Đông Nghi bồn chồn nhìn ra cửa. Quán cafe buổi chiều vắng teo khiến cho cô thấy thời gian chờ đợi như dài ra. Thảo Nguyên chống cằm trách: - Anh ta cho mình leo cây rồi, tại mày dễ tin quá. Về thôi, “Ngông “ ơi! - Mới trễ có ba phut'' hai giây thôi. Khoảng thời gian này so với 24 giờ trong ngày chỉ là sai số không đáng kể. Mày cứ xem như đang làm việc thiện đi, đừng càu nhàu mất hết ý nghĩa. Thảo Nguyên bĩu môi: - Chỉ có mày mới làm việc thiện chớ tao thì không. Tao sắp cho anh chàng si tình kia biết rõ bộ mặt của con yêu nữ anh ta từng mê mệt một cách ngu ngốc suốt năm. Nghi sốt ruột: - Tao cũng đang nôn nóng nghe kể đây... Chậc! Sao lâu tới thế nhỉ? Hay mày kể... mí mí cho tao nghe trước đi. - Tao nhớ mày đâu có tánh tò mò và cũng không hay xen vào chuyện người khác. Lần này coi bộ mày tai hơn tao tưởng nhiều. Nghi nhún vai: - Nghe ông Kiên kể lý do Triệu phải chia tay với Hoàng Cúc, tao thấy tội nghiệp nên mới nhận làm đại sứ của Liên Hợp Quốc đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ này đấy, chứ đâu phải tao tò mò xen vào chuyện của ngừơi khác. Uyên gật gù: - À, ra thế! Tội nghiệp với thương hại na ná giống nhau. Từ trước tới giờ mày chưa thương hại ai, lần này coi chừng đó em. Thương hại có nghĩa là thương người ta mà hại mình. Mặt Nghi đỏ lên vì cái mép từng dự thị trang “Nhí Nhố “ trong “ Mực Tím “ của Uyên, cô ấp úng: - Mày độc mồm vừa vừa. Tao không có... - Biết là tao độc mồm sao lại đỏ mặt? Nè, không phải sau lần cho chàng ăn bột chiên, mày đã đêm mơ ngày tưởng à? Đông Nghi chưa kịp nói gì thêm đã thấy Triệu đẩy cửa bước vào. Anh đi đến chỗ hai người, giọng gấp rút: - Xin lỗi đã tới trễ. Uyên tủm tỉm: - Chắc xe xẹp bánh phải không? Không nghĩ Uyên trêu mình, Triệu gật đầu: - Đdúng vậy. Tụi em chờ lâu chưa? Khều Nghi, Thảo Uyên nháy mắt: - Lâu. Không ngờ, TU dài giọng: - Vậy mà lúc nãy mày nói trễ dăm ba phút chỉ sai số không đáng kể so với một đời người. Ai ngờ... đợi chờ anh một giây bằng một thế kỷ dài... Triệu tỉnh bơ như không thấy Nghi xấu hổ đến cúi gằm mặt xuống. Anh nôn nóng: - Chúng ta bắt đầu được rồi chứ? - Không cần uống nước sao? Hơi khựng lại một chút, Triệu gọi: - Thêm ba chai sữa đậu nành nữa. Người phục vụ vừa đem ra, Triệu liền rót vào hai ly sữa vẫn còn của Uyên và Nghi rồi tự rót cho mình. Nhìn anh bưng ly sữa uống một hơi, Đông Nghi chợt xót xa khi thấy dường như Triệu đang nghĩ ngợi dữ lắm. Anh không làm chủ được mìh nên hành động thật máy móc, chớ chẳng điệu đàng ga- lăng như buổi tối anh chở Nghi từ xa lộ về ghé quán phở vì cô than đói. Hẳng là Hoàng Cúc đã chiếm lĩnh hết tâm trí của Triệu rồi. Chi+? sở những điều sắp nghe sẽ làm anh bị tổn thương thôi.Thảo Uyên rất chanh chua, chắc chắn con bé sẽ dùng những lời độc địa để nói về bà vợ kế của ba mình, như thế vô tình Uyên đã làm tim Triệu vỡ thêm lần nữa vì Hoàng Cúc. Dù lúc nãy dặn dò TU hãy nhỏ nhẹ, dịu dàng với Triệu rồi, nhưng Nghi vẫn chưa yên tâm vì sợ con nhỏ “nổ” bất tử. Ngần ngừ đan hai tay vào nhau, Nghi mở lời: - Anh Triệu cần hỏi Thảo Uyên chuyện gì cứ tự nhiên nhé. Em có chút việc phải đi... Triệu như sực tỉnh, anh gượng cười: - Cứ ở lại đây. Anh không ngại đâu... Thảo Uyên cũng giãy nảy lên: - Tự nhiên bỏ tao một mình,lạ lùng thật. Mày sợ gì vậy? Đông Nghi ấp úng: - Tao sợ phiền hai người thôi chớ có sợ gì đâu. Uyên liếc Nghi một cái dài mấy cây số: - Mày bỏ đi, tao mới phiền đó. Quay sang Triệu, Uyên độp ngay: - Anh muốn tìm hiểu gì về Hoàng Cúc? Dù đã chuẩn bị sẵn bao nhiêu câu hỏi, Triệu vẫn không biết mở miệng thế nào. Lưỡng lự một chút,anh nói: - Cứ nói những điều em biết về cô ấy. Thảo Uyên khinh khỉnh: - Đó không phải là những điều anh chờ để nghe đâu, vì Hoàng Cúc rất bỉ ổi, tồi tệ. Triệu sầm mặt xuốgn vì khúc dạo đầu nặng nề của Uyên. Cô hơi thách thức: - Anh không khó chịu chứ? Triệu lắc đầu nhưng gương mặt cứ nhăn nhíu lại trông thật khổ sở. Đông Nghi nói nhỏ vào tai Uyên: - Mày r'ang nhẹ nhàng một chút... Thảo Uyên thản nhiên: - Xin lỗi anh, em không thể nói khác về người đã phá nát gia đình mình được. Nhắc tới con đàn bà đó, lòng em chỉ có căm thù, khinh bỉ. Triệu phân bua: - Hoàn cảnh của Cúc rất thương tâm, cô ấy là một thiếu nữ trong trắng bị cuộc đời vùi dập mới sa vào đường cùng. Chớ anh thì chắc Cúc không muốn phá vỡ hạnh phúc người khác, vì cô ấy rất cao thượng. Thảo Uyên phá ra cười: - Con mụ đó mà cao thượng. Em tưởng chỉ có bố em là lầm thôi chớ, nào ngờ có cả anh nữa. Đàn ông quả thật nhẹ dạ. Cố gạt câu nói giống bà cụ non đang lên lớp của Uyên qua, Triệu trầm giọng: - Anh đã lầm Hoàng Cúc ra sao, em nói đi? Thảo Uyên nhịp tay lên bàn: - Em sẽ kể về Hoàng Cúc và anh sẽ tự rút ra những nhầm lẫn của mình. Im lặng hơi lâu như để Nghi và Triệu nóng ruột hơn nữa Uyên mới nói: - Chắc chắn em biết Hoàng Cúc trước anh. Lần đầu