XXI
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1762, ngày 6 tháng Mười 1870

Nếu tin theo những tin tức được chuyển từ Pa-ri bằng khí cầu thì thành phố này do những lực lượng đồ sộ phòng thủ. Ở đây có từ 100.000 đến 200.000 quân cận vệ lưu động từ các tỉnh đến cũng như 250 tiểu đoàn quân vệ binh quốc gia Pa-ri, mỗi tiểu đoàn có 1.500 người, còn theo lời một số ngườ thì lên tới 1.800 hoặc 1.900 người, nghĩa là theo những tính toán khiêm tốn nhất, tất cả cũng có 375.000 người; ở đây còn có ít ra là 50.000 quân chủ lực ngoài lính thủy đánh bộ, thủy binh, lính nghĩa dũng v.v.. Và theo tin tức mlới nhất, nếu như tất cả các đơn vị ấy bị loại khỏi vòng chiến thì đằng sau họ còn có 500.000 dân thành phố có thể cầm vũ khí và sẵn sàng thay thế họ khi cần.
Đạo quân Đức ở sát Pa-ri gồm 6 quân đoàn Bắc Đức (các quân đoàn 4, 5, 6, 11, 12 và quân đoàn vệ binh), 2 quân đoàn Ba-vi-e và 1 sư đoàn Vuyếc-tem-béc, tất cả là 8 quân đoàn rưỡi có khoảng từ 200.000 đến 230.000 người, dù thế nào đi nữa cũng không nhiều hơn. Ấy thế mà đạo quân Đức ấy tuy bị trải dài suốt tuyến bao vây ít nhất là 80 dặm, nhưng, như mọi người đều biết, nó vẫn kìm chặt được những lực lượng đồ sộ nói trên bên trong thành phố, cắt đứt đường tiếp tế của họ, khống chế tất cả các con đường lớn nhỏ chạy từ Pa-ri ra, và, cho tới nay vẫn đẩy lùi thắng lợi mọi cuộc xuất kích của đội quân phòng thủ. Lấy gì để giải thích điều đó?
Một là vị tất có thể hoài nghi rằng tin tức về số lượng đồ sộ lực lượng vũ trang ở Pa-ri là điều bịa đặt. Nếu như giảm con số 600.000 nhân viên vũ trang mà người ta nói đến nhiều như thế xuống 350.000 hoặc 400.000 người thì chúng tôi cho là gần với sự thực hơn. Nhưng không thể phủ nhận điều này: ở Pa-ri số nhân viên vũ trang để phòng thủ nó lớn hơn nhiều so với số nhân viên vũ trang ở bên ngoài Pa-ri để tấn công cứ điểm này.
Hai là chất lượng chiến đấu của những người bảo vệ Pa-ri hết sức khác nhau. Trong số đó, chúng tôi có thể cho rằng chỉ có lính thủy đánh bộ và thủy binh hiện giữ các pháo đài ngoại vi là những đội quân thực sự đáng tin cậy. Quân chủ lực- tàn binh của đạo quân Mác-ma-hông được bổ sung bằng lính dự bị phần lớn là tân binh chưa qua huấn luyện- đã chứng tỏ trong trận chiến đấu ngày 19 tháng Chín ở Mơ-đông rằng họ đã mất tinh thần. Bản thân quân cận vệ lưu động là một chất liệu tốt, nhưng chỉ đến bây giờ họ mới được huấn luyện cơ bản; họ thiếu sĩ quan và được trang bị ba loại súng trường khác nhau: súng Sa-xpô, súng Mi-ni-ê cải tiến và chưa cải tiến. Không một sự cố gắng nào, không một sự bắn nhau nào với địch có thể trong một thời gian ngắn đem lại cho họ đức tính sắt đá, mà chỉ có đức tính này thôi mới có thể giúp cho họ hoàn thành được điều cần thiết nhất là đón đánh và đánh bại địch ở địa hình trống trải. Thiếu sót chủ yếu trong tổ chức của quân vệ binh lưu động là thiếu giáo viên, sĩ quan và hạ sĩ quan có kinh nghiệm nên trở ngại cho việc biến họ thành những binh sĩ tốt. Tuy thế, dường như họ vẫn là bộ phận tốt nhất trong cuộc phòng thủ Pa-ri, ít ra chắc họ cũng sẵn sàng tuân theo kỷ luật Quân vệ binh quốc gia địa phương có thành phần cực kỳ hỗn tạp Các tiểu đoàn ở ngoại ô gồm công nhân đều hoàn toàn tự