HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN HẠ
Dịch và chú thích
CHƯƠNG XII

1. Phù Càn, thiên hạ chi chí kiện dã, đức hạnh hằng dị, dĩ tri hiểm. Phù Khôn, thiên hạ chi chí thuận dã, đức hạnh hằng giản, dĩ tri trở.
Dịch: Đạo Càn mạnh nhất trong thiên hạ, đức (đặc tính) của nó là làm việc gì cũng dễ dàng, bình dị, mà biết được chốn nguy hiểm. Ðạo Khôn nhu thuận nhất trong thiên hạ, đức của nó là đơn giản, mà biết được sự trở ngại.
Chú thích: so sánh tiết này với tiết 6 Chương 1 thiên Thượng.
2. Năng duyệt chư tâm, năng nghiên chư hầu chi (1) lự, định thiên hạ chi cát hung, thành thiên hạ chi vỉ vỉ dã.
Dịch: (Thánh nhân) biết vui trong lòng và tìm tòi trong ý nghĩ (cho nên) định được cát hung trong thiên hạ, và làm được những việc gắng gỏi trong thiên hạ.
Chú thích: (1) Hai chữ “hầu chi” này dư, chắc là chép lầm. Phan Bội Châu bỏ tiết này và hai tiết sau.
3. Thị cố biến hoá vân vi, cát sự hữu tường, tượng sự tri khí, chiêm sự tri lai.
Dịch: (Biết) biến hoá trong lời nói (1) và việc làm (biết) vì tốt có điềm lành, xem hình tượng mà biết cách chế đồ dùng, xem bói mà biết được tương lai.
Chú thích: (1) R. Wilhelm cơ hồ bỏ chữ “vân”, dịch là “Biến hoá đưa tới việc làm. J. Leggen dịch khác hẳn: trong các biến hoá, lời nói và việc làm, sự việc gì tốt đều có điềm lành.
Chúng tôi dịch theo lời giảng của chu Hi: “Biến hoá trong lời nói và việc làm, cho nên do việc xem hình tượng mà biết cách chế đồ dùng; việc tốt có điềm lành, cho nên xem bói mà biết được tương lai.”
Về việc xem hình tượng mà chế đồ dùng, xem lại chương 2, thiên Hệ từ hạ truyện này.
4. Thiên địa thiết vị, thánh nhân thành năng, nhân mưu quỉ mưu, bách tính dự năng.
Dịch: Trời đất đặt ngôi rồi, thánh nhân hoàn thành khả năng của mình (Kinh Dịch) nhờ vậy mà trăm họ được dự vào những lời khuyên (mưu tính) của người và của quỉ thần.
Chú thích: tiết này tối nghĩa, mỗi nhà hiểu một khác. Chúng tôi châm chước Chu Hi và J.Legge.
5. Bát quái dĩ tượng cáo, hào thoán dĩ tình ngôn. Cương nhu tạp cư nhi cát hung khả kiến hỉ.
Dịch: Bát quái lấy “tượng” mà bảo, những lời đặt ở sau các hào và các quẻ tùy hoàn cảnh, sự việc (tình) mà chỉ cho ta (1) Cứng mềm (các hào dương âm) lẫn lộn với nhau, do đó mà biết được cát hung.
Chú thích (1) Câu này có nghĩa là: thời thượng cổ, người ta chỉ xem hình tượng mỗi quẻ mà biết được tốt xấu; tới đời sau Văn Vương, chu Công mới đặt thoán từ, hào từ để giảng cho rõ.
6. Biến động dĩ lợi ngôn, cát hung dĩ tình thiên. Thị cố ái ố tương công nhi cát hung sinh, viễn cận tương thủ nhi hối lận sinh, tình ngụy tương cảm nhi lợi hại sinh. Phàm Dịch chi tình, cận nhi bất tương đắc tắc hung, hoặc hại chi, hối thả lận. Dịch: (Tiết này Chu Hi không giảng gì cả. Có hai cách hiểu, tôi dịch cả ra dưới đây).
a. Phan Bội Châu – Quái, hào, lấy lợi mà nói gì thì phải có biến động (vì có biến mới thông, có thông mới lợi), cát hung tùy ở tình người mà thiên chuyển (tĩnh mà thiện thì cát, ác thì hung).
Cho nên yêu ghét, hai tình đó xung đột nhau mà sinh ra cát, hung (xung đột, phía nào phải thì được, là cát); xa gần xâu xé nhau mà sinh ra hối tiếc, chân thật, giả dối đối đãi với nhau mà sinh ra lợi hay hại.
Tóm lại, cái tình tả trong Dịch là gần nhau mà không tương đắc nhau thì hung, hoặc mắc tổn hại, hối và tiếc. (Phan Bội Châu không dịch, chỉ giảng rất dài, non ba trang, chúng tôi tóm tắt lại như trên)
b) (R.Wilhelm và J.Legge hiểu đại khái như nhau. Chúng tôi lựa bản dịch của Wilhelm).
“biến và động được xét theo các lợi (mà chúng mang lại). Cát và hung thay đổi tùy theo điều kiện (conditions). Cho nên yêu và ghét xung đột nhau mà cát hung từ đó sinh ra (1). Xa và gần làm hại nhau mà hối và tiếc từ đó sinh ra (1). Chân và ngụy ảnh hưởng lẫn nhau mà lợi hại từ đó sinh ra. Mọi hoàn cảnh trong Kinh Dịch tóm lại như sau: khi sự vật gần nhau mà không hoà hợp với nhau thì hung: sinh ra hại, hối và xấu hổ!”
