33. QUẺ THIÊN SƠN ĐỘN
Trên là Càn (Trời), dưới là Cấn (núi)

Hể ở lâu thì phải rút lui, lánh đi, hết ngày thì tới đêm, hết đông tới xuân, ngồi lâu phải đứng dậy, già rồi nên về hưu.., cho nên sau quẻ Hằng (lâu) tới quẻ động (là trốn lánh đi).
Thoán từ:
遯: 亨, 小利貞.
Độn: Hanh, tiểu lợi trinh.
Dịch: Trốn lánh đi thì hanh thông; trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì có lợi.
Giảng: Trên là trời, dưới là núi: ở chân núi thì thấy đỉnh núi là trời, nhưng càng lên càng thấy trời lùi lên cao nữa, tới đỉnh núi thấy trời mù mịt tít vời, như trời trốn lánh núi, cho nên đặt tên quẻ là Độn.
Quẻ này hai hào âm ở dưới đẩy bốn hào dương lên trên, có cái tượng âm (tiểu nhân) mạnh lên, đuổi dương (quân tử) đi, trái hẳn với quẻ Lâm. Độn thuộc về tháng 5, Lâm thuộc về tháng 12.
Ở thời Động, âm dương tiến mạnh, dương nên rút lui đi là hợp thời, được hanh thông (có thể hiểu là: đạo quân tử vẫn hanh thông). Tuy nhiên âm mới có 2, dương còn tới 4, chưa phải là thời Bĩ (cả 3 âm đều tiến lên), nên chưa đến nỗi nào, trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì còn có lợi, còn làm được.
Sở dĩ chưa đến nỗi nào, còn hanh thông vì trong quẻ có hào 5, dương, ứng với hào 2, âm; cả hai đều trung chính. Vậy ở thời đó, chưa nên trốn hẳn, nên tính xem việc nào còn làm được thì làm, tùy cơ ứng biến, cho nên Thoán truyện bảo lẽ tùy thời trong quẻ Độn này rất quan trọng.
Đại tượng truyện khuyên trong thời này quân tử nên xa lánh tiểu nhân, cứ giữ vẻ uy nghiêm, đừng dữ dằn với chúng quá.
Hào từ:
1
初六: 遯尾, 厲, 勿用有攸往.
Sơ lục: độn vĩ, lệ, vật dụng hữu du vãng.
Dịch: Hà 1, âm: Trốn sau cùng, như cái đuôi, nguy đấy, đừng làm gì cả.
Giảng: Hào ở dưới cùng, nên ví với cái đuôi ở lại sau cùng. Nó là âm, nhu nhược, hôn ám, không trốn theo kịp người, còn rù rờ ở sau, nên bảo là nguy.
2.
六二: 執之用黃牛之革, 莫之勝說.
Lục nhị: chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thăng thoát.
Dịch: Hào 2, âm: Hai bên (hào 5 và hào 2) khăng khít (bền chặt) với nhau như buộc vào nhau bằng da bò vàng, không thể nào cởi được.
Giảng: hào 2 âm, đắc trung đắc chính, ứng với hào 5 dương cũng đắc trung đắc chính, cho nên tương đắc, khắng khít với nhau, không thể rời nhau được, 2 không thể bỏ 5 mà trốn được.
Màu vàng (da bò vàng) là màu trung, ám chỉ hai hào đó đều đắc trung.
3.
九三: 係遯, 有疾厲, 畜臣妾, 吉.
Cửu tam: Hệ độn, hữu tật lệ, súc thần thiếp, cát.
Dịch: Hào 3, dương, lúc phải trốn mà bịn rịn tư tình thì nguy; nhưng nuôi kẻ tôi tớ trai gái thì tốt.
Giảng: Hào dương này ở gần hào 2 âm, có vẻ bịn rịn tư tình với hào đó, không thể trốn mau được, như bị bệnh mà nguy; có tư tình đó thì không làm được việc lớn, chỉ nuôi bọn tôi tớ trai gái mình tốt với họ thì họ vui lòng mà dễ sai khiến, được việc cho mình.
Bốn chữ “súc thần thiếp, cát” tôi hiểu theo Phan Bội Châu; Chu Hi giảng rất mù mờ, lúng túng; J. Legge giảng là: nếu 3 đổi hào 2, như nuôi tôi tớ trai gái thì tốt. R. Wilhem giảng là 3 vẫn giữ được sự tự quyết, đừng để cho hào 2 sai khiến mình thì tốt.
4.
九四: 好遯, 君子吉, 小人否.
Cửu tứ: Hiếu độn, quân tử cát, tiểu nhân phủ.
Dịch: Hào 4 dương: Có hệ lụy với người, nhưng trốn được, quân tử thì tốt, tiểu nhân thì không.
Giảng: Hào này cũng tối nghĩa; chữ 好 có người đọc là hảo, chữ 否 có người đọc là bĩ, vì vậy có nhiều cách hiểu, với hào 1 âm nhu, có tình thân thiết (hệ lụy) với nhau; nhưng 4 là quân tử, 1 là tiểu nhân, 4 cắt được tư tình mà trốn đi, theo lệ phải (chính nghĩa); chỉ hạng quân tử mới làm vậy được, tiểu nhân thì không.
5.
九五: 嘉遯, 貞吉.
Cửu ngũ: gia độn, trinh cát.
Dịch: Hào 5, dương, trốn mà theo điều chính cho nên tốt.
Giảng: Hà 5, dương có đức trung chính, ứng với hào 2 cũng trung chính, ở thời Độn, cả 2 hào trung chính dắt nhau trốn bọn tiểu nhân, giữ được điều chính, cho nên tốt.
6.
上九: 肥遯, 无不利.
Thượng cửu: Phi độn, vô bất lợi.
Dịch: Hào trên cùng, dương: trốn mà ung dung, đàng hoàng, không có gì là không lợi.
Giảng: Vào lúc cuối thời Độn, càng trốn được xa càng được tự do. Hào này dương cương quân tử, không bịn rịn với hào nào cả (vì hào 3 cũng là dương), có thể ung dung, đàng hoàng trốn được, không nghi ngại gì cả.

