Ngồi trên một cái bục gỗ Ngọc Thụy im lặng nhìn ra dòng sông Hậu trước mặt. Nước lấp lánh sáng dưới ánh mặt trời của một buổi xế chiều vào tháng tư. Những dề lục bình nở bông tim tím dạt theo con nước xuôi ra biển. Khung cảnh thật vắng lặng. Ngày xưa bến bắc Cần Thơ là một nơi sầm uất và tấp nập. Bây giờ vì không còn người qua lại nhiều nên hàng quán lưa thưa. Bỗng dưng nàng thở dài ứa nước mắt khi cúi nhìn đứa con trai đang ngủ say trong lòng của mình. Tuy đã được bảy tám tháng mà thằng bé xanh xao và yếu đuối vì bệnh hoạn. Các bác sĩ ở Cần Thơ, dân sự lẫn quân y đều bó tay vì không tìm ra bệnh trạng của thằng bé. Họ không đủ dụng cụ và nhất là máy móc để định bệnh. Đứa nhỏ càng ngày càng xanh xao, gầy guộc và chờ đợi cái chết đến từ từ. Thương con nhưng nàng với Đình Anh bất lực trước hoàn cảnh.- Thưa bà...Nghe có tiếng người nói Ngọc Thụy quay nhìn sang bên tay trái. Nàng thấy một người đàn ông ngoại quốc đang nhìn mình mỉm cười. Hơi cau mày vì bị quấy rầy nhưng nàng cũng lễ độ hỏi.- Thưa ông... Tôi có thể giúp ông điều gì không?- Thưa bà... Tôi tên là Charles Merillion, phóng viên cho tờ báo Le Monde của nước Pháp...Ngọc Thụy mỉm cười vì giọng nói tiếng Việt lơ lớ của người phóng viên báo chí.- Ạ... Ông là người Pháp... Rất hân hạnh được biết ông...Charles Merillion ngạc nhiên lẫn mừng rỡ khi nghe người đàn bà Việt Nam nói tiếng Pháp lưu loát.- Ồ... Tôi không ngờ bà nói tiếng Pháp còn giỏi hơn tôi nữa...Ngọc Thụy bật cười vì lời khen của Charles.- Cám ơn ông quá khen... Tên của tôi là Ngọc Thụy... Lâu lắm rồi tôi mới có dịp được nói ngôn ngữ của quý quốc... Thưa ông tôi có thể giúp gì cho ông?- Thưa bà hơn nửa năm nay tôi đã đi khắp nơi trong phần đất còn lại của Việt Nam Cộng Hòa để tìm chất liệu viết một thiên phóng sự về những người dân và người lính anh hùng của miền tây. Tôi muốn cho thế giới biết là nước Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đó cũng như dân chúng vẫn còn tiếp tục cuộc chiến chống cộng sản trong sự nghèo khổ, thiếu thốn và lãng quên của mọi người... Charles ngừng nói khi bắt gặp nụ cười buồn của người đàn bà đang ôm đứa con say ngủ.- Theo bà động lực nào đã thúc đẩy khiến cho bảy tám triệu quân dân của miền tây vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh chống cộng sản?- Tự do thưa ông... Chúng tôi yêu tự do... Chúng tôi muốn được sống tự do. Tự do tín ngưỡng. Tự do ăn nói. Tự do suy tư. Tự do phát biểu cảm tưởng của mình. Tự do hoan hô và đả đảo... Cúi nhìn đứa con trai thương yêu đang ngủ trong lòng mình Ngọc Thụy nói tiếp bằng giọng bùi ngùi.- Không những tôi yêu tự do mà tôi muốn con tôi được hưởng tự do như tôi mặc dù tôi biết nó không còn sống bao lâu nữa...Charles nhìn đứa bé đang ngủ với chút thắc mắc.- Con của tôi bị bệnh mà bác sĩ ở đây không tìm ra nó bị bệnh gì. Vả lại dù có tìm ra họ cũng không chữa trị được vì thiếu thuốc men và máy móc... Nói xong dường như không cầm lòng được Ngọc Thụy bật khóc. Có ánh sáng nhấp nháy. Biết người phóng viên đã chụp hình mình nhưng nàng không màng tới. Ngay cả khi ông ta nói lời từ biệt nàng cũng chỉ gật đầu. Đứa bé vẫn ngủ say. Dòng sông Hậu vẫn im chảy. Không gian vắng lặng ngoại trừ tiếng nức nở âm thầm của Ngọc Thụy.Dân chúng ở Cần Thơ và các làng xã lân cận ới nhau, rủ nhau ra bến bắc để xem, đón tiếp hay chào mừng chiếc tàu lạ vừa cặp bến. Chiếc tàu sơn màu trắng vẽ hình chữ thập màu đỏ. Đây là chiếc tàu của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế lần đầu tiên tới miền tây với công tác từ thiện là chữa bệnh và cấp phát thuốc men cho dân chúng. Ngoài ra chiếc tàu còn chở theo một số thực phẩm cần thiết như đường và sữa để phát cho các gia đình có con nhỏ từ năm tuổi trở xuống. Đình Anh và Ngọc Thụy là hai người cầm đầu phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa chào mừng và đón tiếp nhân viên của hội hồng thập tự quốc tế. Nhờ tòa Lãnh Sự của Pháp thông báo trước nên chánh phủ đã cho dân chúng biết bất cứ ai có bệnh sẽ được chữa trị ngoài ra còn được chủng ngừa và lãnh thuốc uống miễn phí.