nguyện và quyết tâm chiến đấu, họ sẽ phục tùng và biểu hiện một thứ kỷ luật bản năng nếu họ ở dưới sự lãnh đạo của những người được họ tín nhiệm về tư cách cá nhân cũng như về chính trị; nhưng họ sẽ không phục tùng bất cứ thủ trưởng nào khác. Ngoài ra, họ chưa qua huấn luyện và không có sĩ quan giàu kinh nghiệm và nếu sự việc không phát triển tới chỗ quyết chiến trên chiến lũy thì chất lượng chiến đấu tốt nhất của họ không được kiểm nghiệm. Nhưng đại bộ phận quân vệ binh quốc gia mà Pa-li-cao vũ trang gồm giai cấp tư sản, chủ yếu là tiểu thương mà những con người ấy nói chung không thích chiến đấu. Được vũ trang, họ làm cái việc bảo vệ cửa hàng và nhà ở của họ; và nếu địch từ xa bắn vào cửa hàng và nhà ở của họ thì nhiệt tình chiến đấu của họ chắc sẽ tiêu tan. Thêm vào đó, họ là lực lượng được tổ chức ra để đấu tranh với kẻ thù bên ngoài thì ít mà để đấu tranh với kẻ thù bên trong thì nhiều. Toàn bộ truyền thống trước đây của họ đã nói lên điều đó; và trong họ cứ 10 người thì 9 người tin rằng chính vào lúc này kẻ thù bên trong đó ẩn mình ở ngay trung tâng Pa-ri và chỉ chờ đợi thời cơ thuận lợi để tấn công họ. Phần lớn bọn họ đã có vợ, không quen thiếu thốn và nguy hiểm; và thực ra họ đã ca thán về sự gian khổ của việc phục vụ trong quân ngũ, cái sự phục vụ buộc họ cứ ba đêm lại phải một đêm ở ngoài trời trên tường cứ điểm của thành phố. Trong số quân ấy, có thể có những đại đội, thậm chí những tiểu đoàn trong những tình huống nhất định sẽ tỏ ra dũng cảm; nhưng nếu gộp chung lại, thì không thể trông cậy vào họ, nhất là khi làm những nhiệm vụ chính quy và vất vả.
Với những đội quân như vậy ở Pa-ri, thì chẳng có gì là lạ khi quân Đức bao vây họ thua xa họ về số lượng mà lại hết sức phân tán chẳng sợ bất cứ cuộc tập kích nào từ Pa-ri. Thực ra, tất cả những hoạt động quân sự được tiến hành cho tới nay đều chứng minh rằng đạo quân ở Pa-ri (nếu có thể gọi như thế) không thể hoạt động trong điều kiện dã chiến. Cuộc tấn công lớn đầu tiên vào quân đội bao vây ngày 19 tháng Chín là khá điển hình. Quân đoàn của tướng Đuy-cơ-rô gồm chừng 30.000 hoặc 40.000 người đã bị 2 trung đoàn quân Phổ (7 và 47) kiềm chế trong nửa giờ cho đến khi 2 trung đoàn Ba-vi-e đến tiếp viện và một lữ đoàn Ba-vi-e khác đánh mạnh vào sườn quân Pháp; quân Pháp rút lui hỗn độn, để rơi vào tay địch một đồn có 8 khẩu pháo và một số lượng lớn tù binh. Số lượng quân Đức tham gia trận đánh này không thể vượt 15.000 người. Từ đó, các cuộc xuất kích của quân Pháp được tiến hành khác hẳn. Họ từ bỏ mọi ý đồ đánh những trận có tính chất quyết định; họ cử những toán nhỏ tập kích vào các trạm tiền tiêu và các đơn vị nhỏ khác; nếu như một lữ đoàn, một sư đoàn hoặc một binh đoàn Pháp lớn hơn vận động ra ngoài tuyến lô-cốt thì họ chỉ bó hẹp ở nghi binh. Mục đích của những trận chiến đấu ấy nhằm gây thiệt hại cho địch thì ít mà nhằm huấn luyện trong thực tiễn cho tân binh Pháp tác chiến thì nhiều. Rõ ràng là, những hoạt động chiến đấu ấy cải thiện dần dần việc huấn luyện của họ nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ trong cái đám đông người khó quản lý tập trung ở Pa-ri có thể được hưởng lợi từ thực tiễn được tiến hành trên quy mô hạn chế như vậy.
