Ông Văn vẫn ngồi làm thinh để mặc bà Tú Nhi chì chiết mắng mỏ, trong khi Thái cứ nhấp nhỏm ngồi không yên. Thằng bé không chịu nổi khi thấy ông bị mụ đàn bà lắm điều này làm tình làm tội. Nhưng bà ta nói gì thì cứ nói cho đã miệng, ông cương quyết nhịn một chút để bà ta chịu bãi nại, nếu không Đăng sẽ bị ít nhất 4 tháng tù về tội gây rồi trật tự công cộng và cố ý đả thương người khác Nhờ ông bão lãnh, Đăng không bị giam nhưng nếu bị khởi tố, thằng bé vẫn bị ngồi tù sau khi ra tòa định tội Qua cách làm khó dễ của bà Tú Nhi, ông Văn thừa biết bà ta muốn được đền bù theo kiểu lấy tiền trám miệng. Tiền thì ông không thiếu, dầu sao con trai ông cũng đấm nứt quai hàm con trai bà ta. Làm cha mẹ ai lại chả xót Bà Tú Nhi chảnh chọe: Con trai tôi là cháu đích tôn duy nhất, là cành vàng lá ngọc, từ bé đến giờ không phải làm động móng tay, không ai dám nói nặng chớ đừng nói là đánh một khẻ tay. Mấy người có đền bạc tỷ cũng chưa vừa bụng tôi. Ông Văn nhẹ nhàng: Tôi hiểu chị rất xót, đó là nỗi đau mà cha mẹ nào cũng trải qua. Thằng Đăng nhà tôi bị tét đầu phải khâu mấy mũi, ruột tôi cũng cồn cào chịu không thấu Bà Nhi bĩu môi: Xì! Ông giỏi nói cho có, làm cha không nuôi dạy lấy một ngày thì trách nhiệm gì mà hiểu với biết lòng cha mẹ ruột. Thằng Đăng với gia đình tôi nào xa lạ, trước đây nó từng làm tan nát trái tim Hoàng Điệp, bây giờ còn nỡ đánh vỡ mặt Hoàng An vì thằng nhỏ cảnh cảo nó không được ve vãn người yêu của mình Ngừng lại để thở, bà Nhi nói tiếp: Con ông đúng là đồ đểu giả, lưu manh du đãng Thái gân cổ: Bác không được mắng anh tôi. Hừ! con bác đánh ảnh toé máu trước đấy. Ra tòa nếu cần nhân chứng, cả sàn nhảy hôm đó sẽ làm chứng cho bác xem, Bảo Khuyên chả phải người yêu gì của anh An hết. Tự nhiên anh ta thấy con bé ngồi với anh tôi rồi nhào lại nhúc mạ, ai mà nhịn được chứ Ông Văn mắng quát: Im đi! Con nít biết gì mà nói leo. Nhìn bà Nhi, ông dịu giọng: Thằng Đăng và An dù sao cũng là bạn bè tôi nghĩ nếu làm lớn chuyện lên cả hai đều bất lợi. Đúng là có đền bạc tỷ cũng chưa vừa lòng chị, vì tình mẹ thương con ai tính bằng tiền. Tuy nhiên không tiền cũng khó đánh giá, đền bù mọi thứ thiệt hại. Bạc tỷ qủa thật tôi không có, nhưng tôi tính như vậy, ngoài tiền thuốc men, chụp hình và các tổn phí khác tôi đã trả ra, hôm nay tôi tới đây gởi thêm cho cháu An 10 triệu đồng để bồi dưỡng cho vết thương mau lành Bà Nhi khinh khỉnh: Sinh mạng con tôi đáng giá 10 triệu à! hừ! Đâu có rẽ dữ vậy! Ông Văn bỗng đổi thái độ: Vậy còn mạng con tôi thì sao? Nó cũng tét đầu phải khâu mấy mũi, bà có đếm xỉa tới nó đâu. Hừ! Nếu ra tòa cả hai đều phạm tội gây rối, chớ không mình thằng Đăng. Mấy hôm nay tôi muốn êm xuôi nên không xé to chuyện ra. Bây giờ tính sao bà cứ quyết định đi. thưa kiện chả hay ho gì, lại tốn kém thêm đủ thứ Bà Nhi làm thinh. Suy đi tính lại bà cũng chả thiệt hại gì ngoài việc Hoàng An bị sưng tím một bên mặt, mỗi ngày phải lăn mất mấy cái trứng gà luộc cho mau khỏi. Nó chỉ bị nứt xương hàm, bác sĩ đả chỉnh hình, giải phẫu bên trong một chút, rồi sẽ khõi mà chả để lại vết tích gì. Mười triệu cũng được, thưa kiện rùm beng lên chỉ tổ mất công. Xem ra cha con thằng Đăng cũng biết điều, nhưng nếu xòe tay nhận tiền liền thì kỳ qúa Khoanh tay trước ngực với kiêu kỳ, bà Nhi ngoe nguẩy: Điều tôi cần là thằng Đăng phải xin lỗi thằng An, chớ đâu phải tiền! hừm! Ai bảo đảm là nó không gây sự với thằng nhỏ nữa Ông Văn nói: Tôi bảo đảm chuyện đó. Chị cứ an tâm nhận món tiền này giùm. Bọn trẻ hiểu lầm nhau là thường. Rồi chúng sẽ bắt tay giảng hoà thôi. Thấy ông hất đầu ra dấu, Thái liền mở cặp da để lên bàn một cọc tiền vuông vắn và bảo: Dạ đây là 10 triệu ạ! Bà Tú Nhi đưa đẩy: Tôi không nhận đâu. Ông Văn xua tay rất dứt khoát: Xin chị đừng câu nệ, đây xem như lòng thành của chúng tôi. Bây giờ cũng trưa rồi, tôi xin phép phải về Thái vội đứng lên theo ông, cậu lịch sự gật đầu chào và đi ra trước một nước Đợi ba mình ngồi yê sau lưng, cậu vừa phóng xe đi vừa càu nhàu: Con không hiểu sao mình phải chịu lép, trong khi anh Hai cũng bị thương. Ông Văn thở dài: Tại anh con từng bị bắt Thái ngạc nhiên: