Chương 1

Khi anh nhìn thấy cô đứng trên đỉnh đồi thì đã quá trễ để kịp rẽ sang đường khác. Đổi cái giỏ nặng trĩu sang tay lành, anh nghĩ có thể đi xuống phía dòng sông, nhưng con chó của cô đã đánh hơi thấy anh.
- Duncan, anh Duncan!
Tiếng gọi của cô làm anh đứng khựng lại rồi từ từ quay người. Cô trông thật xinh xắn trong cái váy ngắn cùng với đôi ủng, tóc cô lấp lánh dưới ánh nắng. Tiếng gọi là một lời trách cứ, một câu than phiền về sự bỏ trốn của anh.
- Margaret, tôi đã không thấy cô – anh có ý xin lỗi.
Cô chống hai tay lên cây gậy và ngắm nhìn cái dáng người kỳ lạ, ăn mặc nghèo nàn, vầng trán rộng, đôi mắt sâu thẳm của anh. Nụ cười của cô đầy cảm kích.
- Bác sĩ Euen Overton đi câu. Tôi đi đón anh ấy. Anh có thấy anh ấy không?
Anh lắc đầu và cô bật cười.
- Trong đám bạn học cùng lớp thì anh quả là ít nói, tôi đoán là ý nghĩ về công việc mới của anh đã làm anh kiêu hãnh.
Anh cố nén sự phản kháng của mình một cách khó khăn và gật đầu.
- Tôi đã gặp may, phải không nhỉ?
- Ôi! Mà anh đã được nhận đâu, cô trêu anh, ít nhất cũng phải đến buổi họp chiều nay kia.
Cô chợt im, đột ngột êm dịu lại.
- Cái này sẽ mang lại may mắn cho anh, tôi đã tìm thấy nó trên đỉnh đồi.
Cô đưa cho anh một cành hoa trắng.
- Cảm ơn Margaret.
Giọng anh hơi run. Anh cầm lấy cành hoa và nhét vội vào túi áo.
Một giọng nói to thình lình vang lên sau lưng họ, Overton đang leo lên phía họ, tay vung vẩy cần câu như có ý chào; chỉ trong nháy mắt anh ta đã đến gần họ, những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt đẹp đều đặn của anh ta.
- Thế nào Margaret, cô thật tinh quái, tôi tìm cô khắp nơi suốt hai giờ liền, chơi cái kiểu gì thế! Cô bỏ rơi ông khách quý của cô như thế đấy hả? – Chào ông bạn Stirling. Cá cắn câu chứ?
- Chẳng đáng gì.
Ngay lập tức Duncan cảm thấy bực bội. Tên nhà giàu hợm hĩnh mà anh đã dễ dàng qua mặt trên lớp này, đã luôn luôn đối xử với anh như một kẻ bề trên.
- Cậu hẳn là chẳng câu được con nào chứ Stirling?
Overton cúi nhìn vào giỏ của Duncan và thốt lên ngoài ý muốn - Mẹ ơi! Gì thế này! Năm, sáu con, lại là cá to nữa chứ! Thế mà tớ, tớ lại chẳng câu được con cá nào cả!
- Cậu có muốn lấy con cá chép không?
- Còn phải hỏi.
Overton khoái trá, nhận vội lấy.
- Vậy lấy hết đi, Duncan đề nghị một cách thân ái.
- Ông bạn quý mến ạ, ông thật tuyệt. Cậu không phiền chứ?
- Phiền gì. Hễ muốn là tớ câu được ngay thôi!
Mặc dầu đã tự kiềm chế, Duncan vẫn không tự ngăn được vẻ khinh thường thoáng hiện trong giọng nói, nhưng Overton đang mải đổ cá từ giỏ Duncan sang chính giỏ mình nên không để ý chút nào đến điều đó.
- Em sẽ thấy ba em ngạc nhiên đến chừng nào khi anh đưa ông xem cá anh câu được - anh ta vừa nói vừa cười với Margaret.
- Nhưng Euen, cô nhẹ nhàng phản đối, đâu phải anh câu được chúng.
- Ôi! Đi câu cũng như trong tình yêu, mọi thứ đều được phép tất.
Anh ta liếc mắt nhìn cô đầy ý nghĩa.
Duncan giũ đôi giày đầy bùn.
- Thôi, đến giờ tôi phải đi đây.
Anh huýt sáo gọi con chó đang nằm trong đám cỏ cao. Overton nhìn con chó và chợt nghĩ ra.
- Phải con Rust không, con chó nổi tiếng ấy? Anh ta hỏi.
- Phải.
- Cậu thật khéo tay.
Margaret rùng mình khi nhớ đến tai nạn.
- Nó hẳn là đã rời ra từng mảnh khi bị chiếc xe tải ấy cán.
- Đúng thế, Duncan trầm tĩnh trả lời, nhưng những mảnh ấy đã chịu dính lại.
- Đáng lý cậu nên làm chuyên viên dán hồ!
Overton cười mỉa, tỏ vẻ là câu chuyện chẳng có gì đáng chú ý.
- Thôi chào! Có lẽ tớ sẽ không gặp lại cậu. Tớ phải về trường Đại học vào thứ năm để kịp gác thi Lockhart.
- Thi lấy học bổng à? Duncan hỏi.
- Chính thế, (Overton tỏ vẻ quan trọng), đó là một trong những nỗi kinh hoàng ám ảnh những chàng bác sĩ nội trú của trường St. Andrews! Mỗi mùa xuân phải coi những bảy trăm thí sinh dự thi vào ngành y.
- Lạ thật! Mệt vậy mà mày còn sống được.
Giọng nói của anh trầm tĩnh đến nỗi đã giấu được nỗi chua cay ẩn trong đó. Vài giây sau, Duncan bỏ đi sau khi chào Margaret.
- Người gì mà kỳ cục!
- Anh cũng sẽ kỳ cục như vậy, nếu anh bị tật như anh ấy – cô mỉm cười.
Trên đường về tỉnh, Duncan tự dằn vặt mình bằng cách tưởng tượng ra cặp Margaret và Overton đi sóng đôi với nhau đến Stincher Lodge, ngôi biệt thự của Đại tá Scott – cha Margaret. Anh như trông thấy phòng đại sảnh rực sáng bởi những khúc củi cháy đỏ trong lò sưởi. Người quản gia với bộ y phục màu xám sẫm đang tiếp trà. Họ đang đợi Joe - Người lương thiện, biệt danh của cha Overton, người giàu nhất Levenford. Margaret sẽ rót trà ra tách và khi đó Euen sẽ vênh váo đi lại trong phòng, đưa trà cho mọi người và khoe tài câu cá của mình.
Euen Overton nắm vững đến tận cốt lõi nghệ thuật xuất hiện trước mọi người với vẻ tốt mã nhất của mình. Anh ta là người con độc nhất và được Joe nuông chiều. Túi anh đầytyle='height:10px;'>
Để nhấn mạnh thêm lời yêu cầu của mình, ông cố gắng ngăn cô bằng cách kéo tay cô lại, một cử chỉ thật tai hại, tách trà Duncan đang cầm bị tay ông đụng phải đã bắn ướt áo Margaret.
Một sự im lặng nặng nề bao trùm căn phòng. Margaret tái mặt vì giận và bực. Còn Duncan thì đứng chết trân một chỗ, đầy tuyệt vọng.
- Ôi, Margaret, anh thốt lên, tôi rất tiếc!
- Đương nhiên rồi, cô rít lên vì giận. Tôi đến đây để uống trà chứ không phải để một người thô lỗ say khướt hất nó vào mặt.
