cô kể chưa đúng sự thật, rồi câu chuyện chưa dẫn dắt đến đâu đã bị Trường bẻ sang chỗ khác. Phượng nhớ lại...Ngày đó hai chị em cô bao giờ đi cũng có nhau. Tố Oanh thì táo tợn, xông xáo, hay gây sự và mánh khóe khi chơi với bạn nên bọn chúng rất ghét. Tố Phượng thì rụt rè, yếu đuối nên ít làm mất lòng ai. Dĩ nhiên với bản tính đó Tố Oanh có rất nhiều ″kẻ thù”.hơn bạn.Một lần đi học về, hai chị em đã bị chặn đánh vì tội:Tố Oanh đã bắt mực vào chiếc áo mới của một đứa. Khi bị chận lại, Phượng òa lên khóc trước, trong khi Oanh vẫn kênh kiệu hất mặt lên thách thức. Đến lúc bọn chúng nhào tới đánh thì Oanh bỏ chạy để mặc Phượng, cô hết hồn chạy theo chị, khi nhìn thấy một thằng tướng bậm trợn xông vào ghịt tóc Oanh bỗng dưng Phượng không còn biết sợ, cô nhào tới đánh túi bụi vào nó, miệng hét to bảo Oanh chạy trước...Và Oanh đã bỏ chạy thật để mình cô ở lại chịu trận. Một hòn đá bay trúng đầu Phượng máu tuôn xối xả, bọn kia hết hồn bỏ chạy để mặc Phượng vừa khóc vừa lấy áo lau máu, vừa đau, vừa sợ đi về tới nhà.Bất giác Phượng đưa tay rờ lên đầu, cái sẹo nhỏ vẫn tồn tại dù năm tháng đã trôi qua.Hôm ấy, ông Lợi đã nổi cơn thịnh nộ thật sự. Xức thuốc vào vết thương cho Phượng xong, ba cô đã bắt hai chị em xuống bếp quỳ gối. Tố Oanh chối leo lẻo mọi chuyện. Cô đổ thừa Phượng dám gây sự bọn mất dạy. Cô bảo ″thôi”, Phượng đã không nghe còn đánh trước, cô can không được đành phải bỏ chạy ví quá sợ. Lúc đầu Phượng làm thinh chẳng nói năng gì, cô nghĩ nói ra lắm thứ Oanh lại bị đòn nên thôi, nhưng khi nghe Oanh bẻm mép khai láo, Phượng quá ức lòng òa lên khóc tức tưởi.Tố Phượng cắn môi ngăn giọt nước mắt sắp tràn ra. Chị Oanh bao giờ cũng là như vậy hết. Thế sao từ bao lâu nay cô vẫn nhường nhịn và lo lắng cho Oanh, chia sẻ với Oanh tất cả rồi nhận phần thiệt về cho mình.Phượng còn nhớ rõ. Hôm ấy khi thấy Phượng khóc, Oanh làm bộ khóc theo.Ông Lợi hầm hừ la hét rồi bỏ đi lên. Oanh lau mặt tỉnh khô, Phượng tủi thân cứ thút thít mãi. Oanh thản nhiên vô tâm trêu em là mít ướt. Oanh đã lấy than vẽ lên vách bếp hình người ta ốm đói vì bị phạt phải nhịn cơm. Oanh vẽ đôi mắt to mở trao tráo cái mồm há toang hoác với hai ba cái răng sún rồi đắc ý tuyên bố đó là con bé Phượng. Lúc ấy Phượng tức lắm, còn nhỏ nhưng cô cũng đủ nhạy cảm để phán đoán con người của chị mình:độc ác, gian xảo, nhẫn tâm và có lẽ cả thủ đoạn nữa.Phượng ngậm ngùi... có thể lúc đó cô giận nên chỉ thấy toàn cái xấu của Oanh. Thế nhưng thời gian đã chứng minh rồi, cứ cho là ngày xưa Phượng đã nặng lời, nhưng bây giờ ai dám cho rằng Oanh không có những cái thói xấu trên.Phượng đưa tay vuốt ngực. Khốn khổ sao khi buồn phiền, người ta hay đau ở trái tim, nó có tội gì kia chứ?Cô chợt nhớ những ngày cô nuôi ba mình bệnh, ông đã nói chuyện rất nhiều với cô. Người già những phút sắp xa lìa trần gian luôn có cái nhìn sáng suốt.