I- Thiết lập cơ chế một đảng quyền Thiết lập cơ chế một đảng quyền bằng cách dùng bạo lực hủy diệt mọi đảng phái chính trị khác là bước đầu tiên của bọn quốc xã, nhằm xây dựng nhà nước độc tài. Quy luật này cũng đã được thực hiện ở Italia từ năm 1925-1926, và ở Tây Ban Nha năm 1939, nó đuọc xem là dấu hiệu thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa phát xít. Trong các tài liệu nghiên cứu, thường bỏ qua nguyên tắc cơ bản này của mọi nhà nước phát xít và do đó đã làm giảm mất một nửa sự thật của vấn đề. Người ta chấp nhận rằng sau khi nắm được chính quyền, chủ nghĩa phát xít hủy diệt tất cả mọi đảng phái và tổ chức chính trị, vô sản cũng như tư sản, và thiết lập sự thống soái toàn diện của đảng mình. Ðiều này có thể minh chứng không chỉ bằng những thực tiễn lịch sử, mà còn bằng những tài liệu và những tác phẩm công khai cuả các lãnh tụ phát xít. Nhận thức sai lầm này xuất phát từ quan niệm là chế độ phát xít, một khi được xem là chuyên chính của giai cấp tư sản đế quốc, không thể hủy diệt những đảng phái tư sản, hoặc giả sử tính logic này không được đảm bảo và chủ nghĩa phát xít tiêu diệt các đảng phái tư sản ở một mặt nào đó thì đây chỉ là ngẫu nhiên và có thể bỏ qua. Nhưng sự ngẫu nhiên này xuất hiện ở tất cả các nước phát xít điển hình (Ðức, Italia, Tây Ban Nha), và như một xu thế hiện thực, nó tồn tại ở cả những nước cận phát xít hay những nước phát xít phục hồi. Hơn thế nữa, chỉ có những nước thiết lập được cơ chế một đảng quyền mới có thể xây dựng thành công nhà nước phát xít toàn thiện! Thậm chí để thiết lập cơ chế một đảng quyền của chế độ phát xít, không phải ở đâu cũng bắt đầu bằng việc hủy diệt những đảng phái cộng sản và vô sản. Thí dụ ở Italia, chủ nghĩa phát xít đầu tiên tấn công Ðảng Nhân Dân- đảng của giai cấp tiểu tư sản và tư sản trung bình. P. Toliate giải thích điều này như sau: "Trước hết đảng phát xít tấn công những đảng phái có cùng cơ sở quần chúng với nó. Ðảng Nhân Dân vì thế mà bị tấn công trước Ðảng Cộng Sản Italia... Ðảng Nhân Dân có cùng cơ sở quần chúng với Ðảng Phát Xít Italia - nó bao gồm những tầng lớp tiểu tư sản, tư sản trung bình và tầng lớp điền chủ, nghĩa là những tầng lớp mà Ðảng Phát Xít cũng muốn thống nhất trong đội ngũ của mình để trở thành một đảng quần chúng". Ở Ðức, sự việc diễn ra theo một tiến trình khác. Thiết lập cơ chế một đảng quyền ở đây bắt đầu bằng việc hủy diệt Ðảng Cộng Sản Ðức vì những nguyên nhân tương tự. Ðây là đảng mạnh nhất, có thể dễ dàng tổ chức những cuộc đấu tranh. Nhưng sau khi đã tiêu diệt được kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ nghĩa phát xít không ngần ngại tiêu diệt mọi đảng phái còn lại, không từ một đảng nào. Sau khi hủy diệt mọi đảng phái chính trị và các tổ chức quần chúng- quá trình này kéo dài đến mùa hè năm 1933 - ngày 14.7.1933, chính phủ quốc xã ban hành sắc luật công nhận sự thống soái tuyệt đối của ASDAP (Ðảng Công Nhân Quốc Xã Ðức - ND). Ðiều luật này cấm phục hồi những đảng phái chính trị đã bị tan rã và cấm thành lập những đảng phái mới. "Ðảng Công Nhân Quốc Xã Ðức là đảng phái chính trị duy nhất ở Ðức. Kẻ nào còn bảo vệ cho cơ cấu những đảng phái chính trị khác hoặc có ý định thành lập những đảng phái chính trị mới, sẽ bị phạt lao động khổ sai tới 3 năm, hoặc bị phạt tù trong ngục tối từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp cố tình vi phạm luật, sẽ bị trừng phạt nặng nề hơn". Ở đây chỉ được phép tồn tại những tổ chức quần chúng do Ðảng Quốc Xã tạo ra, chấp nhận cương lĩnh, điều lệ, và hoạt động dưới sự kiểm soát, lãnh đạo của nó. Trong tài liệu hướng dẫn lãnh đạo đảng, vấn đề này được nêu rõ như sau: "Ở Ðức chỉ tồn tại các tổ chức tin tưởng vào những nguyên tắc tập trung và sự hiểu biết quốc xã về nhà nước và nhân dân trong ý nghĩa quốc xã nhất của từ này, những tổ chức tự xem mình là một bộ phận của đảng, được đảng thành lập và chịu sự kiểm soát của đảng cả ở hiện tại và tương lai... Tất cả những cơ sở muốn được tự lập là những tổ chức lạc loài, hoặc phải đi theo đảng, hoặc phải biến khỏi đời sống xã hội". Rõ ràng không còn có thể nghi ngờ vào quyết tâm thiết lập cơ chế một đảng quyền của NSDAP. Giới lãnh đạo quốc xã chóp bu nhận thức được giá trị vô cùng quan trọng của cơ chế một đảng quyền trong cấu trúc chế độ này. Vì vậy, mọi ý đồ chống lại nguyên tắc này, nhằm phục hồi nền dân chủ tư sản với cơ chế đa đảng bị xem là phá hoại nền an ninh quốc gia và bị trừng phạt dã man, tàn bạo như những biểu hiện chống đối nhà nước, chống đối nhân dân, bởi vì chuyên chính khủng bố không thể tồn tại lâu dài, nếu không dựa trên cơ chế một đảng quyền. Ngày 19.4.1943, tại phiên tòa xử nhóm sinh viên chống phát xít Bông Hồng Trắng, một trong những lời buộc tội nặng nề nhất với Curt Huber - Giáo sư khoa triết học trường đại học Miuhen, là ông đã chứng minh cho các sinh viên thấy sự cần thiết phải phục hồi nền dân chủ và cơ chế đa đảng ở Ðức. Vì tội lỗi này, giáo sư Curt Huber đã bị tuyên án tử hình. Tầm quan trọng của nguyên tắc một đảng quyền trong cấu trúc chế độ phát xít, cũng được những người âm mưu đảo chính ngày 20.7.1944 đánh giá rất cao. Dù nhận thức của các tướng lĩnh còn rất xa những nguyên tắc của nền dân chủ, họ cũng đã đi đến kết luận là phải hủy diệt sự thống soái của đảng quốc xã. Kế hoạch của họ bao gồm: tước vũ khí các đội SS- cảnh sát riêng của Ðảng Quốc Xã và bắt giữ ban lãnh đạo của nó. Tham vọng thiết lập cơ chế một đảng quyền của bọn quốc xã- bước đ!!!3714_3.htm!!!
Đã xem 59056 lần.
http://eTruyen.com