Về tội gì? Ông Văn chắc lưỡi: Lần đó nó tới nhà một thằng anh chị trong khu Mã Lạng để xâm mình. Công an truy quét, quét luon cả nó, nếu thằng Phát không cho dì Kim hay, chắc nó bị đưa đi cải tạo luôn rồi. Thôi cứ lấy tiền trám miệng mụ ta cho xong, ba không muốn thằng Đăng gặp rắc rối khi ngày thi tốt nghiệp đã gần kề một bên. Thái ấm ức: Chả biết bà Nhi căn cứ vào đâu mà cứ một điều nói Bảo Khuyên là người yêu của Hoàng An, hai điều nói con nhỏ là dâu tương lai nhà mình, khó nghe hết sức Ông Văn lơ lửng hỏi: Nhưng có gì con bé đó không bắt cá hai tay? Thái phản đối ngay: Khuyên không phải như ba nghĩ đâu, gia đình con nhỏ đàng hoàng lắm! Thằng Đăng từ trước đến giờ toàn giao du với ma qủy mà thôi. Thái ngắt lời ông Văn: Vì vậy lần này gặp con gái nhà lành ảnh mới bị đốn ngã. Nghe bạn bè nói Bảo Khuyên cũng thương anh Hai thật tình Ông Văn cười khẩy: Bọn nít ranh chúng bây mới ứt mắt đã bày đặt, chỉ tổ làm khổ cha mẹ Biết ba mình bắt đầu giảng đạo, Thái làm thinh tăng ga. Ông Văn bất ngờ bảo: Đưa ba tới nhà anh Hai mày Thái buột miệng: Để làm gì ạ? Ông Văn im lặng, Thái không dám hỏi thêm mà chăm chú điều khiển tay lái. Cậu chả biết Đăng sẽ phản ứng ra sao khi thấy ông bố xuất hiệ đột ngột. Sau bữa tối sinh nhật đáng nhớ ấy tới nay, anh em cậu đã thân thiện với nhau hơn, có lẽ cũng vì Bảo Khuyên. Thái biết Đăng thật lòng yêu thương con nhỏ. Chuyện anh đập vỡ quai hàm Hoàng An là đúng, vì đâu có gã đàn ông nào chịu nổi việc bị hạ nhục khi đang ngồi với người yêu. Nhưng chả biết hôm nay ba muốn gặp Đăng làm gì. Thái chỉ mong sao Đăng bỏ thái độ gay gắt trước mặt ông thôi. Cho xe vào sân nhà Dăng, Thái nói: Ba chờ con gọi đã, nhiều khi ảnh có bạn bè ở trổng Ông Văn nhếch môi: Xem ra mày rành thằng Đăng qúa! Thì anh em mà ba. Vừa nói Thái vừa gọi to: Anh Hai ơi! Khoảng một phút sau Đăng mới ra mở cửa, anh có vẻ bất ngờ khi thấy ông Văn. Ngập ngừng vài giây, Đăng nói với vẻ bắt buộc: Mời ba vào Ngồi xuống ghế, ông Văn lên tiếng trước: Vết thương của con đã cắt chỉ chưa? Đăng gật đầu. Ông Văn nói tiếp: Mất nhiều máu, phải bồi dưỡng đủ sức để học thi. Đăng cộc lốc: Con tự biết lo mà. Chắc ba tới không phải để hỏi sức khỏe con ra sao? Ông Văn thẳng thắn: Ba muốn biết tình cảm giữa con và Bảo Khuyên sâu đậm cỡ nào. Tại sao mẹ Hoàng An khẳng định rằng con bé là người yêu, thậm chí là dâu của bả? Đăng nóng nảy: Con không muốn ba xen vào chuyện của con. Ba không chen vào xen ra gì hết, ba chỉ nghĩ yêu đương, hay quan hệ làm ăn điều phải rõ ràng, cụ thể, rạch ròi, nếu không sẽ phá sản như chơi, phá sản trong làm ăn còn cơ may làm lại từ đầu, còn trong tình yêu thì khổ lắm, chả có thứ gì bù đắp được đâu. Đăng nhếch môi: Ba đã bù đắp cho mẹ mấy trăm lượng vàng ấy chứ Ông Văn không nao núng: Và hậu qủa ra sao? Con dã rõ vì con chính là nạn nhân. Thái rầu rĩ kêu lên: Con xin cả hai người mà! Đăng bực bội châm thuốc hút. Vừa lúc đó có tiếng gõ nhẹ vào cửa. Anh ngước lên thấy bà Dung. Đây là lần đầu tiên bà bước vào nhà anh, và cũng là lần đầu bả đụng mặt anh kể từ hôm xảy chuyện ở Disco với Hoàng An. Dụi điếu thuốc vào gạt tàn, anh bước ra mặt đầy lo lắng: Bảo Khuyên có...có chuyện gì hả dì Dung? Bà Dung lắc đầu: Ồ không! Tôi muốn gặp cháu, không ngờ nhà lại có khách. Thôi để tối vậy Ông Văn vụt đứng lên: Tôi là ba Đăng. Chắc chị đây là mẹ của Bảo Khuyên. Mời chị vào Bà Dung hơi ngỡ ngàng: Thật vậy sao? Tôi định nhờ Đăng mời chị Ánh Loan tới để nói chuyện, bây giờ có anh cũng tốt Đăng cương quyết: Nếu đó là chuyện chỉ liên quan tới cháu, có lẽ chúng ta để khi khác nói sẽ hay hơn. Bà Dung tự động ngồi xuống salon. Lúc này Đăng mới thấy trên tay bà có cầm một hộp bánh tây dã ngã màu trông rất cũ kỷ. Anh đang thắc mắc không biết bà đựng gì trong cái hộp này thì nghe bà lên tiếng: Chuyện này có liên quan đến cả ba mẹ cháu, nay không có chị Loan, nhưng có anh đây được rồi. Tôi nghĩ mình không thể mang nặng trong lòng mỗi lo này một cách dơn độc nữa. Phải có người hiểu, người tông cảm và chia sẽ với tôi. Đăng bồn chồn nhìn và thấy hôm nay trông bà là lạ thế nào ấy. Nét mặt đăm chiêu với vầng trán nhíu