Điều mà cô cảm động là ông rất hiểu cô. Ông đã ân cần nhắn nhủ Tố Phượng hãy thương lấy Tố Oanh, hãy lo lắng, đừng bỏ rơi Oanh, cô bé chị mà ba cô trước khi lìa đời vẫn xót xa nghĩ rằng cuộc đời nó sẽ gặp nhiều bất hạnh vì bản tính thích gieo gió bão.Phượng thở dài. Lúc đó cô đã khóc và hứa làm theo lời nhắn nhủ của ông.Giờ đây trước tình yêu và hạnh phúc của mình cô phải làm gì, đối xử ra sao với người chị thích gieo gió bão ấy?Rồi nữa, Phượng nhoi nhói khi nghĩ đến mẹ. Lâu rồi cô không dám nhớ lại câu ba cô hay nói:″Bé Oanh giống tánh mẹ, bé Phượng giống tánh cha”. Hôm ba cô chết, cô khóc cạn khô cả người. Ai đó đã nửa đùa nửa an ủi cô ″chết cha còn mẹ, chẳng lẽ mồ côi”.Vậy mà cô tự xem mình mồ côi. Mẹ cô đã như thế ấy, bà có nhân tình từ lúc ba cô còn sống. Mỉa mai thay, cô là người sau cùng biết đó, và may mắn lẫn chua xót cho ba cô, ông không hề biết mình là người đàn ông bị vợ cắm sừng.Hôm mở cửa mả, Phượng đã cố không muốn nhưng vẫn nghe những lời đay nghiến của bà thím gần nhà văng vẳng:″Hừ! Nó chỉ vái ngày vái đêm cho chồng chết để dắt trai về nhà ngay! Nó chẳng thèm nghĩ tới hai đứa con gái...”.Tố Phượng nhắm mắt lại. Cô rất sợ phải nghe những lời dè bỉu về những chuyện lình xình giữa hai chị em cô và một gã đàn ông. Điều ấy rõ nhục khi người đời hay vơ đũa ″mẹ nào con nấy”. Trời ơi! Tại sao thêm một lần nữa, nột tên đàn ông lại xen vào giữa hai chị em cô. Lần đầu, cô đã cúi đầu nhục nhã thay cho Oanh lúc còn học ở trường vì chuyện thầy Sang, lẽ đâu lần nầy rùm beng lên vì Trường, người bấy lâu nay cô luôn nghĩ sẽ là chồng mình. Phượng nhìn chiếc nhẫn đính hôn trên ngón tay áp út. Chiếc cùm trói buộc nhỏ xíu bằng vàng đây mà. Một sự trói buộc thiêng liêng của hạnh phúc lứa đôi mà xem chừng người ta mang cùm vào dễ chừng nào thì càng tháo ra nhanh chừng ấy.Như Oanh đã kể, Oanh đã từng tháo chiếc nhẫn kim cương ném vào mặt Sang trước khi ra đi. Phượng xoay xoay chiếc nhẫn quanh ngón tay mà cô nghĩ chắc chị Oanh đã rất hả hê khi làm như vậy vì bản tính của chỉ, thích gieo gió gặt bão, thích khuấy động thì phải như thế mới hả mới vừa lòng.Còn Phượng, cô có can đảm tháo chiếc nhẫn tình yêu nầy không? Cô cắn môi khổ sở. Chắc là cô chẳng chịu nổi đâu. Thế cô có can đảm đeo tiếp nó không? Chắc cô cũng chẳng chịu nổi những dằn vặt ghen tuông...Làm sao thì cũng khổ. Nhưng tại sao cô khổ cơ chứ? Vì cô yêu Trường hơn tất cả mọi thứ hay vì cô yêu bản thân mình rồi lo miệng lưỡi thế gian bêu rếu ″chị em nhà nó xài chung một chồng”.“Thở ra không hẹn thở vào Thở ra ta khác, thở vào khác ta...”