Dịch giả : Lê Trọng Bổng
Chương 21
Nguyên tác: Hands of Light -
A Guide to Healing Through the Human Energy Field

PHẦN V
 
CHỮA TRỊ TÂM LINH
 
„ Ngay cà những điều huyền diệu  vĩ đại hơn thế này, ta cũng sẽ thực hiện. „
 
Jesus
 
Nhập đề
 
TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CỦA BẠN LÀ CÔNG CỤ CỦA BẠN
 
Do chỗ chúng ta đã có được một quan niệm đúng đắn về chữa trị ở đầy đủ các mức cá nhân, con người, khoa học và tâm linh, chúng ta hãy khảo sát tỉ mỉ các kỹ thuật chữa trị khác nhau mà tôi đã học được trong suốt những năm tháng thực hành của mình.
Bao giờ cũng vậy, chữa trị bắt đầu tại nhà. Điều cần thiết trước nhất đối với thầy chữa là chăm nom sức khỏe cho bản thân. Nếu bạn tiến hành chữa trị mà không lo giữ gìn sức khỏe thì bạn sẽ dễ dàng bị ốm hơn ở bất cứ hoàn cảnh nào. Bởi vì chữa trị đòi hỏi nhiều thao tác của trường năng lượng, thêm vào đó là tầm quan trọng của nó đối với đời sống của chính bạn.
Điều tôi muốn nói ở đây là: kèm theo việc bạn giữ cho mình được khỏe mạnh và cân bằng, trường năng lượng của bạn sẽ được sử dụng như một ống dẫn các năng lượng chữa trị cần thiết cho những người khác. Có thể trường năng lượng của bạn không nhất thiết cần đến những tần số mà bạn sẽ truyền đi, nhưng dù thế nào chăng nữa nó cũng phải truyền những tần số ấy. Để truyền một tần số nào đó cần thiết khi chữa trị, trường năng lượng của bạn phải rung động với tần số này hoặc với họa ba của nó. Như vậy là, để thực hiện việc chữa trị, bạn sẽ cho chạy trường năng lượng của mình như một cái xe lăn. Bạn sẽ thường xuyên biến đổi tần số rung động của nó. Bạn sẽ thường xuyên truyền những cường độ ánh sáng khác nhau. Điều đó sẽ tác động đến bạn. Sẽ là tốt nếu nó thúc đẩy quá trình tiến hóa của chính bạn, vì những thay đổi về tần số và cường độ sẽ bẻ gãy các mô hình kìm nén thông thường của bạn và sẽ giải tỏa các tắc nghẽn trong trường năng lượng của bạn. Nhưng bạn sẽ bị kiệt sức nếu bạn không giữ mình trong điều kiện tối ưu. Trong chữa trị, bạn không sản sinh ra năng lượng, mà là bạn truyền, nhưng trước tiên bạn phải nâng tần số của mình lên bằng tần số mà bệnh nhân cần để thu góp năng lượng từ trường  năng lượng vũ trụ. Việc này được mệnh danh là cảm ứng họa ba và đòi hỏi nhiều năng lượng cũng như sự tập trung để thực hiện. Chừng nào mà thế năng lượng của bạn cao bằng của bệnh nhân là bạn sẽ truyền cho họ. Tuy nhiên, nếu bạn cứ cố tiến hành chữa trị khi bạn rất mệt, thì thế năng lượng mà bạn sản sinh ra có thể yếu hơn của bệnh nhân. Dòng chảy đi từ thế cao sang thế thấp. Theo cách đó, bạn có thể chuốc phải những năng lượng âm tính của bệnh tật từ bệnh nhân. Nếu bạn cực khỏe thì bộ máy của bạn sẽ thanh toán chúng ngay bằng cách nạp năng lượng cho chúng hoặc đẩy lùi chúng. Còn nếu bạn bị kiệt sức, có thể bạn phải mất nhiều thời gian hơn trong việc thanh lọc những năng lượng thấp mà mình chuốc phải. Nếu bạn sẵn có khuynh hướng dễ mắc một bệnh đặc biệt nào đó, bạn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của mình. Mặt khác, nếu bạn chăm lo đến bản thân thì việc chữa trị cho ai đó - bị các bệnh đặc biệt mà bạn vốn có khuynh hướng dễ mắc - sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc học cách sản sinh ra những tần số cần thiết cho việc chữa trị.
Các nghiên cứu của Hiroshi Motoyama đã tiến hành đo đạc cường độ các kinh mạch châm cưú của thầy chữa và bệnh nhân trước và sau khi chữa trị. Nhiều trường hợp sau khi chữa trị, cường độ những kinh mạch đặc hiệu cho một số cơ quan của thầy chữa xuống thấp. Nhưng sau một vài giờ các thầy chữa khôi phục lại cường độ ban đầu của các kinh mạch này. Motoyama cũng cho thấy là thường kinh Tâm của thầy chữa có cuờng độ mạnh hơn sau khi tiến hành chữa trị, điều này chứng tỏ rằng luân xa tim luôn được sử dụng trong chữa trị, như sẽ được luận bàn ở các chương tiếp theo.
Trong phần sắp tới, tôi sẽ luận bàn về những kỹ thuật chữa trị cho từng vầng hào quang, giới thiệu một vài ví dụ về chữa trị và cung cấp các kỹ thuật tự chữa trị của thầy chữa.
CHUẨN BỊ CHO VIỆC CHỮA TRỊ
 
Chuẩn bị thầy chữa
 
Trong khi chuẩn bị chữa trị, trước tiên thầy chữa phải khai mở và đem bản thân mình đứng về phía các lực vũ trụ. Điều này không chỉ có ý nghĩa trước khi chữa trị mà có ý nghĩa trong cuộc đời nói chung của nhà chữa trị. Thầy chữa phải hiến dâng cho chân lý và phải hết sức trung thực đối với bản thân trong mọi lĩnh vực cuộc sống của mình. Thầy chữa cần có sự ủng hộ của bạn bè và một số hình thái kỷ luật tâm linh hoặc quá trình thanh kiết hóa. Thầy chữa cần có các thầy dạy tâm linh và thầy dạy người trần. Thầy chữa phải giữ cho thân thể khỏe mạnh qua tập luyện và chế độ ăn bổ dưỡng cân đối ( bao gồm nhiều vitamin và chất khoáng, những thứ được sử dụng nhiều hơn khi cho chạy năng lượng cao ), nghỉ ngơi và giải trí. Với việc dinh dưỡng này, thầy chữa giữ được cổ xe thể chất của bản thân trong điều kiện cho phép thầy chữa nâng cao các rung động của mình lên để tỏa vào trường năng lượng vũ trụ và các năng lượng chữa trị tâm linh bấy giờ sẽ tuôn chảy qua thầy chữa. Trước tiên thầy chữa phải nâng cao các rung động của bản thân để liên kết với các năng lượng chữa trị trước khi tiến hành dẫn kênh.
Trước khi bắt đầu một ngày chữa trị, tốt nhất là tập thể dục lúc sáng sớm cũng như tiến hành thiền định để bản thân tập trung và khai mở các luân xa. Việc này không đòi hỏi nhiều thời gian. Ba mươi hay bốn mươi phút là đủ. Các bài tập sau đây là những những bài tập mà tôi thấy rất hữu hiệu. Tôi thường kỳ thay đổi chúng cho phù hợp với những nhu cầu thường xuyên thay đổi trong hệ thống năng lượng của tôi.
 
Những bài tập hằng ngày của thầy chữa để khai mở các kinh mạch châm cứu
 
1. Nằm ngửa thẳng lưng, hai tay dọc thân, hai lòng bàn tay để ngửa. Chuyển dịch chân nhẹ nhàng sang bên để có được tư thế thoải mái, Nhắm mắt lại. Thư giãn toàn thân bằng cách tập trung lên từng phần, lần lượt phần nọ tới phần kia. Thở tự nhiên. Tập trung hơi thở và đếm - một vào, một ra, hai vào, hai ra, cứ thế tiếp tục - trong năm phút. Nếu tâm trí bạn bắt đầu nghĩ lan man thì hãy cho đếm trở lại, nếu quên mất số đếm, bạn hãy đếm lại từ số một.