lại đầy suy tư làm bà khắc khổ một nữ tu. Dù chưa đoán được bà sẽ nói gì, nhưng Đăng linh cảm những điều anh sắp nghe sẽ là giông bão thổi qua đời mình Bà Dung thở dài: Chuyện tôi sắp nói lẽ ra mãi mãi là một bí mật, nay vì cuộc sống, vì hạnh phúc của Bảo Khuyên tôi buộc lòng phải cho anh và Đăng biết. Nếu không lỡ điều ghê gớm ấy thành hiện thực, tôi sẽ đau đớn và ân hận suốt đời Đăng thắc thỏm: Chuyện gì quan trọng dữ vậy hả dì? Im lặng đan tay vào nhau hồi lâu bà mới khó khăn nói: Bảo Khuyên không phải là con ruột của tôi. Cách đây 18 năm tôi đã xin nó từ một người đàn bà tên Ánh Loan. Nhìn gương mặt tái xanh của Đăng, bà Dung xót xa: Bảo Khuyên là con của bà Ánh Loan, là em gái của cháu đấy Đăng. Bật dậy như ngồi phải lửa, Đăng lắp bắp: Không thể nào. Cháu không tin, cháu không tin. Bà Khánh Dung ngậm ngùi: Khi gặp lại bà Loan và nghe bà ấy xưng là mẹ cháu, dì cũng đã không tin như cháu hiện giờ Ông Văn ngập ngừng: Lẽ nào lại có sự trùng hợp ngẫu nhiên thế Bà Dung từ tốn nói: Hôm ấy tôi cố tránh nhưng Ánh Loan đã chủ động nhắc tới Bảo Khuyên và hứa sẽ không làm phiền mẹ con tôi. Đăng lắc đầu giọng lạc hẳn đi: Không phải thế! Nhất định không phải thế. Dì dựng chuyện này chia rẽ chúng cháu phải không? Bà Dung đau đớn kêu lên: Đừng nghĩ vậy tội nghiệp dì lắm Đăng. Chẳng có người mẹ nào đành lòng làm khổ con mình cả Dứt lời bà Dung mở hộp xắc tay lấy một tờ giấy carô đã ngã màu: Đây là cam kết cho con của bà Loan có chữ ký, dấu lăn tay đàng hoàng. Bà ấy làm giấy này để nhận năm chỉ vàng. Còn đây là hình Bảo Khuyên chụp lúc con bé vừa biết ngồi. Ngoài ra tôi còn giữ hai cái áo đầm rất đẹp mà Ánh Loan đã đưa hồi đó Trao tấm hình cho ông Văn, bà hỏi: Anh nhìn xem có phải nó là con anh và bà Loan không. Vừa nhận tấm hình ông Văn vừa đáp: Nếu Bảo Khuyên sinh năm 1976 thì chắc không phải con tôi. Vì tôi và bà ấy ly dị năm bảy mươi tư kia mà Sau đó tôi biết Anh Loan có thêm một đứa con gái với người chồng mới. Ông chồng này nghiện ngập, có lẽ thế nên bà ta phải cho con. Đăng bỗng rít lên đầy căm phẫn: Tôi căm thù các người. Tạo ra con cái làm gì rồi đem cho, đem bán mặc số phận chúng sẽ ra sao. Ông Văn nhoi nhói nhìn Đăng gục xuống bàn và không biết an ủi con trai bằng cách nào khi chính ông cũng có phần trong việc tạo nên nghiệp chướng này. Điều bà Dung vừa nói có làm ông sửng sốt nhưng không làm ông tan nát trái tim như Đăng. Bà đúng khi đã ngăn chặn kịp thời mối tình oan nghiệt này, nhưng chính bà cũng làm Đăng đau đớn đến chết được Đăng ngước mặt lên thẩn thờ nhìn bà Dung: Khuyên đã biết Bà Dung vội lắc đầu: Không! không! dì chưa dám nói. Con bé chịu không nổi cú sốc này dfâu. Đăng nhíu mà khổ sở: Cháu cũng nghĩ thế. Với cuộc đời Bảo Khuyên như cành lá non, cô bé luôn nhìn thế giới bằng đôi mắt mộng mơ đầy lý tưởng. Ai làm phật ý một chút đã giận đã khóc. Khuyên sẽ chết mất nếu... Bà Dung ngắt ngang lời anh: Dì muốn giấu nọ. Nhưng thế có ích kỹ không Đăng? Mặt Đăng cau lại thật dễ sợ. Lâu lắm anh mới ngập ngừng: Cho Khuyên biết mới là ích kỷ. Cô bé nào có tội gì phải bị dằn vặt suốt đời. Dì Dung yên tâm. Cháu không phải là thằng đàn ông tệ lắm đâu. Rồi Khuyên sẽ quên, thậm chí sẽ căm ghét cháu. Cô bé sẽ có người yêu, có chồng. Như vậy là ổn thỏa Ông Văn bỗng nói: Phải gặp mẹ con hỏi cho rõ việc này, ba thấy thế nào ấy Bà Dung gật đầu tán đồng: Tôi cũng nghĩ vậy, nếu cháu Đăng chưa tin tôi. Nhìn Đăng bà thở dài: Dì rất qúy cháu, nhưng vì hoàn cảnh nên trước đây phải nặng nhẹ cháu trước mặt Bảo Khuyên. Cháu đừng trách dì nhé! Đăng gật đầu nhưng cái máy: Cháu hiểu mà! Bà Dung chợt dặn dò: Thái này! Cháu phải hứa không cho Bảo Khuyên biết sự thật về thân thế nó nghe chưa? Thái ngập ngừng: Cháu hứa! Nhưng mọi khổ sở, oan khiên rồi sẽ ập lên người anh Đăng. Thú thật lòng cháu bât nhẫn qúa Thấy Đăng ngồi yên lặng, bà Dung khẽ lắc đầu: Dì về đây. Cháu đừng buồn nữa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học hành. Lẽ ra dì không nên nói vào lúc cháu cần bình tâm để thi cử, nhưng dì thấy không thể im được nữa rồi Bà buồn bã nói với ông Văn: Anh ráng an ủi động viên cháu. Phần tôi