iểu Sương ngẩng đầu lên, trông thấy hai người thì mỉm cười vui vẻ: Họ đỡ nhiều rồi. Lương Tiêu và Liễu Oanh Oanh tiến lại gần. Hà Tung Dương nghe động chống tay nhỏm dậy, khàn khàn nói: Đa tạ các vị ân nhân cứu mạng, Hà mỗ không bao giờ dám quên ơn. Lương Tiêu chưa kịp thắc mắc tại sao họ Hà lại khách khí với mình đến thế thì cái mặt sưng vù và đôi mắt híp tịt vì ong đốt của hắn đã giải thích minh
bạch. Gã sực nảy ra một ý, giả giọng trầm trầm hỏi:
Cơn cớ gì mà bọn Thát truy sát các ngươi? Hà Tung Dương không nhìn thấy gì, cũng không nhận ra Lương Tiêu qua giọng nói lạ tai, bèn thành thực kể: Chẳng dám giấu ân công, bọn tại hạ là bộ thuộc của Vân Thù đại hiệp. Công tử đây tên là Cận Văn, còn tiểu nhân họ Hà, tên là Tung Dương, năm xưa cũng có chút danh mọn trên giang hồ. Mấy bữa trước bọn tại hạ phá vòng vây thoát khỏi Nhai Sơn đi triệu tập viện binh, nào ngờ chẳng gặt hái được kết quả gì lại còn bị bọn Thát đuổi đánh đến thất điên bát đảo. Lương Tiêu hơi ngạc nhiên: Quân Tống đóng ở tận Nhai Sơn kia à? Hà Tung Dương buồn bã gật đầu: Vâng, bất đắc dĩ lắm mới tới cái nơi sơn cùng thủy tận ấy. Kể ra ban đầu tình hình khá là khả quan. Vân đại hiệp liên tục đánh bại thủy sư Thát khiến chúng lo lắng đến nỗi phải cầu cứu viện binh tăng cường từ bắc xuống. Nhưng đúng thời điểm quyết định chiến cuộc, lũ quan quách khốn kiếp trong triều tự dưng giở trò hại đại hiệp. Kẻ này làm nội gián đem thành trì dâng cống ngoại bang, kẻ nọ ôm lòng đố kỵ nhăm nhăm tìm cách diệt hết trợ thủ của đại hiệp, thậm chí không cho đại hiệp vào triều kiến giá. Ôi, đúng là sợi một khó xe, tay lẻ khó vỗ, Vân đại hiệp thân đơn lực mỏng, gần đây đã thua liền mấy trận, đành lùi hẳn ra ngoài khơi xa. Lương Tiêu trầm ngâm: Vào triều kiến giá à? Đại Tống vẫn còn Hoàng đế ư? Cố nhiên là còn chứ. Bây giờ điện hạ cũng đang bị vây hãm ở cùng chỗ Vân đại hiệp. Là ích Vương hay Quảng Vương? Hà Tung Dương nghe hỏi sinh bụng ngờ: "Vì sao kẻ này biết tước phong cũ của thánh thượng?". Hắn cảnh giác co mình lại sau, nắm tay Cận Văn, thận trọng đáp: ích Vương hay Quảng Vương thì tại hạ chưa tường. Lương Tiêu nhận ra tâm tư của hắn, biết rằng có lục vấn nữa cũng chẳng nhận được câu trả lời thành thật, bèn đứng dậy dìu hai người: Chúng ta ra khỏi núi thôi! Đi hết sơn đạo, gã dặn: Từ đây tiến thẳng về hướng đông thì sẽ ra đường cái quan, nhưng bây giờ người Nguyên đang ráo riết lùng sục, các ngươi đừng mạo hiểm lộ diện vội, cứ kiếm một chỗ kín đáo ẩn mình vài ngàv là hơn. Cận Văn vẫn nhìn được như thường, nhưng không quen biết Lương Tiêu nên cũng không gạn hỏi gì, chỉ tạ từ rồi đỡ Hà Tung Dương trèo lên dãy đèo phía tây. Bọn Lương