Khi bạn giữ được chú ý vào việc đếm nhịp thở trong một vài phút, tâm trí và thân thể của bạn sẽ dần dần thư giản.
2. Bài tập tốt nhất có thể tiến hành trước khi bạn ra khỏi giường ( nếu điều này không quấy rầy người bạn chăn gối, tuy nhiên cũng sẽ gây phiền hà đấy ). Nằm ngửa thẳng lưng, dang rộng hai cánh tay cho thẳng góc với thân, và co gối lên trong khi bàn chân vẫn áp sát mặt giường. Giữ cho vai thõng, để cho gối đổ sang phải trong khi bạn quay đầu nhìn sang trái. Bây giờ hãy đưa gối lên và để cho chúng đổ về bên trái trong khi bạn quay đầu về bên phải. Lặp lại động tác này cho đến khi lưng của bạn cảm thấy giãn rộng ra.
Các bài tập về khớp đặc biệt tốt cho việc tạo ra một dòng chảy nặng lượng uyển chuyển trên các kinh mạch châm cứu thông qua việc điều chỉnh các khớp. Bởi vì toàn bộ dòng chảy của các kinh mạch đều qua khớp, cho nên việc cử động khớp sẽ kích hoạt các kinh mạch.Các bài tập về khớp được Hiroshi Motoyama phát triển để khai mở các kinh mạch châm cứu. Chúng được trình bày trong cuốn sách nhỏ của ông nhan đề Những mối quan hệ chức năng giữa Yoga Asanas và các kinh mạch châm cứu.
3. Ngồi thẳng lưng trên sàn nhà, hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Áp hai bàn tay lên sàn nhà, đàng sau hông, và ngả người về phía sau, dùng hai cánh tay duỗi thẳng làm điểm tựa. Hãy tập trung chú ý vào các ngón chân. Chỉ cử động các ngón của từng bàn một. Từ từ gập và duỗi các ngón chân mà không nhúc nhích cẳng chân hoặc cổ chân. Lặp lai mười lần. Xem hình 21-1A.
4. Vẫn giữ tư thế mô tả trên. Gập và duỗi tối đa các khớp cổ chân. Lâp lại mười lần. Xem hình 21-1B
5. Bạn đang ở tư thế ngồi nói ở mục 3. Giạng nhẹ hai chân. Giữ cho gót chân áp sát sàn nhà, xoay cổ chân mười lần theo mỗi hướng.
6. Giữ tư thế ngồi ban đầu, co chân phải lên, càng áp sát vào khoeo càng tốt, đưa gót chân vào sát mông phải. Duỗi thẳng chân phải mà không để gót chân hoặc ngón chân chạm sàn nhà. Lặp lại mười lần, rồi tiến hành tương tự đối với chân trái. Xem hình 21-1C.
7. Cũng trong tư thế ngồi như trên, dùng hai tay giữ cho bắp đùi phải sát với thân, rồi xoay tròn cẳng chân quanh gối, mười lần thuận chiều kim đồng hồ và mười lần ngược lại. Lặp lại tương tự đối với chân trái.
8. Co chân trái và đặt bàn chân trái lên bắp đùi phải. Dùng tay trái giữ gối trái và đặt tay phải lên cổ chân trái. Nhẹ nhàng dùng tay trái ấn cho chân trái lên xuống, trong khi giữ các cơ ở chân trái càng thư giản càng tốt. Lặp lại tương tự đối với gối phải. Xem hình 21-1D.
9. Ngồi ở tư thế như mục 8, xoay gối phải xung quanh khớp hông phải mười lần thuận chiều kim đồng hồ và mười lần ngược lại. Lặp lại tương tự đối với gối trái. Xem hình 21-1E.
10. Ngồi như tư thế ban đầu, hai chân duỗi thẳng, giơ hai cánh tay ra trước ngang tầm vai. Duỗi và co các ngón của cả hai tay. Nắm chặt các ngón lại ôm lấy ngón cái làm thành quả đấm. Lặp lại mười lần. Xem hình 21-1F.
11. Vẫn giữ tư thế ở mục 10.  Co và duỗi hai cổ tay. Lặp lại mười lần. Xem hình 21-1G.
12: Từ tư thế ở mục 10, xoay hai cổ tay mười lần thuận chiều kim đồng hồ và mười lần ngược lại.
13. Vẫn ở tư thế như mục 10, mở rộng bàn tay cho lòng bàn tay ngửa lên trên. Gập hai khuỷu tay lại, cho các đầu ngón tay chạm vai, rồi duỗi ra. Lặp lại mười lần và làm động tác đó mười lần nhưng với tay nọ vai kia. Xem hình 21-1H
14. Giữ tư thế trên, các đầu ngón thường xuyên chạm vai, nâng hai khuỷu lên càng cao càng tốt. Xong hạ xuống thấp. Lặp lại mười lần. Rồi hướng các khuỷu tay về phía trước. Lặp lại. Xem hình 21-1I
15. Vẫn trong tư thế ở mục 14. xoay tròn hai khuỷu tay quanh khớp vai. Làm mười lần thuận chiều kim đồng hồ và mười lần ngược lai. Xoay vòng tròn càng rộng càng tốt, sao cho hai khuỷu tay gặp được nhau trước ngực. Xem hình 21-1J.
16. Bây giờ làm động tác nằm ngửa-ngồi dậy, mỗi lần như vậy lại thở ra. Làm ít nhất mười lần lúc bắt đầu. Rồi làm tới hai chục lần.
17. Rướn người ra để tay chạm vào các ngón chân mà không co chân. Thực hiện động tác này trong tư thế nằm ngửa-ngồi dậy, trong khi vẫn giữ hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Làm mười lần. Bây giờ hãy nghiêng người và cầm các ngón chân mà không co gối. Làm trong ba phút không dậy.
18. Giạng rộng hai chân đến mức tối đa và lặp lại bài tập trên đây, đầu tiên là với tay tới các ngón chân trái, sau đó chuyển sang phải và với tới các ngón chân phải. Bây giờ lặp lại bằng cách với thẳng tới trước mặt. Giữ tư thế này trong ba phút không dậy.
19. Xoay đầu và cổ một số lần. Lúc đầu mặt nhìn lên nhìn xuống. Lặp lại mười lần. Rồi nhìn sang một bên mười lần. Sau đó xoay đầu, trước tiên thuận chiều kim đồng hồ, rồi theo chiều ngược lại một số lần cho đến khi cổ cảm thấy mềm mại hơn.
20. Đứng dậy. Thẳng người, hai chân giạng. Nghiêng người sang trái. Đưa tay phải qua đầu vắt sang trái. Lặp lại một số lân. Sau đó nghiêng người sang phải, đưa tay trái qua đầu vắt sang phải.
Những bài thể dục hằng ngày để khai mở và nạp các luân xa
Có ba nhóm bài tập khác nhau tôi đã dùng để khai mở và nạp các luân xa.
- Nhóm bài thể dục thứ nhất khai mở rất tốt các luân xa ở ba mức thấp nhất của hào quang.
- Nhóm thứ hai khai mở tốt các luân xa ở mức tinh tú, và nhóm thứ ba, kết hợp thở với tư thế, khai mở các luân xa ở các mức cao nhất của hào quang.
21. Những bài thể dục để khai mở và nạp các luân xa ( các mức 1-3 của trường hào quang ).
Các bài tập này được trình bày trong hình 21-2.