sẽ lo Khuyên lơn Bảo Khuyên. Xét cho cùng anh em chúng nào có tội tình chi. Bà Dung về rồi nhưng Đăng vẫn ngồi lặng thinh. Thái có cảm giác anh đang chìm sâu trong cõi riêng của mình, anh chẳng cần mọi người xung quanh, chả cần đến thời gian đang chậm chạp trôi. Thái suy nghĩ và không hiểu nỗi sao có bà mẹ dứt bỏ con mình vì tiền. Nhưng dường nhưng dì Loan vẫn còn một người con gái nữa mà Cậu dè dặt hỏi: Anh Hai. Vậy Hải Đường là em của Bảo Khuyên à? Câu hỏi của Thái làm Đăng bừng tỉnh. Anh chậm chạp gật đầu rồi lại nói: Không phải! nó là con nuôi. Thái nhún vai: Thật em không hiểu nổi dì Loan. Con ruột thì đem cho nhưng lại nuôi con nuôi. Đăng mệt mỏi: Trước đây anh vẫn tưởng nó là em cùng mẹ với mình, nhưng cách đây không lâu bà ấy nói Hải Đường không có quan hệ huyết thống gì với anh hết Ông Văn nhíu mày: Vậy nó ở đâu ra? Đăng trả lời: Mẹ đã nhận nuôi nó với tiền thù lao là 40 cây vàng lúc nó chưa biết đi. Có vẻ quan tâm, ông Văn hỏi tới: Cha mẹ nó đâu? Mẹ nói rằng cha mẹ Hải Đường vượt biên không mang con bé theo được vì nó còn qúa bé. Sau 18 năm họ mới vừa trở về xin nhận lại con và mẹ đã đồng ý trả Hừ! Bà ta tốt dữ vậy sao? Đăng bực bội: Con không biết ba đừng hỏi chuyện đó vào lúc này Ông Văn nghiêm mặt: Ba phải hỏi chứ! bộ con không nhận ra sự vô lý trong việc bà ta nhận nuôi Hải Đường sao? Thái nói đúng, thật khó hiểu khi con ruột thì đem cho, nhưng lại nuôi con nuôi. Đăng mím môi, đanh giọng: Hừ! Bà ta bán con ruột để lấy tiền, nuôi con người dưng cũng vì tiền. Vì tiền mẹ sẵn sàng làm mọi thứ. Vì tiền, một mình mẹ đã gây ra bao nhiêu oan thiêng nghiệp chướng Ông Văn nhỏ nhẹ: Bây giờ là lúc suy nghĩ vấn đề chớ không phải lúc trách móc. Nếu Bảo Khuyên và Hải Đường đồng tuổi, ba thấy giữa hai đứa như có lấn cấn chuyện gì chưa rõ Đăng nhếch môi cay đắng: Có gì đâu mà lấn cấn. Khi với mẹ chuyện vì tiền là thường. Bà ấy cần tiền chớ nào cần con cái. Nếu mẹ vẫn nuôi Bảo Khuyên, biết đâu chừng giờ này nó đã thành gái bao, gái gọi hạng sang rồi. Hải Đường được cái gì khi ở với mẹ? Dầu sao số con bé vẫn còn đỏ nên mới gặp lại ba mẹ ruột. Nếu không trước sau gì nó cũng phải bỏ xứ sang Macao làm tiếp viên. Nãy giờ ngồi yên, Thái bỗng xen vào: Dì Loan đồng ý trả Hai Đường về với gia đình một cách tự nguyện sao? Đăng cười khan: Bà ấy không nói, nhưng anh nghĩ họ phải bỏ tiền ra chuộc con, chớ đời nào có chuyện tự nguyện với bà ấy Ông Văn bỗng đứng dậy với vẻ cương quyết: Ba sẽ gặp mẹ con hỏi cho ra chuyện này mới được Dứt lời ông vội vã đi ra. Thái chạy theo dẫn xe cho ông. Đợi ba mình đi khỏi cậu mới vào nhà và thấy Đăng nằm dài trên salon, mắt mở trừng trừng nhìn lên trần, giọng rầu rĩ: Ước chi lúc này mình đang ngủ, một chút nữa thôi mình sẽ tĩng giấc và sung sướng nhận ra những gì vừa xảy đến chỉ là cơn ác mộng Thái liếm môi: Nhưng tất cả không phải là mộng. Anh sẽ đối xử với nhỏ Khuyên thế nào đây khi hiện thực đã rõ Đăng bình thản đến lạnh lùng: Sẽ làm cô bé quên anh. Điều này dễ òm Thái hỏi gặng: Thật dễ hôn đó? Thật chứ. Nhưng em phải giúp anh. Thái kêu lên: Giúp bằng cách nào? Đừng ngồi xuống lạy em như Thúy Kiều lại Thúy Vân nghen. Em không mặn vở kịch tình anh duyên em đâu. Đăng cười khô khan: Sao chú mày giàu tưởng tượng vậy? Tao không phải tuýp người cao thượng đến mức sẽ gởi gấm người yêu cho ai đó, vì mình không thể tiến tới được nữa đâu. Chỉ cần mày làm sao cho Khuyên căm ghét thằng anh mình là được rồi. Còn sau đó cô bé sẽ yêu ai, lấy ai, tao không muốn biết Thái dăm dò: Quan trọng là anh có quên được nhỏ Khuyên không? Sao lại không? Tối nay anh em mình đi Samson. Ở đó có nhiều em cỡ Bảo Khuyên lắm. Các em sẵn sàng nhảy với mình tới sáng ở bất cứ chỗ nào. Anh không thích cứ phải ôm khối sầu đau. Chuyện của anh và Khuyên đã đến nỗi này, còn cách nào khác để giải quyết đâu mà buồn hay than thân trách phận Nhưng nếu anh đột ngột trở mặt, Bảo Khuyên sẽ rất khổ Đăng làm thinh, anh vươn vai đứng dậy: Không đề cập tới chuyện nàu nữa tốn thời gian lặm anh phãi vẽ cho xong đồ án tốt nghiệp. Chú mày xuống bếp nấu mì ăn. Anh đói qúa! Thái ngỡ ngàng nhìn Đăng. Cậu cố quan sát nhưng vẫn không hiểu anh mình..tỉnh thật sự hay đang đóng kịch Xuống tới bếp Thái nghe Đăng mở nhạc ầm ỉ. Bài nhạc buồn thê thiết vang lên như một lời thở than sầu thảm "Kiếp nào có yêu nhau thì xin tìm đến mai sau. Hoa xanh khi chưa nở, tình xanh khi chưa lo sợ, bao giờ có yêu nhau thì xin gạt hết thương đau." Chưa vướng vào lưới tình, chưa biết khố vì tình nhưng lòng Thái chợt chùng xuống vì thông cảm. Cậu biết dù Đăng nói thế nào thì mối tình này vẫn còn dư vị, anh không thể dễ dàng quên đi trong phút chốc.