em gặp, Cúc là một cô nữ sinh vừa tôt nghiệp phổ thông trung học lên thành phố dự thi đại hoc.. Hoàng Cuc'' là bạn của dì Út em, nên đã theo dì ấy tới nhà em ở tạm. Sau đó cả hai đều đậu đại học và cùng ở nhà em. Uống một hớp nữa, Uyên kể tiếp: - Nửa năm đầu, Hoàng Cúc vẫn còn là một cô gái quê với đôi mắt lúng liếng liếc ngang liếc dọc, nhưng sau đó dần dà ả đã biết ăn diện. Với sắc đẹp trời cho và vóc dáng mà các người mẫu thầm ao ước, Hoàng Cuc'' nhanh chóng lột xác đến mức mọi người trong gia đình em phải từ ngạc nhiên cho đến ngỡ ngàng. Vốn là người nhạy cảm, mẹ em thấy cho chị ta ở trong nhà là chứa một hiểm họa,nên bà đã viện nhiều lý do để Hoàng Cúc đi trọ chỗ khác. Khổ nỗi, cái chỗ khác mà Cuc'' tìm được lại không ca, nó nằm đối diện với nhà em thôi. Triệu buột miệng: - Anh nhớ rồi. Nhà em có giàn hoa giấy đỏ ngoài cổng chớ gì? - Trí nhớ của anh tốt thật. Tiếc là mẹ của em đã đốn giàn hoa ấy từ lâu. Đông Nghi hỏi: - Sau đó thì sao? - Đì Út nói gia đình Hoàng Cúc nghèo, nhưng từ khi chị ta dọn ra ở riêng thì lúc nào cũng thấy Cúc ăn xài thoải mái và chưng diện hơn mức bình thường mà môt. sinh viên nghèo có được, nhất là khoảng thời gian cuối năm học thứ nhất. Xoay xoay chiếc ly trong tay, Uyên nói: - Đù không hề ganh tỵ với Cúc, nhưng bọn em bắt đầu để ý và thấy chị ta rất thường đi đêm với những bộ cánh thật xịn và bao giờ cũng được chở bằng Dream hay xe đời mới, để rồi sang hôm sau mặc những bộ đồ đơn giản hơn đi đến giảng đường. Nhìn phớt Triệu một cái, Uyên lên giọng: - Nghe đâu bọn con trai của trường Kinh tế trồng cây si Cúc hàng hàng như cao su trong rừng, chắc hẳn trong đó có cả anh. Nghi đá nhẹ chân Uyên vì câu nói hỏi xách mé trật chià đó. Cô ngập ngừng: - Chuyện đấy có gì là lạ. Quan trọng là chị ta đã chọn ai kìa. Thảo Uyên phán một câu chắc nịch: - Con mụ ấy chỉ chọn tiền. Triệu bẻ những ngón tay kêu răng rắc: - Sao em lại nói vậy? Thảo Uyên nhún vai: - Vì sự thật là thế. Muốn có tiền để đua đòi chưng diện, Hoàng Cúc đã làm tiếp viên trong các nhà hàng, thậm chí cả trong vũ trường. Mấy ông chú em vào những chỗ ấy đã nhận ra cô ta, khi về nhà kể lại, ba em tỏ vẻ không tin. Dì Út có hỏi, Cúc cho biết cô chỉ ngồi quầy thu tiền chứ chẳng làm gì xấu hết. Nghe như vậy, ba em có ý... thương hại, nên mới giới thiệu Hoàng Cúc tới làm thu ngân cho một shop bán đồng hồ cao cấp. Cô ta được ưu tiên làm môt. buổi, còn một buổi đi học. Chính trong thời gian này, em đã thấy anh tới lui nhà Hoàng Cúc. Triệu gượng cười vì những lời Uyên vừa kể... Nếu đây là sự thật thì rõ ràng anh chưa biết bì về Hoàng Cúc như đã tưởng. Dạo đó, cô không hề hé môi việc mình phải làm thêm vì thiếu hụt. Ngược lại Cúc luôn rủ rỉ rù rì với anh rằng: gia đình cô thuộc bật trung lưu ở miền Tây. Cô lên SG học đại học vì chê đại học Cần Thơ dở, quê mùa, không văn minh hiện đại như ở chốn phồn hoa này. Cúc cho biết mình chả thiếu gì ngoài tình cảm, do đó hãy đến với cô bằng tấm lòng chân thật. Cũng vì những lời này nên khi tặng quà cho cô, Triệu càng lựa các món có giá trị và thật đặt biệt để chứng tỏ lòng mình không gian dối. Những lần ấy, nhìn Hoàng Cúc hờ hững để những gói quà sang một bên mà chả cần xem bên trong là gì, Triệu cứ thấp thỏm lo cô sẽ từ chối hiện vật cũng như từ chối lòng mình... Giọng Thảo Uyên vẫn đều đều: - Và cũng trong thời gian này, bố em bắt đầu có những biểu hiện kỳ cục, ông luôn cáu gắt, chê bai mẹ em. Gia đình bỗng dưng phải chịu đựng những cơn giận dữ bất chợt, vô lý của ông. Em nhớ có một lần, anh đến chơi nhà Hoàng Cúc, ba em đang đứng trên ban- công nhìn sang bỗng sa sầm mặt xuống rồi vào nhà mở nhạc hết cỡ. Ông lầm lì đem chai rượu Tây ra ban- công ngồi nhâm nhi một mình. Ngồi học bài ở phòng kế bên, em nhìn thấy và linh tính của một con nhóc mới học lớp 10 mách rằng có gì đó không bình thường giữa ba và Hoàng Cúc, nhưng chưa dám khẳng định điều mình nghĩ... Tối đó, anh về thì Hoàng Cúc cũng sửa soạn như một bà hoàng để đi chơi. Ba em lặng lẽ thay quần áo rồi cũng xách xe đi đến sáng hôm sau. Đó không phải là lần đầu tiên ông đi như thế. Nhưng lần này không hiểu sao em lại tin rằng ba đã ở cạnh Cúc suốt đêm. Khổ rằn em không dám hé một lời với ai. Triệu hỏi gặng lại: - Em cho rằng Hoàng Cúc và ba em đã dan díu từ lúc cô ấy đang quen với anh à? Thảo Uyên gật đầu: - Bây giờ em dám chắc với anh là đúng thế. Sau này, khi đã không giấu được ai, ba em thú nhận tất cả để mẹ chịu ly dị.