Luân xa 1. Đứng giạng rộng hai chân, các ngón và gối hướng ra ngoài để cho hai gối được thoải mái. Co gối xuống càng thấp càng tốt. Cuối cùng sẽ có thể xuống thấp đến mức mông đít thấp ngang mức với gối. Cử động lên xuống một số lần. Rồi thêm động tác đu đưa khung chậu. Đưa khung chậu tối đa về phía trước và tối đa về phía sau. Chú trọng động tác đưa ra đàng trước. Đu đưa khung chậu ra sau và ra trước bằng cách hạ người thấp xuống ba lần. Giữ tư thế thấp và đu đưa ra sau và ra trước ba lần trong khi gập gối, rồi đu đưa ra sau và ra trước ba lần trong khi đứng lên. Động tác quan trọng nhất của bài tập này là đu đưa khi gập gối xuống thấp nhất. Lặp lại toàn bộ động tác ít nhất ba lần.
Luân xa 2. Đứng, hai chân giạng bằng hai vai và song song với nhau. Đu đưa khung chậu ra sau và ra trước, hai gối hơi gập lại. Lặp lại vài ba lần.
- Bây giờ hãy làm ra vẻ như bạn đang ở trong một hình trụ cần được mài nhẵn. Hãy dùng hai mông đít mài nhẵn nó. Đặt hai bàn tay lên hai mông, rồi xoay hai tay theo vòng tròn trên đó, vừa làm vừa chắc chắn là mài mòn được tất cả các mặt của hình trụ đó một cách đều đặn.
Luân xa 3. Nhảy. Cần một người giúp. Bạn hãy nắm chắc hai bàn tay của người đó làm chỗ dựa mà nhảy lên cao, hai gối co tối đa áp sát vào ngực. Nhảy liên tục không nghĩ trong vài ba phút. Nghỉ. Khi nghỉ không cúi người xuống. Hãy chuyển chỗ, làm chỗ dựa cho người kia nhảy.
Luân xa 4. Đây là một bài tập tư thê cùng cỡ. Nằm phủ phục, gối gập, mông cao, tay úp sấp duỗi về phía trước như Hình 21-2. Trong tư thế này, khuỷu tay của bạn không chạm sàn nhà. Cánh tay được sử dụng như điểm tựa. Thay đổi góc của chân và mông cho đến khi bạn cảm thấy có áp lực giữa hai xương vai ( những người có cơ vai lớn sẽ thấy áp lực này nhiều hơn, phải cẩn thận ). Khi đã thành công trong việc tạp áp lực giữa hai xương vai, hãy đặt áp lực cùng cỡ vào chỗ đó bằng cách nhoài cả người về phía trước một lúc, rồi lại đưa người về phía sau. Bạn có thể làm động tác đó bằng hông và chân. Bài tập này tác động lên phía sau của luân xa tim hoặc lên trung tâm ý chí.
- Đối với phía trước của luân xa tim, bạn hãy tìm một vật rộng và tròn như cái thùng, tấm đệm đi văng hay ghế năng lượng sinh học để ưỡn ngực về phía trước. Hãy tựa lưng lên đó mà ưỡn ngực về phía trước, hai bàn chân bám chắc vào mặt sàn. Thư giãn và để cho các cơ ngực lỏng ra.
Luân xa 5. Xoay đầu và cổ. Xoay theo các hướng: cúi gập, ngửa lên, quay trái, quay phải, nghiêng trái, nghiêng phải. Xoay tròn sang phải rồi ngược lại.
Luân xa họng này cũng đáp ứng rất tốt đối với âm thanh. Bạn hãy hát lên! Hoặc tạo ra bất cứ tiếng động nào mình thích nếu bạn không biết hát.
Luân xa 6. Lặp lại các động tác như với luân xa 5 và sử dụng mắt nhiều hơn.
Luân xa 7. Dùng tay phải xoa đỉnh đầu theo chiều kim đồng hồ.
22. Mường tượng để khai mở các luân xa ( mức 4 của trường hào quang )
Để thực hiện bài tập này, bạn hãy ngồi trên ghế thoải mái hoặc trong tư thế hoa sen trên một chiếc gối đặt ở sàn nhà. Giữ lưng thật thẳng. Trước tiên, sau khi tĩnh tâm bằng một trong các bài tập thiền định, hãy tập trung chú ý vào luân xa 1, xem nó là một cuộn xoáy ánh sáng màu đỏ xoay thuận chiều kim đồng hồ ( nhìn từ bên ngoài vào thân thể thấy thuận chiều ). Nó hướng thẳng xuống bên dưới người bạn, hình nón xoay tít mà đáy mở về phía mặt đất và đỉnh chạm vào cuối cột sống. Trong khi theo dõi nó quay, hãy hít vào và thở ra màu đỏ. Lúc hít vào, hãy mường tượng hơi thở có màu đỏ. Lúc thở ra thì không mường tượng, chỉ theo dõi xem đó là màu gì. Lặp lại cho đến khi thấy được màu đỏ cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra. Nếu màu đỏ lúc thở ra nhạt hơn hoặc xỉn, có nghĩa là cần phải cân bằng các năng lượng màu đỏ. Nếu màu nhạt, cần thêm màu đỏ trong trường năng lượng. Nếu màu xỉn, cần thanh lọc luân xa bên dưới. Cứ làm như vậy bằng cách lập lại bài tập cho đến khi màu vào và màu ra như nhau. Điều này là xác thực cho mọi luân xa.
Trong khi duy trì bức tranh nói trên về luân xa 1, hãy chuyển dịch tới luân xa 2 nằm ở trên xương mu chừng 2 in. Hãy mường tượng ra hai cuộn xoáy, một ở phía trước, một ở phía sau. Hãy nhìn xem chúng xoay thuận chiều, với màu đỏ-vàng cam sáng chói. Hít vào màu đỏ-vàng cam. Thở ra cũng màu đỏ-vàng cam. Lặp lại. Kiểm tra để thật chắc chắn là màu hít vào và màu thở ra như nhau, trước khi tiếp tục chuyển dịch.
Trong khi vẫn giữ mường tượng về hai luân xa đầu tiên đó, bạn hãy chuyển dịch tới luân xa 3 nằm ở đám rối thái dương. Mường tượng tại đây hai cuộn xoáy màu vàng đang xoay. Hít vào màu vàng. Thở ra cũng màu vàng. Lặp lại cho đến khi màu vàng sáng lên cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra.
Hãy chuyển dịch đến luân xa 4. Hãy nhìn xem các cuộn xoáy màu lục đang xoay thuận chiều kim đồng hồ. Hít vào màu lục và thở ra cũng màu lục cho đến khi cân bằng màu sắc. Hãy nhìn xuống phía dưới để thật chắc chắn thấy các luân xa khác ( vừa mới được bạn nạp năng lượng ) vẫn đang xoay, trước khi chuyển dịch đến luân xa 5.
Tại luân xa 5 hãy hít vào cũng như thở ra màu xanh qua các cuộn xoáy đang xoay thuận chiều kim đồng hồ.
Tại luân xa con mắt thứ ba ( tức luân xa 6 - ND ), hãy nhìn xem các cuộn xoáy màu tím đang xoay thuận chiều kim đồng hồ phía trước và phía sau đầu. Lặp lại các bài tập thở này.
 
Sau đó chuyển dịch đến luân xa 7. Nó có màu trắng sữa, khi trú ở đỉnh đầu, xoay thuận chiều kim đồng hồ. Hãy hít vào màu trắng. Thở ra cũng màu trắng. Lặp lại. Hãy nhìn xem tất cả bảy luân xa đều xoay thuận chiều kim đồng hồ. Hãy nhìn xem dòng năng lượng thẳng đứng tuôn chảy lên xuống dọc cột sống của bạn. Nó rung động theo hơi thờ của bạn. Lúc bạn hít vào, nó dâng lên. Lúc bạn thở ra, nó hạ xuống. Hãy nhìn xem tất cả các luân xa liên kết với nó tại các đầu mút của chúng, có luân xa 7 tạo nên lối vào và lối ra ở đỉnh, có luân xa gốc tạo nên lối vào và lối ra ở nền, để cho năng lượng tuôn chảy qua trường năng lượng của bạn. Hãy nhìn xem năng lượng rung động tuôn chảy qua khắp tất cả các luân xa khi bạn hít vào. Toàn bộ trường năng lượng của bạn lúc này tràn đầy năng lượng ánh sáng. Đây là bài tập tốt cần thực hiện trước khi tiến hành chữa trị, để khai mở và nạp năng lượng cho tất cả các luân xa của bạn.