°°°°°
Bảo Khuyên đứng chết sững nhìn Đăng chở cô gái áo vàng chạy ngang qua mặt mình. Vậy là tối qua cô ta đã ngủ lại nhà anh. Họ đã làm gì cho hết một đêm dài mưa rỉ rã? Sáng sớm trời lạnh, nhưng người Khuyên nóng bừng bừng. Khó khăn lắm cô mới trở vào nhà ngồi phịch xuống ghế, mặt mày lơ láo như mất hồn. Trái tim Khuyên nhức nhối vì ghen tuông ngờ vực. Cô gái ấy là ai? Tại sao lại ở nhà Đăng từ chập choạng tối đêm qua. Đăng chở cô ta về hay cô ta tự tìm đến anh. Khuyên không biết, vì khi Khuyên nhìn thấy là cô gái ấy đã ở trên balcon phòng của Đăng rồi. Chắc chắn cô ta không phải là khách hàng, vì Đăng không tiếp khách trong phòng ngủ. Chả lẽ đó là Hải Đường? Không lý nào em gái lại có cử chỉ thân mật khác thường như vậy đối với anh trai. Nhưng dù cô ta là ai đi chăng nữa, Đăng cũng đâu thể làm lơ khi thấy Khuyên. Tại sao anh tỉnh bơ như cô không có mặt trên đời này vậy. Nhớ lại thái độ phát lờ của Đăng vừa rồi, Khuyên xốn xang khó chịu. sau vụ ấu đả xảy ra trong buổi sinh nhật của Thái, mẹ dứt khoát cấm cô quan hệ với Đăng. Thái độ bà quyết liệt đến mức Khuyên phải sợ. Lẽ nào chỉ vì bị ngăn cản mà anh đã thay đổi. Nếu thế Đăng cũng đâu thật lòng yêu thương như cô vẫn tưởng. Thời gian này ngoài việc mỗi ngày được Chiêu Liên đưa đón đến lớp luyện thi Đại Học ra, Bảo Khuyên không được đi đâu cả. Cô được miễn mọi công việc lặt vặt đến quan trọng để tập trung thi vào đại học sư phạm kỹ thuật. Mẹ muốn cô theo nghề của mình và Khuyên đã đồng ý vì cô sợ mẹ buồn lắm! Thế nhưng mẹ lại không hiểu không thông cảm với Khuyên, bà nỡ ép dù dù biết cô chả hề nghĩ tới Hoàng An. anh ta bị thương, bà bắt buộc cô tới thăm nom như người nhà, trong khi Đăng cũng khâu mấy mũi ở đầu, mẹ tảng lờ nhưng không hay không biết. Bao nhiêu lỗi đổ hết cho anh. Bà lạnh lùng tuyên bố bà không bằng lòng con mình giao du với hạng lưu manh, giỏi gây sự đánh nhau hơn lo học. Đăng đừng tốn công tốn sức, thời gian đeo đuổi tán tỉnh Khuyên làm gì, rất vô ích. Không đời nào con gái bà ghé mắt tới Đăng như lâu nay anh vẫn tưởng đâu. Gặp anh, bà khinh khỉnh quay đi, thậm chí phớt lờ khi anh gật đầu chào. Thái độ của mẹ đã ngăn Đăng sang nhà cô. Ai lại chẳng tự ái, nhất là người đầy cao ngạo nhưng anh, rốt cuộc chỉ Bảo Khuyên là khổ. Cô bị nhốt trong bốn bức tường, cửa sổ đóng kín chả thấy chút trời xanh, mây trắng, và nhất là chả đụoc nhìn cái dáng đơn độc nhưng đầy vẻ phớt đời của anh trên balcon. Nếu Đăng không hiểu Khuyên và cố tình đi với một người khác trước mặt cộ thì anh thật tệ. Tự nhiên Khuyên rơm rớm, trái tim cô thắt lại khi nghĩ Đăng đã lừa dối mình. Đang ngồi với nỗi lòng rối nhưng tơ, Khuyên nghe tiếng Trúc Ly réo inh ỏi. Cô vội vàng chạy ra mở cửa. Chưa vào đến nhà, Ly đã nóng nảy hỏi: Mày có thấy gì không? Là người rất nhạy cảm, Khuyên biết ngay Ly đề cập tới Đăng, nhưng cô vẫn dè dặt: Thấy gì chứ? Mím môi đầy tức tối, Ly nói: Lão Đăng... Nhà mày chở một em choai choai tướng tá, mặt mày trông không đến nỗi tệ. Lão và con nhỏ đó vào quán phở tao với Thái đang ăn sáng. Thấy tụi tao, lão Đăng phớt lờ kéo con nhỏ ngồi bàn kế bên, rồi cả hai chụm đầu vào nhau trông khó ưa. Khuyên cố gắng làm tỉnh: Chắc là bạn be hay người quen của ảnh. Trúc Ly trợn mắt: Xì! Chắc hổng dám bạn bè hay người quen đâu. Ngồi ăn phở, Đăng galăng tới mức Thái còn phải chướng mắt. Nó nói với tao, anh Hai nó... Thấy Ly ngập ngừng, Khuyên nhăn nho: So lại do dự. Thái nói thế nào? Ly lắc đầu: Mà thôi! Chắc gì Thái đúng. Mày và Đăng đang gặp rắc rối, tốt hơn đừng nghe, đừng thấy, đừng biết gì thêm ngoài tình yêu dành cho nhau. Khuyên hùng