Ông và Hoàng Cúc đã để ý nhau ngay lần đầu cô ta theo dì Út lên thi đại học. Ông từng lén mẹ chu cấp cho Hoàng Cúc, nhưng cô ta tiêu xài quá mức nên đã lén ông làm thêm ở vũ trường, khách sạn để kiếm tiền. Mím môi đầy căm ghét, Thảo Uyên nói: - Chính Hoàng Cúc buột ba em phải cưới cô ta. Nếu 0, Cúc sẽ ưng môt. Việt Kiều khác. Ba em mù quáng nghe lời ả hồ ly tinh ấy vì tưởng cô ta yêu thương mình thật. Ông đâu biết rằng Hoàng Cúc chỉ là một gái hạng sang muốn tìm một ngài giám đốc để nương tựa. Ông đâu hề biết cổ ả từng bị bắt vì đi khách tập thể. Triệu tái mặt: - Em bảo sao? - Hoàng Cúc từng bị bắt ở khách sạn với một đám thanh niên. Nhưng cô ả khai rằng bị bọn kia cho uống thuốc và đưa vào đó. - Sao em biết chuyện này? Thảo Uyên nói: - Mẹ em đã tìm hiểu, đã gặp tụi kia, chúng cho biết, ba chúng phải bỏ vàng ra để Hoàng Cúc bãi nại... Triệu thẫn thờ gục đầu xuống. Lâu lắm, anh mới hỏi: - Hiện giờ Hoàng Cúc ở đâu? - Vũng Tàu. Ba em và cô ta có một khách sạn mini ngoài ấy. Nhưng... Thảo Uyên ngập ngừng, Triệu ngạc nhiên: - Sao em không nói tiếp? Thảo Uyên đáp: - Nhưng em tin rằng hai người sớm muộn gì cũng chia tay, vì ba em không còn đủ sức làm ra tiền hơn nữa cho Hoàng Cúc, trong khi hiện giờ vây quanh cô ta là bao nhiêu tay giàu có. Triệu mệt mõi: - Cám ơn em đã cho anh biết sự thật về Hoàng Cúc. Nếu 0, suốt đời anh sẽ day dứt, trăn trở vì môt. điều không phải là sự thật. Giọng Uyên nhẹ nhàng: - Em cũng là nạn nhân như anh thôi, sao lại cám ơn. Chỉ mong anh đừng buồn nếu như nãy giờ em có lỡ lời. Nhìn đồng hồ, Uyên nói: - Tụi em phải đi học. Chắc anh không hỏi gì nữa đâu nhỉ? Triệu uể oải lắc đầu. Anh chạm phải đôi mắt tràn đầy thông cảm của Đông Nghi nhưng anh vờ như không để ý. Đứng dậy đưa hai cô ra cửa, Triệu trở vào ngồi ì xuống ghế, tâm trí trống rỗng. Anh không buồn, không đau mà chỉ hụt hẩng vì bị tổn thương quá nặng. Đông Nghi bồn chồn nhìn ra cửa. Quán cafe buổi chiều vắng teo khiến cho cô thấy thời gian chờ đợi như dài ra. Thảo Nguyên chống cằm trách: - Anh ta cho mình leo cây rồi, tại mày dễ tin quá. Về thôi, “Ngông “ ơi! - Mới trễ có ba phut'' hai giây thôi. Khoảng thời gian này so với 24 giờ trong ngày chỉ là sai số không đáng kể. Mày cứ xem như đang làm việc thiện đi, đừng càu nhàu mất hết ý nghĩa. Thảo Nguyên bĩu môi: - Chỉ có mày mới làm việc thiện chớ tao thì không. Tao sắp cho anh chàng si tình kia biết rõ bộ mặt của con yêu nữ anh ta từng mê mệt một cách ngu ngốc suốt năm. Nghi sốt ruột: - Tao cũng đang nôn nóng nghe kể đây... Chậc! Sao lâu tới thế nhỉ? Hay mày kể... mí mí cho tao nghe trước đi. - Tao nhớ mày đâu có tánh tò mò và cũng không hay xen vào chuyện người khác. Lần này coi bộ mày tai hơn tao tưởng nhiều. Nghi nhún vai: - Nghe ông Kiên kể lý do Triệu phải chia tay với Hoàng Cúc, tao thấy tội nghiệp nên mới nhận làm đại sứ của Liên Hợp Quốc đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ này đấy, chứ đâu phải tao tò mò xen vào chuyện của ngừơi khác. Uyên gật gù: - À, ra thế! Tội nghiệp với thương hại na ná giống nhau. Từ trước tới giờ mày chưa thương hại ai, lần này coi chừng đó em. Thương hại có nghĩa là thương người ta mà hại mình. Mặt Nghi đỏ lên vì cái mép từng dự thị trang “Nhí Nhố “ trong “ Mực Tím “ của Uyên, cô ấp úng: - Mày độc mồm vừa vừa. Tao không có... - Biết là tao độc mồm sao lại đỏ mặt? Nè, không phải sau lần cho chàng ăn bột chiên, mày đã đêm mơ ngày tưởng à? Đông Nghi chưa kịp nói gì thêm đã thấy Triệu đẩy cửa bước vào. Anh đi đến chỗ hai người, giọng gấp rút: - Xin lỗi đã tới trễ. Uyên tủm tỉm: - Chắc xe xẹp bánh phải không? Không nghĩ Uyên trêu mình, Triệu gật đầu: - Đúng vậy. Tụi em chờ lâu chưa? Khều Nghi, Thảo Uyên nháy mắt: - Lâu. Không ngờ, TU dài giọng: - Vậy mà lúc nãy mày nói trễ dăm ba phút chỉ sai số không đáng kể so với một đời người. Ai ngờ... đợi chờ anh một giây bằng một thế kỷ dài... Triệu tỉnh bơ như không thấy Nghi xấu hổ đến cúi gằm mặt xuống. Anh nôn nóng: - Chúng ta bắt đầu được rồi chứ? - Không cần uống nước sao? Hơi khựng lại một chút, Triệu gọi: - Thêm ba chai sữa đậu nành nữa. Người phục vụ vừa đem ra, Triệu liền rót vào hai ly sữa vẫn còn của Uyên và Nghi rồi tự rót cho mình. Nhìn anh bưng ly sữa uống một hơi, Đông Nghi chợt xót xa khi thấy dường như Triệu đang nghĩ ngợi dữ lắm. Anh không làm chủ được mìh nên hành động thật máy móc, chớ chẳng điệu đàng ga- lăng như buổi tối anh chở Nghi từ xa lộ về ghé quán phở vì cô than đói. Hẳng là Hoàng Cúc đã chiếm lĩnh hết tâm trí của Triệu rồi. Chỉ sợ những điều sắp nghe sẽ làm anh bị tổn thương thôi.Thảo Uyên rất chanh chua, chắc chắn con bé sẽ dùng những lời độc địa để nói về bà vợ kế của ba mình, như thế vô tình Uyên đã làm tim Triệu vỡ thêm lần nữa vì Hoàng Cúc. Dù lúc nãy dặn dò TU hãy nhỏ nhẹ, dịu dàng với Triệu rồi, nhưng Nghi vẫn chưa yên tâm vì sợ con nhỏ “nổ” bất tử. Ngần ngừ đan hai tay vào nhau, Nghi mở lời: - Anh Triệu cần hỏi Thảo Uyên chuyện gì cứ tự nhiên nhé. Em có chút việc phải đi... Triệu như sực tỉnh, anh gượng cười: - Cứ ở lại đây. Anh không ngại đâu... Thảo Uyên cũng giãy nảy lên: - Tự nhiên bỏ tao một mình,lạ lùng thật. Mày sợ gì vậy? Đông Nghi ấp úng: - Tao sợ phiền hai người thôi