Cô gái đáp:- Rõ.Cô dập hai gót chân theo đúng kiểu chào quân nhân rồi thong thả bước về phía cổng trường. Ðứng trong chòi, Vũ Sinhdán đôi mắt vì cảm động và bối rối nhìn theo cô. Trái tim anh cồn cào như thể cô bước ra khỏi cổng trường thì anh mất mát cái gì đó. Hai tai anh tự dưng nóng ran. Trong lúc đó, giọng nói bật lên, khô khốc:Này, đồng chí...Người con gái đang đi đứng sững lại. Cô quay người, tiến sát tới chòi gác. ánh đèn vàng đục đủ cho anh thấy rõ gương mặt cô, đôi mắt ngước nhìn ngơ ngác:- Ðồng chí gọi tôi?Vũ Sinh hỏi:- Vâng. Ðồng chí có thể cho tôi biết đồng chí ra đồi làm gì không?Cô gái đáp:- Tôi đi chơi mà. ở ngoài kia, thoáng hơn.Ðại úy cảm thấy giọng nói của mình cứng nhắc, thật vô duyên trong hoàn cảnh này. Anh cố gắng làm cho nó mềm đi nhưng không được:- Theo tôi, đồng chí không nên đi... Vì... đường này buổi tối nhiều rắn lắm. Tuần trước, chúng tôi đập một lúc ba con rắn hổ mang và rắn giáo.Người nữ diễn viên đã tới sát chòi gác. Cô nhìn rõ gương mặt lấp trong bóng tối: một gương mặt đàn ông. Một sĩ quan chứ không thể là một người lính vì nó hiện rõ vẻ từng trải, sự chín chắn và nỗi ưu tư. Cô muốn xác định điều phỏng đoán của mình nên nhìn xuống cổ áo anh:- Ðại úy, sao đồng chí lại gác ở đây? - Cô thốt lên tiếng kêu kinh ngạc.- Tôi gác thay cho một cậu học viên. Cậu ấy mê xem kịch hơn tôi - Vũ Sinh trả lời.Người nữ diễn viên cười khoan hòa:- Thế anh không thích xem kịch hay sao?Vũ Sinh cũng cười:- Có nhưng thích hát và múa hơn.Câu chuyện đã trở lên tự nhiên. Người nữ diễn viên nhìn Vũ Sinh, thở dài nói khe khẽ như tâm sự:- Tôi thích ra ngoài đồi qúa. Lúc trăng non mới mọc. ở trong này đèn chói cả mắt, không sao thấy được ánh trăng.Khi cô hạ thấp cặp mi, Vũ Sinh thấy vẻ mệt mỏi thoáng hiện lên gương mặt hơi tròn, đường nét đều đặn. Nhớ lại nỗi băn khoăn của mình lúc ngồi trước sân khấu. Anh nói:- Tôi cũng nghĩ vậy. Công việc của các chị, chắc cũng mệt.Giọng anh nói ấm và chân thành. Người nữ diễn viên liếc nhìn anh hơi ngạc nhiên, miệng nở một nụ cười hóm hỉnh:- Ôi chao, múa vói hát, đàn với địch ấy mà?...Vũ Sinh nhìn đường lượn vành môi trên, khi chị cười. Anh thầm nghĩ: "Cô ấy cười xinh qúa"... Phải một lúc lâu, anh mới nhớ ra câu nói của chị. Anh đáp:- Nhiều người không biết họ nói vậy. Còn tôi, tôi biết chứ. Chị hỏi:- Thế chị ấy hay em gái anh cũng làm nghệ thuật như chúng tôi hay sao?- Không.Vũ Sinh đáp cộc lốc, vội vã khiến người nữ diễn viên hơi phật ý. Nhưng anh đã lại nói nhẹ nhàng:- Tôi nhìn các chị... Tôi nhìn chị lúc trên sân khấu ấy... Và tôi đoán ra.