23. Tập thở và tập tư thế để nạp và khai mở các luân xa ( các mức 5-7 của trường hào quang )
Những bài tập mạnh mẽ nhất mà tôi đã thấy dùng để nạp năng lượng cho trường hào quang, làm nó sáng lên, thanh lọc nó và tăng lực cho nó là những bài tập do các nhà Yoga Kundalini dạy, những người này tập trung vào tư thế, hít thở và tính mềm dẻo của cột sống. Tôi khuyên bạn nếu có dịp tốt thì trực tiếp học một tôn sư Kundalini. Nếu không có điều kiện đó thì sau đây là một số bài tập của họ mà tôi đã tinh giản đi để bổ sung vào cuốn sách, như ở Hình 21-3.
- Luân xa 1. Ngồi trên sàn nhà, gối gập lại, gót chân đặt dưới mông. Để lòng bàn tay áp lên bắp đùi. Ưỡn cột sống về phía khung chậu lúc hít vào và cong cột sống về phía sau lúc thở ra. Nếu bạn thích, có thể dùng một câu thần chú để niệm vào mỗi động tác thở. Lặp lại một số lần.
- Luân xa 2. Ngồi xếp bằng vắt tréo chân trên sàn nhà. Hai tay nắm hai cổ chân và hít vào thật sâu. Ưỡn cột sống ra trước và nâng lồng ngực lên, quay chóp của khung chậu ra sau. Khi thở ra, cong cột sống ra sau và ưỡn khung chậu ra trước, gần với các " xương tọa ". Lặp lại một số lần. Niệm thần chú nếu bạn thích.
- Luân xa 2 - Tư thế khác. Nằm ngửa. Chống hai khuỷu tay lên. Giơ thẳng hai chân lên khỏi mặt sàn chừng 1 phút. Giạng rộng hai chân ra và hít vào, lúc thở ra thì khép hai chân lại cho tréo nhau, trong khi gối vẫn thẳng. Lặp lại một số lần. Nâng cao chân thêm một chút rồi tập tiếp. Tập cho đến khi chân giơ cao cách màn sàn khoảng 2 1/2 inc., sau đó lại hạ thấp dần và tập như trên. Nghĩ. Lặp lại một số lần.
- Luân xa 3. Ngồi vắt chéo chân, đưa cánh tay lên ngang vai, gập khuỷu cho các ngón tay chạm vai. Hít vào và xoay ngược sang trái, thở ra và xoay người sang phải. Thở thật dài và sâu. Chú ý giữ thẳng cột sống. Lặp lại một số lần và theo chiều ngược lại. Lặp lại nữa. Nghỉ một phút. Lặp lại toàn bộ bài tập ở tư thế quỳ.
- Luân xa 3 - Tư thế khác. Nằm ngửa hai chân duỗi thẳng sát nhau và giơ gót chân lên khỏi mặt sàn 6 in. Nhấc đầu và vai lên khỏi mặt sàn 6 in, nhìn xuống ngón chân, cánh tay duỗi thẳng, ngón tay hướng xuống chân. Ỡ tư thế này, thở nhẹ bằng mũi trong 30 lần đếm. Thư giãn, nghỉ trong 30 lần. Lặp lại một số lần.
- Luân xa 4. Ngồi vắt tréo chân, giơ cánh tay ngang vai, gập khuỷu cho cẳng tay ra trước, các ngón tay ngoắc chặt lấy nhau ngang tầm trung tâm tim. Đưa hai khuỷu tay lên xuống theo kiểu bập bênh, đồng thời thở thật dài và sâu. Tiếp tục một số lần, hít vào và thở ra, các ngón tay ngoắc chặt kéo lên nhau. Thư giãn một phút. Lặp lại bài tập ở tư thế ngồi gập gối, gót chân đặt dưới mông. Bài tập này nâng cao nâng lượng.
Phải chắc chắn là khung chậu tóp lại.
- Luân xa 5. Ngồi vắt tréo chân, bàn tay áp lên gối, tay duỗi thẳng. Bắt đầu cong phần trên cột sống. Hít vào về đàng trước, thở ra về đàng sau. Lặp lại một số lần. Nghỉ.
Bây giờ cong cột sống bằng cách nhô vai lên đồng thời hít vào, và hạ vai xuống đồng thời thở ra. Lặp lại một số lần. Hít vào và giữ 15 giây khi hai vai nhô cao. Thư giãn.
Lặp lại các bài tập nói trên trong tư thế ngồi gập gối, gót chân đặt dưới mông.
- Luân xa 6. Ngồi vắt tréo chân, giơ cánh tay ngang vai, gập khuỷu cho cẳng tay ra trước, các ngón tay ngoắc chặt lấy nhau ngang tầm với họng. Hít vào, nín thở, sau đó nén bụng và các cơ thắt, đẩy năng lượng đi lên, như thể bạn đang bóp thuốc đánh răng ra khỏi ống. Thở ra đẩy năng lượng ra khỏi chỏm đầu, trong khi giơ hai tay ngoắc chặt nhau lên trên đầu. Lặp lại.
Lặp lại bài tập này trong tư thế ngồi gập gối, gót chân đặt dưới mông.
- Luân xa 7. Ngồi vắt tréo chân, tay duỗi thẳng hướng lên trời. Hai ngón trỏ áp chặt và duỗi, còn các ngón khác đan lấy nhau. Hít vào bằng cách giơ cao cái " mỏ hàn " đó lên cao, miệng nói " sat ". Thở ra, miệng nói " nam " khi thư giản " mỏ hàn ". Lặp lại một số lần với nhịp thở nhanh. Sau đó, thở vào và nén năng lượng từ nền cột sống đi lên chỏm đầu băng cách trước tiên nén và giữ các cơ thắt, sau đó nén và giữ các cơ bụng. Nín thở rồi thở ra trong khi vẫn giữ toàn bộ trạng thái co cơ. Thư giãn. Nghỉ. Nếu câu thần chú " sat, nam " không thích hợp thì bạn dùng một câu thần chú khác.
Lặp lại, trong tư thế ngồi gập gối, gót chân đặt dưới mông. Nghỉ.
Lặp lại bài tập nhưng không dùng thần chú. Thay vào đó, hãy thở nhanh nông bằng mũi.
- Luân xa 7 - Tư thế khác. Ngồi vắt tréo chân. Giơ hai tay lên 60 độ, khuỷu và cổ tay duỗi thẳng, hai lòng bàn tay đối diện nhau. Thở nhẹ bằng mũi và để hơi thở cọ vào phần saui một chỗ ưỡn nhẹ ở thắt lưng. Bạn có thể ngồi trên ghế tựa, sử dụng lưng ghế để dựa vào, hoặc bạn có thể ưa tư thế yoga hơn thì ngồi trên một gối đệm đặt ở sàn nhà, hai chân bắt tréo. Hãy đảm bảo một tư thế hết sức thoải mái.
1. nếu bạn thuộc dạng tâm động, hãy nhắm mắt lại và chỉ đơn giản theo dõi nhịp thở vào ra thân thể mình. Có thể là bạn muốn thỉnh thoảng lặp lại lời nhắc nhở bản thân "Theo hơi thở tới trung tâm". Bằng khả năng mường tượng của mình, bạn hãy theo hơi thở mà đi vào thân thể và mọi con đường tới trung tâm của bạn. Các giác quan của bạn có thể bắt đầu đi theo luồng năng lượng chảy suốt thân thể bạn.