Nói sao bây giờ? Giằng xé giữa hai bên, Duncan chỉ còn biết lặng câm, mong đất dưới chân nứt ra để có thể chui xuống được.
Co lẽ Margaret cũng thấu hiểu nỗi đau lòng của anh, nhưng những câu dằn vặt vẫn không bớt quất vào mặt anh.
- Cảm ơn anh về buổi chiều đáng mến này, mọi việc đều thật hoàn hảo.
Vài giây sau cô đã biến đi.
Ông già Tom ngẩn ngơ nuốt một ngụm rượu, thở dài.
- Ba có cảm tưởng là con không muốn gặp ba cho lắm, con trai ạ.
- Ba biết rõ là con muốn mà, Duncan vội trấn an ông. Chỉ có là… Ôi! Mà nói làm gì nữa?
- Con đúng đấy, nói làm gì nữa? Ông già lầm bầm. Ôi! Trời ơi! Tại sao tôi lại đến đây nhỉ? Chẳng ai cần tôi. Chính con trai tôi cũng phải xấu hổ vì tôi.
Duncan cảm thấy hết chịu nổi.
- Ba, anh quả quyết nói, ba phải đi ngủ thôi.
Anh kéo vai cha và giúp ông lên giường. Ông già Tom ngáp dài và định nói gì đó nhưng chưa kịp nói, ông đã lăn ra ngủ.
Duncan ngắm nhìn thân hình dài lêu nghêu nằm đấy, nét mặt trông thật đáng thương.
Anh xếp chăn gọn lại tạo sự thoải mái tối đa cho cha rồi rời phòng với một ý nghĩ duy nhất: cố quên đi câu chuyện vừa rồi.
Ở tầng dưới, cửa phòng bác sĩ Geisler đang mở và giọng nói của chị làm anh dừng bước.
- Anh Stirling đấy à? Vô đây một chút.
- Tôi đi phố, anh cộc cằn trả lời.
- Để làm gì thế?
- Tôi cũng chẳng biết nữa.
- Vậy thì vào đây chơi với tôi một lát đã!
Anh miễn cưỡng bước vào.
- Này, hình như anh có khách ở trên ấy hả? Chị nói. Tôi gặp cô khách trẻ của anh xuống thang lầu. Chị ngừng nói.
Anh bật cười chua xót và kể lại chị nghe bằng vài câu cay đắng.
- Được, được! Chị bàn. Chẳng có gì phải ca cẩm. Này! Anh có giận cha anh không?
- Không, tôi giận chính tôi chứ. Người ta mong chờ gì được ở một kẻ ngốc như tôi lại còn thêm cánh tay tật nguyền này nữa chứ.
- Này, đừng có mặc cảm. Chuyện không đáng gì đâu.
Chị ngồi vào đàn và trong khi anh ngồi xuống trước ngọn lửa đang reo vui trong lò sưởi thì chị chơi đàn cho anh nghe. Tiếng đàn đầy ắp căn phòng và xen vào đó là tiếng củi nổ lách tách, dần dần anh cảm thấy trong lòng yên tĩnh lại. Khi chị đàn xong, tâm hồn anh trở nên hoàn toàn thanh thản.
- Thế nào! Anh còn muốn chạy trốn nữa không?
- Không, chị biết thừa là tôi vẫn tiếp tục muốn làm một cái gì đó… thật lớn lao trong ngành y.
- Thật ư? Công việc làm anh thích thú à?
- Đam mê!… Chị chơi đàn thật tuyệt vời.
- Nó giúp cho tay tôi mạnh và dẻo. Anh đừng quên tôi là một nhà giải phẫu.
- Tôi gần như quên mất điều đó. Mặc dù tên chị có vẻ rất quen thuộc với tôi. Có một bác sĩ rất nổi tiếng ở Áo, bác sĩ Anna Geisler, bà ta đã viết một quyển sách tuyệt vời về ngành giải phẫu hiện đại. Bà ấy có họ hàng gì với chị không?
- Không hẳn thế. Tôi chính là bác sĩ Anna Geisler đây!
Trong những phút đầu, Duncan tưởng chị nói đùa, nhưng rồi vẻ thản nhiên của chị đã thuyết phục anh và anh ngẩn người ra. Ra vậy. Chị chính là bác sĩ Geisler nức tiếng của trường Đại học Heidelberg và Vienne.
- Trời đất, anh lắp bắp. Vậy mà tôi dám kể những chuyện lẩm cẩm của tôi cho chị, người đã có những công trình nổi tiếng thế giới.
- Anh quá khen đấy!
- Không, chắc chắn là không. Tôi hãy còn sững sờ đấy.
Chị ngắm nhìn đầu điếu thuốc cháy đỏ của mình.
- Những cái đó sẽ chẳng nghĩa lý gì so với cái tôi đang chuẩn bị. Khi nào tôi xong cái việc nhỏ mọn này, trong mười hai tháng nữa, thì Hội và đặc biệt là ông bạn bác sĩ Inglis của anh đã hứa với tôi một chỗ xứng đáng ở Edimbourg, tại viện Wallace. Khi đó mọi người sẽ biết đến tên tôi (chị đột ngột quay lại anh). Ngày mai, nếu anh không bận gì, anh có thể đến xem tôi mổ.
- Chị cho à? Tôi rất thích. Anh sốt sắng trả lời.
Chị gật đầu, không nhắc lại việc đó nữa, rồi chị đứng dậy. Cái váy dài quét nhẹ trên sàn nhà.
- Tôi đói khủng khiếp, chị nói, nhưng anh thật là xui, vì tôi không biết làm bếp. Nào, nhờ sự giúp đỡ của Hippocrate, tôi sẽ giải phẫu cho anh hai cái bánh Sandwich, rồi anh sẽ thấy.
Chị giữ đúng lời hứa và còn hơn thế nữa, vì thêm vào hai miếng Sandwich thịt và xúc xích, chị đã đưa ra một lọ dưa muối và ấm cà phê nóng bỏng. Cả hai đã ăn như vậy, ngồi trước ngọn lửa reo lách tách bàn về y khoa và các kỹ thuật y khoa. Kiến thức rộng của Anna cũng như sức mạnh sâu sắc của tầm hiểu biết của chị đã làm anh rung động mạnh mẽ.
Đến mười giờ, khi đứng dậy xin phép ra về, lòng anh đã tràn ngập sự biết ơn chị.
- Tôi đã trải qua một buổi tối tuyệt diệu, bác sĩ Geisler ạ. Tôi không biết phải cám ơn chị như thế nào.
- Tôi còn có tên là Anna, và đừng cám ơn tôi. Nếu tôi chán thì tôi đã tống cổ anh ra khỏi nhà từ lâu rồi.
Khi anh đã đi, chị đứng im, chìm vào suy tư. “Tội nghiệp anh ta”. Cuộc đời đã bạc đãi anh ta, cũng như ta, nhưng anh ta chưa bị chai sạn, như mình. Cúi người trên những tàn lửa đang lụi dần, chị nghĩ một cách thẳng thắn. “Ta sẽ huấn luyện anh ta, ta sẽ giúp anh ta tạo một vỏ bọc cứng. Anh ta thông minh. Với vai trò đồng nghiệp, anh ta có thể giúp mình trong những cuộc nghiên cứu sắp tới”.
Sáng hôm sau, Duncan bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại ở tầng trệt. Thì ra Margaret gọi anh, ngượng ngùng vì thái độ bực dọc của cô ngày hôm qua.