Tiêu quay ra quan đạo. về gần tới chỗ dừng chân lúc trước thì thấy ngổn ngang xác chết. Lương Tiêu hết hồn, thi triển khinh công chạy nhanh lại xem. Khắp một quãng đường lổng chổng toàn thi thể và đao mẻ mâu gãy của binh lính hai phe Tống, Nguyên, nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng Hoa Sinh đâu cả. Gã sợ hãi cất tiếng gọi, giọng tự dưng khàn đặc: Hoa Sinh! Hoa Sinh! Đương khi hốt hoảng, chợt nghe trong lùm cây bên đường có tiếng sột soạt rồi một cái đầu tròn xoe nhẵn bóng thò ra, mắt đảo tít mù, Lương Tiêu thở phào nhẹ nhõm. Liễu Oanh Oanh và Hoa Hiểu Sương lúc này mới đi tới nơi, chưa kịp hỏi sự thể ra sao, Hoa Sinh đã rối rít nói: May quá, cuối cùng các ngươi cũng về. Mỗ đang thấp thỏm sợ các ngươi quên béng mỗ đi rồi! Vừa nói, chú ta vừa cõng hành lý, xăng xái dắt Yên Chi và Khoái Tuyết ra khỏi rừng. Lương Tiêu liền bước lại xách giúp: Chuyện gì xảy ra ở đây thế? Hoa Sinh nhăn mặt: Mỗ đang ngồi ngay ngắn chờ đợi, chợt một lũ hung tợn chạy rầm rầm lại đằng này. Mỗ sợ quá, bèn dắt ngựa và lừa trốn vào rừng. Ở bên ngoài, bọn kia chém giết lẫn nhau, nhiều kẻ mất mạng, máu thịt tơi bời. Mỗ chứng kiến mà đứng tim, thậm chí không dám thở mạnh. Lương Tiêu nghe xong, đoán chừng bọn này cùng nhóm với toán quân Nguyên truy đuổi Hà Tung Dương, gã thở dài, vỗ vỗ vai Hoa Sinh: Ngươi nhanh trí đấy, kịp thời ẩn thân là phải. Chú tiểu khoan khoái xoa cái đầu trọc, sực nhớ ra một chuyện liền ngoảnh sang bảo Liễu Oanh Oanh: Ngựa của ngươi hung dữ khủng khiếp, dữ hơn cả ngươi nữa. Liễu Oanh Oanh nhướng cao chân mày: Ngươi nói xóc ta chăng? Không phải nói xóc, nói thật đấy. Vừa rồi mỗ dắt nó đi trốn mà nó đá như trời giáng vào đây mỗ. - Chú trỏ ra sau mông. - vẫn rành rành dấu móng, ngươi không tin, mỗ cởi ra cho ngươi xem. Nói là làm, Hoa Sinh lần tay tháo dải rút quần. Liễu Oanh Oanh đỏ mặt gắt: Xem cái của khi! Ngươi mà dám cởi quần, ta... ta sẽ giết ngươi... Hoa Sinh thộn mặt: Như vậy là ngươi tin mỗ phải không? Liễu Oanh Oanh ngần ngừ: "Nếu nói không tin, tên sư trọc này sẽ cởi quần, nếu nói tin thì chẳng hóa tự mình thừa nhận là mình rất hung dữ hay sao?". Nghĩ tới nghĩ lui không biết đối đáp cách nào, nàng bực tức giậm chân, bĩu môi ngoảnh phắt mặt đi. Nhác thấy Lương Tiêu ngồi bên vệ đường ngẩng đầu nhìn trời, vẻ mặt đăm chiêu, nàng tò mò hỏi: Ngươi nghĩ gì vậy? Lương Tiêu đáp: Từ lúc ở trên núi xuống tới giờ, ta vẫn canh cánh bên lòng một việc. Việc gì, có phải việc ba ngày sau không? Nàng tưởng tối hậu thư của mình khiến Lương Tiêu buồn phiền không biết quyết định ra sao, ai dè gã lắc đầu: Không. Giả sử có một đứa trẻ gọi ta là thúc thúc, bây giờ nó gặp nguy