chớ có sợ gì đâu. Uyên liếc Nghi một cái dài mấy cây số: - Mày bỏ đi, tao mới phiền đó. Quay sang Triệu, Uyên độp ngay: - Anh muốn tìm hiểu gì về Hoàng Cúc? Dù đã chuẩn bị sẵn bao nhiêu câu hỏi, Triệu vẫn không biết mở miệng thế nào. Lưỡng lự một chút,anh nói: - Cứ nói những điều em biết về cô ấy. Thảo Uyên khinh khỉnh: - Đó không phải là những điều anh chờ để nghe đâu, vì Hoàng Cúc rất bỉ ổi, tồi tệ. Triệu sầm mặt xuốgn vì khúc dạo đầu nặng nề của Uyên. Cô hơi thách thức: - Anh không khó chịu chứ? Triệu lắc đầu nhưng gương mặt cứ nhăn nhíu lại trông thật khổ sở. Đông Nghi nói nhỏ vào tai Uyên: - Mày r''ang nhẹ nhàng một chút... Thảo Uyên thản nhiên: - Xin lỗi anh, em không thể nói khác về người đã phá nát gia đình mình được. Nhắc tới con đàn bà đó, lòng em chỉ có căm thù, khinh bỉ. Triệu phân bua: - Hoàn cảnh của Cúc rất thương tâm, cô ấy là một thiếu nữ trong trắng bị cuộc đời vùi dập mới sa vào đường cùng. Chớ anh thì chắc Cúc không muốn phá vỡ hạnh phúc người khác, vì cô ấy rất cao thượng. Thảo Uyên phá ra cười: - Con mụ đó mà cao thượng. Em tưởng chỉ có bố em là lầm thôi chớ, nào ngờ có cả anh nữa. Đàn ông quả thật nhẹ dạ. Cố gạt câu nói giống bà cụ non đang lên lớp của Uyên qua, Triệu trầm giọng: - Anh đã lầm Hoàng Cúc ra sao, em nói đi? Thảo Uyên nhịp tay lên bàn: - Em sẽ kể về Hoàng Cúc và anh sẽ tự rút ra những nhầm lẫn của mình. Im lặng hơi lâu như để Nghi và Triệu nóng ruột hơn nữa Uyên mới nói: - Chắc chắn em biết Hoàng Cúc trước anh. Lần đầu em gặp, Cúc là một cô nữ sinh vừa tôt nghiệp phổ thông trung học lên thành phố dự thi đại hoc.. Hoàng Cuc'' là bạn của dì Út em, nên đã theo dì ấy tới nhà em ở tạm. Sau đó cả hai đều đậu đại học và cùng ở nhà em. Uống một hớp nữa, Uyên kể tiếp: - Nửa năm đầu, Hoàng Cúc vẫn còn là một cô gái quê với đôi mắt lúng liếng liếc ngang liếc dọc, nhưng sau đó dần dà ả đã biết ăn diện. Với sắc đẹp trời cho và vóc dáng mà các người mẫu thầm ao ước, Hoàng Cuc'' nhanh chóng lột xác đến mức mọi người trong gia đình em phải từ ngạc nhiên cho đến ngỡ ngàng. Vốn là người nhạy cảm, mẹ em thấy cho chị ta ở trong nhà là chứa một hiểm họa,nên bà đã viện nhiều lý do để Hoàng Cúc đi trọ chỗ khác. Khổ nỗi, cái chỗ khác mà Cuc'' tìm được lại không ca, nó nằm đối diện với nhà em thôi. Triệu buột miệng: - Anh nhớ rồi. Nhà em có giàn hoa giấy đỏ ngoài cổng chớ gì? - Trí nhớ của anh tốt thật. Tiếc là mẹ của em đã đốn giàn hoa ấy từ lâu. Đông Nghi hỏi: - Sau đó thì sao? - Đì Út nói gia đình Hoàng Cúc nghèo, nhưng từ khi chị ta dọn ra ở riêng thì lúc nào cũng thấy Cúc ăn xài thoải mái và chưng diện hơn mức bình thường mà môt. sinh viên nghèo có được, nhất là khoảng thời gian cuối năm học thứ nhất. Xoay xoay chiếc ly trong tay, Uyên nói: - Dù không hề ganh tỵ với Cúc, nhưng bọn em bắt đầu để ý và thấy chị ta rất thường đi đêm với những bộ cánh thật xịn và bao giờ cũng được chở bằng Dream hay xe đời mới, để rồi sang hôm sau mặc những bộ đồ đơn giản hơn đi đến giảng đường. Nhìn phớt Triệu một cái, Uyên lên giọng: - Nghe đâu bọn con trai của trường Kinh tế trồng cây si Cúc hàng hàng như cao su trong rừng, chắc hẳn trong đó có cả anh. Nghi đá nhẹ chân Uyên vì câu nói hỏi xách mé trật chià đó. Cô ngập ngừng: - Chuyện đấy có gì là lạ. Quan trọng là chị ta đã chọn ai kìa. Thảo Uyên phán một câu chắc nịch: - Con mụ ấy chỉ chọn tiền. Triệu bẻ những ngón tay kêu răng rắc: - Sao em lại nói vậy? Thảo Uyên nhún vai: - Vì sự thật là thế. Muốn có tiền để đua đòi chưng diện, Hoàng Cúc đã làm tiếp viên trong các nhà hàng, thậm chí cả trong vũ trường. Mấy ông chú em vào những chỗ ấy đã nhận ra cô ta, khi về nhà kể lại, ba em tỏ vẻ không tin. Dì Út có hỏi, Cúc cho biết cô chỉ ngồi quầy thu tiền chứ chẳng làm gì xấu hết. Nghe như vậy, ba em có ý... thương hại, nên mới giới thiệu Hoàng Cúc tới làm thu ngân cho một shop bán đồng hồ cao cấp. Cô ta được ưu tiên làm môt. buổi, còn một buổi đi học. Chính trong thời gian này, em đã thấy anh tới lui nhà Hoàng Cúc. Triệu gượng cười vì những lời Uyên vừa kể... Nếu đây là sự thật thì rõ ràng anh chưa biết bì về Hoàng Cúc như đã tưởng. Dạo đó, cô không hề hé môi việc mình phải làm thêm vì thiếu hụt. Ngược lại Cúc luôn rủ rỉ rù rì với anh rằng: gia đình cô thuộc bật trung lưu ở miền Tây. Cô lên SG học đại học vì chê đại học Cần Thơ dở, quê mùa, không văn minh hiện đại như ở chốn phồn hoa này. Cúc cho biết mình chả thiếu gì ngoài tình cảm, do đó hãy đến với cô bằng tấm lòng chân thật. Cũng vì những lời này nên khi tặng quà cho cô, Triệu càng lựa các món có giá trị và thật đặt biệt để chứng tỏ lòng mình không gian dối. Những lần ấy, nhìn Hoàng Cúc hờ hững để những gói quà sang một bên mà chả cần xem bên trong là gì, Triệu cứ thấp thỏm lo cô sẽ từ chối hiện vật cũng như từ chối lòng mình... Giọng Thảo Uyên vẫn đều đều: - Và