Vừa dắt xe vào tới sân, Khanh đã bị bà Năm kéo lại:- Nè nè, cô làm ơn len lầu bằng ngã nhà bếp rồi vô phòng ở trỏng luôn giùm tôi.Thấy bộ mặt hình sự của bà ta, Khanh ghét lắm, nhưng vẫn nhỏ nhẹ hỏi:- Chuyện gì vậy dì Năm?Bà Năm hạ giọng đến mức thấp nhất:- Có cậu Hai vào...Hoài Khanh kêu lên:- Nếu vậy tôi đến chào ảnh mới phải chứ!Bà Năm bĩu môi:- Thôi thôi! Cho tôi xin đi. Anh em họ đang gây nhau vì cô. Hừ! phen này xem tôi về Ninh Thuận ở, hay cô cút khỏi đây.Lúc Khanh còn sững người vì câu nói của bà Năm thì bà ta đã hất mặt đi một mạch vào bếp.Hoài Khanh vội dắt xe ra tuốt phía sau rồi vòng lên lầu. Ngoài phòng khách vang lên những âm thanh trầm nhưng hết sức gay gắt. đúng là anh em Nam đang gây với nhau.Thay vì rút vô phòng cố thủ, Khanh núp trên cầu thang để nghe trộm.Một giọng lạnh tanh nhu băng vang lên không to, nhưng rõ từng tiếng một:- Mày đã xài gì với món tiền khá lớn ấy? Hừ! Đừng nói với anh là để bao gái đó.Nam hầm hừ:- Tiền đó mẹ cho, tôi làm gì anh không được hỏi:- Sao lại không khi anh mới là người còng lưng vất vả để tạo ra nó. Mẹ và mày chỉ biết đòi hỏi, tiêu xài hoang phí chớ cần nghĩ đến sức lao động của kẻ khác đâu.Nam cau có:Anh cứ nói đến sức lao động, người lao động hoài nghe mệt quá! Sao hồi đó anh không ráng học hết đại học để làm dân trí thức rồi bây giờ lai ca cẩm. Anh ganh tị với em mình à?Khanh nghe tiếng anh Hai Nam cười gằn:- Còn nhỏ đừng bao giờ thốt ra những lời khó nghe như vậy. Tại sao anh phải ganh tị với em chớ? Hừm! Nuôi mày ăn học anh không tiếc công tiếc của. Nhưng nếu mày nuôi gái bằng tiền của anh thì dứt khoát không. Hãy ra tiền trước rồi hãy làm người hùng với bọn gái sau.Hoài Khanh ù cả hai tai...Thằng cha này sỉ nhục cô quá mức. Khanh vừa bước xuống định gây với lão một trận rồi ra sao thì ra, nhưng đã bị bà Năm níu lại:- Vào phòng ngay!Khanh vùng vằng:- Toi không thể để người khác nhục mạ mình.- Xì! Sao cô vừa tự ái vậy? Nếu tự trọng đâu ai lết đến đây để bây giờ sợ nhục. Cậu Hai chỉ nói chung chung thôi, chớ có biết mặt mũi cô ra sao đâu mà nhục. Hay là cô muốn xuống dưới để liếc mắt đưa tình cả với hai anh em?Hoài Khanh giận tím mặt. Cô run rẩy bước vô phòng ngã vật xuống giường, nước mắt ràn rụa như mưa. Ôi! Sao cô khổ thế này! Khanh phải làm sao khi chỗ cần...vú em đã nhận Khanh rồi nhưng cô phải chờ vì gia đình họ đi Vũng Tàu chơi vài ba bữa nữa mới về. Tình trạng này chắc cô khó ở lại đây cho đến ngày nhận việc. Những lời của anh Hai Nam làm cô thấy mình bị xúc fạm trầm trọng. Cô còn mặt mũi nào nhìn Nam.Đang dằng vặt với chính mình, Khanh bỗng nghe gõ cửa. Cô hoảng hồn khi nghĩ lão Hai hắc ám đã lên tới đây để tống cổ cô ra khỏi nhà. Đưa tay chận ngang ngực, Hoài Khanh ngồi ì trên giường đến lúc nghe tiếng Nam gọi cô mới mở cửa ra.Từ hôm xảy ra sự cố hôn nhau đến nay, Khanh luôn tránh mặt Nam, trừ những lúc ăn cơm phải gặp ra, lúc nào anh ở nhà là cô thủ trong phòng. Thái độ của Khanh làm Nam buồn. Nhưng cô sợ nên không làm khác được.Nan bước vào với nụ cười trên môi và chú thỏ nhồi bông xinh xắn trên tay:- Nếu không nhận quà là còn giận anh.Khanh ngạc nhiên trước thái độ bình thản của Nam. Hai anh em vừa lớn tiếng vì cô, sao bây giờ Nam tỉnh thế kia.Gượng cười, Khanh nhận con thỏ và nói:- Em chỉ giận em thôi.- Tại sao?Khanh lắc đầu, tay mân mê con thỏ. Cô nghe giọng Nam ân hận:- Anh xin lỗi đã không làm chủ được mình.Khanh ray rứt:- Đừng nói vậy. Em phải xin lỗi anh thì đúng hơn. Nếu không vì em, anh và anh Hai đâu cãi vã nhau.Nam lắc đầu:- Em lầm rồi! Giữa anh và ảnh luôn luôn bất đồng chớ khong phải vì em - Tự nhiên ngồi xuống giường, Nam nói tiếp: - Anh Hai lớn hơn anh những tám tuổi. Một khoảng cách khá xa để có thể hiểu và thông cảm với nhau. Khi anh học lớp sáu thì ảnh đả vào đời. Ba anh mất sớm nên toàn bộ công việc nhà ảnh quản lý...Chính vì vậy ảnh rất tực ao tự đại. Ảnh nắm hết quyền hành trong ngoài, qua mặt mẹ anh, độc đoán quyết định từ việc lớn đến việc bé trong nhà. Tuy là anh em ruột nhưng anh rất ghét ảnh.Khanh ngỡ ngàng nhìn nét đanh lạit rên mặt Nam. Chả hiểu giữa hai anh em đã từng xảy ra oán hậ.n gì, nhưng nhìn Nam lúc này cô cũng nhận ra anh rất ghét ông anh mình.Giọng Nam uẩn uất vang lên:- Anh không nào đời quên thái độ xấc sược của Quốc khi mỗi tháng ảnh mỗi phát tiền cho anh và mẹ. Chính vì ảnh hỗn hào nên cách đây sáu năm mẹ đã giận đến mức bỏ nhà đi biệt mấy tháng ròng.Khanh tò mò:- Vậy bây giờ mẹ anh ở đâu?- Vẫn ở Ninh Thuận, nhưng không chung nhà với ông Quốc.Nhếch môi một cái đầy khinh bỉ, Nam nói:- Ổng chỉ khoái ở ngoài lán trại cùng lũ bò giống và thích thú với biệt danh đầy mai mỉa "Vua Bò".Khanh nhíu mày:- Là sao chứ? Em không hiểu?Nam Kể:- Quốc là chủ đàn bò đông nhất Ninh Thuận. Người ta gọi ảnh là "vua bò", nghĩ cũng đúng. Ngôi nhà này ảnh cũng nhờ bò mà có đấy! Suốt ngày rong rong trên lưng bò ngoài đồng cỏ. Cuối tháng vào Sài Gòn để vung tiền cho gái. Ảnh chả có tư cách gì để lên lớp anh hết. Bởi vậy em cứ'' an tâm ở đây, nếu Quốc động tới em, anh không nhịn đâu.Khanh trầm giọng:- Em đã tìm được việc làm, rồi em cũng sẽ đi chớ đâu thể làm phiền anh mãi được.Nam thảng thốt:- Em định làm gì? Ở đâu?Khanh tránh nhìn vào mắt anh:- Làm công nhân cho một hãng giày liên doanh với Đài Loan. Chắc không nặng nhọc lắm đâu.Nam nghi ngờ:- Thật khong? Anh tìm hiểu và biết đa số các xí nghiệp đều tuyển công nhân theo đợt. Thời gian này chả có nơi nào tuyển người hết.Hoài Khanh nhỏ nhẹ:- Em dối anh làm gìNam bứt rứt:- Nhưng em vẫn có thể ở nhà anh mà. Đừng đi nhé Khanh. Anh thề không làm điều gì để em buồn hết.Khanh ngập ngừng:- Em biết anh rất tốt. Tình cảm anh dành cho em là vô giá. Nhưng quanh chúng ta còn có người khác. Chắc gì họ hiểu em như anh để thông cảm. Chỉ một lời quá khích chen vào, cũng đủ làm em và anh giận, thậm chí oán ghét