2. Nếu bạn thuộc dạng thị giác, hãy tưởng tượng có một ống óng vàng lên xuống dọc cột sống, chỗ có luồng sức mạnh chủ yếu của hào quang. Hãy mường tượng ra một quả cầu màu óng vàng ngả trắng bên trên đầu bạn. Khi bạn thở một cách yên bình thì quả cầu chầm chậm hạ xuống qua cái ống mà đi vào phần trung tâm của thân thể bạn tới đám rối thái dương. Sau đó bạn hãy theo dõi quả cầu óng vàng này lớn lên như mặt trời bên trong đám rối thái dương của bạn.
Có thể là bạn muốn làm cho quả cầu óng vàng nơi đám rối thái dương tiếp tục lớn lên.
Trước tiên hãy để cho nó bơm đầy thân thể bạn bằng ánh sáng óng vàng. Rồi để cho nó làm đầy trường hào quang của bạn cũng bằng ánh sáng óng vàng đó. Tiếp tục cho lan ra để làm đầy căn phòng bạn đang ngồi. Nếu bạn thiền định giữa một vòng người bao quanh thì hãy nhìn thấy những quả cầu óng vàng của họ phồng lên tạo thành một vòng tròn óng vàng, làm đầy căn phòng. Hãy để cho nó lan ra, lớn lên to hơn căn phòng, cho tới tòa nhà cao tầng bạn đang có mặt trong đó, cả khu vực bên ngoài tòa nhà, cả thị trấn hay đô thị, cả bang, cả nước, cả châu lục, cả địa cầu và vượt xa hơn. Hãy tiến hành từ từ. Hãy chuyển dịch ý thức của bạn để phát triển quả cầu ánh sáng óng vàng to ra tới mặt trăng, tới các vì sao. Hãy làm đầy vũ trụ bằng ánh sáng óng vàng rực rỡ. Hãy nhìn thấy bản thân bạn là một phần của vũ trụ ấy, làm thành một với cái đó và vì vậy mà làm thành một với Thượng đế.
Bây giờ bạn hãy giữ lấy ánh sáng đang rực rỡ ấy và từng bước mang nó trở lại bên trong, đúng như khi bạn gửi nó đi ra bên ngoài. Hãy làm đầy con người bạn bằng toàn bộ ánh sáng ấy và bằng sự hiểu biết vũ trụ. Phải đảm bảo thực hiện việc này dần dần, tuần tự từng bước đưa trở lại vào bên trong. Hãy cảm nhận trường hào quang của bạn lúc này được nạp nhiều năng lượng kinh khủng. Bạn cũng đã mang trở về cho trường hào quang của bạn nhận thức về việc bạn làm thành một với Đấng sáng tạo.
3. Nếu bạn thuộc dạng thính giác, có thể bạn muốn chỉ đơn giản sử dụng một câu thần chú cho toàn bộ buổi thiền định. Có thể bạn muốn dùng một tên gọi thiêng liêng như thần chú, chẳng hạn Om, Sat-Na, Jesus, hoặc "Hãy im và nhận biết ta là Thượng Đế". Hoặc có thể bạn muốn đánh một nốt nhạc. Tôi thấy có một số hôm phải cố gắng hơn để tập trung, do vậy tôi có thể sử dụng phối hợp các bài thiền định nói trên để làm cho tâm trí mình khỏi bị ảnh hưởng bởi các thứ âm thanh đó. Vào hôm khác, tất cả cái mà tôi cần chỉ đơn giản là một câu thần chú.
Để tiến hành thêm thiền định và thực hành nhằm đạt tới trạng thái chấp nhận bản thân tĩnh lặng và phát triển tính nhạy cảm của bạn, tôi đặc biệt khuyên bạn theo các bài tập trong cuốn sách Kiểm tra tự nguyện của Jack Schwarz. Cuốn sách chứa đựng toàn bộ các loại bài tập phù hợp với tinh thần phương Tây và rất công hiệu.
Do chỗ bạn đã tập trung và tâm trí bạn được tĩnh lặng, bạn sẵn sàng ngồi chờ đợi hướng dẫn tâm linh.
Dẫn kênh các thầy dạy tâm linh của mình để xin hướng dẫn
Mỗi người có vài hướng đạo tâm linh lưu lại với họ và hướng dẫn họ qua suốt nhiều cuộc đời. Thêm vào đó, mỗi người còn có các thầy học hướng đạo lưu lại trong suống những thời gian học hỏi đặc biệt và được chọn lựa cho việc học hỏi đặc biệt đó. Chẳng hạn, nếu bạn học để thành nghệ sĩ, bắt buộc bạn phải có một vài hướng đạo thuộc dạng nghệ sĩ ở xung quanh để tạo cảm hứng. Trong bất cứ công trình sáng tạo nào mà bạn để tâm trí vào, tôi chắc rằng bạn đã được các hướng đạo tạo cảm hứng cho, họ là những người có mối liên kết với loại công việc này trong thế giới tâm linh, ở đó các hình thái được hoàn hảo hơn và tốt đẹp hơn cái mà chúng ta có khả năng thể hiện trên bình diện trái đất.
Để tiếp xúc với các hướng đạo của mình, hãy đơn giản ngồi lại trong sự thấu hiểu tĩnh lặng, yên bình là bạn làm thành một với Thượng đế, là ánh sáng của Thượng đế hiện hữu trong từng phần của thân thể bạn và bạn được tuyệt đối an toàn. Thái độ đó cho phép bạn đạt tới trạng thái tĩnh lặng nội tâm và trạng thái này cho phép bạn nghe được.
Nói chung, khi đi vào trạng thái nâng cao để xin hướng dẫn, tôi đi qua trải nghiệm nội tâm sau đây.
Tôi cảm thấy bị kích thích vì có cảm giác về sự hiện diện của một hướng đạo giàu ánh sáng và yêu thương. Rồi tôi nhận thấy một chùm tia sáng trắng bên trên tôi và tôi bắt đầu nâng mình lên để đi vào trong chùm tia sáng đó (Người ta có thể nói là tôi đi lên để nhập vào đó bằng óc tưởng tượng). Tình trạng kích thích trong tôi giảm bớt khi tôi nhận ra một đám mây màu hồng của yêu thương hạ xuống phủ lên người tôi. Tôi trở nên tràn trề cảm giác yêu thương và an toàn. Bấy giờ tôi cảm thấy bản thân được nâng lên vào trong một trạng thái cao hơn của ý thức. Vào lúc này thân thể tôi có thể điều chỉnh đôi chút, như khung chậu võng xuống hơn (tư thế hướng về phía trước) và cột sống thẳng ra hơn. Tôi có thể ngáp một cái không tự giác để giúp luân xa họng của mình khai mở (Đây là luân xa qua đó ta nghe được tiếng nói của các hướng đạo).
Sau khi lên cao thêm, tôi đi vào một trạng thái yên bình thiêng liêng. Thường thì lúc này tôi vừa nghe tiếng vừa nhìn thấy các hướng đạo. Suố trong thời gian bắt đầu đọc thông tin, tôi vẫn tiếp tục lên cao. Tôi thường có khoảng ba thầy dạy hướng dẫn cho. Người đã đến trước đây để giúp tôi thường có một hoặc nhiều hướng đạo của Người đi theo.
Đó là trải nghiệm về ánh sáng, yêu thương và yên bình khẳng định mối liên kết của bạn với các hướng đạo. Nếu bạn không có được điều này khi tìm cách dẫn kênh thì cầm chắc là lúc ấy bạn không liên kết được với các hướng đạo.