Lời kêu gọi ngày 30 tháng Chín của tướng Tơ-rô-suy chứng tỏ rõ ràng rằng sau trận chiến đấu ngày 19 ông hoàn toàn biết rõ chất lượng của quân đội ở dưới quyền chi huy của ông. Dĩ nhiên ông ta quy tội hầu như hoàn toàn vào các đơn vị chủ lực và tỏ ra độ lượng đối với quân cảnh vệ lưu động; nhưng điều đó chỉ chứng minh rằng ông ta coi (và coi một cách đúng đắn) họ là bộ phận khá nhất trong đội quân thuộc quyền chỉ huy của ông. Lời kêu gọi của ông ta cũng như sự thay đổi về chiến thuật sau đó đều chứng minh rõ ràng rằng ông không hề có ảo tưởng gì về năng lực tác chiến trên địa hình trống trải của quân đội của ông. Ngoài ra ông cũng phải biết rằng tất cả những lực lượng khác mà nước Pháp có thể còn có được dưới cái tên đạo quân Li-ông[70], đạo quân Loa-rơ, v.v., đều có thành phần giống hệt như đội quân của bản thân ông, vì vậy không thể hy vọng gì đạo quân đến tiếp viện cho ông sẽ giải tỏa hoặc giải vây được cho Pa-ri. Cho nên tin tức nhận được nói rằng trong hội đồng bộ trưởng, Tơ-rô-suy đã phản đối đề nghị đàm phán hòa bình làm cho người ta ngạc nhiên. Không nghi ngờ gì hết, tin này phát đi từ Béc-lin, một nguồn không đáng tin cậy để đưa ra những tin tức vô tư về những việc xảy ra ở Pa-ri. Nhưng dù sao đi nửa chúng ta không thể tin rằng Tơ-rô-suy hy vọng sẽ thắng lợi. Theo quan điểm mà ông ta phát biểu năm 1867 về tổ chức quân đội[71], ông là người kiên quyết ủng hộ thời hạn 4 năm ở ngạch thường trực và 3 năm ở ngạch dự bị như đã thi hành dưới thời Lu-i-phi-líp. Thậm chí ông ta cho rằng thời hạn phục vụ thi hành trong quân Phổ- 2 hoặc 3 năm- là hoàn toàn không đủ để huấn luyện những người lính tốt. Do sự trớ trêu của lịch sử, giờ đây ông ta bị đặt vào tình cảnh là phải chỉ huy những đội quân hoàn toàn không có kinh nghiệm, hầu như chưa được huấn luyện và thiếu kỷ luật tác chiến với chính quân Phổ mà cách đây không lâu ông còn cho chỉ là những binh sĩ mới được huấn luyện nửa vời; hơn nữa lại tác chiến sau khi quân Phổ ấy trong một tháng đã đánh tan toàn bộ quân đội chính quy của Pháp.

Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH I II III IV NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ V VI VII VIII IX X KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH XI XII XIII[44] XIV XV NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP XVI XVII XVIII LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ XIX TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67] XX XXI NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ XXII XXIII SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ XXIV XA-RA-GỐT- PA-RI XXV MÉT-XƠ THẤT THỦ XXVI SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP XXVII NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ XXVIII TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP XXIX XXX NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH DU KÍCH PHỔ XXXI XXXII TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP XXXIII XXXIV Đã xem 155289 lần. --!!tach_noi_dung!!--


TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1758, ngày 1 tháng Mười 1870

--!!tach_noi_dung!!--
Chúng tôi hoàn toàn cho rằng tin tức về đàm phán mà chúng tôi chuyển tới bạn đọc hôm qua theo giả thuyết mà ông Giuy-lơ Pha-vrơ đưa ra là phù hợp với thực tế, đương nhiên trừ những sai lầm nhỏ như nói rằng hình như Bi-xmác định thôn tính Mét-xơ, Sa-tô-sa-lanh và "Xu-át-xông". Rõ ràng là ông Pha-vrơ không hiểu vị trí địa lý của Xu-át-xông. Bá tước đã nói về Xác-bua, một địa điểm như người ta đã chỉ ra từ lâu nằm trong phạm vi đường biên giới chiến lược mới trong khi Xu-át-xông ở xa giới tuyến ấy như Pa-ri hoặc Tơ-roay-ơ. Thuật lại cuộc hội đàm ấy, có lẽ ông Pha-vrơ đã chuyển đạt không hoàn toàn chính xác một số từ.