.Mới khi ngồi nói chuyện với Sang đây thôi, Phượng tưởng rằng mình yêu Trường chết được, sao giờ phút nầy lòng cô nguội lạnh đến thế! Có phải vừa rồi Trường đã bất cẩn để rơi chiếc mặt nạ của anh ra, chiếc mặt nạ mà suốt bao năm tháng qua Phượng đã cố nhủ lòng:hãy tin đó là bộ mặt thật của anh, hãy tin đó là tình yêu thật của anh. Bộ mặt đó chính là chiếc gương hoen ố để Phượng soi lại tâm hồn mình.Tố Phượng đứng dậy lắc đầu cương quyết. hai tay cô bóp chặt, nước mặt tuôn rơi. Cô òa khóc nức nở. Không! Dù biết dứt khoát với Trường là cô chết cả nửa người nhưng cô không thể tiếp tục lừa gạt trái tim mình nữa, cô không thể nào tiếp tục yêu một người giả dối, hai lòng, cô không thể yêu bằng ảo tưởng.Cuối cùng, cô không thể để Oanh khổ nếu chị ấy vì cô mà phải lén lút đến với Trường.Mưa đã tạnh từ lâu lắm rồi mà Phượng vẫn đứng thừ người ra bên khung cửa sổ. Hình như đã có một cơn bão dữ dội vừa đi qua hồn cô. Cơn bão ấy đã thổi thốc, thổi bật hết thảy những thứ mà cô từng mê muội gọi là hạnh phúc ra khỏi đời. Bây giờ chỉ còn đổ vỡ hoang tàn. Phượng ngơ ngơ như người bị phá sản đang tiếc của, tiếc những gì một thời mình đã nâng niu như báu vật.Cô vô hồn bước đến ngồi bên bàn trang điểm với tay lấy chiếc dao lam mới tinh còn nằm trong bao. Phượng chậm chạp tháo chiếc nhẫn đính hôn ra. Cô khẽ rùng mình khi lưỡi dao lướt nhẹ trên da thịt. Dưới ánh sáng trắng đục của đèn néon, mặt Phượng xanh mét như như người chết...″Vĩnh biệt nhé chút hạnh phúc vẽ vời quyến rũ. Vĩnh biệt nhé cơn mơ hồng hoang của mộng tưởng...”.Phượng cắn răng rạch chéo hai nét tạo thành chữ thập ngay đốt tay còn in dấu chiếc nhẫn, máu túa ra nhỏ giọt xuống bàn.Cuối cùng của quyết định thi giữa hai chị em, Phượng vẫn là người tự nguyện nhận phần thua thiệt. Nhưng cô thề với lòng mình đây là lần thua thiệt sau cùng cho bài học xương máu đầu tiên, vết thương rồi sẽ lành, cái sẹo chữ thập trên ngón tay đeo nhẫn sẽ là dấu ấn để Phượng nhớ những gì cô đã làm.Phượng để mặc cho nước mắt chảy dài. Bao giờ cô cũng là kẻ yếu đuối so với Tố Oanh. Giờ đây kẻ yếu đuối ngông cuồng bắt đầu sống một cuộc sống với trái tim ngông cuồng không hề yếu đuối.Chiếc xe du lịch bóng láng đang phóng vun vút trên con đường vắng bỗng thắng gấp trước một biệt thự nhỏ kín đáo, nằm ẩn trong một góc phố, xung quanh được che bởi những thứ dây leo chằng chịt lắp cả những hàng rào.Tin...Tin...Tin...Tin...Tố Oanh cười ròn rã, cô đưa tay đập liên tục lên kèn xe du lịch rồi háo hức giương to đôi mắt có hàng mi cong về phía cánh cổng vẫn còn im lìm như chờ đợi xem đằng sau cái ranh giới ấy là gì. Duy cầm tay lái ngồi kế bên cũng tủm tỉm khi thấy bỗng dưng Oanh lại nhộn như trẻ con.Tin...T...i...n...Oanh lại nhấn một hồi kèn dài nữa. Cô ngã ngớn cười thích thú khi thấy cánh cửa vội