- Chào bà...Ngọc Thụy ngạc nhiên khi thấy Charles Merillion xuất hiện.- Chào ông... Tôi rất hân hạnh được tái ngộ ông...- Thưa bà tôi cũng vậy. Tôi trở lại Cần Thơ là để cám ơn bà...- Cám ơn tôi...Charles đưa cho Ngọc Thụy tờ báo Le Monde. Nơi trang bìa in hình một người đàn bà ôm đứa trẻ sơ sinh đang nằm ngủ trong lòng của bà ta. Ngọc Thụy ứa nước mắt. Bệnh hoạn. Gầy gò. Xanh xao. Ốm còn xương với da. Đứa trẻ sơ sinh tượng trưng cho sự nghèo đói và bệnh hoạn. Đôi mắt ngây thơ vô tội của nó như nói lên một khẩn cầu, van xin sự giúp đỡ của lương tâm nhân loại. Vài giọt lệ, ánh mắt sầu thảm, đôi mắt buồn rầu, gương mặt của người đàn bà biểu lộ niềm tuyệt vọng, nỗi đau khổ cùng cực...- Ông chụp hình đẹp lắm...Ngọc Thụy nói với Charles Merillion, ký giả của tờ báo Le Monde.- Thưa bà... Bức ảnh của bà và cháu bé cộng thêm những gì tôi viết về thực trạng của Việt Nam Cộng Hòa đã đánh thức lương tâm của thế giới. Chiếc tàu chữa bệnh của Hội Hồng Thập Tự Thế Giới chỉ là bước khởi đầu... Thưa bà tôi không thấy cháu bé...Ngọc Thụy mỉm cười trả lời bằng giọng nghẹn ngào.- Thưa ông... Cháu bất hạnh nên không thể gặp mặt ông để nói lời cám ơn...Người phóng viên báo chí thở dài.- Tôi xin chia buồn cùng bà... Tôi đến chậm...Ngọc Thụy cười nhẹ.- Thưa ông... Ông không đến chậm đâu... Tôi còn hàng ngàn, hàng triệu đứa con đang chờ đợi sự giúp đỡ của ông và thế giới...Quay sang Đình Anh Ngọc Thụy tươi cười thốt.- Xin giới thiệu với ông đây là chồng của tôi... Hai người đàn ông bắt tay nhau rồi xưng danh tánh. Nghe Đình Anh nói tiếng mẹ đẻ của mình một cách lưu loát Charles Merillion mừng rỡ và vui vẻ trò chuyện. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục ngoại giao và lễ nghi phiền phức nhân viên trên tàu mới bắt đầu làm việc. Các sinh viên của Viện Đại Học Sài Gòn và Cần Thơ tích cực tham gia vào việc giữ trật tự, hướng dẫn cách thức điền giấy tờ cần thiết cũng như làm thông dịch viên cho dân chúng.Nhìn một hàng dài dân quê đang đứng ngồi nơi bến bắc Đình Anh nói với vợ.- Mình đi về... Anh phải trở lại bộ tổng tham mưu để hoàn thành bản phúc trình đưa cho cậu Viên. Thứ hai tuần tới là ngày bắt đầu phiên họp của Hội Đồng Dân Quân Cách Mạng...Vừa đi Ngọc Thụy vừa nói với chồng.- Anh phải ghi thêm chuyện chiếc tàu chữa bệnh này vào phúc trình...Đình Anh vui vẻ nói với vợ.- Anh không ghi thời mọi người cũng biết. Đây là một sự kiện lớn mà em. Nó sẽ làm cho thế giới biết tới mình nhiều hơn. Từ đó mình sẽ có nhiều liên lạc và đưa dẫn tới chuyện nối lại bang giao và mua bán với các nước láng giềng như Thái Lan, Mã Lai và Tân Gia Ba... Có ngoại tệ là mình sẽ có cơ sản xuất nhiều hơn...Ngọc Thụy nhìn chồng với cái nhìn âu yếm và tình tứ.- Vậy hả... Tối nay em cần anh giúp em sản xuất một thằng cu tí cho bà ngoại của nó vui lên... Anh chịu hôn?Cười ha hả Đình Anh hôn lên tóc vợ.