1. Thị cố Dịch giả tượng dã; tượng 象 giả tượng 像 dã. Dịch: cho nên Dịch là hình tượng: hình tượng là phỏng theo, là tương tự. 2. Thoán giả tài dã. Dịch: Thoán (từ) là ý nghĩa của mỗi quẻ. (Có người dịch là tài liệu của mỗi quẻ) 3. Hào dã giả, hiệu thiên chi động giả dã. Dịch: Hào là phỏng theo các biến động trong thiên hạ. 4. Thị cố cát hung sinh nhi hối lận trứ dã.. Dịch: Cho nên tốt xấu sinh ra mà sự hối tiếc hiện rõ. (chương này không diễn thêm được ý gì. Bốn tiết có thể gom làm một. Phan Bội Châu bỏ cả chương.) CHƯƠNG IV1. Dương quái đa âm, âm quái đa dương, Dịch: Trong quẻ dương có nhiều âm, trong quẻ âm có nhiều dương. Chú thích: như các quẻ Chấn, Khảm và Cấn là dương mà đều có hai hào âm, một hào dương; như các quẻ Tốn, Ly, Đoài là âm mà đều có hai hào dương, một hào âm. 2. Kỳ cố hà dã? Dương quái cơ, âm quái ngẫu. Dịch: Tại sao như vậy? Tại quẻ dương lẻ, quẻ âm chẵn. Chú thích: Chu Hi giảng: quẻ này dương lẻ vì có 5 nét (5 là số lẻ), như quẻ Khảm có hai hào âm, mỗi hào 2 nét, với 1 g dương, 1 nét, cộng là 5 nét; quẻ âm chẵn vì có 4 nét (4 là số chẵn) như quẻ Ly có 2 hào dương, mỗi hào 1 nét, với 1 hào âm 2 nét, công là 4 nét. Có người giảng theo luật: “Chúng dĩ quả vi chủ” (coi lại Phần I, chương IV: như quẻ Khảm có 2 hào âm, 1 hào dương thì lấy hào dương, 1 hào âm thì lấy hào âm (ít) làm chủ, cho nên gọi là quẻ âm. R. Wilhelm giảng một cách khác nữa, rắc rối, tôi không chép lại. (coi sách đã dẫn – tr.337). 3. Kỳ đức hạnh hà dã? Dương nhất quân nhi nhị dân, quân tử chi đạo dã; âm nhị quân nhi nhất dân, tiểu nhân chi đạo dã. Dịch: Đức hạnh (1) của những quẻ dương và âm ra sao? Trong các quẻ dương có một vua (tức hào dương) và hai dân (tức hào âm) hợp với đạo của quân tử; trong các quẻ âm có hai vua và một dân, đó là “đạo” (thái độ, tư cách) của tiểu nhân (2). Chú thích: (1) R Wilhelm đọc là hành và dịch đức hành là bản chất và hành động. (2) Thí dụ theo chu Hi quẻ Khảm 1 hào dương là 1 vua, 2 hào âm là 2 dân; quẻ Ly hai d dương, 1 ha âm là 2 vua, 1 dân. Nhưng ở tiết trên, Chu Hi lấy số nét mà giảng, ở đây lại lấy số hào mà giảng, không nhất trí R. Wilhelm không giảng gì cả. Chương này Phan Bội Châu cũng bỏ trọn.