nhau.Nam xua tay:- Đời nào có chuyện đó. Cái bà Năm lắm chuyen ấy cứ bép xép sẽ biết tay anh. Còn Ông Quốc hả? Ôi dào! Vài bửa ổng lại về để chăn bò. Hơi đâu em quan tâm đến lời ảnh nói. Bản tính ảnh thô kệch, lầm lì đã vậy tướng mạo lại xấu xí, ba mươi tuổi đầu vẫn chưa có mối tình nào vắt vai nên hay ganh tị với anh. Chính vì anh có những cái ông ta thiếu, nên được dịp là ổng nói cho hả. Chớ thật ra dám làm gì anh? - Mím môi lại Nam nói tiếp: - Một ngày nào đó anh nhất định sẽ tống cổ Hai Quốc ra khỏi cơ ngơi của gia đình.Hoài Khanh kêu lên:- Tại sao phải làm vậy với anh ruột mình?Nam bật cười ngạo nghễ:- Cái gì cũng có nguyên do của nó. Em biết không, trong tay Hai Quốc nhiều bò đến mức nội tiền bán phân bò hàng năm, ảnh đủ trang trải tiền thuê người làm công và tiền nuôi anh ăn học. Ha! Ha! Anh sống như công tử quý tộc thế này là hoàn toàn nhờ phân bò đó. Nghĩ có nhục không chứ - Mắt Nam chợt long lên: - Nhưng không sao! Có nhục mới nên người. Rồi Hai Quốc sẽ biết tay cái thằng lớn lên bằng phân bò này.Hoài Khanh tròn mắt nhìn Nam. Cô không ngờ ẩn sau vẻ ngoài bình thản của một người như rất vô tư, Nam lại chứa nối hận thù sâu sắc như vậy. Nhưng anh em chung huyết thống nói đến chuyện thù hận nghe trái tai làm sao ấy.Hoài Khanh nhíu mày:- Tại sao phải nuôi mãi sự hận thù? Anh không thể quên được sao?Nam cười nhạt:- Em có thể quên những gì bà Ninh đã làm với em không?- Bà Ninh với em khác với anh và anh ruột anh.Giọng Nam lạnh lùng:- Tại em xem nặng vấn đề ruột thịt chớ thật ra chả có gì khác. Bà Ninh và anh Quốc là người đặt quyền lợi của mình cao hơn mọi thứ. Dĩ nhiên gieo gió phải gặt bão. Rồi anh sẽ giúp em trả thù.Hoài Khanh im lặng. Cô biết mình rất hận bà Ninh, nhưng trả thù thì cô chưa bao giờ nghĩ đến. Trong tâm cô luôn tin rằng ao làm điều ác sẽ bị quả báo. Ngày xưa mẹ cũng nói thế, lời mẹ nói ít khi sai lắm. Rồi dì Ninh sẽ phải nhận lấy hậu qủa những việc thất đức mình đã làm.Nam chợt vỗ trán:- Sao tự nhiên lại nói những chuyện nặng nề qúa vậy kìa? Anh đúng là...là...Mà Khanh nè, mình đi ăn tiệm cho khuây khỏa nhé?Hoài Khanh lắc đầu:- Em không quen vào tiệm. Em nghĩ em phải tới chào anh Quốc cho đúng phép.Nam nhún vai:Ổng tới vũ trường rồi. Với lại anh thấy không cần phải chào hỏi một người như Hai Quốc.- Tại sao vậy? Điều đó sẽ bất lợi cho em.Nam bỗng nổi cáu len:- Nếu em thích, cứ đợi ảnh về rồi ra thưa gửi. Hừm! chỉ vẽ chuyện!Dứt lời anh hầm hầm đi một mạch. Hoài Khanh ngỡ ngàng nhìn theo. Tự nhiên lại trút giận vào cô. Đúng là vô lý hết sức. Đây là lần đần Nam có thái độ như vầy với Khanh. Mà cô đã làm gì sai đâu chứ!Bực bội cô đóng rầm cửa phòng lại...Ráng đi! Giỏi năm ba hôm nữa cô cũng bye chỗ này, Khanh không phải người vô ơn, nhưng nghĩ tới lúc rời khỏi ngôi biệt thự chất đầy đồ cổ và tranh y như thư viện báo tàng, cô thấy làng hết sức thanh thản.o0oĐang mơ màng ngủ, Quốc chợt giật mình vì nghe giọng bà Năm gấp rút:- Cậu Hai...Cậu Hai...Bật dậy thật nhanh, anh hỏi ngay:- Chuyện gì?- Dạ có người tìm cậu Ba.Quốc nhăn nhó:- Tìm nó sao dì lại đánh thức tôi?Bà Năm gãi đầu:- Tại cậu ba đi học rồi.Nằm trở lại giường, Quốc càu nhàu:- Thì ra bảo với người ta. Tôi vừa chợp mắt đã bị dì phá. Mệt quá!Bà Năm phân trần:- Tôi có nói, nhưng họ bảo cần gặp người lớn trong nhà.Quốc nhíu mày:- Họ là ai vậy?Bà Năm ngập ngừng:- Hình như là má của con Ái Khanh.- Ái Khanh nào?Bà Năm hạ giọng:- Con nhỏ cậu Ba đang bao đóĐá tung cái mền qua một bên, Quốc đứng lên:- Bà ta muốn gì?Bà Năm lắc đầu:- Tôi không biết.Đốt điếu thuốc với vẻ bực dọc, Quốc nói:- Dì bảo họ về đi. Tôi không dây vào chuyện của thằng Nam đâu.Bà Năm do dự:- Lúc nãy tôi đã nói cậu Hai bận. Nhưng bà ta vẫn ngồi chờ. Nãy giờ gần cả tiếng rồi.- Hừm! Thật bực với thằng này. Học hành không lo trai gái để phiền tới người khác.Ném mạnh điếu thuốc vừa rít được hai hơi ra cửa sổ, Quốc hậm hực bước vô phòng tắm. Anh cho nguyên đầu tóc vào rôbinê cho tỉnh táo rồi với lấy khăn lau mặt.Trong gương là một gã đàn ông lầm lì, bặm trợn, nếu không muốn nói là xấu xí dữ dằn với một vết sẹo trên má. Đó là kỷ niệm mà Nam đã tặng anh khi nó bày đặt uống rượu lần đầu. Lâu rồi, chắc nó chẳng còn nhớ gì chuyện đã xảy ra. Chỉ có Quốc, người mang vết sẹo suốt đời mãi muốn quên mà không quên được đành phải nhớ mà thôi.Quốc nhếch môi cười. Cái cười nữa miệng của anh khọng gây thiện cảm với ai, trái lại nó càng làm người đối diện phải dè chừng. Chính điều này khiến Quốc trông giống dân anh chị. Đó có phải là điểm mạnh của anh không nhỉ?Hừm! Rồi bà già con bé Ái Khanh, Ái Khét gì đó sẽ phát khiếp khi thấy bộ dạng tướng cướp của anh. Lúc ấy chỉ cần Quốc lên giọng nạt nộ vài câu là bà ta sẽ biến ngay.Hừm! Có con gái không biết giữ, bây giờ định đến mắng vốn hay ăn vạ à?Bước ra phòng khách, Quốc hơi bất ngờ vì người đàn bà ngồi trên salon chẳng xa lạ gì với anh. Có lẽ bà ta rất ngạc nhiên nên cứ trân trối nhìn Quốc quên cả chào.Bằng phong cách hết sức kể cả, Quốc vừa ung dung ngồi xuống vừa hất hàm:- Tìm tôi có chuyện gì vậy chị Liễu?Không trả lời câu anh hỏi, Bà Liễu vòng vo:- Không ngờ gặp cậu ở đây. Nhà sang trọng thật!Châm một điếu thuốc, Quốc nhếch môi:- Chị cho rằng tôi không xứng đáng ở ngôi nhà xoàng xĩnh này à?- Ôi! tôi đâu dám nghĩ vậy.Quốc lạnh lùng nhắc lại:- Chị cần gặp tôi làm gì?Bà Liễu chậm rãi trả lời:- Toi nghe người quen nói thấy Hoài Khanh ở đây. Tôi muốn gặp nó.Quốc sa sầm mặt xuống:- Nhà tôi không chứa ai tên đó. Chắc chị lầm rồi.Bà Liễu cười nhạt:- Khi đã dám vào đây để tìm người, toi chắc mình không lầm. Hoài Khanh làm ở chổ tôi nhưng cả tháng nay nó theo em cậu về đây xây tổ chim câu. Cùng sống chung mà cậu vờ không biết với mục đích gì vậy?Quốc điềm tĩng hút thuốc. Anh nói:- Tôi vẫn cấm Nam không cho bạn bè qua đêm trong nhà. Bạn trai của nó chưa ngủ lại bao giờ huống gồ chi là một cô vũ nữ. Chị lộn chỗ rồi.