Duncan đã không hiểu rằng, ý tưởng để mất, dù là kẻ hèn mọn nhất trong những người ngưỡng mộ cô ta, đã làm tổn thương lòng hợm hĩnh của cô ta đến thế. Theo anh, việc cô gọi điện thoại cho anh, tha thứ cho anh, chịu nối lại dây liên lạc với anh, là cả một phép lạ.
Trên gác, ông già Tom đã thức dậy, đầu nhức như búa bổ. Khi nhớ lại diễn biến của ngày hôm trước, ông rất ân hận. Do đó, khi biết được chuyện hòa giải, ông đã thở phào nhẹ nhõm.
- Ba đúng là một tên khùng. Nhưng con yên trí, ba sẽ bị trừng phạt vì thế nào về đến nhà, ba cũng sẽ phải đụng đầu với mẹ con.
Nghe nói tới mẹ mình, mặt Duncan đanh lại. Mặc dù anh đã cố gắng giảng hòa với bà, bà vẫn cứ từ chối nhìn nhận anh. Đến tận bây giờ, bà vẫn cho rằng mọi cố gắng của anh rồi sẽ kết thúc bằng sự thất bại và thời gian sẽ chứng minh là bà có lý.
Anh vô tình nắm chặt tay lại.
- Ba ạ, bây giờ ba đã hiểu ra ước vọng của con rồi chứ? Tại sao con không thể lùi bước? Tại sao bằng mọi giá con phải thành công?
Ông già Tom đã sửa soạn xong, vừa lắc đầu vừa đội mũ và đi ra cửa.
- Cứ việc thành công theo ý con, con à. Nhưng đừng quên là phải có hạnh phúc.
Ông vẫn mỉm cười với anh, huýt sáo gọi Rust và vội vã ra bến xe.
Chiều hôm ấy, Duncan chuẩn bị xem bác sĩ Geisler mổ.
Ngôi bệnh viện khiêm nhường nằm trong một con đường nhỏ của khu thợ thuyền ở Dundee. Anh đến sớm. Ấy thế mà Anna đã có mặt ở đó từ bao giờ, đang bận rửa tay trong căn phòng nhỏ cạnh phòng mổ.
Chị đón Duncan với vẻ lịch sự thản nhiên nhưng khi cô y tá giúp chị mặc áo mổ, chị lại nói với anh qua vai mình:
- Anh có muốn gây mê không?
Duncan tràn ngập niềm vui. Anh định bày tỏ lòng biết ơn đối với chị thì chị đã cắt ngang:
- Tôi xin anh, đừng có làm rộn lên như thế. Anh hãy sửa soạn đi.
Chị quay sang cô y tá:
- Cô Damson, đúng 5 phút nữa tôi sẽ mổ. Tại sao bác sĩ Overton vẫn chưa đến?
Y tá Damson là một cô gái xinh xắn, tóc vàng, cặp mắt xanh nghịch ngợm. Cô trả lời, có vẻ như thân thuộc với Overton một cách kỳ lạ:
- Chắc chắn anh ấy sẽ đến ngay thôi, em chắc chắn là anh ấy đang rất bận.
Cô ta vừa kịp dứt lời thì Overton đã vội bước vào phòng, giải thích sự chậm trễ của mình bằng những câu xin lỗi ồn ào. Duncan không ngạc nhiên khi thấy anh ta, với chức vụ bác sĩ nội trú của bệnh viện, việc anh ta phụ mổ cho bác sĩ Geisler là chuyện thường tình. Nhưng hiển nhiên là Overton không ngờ lại gặp anh.
- Ủa, Stirling đó à? Tôi đâu có biết cậu là anh bán thuốc mê.
Vẻ thù hằn hiện ra trong giọng nói của anh ta.
- Xin lỗi, không được nói chuyện, Anna nghiêm khắc nói, tôi không bao giờ chấp nhận điều đó khi tôi đang mổ.
Overton nhún vai và nháy mắt với cô y tá trong khi cô ân cần giúp anh.
Chẳng bao lâu, bệnh nhân đã được đưa vào phòng. Đó là một bé trai mười một tuổi, nom rõ là thiếu ăn và thiếu máu, một sản phẩm đáng thương từ những khu ổ chuột trong thành phố. Chú bé là một trường hợp điển hình của “Talipes equinus” (chân thọt).
Như ở phần lớn trẻ con, thuốc mê đã có hiệu quả tốt. Duncan ngồi trên chiếc ghế đẩu bằng sắt cạnh bàn mổ, một vị trí lý tưởng để theo dõi các giai đoạn của ca mổ, yên trí vì nhịp thở điều hòa và sâu của chú bệnh nhân.
Đối với Duncan, đây có vẻ là một trường hợp tuyệt vọng, một chân ngắn hơn chân kia, bàn chân bè ra không còn hình thù cố định, trông như một đám bùi nhùi gồm cơ và dây thần kinh bị biến dạng và vặn vẹo hơn là một bàn chân. Duncan đoán chắc rằng không một bác sĩ nào dám mổ cho trường hợp như vậy. Vậy mà ngay đường rạch đầu tiên, mạnh dạn và nhanh nhẹn vòng quanh cái mắt cá to bè như một khoang mực đỏ, Duncan thấy là Anna sẽ cố gắng làm một việc mà người bình thường không làm nổi.
Với bàn tay gọn gàng và khéo léo của chị, con dao mổ đã lấp lánh đi lại một cách cực kỳ chính xác trong đám xương và dây thần kinh. Mỗi động tác của chị đều dứt khoát, không một động tác nào thừa. Duncan đã từng được xem các nhà giải phẫu giỏi của bệnh viện, cả giáo sư Inglis nữa, nhưng ở đây thật khác hẳn. Người ta có thể khẳng định đây là một điều thần kỳ mà không sợ nói ngoa.
Khi ca mổ chấm dứt, Anna đi ra ngay, tháo bao tay và thở thật sâu. Chị đi ra bồn rửa mặt để tháo khẩu trang. Duncan ra gặp chị và nghe Overton đang nói với chị. Ít ra lần này, anh bác sĩ trẻ ấy cũng có vẻ xúc động. Overton đã đánh rơi cái mặt nạ dửng dưng thường ngày.
- Thành thực mà nói, bác sĩ Geisler ạ, đây là ca mổ đẹp nhất mà tôi được thấy trong bệnh viện này. Cho phép tôi chúc mừng chị.
Chị lạnh lùng cười, lau tay vào chiếc khăn anh ta vừa đưa cho.
- Tôi nhớ là đã cấm nói chuyện tào lao mà.
- Nào, chúng ta cùng đi uống trà đi.
Giọng nói của Overton dịu dàng và có ý ve vãn. Nhưng mọi cố gắng của anh ta để quyến rũ Anna đều vô ích. Chị lắc đầu:
- Tôi đã hứa uống trà với một người bạn.
- Vậy có lẽ để lần sau.
Sau khi anh ta đi xa, chị nhăn mặt khinh bỉ:
- Chàng trẻ tuổi này đẹp trai đấy!
- Chị đã làm cho anh ta hứng khởi và tỏ ra thành thật.
- Có lẽ, nhưng tôi không ưa hạng người đó. Hơn nữa, tôi sẵn sàng cá với anh một cái ống nghe mới là anh ta đang cặp bồ với cô y tá. (Chị cởi áo choàng ra). Nào, anh nhanh lên chứ, trời đất!
- Tôi tưởng chị có hẹn với một người bạn.
- Thì anh là người bạn đó.