Hướng đạo sẽ truyền đạt thông tin với hình thái nào mà bạn dễ tiếp nhận nhất. Hoặc là một khái niệm chung, những lời nói trực tiếp, những bức tranh biểu tượng, hoặc là những bức tranh trực tiếp về những sự việc xảy ra như các trải nghiệm trong quá khứ hay tiền kiếp. Khi một hình thái truyền đạt không tới được bạn, hoặc là bạn sợ hãi điều được chuyển đến thì các hướng đạo sẽ chuyển sang một hình thái khác hoặc tiếp cận vấn đề từ một khía cạnh khác. Chẳng hạn, nếu tôi sợ những lời nói đi vào có một ý nghĩa nào đó, hay nếu có người nào đã đặt ra một câu hỏi đặc bệt có thể gây tranh luận, tôi thường "chạy trốn"  khỏi vị trí thanh bình và hài hòa nội tâm ấy và không còn nghe được những điều mà hướng đạo nói nữa. Bấy giờ tôi phải mất một hai phút để tìm lại vị trí ấy trong tôi. Nếu tôi vẫn không nắm bắt được lời của họ thì các hướng đạo chắc hẳng sẽ gửi đến cho tôi một khái niệm tổng quát mà sau đó  tôi tìm cách lý giải bằng lời lẽ của riêng tôi. Điều này dần dần lại hòa hợp với những lời nói của các hướng đạo và tôi "trở lại hàng ngũ". Nếu việc đó không có hiệu quả thì nội dung sẽ được chuyển đến dưới dạng một bức tranh mà tôi sẽ bắt đầu mô tả và để cho bệnh nhân giúp mình tìm ra ý nghĩa của bức tranh biểu tượng đối với họ.
Các trải nghiệm bên trong của tôi về dẫn kênh bằng lời nói như sau: Tôi ngồi ở tư thế bắt tréo chân, hai lòng bàn tay đặt dưới bắp vế. Trước hết tôi tập trung vào bản thân. Theo tôi, việc này về phương diện tâm động có nghĩa là bám chặt vào thân thể mình. Có cảm giác như thể tôi xây một nền móng năng lượng chắc chắn ôm lấy nửa thân dưới. Có nền móng này rồi, tôi bắt đầu nâng cao ý thức của mình bằng cảm nghĩ tâm động là nó dâng lên và tập trung vào phía trên để đi vào trong ánh sáng. Tôi cũng xoay hai lòng bàn tay hướng lên trên khi tiến hành việc này. Đến một điểm nào đó khi tôi đã được nâng lên cao thì sẽ có tiếp cận với hướng đạo. Một lần nữa tôi lại cảm nhận điều này bằng tâm động. Tôi nhìn thấy hướng đạo của mình ở phía sau vai phải và tôi nghe một vài lời nói đầu tiên phát ra từ phía đó. Khi tôi và hướng đạo đã sẵn sàng để bắt đầu, tôi giơ hai tay, giữ các đầu ngón áp sát nhau và đặt lên trước đám rối thái dương hoặc trước tim mình. Điều này làm cân bằng trường năng lượng của tôi và giúp cho việc duy trì trạng thái được nâng cao. Thở cọ mũi cũng hỗ trợ cho việc đó. Vào lúc này, tôi thường bắt đầu dẫn kênh bằng lời nói. Trước tiên lời nói đi từ khu vực vai phải tới. Tôi càng liên kết chặt chẽ với quá trình dẫn kênh bao nhiêu thì những lời nói đó càng gần sát bấy nhiêu. Hướng đạo cũng như tiến lại gần hơn. Chẳng mấy chốc không có thời gian trễ giữa nghe và nói, và hướng đi rõ ràng của những lời nói chuyển dịch lên phía trên và bên trong đầu tôi. Hướng đạo cũng hiện ra ăn khớp như in với tôi. Người bắt đầu lắc hai cánh tay và hai bàn tay của tôi phối hợp với đối thoại. Người thường dùng hai tay tôi để cân bằng trường năng lượng của tôi và cho năng lượng tuôn chảy vào các luân xa của tôi trong khi Người nói chuyện. Việc này giữ cho năng lượng ở mức cao và tập trung. Bản thân nhân cách tôi như bồng bềnh đâu đó, lắng nghe và theo dõi tất cả. Cùng lúc đó, tôi cảm thấy hòa cùng hướng đạo, như thể tôi là hướng đạo. Là hướng đạo, tôi cảm thấy mình lớn hơn nhân cách của mình là Barbara.
Vào cuối cuộc đối thoại, trải nghiệm của tôi là thôi liên kết bằng ánh sáng với hướng đạo và ngừng nâng mình lên, trong khi ý thức của tôi chìm xuống đi vào thân thể và bản thân nhân cách tôi. Vào lúc này tôi thường hết sức nhút nhát.
Giác quan các luân xa
Cho đến đây tôi chỉ mới đề cập đến việc đáo đạt thông tin bằng bốn giác quan thông thường là thị giác, thính giác, xúc giác và khứu giác. Hiếm hoi thôi, nhưng tôi giả định rằng con người cũng có thể dẫn kênh bằng vị giác. Qua nghiên cứu quá trình đáo đạt thông tin, tôi thấy rằng mỗi phương thức hay mỗi giác quan có liên quan đến một luân xa; nghĩa là ta đáo đạt thông tin thông qua cơ chế cảm giác của từng luân xa. Hình 19-I liệt kê bảy luân xa và giác quan hoạt động qua mỗi luân xa. Khi tôi quan sát một người đang dẫn kênh, tôi có thể cảm nhận người đó đang sử dụng luân xa nào để có được thông tin. Luân xa đó thường rất hoạt động và có nhiều năng lượng chảy qua hơn trong khi người đó dẫn kênh. Nhớ rằng ta thường không phân biệt được giữa giác quan tâm động, cảm nghĩ và trực giác, song theo quan niệm của tôi, chúng khác nhau như được mô tả ở Hình 19-I. Ta cũng không gọi yêu thương là một giác quan. Hãy bắt đầu ngay việc chú ý hơn đến điều diễn ra khi bạn đang yêu hay "yêu thương bằng cảm giác". Yêu thương không phải cùng loại với các cảm nghĩ khác. Dĩ nhiên yêu thương đúng là hơn cả giác quan. Nó cũng là phương thức của con người để hòa nhịp với những người khác.
Loại thông tin mà bạn nhận được qua mỗi luân xa có khác nhau. Luân xa 1 chuyển giao thông tin cảm nghĩ tâm động trong thân thể bạn như một cảm giác về cân bằng hay mất cân bằng, những run rẩy chạy lên chạy xuống dọc cột sống, nỗi đau thể chất trên một phần thân thể, một cảm giác về bệnh tật hay sức khỏe, an toàn hay lâm nguy. Thầy chữa có thể sử dụng thông tin này để biết được bệnh nhân đang ở trạng thái nào. Nếu thầy chữa cảm thấy có bệnh và biết rằng bệnh này không phải ở nơi mình thì thầy chữa sẽ biết đó là của bệnh nhân. Khi thầy chữa đặt tay lên chân đau của bệnh nhân thì có thể thầy chữa thấy đau ở chính chân mình hay tay mình và nhờ vậy mà cảm nhận được đau đớn ở chân của bệnh nhân. Mọi thông tin loại này đều đến qua luân xa 1 và có thể được sử dụng rất công hiệu nếu thầy chữa thanh lọc bản thân đến mức thân thể của chính mình là một màn hướng âm. Thầy chữa có thể phân bu quan trọng là làm việc trong một căn phòng sạch sẽ đã được thanh lọc hết các năng lượng suy yếu, các viba xấu hoặc năng lượng orgone chết như Wilhelm Reich đã từng gọi. Nếu có điều kiện thì chọn một căn phòng nhiều ánh sáng mặt trời và thoáng đãng. Bạn cũng có thể xông khói để giữ sạch căn phòng bằng cách đốt cỏ thơm và tuyết tùng hoặc xô thơm và tuyết tùng theo lối cổ truyền của người da đỏ.