- Gì chứ sản xuất cu tí thời anh hoan hô cả hai tay hai chân... Ngoái nhìn chiếc tàu có chữ thập đỏ Ngọc Thụy cảm thấy một hy vọng vừa lóe lên sau những ngày buồn thảm. Mấy chiếc tàu tuần tiễu chạy chầm chậm trên sông. Lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới. Từ khi rút về miền tây hải quân đã giữ một vai trò quan trọng trong việc ngăn chận bộ đội vượt qua ranh giới. Phó đề đốc Chung Tấn Cang đã tuyên bố " Ngày nào còn súng đạn và nhiên liệu cho tàu hải quân thời không có thằng Việt Cộng nào dám lội qua sông Tiền ". Ông và lính dưới quyền đã làm đúng như vậy. Vượt trường sơn, qua đèo bạt núi cuối cùng bộ đội của Giáp phải dừng lại khi họ đối mặt với hai con sông Tiền và sông Vĩnh Tế. Hai chướng ngại vật này, một do thiên nhiên và một do sức người trở thành một thách đố lớn lao đối với bác và đảng. Chiếc PCF chạy chầm chậm trên dòng Tiền Giang từ Mỹ Tho ra tới cửa Đại. Dòng sông bao la, nước chảy phăng phăng cuốn theo từng dề lục bình lớn ra biển. Bốn người lính mặc quân phục màu xanh nước biển, đội mũ lưỡi trai, mang giày đen đứng trước mũi chiếc duyên tốc đỉnh. Bốn người lính đó là phó đô đốc Chung Tấn Cang, tư lệnh hải quân. Người đứng đối diện với ông ta là phó đề đốc Diệp Quang Thủy, tham mưu trưởng. Đứng bên trái là phó đề đốc Đinh Mạnh Hùng, tư lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm Miền Tây còn bên trái là tư lệnh Hạm Đội Đông Hải, phó đề đốc Nguyễn Hữu Chí. Đây là bốn vị tướng quan trọng nhất của hải quân. Sau khi rút về miền tây tất cả lực lượng của ba vùng 1, 2 và 3 duyên hải đều được sát nhập vào vùng 4 duyên hải ở Phú Quốc và vùng 5 duyên hải đóng ở Năm Căn. Do ở tình trạng thiếu hụt nhiên liệu cộng thêm tàu bè nằm ụ vì không có tiếp liệu để sửa chữa, bộ tư lệnh hải quân đã cho giải ngũ phân nửa quân số. Các duyên đoàn của năm vùng duyên hải bị giải tán đồng thời tàu bè cũng được biến thành ghe đánh cá để cấp phát cho lính giải ngũ làm kế sinh nhai. Để giảm thiểu nhân sự và hệ thống giấy tờ, ba Lực Lượng Đặc Nhiệm Trung Ương, Thủy Bộ và Tuần Thám được gom lại thành Lực Lượng Đặc Nhiệm Miền Tây dưới quyền chỉ huy của phó đề đốc Hùng. Còn ba hải đội 1, 2 3 và 4 được gom lại thành Hạm Đội Đông Hải dưới sự điều động của phó đề đốc Chí. Chiếc PCF chạy từ từ ra tới cửa biển xong quay lại. Đưa tay chỉ vào hai cái cù lao nằm nối tiếp nhau phó đề đốc Hùng nói với trung sĩ Thắng, thuyền trưởng.- Anh chạy sát vào hai cái cồn đó để tôi xem thử...Tuân lệnh Thắng cho nhân viên của mình lái sát vào hai cù lao khá lớn. Lật bản đồ chăm chú nhìn giây lát xong phó đề đốc Hùng lẩm bẩm.- Tàu từ biển theo cửa Đại vào Mỹ Tho phải đi qua chỗ này...Chỉ ngay khoảng giữa hai cái cù lao ông ta hỏi Thắng.- Anh biết tên hai cái cù lao này không?Do dự giây lát trung sĩ Thắng mới trả lời.- Thưa tư lệnh tôi nghe dân chúng gọi là cù lao Tấu và cù lao Tân Hiệp. Cù lao Tấu nhỏ thuộc tỉnh Bến Tre còn cù lao Tân Hiệp lớn hơn thuộc tỉnh Mỹ Tho. Cả hai đều có dân đánh cá ở...- Tàu lớn đi đường nào anh biết không?- Thưa tư lệnh tôi thấy tàu thuyền của dân từ cửa biển đi vào chạy vòng theo đường nước lọt giữa hai cù lao. Dường như ngã sông lớn bị cạn hay sao đó mà họ không đi...Gật gù mỉm cười vị phụ tá tư lệnh hành quân sông nói nhỏ.- Mình dàn trận ngay chỗ này... Dùng toàn tàu nhỏ và ngụy trang kỹ...Bốn vị tướng lãnh của hải quân chụm đầu bàn tán thật lâu mới quay trở về căn cứ ở Cần Thơ.Đoàn tàu năm mươi chiếc sơn màu đen rẻ sóng trên mặt nước xanh ở vào vùng biển thuộc cửa Soài Rạp. Lá cờ đỏ ngôi sao vàng bay phất phới trên các chiến hạm. Xa xa ngoài biển khơi cách chừng hải lý có chiếc thuyền đánh cá. Trên thuyền chất đầy lưới với lưỡi câu nhưng thuyền trưởng và nhân viên dường như không màng tới chuyện đánh cá. Thuyền trưởng là một người đàn ông ngoài bốn mươi. Ông ta đội chiếc nón lá xùm xụp. - Trung úy có thấy gì không trung úy?