(1) Wilhelm giảng: “tùy theo các hào thu hút hay xô đẩy nhau mà cát hung sinh ra”.
Vậy Phan Bội Châu cho tiết này nói về tình người, R. Wilhelm và J.Legge hiểu là sự hoà hợp hay xung khắc của các hào, có thể gọi là “tình” của các hào.
Hai cách hiểu đó đều chấp nhận được. Phan Bội Châu thiên về đạo lý. R.Wilhelm và J.Legge chỉ xét sự tương quan của các hào. Có thể bảo hai nhà sau dịch sát còn Phan Bội Châu giảng và áp dụng vào xử thế.
7. Tương phản giả, kỳ từ tàm; trung tâm nghi giả, kỳ từ chi. Cát nhân chi từ quả; táo nhân chi từ da. Vu thiện chi nhân, kỳ từ du; thất kỳ thủ giả, kỳ từ khuất.
Dịch: Người nào sắp làm phản thì lời nói có ý thẹn; người nào trong lòng nghi ngờ thì lời nói nước đôi (1). Người tốt thì ít lời, người nóng nảy thì nhiều lời. Người giả dối (giả nhân nghĩa) thì lời nói không thực (2), người không giữ vững chí thì lời nói quanh co.
Chú thích: (1) Chi có nghĩa là cành; có người dịch là chia nhánh, hoặc tán loạn.
(2) du: Từ Hải giảng là trôi nổi, hư phù, không thực, có người dịch là bông lông, hoặc vòng vo.
(Chương cuối này tóm tắt và kết luận về ích lợi của Kinh Dịch).

Truyện Kinh dịch - Đạo của người quân tử Lời nói đầu của VNthuquan Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 chương 7 PHẦN II - KINH VÀ TRUYỆN I. Quẻ Thuần Càn 2. Quẻ Thuần Khôn 3. QUẺ THỦY LÔI TRUÂN 4. Quẻ SƠN THỦY MÔNG 5. QUẺ THỦY THIÊN NHU 6. QUẺ THIÊN THỦY TỤNG 7.QUẺ ĐỊA THỦY SƯ 8. QUẺ THỦY ĐỊA TỈ 9. QUẺ PHONG THIÊN TIỂU SÚC 10. QUẺ THIÊN TRẠCH LÝ 11. QUẺ ĐỊA THIÊN THÁI 12. QUẺ THIÊN ĐỊA BĨ 13. QUẺ THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN 14. QUẺ HỎA THIÊN ĐẠI HỮU 15. QUẺ ĐỊA SƠN KHIÊM 16 QUẺ LÔI ĐỊA DỰ 17. QUẺ TRẠCH LÔI TÙY 18. QUẺ SƠN PHONG CỔ 19. QUẺ ĐỊA TRẠCH LÂM 20. QUẺ PHONG ĐỊA QUÁN 21. QUẺ HỎA LÔI PHỆ HẠP 22. QUẺ SƠN HỎA BÍ 23. QUẺ SƠN ĐỊA BÁC 24. QUẺ ĐỊA LÔI PHỤC 25. QUẺ THIÊN LÔI VÔ VỌNG 26. QUẺ SƠN THIÊN ĐẠI SÚC 27. QUẺ SƠN LÔI DI 28. QUẺ TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ 29. QUẺ THUẦN KHẢM 30. QUẺ THUẦN LY 31- QUẺ TRẠCH SƠN HÀM 32. QUẺ LÔI PHONG HẰNG 33. QUẺ THIÊN SƠN ĐỘN 34. QUẺ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG 35. QUẺ HỎA ĐỊA TẤN 36. QUẺ ĐỊA HỎA MINH DI 37. QUẺ PHONG HỎA GIA NHÂN 38.QUẺ HỎA TRẠCH KHUÊ 39. QUẺ THỦY SƠN KIỂN 40. QUẺ LÔI THỦY GIẢI 41. QUẺ SƠN TRẠCH TỔN 42. QUẺ PHONG LÔI ÍCH 43. QUẺ TRẠCH THIÊN QUẢI 44. QUẺ THIÊN PHONG CẤU 45. QUẺ TRẠCH ĐỊA TỤY 46. QUẺ ĐỊA PHONG THĂNG 47. QUẺ TRẠCH THỦY KHỐN 48. THỦY PHONG TỈNH 49. QUẺ TRẠCH HỎA CÁCH 50. QUẺ HỎA PHONG ĐỈNH 51. QUẺ THUẦN CHẤN 52. QUẺ THUẦN CẤN 53. QUẺ PHONG SƠN TIỆM 63. QUẺ THỦY HỎA KÍ TẾ 64. QUẺ HỎA THỦY VỊ TẾ HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG - CHƯƠNG I CHƯƠNG II CHƯƠNG III CHƯƠNG IV CHƯƠNG V CHƯƠNG VI+VII CHƯƠNG VIII CHƯƠNG IX CHƯƠNG X CHƯƠNG XI CHƯƠNG XII HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN HẠ - CHƯƠNG I CHƯƠNG II CHƯƠNG III+IV CHƯƠNG V CHƯƠNG VI CHƯƠNG VII CHƯƠNG VIII CHƯƠNG IX CHƯƠNG X+XI CHƯƠNG XII Lời của học giả Nguyễn Hiến Lê