hổ: Mày đừng...cà giật nữa. Ăn nữa bữa, nói nữa chừng là đồ ba trợn đó. Liếc Khuyên một cại Ly hạ giọng: Nó bảo anh Hai nó đích thật là đồ đểu. Ảnh rấp tâm tán cho bằng đụoc mày để làm bỉ mặt Hoàng An rồi bỏ. Bảo Khuyên điếng người, cô ấp úng: Bỏ là sao? Trúc Ly nhún vai: Là nhưng hồi sáng tao đã chứng kiến. Bây giờ Đăng đang ra sức o bế con nhỏ khác nhà rất giàu lại cùng quê, gia đình nó cho lên Sài Gòn ăn học và nghe đâu đã hứa gã nó cho Đăng. Thấ Khuyên ngồi chết sửng, Trúc Ly nhún vai: Thái nói vậy, nhưng phải xem lại, tao không tin Đăng tệ đến thế. Có điều thú thật tao sẽ de ngay, nếu đã thấy bồ mình cặp kè với người khác. Bảo Khuyên thẩn thờ hỏi: Thái còn nói gì nữa không? Còn, nhưng tao quên rồi. Tóm lại nếu cho mày một lời Khuyên, tao sẽ Khuyên mày de lão Đăng trước khi lão quay mặt một trăm tám. Bảo Khuyên yếu ớt lên tiếng: Ít ra cũng phải nhìn thấy lỗi của ảnh chứ. Chuyện đó dễ ớt. Tao và Thái sẽ dẫn mày đi cafe, nơi Đăng vẫn ngồi với con nhỏ Lan Chi đó. Mày biết cái tên người ta à? Trúc Ly thản nhiên: Thái...giám khai, tao mới biết đấy. Bảo Khuyên mím môi: Tao sẽ qua nhà Đăng và hỏi thẳng anh ấy. Nếu mày có can đảm chấp nhận đau thương. Ông Đăng làm tao thấy sợ khi nghĩ tới Thái rồi bác Văn, giòng nhà ổng có chung cái gien đa tình nhưng bội bạc. Ớn quá! Bảo Khuyên chống tay dưới cằm: Đừng quơ đũa nhưng thế, Thái là người tốt, nó không giống nhưng anh ấy... Trúc Ly gật gù: Chắc là vậy, nên nó mới phê phán cách sống của ông Đăng. Bảo Khuyên gục đầu chán chường làm LY ái ngái. Cô không biết có nhiều chuyện không, khi vừa rồi đã vội vàng kể với Khuyên những hình ảNh gai mắt về Đăng, nhưng rõ ràng anh ta tệ thật mà! Ngần ngừ một chút, Ly đứng dậy: Tao về đây, đừng tốn thời gian về con người không ra gì nữa, lo tập trung học thi là hay nhất. Nếu không, lỡ nhưng trợt vỏ chuối, Đăng cười vào mặt mày đó! Bảo Khuyên lơ ngơ ra mở cổng cho Ly vừa lúc Đăng về tới. Trúc Ly hất hàm bảo nhỏ: Hắn đất! Qua hỏi ngay đi! Khuyên bỗng run rẫy, cô ấp úng nài nỉ: Đi với tao Ly... Được thôi! nhưng mày sợ cái gì mà phải có tao hộ vệ? Khuyên làm thinh kéo Ly qua nhà Đăng lúc anh dẫn xe vào sân. Trúc Ly lên tiếng: Anh Đăng, nhỏ Khuyên muốn nói chuyện với anh nè. Đăng quay lại và cùoi thật tươi. Nụ cùoi từng làm Khuyên rung động ấy hôm nay trông giả tạo làm sao! Đôi mắt rực lửa của anh lạnh tanh, Đăng nhìn Khuyên, nhưng cô có cảm giác anh không dành riêng cho cô chút yêu thương âu yếm nào hết.Tự nhiên Bảo Khuyên thấ mệt mỏi và thất vọng chưa từng có. Khuyên thấy lòng vỡ ra khi nghe Đăng nhếch môi: Dì Dung không thích nên lâu rồi chúng toi đâu còn chuyện gì chung để nói với nhau. Miệng khô khốc, Khuyên nhỏ nhẹ: Nhưng em cần hỏi anh một vài điều. Nhìn đồng hồ, Đăng hờ hững: Ngay bây giờ à! Anh bận tới lớp rồi. Em về đi không dì Dung lại mắng. Bảo Khuyên uất nghẹn: Anh cố tình lánh xa em phải không? Đăng nhún vai: Em đã hiểu ra vấn đề rồi đó. Chúng ta chẳng đi tới đâu. Sớm chia tay chừng nào tốt chừng ấy. Lo học đi, nếu không lỡ rớt đại học, dì Dung lại đổ tội cho anh. nên gần ngọn đèn sáng, chớ đừng gần lọ mực tàu để vấy bẩn mọi thứ như anh, bé con ạ! Khuyên còn đứng trừng trừng nhìn Đăng đã cao giọng: Thôi nhé! đừng phiền nhau nữa. Đăng nhợm chân nhảy lên thềm vừa lúc Trúc Ly nghiến răng mắng: Đồ đểu, đồ điếm đàng... đồ... Ang quay lại mặt quằm xuống: Này, liệu hồn đó! Cô em là bạn thằng Thái, đừng nên hỗn với tôi nhé! Bảo Khuyên kéo tay Ly, cô thấy đất trời như chao đảo vì những lời Đăng vừa nói. Anh để lộ bộ mặt thật của mình rồi đó. Thật kinh khủng và cũng thật tội nghiệp cho Khuyên. Cô đã yêu lầm người rồi. Mắt nhắm mắt mở chạy về nhà, Khuyên nằm vật ra giường khóc nức nở. Cô nghe mẹ hỏi nhiều điều lắm, nhưng không làm sao trả lời được. Cô muốn mình chết đi, mê đi để đừng phải đau đớn thế này. Khổ nổi sau khi ca,n khô nước mắt, tâm trí cô lại tỉnh hơn Bao giờ hết, Khuyên bỗng dưng nhớ tất cả, từ ngày đầu tiên gặp Đăng, tới những lời yêu thương ngọt ngào, từng cử chỉ tình tứ anh dành cho cô, rồi tới những câu trơ trẽn vừa rồi. Giả dối! giả dối! Khuyên gào lên và nghe tiếng mình dội lại trong căn