- Thấy... Bình báo cáo về bộ tư lệnh là hạm đội của hải quân Bắc Việt đang vượt qua cửa Soài Rạp...Người được gọi là trung úy chính là trung úy Thạch, trưởng toán thám báo biển thuộc Hạm Đội Đông Hải. Đưa ống dòm lên quan sát lần nữa Thạch nói nhỏ.- Mình chuẩn bị theo đuôi nó... Tuy nhiên đừng theo sát quá để nó nghi ngờ... Nó mà nghi ngờ là hỏng hết mọi chuyện và tụi mình khó chạy thoát lắm...- Trung úy đừng lo... Em là dân Gò Công mà... Vùng này nhắm mắt em cũng biết tụi nó đi đường nào...Bật chiếc zippo đốt điếu thuốc Bastos xanh xong người thanh niên trẻ tuổi lục dưới hầm lôi ra chiếc máy truyền tin.- Long Vương... Long Vương đây Thủy Thần... nghe rõ trả lời...Tiếng xè xè vang lên rồi có tiếng nói phát ra.- Long Vương nghe Thủy Thần...- Thủy Thần thấy Cá Bắc lội qua cửa Soài Rạp... nghe rõ trả lời...- Long Vương nghe Thủy Thần... Anh ráng xem Cá Bắc lội về đâu... nghe rõ trả lời...- Thủy Thần nghe Long Vương 5/5... Tắt máy Bình đặt chiếc máy truyền tin vào chỗ cũ rồi đứng dậy. Nhìn đoàn chiến hạm trương cờ đỏ sao vàng đang chạy trước thuyền đánh cá của mình chừng ba bốn hải lý Bình cười nói với Thạch.- Bây giờ là 12h00. Khoảng 16h00 tụi nó tới cửa Đại. Em đoán tụi nó không biết đường cho nên phải chờ thủy triều lên mới dám đi vào vì sợ bị mắc cạn. Như vậy phải hơn 17h00 tụi nó mới bắt đầu đi vào cửa Đại. Từ cửa Đại vào tới cù lao Tấu khoảng ba mươi cây số. Em nghĩ tụi nó phải mất ít nhất là hai ba tiếng đồng hồ tức là khoảng 19h30 hoặc 20h00 tụi nó mới tới chỗ mình dàn quân...Thạch gật gù.- Tụi nó đi đêm thời có lợi cho mình hơn vì mình thấy nó mà nó không thấy mình...16h00. Bình lại mở máy truyền tin gọi về bộ tư lệnh báo cáo là đoàn tàu chiến của Bắc Việt đang chờ nước lớn để vào cửa Đại. Năm giờ rưởi chiều anh báo cáo tàu địch bắt đầu di chuyển. Chiếc thuyền đánh cá của Thạch tấp vào hàng đáy. Liền theo đó lại có một chiếc ghe đánh cá khác lặng lẻ theo sau đoàn tàu chiến của Bắc Việt một quãng xa xa. Đoàn tàu chiến của hải quân Bắc Việt âm thầm giang hành trong bóng tối chập choạng. Hàng cây trong bờ đen thẳm. Hai bên sông đèn thắp lờ mờ. Đèn câu dật dờ. Thủy triều lên mang theo nước và gió. Mặt sông rộng mênh mông. Sóng vổ vào mạn tàu ì ầm. Mặc áo giáp, đội nón sắt, ngồi trong đài chỉ huy của chiếc soái đỉnh thuộc giang đoàn 44 ngăn chặn, phó đề đốc Đinh Mạnh Hùng lắng nghe các báo cáo về hành trình của đoàn chiến hạm địch một cách chi tiết kể từ khi nó bắt đầu đi vào cửa Đại. Tất cả nhân viên trên chiếc soái đỉnh đều tỏ ra kích thích và khẩn trương vô cùng vì đây là lần lầu tiên họ được tham dự một cuộc thủy chiến với hải quân Bắc Việt. Toàn thể thủy thủ tham dự cuộc phục kích đều hồi họp khi lắng nghe báo cáo đoàn chiến hạm mang cờ đỏ sao vàng đang sắp tới cù lao Tân Hiệp. Ngồi trên mui kế bên phòng lái, hạ sĩ nhất Bang, thuyền trưởng Alpha 11 mở mắt thật lớn nhìn chăm chú vào chiếc tàu sơn đen lù lù trước mặt mình cách chừng năm mươi mét. Tuy đèn trên tàu chỉ nhấp nháy nhưng nhờ mặt sông sáng cộng thêm ánh sao đêm cho nên anh thấy rõ pháo tháp đen ngòm và đài chỉ huy sáng mờ mờ.- Kỷ... Mày nhớ phải phóng rocket trước rồi mới bắn sau nghe chưa. Mày mà hụt là nó bắn mình banh càng luôn...- Tôi biết mà anh... Chiếc tàu bự chồ vồ như vậy làm sao trật được anh... Mỗi chiếc Alpha có một ụ súng đại liên 12 ly 7 gắn trước mũi. Ngoài hai khẩu đại liên phòng không ụ súng còn được gắn thêm hai dàn hỏa tiễn ở bên hông. Từ nào tới giờ tàu ít khi dùng đến loại hỏa tiễn này. Đây là lần đầu tiên nên ai ai cũng nghi ngờ sợ nó không nổ. Tuy nhiên họ cũng không có cách nào hơn là cứ bắn thử. Hàng trăm chiến đỉnh của các giang đoàn thủy bộ, ngăn chận và xung phong được che phủ bởi lá dừa nước nằm sát bờ sẵn sàng khai hỏa khi được lệnh. Khi chiếc chiến hạm cuối cùng vừa lọt vào khoảng sông ngăn đôi hai cù lao phó đề đốc Hùng nói nhỏ trong máy.