- Cậu nói nghe thật tức cười. Nam đã hai mươi mấy tuổi, chả lẽ lại ngu ngơ đến mức nghe lời ông anh rất sành sỏi trong việc ăn chơi đến độ không dám đưa gái về nhà? Cho cậu biế''t khi bỏ đi con Khanh ăn cắp tiền của tôi. Nếu nhà này chứa nó, tôi sẽ thưa mấy người tội đồng lõa.Quốc gằn giọng:- Yêu cầu chị cẩn thận lời nói. Chúng ta không lạ gì nhau. Tôi giấu con bé đó làm chi? Chị về hỏi kỹ lại người quen của mình đi. Em tôi là đứa lo ăn học, nó không chơi bời hư hỏng như tôi đâu.Bà Liễu đứng dậy:- Cậu nói thế thì tôi về, nhưng không có nghĩa là tôi tin cậu.Nhìn bà Liễu ngúng nguẩy bỏ đi, Quốc tức không sao chịu nổi. Anh buột miệng chửi thề và đập tay xuống bàn đánh rầm.Hừm! Nếu lúc này có Nam ở trước mặt, dứt khoát anh sẽ cho nó vài bạt tai. vừa rồi đúng là anh bị gài vào thế kẹt. Với mụ tài phán lõi đời đó, Quốc không thể lên mặt vì mụ ta biết anh quá rõ. Mới đêm qua thôi Quốc đã vung tiền mua vui. Sáng nay còn mặt mũi nào lên giọng ta đây là người đạo đức, em ta không đàn đúm chơi bời.Tất cả cũng tại Nam. Sao nó lại ngu ngốc lôi con...nhỏ ấy về nhà nhỉ? Chả lẽ nó yêu thật tình.Quốc luôn quan niệm đàn ông phải coi trọng công danh sự nghiệp hơn những chuyện tình ái nhí nhố.Quanh năm suốt tháng lao vào công việc giữa núi đồi đồng cỏ, Quốc có cảm giác mình quá già so với những người đồng trang lứa. Anh không có điều kiện ăn học như Nam, cũng chưa bao giờ được sống hồn nhiên vô lo như thằng em trai cách mình bảy tám tuổi.So với anh, Nam quá sướng nhưng nó luôn ganh tỵ chống đối Quốc. Giữa hai người là khoảng cách thăm thẳm về tuổi tác, lối sống, cách nghĩ. Anh cố hoà đồng với đứa em trai, khổ nỗi điều đó lại làm Quốc nhức nhối khi giữ anh và Nam còn có mẹ. Bà luôn tác động vào nó, gây mâu thuẫn giữa hai người, làm Nam căm ghét anh hơn là thương mến.Cùng là con ruột cả, nhưng đối với Nam, mẹ vì quá thương nen đâm ra sợ nó. Còn phần Quốc, bà vừa hận, vừa thù. Ngược lại Quốc cũng không thể tôn kính bà. Đó là nỗi đau mà anh phải âm thầm chịu đựng.Quốc chợt nhăn mặt khi nhớ về quá khứ. Tất cả đã là dĩ vãng, nhưng khổ nỗi ký ức vẫn tồn tại trong anh. Nó vẫn hiện hữu mỗi khi Quốc nhìn thấy bé Cẩm Tiên. Nó là kết quả của một mối tình... Mà thôi! Tốt nhất là đừng nhớ đến nữa.Quốc thở dài rồi lại đốt thuốc. Anh hít một hơi thật sâu và thấy bớt căng thẳng. bà Năm nhẹ nhàng bước vào phòng với một ly cafe thơm phức:- Thật đậm và không đường của cậu đây!Thấy Quốc trầm tư bên khói thuốc, bà vội để ly xuống bàn rồi lui ra ngoài.Vừa tới cửa bếp, bà đã nghe Quốc lên tiếng:- Dì Năm! Dì từng tiếp xúc với con bé Ái Khanh, dì có nhận xét gì về nó?Nhíu mày ngẫm nghĩ một hồi, bà Năm nói:- Tôi hổng biết nhận xét, nhưng phải nói con nhỏ đẹp lắm. Bởi vậy cậu Ba mới mê. Rước nó về cậu ấy bắt tôi hầu hạ, phục dịch như hầu hạ bà hoàng mới tức chứ!Quốc hỏi:- Tánh tình con bé thế nào?Bà Năm trề môi dài hết cỡ:- Cái đồ xí xọn! nhìn thì đẹp nhưng nghe nói chuyện thì thấy ghét gần chết. Cái đồ chảnh chọe, đỏng đảnh...Quốc gắt:- Nhưng cụ thể tánh nó ra sao?Hơi khựng lại vì bị ngắt lời, nhưng sau đó bà Năm làm một hơi:- Lẳng lơ, mất nết! Lúc nào cũng mặc áo ngủ mỏng dính đi khắp nhà sờ mó lung tung mấy món đồ cổ của cậu. Tôi phải để mắt suốt vì sợ nó chôm. Nó đeo cậu Ba hai bốn trên hai bốn, còn hơn hồ ly trong chuyện đời xưa. May mà cậu Hai vào sớm, nết không tối ngày cậu bạ..cáp với nó, khỏi học hành thi cử gì ráo.Ngừng lại để thở xong, bà Năm nói tiếp:- Mới ngó thoáng qua cứ tưởng con bé vừa học hết cấp hai vì nó trông ngây thơ lắm. Nhung thật sư, đâu phải vậy. Nó vừa lõi đời. Mới cách đây một hai bữa, nó giận gì không biết mà cậu ba phải đứng ngoài phòng năn nỉ hụt hơi vẫn hổng cho vào. Chậc! Trai mới lớn như cậu Ba rơi vào bẫy của nó, lụy là phải rồi.Quốc vẫn im lặng rít thuốc. Gương mặt lầm lì của anh làm bà Năm hết hứng nói tiếp, Dầu gì nãy giờ bà cũng quá đà. Nhưng không nói xấu để tống con qủy nhỏ ấy khỏi đây làm sao được. Cậu Hai Quốc kỵ nhất là đưa gái về nhà. Phen này chắc chắn con bé ấy đi đứt rồi.Dụi điếu thuốc vào gạt tàn bằng một động tác dứt khoát, Quốc nhìn bà Năm:- Tôi có việc nhờ dì- Vâng! Cậu cứ nói đi!Quốc độc đoán ra lệnh:- Dì cầm hai triệu đưa con bé và nói sao cho nó đi khỏi đây lập tức. Tôi không muốn thấy nó trong nhà này.Bà Năm trợn mắt:- Hai triệu đồng! Trời ơi! Cậu sang quá!Quốc xua tay:- Tôi xài tiền rất đúng chỗ. Bõ chỉ có hai triệu bạc nhưng đạt được mục đích. Đáng lắm chứ! Quan trọng là dì phải nói sao để nói không quay lại khi tôi đã về Ninh Thuận.Bà Năm do dự:- Nó trở lại hay không là do cậu Ba. Tôi sợ cậu ấy không dứt được con bé.Dằn tách cafe xuống bàn, Quốc cười nhạt: - Với thằng Nam toi đã có cách. Trước tiên có lẽ nên...cúp viện trơ. của nó.- Lỡ cậu Ba bán xe thì sao?- Thì cứ đi bộ. Nhưng tôi tin nó không bán xe đâu và nó cũng sẽ mau quên như đã từng quên cô gái khác.Nhìn đồng hồ, Quốc hỏi:- Dì có món gì để tôi ăn sáng không?- Chỉ có bánh mì, hột gà ốp la. Hay cậu chờ tôi mua phở?