cũng trong thời gian này, bố em bắt đầu có những biểu hiện kỳ cục, ông luôn cáu gắt, chê bai mẹ em. Gia đình bỗng dưng phải chịu đựng những cơn giận dữ bất chợt, vô lý của ông. Em nhớ có một lần, anh đến chơi nhà Hoàng Cúc, ba em đang đứng trên ban- công nhìn sang bỗng sa sầm mặt xuống rồi vào nhà mở nhạc hết cỡ. Ông lầm lì đem chai rượu Tây ra ban- công ngồi nhâm nhi một mình. Ngồi học bài ở phòng kế bên, em nhìn thấy và linh tính của một con nhóc mới học lớp 10 mách rằng có gì đó không bình thường giữa ba và Hoàng Cúc, nhưng chưa dám khẳng định điều mình nghĩ... Tối đó, anh về thì Hoàng Cúc cũng sửa soạn như một bà hoàng để đi chơi. Ba em lặng lẽ thay quần áo rồi cũng xách xe đi đến sáng hôm sau. Đó không phải là lần đầu tiên ông đi như thế. Nhưng lần này không hiểu sao em lại tin rằng ba đã ở cạnh Cúc suốt đêm. Khổ rằn em không dám hé một lời với ai. Triệu hỏi gặng lại: - Em cho rằng Hoàng Cúc và ba em đã dan díu từ lúc cô ấy đang quen với anh à? Thảo Uyên gật đầu: - Bây giờ em dám chắc với anh là đúng thế. Sau này, khi đã không giấu được ai, ba em thú nhận tất cả để mẹ chịu ly dị.Ông và Hoàng Cúc đã để ý nhau ngay lần đầu cô ta theo dì Út lên thi đại học. Ông từng lén mẹ chu cấp cho Hoàng Cúc, nhưng cô ta tiêu xài quá mức nên đã lén ông làm thêm ở vũ trường, khách sạn để kiếm tiền. Mím môi đầy căm ghét, Thảo Uyên nói: - Chính Hoàng Cúc buột ba em phải cưới cô ta. Nếu 0, Cúc sẽ ưng môt. Việt Kiều khác. Ba em mù quáng nghe lời ả hồ ly tinh ấy vì tưởng cô ta yêu thương mình thật. Ông đâu biết rằng Hoàng Cúc chỉ là một gái hạng sang muốn tìm một ngài giám đốc để nương tựa. Ông đâu hề biết cổ ả từng bị bắt vì đi khách tập thể. Triệu tái mặt: - Em bảo sao? - Hoàng Cúc từng bị bắt ở khách sạn với một đám thanh niên. Nhưng cô ả khai rằng bị bọn kia cho uống thuốc và đưa vào đó. - Sao em biết chuyện này? Thảo Uyên nói: - Mẹ em đã tìm hiểu, đã gặp tụi kia, chúng cho biết, ba chúng phải bỏ vàng ra để Hoàng Cúc bãi nại... Triệu thẫn thờ gục đầu xuống. Lâu lắm, anh mới hỏi: - Hiện giờ Hoàng Cúc ở đâu? - Vũng Tàu. Ba em và cô ta có một khách sạn mini ngoài ấy. Nhưng... Thảo Uyên ngập ngừng, Triệu ngạc nhiên: - Sao em không nói tiếp? Thảo Uyên đáp: - Nhưng em tin rằng hai người sớm muộn gì cũng chia tay, vì ba em không còn đủ sức làm ra tiền hơn nữa cho Hoàng Cúc, trong khi hiện giờ vây quanh cô ta là bao nhiêu tay giàu có. Triệu mệt mõi: - Cám ơn em đã cho anh biết sự thật về Hoàng Cúc. Nếu 0, suốt đời anh sẽ day dứt, trăn trở vì môt. điều không phải là sự thật. Giọng Uyên nhẹ nhàng: - Em cũng là nạn nhân như anh thôi, sao lại cám ơn. Chỉ mong anh đừng buồn nếu như nãy giờ em có lỡ lời. Nhìn đồng hồ, Uyên nói: - Tụi em phải đi học. Chắc anh không hỏi gì nữa đâu nhỉ? Triệu uể oải lắc đầu. Anh chạm phải đôi mắt tràn đầy thông cảm của Đông Nghi nhưng anh vờ như không để ý. Đứng dậy đưa hai cô ra cửa, Triệu trở vào ngồi ì xuống ghế, tâm trí trống rỗng. Anh không buồn, không đau mà chỉ hụt hẩng vì bị tổn thương quá nặng. Vậy là mấy năm nay, bà ngoại, cậu mợ Long và cả Nhân đều nghĩ đúng về Hoàng Cuc'', chỉ có anh là u mê vì si tin`h nên tôn cô ta lên ngôi thần tượng, nên ấp ủ trong tim như một mối tình tuyệt đẹp suốt đời không mờ phai. Bất giác, Triệu bật cười chua chát khi nhớ lại những lời Hoàng Cúc từng nói với anh. Nhắm nghiền mắt lại, anh tựa người ra sau để thấy sự chua chát đang ùn ùn keó thành cơn giông phẫn nộ, nó làm tim anh nhức nhối đến mức điên cuồng. Bật người dậy, Triệu đấm tay xuống bàn và sửng sốt khi thấy Đông Nghi đang ngồi đối diện. Cô bé giật nẫy người vì hành động bất ngờ của anh. Triệu sượng sùng hỏi như nạt: - Em chưa đi sao? Đông Nghi lật đật gật đầu rồi ấp úng: - Em định ở lại với anh... - Để làm gì? Bộ sợ anh đau khổ đến mức tự tử à? - Không phải! Trước đây anh đã quan tâm tới em. Bây giờ anh gặp chuyện buồn, em..em.. Triệu cười khẩy: - Sòng phẳng quá nhỉ? Anh không ưa kiểu có qua có lại như vầy. Em nên đi học đi, anh chẳng sao đâu. Đông Nghi khoanh tay trước ngực: - Chiều nay em không muốn học mà chỉ muốn quậy cho anh vui. Nhưng tình cảnh này cho thấy chắc anh không vui nổi rồi. - Đừng khích anh, bé con! Nào, biến ngay, anh đang muốn ngồi một mình, biết 0? - Để nhớ lại một cuộc tình nhiều kịch tính hả? Hôm trước nghe anh Kiên nói, em mới hiểu vì sao anh hùng hùng hổ hổ khi thấy Nhân và em vào khách sạn. Thì ra, anh trách lầm Nhân bao lâu nay, đúng là oan cho thằng nhỏ. Triệu quắc mắt: - Em im đi! Đừng xía vô chuyện người khác. Dứt lời, anh lạnh lùng đứng dậy đi về phía quầy tính tiền rồi phớt tỉnh đi ra cửa như chẳng hề có Đông Nghi ngồi đó. Thái độ của anh làm cô tự ái vô cùng. Dù biết Triệu vừa bị một cú sốc khá dữ dội, Đông Nghi vẫn không nghĩ rằng anh sẽ bỏ mặc mình. Đến lúc thấy anh thản nhiên ngồi lên xe phóng đi, cô mới thảng thốt chạy