- Tất cả khai hỏa...Nhận được lệnh Bang hét lớn.- Bắn...Kỷ bấm nút dàn phóng hỏa tiễn. Ào... Ào... Ào... Ào... Với cái đuôi lửa dài lê thê phía sau tám trái hỏa tiển tựa mũi tên lửa khổng lồ lao vào mục tiêu với vận tốc mấy trăm cây số một giờ. Ngồi trên mui tàu Bang thấy vô số mũi tên lửa bay trong bóng đêm. Ầm... Ầm... Ầm... Hàng trăm tiếng nổ rung rinh mặt sông Tiền. Bang nghe được tiếng còi ré lên từng chập nơi các chiến hạm của địch. Lửa bắt đầu phựt cháy. Bóng người chạy loáng thoáng. - Bắn...Liền theo khẩu lệnh tiếng súng chợt nổ rền trong đêm vắng. Đại bác 40 ly gầm rống. Đại bác 20 gào hú thành âm thanh kinh dị. Đại liên 12 ly 7 vẽ thành đường lửa đỏ rực trong bóng đêm thâm u. Hơn trăm giang đỉnh gồm các alpha, monitor, tango đều tập trung hỏa lực bắn vào các mục tiêu quan trọng là đài chỉ huy hay các ổ súng cộng đồng. Riêng các monitor hay zippo còn xử dụng cả súng phun lửa như muốn đốt cháy các chiến hạm của địch. Dù bị tức khắc. Đạn lửa bay đầy trời. Vài giang đỉnh của hải quân bị trúng đạn bốc cháy. Tuy nhiên để tránh bị lửa phun trúng từ các chiếc zippo đoàn chiến hạm của địch phải dạt về phía bờ sông bên kia. Chúng không ngờ và cũng không biết mình sẽ lọt vào trận địa phục kích đã dàn sẵn. - Xung phong...Phó đề đốc Hùng hét trong ống nói của máy truyền tin khi thấy đoàn tàu chiến sơn đen chỉ còn cách bờ phía bên kia chừng ba bốn chục mét. Hạ sĩ nhất trọng pháo Gia, thuyền trưởng chiếc PBR thuộc giang đoàn 53 tuần thám nhấn mạnh vào hai chiếc nút đề máy tàu. Bum... Bum... Tiếng máy tàu vang ròn rã. Gia đẩy mạnh hai cần điều khiển tới trước cùng một lúc. Ào... Chiếc khinh tốc đỉnh vọt tới bằng sức đẩy của hai máy tàu mấy trăm mã lực. Mũi ngóc lên cao khỏi mặt nước nó bay tới chỗ chiếc tàu sơn đen mang cờ hiệu nền đỏ ngôi sao vàng với vận tốc bốn mươi cây số một giờ. - Chuẩn bị...Gia la lớn cho trung sĩ nhất Đằng và hạ sĩ Trà đang đứng nơi mũi tàu. Đằng với Trà là nhân viên của toán SEAL thuộc liên đoàn người nhái. Mỗi chiếc PBR đều chở theo hai người nhái lãnh nhiệm vụ đặt chất nổ để đánh chìm tàu. Đây là mục đích chính của cuộc phục kích. Được đặt tên là những con chuột của sông nước miền tây, chiếc PBR nhỏ xíu của Gia lãnh nhiệm vụ cặp sát vào chiến hạm của địch để cho người nhái đặt mìn. Hai bên cách nhau khoảng bốn mươi mét. Với vận tốc bốn mươi cây số một giờ hạ sĩ nhất Gia có từ năm tới sáu giây đồng hồ để đưa chiếc tàu của mình vượt qua lưới đạn của địch. Năm giây đồng hồ sống chết này xảy ra như chớp mắt. Chiếc PBR lao vút vào chiếc tàu sắt. Khi hai chiếc tàu còn cách nhau chừng ba bốn thước Gia gặt mạnh cần lái. Hai máy tàu chạy bằng dầu cặn rú lên với tốc lực tối đa làm chiếc giang đỉnh chỉ chạm nhẹ vào thành tàu sắt. Tả tiến hữu lùi, tay lái quay nhanh nửa vòng, Gia điều khiền chiếc tàu của mình ập vào thành tàu của chiến hạm Bắc Việt. Nhanh nhẹn và thành thạo Đằng và Trà làm phận sự của mình trong vòng một giây đồng hồ. - Go...Đằng hét lớn khi thấy từ trên cao rơi xuống một vật đen ngòm.- Lựu đạn...