hiểm đến tính mạng, đổi là cô, cô sẽ làm thế nào? Liễu Oanh Oanh không buồn suy nghĩ, đáp ngay: Cố nhiên là phải gắng hết sức cứu nó chứ có gì mà cân nhắc. Lương Tiêu gật gật đầu. Liễu Oanh Oanh trách: Ngươi lạ thế, vì sao tự nhiên hỏi một câu chẳng đâu vào đâu như vậy? Lương Tiêu phủi áo đứng dậy: Oanh Oanh! Ta xin gửi gắm Hiểu Sương cho cô. Mong cô quan tâm chăm sóc muội ấy. Liễu Oanh Oanh rất kinh ngạc, nhưng thấy vẻ mặt gã vô cùng nghiêm túc, không gợn chút gì đùa bỡn, nàng lạnh nhạt nói: Ý ngươi là sao? Tại sao ta phải chăm sóc ả? Ta muốn giết ả mà còn chưa được đây này. Lương Tiêu ngẩn người tự nhủ: "Ờ nhỉ, ma xui quỷ khiến thế nào mà ta định gửi trứng cho ác cơ chứ!". Gã liền ngó sang Hoa Sinh, nhưng trông bộ dạng ngờ nghệch của chú ta lại mất hết mọi hi vọng, đang cồn cào tính toán thì nghe giọng Hiểu Sương run run cất lên sau lưng: Tiêu ca ca, huynh ghét muội quá hả.. Lương Tiêu ngoái đầu nhìn, bắt gặp đôi mắt đỏ hoe của cô gái, gã tự trách mình nói năng mập mờ khiến cô hiểu lầm, liền vội vàng giải thích: Ta vừa nói chuyện đứa bé gọi ta là thúc thúc hiện đang lâm cảnh nguy nan. Nó dã từng dập đầu lạy ta, ta cũng từng hứa sẽ đảm bảo an loàn cho nó. Trượng phu sinh ra trong trời đất không thể thất tín, huống hồ... - Lồng ngực bỗng đau nhói, giọng Lương Tiêu lạc hẳn đi. -... đứa bé sống được tới hôm nay đều nhờ muội tử A Tuyết của ta hi sinh tính mạng để bảo vệ, nếu không cứu được nó, sau này ta còn mặt mũi nào gặp muội ấy dưới hoàng tuyền. Liễu Oanh Oanh thong thả nói: Dễ giải quyết lắm. Ta theo ngươi đi cứu nó, sống cùng sống, chết cùng chết. Ngươi đừng hòng vin cớ này nọ để né tránh giao ước ba ngày của chúng ta. Hiểu Sương biểu đồng tình, giọng dậu dàng nhưng vẻ mặt cương quyết: Liễu thư thư nói đúng lắm. Hai đôi mắt đẹp lấp lánh soi vào mặt Lương Tiêu. Gã đâm luống cuống, không đủ lý lẽ bác bỏ nên đành miễn cưỡng bằng lòng: Thôi được, nhưng hãy nhớ, bất luận việc gì hai người cũng phải tuân theo sắp xếp của ta! Hai cô gái cùng kín đáo thở phào. Lương Tiêu thầm nghĩ chuyến đi này hung hiểm muôn vàn, nếu được trợ thủ đắc lực đồng hành thì khả năng thành công sẽ cao hơn, bèn hỏi Hoa Sinh: Ý ngươi thế nào? Hoa Sinh không có chủ kiến gì, chỉ xoa đầu cười: Các ngươi đi đâu, mỗ theo đi đấy. Miễn là có đủ đồ ăn thức uống... Liễu Oanh Oanh gí ngón tay lên trán chú ta, mắng đùa: Khá khen nhà ngươi còn biết nói một câu ra hồn. Nếu ngươi không dám đi, ta sẽ khinh ngươi không để đâu cho hết. Hoa Sinh cười toét miệng. Lương Tiêu tủm tỉm nói: Thế thì hay lắm, khi lâm trận chắc phải trông cậy vào ngươi nhiều. Bàn bạc xong xuôi, đang khi sửa soạn khởi hành, Lương Tiêu bỗng nhớ ra