- Thôi được rồi! Toi sẽ ra ngoài ăn và đi công chuyện luôn. Việc tôi đã giao dì nhất định phải làm xong trước khi thằng Nam từ trường về.Bà Năm lúng túng:- Nhưng con bé đó đi rồi, tôi đâu biết nó về trước hay sau cậu ba.Quốc lạnh tanh:- Chuyện đó dì tự giải quyết cho ổn. Nhưng tôi tin con bé mà dì nói lõi đời ấy sẽ về trước để chờ thằng Nam.Dứt lời anh ung dung ra cổng. Đưa tay ngoắc chiếc xích. Quốc leo lên và nói nơi mình cần đến.Sáng nay anh muốn làm một kẻ nhàn du hơn phái tự lái xe. Ngồi xích lô vẫn có cái thú của nó. Quốc đã chán cái vẻ ông chủ nghiêm trang trong xe du lịch đời mới rồi. Hiện giờ anh đã có đầy đủ tiện nghi vật chất, nên mới ngông cuồng thích những thói dở dở ương ương của một kẻ lập dị.Mà anh có lập dị như những người độc mồm thường dè bĩu không nhỉ? Bất giác Quốc đưa tay lên sờ vết sẹo trên mặt.Hừ! Nhìn bề ngoài đã thấy anh dị hình, dị dạng rồi, nói chi đến tâm hồn đầy uẩn khúc bên trong.Người ta nói anh khô khan khong tình cảm. Đối với mẹ thì quyền hành, bất hiếu, đối với em thì nguyên tắt, gia trưởng.Việc anh bỏ ra hai triệu để cắt đứt tình cảm của Nam và một cô gái có quá đáng không, cần thiết không?Nghĩ cho cùng Quốc thấy anh cần làm thế vì tương lai Nam. Nó không thể vì thế mà sa đà bỏ bê việc học. Nhưng liệu Nam có hiểu không, hay sẽ chửi đổng mà rằng: Anh ganh tỵ với những gì nó có, còn anh thì không nên hành động như thế.Mặc xác Nam nói gì. Quốc vốn là người làm việc bất chấp kẻ khác. Anh chả cần ai hiểu mình cũng như khuyên răn mình. Khi đã đưa ra mục đích, bằng bất cứ giá nào anh cũng phải đạt được. Chuyện tình cảm của Nam nằm ngoài mục đích của Quốc, nhưng anh lại quan tâm và cứng ngắc đến mức nhẫn tâm khi quyết định dùng tiền buộc cô gái ấy đi chỉ vì Nam là em trai mình.Quốc không có thói quen nghĩ đến việc đã cương quyết làm. Sao hôm nay anh lại bận tâm nhỉ? Chả lẻ vì...đối tượng của anh là một cô gái anh chưa biết mặt?Đưa tay ra hiệu cho xích lô dừng. Quốc bước vào một phòng triển lãm tranh Thủy Mạc. hy vọng không gian trầm mặc phương đông này sẽ làm tâm hồn anh thanh thản đôi chút.Đang đứng ngắm bức tranh vẽ có đôi Hồng Tước nép mình bên đám Đỗ Quyên, Quốc bỗng nghe sau lưng mình có tiếng cười khúc khích, rồi tiếng con gái vang len lảnh lót:- Tao đố mày con nào là chim trống?Một giọng khác chua ngoa đáp lại:- Xì! Tao có phảI là chim đâu mà biết chàng là con nào. Mày hỏi hoạ sĩ sợ ổng con chưa biết con nào nữa là tao.Quốc cười thầm.Anh vờ nghiêng người che mặt đốt thuốc và kín đáo nhìn ra sau.Người vừa trả lời là một cô bé đang nhóp nhép nhai chocolate M.M. Cái dáng tự nhiên hơi lóc chóc của cô làm Quốc thấy mình già nua quá đổi. Trông cô ta chỉ trỏ rồi nghiêng đầu qua, nheo mắt lại để ngắm tranh mà buồn cười. Cô bé này làm nũng thì anh chàng người yêu mệt phải biết.Như theo bản năng, Quốc thơ thẩn bước theo sau. Hai cô gái vẫn hồn nhiên cười đùa với nhau. Đến khi sực nhớ tới...bản mặt cô hồn sống của mình. Quốc vội vã đi ngược hướng khác.Sáng nay anh đến đây với đích mua tranh chớ đâu phải theo đuôi con gái, nhất là những cô gái choai choai ăn chưa no lo chưa tới như vầy.Quốc chợt chú ý đến một bức tranh vẽ núi, đồng cỏ và một đàn ngựa đang tung vó. Chỉ bằng những nét chấm phá uyển chuyển nhưng họa sĩ đã thể hiện toàn bộ bằng những đường nét mềm mại, nhưng hết sức mạnh mẽ sinh động. Quốc mê mải ngắm bức tranh. Nó làm anh nhớ đến vùnh đồi núi khô khanh và đàn bò sung sức của mình.Nơi anh sống đồi núi chập chùng bao quanh nhiều đồng cỏ. Xứ sở khô cằn ít mưa ấy không đẹp như tranhm nhưng luôn gây ấn tượng mạnh trong tim anh.Có lẽ anh nên mua bức tranh này...Vừa lui ra sau để nhìn cho thỏa thích, Quốc đã chạm vào một người và nghẹ..họ la oai oái:- Ai da! chết người ta rồi!Giựt mình Quốc quay lại xin lỗi và tiếp tục nghe la. Lần này tiếng la đầy sợ hãi chớ không...vờ đau đớn như vừa rồi. Quốc bắt gặp hai đôi mắt tròn xoe vì kinh khiếp của hai cô bé mới ríu rít cười đùa lúc nãy.Bất giác Quốc quay ngoắc đi. Anh thoáng nghe giọng cô bé nhai chocolate ấp úng:- Xin lỗi! Toi không cố tình la, tại...tại cái miệng nó nhạy quá!Quốc gượng cười:- Không sao đâu!Thấy Quốc cười, cô bé cũng cười theo rồi nheo mắi nói:- Sao lại không sao! đổ hết M.M của người ta rồi kìa. Đền đi!Lúc này quốc mới thấy những viên chocolate M.M đủ màu đỏ xanh vàng rơi vung vãi đầy nền gạch bông bóng láng.Quốc Lúng túng:- Chậc! Tệ thật! Tôi sẽ đền cái nhặc Còn bây giờ phải nhặt hết chúng đã.Dứt lời anh ngồi xuống nhặt kẹo bỏ vào tay. Con bé vừa xin lỗi vừa ăn vạ anh cũng ngồi xuống, mồm chóp chép:- M.M không tan trong tay chỉ tan trong miệng. Ông để đó cho tô. i Nhìn ông tội nghiệp quá! May là sáng nay phòng triển lãm ít người xem...Nếu không họ tưởng ông là nhân viên tiếp thị của hãng chocolate rồi.Quốc cho những viên kẹo đủ màu vừa lượm vào xọt rác và nói:- Toi không biết chỗ bán chocolate ở đâu?Cô bé có vẻ nghịch như con trai nói:- Tôi sẽ chỉ cho ông. Gần đây thôi - Vừa nói cô vừa kéo tay người bạn: - Đi Yến! Cô gái tên Yến Lắc đầu:- Vừa thôi yêu Quái! tha cho người ta đi.Quốc chưa kịp lên tiếng, con bé yêu quái đã dang hai tay nhu phân trần:- Tao có bắt ai đâu mà tha. Tất cả tại họ chớ bộ. Tình nguyện mau kẹo đền là đúng rồi.Cố nén cười vì bộ điệu trẻ con lí lắc ấy, Quốc cao giọng:- Sao! Cô đi không?Cô gái gạt cái mũi lưỡi trai trên đầu sang một bên, môi bĩu ra:- Không thèm! Coi như ông thiếu tôi một món nợ.Dứt lời cô thản nhiên đi một mạch ra cửa, Yến vội nói:Bạn tôi chỉ đùa cho vui. Anh đừng để ý nghen.Quốc mỉm cười. Anh nhún vai đợi hai cô gái đi khuất rồi tiếp tục dán mắt vào bức tranh...Núi đồi và thảo nguyên trên tường, nhưng lòng lại vơ vẩn nghĩ đi đâu đâu.Cô bé này thật dễ thương. Phải chi Quốc vừa đẹp trai vừa trẻ trung như Nam. Chắc anh đã bỏ tranh mà chạy theo rồi.Ngoài phố, Bạch Yến càu nhàu:Sáng nay mày tưng tửng sao ấy! Khi không định kiếm chuyện với thằng cha mặt mày bặm chợn y như ăn cướp.Hoài Khanh nói ngang:- Chán qúa! Quậy một chút được không!- Muốn quậy cũng phải lựa người chứ! Trông mày lúc ấy đúng là nhí nhố hết sức.- Vậy mới xứng với gã mặt thẹo ấy chứ!Yến rùng vai nhận xét:- Nhìn thấy ớn! Chắc là dân anh chị bự. Chỉ giọng nói là khá, có thể dụ được con gái...Khanh chêm vào:- Tướng tá cũng trên trung bình. Tao chấm đôi mắt. Nó là lạ thế nào ấy. Nhìn vào thấy sâu thẳm và rất... hồn vía.Bạch Yến gắt:- Gớm! Mới đụng một cái đã thấy mắt người sâu thẳm. Còn cái sẹo thì sao? Cạn hay sâu?- Càng sâu càng gây ấn tượng chớ có sao đâu.Bạch Yến châm chọc:- Phải nói là rất ấn tượng nen mày mới làm rơi cả bịch M.M. Nào! Sờ lại tim coi nó còn ở đúng vị trí không, hay gã mặt thẹo ấy đã... tha mất và cho vào túi... quần rồi.Khanh tỉnh queo:- Cũng mong lão thẹo ấy tha được tim tao để phải khổ như vầy. Mày từng nói người vô tâm là sướng nhất mà.- Thôi! Đừng tự dày vò mình nữa. Đi ăn thạch dừa với tao.- Không! Tao vẫn còn thèm chocolate.- Vậy thì mua.Khanh lắc đầu:- Tao chỉ thèm những viên đã rơi mất rồi thôi!Bạch Yến cằn nhằn:- Lại kiếm chuyện. Sáng nay tao cúp cua để đi chơi cho mày đỡ buồn, chớ đâu phải để mày hành hạ. Đừng giận lão Nam rồi chém qua tao đó!Đá tung một lon bia trên vỉa hè, Khanh ấm ức:- Nhưng rõ ràng Nam sai khi nạt nộ tao rồi bỏ đi như thế. Tao có lỗi gì mà sáng nay anh chàng nỡ làm thinh biến đến trường chả một lời phải quấy.Bạch Yến cười cười:- Lúc nào mày cũng ra vẻ tài nhân, nhưng thật sự ngốc hết chỗ nói. Lão Nam nổi cáu với mày là phải.Hoài Khanh gân cổ lên:- Phải ở chổ nào?- Mày cứ một hai đòi ra mắt người hắn ghét thậm tệ. Bảo sao hắn không đùng đùng sửng cồ vì ghen cho được.Ghen hả? Đúng là mày khéo suy diễn. Tao có ưa gì lão anh Hai ấy đâu mà ghen. Thậm chí tao còn chưa biết mặt nữa kìa.Bạch Yến dạy đời:- Không ưa nhưng mày lộ vẻ sợ sệt, nể vì. Nhiều đó đủ làm Nam sôi gan lên vì ghen tức rồi.Khanh chép miệng than:- Cuộc sống đúng là phức tạp. Muốn tỏ vẻ lịch sự với người này, không ngờ lại làm người khác giận dỗi. Tao nghĩ mình phải rời khỏi nhà Nam trước ngày nhận việc quá.Bạch Yến an ủi:- Ráng chịu khó giữ hoà khí với hai anh em nhà nó đi mày ơi! Nếu không, phải đi bụi thì khổ lắm yêu quái ạ!Mặt Khanh nhăn nhó:- Tao cũng nghĩ thế. Nhưng lỡ không được thì sao?Bạch Yến lơ như không nghe câu Khanh vừa hỏi. Cô nói:- Mình về thôi! Có cô Điệp vào chơi, tao không lang thang tiếp với mày được nữa.Khanh rầu rĩ:- Tao cũng về và sẽ chui vào phòng trốn lão anh Hai hắc ám ấy cho vừa lòng Nam. Ôi! Còn gì đau khổ hơn mất tự do không nhỉ?Bạch Yến trầm giọng:- Tính mày ngang bướng, không pjục tùng ai, nhưng trong hoàn cảnh này, mày phải chịu khó ngọt ngào với Nam để tiếp tục ở nhà hắn. Làm thế không có nghĩa mày qụy lụy hay hạ mình. Nhưng nếu thức thời phải biết nhận nhục một chút cho được việc.Hoài Khanh thở ra:- Tao hiểu mà! Mày khỏi lo!Hai đến bãi giữ xe, Khanh nói:- Về trước đi. Tao muốn cháy vòng vòng thêm chút nữa để ngắm trời mây phố xá.Bạch Yến dặn dò:- Có gì không ổn cứ đến nhà tao, chớ đừng đi lung tung bậy bạ đó!Khanh chớp mắt pha trò:- Biết rồi! khô? lắm! Nói mãi!Đợi Yến khuất sau ngã tư, Khanh mới thả dốc ngược lại. Gần đến phòng triển lãm tranh, cô thấy gã mặt thẹo bước ra.Tự nhiên tim Khanh đập mạnh, chân tay luống cuống khi gã xăm xăm băng qua đường, ngay đầu xe cô, mắt lơ đãng nhìn trời như đang nghĩ ngợi điều gì dữ lắm. Thay vì lách sang một bên tránh, không hiểu sao cô lại bối rối đến mức xe đâm thẳng vào hắn.Khanh chỉ biết la oai oái trong khi gã mặt thẹo né người qua, chụp cái ghi đông lại bằng cá hai tay. Y như những gã đấu bò ghị sừng bò tót trong đấu trường.Cú ghị mạnh mẽ của gã làm cái xe đang xuống dốc đứng chựng lại. Khanh lao ra phía trước đập thẳng mặt vào ngực gã.Gã mặt htẹo loạng choạng lui ra sau mất mấy bước nhưng không té. Chiếc xe cà tàng nằm chỏng chơ trên đường, còn Khanh thì êm ái trong vòng tay gã mới... quê chứ.Đúng là đồ lợi dụng cơ hội! Khanh cũng vung tay thúc mạnh cùi chỏ vào ngực gã rồi vùng ra.Quốc nhăn nhó kêu lên:- Lại là cô em à! Đúng là xui.Hoài Khanh chống nạnh hất hàm:- Ai xui hả? Hừ! Hồi nãy đến giờ ông đâm vào con người ta hai lần rồi còn than xui.Chỉ vào ngực mình, Quốc gằn giọng:- Tôi đâm vào xe em à?Mặt khinh khỉnh nhìn trời, Khanh nói:- Chớ sao! Nếu chỗ này là vỉa hè dành cho người đi bộ, ông mới có cơ may nói xe tôi chạm nhẹ phải ông như vừa rồi.Quốc hầm hừ trừng Khanh:- Hừm! Tướng như con Bù Tọt mà ngang ngược.Cúi xuống dựng xe lên, anh lầm lì nạt:- Đi xe không thắng, xuống dốc đâm sầm vào người khác còn ong óng cái mồm. Coi chừng tôi bóp mũi đấy.Thấy Quốc lừ lừ tiến về phía mình, Khanh hơi hoáng:- Ông...ông làm gì vậy? Định ỷ to xác ăn hiếp tôi hả?Khoanh tay lại, Quốc làm mặt ngầu:- Nghe đây Bù Tọt. Vừa rồi ai đâm vào ai? Tôi cho cô em nói lần nữa đấy.Nhìn vết sẹo trên mặt cùng tướng tá to cao hết sức...bụi bặm, cô hồn của Quốc, Khanh hơi nao núng. Không ngờ gã cộc cằn thô lỗ, khác hẳn vẻ lịch sự, ngọt ngào cũng chính của gã lúc trong phòng tranh. Nếu biết trước gã trở mặt như anh chị như vầy, Khanh đâu dám đùa với lửa. Nhưng đã lên lưng cọp rồi, tuột xuống thì quê độ, cô phải tới luôn thôi. Ngoài phố đông người, chả lẽ gã lại động chân với cô à! Quằm mặt cho giống xã hội đen, Khanh buông từng tiếng:- Ông đụng vào người tôi không những một mà tới hai lần. Bộ hổng đúng sao?Quốc cười giòn:- Đối đáp khá đấy!Thản nhiên leo lên xe đạp Khanh nói:- Đó là sự thật mà! nhưng tôi không giận đâu. Ông đừng cau có, trông dễ sợ lắm!Quốc làm thinh vì cái mép của con bù tọt này chua ngoa quá. Nó vừa đấm vừa xoa khiến anh khó mở mồm nạt nộ, dù người có lỗi không phải là anh.Nhoẻn miệng cười thật dễ thương, con bé ngọt ngào:- Chào nghen! Mong đừng bao giờ gặp lại để ông khỏi đụng tôi lần thứ ba.Dứt lời con bé le lưỡi như trêu Quốc rồi vọt thẳng cái xe không thắng.Lúc Quốc còn ngẩn ra nhìn theo thì Khanh vừa...chơi nước rút vừa thở phào nhẹ nhỏm vì đã thoát khỏi gã cô hồn đó.Giờ thì hết khen nào là tướng ngang tàng, mắt sâu thẳm và rất...hồn vía nhá con nhóc. Mém tý nữa hắn bóp mũi mày rồi. Mà bù tọt là giống gì nhỉ? Dường như nó có bà con họ hàng với ếch nhái, ễnh ương. Hừm! Mình thế này mà hắn dám bảo nhu bù tọt. Đúng là độc miệng quá sức. Nếu xui rủi gặp lần nữa, nhất định mình sẽ...Nhưng thoi! Sao lại mong vớ vẩn thế chứ! Tốt nhất là cẩn thận đạp xe về cho rồi.Khác với mọi ngày phải chờ, Hoài Khanh vừa bấm chuông đã thấy bà Năm lẹ làng mở cửa.Bà ta lên tiếng trước:- Tôi đợi cô nãy giờ.