Đểxông khói căn phòng bằngtuyết tùng và xô thơm, bạn hãy xếp một ít tuyết tùng và xô thơm khô vào một cái thùng rồi châm lửa. Người da đỏ có tập quán dùng một cái vỏ bào ngư vào việc xông khói, để có thể tiêu biểu cho đủ cả bốn yếu tố: lửa, đất, không khí và nước. Nhưng nếu bạn không sẳn vỏ bào ngư thì có thể dùng chảo. Khi đã có nhiều tuyết tùng và xô thơm cháy, hãy dập lửa đi. Chảo có vung đậy càng tốt. Sẽ có nhiều khói tỏa ra bốn góc phòng. Tục lệ của người da đỏ là bắt đầu tại phần cực đông của ngôi nhà hoặc căn phòng rồi cho lan ra theo hướng mặt trời mọc ( thuận chiều kim đồng hồ ). Đảm bảo có một cửa ra vào bỏ ngỏ trước khi bạn bắt đầu xông khói. Khói sẽ hấp dẫn năng lượng orgone chết và đưa nó ra ngoài qua cửa đó.
Để hoàn tất việc xông khói, bạn có thể bỏ vào lửa một ít hột ngũ cốc coi như một lễ vật ta ơn. Để học được nhiều hơn về các truyền thống của người da đỏ, tôi xin giới thiệu bạn tới Bà Oh-Shinnah thuộc Four Corners Foundation. 632 Oak Street, San Francisco, California 94117. Bà Oh-Shinnah xông khói từng bệnh nhân của mình bằng cách này trước khi làm việc với họ. Điều đó thanh toán được nhiều năng lượng orgone chết trước khi bà bắt đầu công việc. Bạn có thể xông khói cho bản thân nếu tự cảm thấy có tắc nghẽn. Một số người đốt muối Epsom ( một loại muối có tác dụng tẩy nhẹ, thường dùng trong y học, công nghiệp da, công nghiệp dệt - ND ) bằng cách cho muối này vào xoong, rưới lên đó một ít rượu rồi đem đun. Khi dùng chảo như vậy thì bạn hay bệnh nhân của bạn hãy đi dạo quanh phòng.
Đồ pha lê dựng cung quanh căn phòng giúp gom năng lượng orgone chết lại. sau đó ta tẩy sạch bằng cách ngâm qua đêm trong một cái bát chứa một pint ( khoảng nửa lít - ND )nước nguồn có pha muối biển với lượng 1/4 thìa uống trà. Máy phát ion âm cũng giúp thanh lọc căn phòng. Bạn chớ bao giờ làm việc trong một căn phòng thiếu thông gió hoặc được chiếu sáng bằng ánh sáng huỳnh quang. Ánh sáng quỳnh quang phát ra một tần số gây trở ngại cho rung động bình thường của hào quang, gây nên một tần số dập trong trường năng lượng. Dãy quang phổ cũng có hại cho sức khỏe.
Nếu bạn làm việc trong một căn phòng thiếu thông gió hoặc được chiếu sáng bằng ánh sáng huỳnh quang, có thể bạn sẽ bị ốm. Bạn sẽ bắt đầu tích tụ năng lượng orgone chết vào thân thể mình, các rung động của bạn sẽ xuống thấp và ngày càng yếu dần. Cuối cùng bạn sẽ phải ngừng công việc, có thể là trong một thời gian vài ba tháng cho đến khi hệ thống năng lượng của bạn có thể tự thanh lọc. Thậm chí bạn không thể nhận biết sự suy giảm tần số năng lượng của mình vì tính nhạy cảm của bạn cũng sẽ giảm theo.
Quan tâm đến thầy chữa
Nếu bạn phát hiện ra mình đang tích tụ các năng lượng orgone chết vào người thì, dể thanh lọc hào quang của mình, bạn hãy dành ra 20 phút để tắm trong bồn nước ấm có pha 1 pound ( khoảng 450g - ND ) muối biển và 1 pound Na bicarbonate. Việc này có thể làm cho bạn rất mệt vì nó lấy ra khỏi thân thể rất nhiều năng lượng, do đó sau khi tắm xong, bạn hãy sẳn sàng để cơ thể nghỉ ngơi nhằm tự bổ sung. Nằm dài dưới ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn nạp năng lượng cho hệ thống. Tắm nắng trong bao nhiêu lâu hoàn toàn tùy thuộc vào hệ thống năng lượng của bạn. Hãy có trực giác khi thân thể bạn nói là đủ rồi thì hãy tin nó. Có thể hằng tuần bạn phải tắm nhiều lần như trên để tự thanh lọc.
Thầy chữa cũng như bệnh nhân, sau mỗi buổi chữa đều phải uống một cốc đầy nước nguồn. Để nước chạy qua hệ thống năng lượng của bạn là giúp cho việc thanh thải năng lượng orgone chết và phòng ngừa phù nề. Thật là ngược đời, phù nề trước hết lại là do không uống đủ nước. Thân thể của bạn sẽ giữ nước lại trong một cố gắng lưu năng lượng orgone chết trong nước, thay vì để nó thấm sâu vào các mô của thân thể bạn.
Các tinh thể cũng giúp bảo vệ hệ thống năng lượng của thầy chữa. Có thể đeo lên đám rối thái dương một tinh thể thạch anh trong hoặc thạch anh tím để tăng lực cho trường năng lượng của bạn và làm cho nó trở nên khó thẩm lậu hơn. Thạch anh hồng giúp bảo vệ nếu được đeo lên luân xa tim. Có nhiều điều đáng nói về việc chữa trị bằng các tinh thể. Nói chung tôi sử dụng bốn tinh thể trên bệnh nhân khi chữa trị, cộng thêm những tinh thể đeo trên người bằng thạch anh tím và thạch anh hồng. Tôi cho bệnh nhân đeo ở tay ( kỉnh tâm ) một tinh thể lớn hơn thạch anh hồng và ở tay phải một tinh thể lớn thạch anh trong. Chúng thấm đẫm năng lượng orgone chết sẽ được giải tỏa khi chữa trị. Tôi dùng một tinh thể lớn thạch anh tím có chứa khoáng sắt để lên luân xa 2 hoặc luân xa 1 để giữ cho trường năng lượng của bệnh nhân rung động mạnh mẽ. Sắt giúp cho việc giữ bệnh nhân được tiếp đất. Các tinh thể có khuynh hướng giữ bệnh nhân tại thân. Thạch anh màu khói đeo lên đám rối thái dương có tác dụng tốt trong việc này.
Nếu bạn đeo tinh thể, bạn phải chắc chắn là đeo loại tinh thể thích hợp với thân thể mình. Nếu tinh thể quá mạnh, nó sẽ làm tăng các rung động của trường năng lượng và cuối cùng làm cho trường năng lượng kiệt quệ bởi vì mức chuyển hóa cơ bản của bạn sẽ không đủ mạnh để theo kịp mức mà tinh thể gây ra trên trường năng lượng của bạn, nghĩa là bạn sẽ không thể nào cung cấp đủ năng lượng cho trường năng lượng của mình để duy trì các tần số cao hơn. Cuối cùng bạn sẽ mất năng lượng. Tuy nhiên, nếu bạn chọn một tinh thể chỉ mạng hơn chút ít so với trường năng lượng của bản thân thì bạn sẽ nâng cao được trường năng lượng của bạn.
