Hát Trống Quân

 
Trong kho tàng dân ca Việt Nam, trống quân là một loại hát rất bình dân và phổ biến tại miền Bắc; và đặc biệt hát trong các dịp hội hè mùa thu, nhất là trong những đêm trăng sáng đẹp của trung tuần tháng tám.
Nguồn gốc hát Trống quân có nhiều thuyết:
Các nhà nho Việt Nam cho rằng "Trống quân" do hai chữ "Tống quân" (tiễn bạn) mà ra. Theo tương truyền ngày xưa khi một ông quan rời tỉnh này đi tỉnh khác, bạn bè tiễn đưa một quãng đường. Lúc sắp chia ly, người đi đưa đặt một cái trống xuống đất rồi vừa nhịp trống vừa hát bài tiễn bạn trong đó có câu: "Tống quân nam phó thương như chi hà" (khi ta tiễn bạn đi về phía nam, lòng đau đớn thế nào ai rõ được) (theo G. Cordler).
Có thuyết cho rằng: Trống quân bày ra từ đời Nguyễn Huệ. Nguyên khi ra Bắc đánh bọn xâm lược Thanh (cuối thế kỷ 18), quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà, vua Quang Trung Nguyễn Huệ mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái hát đối với nhau để cho quân sĩ vui lòng. Đang khi hát có đánh trống làm nhịp cho nên gọi là Trống quân (theo Phan Kế Bính).
Có thuyết gần giống như thuyết thứ hai, cho rằng; hát Trống quân có nguồn gốc từ lối hát "Trung quân" một điệu hát của quân lính đi theo nhịp trống. Mà quân đây là quân Nghệ Tĩnh của đạo binh Nguyễn Huệ kéo ra Bắc đánh giặc Thanh xâm lăng, cõng nhau rong ruổi ngày đêm không nghỉ (°). Về sau khi chiến tranh đã qua, nhân dân đem lối hát này vào những buổi hội hè gọi là hát Trống quân (theo Phạm Duy).
Có thuyết cũng cho rằng loại hát này phát xuất từ những điều kiện lịch sử gần giống như hai thuyết vừa kể, chỉ khác về mặt thời gian, là Trống quân có từ đời Trần lúc chống giặc Nguyên xâm lược (thế kỷ thứ 13). Tục truyền rằng: những lúc đóng quân để nghỉ ngơi, muốn giải trí, binh sĩ Việt Nam ngồi thành hai hàng đối diện nhau, gõ vào tang trống mà hát. Cứ một bên "hát xướng" vừa dứt thì bên kia lại "hát đối". Sau khi đuổi được quân xâm lăng khỏi bờ cõi, hòa bình được lập lại, điệu hát Trống quân được phổ biến trong dân gian. Có nơi gõ nhịp vào tang trống, có nơi căng một dây thép thật thẳng để đánh nhịp (theo Vũ Ngọc Phan).
Người ta chưa tìm được thuyết nào là đúng.
Hát Trống quân cũng như hát Quan họ không phải thuộc hát lao động, mà thuộc về loại hát lễ hay hát hội. Người hát thuộc về mọi tầng lớp trong xã hội nông thôn. Nhà nho, thư sinh hát với con cái gia đình kỳ mục, giàu có hay gia đình thường dân. Họ hoàn toàn không phải ca sĩ chuyên nghệ mà chỉ là "tài tử" nghiệp dư sính hát, biết hát... Phần đông là trai và gái đến tuần cập kê, đi hát hội để tìm gặp tài sắc, ước định tương lai.
Từ hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vào Nam không có hát Trống quân. Từ Thanh Hóa trở ra, loại hát này chỉ để hát vào dịp thu, nhứt là trong tháng tám. Nhưng không hát ban ngày mà chỉ hát vào những đêm trăng, nhứt là đêm rằm.
Hát hội có hai hình thức: hát vui chơi và hát thi lấy giải. Nơi hát có thể là nhà riêng, giữa làng, đầu xóm hay trên sân đình Thành Hoàng.
Thi hát có khi tổ chức giữa hai nhóm trai vài gái, có khi giữ hai thanh nam thanh nữ. Ngoài mấy cuộc thi hát tại nhà, trai gái nông dân tự động tổ chức nhiều hội hát trên đám đất rộng giữa làng, bên bờ ruộng hay ở đầu cổng xóm. Trai gái ngồi ra hai bên cách nhau chừng mươi thước. Giữa hai toán có một cái "trống quân" mà ngày xưa gọi là "thổ cổ". Trai hát xướng lấy que tre đánh vào dây kêu bình bình; gái hát đáp gõ cái sênh kêu cách cách làm nhịp.
Trống quân, cũng như hầu hết các loại dân ca khác, vay mượn nhiều nơi kho tàng phong dao. Văn thể Trống quân là thơ lục bát. Nhưng khi hát, câu 6 chữ và câu 8 chữ biến thể là cứ sau tiếng thứ hai ở mỗi câu, người hát đệm tiếng thời, thì, hay này, v.v... Và, cứ đến tiếng thứ tư ở mỗi câu thì lên giọng và thêm vào mấy tiếng í a hay ứ ư; có khi người hát lặp lại chữ chót của câu 8 chữ. Thí dụ:
Trên trời (này) có đám (ứ ư) mây xanh
Giữa thì (này) mây trắng (ứ ư) chung quanh mây vàng
Ước gì (này) anh lấy được nàng
Thì anh (này) mau gạch Bát Tràng (đem) về xây.