Ðó không thể là một câu đãi bôi. Cũng không phải là giọng bắc cầu để tán tỉnh... Người nữ diễn viên thầm nghĩ và chị nhìn thẳng vào mắt anh. Cặp mắt nâu, đường viền rất sắc, với những tia nhìn thẳng, táo bạo nhưng che giấu nỗi ưu tư.Vở kịch đã diễn từ hồi nào không rõ. Những lời đối thoại vang tói nơi họ đang đứng.Người diễn viên khẽ thở dài, nói:- Nghề của chúng tôi như vậy đấy. Kể cũng vui... mà cũng buồn. Bay như chim, lúc ở vùng biên cương, lúc ra ngoài hải đảo. Có những vinh quang, và...Chị bỏ lửng câu nói, giơ những ngón tay lên ngắm. Những ngón tay thon thon, móng để hình trái đào. Vũ Sinh nhìn gương mặt thiếu nữ nhuốm vẻ buồn, hối hả nói:- Tôi không biết làm thơ. Nhưng, tôi nghĩ... Người nào biết làm thơ, mà yêu... các chị, chắc họ sẽ làm được nhiều bài thơ hay lắm.Người nữ diễn viên chợt ngẩng lên, nhìn chằm chằm vào mắt Vũ Sinh như muốn dò tìm điều bí ẩn nào đó. Nhưng cặp mắt nâu đẹp của anh chỉ toát lên niềm ưu ái chân thành và nỗi băn khoăn vì không bộc lộ được sự cảm thông đó. Lấn nữa, chị thở dài mắt dịu đi như phủ lớp sương. Chị nói khe khẽ:- Không phải như thế đâu... Không đúng một chút nào...Người đàn ông trẻ hăng hái:- Ðúng chứ? Tôi tin là đúng...Nữ diễn viên lắc đầu, mỉm cười nhìn anh:- Anh tên là gì nhỉ? Cứ nói chuyện mãi mà chẳng biết tên nhau.- Tôi là Vũ Sinh.- Còn em là Hạnh Hoa.Vũ Sinh chưa kịp nhận ra điều đó nhưng niềm vui đã ngấm khiến anh bồng bột nói:- Tôi có thể viết thư cho Hạnh Hoa chứ?Người nữ diễn viên trả lời với một nụ cười:- Thư ấy à?... Anh cứ viết cũng được. Chúng em nhận được luôn luôn.Nhưng sau câu nói nửa bỡn cợt, nửa hững hờ đó, chị chợt thấy gương mặt người đàn ông tối sầm lại. Và dường như từ đôi mắt anh, ánh lửa hung hãn của gehen tuông và đau khổ rọi chiếu lên bỏng rát khiến chị phải sững sờ: "Chết thật, sao lại thế nhỉ?..."Chị thầm hỏi - "Mình có quen thuộc gì anh ta đâu?" "Không hề quen thuộc gì!"... Những câu hỏi chạy loanh quanh trong óc người nữ diễn viên. Chị không tìm thấy câu trả lời.Vũ Sinh đứng im lặng.Hơi thở dữ dội của khoảnh khắc im lặng đó khiến người đàn bà hoảng sợ. Chị bối rối nói:- Em đùa thôi... Thỉnh thoảng, người xem các nơi lại gửi thư về yêu cầu. Hoặc tham gia góp tiết mục này, tiết mục nọ...Giọng nói chị run run. Chị cũng chẳng hiểu vì sao mình lại mất bình tĩnh như vậy. Ðã bốn năm nay, không một ai, không điều gì có thể làm chị mất đi sự tỉnh táo thường ngày. Sự tỉnh táo mà bất cứ diễn viên nào cũng phải có thể làm thăng bằng ngọn lửa đam mê đang nhảy múa trong lòng, trước khi lên sân khấu.Người ta có thể quen vói mọi điều kiện của cuộc sống. Chỉ cần đủ thời gian để bàn chân đi đất quen dần với đôi guốc chật hẹp, hay hai bàn tay nõn nà chỉ để chải tóc, ve vuốt nếp áo quần quen vói việc cuốc bẫm cày sâu... Cố nhiên, khoảng thời gian đó không ngắn ngủi và sự thích ứng của con người cũng tới không dễ dàng. Ba tháng đầu, sau khi ly hôn. Lựu bàng hoàng như rơi mất của. Chị hiểu chồng là người tốt. Việc anh làm là vì quyền lợi của cả hai bên, và anh đã cư xử cao thượng hơn bất cứ người đàn ông nào