Nhưng khi ông đưa tin về các sự việc mà báo chí bán chính thức của Phổ bác bỏ thì châu Âu trung lập thường hay thích tin vào lời ông hơn. Vì vậy nếu ở Béc-lin hiện nay người ta tranh cãi về lời tuyên bố của ông Pha-vrơ về đề nghị nộp Môn-va-lê-ri-en thì rất ít người tin rằng ông Pha-vrơ bịa đặt ra điều đó hoặc hoàn toàn hiểu sai ý của bá tước Bi-xmác. Tin tức mà ông Pha-vrơ thông báo chứng tỏ rõ rằng ông hiểu tình hình thực tế kém như thế nào và quan niệm của ông về tình hình ấy lộn xộn và mơ hồ như thế nào. Ông đến để đàm phán về ngừng bắn, một cuộc ngừng bắn phải đưa đến hòa bình. Chúng tôi vui lòng tha thứ cho giả định của ông cho rằng Pháp vẫn còn có thể buộc kẻ thù từ bỏ mọi tham vọng cắt nhượng lãnh thổ; nhưng thật rất khó nói ông hy vọng đạt được đình chiến theo những điều kiện nào. Điều khoản mà rút cục người Đức đòi kỳ được là sự đầu hàng của Xtơ-ra-xbua, Tun và Véc-đen, mà hơn thế nữa quân đồn trú ở đó phải trở thành tù binh. Về sự đầu hàng của Tun và Véc-đen thì dường như đã đồng ý trên chừng mực nào đó. Nhưng Xtơ-ra-xbua? Yêu cầu ấy đã bị ông Pha-vrơ coi như là một sự nhục mạ thực sự:
"Thưa bá tước, Ngài quên rằng Ngài đang nói chuyện với người Pháp. Hy sinh đội quân phòng thủ anh dũng đã được toàn thế giới, đặc biệt là chúng tôi, khâm phục, là một sự hèn nhát và tôi không hứa với Ngài sẽ báo tin rằng Ngài đã đưa ra cho chúng lôi một đề nghị như thế".
Chúng ta thấy rằng câu trà lời ấy ít xét tới tình hình thực tế đến mức nào, chúng ta chỉ thấy trong đó sự bùng cháy của tình cảm yêu nước. Vì ở Pa-ri tình cảm này quả thực hết sức mãnh liệt nên đương nhiên lúc này không thể không tính đến nó; nhưng cũng phải cân nhắc kỹ những thực tế hiện nay. Xtơ-ra-xbua đã bị vây đánh chính quy khá lâu do đó có thể tin chắc rằng nó sắp sửa thất thủ. Một cứ điểm bị vây đánh chính quy có thể chống cự một thời gian nhất định; nhờ dốc hết sức mình nó thậm chí có thể kéo dài cuộc phòng thủ thêm mấy ngày; nhưng nếu quân đội không đến cứu viện nó thì có thể rút ra một cách chuẩn xác như toán học kết luận về sự thất thủ tất yếu của nó. Tơ-rô-suy và các nhà công trình quân sự cao cấp ở Pa-ri biết đặc biệt rõ ràng điều đó; họ biết rằng không chỗ nào có quân đội đi cứu viện Xtơ ra-xbua, thế mà Giuy-lơ Pha-vrơ, đồng sự của Tơ-rô-suy trong chính phủ dường như lại không chú ý đến tất cả cái đó. Điều duy nhất mà ông ta thấy trong yêu cầu đòi Xtơ-ra-xbua đầu hàng là sự nhục mạ đối với bản thân, đối với đội quân phòng thủ Xtơ-ra-xbua và nhân dân Pháp. Nhưng đương sự chính - tướng U-rích và đội quân phòng thủ của ông- không nghi ngờ gì hết đã làm đầy đủ để bảo vệ danh dự của mình. Nếu như bằng cách tránh cho họ mấy ngày cuối cùng của cuộc chiến đấu hoàn toàn tuyệt vọng mà có thể làm tăng thêm triển vọng mong manh về cứu vãn nước Pháp thì đối với họ đấy không phải là sự nhục mạ mà là một phần thưởng hoàn toàn xứng đáng. Không nghi ngờ gì hết, tướng U-rích thà đầu hàng theo lệnh của chính phủ để đổi lấy sự nhượng bộ ngang nhau của phía địch hơn là đầu hàng dưới sự đe dọa công kích cường tập và không có sự đền bù gì cả.