Xây dọc (rồi) anh lại xây ngang.
(chứ) Xây hồ (này) bán nguyệt (để) cho nàng (chân) rửa chân.
Nên ra (thì) tình ái nghĩa ân.
Chẳng nên (thì) phú giả (ứ) về dân (tràng) Bát (ừ) tràng.
Những tiếng như: thời, này, rồi, rằng, mà, ấy, mấy, nó, cái, con, anh, em... thêm vào khi hát gọi là tiếng đệm; và những tiếng như í, a, ư, ứ, ừ... gọi là tiếng đưa hơi dùng để ngân nga. Âm hưởng dịu dàng hay réo rắt của tiếng đệm và tiếng đưa hơi làm sao giọng Trống quân mang sức truyền cảm mạnh mẽ.
Đó là đặc điểm quan trọng của Trống quân về hình thức. Đặc điểm này lại phù hợp với nội dung Trống quân là biểu lộ được nỗi vừa vui vẻ vừa chứa chan cảm động, và nói lên được những thích thú cao thượng của sự sinh hoạt nông thôn, những cảnh đẹp đẽ của quê hương, những điều trù phú đặc biệt của đất nước. Trống quân còn là một loại hát tình tứ, hoặc nói đến nghĩa bạn bè, nhất là hay đề cao tình luyến ái giữa trai gái nông dân.
Trống quân có tính cách đối thoại. Nó là một lối hát đối giữa trai và gái, một lối đối đáp hỏi trả qua lại. Thí dụ:
Bên trai đố: 
Anh đố em câu này em giảng làm sao?
Cái gì (mà) thấp cái gì (mà) cao;
Cái gì (mà) sáng tỏ (ứ) hơn sao (ở) trên trời.
Cái gì (mà) em giải (cho) anh ngồi,
Cái gì (mà) thơ thẩn (ứ) ra chơi (ừ) (đào) vườn đào.
Cái gì (mà) sắc hơn dao (ứ)
Cái gì (mà) phơi phới (ứ) lòng đào (thì em) bảo anh.
Bên gái trả lời:
Anh đã đố thì em xin giảng ra,
Dưới đất (thì) thấp, trên giời (thì) cao
Ngọn đèn (thì) sáng tỏ (ứ) hơn sao (ở) trên trời...
Chiếu hoa (này) em giải (cho) anh ngồi (mà)
Đêm nằm (thì) mơ tưởng (ứ) ra chơi (ư) (đào) vườn đào.
(Chứ) Nước kia thì (nó) sắc hơn dao
(Chứ) Trứng gà (thì) phơi phới (ứ) lòng đào (thì em) bảo anh.
Hát Trống quân, trai gái bao giờ cũng thiên về tình cảm. Hoặc bằng câu ướm hỏi, thử thách, hoặc bằng lời tâm sự. Do đó, Trống quân có tính chất trữ tình, tính chất giao duyên rất sâu sắc. Vì đối đáp, hỏi trả, nên hát Trống quân đòi hỏi người hát phải có tài mẫn tiệp, xuất khẩu thành thi, đột xuất nhanh trí... nhưng bao giờ cũng vẫn giữ thái độ phong nhã, lời không sàm sỡ, lố lăng.
Trống quân không phải là một loại trống, mà là một sợi mây dài độ 3, 4 thước tây và dày độ 1 phân tây. Người ta cắm hai đầu sợi dây mây dưới đất bằng hai cây cọc nhỏ bằng gỗ hay bằng tre. Ngay chính giữa sợi mây, người ta đào một lỗ vuông độ 4 tấc mỗi bề, rồi bịt lỗ ấy bằng một miếng ván mỏng. Có khi người ta dùng một khúc tre, một đầu chống lên sợi mây, một đầu chịu trên mặt gỗ.
Có khi người ta cột sợi mây với mặt ván. Người đánh trống quân dùng hai chiếc đũa con đánh lên sợi mây. Sợi mây rung làm mặt ván rung, và tiếng mây rung nhờ lỗ đất làm vang lên nghe thình thùng thình như tiếng trống. Có khi người ta đào một lỗ miệng tròn và hình giống như một cái chum, và đậy miệng lỗ bằng một miếng ván tròn và mỏng.
Có khi người ta để trong lỗ đất một thùng dầu hỏa. Trên miệng thùng có tấm ván và cây cọc để chống chính giữa sợi mây. Có thùng này tiếng vang càng mạnh. Có khi người ta để trong lỗ một thùng dầu lửa, quay miệng về phía dưới, phía trên có cây cọc chống đáy thùng và căng sợi mây. Không cần dùng tấm ván nữa. Có khi người ta không đào lỗ, chỉ lật úp thùng dầu lửa (hay thùng trà) trên mặt đất và căng dây lên trên thùng.