- Vậy sao?Hoài Khanh hờ hững hỏi rồi đi một mạch vào nhà, chả thèm quan tâm xem bà ta đợi mình làm chi.Bà Năm lật đật chạy theo:- Nè nè! Tôi có chuyện nói với cô.Khanh khoát tay:- Chuyện gì đợi anh Nam về hãy nói.Bà Năm cương quyết:- Không được. Cậu Hai lệnh muốn cô đi khỏi đây ngay.Dù biết mình khó ở yên vì Hai Quốc, nhưng Khanh không ngờ anh ta ra lệnh đuổi cô sớm vậy.Bình thản ngồi xuống ghế, Khanh nói:- Tôi muốn gặp anh Hai Quốc.Bà Năm khinh khỉnh:- Để năn nỉ à? Cậu ấy không dư thời gian tiếp cô đâu.Thảy trên bàn một xấp tiền, bà Năm dài giọng:- Đây là hai triệu. Cậu hai cho, cầm lấy tiền đi kiếm người khác mà mồi chài, không đuợc bám theo cậu ba nữa.Hoài Khanh giận xanh mặt, cô uất nghẹn ở ngực nên chỉ lắp bắp:- Hai Quốc coi tôi rẻ qúa!Bà Năm bĩu môi:- Bộ chê ít hả? Cậu Hai là người tốt nên mới bỏ tiền ra cho cô khuất mắt. Chớ gặp người khác, họ giao cô cho chủ thì biết thân.Lườm Khanh một cái bà nói tiếp:- Lúc nãy bà Liễu gì đó có tới đây...Khanh giật mình:- Bà ấy gặp dì à?Gặp tôi thì đâu đáng nói. Hừ! Cậu Hai giận lắm vì bị vu tội chứa vũ nữ của bá trong nhà.Khanh quơ tay:- Bả không liên quan tới tôi.Bà Năm khịt mũi:- Vậy à! Bà ta sẽ trở lại tìm cô đó. Nếu muốn tránh mặt thì cầm hai triệu rồi vọt lẹ để yên thân mình và khỏe cho người khác.Hoải Khanh ngồi thừ ra trên ghế. Bà Liễu và đám tay chân toàn là dân hung dữ. Đã biết cô ở đây chắc chắn bà ta không buông tha. Chuyện này Khanh có thể nhờ pháp luật giải quyết, nhưng lỡ như cô bị một lưỡi lam vào mặt thì sao? Bọn họ thừa sức trả thù bằng cách đó. Chưa kể cô liên lụy đến Nam, chỉ cần gã chim cò ép xe cho Nam ngã, cũng đủ tiêu anh rồi.Bất giác Khanh rùng mình lo lắng. Ở đâu cũng không yên. Chi bằng cứ trở về nhà đối mặt với bà Ninh. Nếu dì ấy cố tình ép cô làm gái, Khanh sẽ thưa tới cùng. Tội vạ gì phải lang thang ăn nhờ ở đậu khốn khổ như vầy. Nhưng có đi khỏi đây cũng phải giải thích cho Quốc hiểu chứ.Cô cắn môi nhấn mạnh lần nữa:- Tôi muốn gặp anh Quốc.Bà Năm bực bội:- Đã bão cậu Hai yeu cầu cô đi ngay. Cậu chủ không muốn biết cô là ai, mặt mày ra sao vì cậu ấy coi hạng người như cô chả ra gì. Lẽ nào cô không hiểu?Hoài Khanh cười gằn:- Tôi Hiểu! Cậu chủ của dì là phường đạo đức giả. Nếu bà Liễu không đến nói bậy bạ, cậu ta cũng tống cổ tôi chỉ vì Hai Quốc ghét tất cả những gì liên quan đến Nam, bây giờ tôi đi vì nghĩ đến anh ấy chớ không vì hai triệu của Hai Quốc.Hoài Khanh chạy vào phòng vơ hết quần áo bỏ vô giỏ rồi đi một mạch ra sân.Bà Năm lạch bạch chạy thao nhét tiền vào tay Khanh:- Cầm lấy! Cậu Quốc sẽ không để yên, nếu cô còn tiếp tục gặp gỡ, hẹn hò với Nam.Khanh gằn giọng đẩy ra:- Toi không lấy! Dì đừng làm tôi khó chịu...chào dì!Treo cái giỏ vào ghi đông, Khanh lầm lì đẩy xe ra cống rồi đạp một mạch, lòng đầy ray rứt khi nghĩ đến Nam.Bỏ đi không lời từ giã đúng là bậy. Nhưng nếu nấn ná để gặp anh, chắc cô sẽ khóc và Nam sẽ um sùm gây với Quốc. Khanh không muốn anh em họ mâu thuẫn hơn nữa vì Khanh.Những ngày tháng tới chắc cô sẽ rất nhớ Nam vì anh rất tốt vớt cô.Giậm chân đạp mạnh pêđdan, Khanh uể oải cười buồn. Cố gạt những phiền toái sang một bên, cô dong xe về nhà. Nhìn gương mặt phờ phạt, thất thần của Hoài Khanh một lúc khá lâu, bà Lệ thở dài rồi nói:- Cứ ở lại đây chớ không nên về nhà!Khanh ngập ngừng:- Cháu sợ bà nội trách bác lắm!Ba Lệ mỉm cười:- Không sao! Bữa nay có cô Ðiệp, bà vui nên không la mắng ai đâu.- Cô Diệp về chừng nào mới đi ạ!- Ngày mai! cháu lo à?Khanh gượng gạo gật đầu:- Cháu cứ làm phiền bác và Bạch Yến mãi.Ba Lê trầm giọng:- Đừng nói thế làm bác ngại vì đã không giúp gì được cháu. Bác và Kiều Tiên từng là bạn học. Cháu và Bạch Yến cũng thân nhau từ nhỏ. Nếu bà nội con bé dễ tính một tý thì hay biết mấy.Hoài Khanh im lặng nhìn những ngón tay đan nhau. Cô nghe bà Lệ nói:- Mẹ cháu đúng là dại dột. Trước đây bác đã khuyên đem số vàng đó gởi ngân hàng dưới tên cháu nhưng Kiều Tiên khong chịu nghe. Hừ! Tại sao Tiên còn tin được người đã lừa dối, ruồng rẫy mình chứ? Đàn bà như chị ấy đúng là quá nhẹ dạ, làm bây giờ con gái không có gì cả.Ngả lưng vào ghế dựa, bà như nhớ về thời xa xưa nào đó:- Hồi đó ông bà ngoại cháu vì không đồng ý cuộc hôn nhân này nên đã giận và từ Kiều Tiên. Thế mà chỉ sau hai năm chung sống cha cháu đã có người đàn bà khác và đành đoạn bỏ mẹ con cháu bơ vơ. Bác nói thật, ở anh Hiển không có điểm nào được hết. Vậy mà Kiều Tiên yêu, yêu đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Bác nhắc chuyện xưa không phải để trách người đã chết, mà để cháu hiểu tại sao bà nội Bạch Yến không muốn cháu ở đây.Hoài Khanh ngơ ngác:- Cháu không hiểu.Trầm tư giây lát, bà Lệ nói tiếp:-Trước đây nội của Bạch Yến từng khuyên Kiều Tiên đặt cha mẹ cao hơn tình yêu nhưng chị ấy không nghe. Bà giận, đến bây giờ vẫn còn ấn tượng đối với cháu vì quan niệm con gái giống mẹ.Khanh lí nhí:- Nếu bác không nói cháu thật không biết.Bà Lệ chép miệng:- Nội Bạch Yến là người rất cố chấp và hay để bụng những chuyện trái ý mình. Đối với con chác cũng thế. Cô Diệp là con gái duy nhất nhưng đâu sống đươc với bà. Ở xa về thăm nhà vài ngày là cô ấy vọt đi ngay vì bất đồng.- Chắc cháu cũng đi ngay thôi bác ạ!Bà Lệ cau mày:- Lại về nhà để nghe con mụ Ninh giở giọng à? Không được đâu?Hoài Khanh rầu rĩ:- Cháu không biết tương lai sẽ tới đâu. Đi giữ trẻ cũng chưa chắc thoát khỏi sự kềm kẹp của dì Ninh. Đang nợ ngập đầu dì ấy phải bắt buộc, dồn ép thế nào để cháu không chống đỡ nổi mà đành xuôi tay theo dì ấy.Bà Lê tức giận:- Hừm! Có lẽ phải đem ra tổ dân phố hay thưa lên phường chuyện mẹ ghẻ bứa hiếp con chồng mới được.Hoà i Khanh thấy mắt cay xè:- Ở khu phố đó sẽ không ai tin cháu.- Tại sao vậy?Hoài Khanh thổn thức:- Lần rồi cháu bỏ đi, dì Ninh đã ra phường bảo rằng cháu ăn cắp vàng mang theo.- Bác có nghe Bạch Yến kể. Nhưng họ phải điều tra cho ra lẽ chứ!