Trong thời gian ấy Tun và Xtơ-ra-xbua thất thủ, còn Véc-đen, chừng nào Mét-xơ còn đứng vững, thì hoàn toàn không có ích gì về quân sự đối với quân Đức. Vì vậy tuy không có sự đồng ý ngừng bắn, quân Đức đã giành được hầu như tất cả những cái mà Bi -xmác đã mặc cả với Giuy-lơ Pha-vrơ. Như vậy, tựa hồ như chưa bao giờ có kẻ chiến thắng đề nghị ngừng bắn với những điều kiện ôn hòa và rộng lượng hơn và cũng chưa bao giờ có kẻ bại trận bác bỏ những điều kiện ấy một cách phi lý hơn. Trong cuộc đàm phán ấy, Giuy-lơ Pha-vrơ đương nhiên không tỏ ra xuất sắc về mặt trí tuệ, mặc dù ông ta dường như có bản năng khá chuẩn xác; nhưng Bi -xmác lại đóng vai trò mới là kẻ chiến thắng rộng lượng. Đề nghị của Đức theo như ông Pha-vrơ hiểu là hết sức có lợi và nếu như nó chỉ là cái mà Pha-vrơ nghĩ tới thì nên tiếp nhận tức thời. Nhưng đề nghị ấy chứa đựng một cái gì đó nhiều hơn là Pha-vrơ nhìn thấy trong đó.
Giữa hai quân đội ở địa hình trống trải, vấn đề ký kết đình chiến được giải quyết một cách dễ dàng. Người ta xác lập giới tuyến,- một giải đất trung lập giữa hai bên tham chiến chẳng hạn- thế là vấn đề được giải quyết xong xuôi. Nhưng ở đây trên địa hình trống trải chỉ có một quân đội; quân đội kia tuy vẫn tồn tại nhưng bị giam chặt trong những cứ điểm ít nhiều đều bị bao vây. Tất cả những cứ điểm ấy sẽ ra sao? Địa vị của chúng khi đình chiến ra sao? Bi -xmác cố im lặng lơ đi tất cà những điều đó: Nếu như ký kết đình chiến hai tuần và trong đó không nói gì đến những thành phố ấy thì đương nhiên ngoài việc tiến hành hoạt động quân sự chống lại những đội quân phòng thủ và công sự ra, phải duy trì status quo[1°]. Như vậy Bi-trơ, Mét-xơ, Phan-xbua, Pa-ri và ai biết được bao nhiêu cứ điểm khác vẫn bị bao vây và cắt đứt mọi tiếp tế và liên lạc như trước; những người ở trong đó vẫn tiếp tục tiêu hao dự trữ lương thực của mình như không có đình chiến gì cả, do đó đình chiến sẽ đem lại cho bên vây đánh những kết quả hầu như cũng giống tiếp tục tác chiến. Chẳng những thế, thậm chí có thể xảy ra tình trạng là trong thời gian đình chiến một hoặc mấy cứ điểm trong số ấy dùng cạn dự trữ và buộc phải lập tức đầu hàng quân bao vây họ để khỏi chết đói Do đó thấy rằng bá tước Bi -xmác quỷ quyệt bao giờ cũng định lợi dụng đình chiến để buộc các cứ điểm của địch đầu hàng. Đương nhiên nếu như cuộc đàm phán tiếp tục và đưa tới chỗ dự thảo hiệp định thì bộ tham mưu Pháp sẽ phát hiện được điều đó và tất cũng đưa ra những yêu cầu về các thành phố bị bao vây khiến toàn bộ mưu đồ ấy chắc sẽ bị thất bại. Nhưng về phía mình ông Giuy-lơ Pha-vrơ có trách nhiệm phải nghiên cứu kỹ càng đến nơi đến chốn đề nghị của Bi-xmác và bóc trần âm mưu sâu kín của ông ta. Nếu ông Giuy-lơ Pha-vrơ đưa ra câu hỏi rằng trong thời gian đình chiến địa vị của các thành phố bị bao vây sẽ ra sao thì ông sẽ không tạo cho bá tước Bi -xmác cơ hội trưng ra trước tất cả mọi người sự rộng lượng giả dối của ông ta mà ông Giuy-lơ Pha-vrơ không thể vạch trần được, tuy rằng việc đó chẳng khó khăn gì. Đáng lẽ làm việc đó thì ông lại nồi nóng trước yêu sách đòi Xtơ ra-xbua phải đầu hàng và giao nộp đội quân phòng thủ làm tù binh khiến cho toàn thế giới thấy rõ rằng thậm chí sau những bài học xót xa của hai tháng gần đây người đại biểu của Chính phủ Pháp vẫn không đánh giá nổi tình hình thực tế vì rằng ông ta vẫn còn ờ sous la domination de la phrase[2°].
------------------
Chú thích
[1°]. hiện trạng
[2°]. dưới sự chi phối của câu chữ
--!!tach_noi_dung!!--

Nguồn: C.Mác - Ph-Ăng-gen Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1994, t.17, tr.17-352
Ngày viết: 1870 - 1871
Nguồn: www.marxists.org
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 26 tháng 8 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--