theo, nhưng Triệu không hề dừng lại. Thì ra, anh chả xem cô ra gì cả. Buông thỏng hai tay, Nghi thất thểu bước dọc theo hè phố. Cô không hiểu sao mình đã điên khùng bỏ học ở lại với Triệu, trong khi anh ta chẳng cần cô chia sẽ. Thở dài, Nghi tự an ủi: Không thể trách Triệu được. Cũng tại cô quá vụn g về, lòng thì muốn an ủi người ta nhưng mồm lại nói những lời chua ngoa. Nếu Triệu là anh Kha, có lẽ Nghi dã ăn bợp tai rồi. Xốc lại cái túi vải bằng thổ cẩm trên vai, Nghi bước chậm dưới hàng nhạc ngựa đang rụng lá đầy vỉa hè. Sắp tới rồi! Nếu nghĩ mình đang bách bộ ngắm cảnh có lẽ sẽ thấy đỡ bực dọc hơn. Dù sao đây cũng là một bài học trong nhiều bài học mà cuộc đời sẽ dành cho mình. Tại sao mình lại chủ quan nghĩ rằng Triệu sẽ cần mình an ủi, trong khi suốt buổi trò chuyện anh rất tỉnh táo chớ không hề bị kích động chút nào. Quả là mình đã ngộ nhận. Thật buồn cười và cũng thật xấu hổ cho việc làm vừa rôi. Đang buồn bã đếm từng bước, Nghi chợt giật mình khi thấy Triệu vòng xe trở lại và dừng trước mặt cô. Anh hất hàm: - Xe em đâu? - Thảo Uyên chạy rồi. - Em định lội bộ về nhà à? Đông Nghi mím môi: - Chuyện này đâu liên quan tới anh. Bây giờ là ban ngày. Đoạn đường này đông đúc, không có ma quỷ xuất hiện đâu, anh khỏi phải... phải... Triệu ngắt ngang lời Nghi: - Em còn muốn quậy anh cho vui nữa không? Đông Nghi chưa kịp hiểu ý Triệu, anh đã nói tiếp: - Nếu muốn thì xin mời em lên xe. Đông Nghi ngần ngừ: - Em không thích anh phóng ẩu đâu. - Anh cũng không thích vừa mất tiền đóng phạt vừa bị giam xe. Nếu muốn quậy... nhau thì tới một quán nào đó mình cụng ly cho quên hết chuyện đời đen bạc. - Nh... ậu... h... ả? Triệu cười lớn: - Ừ. Sao, em sợ à? Vậy mà đòi chia buồn, sẻ khổ với người khác. Đàn ông các anh không thích nghe rỉ rả bằng lời đâu. Giả dối lắm! Đông Nghi tránh đôi mắt của Triệu. Nóng mặt vì cuối câu Triệu cố ý kéo dài ra đầy mai mỉa, cô gật gù: - Anh muốn nhậu chớ gì? Được rồi, em sẽ đi với anh. Không đợi Triệu nói thêm, Đông Nghi nhảy lên ngồi sau lưng anh. Triệu lầm lì chở cô đi. Nghi chợt hoang mang với quyết định bốc đồng của mình. Rượu vào biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng đã leo lên xe rồi, chả lẽ lại nhảy xuống thì mất thể diện quá. Thôi, cứ mặc, xem anh ta sẽ chở mình tới đâu cho biết. Tới một quán cóc bình dân bên đường, Triệu dừng lại. Đông Nghi ngạc nhiên: - Ở đây à? Triệu cười cười: - Chả lẽ em nghĩ anh đưa em vào nhà hàng nổi hay khách sạn năm sao? Giải sầu phải chọn những quán như vầy mới phê. Bao giờ đi với bồ, mới vào những điểm kia, hiểu chưa nhoc''. Đông Nghi làm thinh bước theo anh. Trong quán cũng có nhiều người đã nhập cuộc. Họ là những thanh niên nam nữ trạc tuổi Nghị Nhìn cách ăn mặc, trông họ giống các cô chiêu, cậu ấm hơn là dân nhậu chuyên nghiệp. Thấy họ tự nhiên nốc bia, Đông Nghi bớt rụt rè, cô mạnh dạn ngồi xuống kế bên Triệu và tò mò lắng nghe anh gọi đồ nhắm với rượu. Cô buột miệng: - Nhậu ở đây giữa chừng có phải chạy vì dọn lề đường không đó? - Em không phải lo, dọn lề này, mình tới lề khác. Khắp than`h phố, chỗ nào lại không có tụ điểm để lai rai tí chút. Triệu để trước mặt Nghi một lon bia, trước mặt mình một chai rượu. Nghi phản đối: - Vậy là không công bằng. Sao em không có rượu chứ? - Ở đây chỉ có rượu rắn và rượu huyết dê, em uống được không? Rùng mình nhìn theo tay Triệu chỉ. Cô thấy một dãy hũ chứa rắn đủ màu ngâm rượu xếp dài trên kê. - Trời ơi! Thấy ghê quá! Uống vào, người ta có thể trở nên độc như rắn không vậy? Triệu uống một ngụm rồi nói: - Rắn và phụ nữ là bạn be với nhau từ thời bà Êva còn ở trên thiên đường. Đan` ông uống rượu rắn vào mới dám chơi với đàn bà. Có ngộ độc một chút mới xứng đôi chứ. Đông Nghi cay cú: - Đàn bà cũng có nhiều hạng, đâu thể vơ đũa cả nắm được. - Vậy em thuộc loại nào? Nghi khinh khỉnh: - Không phải hạng người như Hoàng Cuc'' là cái chắc. Đưa ly rượu lên, Triệu nhếch môi: - Khá lắm! Mình cụng một ly đi, em gái siêu hạng! Gắp cho Nghi một miếng nem, anh nói: - Nhiều món lắm, em tạm thời khai vì bằng món này đã. Nghi đặt lon bia xuống bàn và hỏi: - Sao anh lại cười? - Ồ, không! Anh đang nghĩ tới Kiên. Nếu biết em đang nhậu ở đây, chắc nó sẽ bay tới dần anh một trận nên thân liền. Nghi buồn bã: - Ở nhà không còn ai quan tâm tới việc đi sớm về trễ của em nữa đâu. Nhiều hôm đi học thêm, em tới nhà Thảo Uyên ngủ. Ngày hôm sau gặp mẹ, bà cũng chả thèm hỏi xem đêm qua em ở đâu, làm gì. Mãi rồi em cứ muốn lang thang ngoài phố. Triệu nhấp một ngụm, giọng hơi giễu cợt: - Vậy chiều nay chả biết ai chia cay sẽ đắng với ai đây nữa. Đông Nghi cười xòa: - Dĩ nhiên là em chia sẻ với anh rồi. Nhưng bia chỉ đắng chớ chả có cay chút nào. - Vậy thì rượu đây, dám thử không? Nghi chớp mắ t: - Rắn và phụ nữ là bạn, ai lại uống bạn bao giờ. Nhăn mặt uống hết phần rượu còn lại