Họ đi ra phòng trà gần nhất. Thình lình Anna quay sang Duncan:
- Hôm nay, anh đã đánh thuốc mê rất khá. Anh có chịu làm người gây mê cho tôi trong ba tháng tới không? Bệnh viện đã đồng ý. Tiền lương là 50 guinée.
Duncan đỏ mặt vì ngạc nhiên và sung sướng. Năm mươi guinée! Dư để chấm dứt cảnh làm đầy tớ bà Inglis, để khỏi lo nghĩ mỗi khi tiêu dù chỉ một xu, không kể sự vinh dự mà người ta đã dành cho anh cũng như kinh nghiệm do công việc sẽ đem lại cho anh.
Không nhìn chị, anh hỏi:
- Chị không đùa đấy chứ, chị Anna?
Chị quay sang anh:
- Này, cậu bé quý mến, từ nãy giờ tôi chỉ làm có mỗi việc ấy.

oOo

Với nụ cười dịu dàng trên môi, Duncan đọc bức thư, không chữ ký như thường lệ, với con dấu bưu điện thân quen của thôn Strath Linton ở góc thư:
”Hai người bạn thân của anh sẽ đến St. Andrews vào chiều thứ năm. Hẹn gặp ở thư viện Leckie lúc 13 giờ.”
Tình thân giữa Duncan với bác sĩ Murdoch và Jeanne bây giờ đã tỏ ra gắn bó và trở thành thông lệ là Duncan gặp họ ở thư viện, đi ăn chiều với họ vào những lần hiếm hoi mà ông bác sĩ già và cô con gái lên thành phố. Vẫn luôn đi săn những ấn bản sách quý, Murdoch đã coi nhà sách này như một bến đậu.
Bỗng nhiên nụ cười của Duncan chợt tắt, anh sực nhớ là cũng đúng chiều thứ năm này, anh đã hứa đi ăn trưa với Anna để mừng việc làm mới của anh.
Với tấm thiệp cầm ở tay, anh hồi tưởng lại thời gian qua. Sáu tuần vừa rồi đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời anh. Anh đã tìm thấy ở Anna, một người đồng nghiệp có hoài bão và mục đích dứt khoát như anh, chỉ khác là chị đã giấu điều ấy dưới vẻ bất cần. Sự hợp tác của họ hoàn toàn trong sáng và chính vì thế mà anh cảm thấy thích chị.
Với ảnh hưởng của Anna, việc học của Duncan tiến rất nhanh và những hoài bão của anh càng trở nên rõ rệt. Qua các cuộc tiếp xúc với chị, những khái niệm của anh về ngành giải phẫu hiện đại đã ngày càng mở rộng. Chị cho anh mượn sách và cố gắng truyền sang anh những hiểu biết của mình về nghệ thuật, văn chương và âm nhạc. Mặc dù chị có những cử chỉ thẳng thắn, áo quần không chải chuốt nhưng chị có một bộ óc được trau giồi, tích lũy kiến thức và hơn thế nữa, rất tao nhã.
Bài toán này làm anh lo lắng. Anh không muốn làm những người thân của mình buồn. Anh ngồi vào bàn và với một cảm giác ngượng ngập khác thường, viết lời cáo lỗi viện cớ là anh mắc bận ở bệnh viện vào thứ năm. Điều này cũng không hoàn toàn sai vì thật sự, anh phải trình diện ở buổi họp quan trọng vào chiều hôm ấy.
Ngày thứ năm đã tới, Duncan quyết định là bữa cơm trưa ấy sẽ không phải là bữa ăn nhỏ đạm bạc trong những nhà hàng rẻ tiền mà anh vẫn thường ăn. Lần này, anh tự hứa là sẽ đãi Anna thực sự, sẽ mời chị ăn ở Thistle Grill, nhà hàng ăn mới mở và thuộc loại sang trọng ở thành phố.
Khi bước vào nhà hàngThistle Grill, anh thấy Anna đang chờ. Hôm nay chị có vẻ ít lạnh lùng hơn thường ngày. Cái áo màu đen và nghiêm nghị đã tạo cho chị một dáng sang trọng, đem lại cho chị vẻ quý phái lạ mắt trong nhà hàng tỉnh lẻ này. Duncan ngạc nhiên vì cái nón màu đen nhỏ dắt lông chim màu đỏ rực của chị. Anh không thể tưởng tượng rằng chị lại có những vật dụng rất phụ nữ đến thế. Người ta không thể nói chị đẹp, nhưng với nước da trắng xanh, đôi môi tô son đỏ thắm trông rất đài các và nhất là đôi bàn tay mềm mại, tất cả đã làm chị nổi bật lên khác hẳn những người đàn bà khác, cứ như chị từ một nơi xa lạ nào đến và có đầy quyền lực trong tay. Mọi ánh mắt đều hướng về chị, tò mò hoặc chê bai.
Nhà hàng mang ra cho họ những món ăn hợp khẩu vị và mở một chai rượu vang.
- Hoan hô, chị nói, tôi uống mừng sự thành công của bác sị Geisler và bác sĩ Stirling.
Anna nghiêng người qua bàn về phía anh và bắt anh đưa ly lên.
Giác quan thứ sáu báo cho Duncan biết là phải quay đầu lại và anh nhận ra bác sĩ Murdoch và Jeanne đang ở cửa ra vào. Cùng lúc ấy, cả hai đã nhận ra anh và ánh mắt của họ đã nói lên tất cả. Anh chợt hiểu họ đã hiểu lầm về cử chỉ thân mật giữa anh và Anna. Duncan cảm thấy mặt mình đỏ lên tận chân tóc. Anh không bao giờ nghĩ là bác sĩ Murdoch lại chọn đúng vào ngày này để tới ăn ở tiệm Thistle.
Ông bác sĩ già và Jeanne đi ngang qua bàn của Duncan về phía cuối phòng. Khi họ đi qua, anh đứng lên và lắp bắp giới thiệu.
Nhưng những cố gắng của anh để bào chữa cho sự vụng về của mình đã vô ích, bác sĩ Murdoch đứng thẳng người trong bộ áo cũ bằng vải Tweed, mày nhíu lại, ông nhìn Anna với vẻ hiểu biết rồi quay lưng lại phía chị. Nhìn thẳng vào Duncan, ông hắng giọng:
- Bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao anh không có thì giờ để gặp những người bạn thân của anh vào hôm nay.
- Bác không hiểu cháu…
- Tôi hiểu rất rõ, bác sĩ Murdoch khinh khỉnh trả lời, anh rất bận việc ở bệnh viện.
Cuốn hút vào những câu xin lỗi của mình mà bây giờ giống như những lời nói dối, Duncan đành ngồi phịch xuống. Bực mình và tự ái, anh không muốn nói gì nữa. Anh thấy Jeanne, vẻ khổ sở, cố gắng giải thích chuyện gì đó, nhưng cha cô đã kéo tay cô đi lại một góc phòng.
Sau một thoáng im lặng, Anna hỏi:
- Ai thế?
- Bạn tôi! Duncan trả lời ngắn ngủi.
- Thế à! Thế còn cô ấy?
- Cô ta cũng vậy.
Sự thoải mái vào đầu bữa ăn giữa Anna và Duncan đã biếcủa anh càng trĩu nặng.