một việc bèn dặn ba người: Đợi cả ở đây nhé, ta trở về ngay. - Rồi không để ai kịp hỏi han thêm, gã rảo chân chạy vào núi. Nửa canh giờ sau, Lương Tiêu vẫn bặt tăm bặt tích. Liễu Oanh Oanh nảy mối nghi ngờ: "Hay cái tên oan gia ấy thừa cơ lỉnh luôn để đi vào chỗ chết một mình rồi?" Càng nghĩ càng bồn chồn, nàng nôn nóng định chạy theo tìm, nhưng vừa dợm chân thì thấy khói mờ bốc lên khoảng không trên núi xa, chỉ thoáng chốc đã đùn đầy một góc trời. Đúng lúc đó, cái dáng nhanh nhẹn của Lương Tiêu trồi ra khỏi màn khói xám xịt. Chỉ thoáng chốc gã đã về đến nơi, Liễu Oanh Oanh mừng rỡ tiến tới đón, túm lấy gã đấm một cú nặng trịch vào vai: Ngươi đi đâu vậy? Lương Tiêu xoa xoa chỗ bị đấm: Ta vào rừng Xuy Vưu. Để làm gì? - Hiểu Sương hỏi. Châm một mồi lửa thiêu sạch cánh rừng của nợ ấy đi. Mụ già kia hại ta xính vinh một phen, cách gì thì cách cũng phải đòi lại công bằng chứ! Liễu Oanh Oanh khoái chí hưởng ứng: Hay lắm, không thu hồi được vốn thì lấy tạm ít lãi vậy. Khói dâng mỗi lúc một dày. Hiểu Sương nhướng mắt nhìn, thở dài thẫn thờ: Xuy Vưu là loài cây kỳ diệu hiếm có, phá sạch thế kia thực đáng tiếc quá! Lương Tiêu tỏ vẻ không bằng lòng: Mê hoặc rồi tàn sát sinh linh để làm lợi cho mình là ích kỷ. Giống độc hại như vậy đáng giữ lại chăng? Hiểu Sương cúi đầu nhìn xuống. Lương Tiêu sợ Lạc Minh Ỷ tìm tới gây gổ thì không dứt đi ngay được, bèn thúc giục ba người mau lên đường. Cả bọn mang sao đội nguyệt hối hả đi bất kể đêm ngày. Dọc đường, hễ gặp cung tiễn giáo mác rơi vãi là Lương Tiêu lại nhặt nhạnh rồi sửa chữa để dùng. Sáng sớm hôm ấy, họ đến được vùng phụ cận Nhai Sơn. Lương Tiêu cưỡi ngựa lên một ngọn đồi nhỏ, dõi mắt nhìn ra xa, chỉ thấy biển cả xanh lấp lóa, sóng xô dào dạt trải rộng ngút mắt, chiến thuyền của quân Tống và quân Nguyên neo hàng dãy trên biển, cờ xí rờm rợp như những con rối nhỏ xíu rướn lên bạt xuống phần phật theo gió. Lặng lẽ quan sát một lúc, Lương Tiêu lắc đầu: Quân Tống thua rồi. Liễu Oanh Oanh ngạc nhiên: Thuyền chiến của quân Tống còn nhiều hơn kia mà, sao lại thua được? Quân cốt tinh không cốt nhiều. Hàng ngũ Nguyên quân rất ngay ngắn, chiến hạm phối hợp vô cùng hợp lý giữa lớn và nhỏ, lập thành thế ỷ dốc dàn từ mặt đông sang mặt tây. Quần Tống hoàn toàn trái ngược, thuyền to đậu chen thuyền bé, thuyền chiến xếp chung với thuyền chài, trận thế bát nháo rời rạc, lúc lâm trận, chẳng may tiên phong sơ sảy thì hậu quân cũng sẽ tan tác ngay, chẳng cứu vãn vào đâu được. - Gã cau mày trầm ngâm, vẻ thắc mắc. - Lạ thật, Vân Thù tương đối tinh thông binh pháp, tại sao dàn trận ngớ ngẩn thế nhỉ? Liễu Oanh Oanh lườm gã: Toàn nói cho sướng miệng thôi, dễ thường ngươi biết đánh trận đấy mà phê với phán. Lương Tiêu cười ruồi, không giải thích. Hiểu Sương buồn buồn nói: Bất kể thắng hay thua thì đánh giết củng là việc xấu. cổ nhân có dạy "dĩ hòa vi quý", người người hòa thuận chẳng hay hơn ư? Tiêu ca ca thử nghĩ cách hóa giải hiểu lầm giữa hai bên xem sao. Lương Tiêu nhún vai: Cái mối hiểu lầm này phức tạp lắm, phức tạp đến mức không thể phức tạp hơn được nữa, chẳng ai và chẳng có cách nào hóa giải nổi đâu. Vấn đề cấp bách nhất bây giờ là cứu bằng được hai đứa bé con, còn những việc khác, ta và thanh kiếm đành cam bất lực. - Gã ngoái đầu gọi. - Hoa Sinh! Hoa Sinh cười toe: Mỗ nghe đây! Lương Tiêu ngắm bộ dạng khờ khạo của chú ta, lại ngó hai cô gái, bất giác than thầm trong bụng: "Đúng là ba con nghé chưa biết sợ cọp, chẳng ai hiểu gí về sự hung hiểm của trận mạc. Ta chủ quan quá, không nên dẫn họ theo mới phải...". Nhưng sự đã rồi, hối không kịp nữa, gã dành trỏ đống binh khí gom được trên đường, bảo Hoa Sinh: Ngươi chọn lấy một thứ vừa tay để bảo vệ Hiểu Sương và Oanh Oanh. Hoa Sinh gãi đầu lầm bầm: Phải dùng binh khí à? Chú ta đảo mắt nhìn quanh rồi bỏ qua đống thương mâu, bước thẵng đến một cây hòe cổ thụ thân to bằng cái thùng gánh nước, đoạn hạ hành lý xuống, vận thần lực vòng hai tay quanh thân cây nhổ bật lên. Sau một tiếng "rột", cái cây với nguyên đoạn rễ cọc dài hơn một trượng đã nằm chình ình trên tay Hoa Sinh. Chú ta xoay vù vù mấy vòng như múa gậy, cười nói: Cái này mới tạm vừa tay. Liễu Oanh Oanh thốt lên bằng giọng ngỡ ngàng không giấu giếm: Đúng là ăn no.. vác nặng! Lương Tiêu tủm tỉm: Giỏi lắm Hoa Sinh, ta phục ngươi rồi đấy! Gã xuống ngựa nhặt tám thanh mâu bẻ thành các khúc dài cỡ bốn thước, đeo cả sau lưng, đoạn nhảy lên lưng ngựa, tay cầm theo một ngọn trường thương tầm tầm. Liễu Oanh Oanh nhặt một thanh đơn đao rồi ra cưỡi chung lừa với Hiểu Sương: Ta ngồi đây. Lương Tiêu cảm thấy ấm lòng: "Oanh Oanh ngày thường nói năng cay nghiệt, không ngờ đến lúc cần thiết lại sẵn sàng chăm lo cho Hiểu Sương. Suy cho cùng nàng cũng là người nhân từ độ lượng". Trên biển, chiến thuyền của hai đạo quân đang di chuyển tới lui, báo hiệu một đợt giao tranh đã gần kề. Lương Tiêu dõi mắt trông ra, thầm nhủ nếu quân Tống thất bại thì trận địa sẽ nháo nhác, chẳng còn cơ hội để cứu được ai giữa đám loạn quân nữa, gã liền đanh mặt, sát khí kéo sít cặp lông mày, đoạn vung thương thúc ngựa phóng vút xuống dưới. Các chiến thuyền của quân Tống ở mãi ngoài khơi, ngăn giữa họ và đất liền là doanh trại sát mép nước của quân Nguyên, cổng trại mở về hướng bắc, mỗi bên trái phải dựng một vọng lâu để quan sát. Lương Tiêu vừa phóng từ đồi xuống