- Vô ích thoi bác ơi! Ở khu phố ấy bà con dì Ninh rất nhiều. Họ sẽ bênh vực dì ấy. Muốn được yên thân cháu phải bỏ Sài Gòn mà đi thôi!Vừa dứt lời. Khanh bỗng nghe một giọng đàn bà mạnh mẽ vang lên:- Nếu có dịp cháu dám bỏ Sài Gòn không?Quay lại, Khanh khẽ reo:- A! Cô Ðiệp!Từ trong bước ra bà Ðiệp trầm trồ:- Cháu lớn và xinh quá! Nếu gặp ngoài phố, chắc cô không nhận ra đâu.- Nhưng cháu sẽ nhận ra, vì cô vẫn trẻ như xưa.Bà Diệp mỉm cười:- Cháu vẫn chưa trả lời cô đấy!Hoài Khanh lấy lại vẻ lém lỉnh thường ngày:Nếu cô là người cho cháu dịp may, cháu sẽ đi ngay.- Chắc không đó con nhóc?- Dạ chắc chứ! Có việc làm chính đáng thì xa cỡ nào cháu cũng đi tới.Bà Diệp cắc cớ:- Việc như thế nào gọi là chính đáng?- Dạ...là việc được làm bằng lao động của mình.- Việc làm nào không đánh giá bằng sức lao động hở cháu?Thấy Khanh có vẻ bối rối, Bà Diệp cười:- Cô hỏi đùa thôi! Bây giờ ta nói chuyện nghiêm túc. Cô ở một mình, sáng dạy ở trường. Chiều dạy thêm ở nhà. Dạo này có một số phụ huynh muốn gởi con cho cô suốt ngày vì họ bận làm ăn xa. Cô chưa trả lời dứt khoát, khi chưa tìm được người ưng ý để giúp mình.Ngập ngừng một thoáng bà hỏi thẳng:- Cháu chịu giúp cô không?Hoài Khanh đáp ngay:- Dạ chịu!- Nhưng nơi cô ở buồn lắm! Thiếu thốn nhiều thứ. Đã vậy lại khô cằn hiếm nước, không thích hợp với tiểu thư thành phố đâu. Suy nghĩ kỹ đi rồi hãy quyết định lần chót.Hoài Khanh từ tốn nói:- Đã là dịp may, sao cháu lại phải đắn đo, suy nghĩ chứ!Bà Ðiệp gật gù:- Tốt lắm! Mai cô cháu mình sẽ về Ninh Thuận. Có từ giã, chia tay ai thì tiến hành đi, kẻo không kịp thời gian đó!Hoài Khanh tròn mắt:- Ôi! Cô ở Ninh Thuận hả? Vậy mà cháu quên khuấy đi!- Bây giờ nhớ ra, cháu sợ rồi à?Khanh lắc đầu:- Dạ không! Địa danh Ninh Thuận làm cháu nghĩ tới một người rất dễ ghét. Hy vọng cháu không đụng độ với họ ngoài đấy.Bà Ðiệp bật cười:- Cháu làm như Ninh Thuận bé hơn bàn tay không bằng.Hoài Khanh bỗng trầm tư:- Tại sao cô lại chọn cháu? Có phải vì thương hại không?Bà Ðiệp lắc đầu:- Đúng là cô có nghe Bạch Yến kể về hiện tại hoàn cảnh của cháu. Nhưng khi chọn người giúp mình, cô không hề vì lòng thương hại. Nuôi giữ, dạy dỗ trẻ con là việc khó, cô cần chọn người có năng lực, nhiệt tình, như vậy mới quản lý nổi cả mười đứa nhóc chứ!Hoài Khanh khẽ gật đầu. Không ngờ cuộc đời cô rẽ sang một bước ngoặc khác thường thế này. Từ chỗ nhận việc làm vú em cho một thằng nhóc hai tuổi, cô chuyển sang nhận quản lý mười đứa trẻ ở một vùng đất xa lạ. Đúng là gan cùng mình, nhưng suy cho cùng, cô đâu có cách chọn lựa nào khác.Bà Lệ trìu mến nhìn Khanh:- Cháu đồng ý đi Ninh Thuận với cô Điệp là bác yên tâm rồi. Nếu như có tin của ba cháu bác sẽ nhắn ngay.Khanh chưa kịp nói gì thì thấy Yến bước vào phòng. Con bé tủm tỉm cười:- Nam tìm mày kìa!Bảo không có tao ở đây!Yến nhún vai:- Hắn không tin nên cứ đứng lì ngoài cổng. Chậc! Ra chia tay chia chân đi. Nam đâu có lỗi gì.Bà Lệ cũng giục vào:- Cháu nên gặp cậu ta trước khi đi xa. Dầu gì cũng chỗ bạn bè ơn nghĩa mà!Khanh chậm chạp bước ra cổng. Cô thấy lòng nao nao khi nhìn anh.Giọng Nam trầm hẳn xuống:- Mình đi uống cafe, anh muốn nói chuyện với em.Khanh gật đầu. Cô lặng lẽ ngồi sau lưng Nam. Nam lên tiếng trước:- Em giận anh đến mức bỏ đi âm thầm vậy sao?Hoài Khanh bật cười:- Bộ em hay giận lắm à? nếu có em cũng chưa quát tháo nạt nộ ai hết mà!Nam xuống nước:- Anh xin lỗi. Tối đó anh nóng nảy qúa!- Đùa với anh thôi. Em đi không phải vì giận anh đâu.- Vậy sao không nói với anh lời nào?Hoài Khanh lơ lững:- Muốn biết anh cứ hỏi dì Năm.Nam kêu lên tức tối:- Lại bà ta! Bà ấy đã làm gì em?Hoài Khanh im lặng khuấy tách cafe. Có nên nói thật Hai Quốc đã dùng tiền buộc cô đi không? Chắc là không nên để anh em Nam mâu thuẫn hơn nữa vì cô.Nhấp một ngụm cafe, Khanh nói tiếp:- Dì ấy cho em biết bà Liễu đến nhà hăm he đủ điều. Em sợ liên lụy tới anh, nên đã bỏ đi ngay lập tức.- Anh đâu có sợ bà Liễu.- Nhưng em sợ. Nam nhăn nhó:- Ở nhà Bạch Yến cũng đâu bảo đảm.Khanh nói:- Em biết!- Vậy thì về với anh.Khanh nhè nhẹ lắc đầu và lảng sang chuyện khác:- Cafe ngon qúa!Nam khổ sở:- Đừng vờ vịt nữa Khanh. Trả lời anh điVẫn cái giọng đùa cợt Khanh hỏi:- Về vấn đề gì mới được chứ?- Phải em ngại anh Quốc nên mới lẩn tránh anh không?- Không đâu!Nam bỗng nắm chặt tay cô, giọng tha thiết:- Anh sẽ đưa em về cho mẹ gặp mặt. Anh nhất định cưới em. Lúc ấy danh chánh ngôn thuận, em sẽ không ngại gì nữa.Khanh tròn mắt nhìn Nam. Cô vừa xúc động vừa khó chịu vì những lời của anh. Suy nghĩ của Nam đơn giản quá làm cô hẫng.Cô nói:- Em chưa nghĩ đến chuyện xa vời ấy. Giữa chúng ta là bạn, chỉ là bạn thôi.Mặt Nam tối sầm lại:- Anh không tin giữa chúng ta chỉ là bạn, một khi em đã đón nhận sự quan tâm chăm sóc của anh.Hoài Khanh nóng nảy:- A! Thì ra lâu nay anh nghĩ rằng em phải yêu, phải lệ thuộc vào anh vì anh đã giúp đỡ em à?- Ý anh không phải vậy. Thật mà!Khanh nhếch môi:- Anh hiểu lầm tình cảm của em rồi. Mà cũng không trách anh được. Tại em tất cả, lẽ ra em đừng đến nhà anh, và đừng...Khanh khổ sở nhớ lại nụ hôn cháy bỏng của Nam. Cô lại nhấp một chút cafe như để xua đi cảm xúc quỷ quái khi môi anh...Ngập ngừng mộtt chút Khanh Nói:- Em nghĩ mình nên khẳng định rõ tình cảm là tốt nhất.Nam nhìn cô thật dữ dội:- Anh yêu em. Đó là điều anh khẳng định từ đầu. Và không ai ngăn được lòng anh đâu.Hoài Khanh nghiêm mặt:- Anh chỉ là bạn. Đó cũng là điều em phải nói với anh lần nữa. Nếu anh không chấp nhận tình bạn này, mình nên chia tay.Nam im lặng đốt thuốc. Trước mặt Khanh, anh chưa khi nào hút thuốc vì biết cô không chịu nổi mùi khói, nhưng hôm nay Nam lại rít liên tục, chứng tỏ anh đang suy nghĩ nhiều.Khanh cũng làm thinh với tách cafê vơi hết phân nữa, lòng ân hận vì những lời đành đoạn vừa rồi. Nhưng nếu không nói thì không được, có điều cô nói nghe bóp chát quá làm Nam tự ái. Hoài Khanh dịu dàng dằng lấy điếu thuốc, không bỏ lỡ cơ hội Nam lại nắm tay cô:- Định thử