mở rộng ra nhấp nháy, y như rằng nó biết sợ uy cô. Duy nhấn ga vọt nhanh xe vào trong sân. Bước xuống trước và đi vòng qua phía bên phải ông hơi khom người mở cửa cho Oanh:– Mời...lệnh bà vào nhà!Oanh chớp mắt tình tứ liếc Duy rồi điệu nghệ đưa tay cho ông đỡ. Cô khoan khoái thở một hơi dài. Ngồi trong xe có máy lạnh vẫn không sao sảng khoái bằng tận hưởng khí trời buổi tối. Đêm ở đây yên ắng lạ lùng, Oanh hơi ngạc nhiên với chính mình khi chợt nhận ra chút lãng mạn còn sót lại trong tâm hồn, cho cô cảm được mùi hương ″Hoàng hậu”, mùi hoa ấy dễ làm người ta say khi kề cận người tình.Đôi giầy bít gót màu huyết dụ của Oanh giẫm lên sỏi nghe xào xào. Cô bước chậm rãi nhìn quanh. Khu vườn có cái đặc biệt của nó, đó là cái hư ảo đầy huyền bí của đêm.Đến bên một hồ nước tròn nhỏ được xây theo kiểu hòn non bộ, Oanh ngồi lên thành hồ, khỏa tay xuống nước nhìn những mảng ánh sáng vỡ ra lấp lánh, rối Oanh lại ngước nhìn những nhánh dưong liễu lơ thơ trên đầu.– Một góc thiên đường bé cho một đôi tình nhân. Đúng là nơi em từng ao ước.Duy mỉm cười:– Em nói như đang đọc thơ vậy!Oanh gượng gạo:– Tại em không nghĩ là nhà anh thơ mộng như vậy khi đêm xuống.Hai người bỗng im lặng. Oanh hơi khó chịu khi nghe Duy bảo ″cô nói như đang đọc thơ”. Lẽ nào cô đã nhiễm cái tật hay dùng lời hoa mỹ, sáo rỗng của Sang rồi? Từ lâu rồi cô muốn gạt phăng mọi ảnh hưởng của anh ra khỏi đời cô mà!Duy bước đên ngồi kế bên Oanh, giọng buồn buồn:– Ngôi nhà nầy của cha mẹ anh để lại. Ngày xưa nó từng là tổ ấm, là một mái gia đình hạnh phúc. Từ lúc cô ấy bỏ anh mà đi thì nó đã thành mộ địa lãnh căm.Tố Oanh mơ màng tựa đầu vào vai Duy:– Sao hồi đó anh lại không đi?Duy khẽ cười:– Anh là người Việt gốc Hoa. Quê hương đối với những kẻ tha phương cầu thực như cha mẹ anh, rồi sau đó đến đời anh có lẽ chỉ là một khái niệm khá trừu tượng.Nhặt một hòn sỏi ném ra xa, Duy bồi hồi nói tiếp:– Phải chăng quê hương là một số phong tục tập quán được giữ gìn trong gia đình, trong tình cảm của những người đồng hương và trong tiếng nói.Với anh ngoài cố hương trong tâm tưởng ra thì ở đâu sinh sống được, nơi đó là quê hương. Định cư một lần rồi, nghĩ đến chuyện bôn ba để tìm một nơi định cư mới quả là một điều anh không muốn.Oanh hơi ngạc nhiên:– Chẳng lẽ vì vậy mà anh để chị ấy dẫn con đi?Giọng Duy chợt khô khan:– Dĩ nhiên còn nhiều chuyện nữa, phải nói là cô ấy trốn theo một người khác là đúng nhất.Quay lại nhìn Oanh, Duy đổi giọng âu yếm:– Vào nhà nhé nữ hoàng đêm nay?Oanh vờ vĩnh dựa vào người Duy để ông dìu đi, như kiểu một anh chàng trai trẻ, sung sức đang dìu một cô bé nai tơ đi trong buổi hò hẹn đầu tiên. Những ly rượu ở nhà hàng giờ đã thấm là cô rạo rực và mơ mơ màng màng một cách sảng khoái. Bây giờ Oanh