Ầm... Âm thanh nổ làm lùng bùng lỗ tai. Gia cảm thấy nhói đau nơi lưng nhưng anh không có thời giờ để suy nghĩ. Người thuyền trưởng có mười năm lính với bảy năm ở các giang đoàn tác chiến đẩy mạnh cần điều khiển tới trước. Chiếc PBR nhỏ xíu vọt đi bằng vận tốc trăm cây số một giờ. Tới ngang mũi tàu anh quay tay lái một vòng thật nhanh điều khiển cho chiếc tàu quẹo cua thật gắt trong lúc Đằng và Trà ném hai trái lựu đạn lên bong tàu. Mấy chục chiếc PBR lướt như bay trên mặt sông tránh xa đoàn chiến hạm của địch. Ầm... Ầm... Ầm... Hàng loạt tiếng nổ rung rinh mặt sông Tiền. Từng khối nước vọt lên trời cao. Từng chiếc tàu ngả nghiêng vì trúng mìn của người nhái. Nương đà các giang đỉnh tấn công tới tấp. Mặt sông rộng sáng rực lên vì những chiếc tàu mang cờ đỏ sao vàng lần lượt bốc cháy. Tiếng đạn nổ ầm ầm hòa lẫn trong tiếng người la hét vì bị lửa đốt.Ngồi trên chiếc tàu trôi lềnh bềnh Gia cùng thủy thủ đoàn im lặng mục kích cảnh tượng hạm đội Bắc Việt, chiếc bốc lửa sáng rực, chiếc nghiêng bên này, chiếc ngả bên kia, chiếc cắm mũi xuống nước, chiếc đưa bánh lái lên trời trước khi chìm xuống lòng sông đục ngầu. Đoàn giang đỉnh của phó đề đốc Hùng lầm lì tiến tới bao vây ba chiến hạm treo cờ trắng đầu hàng. Dân chúng khắp nơi trong nước lắng nghe đài phát thanh Cần Thơ tường thuật tỉ mĩ về trận thủy chiến ngày hôm qua giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và hạm đội Bắc Việt. Tất cả vỗ tay hoan hô và reo hò khi nghe các chiến sĩ anh hùng của hải quân đã đánh chìm hết các tàu chiến cũng như bắt sống ba chiến hạm của hạm đội Bắc Việt. Hai ngày sau họ đứng chật bến bắc Cần Thơ xem cuộc triển lãm các tàu chiến của hạm đội Bắc Việt. Đứng lẫn lộn trong dân chúng Đình Anh cười nói với Ngọc Thụy.- Chiến thắng của hải quân thật quan trọng. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chứng tỏ cho dân chúng cũng như thế giới tự do là chúng ta đủ sức chặn đứng bước xâm lăng của cộng sản Bắc Việt. Chúng ta, những kẻ bất khuất sẽ tồn tại trong hoàn cảnh khắc nghiệt của lịch sử dân tộc...- Anh nói đúng... Em nghĩ sau chiến thắng này các nước tự do sẽ có cái nhìn khác hơn về Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Mình phải tích cực vận động để cho các nước tự do trở lại thiết lập bang giao với mình...Ngập ngừng giây lát Đình Anh nói với vợ.- Anh nghe tin là các chiến hạm của hải quân đã bắt giữ chừng mười mấy chiếc ghe đánh cá của Thái Lan. Mình nên thả các ghe đánh cá này về để gây thiện cảm với chính phủ Thái...Ngọc Thụy cười nói.- Mình phải đi Rạch Giá... Em có cách này hay lắm...Đình Anh đùa với vợ.- Em tự nguyện nói hay là anh phải bao em ăn cháo cá ở chợ Rạch Giá...Bật tiếng cười thánh thót Ngọc Thụy bá vai chồng.- Anh nhắc em mới nhớ... Hai đứa mình phải vào gặp cậu Viên để cậu ký giấy cho mình có quyền điều đình và phóng thích các ngư phủ Thái Lan...Ngồi sau yên xe đạp trông thấy chồng gò lưng chở mình Ngọc Thụy thở dài.- Có lẽ em nên bàn với cậu Viên mở kho dự trữ xăng ở Phú Quốc để bán cho dân chúng một cách giới hạn. Thấy anh đạp xe em thương anh quá...Ngoái đầu lại Đình Anh cười nói với vợ.- Đạp riết rồi quen... Chở em anh cũng không thấy nặng. Anh có thể chở em đi Rạch Giá bằng xe đạp...Dụi đầu vào vai chồng Ngọc Thụy nói nhỏ.- Mình đi bằng xe jeep cho oai... Đi điều đình mà đạp xe đạp người ta cười chết...Chiếc xe jeep do Đình Anh lái với Ngọc Thụy ngồi bên dừng trước căn cứ hải quân tại Kiên Giang. Nhìn tấm biển đề mấy chữ " Vùng 4 Duyên Hải- Hậu Trạm Kiên Giang " Đình Anh cười nói.- Mình vào gặp đại úy Hùng, chỉ huy trưởng hậu trạm xong ông ta sẽ trình bày mọi chi tiết và hướng dẫn mình đi thăm tàu đánh cá của Thái Lan...Dường như đã được bộ tư lệnh hải quân thông báo trước cho nên đại úy Hùng nhận ra hai người khách đặc biệt của mình.