trong ly, Triệu gằn giọng: - Đàn bà thì chuyện gì không dám làm. Đông Nghi thản nhiên: - Còn bao nhiêu căm giận ấm ức đàn bà nữa, cứ tuôn ra cho hết đi. Triệu lầm lì: - Em nghĩ anh giận cá chém thớt à? Nghi bĩu môi: - Xì! Ngu sao nghỉ mình là thớt. Nhưng lời lẽ của anh tức cười quá. - Tức cười chỗ nào? Nghi hấ t mặt lên: - Anh làm như mình hiểu phe tóc dài tụi em lắm không bằng. Nói thật, nếu hiểu thì anh đâu ôm hận như vầy. Triệu nổi cáu: - Thôi đủ rồi. Toàn chế dầu vào lửa thôi. Nghi tủm tỉm cười, cô hớp một ngụm bia rồi im lặng nhìn xung quanh. Những người trẻ như cô buồn gì mà lao vào rượu nhỉ? Nhìn cách là “ dô... dô “ đầy khí thế của họ, Nghi nghĩ họ vui mới nhậu chớ không phải uống rượu giải sầu như Triệu. Còn cô, vì sao lại theo Triệu vào đây? Có phải vì bốc đồng không? Thật ra, ở anh ta cũng đâu có gì đặt biệt, lý do gì phải chịu ngồi uống những ngụm bia vừa chua vừa đắng, rồi lại phải nghe anh ta xách mé mỉa mai đàn bà chứ. Đúng là thương hại là thương người mà hại mình. Giọng Triệu lạnh tanh: - Muốn về rồi phải không? Ở đây lúc này là bắt đầu, can`g khuya càng thấy vui. Bọn em chưa bao giờ đi chơi đêm sao? Nghi lắc đầu, Triệu xúi: - Tối nay thử đi cho biết “Saigon by night”. - Nhưng ít ra cũng phải gọi điện về nhà chứ! - Chắc gì nhà em có ai để nghe điện. Nghi mím môi bóp mạnh lon bia: - Anh nói đúng. Nhà em, ai cũng chơi đêm hết, sao em lại không nhỉ? Mắt Triệu long lên vẻ tinh quái. Anh gật gù uống rượu cay nồng. Với anh lúc này, người đàn bà nào cũng đáng ghét như nhau. Sao không thê/ cho họ nếm đau khổ nhỉ? Nhất là những cô bé chua ngoa như Đông Nghi hoặc thèm khát yêu như Nhật Lan. Triệu bỗng thấy min`h tồi tệ vì ý nghĩ vừa thoáng qua đó. Anh gượng gạo: - Đùa vậy thôi. Để anh đưa về. Đông Nghi lắc đầu: - Còn sớm lắm! Em rất sợ một mình. - Chả lẽ ngày nào mẹ em và Kiên cũng đi vắng? - Gần như là thế. Mẹ em luôn về sau 12h. Anh Kiên có về sớm cũng chui vô phòng đóng kín cửa. Còn anh Kha và ba thì... chậc, nhắc làm chi nhỉ? Nhếch môi nói với vẻ cam phận, Nghi thú thật: - Lắm lúc buồn quá chịu không nổi, em lấy bia uống một mình để lâng lâng cho dễ ngủ. Vào lớp, em không tâm sự được với ai về nỗi khổ của mình. Bạn bè vẫn tưởng em hạnh phúc trong gia đình êm ấm đó. Em không thể để tụi nó biết... Giọng Triệu trầm hẳn xuống: - Anh hiểu! Nghi buồn bã: - Anh không thể hiểu đâu. Cũng như em không hiểu được những buồn bực trong lòng anh hiện giờ, dù em rất muốn san sẻ với anh. Triệu chợt xúc động, anh nói: - Nhưng mình sẽ là bạn của nhau, hai người buồn hợp lại ít nhất cũng có được một chút xíu niềm vui, phải không nào? Nghi đưa lon bia không lên, giọng hơi vòi vĩnh: - Em hết bia rồi... - Tiêu chuẩn của em chỉ hai lon thôi. Anh không muốn mang tiếng với Kiên đâu. Nghi phụng phịu: - Làm như anh Hai quan tâm tới em lắm. Triệu nghiêm nghị: - Kiên từng nói với anh nếu không vì... nó đã không trở về nhà. - Mẹ cũng từng nói vậy, làm em thấy mình là gánh nặng của người khác. - Sao lại nghĩ thế? Không trả lời. Nghi khe khẽ lắc đầu rồi nói nhỏ: - Thà như ba và anh Kha ích kỷ đến mức chẳng hề nhớ mình từng có một mái gia đình với vợ con, anh em. Hai người làm em buồn khổ, nhưng không làm em khó chịu bằng mẹ và anh Kiên. - Đừng mặc cảm như vậy. Trước đây, anh cũng tin rằng mình là nợ của người khác. Ba mẹ anh vì hạnh phúc riêng đã vứt anh cho bà ngoại lúc anh 12 tuổi, cai tuổi thằng con trai đủ biết thế nào là mặc cảm, là tự ti với bạn bè. Suốt một thời gian dài, anh sống thiếu tình cảm cha mẹ, dù bà ngoại rất cưng yêu, anh vẫn thấy mình như ở bên hiên của gia đình người khác. Anh khao khát được vòi vĩnh như những đứa trẻ cùng tuổi, nhưng anh không thể làm được mỗi lần ba hay mẹ đến thăm. Với anh, hai người mãi là người xa lạ. - Tới bây giờ cũng vậy sao? Triệu trầm ngâm: - Bây giờ anh... già rồi nên có thể thông cảm với ba mẹ hơn kià. Đông Nghi phật ý: - Anh muốn nói em con nít nên ích kỷ, phải không? - Đâu có! Hoàn cản chhúng ta khác nhau nhiều lắm. Em bất hạnh hơn anh ở chỗ đã đủ hiểu biết để đớn đau, bất lực nhìn gia đình tan vỡ. Nhưng ngược lại em may mắn đã được sống trọn vẹn tuổi thơ hạnh phúc với ba mẹ. - Với em, hạnh phúc này chả có nghĩa gì. Triệu xua tay: - Nhưng dù sao em cũng từng hảnh diện có được nó và tới bây giờ em cũng muốn giấu bạn bè cũng vì nó. Nghi im lặng. Triệu nhìn đồng hồ rồi vỗ nhẹ lên tay cô: - Về thôi... Nghi. - Anh đã hết buồn chưa? - Rồi. - Nhưng em thì chưa, nên không về. Triệu trợn mắt: - Ủa! Anh nhớ em đi nhậu để chia sẻ với anh mà. Nghi bĩu môi: - Anh nhớ lộn rồi. Em đi quậy anh thì có. Triệu chặt lưỡi: - Quậy bao nhiêu đó đủ rồi. Sáng mai, em còn đi học nữa. Nhìn Triệu với vẻ thách thức, Nghi nói: - Ít nhất anh cũng phải cưa đôi với em một chai BGI mới được. Uống lon như vậy ít quá. Triệu cương quyết: - Lần sau anh sẽ cưa đôi