anh phái không? Dù em nói thế nào, anh cũng thừa hiểu...con gái nói có là không mà! Đúng là anh quá vội khi đòi cưới hỏi. Giữa chúng ta tiếp tục là bạn vậy. Dần dà em sẽ hiểu và yêu anh thôi. Lấy trong túi áo ra một cái hộp nhỏ, Nam trầm giọng:- Suốt sáng nay anh đã đi chọn. Hy vọng em thích món quà này.Không màng nhìn tới vật Nam vừa để trên bàn, Khanh cố nhỏ nhẹ cho giống cô gái dịu hiền:- Những gì anh đã làm cho em là món quà quý giá nhất. Ngoài nó ra em không thể nhận bất kỳ thứ gì khác của anh.Nam ngọt ngào:- Anh hiểu. Nhưng anh muốn em nhìn vật là nhớ đến người. Đòi hỏi như vậy có quá đáng thật, chỉ mong em nhận cho anh vui.Hoài Khanh cương quyết lắc đầu:Đừng làm vẩn đục tình bạn của chúng ta bằng những thứ đắt tiền. Với em, một đĩa nhạc, con thú nhồi bông, hay là một bịch kẹo M.M là đủ cảm động rồi.Nam thở dài. Khanh chợt hỏi:- Em đi rồi anh Quốc có nói gì không?- Hai hôm nay anh không gặp. Chắc Hai Quốc bận.Mà thôi! Anh không muốn nghe nhắc đến ổng.- Điều đó không có nghĩa là ổng không hiện diện, không quanh quẩn quanh đây.Nam nhíu mày:- Hiện diện ở đâu? Dường như em quan tâm đến ảnh nhiều quá!Khanh nhún vai. Quan tâm à? Cô căm hận anh ta nhiều quá thì đúng hơn. Nhưng nói với Nam cảm nghĩ của mình làm gì.Cô dài giọng giễu cợt:- Ảnh là anh của anh, không quan tâm đâu có được.Nam nhìn xoáy vào mắt Khanh. Bất giác cô cười khi nhớ Bạch Yến từng nói anh ghen.Nghiêng nghiêng đầu, khanh trêu Nam:- Em vẫn tiếc là chưa được gặp anh Quốc đấy!Nam mai mỉa:- Vậy thì may cho em- Sao lại may?- Vì lần đầu gặp ảnh, cô gái nào cũng bụm miệng la.Khanh trợn mắt:- Hả! Ảnh xí trai dữ vậy sao? gặp em, em sẽ không la đâu.Dù biết cô đùa, Nam vẫn không giấu được vẻ khó chịu:- Thế em sẽ làm gì?Cong môi len, Khanh ríu rít:- Em sẽ phong cho ảnh làm quái vật, còn em là người đẹp. Sau đó mời ảnh vào nhà văn hóa thiếu nhi diễn vỡ " Giai Nhân và Quái Vật" cho bọn trẻ coi. Em thích đoạn kết của chuyện cổ tích ấy lắm! lãng mạn và dễ yêu làm sao ấy!Nam mím môi:- Tiếc rằng tâm hồn Hai Quốc không như tâm hồn Quái Vật, nên không có cô gái nào dùng tình yêu của mình để giải thoát cho ảnh biến thành hoàng tử.Hoài khanh chống tay dưới cằm:- Anh nói đúng. Hai Quốc! Ảnh không thể nào đáng yêu như quái vật...Nam ngạc nhiên:- Em lãm nhãm cái gì vậy?Khanh ngồi thẳng lưng lên:- Có gì đâu? chỉ là những lời đùa chơi thôi mà! còn nói thật ấy hả... Em rất tò mò muốn biết về ông anh của anh. Tiếc là không còn dịp gặp để coi con người ấy đáng sợ, đáng nguyền rủa cỡ nào.Nam lầu bầu;- Rồi cũng tới lúc anh bấm bụng giới thiệu em với ảnh cho đúng phép tắc như ý em muốn.Hoài Khanh lơ lững:- Chắc không còn dịp nữa, em sắp đi xa rồi.Nam cười cười:- Lại doạ anh. Em định bỏ thành phố đi tận đâu mà xa hở cô bé láu cá?Mắt Khanh chợt nghiêm lại:- Thật đó! Em sẽ về sống với bà cô ở quê.Nam hấp tấp hỏi một hơi:- Bà cô nào? quê ở đâu? Sao anh không nghe em đề cập tới bao giờ?Hoài Khanh nói dối như thật:- Cô ấy mới tìm em mấy ngày nay và hứa sẽ nuôi em cho đến lúc ba về.- Nhưng cổ ở chỗ nào?Khanh liếm môi:- Tận Quảng Trị lận:- Nam la lên:- Hả! cái gì? Quảng Trị là đâu em có biết không?Hoài Khanh nhỏ nhẹ:- Rồi em sẽ biết. Anh làm gì dữ vậy?Ngả người ra ghế, mặt đỏ bừng Nam nói như hét:- Em dám tin một bà cô ở nơi xa lạ nào đó sao? Không thể được! không thể được! Ở đây em vẫn còn anh, anh...anh...anh...- Anh sẽ lo cho em. Đúng không? - Không đợi Nam trả lời, khanh nói tiếp - Em không thích bị trói buộc, cũng không muốn là gánh nặng của ai. Sống với bà cô, em sẽ làm việc, sẽ có lương. Em thấy khoái hơn. Hôm nay đi uống cafe là để chia tay với anh đó!Nam thẫn thờ:- Thật hả Khanh?Cô pha trò:- Tết em sẽ về lì xì cho anh mà! làm gì rầu rĩ thế đại huynh?Mặt Nam dài thuỗng ra. Anh không tìm được lý do để giữ cô lại. Hy vọng cận kề để chiếm lấy trái tim Khanh coi như tan thành mây khói.Nam cố vớt vát:- Em ở Sài Gòn đi làm cho xí nghiệp giày được mà! Thành phố mới thích hợp với em. Về tỉnh lẻ người ta thiếu nhiều thứ.Khanh cười buồn:- Trước đây em nói dối, chớ có xí nghiệp nào nhận em đâu một. Vì cuộc sống, tỉnh lẻ hay chốn phồn hoa đô hội không quan trọng. Em muốn yên thân anh hiểu không?Nam gục đầu xuống khổ sở:- Anh không hiểu. Anh không hiểu. Tại sao em từ chối lòng chân tình của anh trong khi em yêu anh. Chúng ta từng hôn nhau nồng nàn kia mà Khanh. Rõ ràng lần đó môi em rất tuyệtMá Khanh nóng bừng lên cô ấp úng:- Anh còn nhắc chuyện xấu hổ đó, em về ngay bây giờ. Hừ! Nếu biết anh như vầy, em đã không thèm tới đây, mà sẽ âm thầm rời Sài Gòn như đã từng rời khỏi nhà anh. Lúc đó thử coi anh lấy ai để trách móc.Nam gằn giọng:- Em thật tình bỏ rơi anh sao?Hoài Khanh bực bội:- Anh đừng nói vậy kỳ lắm!Nam long mắt len:- Hay em đã có thằng đàn ông khác n6n giã vờ nói sẽ đi xa để trốn tránh anh? Anh biết mình chưa làm ra tiền mà phải sống bám vào đống phân bò nên em chê. Nhưng tin anh đi, năm nay ra trường anh sẽ lấy lại những gì của mình va tặng hết cho em. Lúc ấy em sẽ hối hận, sẽ hết sức hối hận nếu bây giờ rời xa anh.Khanh nghiến răng:- Anh điên rồi! tôi mới là bạn mà anh đã lồng lộn lên thế. Lỡ như bồ bịch thì còn tới đâu? Tôi tiếc đã đến chỗ này.Dứt lời cô ào ào bước ra cửa. Mặc cho Nam thản thốt gọi, Khanh nhảy lên chiếc xích lô vừa trờ tới.Cuộc chia tay này đúng là tồi tệ. Nó làm cô mất đứt một người bạn, nhưng cũng nhờ đó cô hiểu hơn về Nam. Chả ai bỏ không ra một thứ gì hết. Con bé Yến vừa nhai chewing gum vừa lên giọng cụ non. Thế mà đúng. Khổ nỗi cô đã dễ dàng nhận ơn của Nam nên bây giờ khó chịu và nặng ngực, vì nhức đầu.Ôi! Món nợ ân nghĩa này làm sao cô trả được đây!Ngồi trên xích lô, Khanh buồn bã nhìn phố xá, những con đường đầy những tiệm buôn, hàng quán, đèn màu xanh đỏ.Ngày mai cô sẽ rời nơi này. Chỉ mong bằng nghị lực cô sẽ thích nghi với hoàn cảnh, với môi trường cô sắp tới.