Hoài bão tuyệt vọng của anh có giá trị gì? Giá trị gì cái khả năng, cái thuận lợi có sẵn trong anh về việc thu nhận kiến thức, cái tài trời cho về khoa học đã làm nảy sinh những tư tưởng, những hoài vọng mà anh ao ước với tất cả tâm tư? Anh tự biết mình có một tài năng hiếm có – tài chữa lành bệnh cho người khác. Rust, con chó bị xe cán, đã sống lại dưới hai bàn tay khéo léo của anh. Một ngày nọ, trong lúc chơi đùa, một bạn anh đã bị trặc vai, Duncan nhớ như in cách anh đã sửa lại cái vai trặc đó, nhờ vào vài động tác của cánh tay lành của mình và đã làm nhẹ được sự đau đớn của đứa bé đang khóc nức nở.
Cánh của bật mở và Todd, người thừa phái bước vào, ra hiệu cho anh.
Qua màn khói thuốc lá trong phòng, Duncan trông thấy những cố vấn Hội đồng ngồi chung quanh chiếc bàn dài bằng gỗ sao. Anh chỉ thấy độc một nụ cười thân thiện - nụ cười của Đại tá Scott – cha Margaret, chủ tịch Hội đồng tỉnh. Ngoài ra, trong buổi họp còn có Troup, tay nhà hòm, Leggat, luật sư, mục sư Simpson – tất cả những kẻ trung lưu bình thường của một tỉnh nhỏ. Nhưng thành viên cuối cùng của Hội đồng thì không phải là một kẻ có cá tính tầm thường – Joe – Người lương thiện, triệu phú tự tạo và đã hào phóng đóng góp cho quỹ nhà thờ. Sự thành công của ông ta đã có tiếng vang đến những vùng lân cận. Nhìn ông ta, Duncan cảm thấy là anh đã gặp một kẻ thù địch.
Đại tá Scott là người cất lời đầu tiên, ông mỉm cười với Duncan để tạo cho anh một sự dễ chịu.
- Tôi sung sướng gặp cháu, Stirling à… Thế nào! Quý vị ạ, tôi nghĩ đây là ông thư ký mới của chúng ta. Tất cả chúng ta đều biết Duncan Stirling, việc hôm nay chúng ta làm chỉ là một thủ tục mà thôi.
- Xin lỗi cho tôi nói, Joe Overton nện quả đấm lên bàn - mọi người đều sợ ông ta và họ hiểu quyền lực ông ta thao túng họ đến mức nào – tôi xin hỏi, anh ta có xứng đáng với chức vụ đó không?
- Vâng, Stirling này, tật của anh từ đâu mà có vậy?
Tay chủ nhà hòm hau háu hỏi. Ông ta nhìn chằm chằm vào cánh tay Duncan với một vẻ tò mò bệnh hoạn.
Duncan kịp ghìm lại câu trả lời bất mãn.
- Tôi bị sốt tê liệt năm mười hai tuổi.
- Sốt gì?
- Sốt tê liệt trẻ em, đồ ngu, ông đại tá hét lên. (Ông quay sang Duncan) Cháu biết các điều kiện đấy. Được nhận làm trong năm năm, có thể gia hạn thêm. Ông mỉm cười, có nghĩa thực tế sẽ là một việc làm suốt đời, và một khoản lương khởi điểm ba mươi shilling mỗi tuần.
- Xin lỗi Đại tá, Overton lại cắt ngang, ông đừng quên là vào lúc này tôi sắp thực hiện chương trình điện khí hóa thành phố Linton, cái chương trình mà tất cả quý vị đều chú ý. Do đó chúng ta cần một thư ký đáng tin cậy.
- Đúng đấy, mục sư Simpson gật đầu, mắt nhìn lên trần.
- Quả vậy, Overton nói tiếp. Ngoài ra còn một điều nữa mà tôi muốn nêu ra đây. Trước đây, cha anh ấy đã giữ chức vụ này. Có gì đảm bảo rằng anh ta không trở nên giống như ông ấy?
Một khắc im lặng như tờ. Duncan cảm thấy dòng máu nóng chạy rần rật khắp người. Anh hiểu rõ nguyên nhân của cuộc tấn công ác độc này. Từ lúc nhỏ, ngay ở nhà trường, anh đã dám học vượt Euen Overton, quý tử của con người giàu sang có quyền lực nhất xứ, và người ta đã không bao giờ tha thứ cho anh điều ấy.
Thình lình những dây thần kinh quá căng thẳng qua nhiều tuần lễ tuyệt vọng lại bị hành hạ bởi cuộc hỏi cung này đã bật tung ra. Anh nhìn thẳng vào mặt Joe - Người lương thiện với một sự bất cần liều lĩnh và đầy bực tức.
- Vậy chúng ta hãy bàn một chút về đạo đức của ông (giọng Duncan to lên và đanh lại). Ông định đóng vai trò người bảo vệ cho cộng đồng, ấy thế mà ông lại không ngừng tìm cách thu lợi cho riêng mình?
- Đây thật là lời phỉ báng Hội đồng, Overton la lên.
- Thật ư? (Bây giờ thì Duncan cũng la to như Overton) Vậy ông giải thích thế nào khi ông đã mua một lô đất chỉ với một số tiền ít ỏi và bán nó lại cho thành phố với một giá cắt cổ để xây ở đó nhà máy khí đốt?
- Nói láo! Overton phản đối, mặt đỏ lên vì giận.
- Thế còn hai mươi nghìn bảng mà ông đã thu được khi xây thư viện thành phố với gạch và vữa mục của ông, cũng là nói láo à?
- Quá lắm rồi, quý vị ạ! Troup hốt hoảng lắp bắp, chúng ta chịu được thế này sao?
Duncan giận dữ quay lại anh ta.
- Tất cả mấy người cùng ở trong áp-phe đó, và tất cả thành phố đều biết chuyện đó. Mọi người đều biết rằng anh đã thu được hai phần trăm hoa hồng với những cái hòm gỗ tạp anh bán cho viện tế bần ấy.
Trong một thoáng, sự im lặng nặng nề và hốt hoảng bao trùm phòng họp của Hội đồng, rồi tình trạng ồn ào lại bật lên.
Một cách vô hiệu, Đại tá Scott cố gắng bẻ gãy sự chống đối, cố gắng tập hợp những lực lượng có lợi cho Duncan.
- Thưa quý vị, thưa quý vị…, đừng quá nóng như vậy, nói thẳng không úp mở vẫn là đặc quyền của tuổi trẻ mà!
Nhưng lời của ông bị lấp bởi những tiếng la lối của Overton.
- Anh sẽ không bao giờ có được chức vụ này. Ngày nào mà tôi còn ở đây, anh sẽ không bao giờ có được.
- Tôi cóc cần nó, Duncan hét vào mặt ông ta. (Ngay vào lúc này thì anh không cần thật) Thà tôi chết đói mà giữ được lòng tự trọng.
- Anh nói rồi đó, rồi anh sẽ chết đói, Overton thét to, tay khoa lên, sự nghiệp của anh đã chấm dứt ở Levenford. Anh sẽ nhớ buổi chiều này khi mà anh chui xuống bùn van xin lòng bố thí.
- Ông cũng vậy, ông sẽ nhớ nó khi tôi nổi tiếng khắp thế giới.
Lời sau cùng này khiến mọi người im lặng. Họ ngồi sững lại nhìn theo anh.
Ra tới bên ngoài, anh thấy chiếc xe đại tá Scott. Margaret đang ngồi ở tay lái. Cô ta cố ra hiệu cho anh, mắt hãy còn long lanh những giọt nước mắt vì cười.
- Duncan! Cô thốt lên. Neil Todd vừa kể cho em nghe tất cả, bác ấy đã lén nghe ở cửa, em đến chết cười mất. Và cô ta lại tiếp tục cười phá lên.