với em một kết, còn bây giờ về... Coi bộ em mệt rồi đó! Đông Nghi giận dỗi đứng dậy là thấy hơi choáng. Đây là lần đầu cô uống hai lon bia khi bụng đói meo... Chả lẽ mình say? Đang ôm đầu nga&''t ngưởng, cô chợt bị ghì chặt lại và nghe giọng đànông quát lớn: - Mày giỏi thật đó Nghi! Cô trợn mắt khi thấy gương mặt hầm hầm của Kha. anh vừa vào quán với một đám bạn. Dường như họ đã uống ở đâu ngà ngà rồi mới kéo tới đây hay sao ấy. Giằng mạnh tay ra, Nghi ấp úng: - Em vào cho biết thôi mà. - Con gái nhà tử tế cần gì biết mấy chỗ này. Quay sang Triệu, Kha xỉ vào mặt anh: - Mày rủ Nghi vào đây nhằm mục đích gì? Triệu nhỏ nhẹ: - Chúng tôi chỉ uống vài ly bia thôi mà. Kha cười khẩy: - Vài ly là bao nhiêu? Me... mày là bạn thằng Kiên, chớ không phải bạn con Nghị Mà ví dụ là bạn nó, mày không được quyền dẫn con bé vào những chỗ này. Đông Nghi kêu lên: - Anh vào được, em cũng vào được. - Im đi! Tao chưa hỏi tới mày. Lừ lừ nhìn Triệu, Kha chửi thề: - Mẹ mày... Nói đi chứ! Định dụ con nhỏ phải không? Mặt Triệu đanh lại, tay anh vung lên rồi buông thõng xuống, giọng từ tốn: - Mày hiểu lầm rồi! Tao đâu có tệ dữ vậy. Kéo tay Nghi, Triệu lạnh lùng: - Đdể tao đưa con nhỏ về. Có gì chưa vừa ý, tụi mình nói chuyện sau. - Nó là em tao, mày đâu có quyền dắt đi đâu thì dắt, khi anh nó sờ sờ ở đây. - Đdừng làm khó nhau nữa! Kha khinh khỉnh: - Tao mà thèm khó dễ với mày. Đông Nghi tức tối đẩy Kha qua một bên và nắm tay Triệu lôi đi: - Không có dông dài nữa, em về đây! Chộp vai cô lại, Kha nghiến răng: - Con này hỗn! Tao đã cho phép đâu. Hất mặt về phía Triệu, Kha nói: - Chưa xin lỗi tao, đố mày dám dắt nó đi. Một người trong đám bạn Kha cất giọng nhừa nhựa xía vô: - Để coi thằng Kha thể hiện quyền huynh thế phụ ra sao nghe tụi bây. Coi bộ thằng em rể này khó chơi dữ. Máu nóng bốc lên vì bị tụi bạn khích, Kha lừ lừ bước tới. Dù biết Kha không còn tỉnh táo, Triệu vẫn thấy tự ái. Nãy giờ anh đã cố dằn vì nghĩ đến Nghi, nhưng thái độ quá đáng của Kha làm Triệu cũng nổi sùng theo. Anh gằn giọng: - Tao đã nói phải quấy gì, bọn đàn ông mình tính sau. Mày đừng kiếm chuyện nữa! Dứt lời, Triệu đẩy mạnh Kha sang một bên. Cái đẩy bất ngờ của anh làm Kha bật ra sau loạng choạng suýt té. Rống họng lên chửi thề, Kha chồm theo nắm vai Triệu kéo lại và tống cho một cú đấm thật nặng ký vào mặt anh. Né không kịp, Triệu xiểng niểng té xô vào Đông Nghi, cả hai gần như ngã xấp xuống đất. Vùng dậy thật nhanh, Triệu mím môi chộp tay Kha bẻ quặt ra sau và đè đầu anh ta xuống bàn. Đông Nghi kinh hoàng thấy mí mắt của Triệu máu nhỏ xuống ròng ròng. Cô chưa biết mình phải làm gì khi đám bạn của Kha đằng đằng sát khí vây chặt lấy hai người. Buông Kha ra, Triệu nói: - Tại mày ép, chớ tao không muốn thế. Vừa bước được hai ba bước, anh đã nghe giọng Kha hằn học: - Mày không đi được đâu. Nghi nóng nảy la lên: - Anh đánh người ta đổ máu rồi còn chưa vừa lòng sao? Chuyện không có gì anh cứ muốn xé ra to. Hay anh muốn kéo em vào công an mới chịu? Cười gằn, Kha lớn lối: - Cho tụi bay xéo! Riêng mày về nhà sẽ biết tay. Tao nghĩ tới... Ông già nên mới bỏ qua đó. Hàm Triệu bạn tức tối: - Rồi tao sẽ gặp lại mày sau. Chuyện này chỉ mới bắt đầu thôi. Lấy xấp khăn giấy trong giỏ xách ra, Đông Nghi ngập ngừng: - Anh cầm máu đi. Không hiểu ông Kha nghĩ gì mà hành động như... chậ! Cũng tại em, nếu lúc nãy chịu về sớm thì đâu có chuyện gì xảy ra. Nhìn mặt Triệu hơi cau lại, cô xót xa: - Đau lắm phải không? - Chỉ trầy ngoài da thôi mà. Nhưng đây đúng là kỷ niệm đáng nhớ... Bốc đồng chỉ có hại chớ không có lợi chút nào. Tại anh chớ không phải tại em đâu. - Nhưng sao tay anh Kha... cứng dữ vậy. Triệu dắt xe xuống lòng đường: - Cái nhẫn cứng chớ không phải tay Kha cứng. Anh chàng làm như còn quan tâm tới cô em út nhiều lắm. Lúc nãy nếu không có em chưa chắc kết thúc đâu. Đông Nghi ngỡ ngàng: - Ủa! Chả lẽ hai người đã từng có xích mích? Nhưng tại sao vậy? Triệu bỗng gắt gỏng: - Em về nhà mà hỏi ông anh quý hoá của mình. Hừm! Anh đã muốn quên, không ngờ Kha vẫn nhớ. Đông Nghi làm thinh. Lâu lắm, cô mới khẽ nói: - Em xin lỗi. - Về vấn đề gì? - Chuyện vừa xảy ra trong quán. Giọng Triệu hơi dịu xuống: - Nếu nghĩ rằng tại em, Kha mới gây sự với anh là lầm. Nhưng dầu sao anh cũng sai khi đưa em vào đó. Đông Nghi buồn bã nhìn những hàng đèn chạy lùi về phiá sau. Cô cũng ân hận vì đã theo Triệu. Anh nói đúng. Bốc đồng chỉ có hại. Hai lon bia có làm vơi buồn không hay nó chả còn chút dư vị nào hết? Còn chăng trong lòng Nghi là nỗi chán chường lẫn thất vọng. Nhưng chán chường điều gì, thất vọng ai, Đông Nghi không biết. Cái cảm giác đơn độc lẻ loi chợt lại chiếm linh hồn. Rồi Triệu sẽ về nhà với vết thương máu trên trán. Không ai, kể cả anh được biết rằng trong tim Đông Nghi vừa có một vết xước nhỏ thôi nhưng xốn xang, day dứt đến khôn cùng...