phòng vắng. Cô cảm thấy sức lực của mình tan biến đau hết, cô yếu đuối như vừa qua cơn thập tử nhất sinh, cô cố gượng dậy nhưng không nổi, Khuyên thấy trần nhà nghiêng ngửa trên đầu mình, cô nhắm mắt và thấy mình bềnh bồng trôi nổi trong một cõi mơ hồ nào rất lạ. Bảo Khuyên lơ đãng nghe mẹ và bà Hồng Hạc than về con cái. Từ ngày mẹ cô nhận làm quản lý cho nhà hàng của bà đến nay, hai người bỗng dưng trở nên thân thiết. Bà Hạc luon tỏ sự ngưỡng mộ về tài nữ công gia chánh, cũng như tài một mình nuôi con khôn lớn của mẹ. Bởi vậy hễ rãnh rỗi, bà lại tới cà kê tâm sự. Đúng nhưng lời Hoàng An từng nói, bà Hạc không hài lòng về cô con gái. Khuyên có gặp cô ta một lần. Hồng Tước rất đẹp, nhưng ưu điểm này bà Hạc không quan tâm. Theo bà thì "cái nết đánh chết cái đẹp". Nhưng Hồng Tước lại quan niệm rằng cái đẹp ngự trị trên mọi thứ. Tiền và sắc đẹp là mục đích đàn ông theo đuổi. Cô ta chê mẹ mình cổ lỗ xĩ, và thản nhiên sống theo cách của mình từng sống. Đã có sắc lại có tiền của mẹ, cô còn lo gì. Bà Hạc rất khổ sở. Không tâm sự với bà Tú Nhi, vì hai người không hạp, bà dốc hết nỗi lòng mình vào mẹ của Khuyên. Cô biết mẹ rất tiết kiệm thời gian, vì công ăn việc làm bà đành chịu khó ngồi nghe bà Hạc kể lể rồi chịu khó cho lời Khuyên về cách dạy con cái. Qua nhiều lần tới nhà, bà Hạc rất qúy mến Khuyên, bà muốn cô thành bạn của Hồng Tước, nhưng ước muốn này khó thực hiện vì chả khi nào Hồng Tước chịu theo mà tới đây chơi, còn cô cũng không có điều kiện tới nhà bà. Nhìn vẩn vơ ra tủ kem, Khuyên buồn bã với nỗi niềm riêng tư của mình. Cô rất tin và thương mẹ nên dạo này không lẫn tránh Hoàng An nữa. Thấy Khuyên vui vẻ với Hoàng An, mẹ đinh ninh rằng cô đã quên Đăng rồi (vì chíng cô cũng nói thế ). Nhưng thật sự lònh Khuyên ra sao, ngay cả cô cũng không thể biết. Giữa hai người là một khoảng xa nghìn trùng. Khuyên luôn tránh gặp Đăng, dường nhưng anh cũng thế. Ở cách nhau một hàng rào hoa tigôn thôi, mà mấy khi được thấy nhau. Lần đó, sau một ngày một đêm không ăn uống, cứ giam mình trong phòng, Bảo Khuyên đã gượng dậy. Cô soi gương và bắt gặp một gương mặt lạ, vô hồn. Kinh hoàng với chính mình, Khuyên xuống bếp ăn hết phần cơm mẹ đã chừa. Tắm gội xong cô xách xe đạp một vòng phố và nhận ra dòng đời vẫn chảy rộn ràng quanh mình. Vậy tại sao phải khóc, phải khổ, phải buồn vì một người không ra gì? Bảo Khuyên đâu phải hạng yếu đuối ủy mị, cô không muốn ai thương hại mình cả. Cô sẽ cho Đăng thấy anh chưa đủ sức quật ngã cô đâu. Trên thế gian này không phải chỉ có anh là đàn ông. Rồi Đăng sẽ phảI trả giá cho thói sở khanh của mình. Cô sẽ... Khuyên ơi! vào mẹ bảo: Giật mình thoát khỏi cơn mơ trả thù, Khuyên bật dậy chạy vào nhà. Cô ngơ ngác khi thấy mẹ và bà Hạc nhìn mình tủm tỉm cười Khuyên đỏ mặt ấp úng: Chuyện gì vậy mẹ? Bà Dung từ tốn lên tiếng: Chuyện vui thôi mà. Cô hạc muốn tặng con một chuyến du lịch Đà Lạt. Thi cử xong rồi, con nên đi cho thoải mái. Bảo Khuyên hơi bất ngờ, cô nhìn bà hạc đầy cám kích rồi nói: Nhưng kết qủa vẫn chưa có, con sợ rớt lắm. Vả lại bỏ mẹ một mình, con không muốn chút nào. Ôi! Đâu có sao. Mẹ sẽ nhờ Chiêu Liên qua ngủ mỗi tối. Công việc nhiều qúa, nếu không mẹ đã đi cùng rồi Thấy Bảo Khuyên còn do dự, bà Hồng Hạc nhỏ nhẹ: Đi cho vui nhé Khuyên! Cô mời cả Hoàng An và Hồng Tước nữa. Sẵn dịp có người quen ở mỹ về cô mới tổ chức thế này, cháu không đi cô tiếc lắm đấy. Rồi bà trầm giọng như năn nỉ: Đi với cô nhé Bảo Khuyên! Không vội trả lời, cô nhìn mẹ dò hỏi, bà Dung mỉm cười: Con nên đi cho vui. Mẹ ở nhà một mình được mà! Tươi hẳn nét mặt, Khuyên vỗ tay: Ôi! Vậy con phải cám ơn mẹ và cô trược Dứt lời cô nghịch ngợm chạy ra tủ kem vì có khách. Bà Hạc thở dài nhìn theo: Ước gì Hồng Tước được bằng phân nữa như của Bảo Khuyên. Chị dạy con khéo đã đành, bản thân Bảo Khuyên cũng ngoan ngoãn, hiếu thảo. Chị là người mẹ hạnh phúc đấy chị Dung. Bà Dung liền an ủi: Chị may mắn tìm lại được con mình. Nó sẽ thay đổi khi được sống trong môi trường tốt. Bà Hạc ngao ngán: Tôi nghĩ mình không đủ sức kéo con bé về phía mình đâu, cái lồi sống bất cần ngày mai, bất biết tới ai đã ăn