thèm đặt mình xuống một chiếc gường nệm phủ drap sa tanh êm mát và thèm một bàn tay.Vào đến nhà, Duy để Oanh ngồi xuống bộ salon màu xám lông xù như lông gấu, mắt cô lơ đãng nhìn quanh. Ánh sáng vàng của những chùm đèn đặt dọc vách tường tạo cảm giác hư hư thực thực cứ khiến người ta nôn nao mong muốn một điều gì đó rất thực của yêu đương phải xảy ra ngay, xảy ra gấp.Duy chồm người bấm cái chuông điện trên vách, thoáng chút xíu đã thấy một người đàn bà xuất hiện. Đó là một người có tuổi, gương mặt choắt chiu vẻ cam phận, đôi mắt không hề nhìn lên nhưng đã nhạy bén ngó trộm Oanh thật nhanh. Bà ta mặc áo xẩm màu tím than, tóc thắt một đuôi sam dài, nhỏ tí lúc lắc sau gáy trông ngồ ngộ.Oanh tròn mắt nghe Duy xí xô xí xào một tràng chuỗi âm thanh líu ríu với bà ấy. Khi người đàn bà cung kính lui đi, cô tò mò hỏi:– Anh nói gì vậy?Duy cười:– À! Anh bảo dọn cho mình món gì đó để ăn.– Bộ....bà ta không biết tiếng Việt à?– Điều đó có nghĩa lý gì, vì dù có rành rẽ tiếng Việt thì cũng không được nói với chủ trong gia đình nầy.Oanh hơi giễu cợt:– ″Ông chủ” oai đến thế sao? Trong khi anh nói tiếng Việt rất chuẩn và rất đúng ngữ pháp. lần mới đầu, em đâu nghĩ anh là dân Chợ Lớn.Duy nheo nheo con mắt xếch ra chiều đắc ý:– Vợ anh là người Sài Gòn, nữ sinh của một trường nữ trung học nổi tiếng.Nếu anh không nói thật chuẩn, thật ngọt thì làm sao tán được cô ta chứ?Oanh giả vờ hờn mát ghen tuông:– Đó là chuyện của quá khứ, em thắc mắc làm gì.Rồi ông vừa cười lẳng lơ, vừa khoái trá:– Ghen sao bé con?Tố Oanh cố ý không trả lời, cô ngả người ra salon, hai tay gác sau ót như người đang nghĩ điều gì mông lung lắm. Duy chồm người theo, đưa tay vuốt mái tóc dài của Oanh qua một bên, ông xoa nhẹ bờ vai trần mịn màng mát rượi của cô rồi hỏi bằng một giọng ỡm ờ:– Điều anh muốn em giải đáp là tại sao hôm nay em đồng ý ở lại với anh, trong nhà anh một cách tự nguyện rất ư là dễ yêu vầy.– Oanh lim dim đôi mi cong, cô vươn vai, ưỡn ngực lên một cách tự nhiên đầy khiêu khích rồi vòng tay bá cổ Duy:Ngày mai em hết là thư ký riêng của anh rồi thì em phải làm cái gì đó... riêng của anh chớ! Mà anh có sợ mất em không?Duy vừa vuốt ve Oanh, vưà thong thả đáp một cách tự tin:– Nếu anh sợ anh đã không đồng ý cho em đi. Nói thật nhé bé! Các cô gái đến với anh thường sợ mất anh hơn là anh sợ mất họ....– Thật không? Đúng không?