khác trong hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, mỗi lần về thăm con, hai đứa trẻ chạy ra đón, những cánh tay nhỏ bé của chúng giang ra như cánh chim chưa kịp ra giàng, chị vẫn thấy nghèn nghẹn trong họng. Hàng cau trước sân lắc lư trong gió, hương hoa móng rồng leo trên cây vối gần bờ ao sực nức hương thơm khiến chị nuối tiếc. Giá như vợ chồng chị thật hiểu nhau và yêu nhau. Giá như anh cứ giữ kiểu sống cũ " Dăm thì mười họa hay chăng chớ..." Thì chị cũng sẽ cam tâm... Nhưng ngững điếu giá như ấy chẳng thể nào có được. Rồi công việc làm cho chị bớt băn khoăn hối tiếc. Vả lại, cảnh sống đầm ấp của những cặp vợ chồng quanh phố huyện khiến chị ngẫm nghĩ: " Chẳng tội gì. Ðời người sống có một lần. Chồng phải ra chồng, vợ phải ra vợ, cứ nhạt nhẽo như nước ốc rồi hết oan tuổi xuân...". Trong thâm tâm, chị biết mình còn tìm được hạnh phúc. Chị khỏe mạnh, chắc nịch như bắp ngô. Tuy không xinh, nhưng chị cũng chẳng xấu. Với chỗ đứng của chị trong phố huyện này, với ngôi nhà nhỏ tươm tất, và mảnh vườn con vừa trồng rau vừa trồng hoa, tương lai hứa hẹn với chị một người đàn ông tốt bụng, chất phác và thương yêu chị. ít nhất, trong cuộc sống phía trước, chị cũng tìm được sự thỏa mái. Gần mười năm sống ở gia đình Vũ Sinh, chị luôn luôn cảm thấy mình có khoảng cách với gia đình chồng. Tuy bố mẹ Vũ Sinh đối với con dâu rất tốt nhưng trong lói ăn tiếng nói, trong cách cư xử, Lựu vẫn thấy hai ông bà đều thầm có ý nghĩ rằng chị vụng về, quê kệch qúa, ăn nói thô lỗ, nấu nướng luộm thuộm không hợp với ước nguyện và gia cảnh của họ. Dẫu sao, Lựu cũng là người đàn bà. Dù ít học, chị cũng có được cái nhạy cảm mang giới tính. Dần dần, những niềm vui thường ngày lôi cuốn chị theo. Những cuộc họp đoàn thể có liên hoan văn nghệ. Các dịp hội hè, tổ chức kết nghĩa giữa Hội phụ nữ huyện với các đơn vị bộ đội đóng gần huyện và các trại thương binh. Những chuyến lên phố nội thành chơi, may một chiếc áo mới, sắm một mảnh khăn mới. Và những buổi gặp gỡ nho nhỏ ấm áp với người này người khác nới rộng phạm vi xã giao của cô cán bộ phụ nữ huyện...Chưa đầy năm tháng, kể từ ngày chị về sống một mình trong căn nhà nhỏ người chồng cũ xây, đã có bóng đàn ông tới sưởi ấm căn nhà đó. Anh hơn chị năm tuổi, làm cán bộ thống kê trên thị xã chuyển về bổ sung cho huyện. Anh ở cách chị hai xã, lại là bạn cũ của anh chàng hương sự trước kia chị đã từng cảm mến. mẹ chết sớm nên anh ở với mẹ kế. Vì mẹ kế có một lũ con mà bố anh lại mất trước khi chúng trưởng thành nên anh đành nấn ná làm lụng, giúp đỡ bà nuôi lũ em học hành, cố sao cho đầy bát cơm, lành lặn manh quần tấm áo. Anh nghèo, và vì thế anh rất mừng nếu được chị góp sức xây cuộc sống chung. Lời lẽ của anh giản dị, chân thực. Tên anh cũng mộc mạc như tâm hồn anh: Anh Mộc. Lựu mừng rỡ. Chị nghĩ rằng anh mói đúng là người chồng anh mong muốn. Tới nhà chơi lần đầu tiên, anh đã ngồi tỷ mỉ vót từng nan tre đan cho chị một chiếc giỏ cắm đũa xinh xinh, đáy phình, loe miệng. Tới nhà chơi lần thứ hai, anh xới xáo mảnh vườn, đánh lại những luống rau, những vồng hoa chị vun lên vội vã. Lần thứ ba, anh bảo chị rằng mảnh đất sau nhà có thể xây thêm chuồng lợn và nuôi được một lái xề với hai ba con lợn thịt... Anh nói tất cả những điều đó vói giọng chậm rãi, chắc chắn đúng như bất cứ người đàn ông chủ gia đình nào. Và khi nói xong, anh dừng lại hồi lâu lắng nghe chị nói, ánh mắt chăm chú, tin cẩn chìu mến... Lựu thấy lòng cồn cào xiết bao êm dịu. Chín năm sống với Vũ Sinh, chưa một khoảng khắc nào chị thấy thoải mái, như những buổi chiều cùng ngồi với Mộc, nhìn những bông cải vàng nở hoa pháo, bàn tính chuyện làm ăn. Chưa một giây phút nào trong suốt thời gian đằng đẵng đó, chị cảm thấy mình là người có quyền hành. Với Vũ Sinh, chỉ có nỗi đợi chờ xen lẫn nỗi e sợ và sự hổ thẹn. Bây giờ, chị hoàn toàn là người lắm uy lực trong tình yêu. Chỉ cần chị "Hứ"... một tiếng, Mộc đã giật mình, cố nghĩ xem mình làm điều gì phật ý Lựu. Chỉ cần chị lạnh nhạt quay mặt đi, chàng trai ba mươi tuổi kia băn khoăn suốt tuần, tìm đủ cách gặp chị để nắm tay một cách vụng trộm, hoặc ấp úng xin lỗi làm lành... Người đàn bà hai mươi lăm tuổi, hai con, lần đầu tiên biết mình được yêu và hiểu thế nào là quyền lực của mình trong tình yêu.Mùa đông đầu tiên trong căn nhà nhỏ mới tinh khôi cũng là mùa đông đầu tiên chị thấy hơi ấm của lửa, vị ngây ngất của da thịt, cái bóng đèn thủy tinh hình trái đào, trong, lấm tấm những hạt nhỏ rọi khắp căn nhà làn ánh sáng màu da cam. Tấm màn vải hoa đỏ, lá nâu rực rỡ che khuất chiếc giường đôi mới sắm, khơi gợi những giờ thì thầm khuya khoắt. cái phích nước xinh xinh, bộ ấm chén trên bàn đợi bàn tay một người đàn ông pha trà, chuyên nước. Cả ống điếu cày tre mới tinh, chưa từng đổ nước và còn bốc lên mùi ngai ngái của lớp phấn tre vừa cạo, dựng cạnh bàn cũng chuẩn bị để đón nhận những tháng ngày tốt lành sẽ tới. Lựu béo đỏ ra, trông phây phây như gái một con. Cơ quan huyện hội phụ nữ cũng như những người cùng dãy phố, ai cũng quở:- Này, trông cứ như hoa màu gà ấy thôi. Bao giờ cưới để chúng tôi góp đồ mừng đấy...Chị đáp lại bằng một nụ cười hớn hở.Trong lòng, chị còn mong tới cái ngày đó hơn những người hàng xóm. Nhưng chị không giám nói trước. Còn Mộc, anh quá giản đơn. Anh tù tính vào khoảng rằm tháng giêng ta, sau tết nguyên đán, lứa lợn anh gửi bà mẹ kế nuôi sẽ đủ mỗi con bốn chục cân. Cả thảy sáu chục con, anh giữ một con làm cỗ mời họ mạc, bán một con dẫn lễ sang nhà lựu, còn tiền bán bốn con kia trích một phần tổ chức liên quan đời sống mới trên cơ quan. Số dư mua đôi lợn con nuôi và sắm sửa những gì còn thiếu.