Hãy còn bừng bừng xúc động, Duncan cảm thấy người run lên và hàm răng cắn chặt lại. Việc Margaret biến tấn bi kịch vừa rồi thành trò đùa làm anh tự ái.
- Margaret à! Đó không phải là trò đùa đâu – Anh sầm mặt nói.
- Đương nhiên là không (cô ta im một lát), và có lẽ anh đã dại khi từ chối chức vụ ấy. Anh định làm gì bây giờ?
- Tôi cũng không biết nữa (anh nắm chặt tay lại). Nhưng điều mà tôi biết chắc là tôi sẽ đấu tranh với hết sức mình.
Cô ngạc nhiên nhìn anh, một ý tưởng chợt hiện ra trong đôi mắt xanh long lanh của cô.
Còn anh, trong lúc đó, anh nhìn cô đăm đăm. Cô thật xinh! Thật toàn hảo trong mọi nét như một công chúa xa lạ. Quyết tâm của anh sắc lại. Bất chợt lòng anh tràn ngập một nỗi ước muốn nói lên những hy vọng của mình cho cô nghe.
Anh nghe thấy giọng của mình thật sôi nổi.
- Margaret à! Cô đừng chế giễu tôi nhé. Suốt đời tôi, tôi luôn luôn muốn trở thành thầy thuốc. Tôi biết rằng khả năng đó có trong tôi, tôi phải được quyền săn sóc và chữa bệnh, tôi phải thành công (anh không để cô kịp nói lời ngăn cản thường lệ ) Tôi biết rằng tôi bị khuyết tật nhưng điều đó không ngăn tôi được. Tôi sẽ là một thầy thuốc giỏi hơn tất cả những thầy thuốc khác.
Một lát im lặng trôi qua. Cô gái cảm nhận được ý nghĩa của hoài bão đó và cô cảm thấy bối rối. Cố gắng dằn bớt nó lại một cách chiếu lệ, cô nói:
- Phải chi anh có thể vào Đại học St. Andrews, Euen Overton sẽ giúp anh. Cha tôi sẽ viết thư cho chú tôi là khoa trưởng của trường.
Sự quan tâm mà anh cảm nhận được trong giọng nói của cô làm anh tràn ngập niềm vui.
- Cô thật rộng lượng khi có ý giúp tôi. Nhưng tôi đã có kế hoạch rồi. Tôi đã nghĩ đến nó hàng tháng nay.
- Kế hoạch thế nào?
- Đừng hỏi gì hết, anh chậm rãi trả lời cô. Nó là một sự điên rồ. Hy vọng thành công của tôi chỉ khoảng một phần triệu.
Một lần nữa, khoảng im lặng lại tới. Rồi cô mỉm cười, siết nhẹ vai anh để làm anh an lòng.
- Em chắc chắn mọi việc sẽ được dàn xếp ổn thỏa. Ồ! Đèn trong phòng họp đã tắt. Cuộc họp xong rồi. Nhanh lên Duncan, không nên để họ thấy anh ở đây.
Đó không phải là cách anh định chào cô, nhưng anh hiểu là anh có thể làm cho cô mang tiếng khi ở lại cạnh cô. Anh muốn nói với cô một câu ngắn để bày tỏ tất cả những gì anh nghĩ về cô, nhưng không nói nên lời. Anh siết tay cô và ấp úng lời từ giã khách sáo.
Về tới nhà, trong anh vẫn còn tràn đầy nỗi kích động. Cha anh ngừng đung đưa chiếc ghế dài khi anh vào đến bếp.
- Mẹ con đi đón con cách đây hai chục phút. Bà không đủ kiên nhẫn ngồi đợi tin mừng.
- Tin mừng nào?
Anh kể lại những gì đã xảy ra một cách vắn tắt. Lúc đó một sự im lặng khác thường bỗng ập xuống, chỉ bị khuấy động bởi tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ cũ kỹ treo trên tường. Rồi ông già Tom đứng thẳng dậy, từ từ đưa tay ra bắt thật chặt tay con. Không một lời nào được trao đổi, nhưng có cần phải có lời nào không!
Duncan sôi nổi thốt lên:
- Ba ạ! Phải chăng điều quan trọng là làm được điều người ta muốn làm?
- Phải, con trai à, không gì quan trọng hơn.
- Ba, thứ năm tới sẽ có một cuộc thi lấy học bổng tại Đại học St. Andrews. Đó là một cuộc thi tự do, mọi người đều có quyền dự thi dù là “con ông cháu cha” hay là một kẻ nghèo mạt như con. Có ba học bổng được trao, và bất cứ cái nào trong số đó cũng sẽ đem lại sự tự do, sự tự do học Y khoa! (Anh ngừng một lát, choáng váng và lấy lại sức) con không nói chắc là con gặp may, nhưng, dù có phải chết vì nó, con cũng cố gắng thử vận may ấy.
Ông già Tom ngắm con với đôi mắt ẩn dưới hàng lông mày màu cát trắng, lấp lánh những tia nhìn hãnh diện. Ông rót đầy hai ly Whisky và đưa lên.
- Ba uống mừng con, con trai ba! Mừng Duncan Stirling, bác sĩ Y khoa. Trong mười năm nữa, con sẽ là người thầy thuốc giỏi nhất vương quốc Anh, và quỷ tha ma bắt những ai nói trái lời ba.
Ông uống một hơi hết ly rượu rồi đập vỡ ly trong lò sưởi.
Vào lúc ấy, cửa bật mở và một luồng gió xoáy vào phòng. Martha Stirling, mặt nhợt nhạt và căng thẳng đứng ngay cửa. Đôi mắt rực lửa của bà thấy ngay rượu trên bàn. Môi bà mím lại:
- Tôi có cảm tưởng là đã quấy rầy hai bố con.
Ông Tom ngẩn ra, khẽ nói lời xin lỗi.
- Đáng lý tôi phải đoán trước việc ông làm! Bà tiếp tục chua chát nói, thật là quá lắm, dám lôi vào việc nhậu nhẹt cả đứa con khốn khổ của mình.
- Má (Duncan bước vội lên) má hãy giữ lời.
- Còn con! Con có giữ lời không?
Vậy ra, bà đã biết. Trong một khoảng nặng nề hai mẹ con đối đầu nhau. Và rồi những lời nói tuôn ra như một dòng thác.
- Không bao giờ, không bao giờ mẹ đoán trước điều ấy, sau bao hy vọng, bao lời cầu nguyện! Bây giờ, con chỉ có một việc để làm là hãy tới nhà ông Overton, xin lỗi ông ấy và nói rằng con xin rút lại tất cả những gì đã nói.
- Con không rút gì hết, anh ngắt lời bà, không rút gì hết! Con rất tiếc là đã làm mẹ buồn, nhưng con đã quyết.
Đọc qua ánh mắt nhìn sững của anh, bà thốt lên:
- Vẫn lại những mộng tưởng rồ dại của con, ước muốn điên rồ muốn trở thành bác sĩ?
Anh gật đầu.
Bà run lên vì giận và thất vọng! Chính bà luôn cầu mong sự sung sướng cho con, nghĩ đến tương lai của con lại không thể hiểu nỗi hoài bão của con mình.
- Mẹ hi cực hình mà anh phải chịu đựng khi tự phô bày trước chị cái dị dạng của mình.