– Ừ... thật, nhưng không đúng. Nếu đúng thì phải nói trừ vợ anh ra...Oanh cười tự kiêu:–... Và cả em nữa chứ!Duy hơi bất ngờ một chút trước câu nói tự cao của Oanh. Ông nhún vai:– Điều đó còn chờ thời gian trả lời. Thật sự mà nói, em về làm thư ký riêng của ai thì anh còn sợ em, chớ làm thư ký riêng của Tổng giám đốc Lâm Đình thì chẳng có gì mà anh phải lo. Dù so với anh hắn có nhiều điểm trội hơn:trẻ tuổi, đẹp trai, ″sếp” của anh về mặt nào đó trong công việc làm ăn.Oanh thích thú:– Anh chủ quan quá!Mắt Duy bỗng lóe lên tia sáng khoái trá kỳ lạ, ông tủm tỉm cười:– Nếu Tổng giám đốc là ai khác anh đâu chủ quan để ″mỡ gần mèo” như vầy. Đằng nầy hắn ta...Duy lại cười bỏ lửng câu nói làm Oanh không ngăn được sự tò mò:– Hắn ta làm sao hở anh?Cái trán trợt nằm dưới cái đầu hói mà Oanh từng đánh giá khá quỷ quyệt của Duy hơi nhíu lại rồi giãn ra như vừa ý vì đã tìm được một giải đáp tốt:– Người ta đồn hắn bị bất lực, đối với phái đẹp hắn không biết bị rung động là gì cả. Mà có lẽ họ đồn đúng, nên tất cả mọi khả năng, tinh túy của giống đực hắn dồn tất cả cho công việc làm ăn. Hắn ta không biết khổ mà còn hồ hởi tự khoe ″một mình làm bằng ba bốn người”.Oanh buột miệng:– Lẽ nào lại như vậy! Em thấy ông ta vẫn bình thường mà!Cao hứng với cái khoái cảm hơn kẻ khác, Duy vờ lắc đầu như thương hại sự khờ khạo của Oanh:– Chẳng lẽ hắn để lộ cái bất thường khốn khổ ấy cho em thấy à?Oanh làm thinh. Tư dưng trong lòng cô dâng lên một sự thất vọng ê chề. Thì ra là vậy! Thảo nào ở lần trình diện đầu tiên, rồi những lần gặp sau, cô luôn nhì thấy một gương mặt lạnh lùng mà cô vô cùng bực bội.Oanh nhớ hôm đến gặp Đình lần đầu, cô đã bỏ thời gian trang điểm rất lâu, cô tỉ mỉ tẩn mẩn chăm sóc làn môi, mi mắt công phu đến mức nhìn thoáng qua khó ai ngờ rằng gương mặt đẹp như vẽ kia có những cái không thật.Thế nhưng cô đã hoài công vô ích, cô đã đối diện với một tượng đồng lạnh tanh, thượng đồng ấy cũng có trái tim, nhưng trái tim ấy không hề biết rung động. Đình có đôi mắt rất sáng và đẹp tiếc thay đôi mắt ấy không để ngắm những thứ gì khác hơn là những con số, những chồng hồ sơ, kế hoạch, dự thảo quỷ quái gì đó nhằm phát triển hơn nữa các công ty thuộc tổng công ty của ông ta.Nói tóm lại, Đình không hề để mắt tới Oanh, một người đàn ông ngoại lệ thờ ơ trước sắc đẹp của cô, mà lần cô mới gặp, Đình đã tiếp cô một cách hời hợt miễn cưỡng của một ông chủ... Thế nhưng bây giờ ông ta lại cần đến cô. Không biết tại cái vốn sinh ngữ của cô hay vì sắc đẹp của cô. Bất giác Oanh cười tự phụ. Mọi ấm ức lâu nay đối với tay tổng giám đốc hắc ám bỗng dưng tan mất, bù lại những tượng lãng mạn Oanh dành cho ông ta cũng vỡ theo. Coi như cái kỳ vọng đại loại cô từng ao ước làm bà tổng giám đốc chẳng bao giờ là sự thật.Nuốt tiếng thở dài vì vỡ mộng, Oanh tựa đầu vào ngực Duy, tay cô vòng qua bụng ông, cái bụng của người có tuổi gốc Chợ Lớn vẫn chưa quen với cô. Mặc cho Duy vuốt ve, Oanh thản nhiên nằm dài trên salon giương đôi mắt to thách thức về phía ″bà quản gia” của Duy khi bà ta đặt một cái khay nhỏ đựng thức ăn lên bàn. Đôi mắt một mí của bà nhìn xuống tạo thành một nét cắt ngang bí hiểm trên gương mặt hơi cau lại khi thấy cô quá tự nhiên với ông chủ của mình.Duy lại líu lo, xí xô một hồi dài. Bà quản gia nhẫn nhục cúi đầu nghe và rút đi êm không một tiếng động.Oanh lại hỏi:– Anh nói gì vậy!?