Nếu bạn đeo một tinh thể có rung động thấp hơn trường năng lượng của bản thân thì tinh thể sẽ đặt một lực cản lên nó và làm chậm các iờ đây, khi bạn đã có một ý niệm về thông tin đi vào qua từng luân xa, chúng ta hãy nhìn vào các mức khác nhau của thực tại đã được luận bàn ở các chương 7 và 15. Ở đó tôi đã luận bàn về mức thể chất của thực tại, mức tinh tú, mức etheric mẫu, mức thượng giới, mức ketheric mẫu và những sinh linh tồn tại ở mỗi mức. Tôi cũng đã nói rõ rằng có những mức vượt quá cả mức thứ bảy. Để cảm nhận được ở từng mức, luân xa mà qua đó bạn muốn cảm nhận phải ở trạng thai khai mở tại mức đó. Nếu bạn muốn nhìn thấy một vầng hào quang đặc biệt nào thì bấy giờ bạn phải khai mở luân xa 6 của mình tới vầng đó. Nếu bạn muốn nhìn thấy mức thứ nhất của trường hào quang, bạn phải khai mở luân xa 6 của mình tại mức thứ nhất của hào quang bạn. Nếu bạn muốn nhìn thấy mức thứ hai của hào quang, bạn phải khai mở luân xa 6 của mình tại mức thứ hai của hào quang mình. Khi những người mới bắt đầu nhìn thấy hào quang, họ thường nhìn thấy vầng thứ nhất, vì họ khai mở luân xa 6 của họ ở mức thứ nhất của hào quang mình. Khi đã tiến bộ, họ khai mở luân xa 6 ở vầng kế đó và có thể nhìn thấy vầng này.
Khai mở các luân xa tại những mức phía trên mức thứ tư có nghĩa là bạn sẽ bắt đầu cảm nhận các sinh linh tại những bình diện khác của cuộc sống. Điều đó có phần nào phá vỡ cuộc đời riêng của bạn khi lần đầu tiên nó xảy ra và lấy đi một vài cái đã trở thành quen thuộc đối với bạn. Ví dụ, nhiều lần bạn phải lựa chọn giữa tiếp tục câu chuyện với ai đó và ngưng nói chuyện để lắng nghe hướng đạo của mình lúc đó cũng đang tìm cách nói với mình. Tôi đã mất nhiều thì giờ trong cuộc sống với hai thế giới như vậy. Một người nào đó cảm nhận được sự hiện diện của các sinh linh này và trả lời họ, nhưng với những ai không làm được như vậy thì đó chỉ la chuyện không đâu.
Để nghe được một sinh linh sống tại mức tnh tú nói, bạn phải khai mở luân xa 5 ở mức tinh tú. Nếu bạn muốn nghe một hướng đạo tại mức thứ năm nói, bạn phải khai mở luân xa 5 ở mức thứ năm của trường hào quang. Nếu bạn muốn nhìn thấy một hướng đạo tại mức tinh tú, bạn phải khai mở luân xa 6 ở mức thứ tư. Muốn nhìn thấy một hướng đạo tại mức thứ năm bạn phải khai mở luân xa 6 ở mức thứ năm và cứ thế.
Như đã nói rõ trong Chương 7, có nhiều cửa hoặc dấu niêm giữa các nước luân xa nằm sâu bên trong tâm của luân xa. Các dấu niêm hoặc cửa này phải được khai mở để chuyển dịch từ một lớp sang lớp kế cận. Điều này được thực hiện bằng cách nâng cao mức rung động của hệ thống năng lượng của bạn. Nâng cao và duy trì trường năng lượng của bạn ở mức rung động cao hơn tức là làm công việc thanh khiết hóa. Bạn phải giữ cho trường năng lượng của mình trong sáng và được thanh lọc cao độ để nhận biết những mức cao hơn của trường hào quang. Tiến hành việc này có nghĩa là nâng cao tính nhạy cảm trong đời sống thường ngày của bạn. Tức là nhiều vấn đề về tự chăm sóc:Chế độ ăn, tập luyện và thực hành tâm linh, sẽ được luận bàn thêm ở phần VI.
Mỗi mức đại diện cho một quãng tám khác cao hơn mức dưới nó về rung động. Đưa nhận biết hữu thức của bạn tới một mức cao hơn có nghĩa là nâng cao tốc độ rung động mà tại đó nhận biết của bạn hoạt động. Đây chưa hẳn là nhiệm vụ dễ dàng bởi vì khi bạn đã thấy chất liệu trình bày trong các chương nói về tâm lý động lực học, mọi việc tăng cường năng lượng trong hệ thống đều đập long các tắc nghẽn, những tắc nghẽn vẫn kéo bạn đi qua các trải nghiệm mà bạn đã chôn vùi trong tiềm thức, bởi lẽ các sự kiện này quá đe dọa khi được cảm nhận vào thời điểm chúng xảy ra.
Thiền định để nâng cao trải nghiệm về từng mức hào quang của bạn.
Tôi đã tìm ra nhiều thực hành thiền định khác nhau nâng cao trải nghiệm của bạn về từng mức hào quang, cũng đã được giới thiệu ở hình 19-1. Để nâng cao trải nghiệm của bạn ở vầng hào quang thứ nhất, bạn hãy đi dạo hoặc tập thiền định hay thư giản sâu. Để nâng cao trải nghiệm về vầng hào quang thứ hai, hãy thiền định trên cảm giác yên bình về hạnh phúc. Để nâng cao trải nghiệm của bạn về mức thứ ba của hào quang, hãy tiến hành các bài tập "nét sắc bén của trí tuệ". Để nâng cao trải nghiệm của bạn về mức thứ tư, hãy thiền định trên ánh sáng màu hồng của yêu thương và hãy tập trung vào yêu thương một bông hoa. Để nâng cao trải nghiệm về con người tại mức thứ năm của hào quang mình, hãy sử dụng các thiền định thăm dò và lắng nghe. Để nâng cao trải nghiệm của bạn về cơ thể thượng giới của mình, hãy thiền định trên cơ sở trở thành một với Ý thức của Đấng cứu thế hay Chúa Jesus. Để trải nghiệm vầng thứ bảy của con người, hãy ngồi thiền định và sử dụng câu thần chú "Hãy im và nhận biết ta la Thượng Đế".
Điểm Lại Chương 19
1. Phương thức tốt để học thính giác cao cấp là gì?
2. Bạn có thể ngồi để xin hướng dẫn như thế nào? Hãy thực hành điều này ít nhất ba lần trong tuần này.
3. Các hướng đạo của bạn sẽ tìm cách thông tin với bạn bằng những hình thái nào?
4. Hãy mô tả giác quan phối hợp với mỗi một trong số bảy luân xa.
5. Nếu bạn muốn "nhìn thấy" một hướng đạo tại mức ketheric mẫu, bạn cần khai mở luân xa nào ở mức nào của trường hào quang?
6. Nếu bạn muốn "nghe" một hướng đạo tại mức tin tú, bạn cần khai mở luân xa nào ở mức nào của trường hào quang?
7. Nếu tôi phải nói rằng tôi đã có một cảm giác mơ hồ là có người ở trong góc nào đó của căn phòng và người đó không lấy gì làm thân thiện, thì tôi phải cảm nhận điều đó qua luân xa nào? Người đó sẽ hiện hữu tại mức nào của trường hào quang?
8. Bạn khai mở một luân xa đặc biệt tại một mức đặc biệt của trường hào quang bạn như thế nào?
9. Khác biệt chính giữa nhìn thấu thị và nhận thông tin do dẫn kênh cho hướng đạo?
Để làm động não
10. Nếu bạn thỉnh cầu và đi theo hướng dẫn thêm nữa thì đời bạn đã đổi khác như thế nào?
11. Về việc chủ động thỉnh cầu hướng dẫn trong đời mình, bạn gặp những chống đối nào là chủ yếu?
12. Hãy xin được hướng dẫn để học cách sử dụng hướng dẫn tốt hơn trong đời bạn. Câu trả lời ra sao?
13. Niềm tin tiêu cực của bạn là gì, hoặc hình ảnh về những điều xấu sẽ xảy đến với bạn nếu bạn đi theo hướng dẫn là gì? Điều đó có liên quan đến những trải nghiệm với quyền uy giữa tuổi thơ của bạn như thế nào? Nó liên quan đến mối liên kết của bạn với hình ảnh của Thượng Đế như thế nào?
14. Nếu ta có tự do ý chí thì tiên tri tác động như thế nào?
15. Việc sử dụng loại tri giác này có thể thay đổi cuộc đời của bạn như thế nào?
16. Khác biệt giữa mường tượng và cảm nhận?