Anh đứng đối diện với chị, trần tới thắt lưng. Vẻ mặt vô cảm một cách nghề nghiệp, chị bắt đầu cuộc khám nghiệm. Mới chợt nhìn, dù đã tự trấn tĩnh, chị vẫn cảm thấy lo sợ. Như anh đã nói và cũng như chị đã sợ, đây là một trường hợp nghiêm trọng. Cánh tay cứng đờ và còng queo, hoàn toàn teo lại, giống một cành cây khô.
- Thử cử động ngón tay xem nào. Chị ra lệnh.
Với một cố gắng tối đa, anh chỉ hơi cử động được chúng.
- Ít ra cũng được thế. Chị nói với vẻ tạm yên tâm.
- Ích gì! Anh lầm lì nhắc lại. Trường hợp của tôi là vô vọng. Nhiều người đã khám nó: bác sĩ Inglis, Tranton, Davidson. Ngay cả giáo sư Lee ở Viện Wallace, cách đây hai năm.
- Anh có chịu đứng yên hay không? Chị gắt lên, giọng khô khan.
- Được rồi! Chị hãy tiếp tục bài học cơ thể học đi. Anh vừa cười gằn vừa nhìn chị.
Chị vẫn tiếp tục khám, sờ nắn các bắp cơ và da, thử vận động những khớp cứng đơ. Bảo anh nhắm mắt lại, chị thử các phản xạ da với một cây kim nhọn. Ngoài ý muốn, anh vẫn cảm thấy sức mạnh trong chị, sự khéo tay của chị trong mỗi động tác. Cuộc khám kéo dài, cuối cùng chị vắn tắt bảo anh mặc áo lại.
Rồi chị hỏi anh một cách bình thản:
- Duncan, tôi muốn anh cho tôi mổ cánh tay anh.
Anh không thể lầm về sự thành thật, quả quyết hiện lên trong giọng nói của chị.
- Nhưng tôi đã bảo chị là vô ích mà. Tôi đã nghe cả chục lần chẩn đoán. Chính giáo sư Lee đã bảo tôi là mổ có thể kéo theo nguy cơ tử vong mà lại ít hi vọng sửa đổi được gì dù ca mổ có thành công.
- Ông ta chỉ đúng ở một điểm - chị vẫn tiếp tục nói với giọng đều đều – Đây là ca mổ rất nghiêm trọng. Nếu tôi thất bại… (chị ngưng một lát) anh có thể mất đi cánh tay của anh (chị lại ngừng) Nhưng tôi không nghĩ là tôi sẽ thất bại.
Anh nhìn khuôn mặt trắng xanh, thản nhiên của chị. Một sự nghi ngờ, phản kháng chợt lóe lên trong anh rồi nhanh chóng qua đi. Run lên như một người đứng bên bờ vực thẳm, nhìn sững chị, anh hỏi:
- Tại sao chị muốn mổ cho tôi?
Chị chau mày, bình thản một cách kỳ lạ:
- Anh có nhớ Pygmalion không? Ồ, tôi không nghĩ tới anh đâu, mà nghĩ đến tôi. Nếu tôi thành công, tóm lại, nếu tôi đạt tới việc tái sinh ra anh, chuyện đó không chỉ giúp cho sự cộng tác của chúng ta mà còn là một thành tựu vẻ vang nhất của tôi.
Những nếp nhăn trên trán Duncan giãn ra, anh khẽ nhếch miệng cười vẻ quả quyết và giễu cợt.
- Được rồi – anh chậm rãi nói - Vậy chị cứ soạn sẵn đồ nghề đi, và nếu chị thấy việc không theo như ý chị muốn thì cứ việc cắt cổ tôi luôn. Tôi là một thằng vô tích sự, tôi có cảm tưởng là tốt hơn hết tôi nên chết cho rảnh.

oOo

Năm nay mùa xuân đến sớm. Thành phố cổ kính với những bức tường xám xịt đã sống lại dưới tấm áo choàng xanh của cây cỏ. Chưa bao giờ St. Andrews lại đẹp đến thế. Duncan đi xuống đường lớn. Anh không dám để mình đắm vào nỗi hy vọng nhưng may ra, vài ngày nữa, chính anh, anh cũng sẽ tự cảm thấy được sự đổi mới như thể tái sinh. Anh đi vào sân bệnh viện.
Để thực hiện đúng nội quy bệnh viện, anh phải điền vào nhiều bệnh án trước khi nhập viện. Anh biết đây chỉ là thủ tục, nhưng mặt anh vẫn đanh lại khi đi đến phòng nhập viện. Anh gõ cửa và bước vào.
Bác sĩ Overton đang thoải mái thượng trên chiếc ghế xoay, chân gác lên thành cửa sổ. Cô y tá Damson ngồi nghiêng trên cánh tay ghế đang cúi nhìn anh ta.
Bị bắt gặp, cô y tá đỏ mặt lên và Overton có vẻ bực mình.
- Ồ cậu đấy à, Stirling?
Cô y tá Damson leo xuống và sửa lại mái tóc hơi bị sổ ra dưới mũ, Overton nói với cô, vẻ ra lệnh:
- Có vậy thôi, cô ạ! Lát nữa cô mang cho tôi mấy tờ phiếu điều trị.
- Vâng, thưa bác sĩ.
- Thê nào Stirling, Overton nói, không buồn đổi thế ngồi, tớ quẳng đâu mất tờ phiếu ấy nhỉ? Cậu biết đấy, cậu thật hên mới có được một phòng trong khoa của Anna đúng vào lúc chúng tớ đang mong muốn.
Duncan cắn chặt môi:
- Tôi hiểu rõ sự tầm thường của mình.
- Không, không phải như cậu nghĩ đâu (Overton mỉm cười vẻ bề trên), tớ chỉ muốn nói với cậu là… ờ, cậu đừng tưởng chị ấy có thể làm gì cho cậu với cánh tay tật nguyền như thế.
- Đương nhiên, Duncan cay đắng ngắt lời, tôi đến đây chỉ để nghỉ ngơi.
- Đùa đấy thôi, dù sao, Stirling này, tớ cũng ngả nón phục cậu. Cậu đã biết cách câu Anna Geisler. Đó là một người sẽ đi lên, tin tớ đi. (Overton mỉm cười vẻ đồng tình) Những cái ô cỡ chị ấy luôn có lợi!
Duncan giật mình. Có một cái gì đó hạ cấp và thật đáng kinh tởm trong lời ám chỉ của Overton, đến nỗi anh phải cố kìm mình để không nhảy xổ tới hắn ta.
- Thôi đi, tôi còn phải làm nhiều chuyện trước khi nhập viện.
- Chẳng có gì vội cả, anh bạn quý mến ạ! (Overton thờ ơ, vung vẩy một cây thước). Cậu có nhiều cao vọng lắm, phải không?
- Thế còn anh, anh không có à?
- Cậu điên hả? (Overton lại mỉm cười). Tớ thừa hưởng tính đó ở cha tớ. Cậu biết là ông ấy đã xây dựng nhà máy thủy điện mới của ông, đủ để cung cấp năng lượng điện cho cả khu đông. Ông già sẽ thu hàng triệu bạc với chúng. Thế nào, Stirling? Tớ, tớ cũng như ông ấy vậy. Tớ muốn người ta phải nói về tớ, phải nghiêng mình chào tớ. Tớ sẽ là người nổi bật nhất đấy.
Duncan mỉm cười hằn học:
- Tất cả bọn tôi ghen đến điên lên với địa vị của anh ở đây.