- Tôi là thiếu tá Đình Anh, đại diện cho bộ tổng tham mưu. Còn đây là bà Ngọc Thụy, đại diện cho bộ ngoại giao. Hân hạnh được gặp đại úy...Ba người bắt tay với nhau xong đại úy Hùng nói với giọng thân mật và vui vẻ.- Cám ơn thiếu tá và bà đại diện đã bỏ thời giờ quý báu để giải quyết một vấn đề nhức đầu và phiền phức cho cá nhân tôi và hậu trạm của tôi... Mời thiếu tá và bà đại diện vào văn phòng để tôi trình bày chi tiết...Mời khách ngồi xuống ghế và đợi cho người lính mang nước uống lui ra khỏi phòng xong đại úy Hùng vắn tắt.- Mười lăm chiếc ghe đánh cá của Thái Lan bị hải quân bắt giữ vì vi phạm hải phận của nước ta. Do không có liên hệ ngoại giao cho nên tình trạng của họ không được ai giải quyết. Có người bị giam giữ cả năm rồi mà không được cứu xét. Tôi có làm phúc trình lên bộ tư lệnh vùng 4 duyên hải để xin cứu xét nhưng thượng cấp bảo cứ chờ vì chưa có lệnh gì từ bộ tư lệnh hải quân. Mình giữ họ cũng vô ích lại vừa tốn tiền nuôi cơm họ...Ngọc Thụy mỉm cười hỏi.- Tôi nghe họ xâm phạm hải phận của ta vì muốn vào đánh cá phải không thưa đại úy?- Bà đại diện nói đúng. Biết vùng biển Vịnh Thái Lan thuộc hải phận nước ta có nhiều tôm cá cho nên họ lén lút đi vào để đánh cá thôi chứ không có làm gì khác hơn...Ngọc Thụy cười nói với Đình Anh.- Như vậy cũng dễ dàng để chúng tôi giải quyết. Tôi xin phép đại úy được nói chuyện với người đại diện của họ...Đại úy Hùng đứng dậy.- Tôi sẽ lấy xe chở thiếu tá và bà đại diện tới gặp họ...Năm phút sau xe dừng bên lề con đường chạy ra tới bãi biển. Ngọc Thụy ngữi được mùi bùn và muối biển với rong rêu tan trong gió mạnh. Mười mấy chiếc ghe đánh cá đậu dọc theo bờ con rạch khá lớn cạnh mấy chiếc tàu của hải quân. Đại úy Hùng nói chuyện với một người chủ ghe đánh cá. Ông ta là người duy nhất nói được tiếng Anh cho nên đại úy Hùng đề cử ông ta làm đại biểu cho các tàu đánh cá. - Ông thiếu tá và bà Ngọc Thụy đây là người của chánh quyền trung ương xuống để giải quyết cho quý vị... Còn đây là ông PhanNok, đại diện cho các tàu đánh cá...Hai bên bắt tay nhau xong PhanNok nói.- Tôi hy vọng ông và bà sẽ giải quyết cho chúng tôi nhờ. Chúng tôi cũng nghèo mà tàu bị giam giữ cả năm rồi thời vợ con đói khổ ở nhà không ai lo...- Tôi hiểu tình trạng của ông và các đồng nghiệp nên mới xuống đây để giải quyết. Thay mặt cho chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tôi tuyên bố thả quý vị về nước... Quá mừng rỡ ông PhanNok thông dịch lại cho đồng bào của mình biết khiến họ mừng vui cám ơn rối rít. Giơ tay ra hiệu cho mọi người im lặng xong Ngọc Thụy nghiêm giọng nói tiếp.- Chánh phủ của tôi sẽ phóng thích quý vị về nước mà không bắt quý vị phải đóng tiền phạt gì hết ngoài ra chúng tôi còn cho phép quý vị tự do trở lại hải phận Việt Nam để đánh cá...Nghe nhân vật đại diện của bộ ngoại giao nói tới đó mấy chục người dân của nước Thái Lan hò reo tở mở...- Quý vị được phép ra vào hải phận Việt Nam để đánh cá mà không bị bắt giữ với một điều kiện là chúng tôi muốn có một cuộc trao đổi với quý vị...Mọi người im lặng lắng nghe điều kiện của vị đại diện bộ ngoại giao.- Để tôi giải thích cho quý vị nghe một cách chi tiết về cuộc trao đổi mà tôi nghĩ là sẽ có lợi cho cả đôi bên. Chúng tôi cần một số hàng hóa để chi dùng trong nước. Ghe đánh cá của quý vị khi sang đây thay vì đi không quý vị sẽ chở hàng hóa bán cho chúng tôi. Sau khi bán xong quý vị sẽ đánh cá rồi chở tôm cá đó về nước...Ông PhanNok cùng đám ngư phủ chụm đầu bàn tán giây lát xong ông ta hỏi Ngọc Thụy.- Xin bà cho chúng tôi biết bà muốn mua loại hàng hóa gì?Hiểu ý của ông ta Đình Anh xen vào.