– À! Anh bảo pha nước ấm có dầu thơm vào bồn cho em tắm. Bây giờ phải – ăn một chút gì cho vững bụng. Một phút thôi nhưng chất lượng cao. Oanh nhìn Duy bưng một chén kiểu có đậy nắp đưa cho cô bằng ánh mắt dò hỏi. Duy dịu dàng:Em ráng một chút. Không ngon đâu, nhưng tốt lắm. Vị thuốc bắc mà!Liếc Oanh một cái tình tứ, Duy nói khẽ vào tai cô:– Rồi em sẽ thấy, tác dụng rất tuyệt.Oanh bỗng nóng ran người. Ông ta lúc nào cũng chuẩn bị chu đáo và không hề hối hả, hấp tấp trong chuyện yêu đương. Huống chi đây là tại nhà ông với biết bao điều kiện lẫn tiện nghi có sẵn. Cả hai còn cả một đêm dài huyền hoặc cơ mà.Oanh vờ e lệ nhâm nhi từng muỗng rồi bất chợt hỏi:– Bà quản gia nhà anh trông lạnh lùng làm sao ấy.Duy nhíu máy:– Em để ý làm chi đến bọn kẻ ăn người ở. A Lìn lúc nào cũng bì xì gương mặt, nhưng trung thành lắm. Từ khi cô ta bỏ đi đến giờ anh chưa đưa một người đàn bà nào về nhà. Em là người đầu tiên lại được anh ôm ấp thế nầy nên A Lìn mới tỏ thái độ lạnh như vậy. Tâm l1y chung của phụ nữ mà.Oanh ngừng ăn và hỏi:– Làm sao vợ anh nói và hiểu được A Lìn?– Chậc! Thì cô ta phải học và nói ngôn ngữ của dân tộc anh chứ! Xuất giá tòng phu mà!Oanh đặt chén xuống khay. Mắt cô long lanh nhìn Duy. Với người đàn ông nầy cô chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ chung sống lâu dài. Nếu là chồng ắt hẳn ông ta là một người chồng quyền hành, độc đoán, gia trưởng. Trái lại nếu là một người tình thì ông là một nhân tình mà tất cả đàn bà đều muốn. Vừa thoát khỏi tên độc tài, bệnh hoạn, thì hiện giờ Oanh đâu thích bị ràng buộc bởi một ông chồng, nhất là một ông chồng già giặn, quỷ quyệt. Cô tự nhủ:Tạm thời mình hãy bằng lòng với người tình có tuổi từng trải và lịch lãm nầy cái đã...Duy lên tiếng:– Vào tắm đi cưng!Oanh nhỏng nhảnh bá vai Duy:– Anh phải hứa là sẽ dạy em nói tiếng Tàu thì em mới chịu tắm.Ông cười hài lòng:– Chuyện đó dễ thôi! Nhưng cần có thời gian.Oanh nũng nịu như con gái mới lớn:– Em thông minh lắm. Ngay bây giờ em vẫn có thể nói được một câu rất tuyệt bằng tiếng Tàu dù em chưa được ai dạy hết.Thấy Duy có vẻ bán tín bán nghi, Oanh thích thú cười khanh khách và dẩu môi nói từng tiếng với giọng điệu đớt đát của trẻ con:– Ngộ....ái...nị....Duy bật cười khoái trá, đôi mắt xếch của ông bừng lên những tia ham muốn.Ông đứng dậy kéo tay Oanh:– Anh sẽ chiều em từng chút một, yêu nữ ạ. Đêm nay em giống một nhân vật đầy ma lực nào đó của Bồ Tùng Linh quá! Khổ nỗi anh lại thích được hành hạ dưới tay yêu nữ mới ác chứ!