°

Ý nghĩa quẻ Độn: trốn phải hợp thời; trốn sau cùng là trễ, thì nguy (hào 1) trốn mà còn vương tư tình thì xấu (hảo 3); trốn một cách trung chính thì tốt (hào 5); trốn mà không bịn rịn thì được ung dung (hào 6). Lại có trường hợp vì hoàn cảnh mà không được trốn đi (hào 2).

Truyện Kinh dịch - Đạo của người quân tử Lời nói đầu của VNthuquan Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 chương 7 PHẦN II - KINH VÀ TRUYỆN I. Quẻ Thuần Càn 2. Quẻ Thuần Khôn 3. QUẺ THỦY LÔI TRUÂN 4. Quẻ SƠN THỦY MÔNG 5. QUẺ THỦY THIÊN NHU 6. QUẺ THIÊN THỦY TỤNG 7.QUẺ ĐỊA THỦY SƯ 8. QUẺ THỦY ĐỊA TỈ 9. QUẺ PHONG THIÊN TIỂU SÚC 10. QUẺ THIÊN TRẠCH LÝ 11. QUẺ ĐỊA THIÊN THÁI 12. QUẺ THIÊN ĐỊA BĨ 13. QUẺ THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN 14. QUẺ HỎA THIÊN ĐẠI HỮU 15. QUẺ ĐỊA SƠN KHIÊM 16 QUẺ LÔI ĐỊA DỰ 17. QUẺ TRẠCH LÔI TÙY 18. QUẺ SƠN PHONG CỔ 19. QUẺ ĐỊA TRẠCH LÂM 20. QUẺ PHONG ĐỊA QUÁN 21. QUẺ HỎA LÔI PHỆ HẠP 22. QUẺ SƠN HỎA BÍ 23. QUẺ SƠN ĐỊA BÁC 24. QUẺ ĐỊA LÔI PHỤC 25. QUẺ THIÊN LÔI VÔ VỌNG 26. QUẺ SƠN THIÊN ĐẠI SÚC 27. QUẺ SƠN LÔI DI 28. QUẺ TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ 29. QUẺ THUẦN KHẢM 30. QUẺ THUẦN LY 31- QUẺ TRẠCH SƠN HÀM 32. QUẺ LÔI PHONG HẰNG 33. QUẺ THIÊN SƠN ĐỘN 34. QUẺ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG 35. QUẺ HỎA ĐỊA TẤN 36. QUẺ ĐỊA HỎA MINH DI 37. QUẺ PHONG HỎA GIA NHÂN 38.QUẺ HỎA TRẠCH KHUÊ 39. QUẺ THỦY SƠN KIỂN 40. QUẺ LÔI THỦY GIẢI 41. QUẺ SƠN TRẠCH TỔN 42. QUẺ PHONG LÔI ÍCH 43. QUẺ TRẠCH THIÊN QUẢI 44. QUẺ THIÊN PHONG CẤU 45. QUẺ TRẠCH ĐỊA TỤY 46. QUẺ ĐỊA PHONG THĂNG 47. QUẺ TRẠCH THỦY KHỐN 48. THỦY PHONG TỈNH 49. QUẺ TRẠCH HỎA CÁCH 50. QUẺ HỎA PHONG ĐỈNH 51. QUẺ THUẦN CHẤN 52. QUẺ THUẦN CẤN 53. QUẺ PHONG SƠN TIỆM 54. QUẺ LÔI TRẠCH QUI MUỘI 55. QUẺ LÔI HỎA PHONG 56. QUẺ HỎA SƠN LỮ 57.QUẺ THUẦN TỐN 58. QUẺ THUẦN ĐOÀI 59. QUẺ PHONG THỦY HOÁN 60. QUẺ THỦY TRẠCH TIẾT 61. QUẺ PHONG TRẠCH TRUNG PHU 62. QUẺ LÔI SƠN TIỂU QUÁ 63. QUẺ THỦY HỎA KÍ TẾ 64. QUẺ HỎA THỦY VỊ TẾ HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG - CHƯƠNG I CHƯƠNG II CHƯƠNG III CHƯƠNG IV CHƯƠNG V CHƯƠNG VI+VII CHƯƠNG VIII CHƯƠNG IX CHƯƠNG X CHƯƠNG XI CHƯƠNG XII HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN HẠ - CHƯƠNG I CHƯƠNG II CHƯƠNG III+IV CHƯƠNG V CHƯƠNG VI CHƯƠNG VII CHƯƠNG VIII CHƯƠNG IX CHƯƠNG X+XI CHƯƠNG XII Lời của học giả Nguyễn Hiến Lê