- Hàng hóa mà chúng tôi muốn mua không phải là những thứ hàng quốc cấm hay hàng lậu gì hết. Đó là đường, sữa hộp, thuốc men để chữa bịnh hoặc các vật dụng thông thường. Nếu quý vị bằng lòng tôi sẽ trao cho mỗi người một bản danh sách để cho quý vị biết. Tôi xin nhấn mạnh hai điều là hàng quý vị mang sang bán cho chúng tôi phải là hàng thật chứ không phải giả đồng thời chúng tôi sẽ trả tiền cho quý vị bằng đồng đô la của nước Hoa Kỳ...Sau khi thảo luận một hồi ông PhanNok nói với Ngọc Thụy và Đình Anh.- Chúng tôi chấp thuận điều kiện của nhị vị. Quý vị còn điều kiện gì nữa không?- Còn một điều kiện nhỏ mà tôi cần nói cho quý vị biết là quý vị phải chở hàng sang thời mới được tự do đánh cá. Thuyền nào không chở hàng sẽ bị chúng tôi bắt giữ vì được xem như xâm phạm bất hợp pháp... Quý vị đồng ý không?Ông PhanNok thông dịch lại cho các đồng nghiệp của mình và mọi người đồng thanh chấp thuận. Họ không bị thiệt thòi gì hết trong cuộc trao đổi này. Tàu đánh cá của họ thay vì đi không sẽ chở hàng hóa sang bán rồi sau đó lại được tự do đánh cá để trở về nước. Như thế họ có thêm lợi nhiều hơn nữa nhất là không lo sợ sẽ bị bắt và giam giữ. Đợi Đình Anh trao cho mỗi chủ ghe đánh cá bản danh sách hàng hóa xong Ngọc Thụy cười nói.- Quý vị chuẩn bị đi. Sáng mai tàu hải quân sẽ hộ tống quý vị ra khỏi hải phận Việt Nam. Khi quý vị trở lại họ sẽ đón tiếp và dẫn đường cho quý vị vào đây để bán hàng hóa cho chúng tôi...Đưa tay ra bắt tay ông PhanNok Ngọc Thụy cười nói tiếp.- Tôi chúc ông lên đường bình an và sớm xum họp với gia đình. Hy vọng gặp lại ông...Hiểu ý ông PhanNok bắt tay vị đại diện ngoại giao.- Tôi cám ơn bà rất nhiều. Tôi hứa với bà là tôi sẽ trở lại để mang sang các thứ bà cần dùng...- Cá nhân tôi và dân tôi rất cám ơn ông...Sau khi trở lại Hậu Trạm Kiên Giang Ngọc Thụy nói với đại úy Hùng.- Mọi việc đã giải quyết xong. Chúng tôi sẽ tường trình lên bộ tư lệnh hải quân sau. Bây giờ tôi nhờ đại úy thông báo với căn cứ hải quân ở An Thới biết để cho tàu hộ tống các ghe đánh cá Thái Lan về nước...Bắt tay từ giã vị chỉ huy trưởng hậu trạm Kiên Giang xong hai vợ chồng trở về Cần Thơ. Từ từ lái xe qua cầu Đình Anh cười hỏi vợ.- Anh bao em ăn cháo cá chịu không?Ngọc Thụy trả lời bằng một câu hỏi.- Anh đói bụng phải không?Đình Anh cười ha hả vì người bạn trăm năm biết ý của mình. Quẹo xe vào chợ Rạch Giá anh tìm chỗ đậu xe xong hai vợ chồng đi bộ dài theo các xạp bán thức ăn. Gọi hai tô cháo cá Đình Anh cười hỏi vợ.- Em nghĩ họ sẽ trở lại?Ngọc Thụy trả lời trong lúc đưa mắt nhìn quanh quất.- Em tin là họ sẽ trở lại nhất là trở lại với điều kiện của mình đặt ra cho họ. Sau thời gian bị giam giữ họ cần tiền mà điều kiện của mình nêu ra có lợi cho họ rất nhiều...Thấy hai tô cháo còn bốc khói được bưng ra Ngọc Thụy hít hà.- Em thèm cháo cá lâu lắm rồi... Ở Cần Thơ cũng ngon nhưng chợ Rạch Giá có hương vị khác...Vừa thổi vừa húp Ngọc Thụy vừa ăn một hơi hết tô cháo cá mà vẫn còn thèm. - Anh ăn nữa không?Biết vợ mang bầu thèm ăn nên Đình Anh cười nói.- Em gọi một tô nữa đi... Hai đứa mình chia đôi...Ăn xong Đình Anh trả tiền đoạn hối vợ lên xe để về Cần Thơ sớm. Ngọc Thụy nói trong lúc xe chạy qua cầu Rạch Sỏi.- Em đoán các ghe đánh cá Thái Lan sẽ trở lại khoảng chừng một tháng. Mình cần phải trình với bộ kinh tế để họ thiết lập một cơ quan lo việc buôn bán với các ngư dân của Thái Lan...- Anh hy vọng mọi việc sẽ xảy ra đúng như mình dự tính...Đình Anh nói với vợ và Ngọc Thụy gật đầu cười vui vẻ.- Mình cần có tin tưởng và hy vọng để sống nhất là để vượt qua giai đoạn khó khăn này...