sâu cắm rễ vào nó lâu qúa rồi. Bây giờ Hồng Tước vẫn một vâng, hai dạ, nghe lời toi răm rắp, nhưng sau này thì sao? Tôi chỉ có mình nó, toàn bộ tài sản của mười mấy năm vất vả kiếm sống nơi dất khách quê người sẽ do nó quản lý. Với một người thích hưởng thụ hơn thích lao động, toàn bộ của cải ấy sẽ trôi về đâu? Càng suy nghĩ, toi càng mệt mỏi vì thất vọng. Bà Dung ngần ngừ: Tôi hỏi câu này, chị đừng giận nhé? Bà Hồng Hạc nhíu mày: Chị khách sáo mãi, cứ nói đi Có chắc Hồng Tước là con gái chị không? Hơi sững sờ một chút, bà Hạc gượng gạo nói: Mẹ nuôi con bé có đưa toi tờ khai sinh hồi đó chồng tôi đã đưa cho bà ta. Chỉ có tờ khai sinh đó chứng nhận nó là con tôi. Cách đây mười tám năm ổng đã đem Hồng Tước tới cho bà ta nuôi kèm theo số vàng khá lớn để làm thù lao. Mặc cho tôi chết lên chết xuống vì thương nhớ con bé, ổng giấu biệt địa chỉ, họ tên người đàn bà ấy và bắt buộc tôi vượt biên cùng ổng với đứa con trai 5 tuổi Bà Khánh Dung cau mày: Tại sao ổng lại làm thế? Giọng nghẹn ngào, bà Hạc nói tiếp: Vì lúc ấy Hồng Tước mới có bảy tháng tuổi. Nó sẽ không chịu nỗi sóng gió suốt chuyến vượt biên. Qua tới bển vợ chồng tôi đã li dị nhau sau khi đứa con trai bị tai nạn chết. Tôi một mình gây dư,ng cơ nghiệp. Lúc đã có vốn, tôi quyết định trở về tìm con, ông ấy mới nói tên họ người đã nhận nuôi con tôi. Ngoài Hồng Tước ra, bà ta chẳng có đứa con nào khác cả, do đó ba ta nuông chiều nó đến mức hư hỏng. Bà Dung buột miệng: Bà ta sống bằng nghề gì? Bà Hạc ngập ngừng: Nghề tự do, buông món này, bắt món nọ, môi giới đất đai, xe cộ, nhà cửa đủ thứ. Chính nghề nghiệp bấp bênh này đã tạo cho Hồng Tước thói quen bất cần ngày mai, và bản tính đua đòi, không biết thế nào là đủ, nó bị ảnh hưởng nặng bởi lối sống của bà mẹ nuôi. Khi về với tôi, bị tôi bó buộc vào khuôn khổ con bé rất khó chịu. Đôi lúc tôi nghĩ, nếu mình nghèo khổ, chắc chẳng đời nài nó nhận mình là mẹ Bà Khánh Dung lắc đầu: Chị đừng nghĩ thế. Hồng Tước cũng nhưng Bảo Khuyên, chúng vẫn rất trẻ người non dạ. Hồng Tước đang sống trong một môi trường khác môi trường trước đây, nó phải có thời gian làm quen chứ Bà Hồng Hạc thở dài: Tôi cũng mong thế! Thú thật những điều buồn bực này tôi chỉ nói được với chị, chớ chả dám hé môi với ai. Hy vọng chị sẽ giúp tôi trong công việc. Bây giờ tôi về đây. Chị cứ suy nghĩ cho kỹ đề nghị chân tình của tôi. Bà Khanh Dung mỉm cười tiễn khách ra sân. Đi tới chỗ Bảo Khuyên đứng bà Hạc bảo: Cô sẽ tặng cháu một cái áo gió rất đẹp để mặc đi đạo phố đêm Đà Lạt Khuyên nghiêng nghiêng đầu: Cháu cám ơn cô đã cho cháu đi chơi, lại cho cả áo đẹp. Bà Hạc mỉm cười: Cháu xứng đáng được nhưng thế mà! Lần này có Hồng Tước, hy vọng hai đứa sẽ thân với nhau hơn lần gặp trước đây Đưa bà Hạc ra cổng xong trớ vào, cô lo lắng khi thấy mẹ trầm tư trên ghế: Sao thế mẹ? Mẹ không muốn con đi Đà Lạt à? Phất phất tay, bà Dung nói: Đâu có. Mẹ đang lo con thiếu quần áo đẹp để đi chơi Khuyên nhăn mặt: Ôi! Mẹ lo làm gì chuyện đó. Con thích đơn giản, cứ quần jean áo pull là đụoc rồi. Nhưng dù sao cũng có Hoàng An đi cùng. Đơng giản quá đâm ra thua sút người khác. Nó sẽ chê con đấy! Khuyên bật cuoi: Con chả nghĩ gì tới anh ta cả. Mục đích sống của con hiện giờ lo học và tìm việc làm có thu nhập khá để nuôi mẹ suốt đời. Bà Dung mắng yêu: Ranh con giỏi mồm mép. Mẹ mong có cháu để bồng chớ không mong ra vào trong nhà chỉ hai người thui thủi đâu. Bà Tú Nhi tuy tánh tình khó ưa, nhưng Hoàng An không tệ, nó từng vì yêu con mà vào nhà thương. Mẹ thấy yen tâm nếu... Khuyên vội vã ngắt lời bà: Mẹ nghĩ xa xôi quá Dứt lời cô chạy ra ngoài một mình dước gốc sứ cùi, mặc cho trái tim thổn thức. Bên nhà Đăng cửa vẫn đóng. Dạo này anh luôn vắng nhà, nhiều đêm khuya biết chỉ có mình Phát ngủ. Anh ở đâu, làm gì, nghĩ gì, thậm chí đang đi cùng cô gái nào, luôn luôn là nỗi bận tâ, của cô. Khuyên không khống chế được mình, cô chưa quên Đăng nhưng cô muốn. Cứ phải đóng kịch với bảN thân, với mọi người mãi, Khuyên chịu không nổi rồi. Cô muốn đụoc nói rằng dầu Đăng là kẻ phản bội, là một người không ra gì, cô vẫn mãi mãi yêu anh. Yêu trong đớn đau tuyệt vọng.