- Trời đất! (Overton chịu hạ mình tỏ vẻ thích thú) Đây chỉ là một nấc thang cho sự nghiệp của tớ. Sắp tới, tớ sẽ làm việc ở bệnh viện Victoria, với chức phó giám đốc. Rồi tớ sẽ lên Edimbourg, lên viện Wallace (anh ta ngưng một lát, mục đích là để hù Duncan). Ở đó bác sĩ Inglis là cái ô cho tớ và bà Inglis lại là một trong những người quen thân của tớ. Với trí thông minh của tớ, với những chỗ dựa của tớ, tớ có thể cá với cậu bất cứ cái gì cậu muốn, là trong năm năm nữa, tớ sẽ là giám đốc viện Wallace.
Duncan nhìn anh ta với vẻ thách thức. Anh rất muốn nhận cuộc thách đố, nhưng rồi anh chỉ chế giễu lạnh lùng:
- Còn gì bằng nữa, dĩ nhiên là anh phải nhắm cao rồi!
- Và nhìn vào chỗ đặt chân tới.
Overton đặt cây thước xuống và lục trong đám giấy tờ trên bàn.
- Chân tớ thường đặt trong những bàn tiệc. À, chúng ta quay lại với chuyện đàn bà… và khi tới đây hẳn cậu đã từng nghĩ tới là chúng ta không chỉ luôn nói về công việc. Tớ phải là cậu đã đạt trúng đích với Anna. Thôi được rồi, ghi tên cậu vào đây. Tớ sẽ để ý chọn cho cậu một phòng thích hợp.
Duncan ký tên và ra khỏi văn phòng, lòng sôi lên vì giận. Vẻ ngạo mạn của Overton, tính hợm hĩnh vị kỷ và trâng tráo của hắn vốn luôn làm anh giận điên lên. Nhưng ngày hôm nay hắn thật quá mức khi phun ra những lời ngụ ý nhỏ nhen liên quan đến Anna và chính anh. Anh cố gắng xua đuổi những lời đó ra khỏi tâm trí mình.
Nhưng Overton thì không quên, miệng lưỡi cay độc của hắn đã vang lên và chẳng bao lâu câu chuyện về ca mổ được tô vẽ thêm đã lan khắp thành phố. Đây là một chuyện ngồi lê đôi mách tuyệt vời cho các bà rỗi hơi ở St. Andrews. Hai ngày sau, bà Inglis chận Duncan ngoài phố:
- Tôi được nghe nói rất nhiều về anh và bác sĩ Geisler, bà phát biểu với vẻ dạy đời, điều người ta nói có đúng không?
- Người ta nói gì? Duncan cộc cằn hỏi.
Bà ta ấp úng:
- Anh thường làm việc chung với cô ấy, người ta thấy anh và cô ấy đi chung với nhau bất cứ vào giờ nào. Bác sĩ Overton bảo tôi vậy.
- À ra thế, anh ta đã kể cho bà nghe không sót một lời gièm pha nào trong xứ à?
Bà ta đỏ mặt:
- Bác sĩ Overton thấy có bổn phận phải thông báo cho tôi. Tôi nói thẳng với cậu đấy, câu chuyện này sẽ không làm cho sự nghiệp của cậu tiến lên dễ dàng đâu, Duncan ạ. Tôi đã bảo với nhà tôi thế.
Duncan khó khăn lắm mới kìm được nỗi bực tức của mình. Hơn nữa, anh chợt nghĩ có lẽ mình đã bất cần trong tình bạn đúng nghĩa với Anna. Thật ra, bà Inglis với sức trấn áp được bác sĩ Inglis, có thể gây rối nghiêm trọng cho anh. Anh rơi vào trong một tình trạng cáu kỉnh tột độ, bỗng nhận ra ở phía xa trên đường một bóng dáng thân quen trong bộ đồ nỉ thô ráp đang nghiêng mình xem sách ở tiệm Leckie. Tim anh đập mạnh. Anh quên hết các mối lo âu và vội lại gần vị bác sĩ ở Strath Linton.
- Bác Murdoch, cháu thật sung sướng được gặp bác.
Bác sĩ Murdoch sững người lại, nhìn quyển sách đang mở trong tay lâu hơn cần thiết, rồi trả lời vắn tắt:
- Chào anh.
- Cháu rất mong gặp bác, Duncan tiếp tục nói, để cháu giải thích chuyện hiểu lầm hôm nọ.
- Tôi không thích những lời giải thích, bác sĩ Murdoch khô khan nói, (ông lật trang sách), hơn nữa càng ít nói càng tốt.
- Nhưng cháu thề với bác, Duncan cố nói, là bác không hiểu cháu. Đáng lý cháu phải viết thư cho bác. Thôi để cháu viết thư cho em Jeanne vậy.
Bác sĩ Murdoch quay lại, và lần đầu tiên, nhìn thẳng vào mắt Duncan. Ông như có phần già đi, mặt nhăn nheo hơn, mắt trũng sâu hơn, nhưng giọng vẫn chắc như thép:
- Nếu tôi ở địa vị anh, tôi sẽ không dám viết thư ấy. Tôi rất khó tính trong việc giao thiệp của con gái tôi.
Không còn lầm lẫn gì nữa, với sự sỉ nhục ấy, Duncan nổi nóng lên như thể ông cụ đã đánh anh.
Thế ra bác sĩ Murdoch cũng đã để tai nghe những lời gièm pha. Duncan cố gắng tự chủ. Kỷ niệm về tất cả những gì bác sĩ Murdoch đã giúp anh, khiến anh cố tránh một một cuộc đổ vỡ hoàn toàn.
- Giữa bác sĩ Geisler và cháu chỉ có một tình bạn hoàn toàn trong sáng. Chị ấy cố chữa trị cánh tay cho cháu, chị ấy đã đem tên tuổi của mình ra thử thách trong việc này.
- Đúng thế, cô ta đã đem danh dự mình ra thử thách, chữ dùng đúng đấy! Bác sĩ Murdoch bật thốt.
Duncan nghẹn lời.
- Bác điên rồi! Anh thốt lên, một người điên đáng thương với những định kiến của mình.
- Có lẽ, bác sĩ Murdoch gầm lên. Ngày xưa, tôi cứ tưởng anh là một người đàn ông. Tôi thích tưởng tượng trong anh có tính bền bỉ và gan góc, có cả óc suy xét nữa, tất cả những đức tính tốt của người Tô Cách Lan. Tôi điên khùng chính vì thế đấy. Bây giờ, tôi biết anh là thế nào rồi. Mọi chuyện giữa anh và tôi chấm dứt ở đây.
Quau lưng đi, người bác sĩ già ra vẻ chăm chú đọc sách.
Trong bóng chiều đang đổ xuống, Duncan không nhận ra đôi bàn tay của bác sĩ Murdoch run đến mức ông cụ phải khó khăn lắm mới không đánh rơi quyển sách. Anh cảm thấy lòng quặn đau và cũng tràn ngập sự giận dữ gây ra bởi tất cả những điều oan ức mà anh phải chịu. Thôi đành vậy, trang này của cuộc đời sẽ được đóng lại. Từ nay, Strath Linton sẽ không còn chỗ trong tâm trí anh. Anh quay lưng bước đi. Hoàn toàn im lặng, anh bước vội trên con đường đã tối hẳn.

oOo

Hai ngày sau, vào thứ năm, Duncan thi lần cuối. Buổi trưa một ngày nắng đẹp, đầy hứa hẹn của mùa hè, sau khi nhìn những đám mây trắng trôi trên bầu trời xanh thẳm, một lần nữa anh bước vào bệnh viện, vào khoa của Anna. Anh đã sẵn sàng cho cuộc mổ.