Tóm lại, Trống quân là một loại hát hội vấn đáp giữa nam nữ thanh niên, khuyến khích họ giải bày tình cảm, thông minh và cốt cách qua trung gian của nghệ thuật, trong không khí vui vẻ tưng bừng của hội thu.

Truyện Hằng Nga và Hậu Nghệ Cưỡi rồng, bói phượng Đằng Vương Các Tự Khúc đàn Thủy Tiên Để thiếp theo chồng mấy dặm khơi Đồng Tước Đài Chức cẩm hồi văn Vành ngoài, vành trong Vạn lý tìm chồng Khúc phượng cầu hoàng Củi đậu đun hột đậu Bi ca tán Sở Động Bích Đào Gấm nàng Ban Đông sàng với thiếp Lan Đình Khúc trường tương tư Giảo thố tam quật Đổi mỹ nhân lấy ngựa Trường môn phú Trúc mai Lão tiều phu hay con hạc đen Hà Đông sư tử Lá thắm đưa duyên Lam Kiều Đào yêu Động Đào Nguyên Mười bài thơ đoạn trường Khúc Hậu Đình Hoa Gương vỡ lại lành Giấm chua Cái "gia gia" Hồ Than Thở Nghiêng nước nghiêng thành Khúc Nghê Thường Vũ Y Trao tơ, gieo cầu Núi Vọng Phu Trống cơm Kê Khang này khúc Quảng Lăng… Con "Quốc quốc" Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan Trường Hận Ca Hoa đào năm ngoái … Tiếng đàn tri âm Liễu Chương Đài Tuyệt Diệu Hảo Từ Nam Tào, Bắc Đẩu Bách bộ xuyên dương Chắp cánh, liền cành Gậy rút đất Kết cỏ ngậm vành Lá gió, cành chim Nàng Ban, ả Tạ Mã đầu cầm Tiết phụ ngâm Bình Nguyên Quân Thấy nhàn luống tưởng thư phong Sát thê cầu tướng Cử án tề mi Tết Hàn Thực Giấc Nam Kha Ngàn dâu Giảm bếp, tăng bếp Thao lược Tết Trung Thu Mật lịnh trong nhưn bánh Trung Thu Tết Đoan Dương Tết Trùng Cửu Lầu Xanh và Thần Mày Trắng Can Tương, Mạc Gia Giấc Vu Sơn Xích Thằng, Nguyệt Lão Duyên nợ ba sinh Loan giao Bát trân, thập trân Xe dê Khắc lậu Nằm gai, nếm mật Điểu tận cung tàng Không vào hang hùm sao bắt được cọp con Quyển tiểu thuyết tẩm thuốc độc Bức họa Dương Quí Phi tắm suối Cỏ Ngu Mỹ Nhân Tri kỷ Hấp tinh đạo khí Cỏ đỏ trên mộ Chiêu Quân Bạo chúa xem quỳnh hoa Đàn ông làm hoàng hậu, trai đẹp làm cung nga Giang thần trảo trảo Nợ như chúa Chổm Tục uống máu ăn thề Thiến gà, thiến heo Hoạn quan không bị hoạn Thượng thư lỗ chó Tiền Xích Bích Phú Một bộ sử loài người rút ngắn thành một câu Mây Tần, mây Hàng... Áo gấm mặc đêm Ngọc Hoàn Dương Quí Phi Ngọc Hoàn Dương Quí Phi Tư Mã Thiên, một sử gia danh tiếng bị cung hình Mười viên "Xuân Khiết Cao" Chu Công thổ bộ Liệt nữ họ Lý thành Giang Du Tung Hoành Gia Bán kiên cung kiếm nhứt trạo giang sơn... Đêm Lệ Chi Viên Kẻ được khen bị tội, người bị chê được thưởng Sa nang ủng thủy Đạo binh 80 mỹ nhân phá tan nước Lỗ Bối thủy trận Tiêu Lang Người chặt cây quế trong cung trăng Mỹ nhân cười người què bị chém đầu Loạn Kiêu Binh Tào Tháo thèm kỹ nữ Chim Việt, ngựa Hồ Lễ hôn Hỏa ngưu trận Tam bành, lục tặc Suối vàng hay chín suối Suối vàng hay chín suối Cơm Phiếu mẫu, trôn Ác Thiểu Mấy cành Dương Quan Đuốc hoa, hoa đèn Ma Rồng gặp Trâu Bồ Tát Tái ông thất mã Ngọc tỉnh liên phú Ngôn quá kỳ hành Lễ tang Thôi xao Tựa cửa, tựa cổng Tứ Thư Ngũ Kinh Lợn người Tây Thi, Trịnh Đán Nữ Trượng Phu Hát Quan Họ Điêu Thuyền với kế liên hoàn Hát Trống Quân Tuyệt Anh Hội Đào Hoa Phu Nhân Mắt xanh, mắt trắng Ninh Thích, người chăn trâu ở Dao Sơn Thanh Minh trong tiết tháng ba