bãi biển là lính gác phát hiện ra ngay, liền cấp tốc báo động vào trại. Lương Tiêu gắng tế ngựa lao nhanh hơn. Một tên lính rúc tù và, những kẻ khác kéo cung, nhô lên khỏi ụ bắn nhả tên về phía gã. Lương Tiêu khua mạnh tay phải, trường thương vạch ra trong không trung một vệt sáng bạc, gạt bay lượt tên đầu tiên. Tay trái gã giật dây cương dẫn Yên Chi phi theo đường hướng lắt léo của Thập phương bộ, tránh hết các loạt tên kế tiếp. Khi còn cách cổng trại chừng một trăm bước, Lương Tiêu với lấy một đoạn mâu, thét vang, vung tay ném mạnh tới trước. Đoạn mâu băng qua khoảng cách một trăm bước ấy, đâm phập vào một ụ bắn bằng gỗ khiến nó bửa ra, chưa hết đà, tiếp tục đục thủng ngực tên Thập phu trưởng đứng ngay phía sau. Tên này gào lên thảm thiết, lộn phộc từ trên vọng lâu xuống đất, đầu vỡ toác, óc nát lầy đất, cảnh tượng ghê rợn khôn kể xiết. Hiểu Sương trợn tròn mắt, kinh hãi thét: Tiêu ca ca, không được giết... Chưa dứt câu, tiếng cô bỗng tắt lịm, cảm giác đau tê nhói lên ở cổ. Liễu Oanh Oanh mỉa mai: Biết ngay là ngươi sẽ giở bộ mặt mèo khóc chuột ra để sắm cái vai đào thương này mà. Ngươi tưởng ta muốn bảo vệ ngươi thật đấy à? Hừ, khôn hồn thời ngậm mồm vào, đừng gầy náo loạn thêm nữa. Ở đằng kia, Lương Tiêu vẫn tiếp tục phi ngựa tấn công bọn lính gác trên vọng lâu, gã ném các đoạn mâu theo thủ pháp phóng lao, không một phát nào sai trật. Hiểu Sương bị điểm vào Á huyệt, đành câm lặng nhìn Lương Tiêu tàn sát, sau cùng không nén nổi sầu não, cô nhắm mắt, lệ châu tuôn xuống ròng ròng. Khi Lương Tiêu dùng cạn cán mâu thì cổng trại cũng đã hiện ra ngay trước mặt, hai cánh khép kín bưng. Gã ngoái lại thét lớn: Hoa Sinh! Phá cửa! Chú tiểu liền chạy tới gần, dộng thân cây to tướng vào cửa, "ầm" một tiếng, cả hai cánh đổ thình xuống. Lương Tiêu thúc ngựa lao vào, đón gã là những tiếng la ó như sấm động, binh lính ùn ùn kéo ra chặn đường. Lương Tiêu rung trường thương, ngù tía xoắn xuýt, màu đỏ của máu hắt tung lên quanh ánh bạc của thép, kỵ binh Nguyên triều liên tiếp rơi khỏi yên cương, đổ gục xuống đất như những thân chuối bị đốn ngang. Yên Chi bẩm tính hung dữ, gặp cảnh chiến trận càng thêm phấn khích, bèn vươn cổ hí dài, tung vó đá hậu, hất bọn bộ binh ngã sấp. Hoa Sinh lớ ngớ chạy theo Lương Tiêu, thấy lính Nguyên tên nào tên nấy nghiến răng nghiến lợi thi nhau nhảy xổ vào mình thì không nén nổi kinh ngạc, nhưng không kịp tháo lui nữa nên đành bấm bụng tiến lên. Đang lúc kinh hoàng lại thấy đối phương bắn tên rào rào, cực chẳng đã, chú ta phải tạm thời quên đi giáo huấn của sư môn, vừa rảo chân chạy vừa múa tít thân cây tạo thành một cái khiên khít khao để đánh bạt làn lên. Hoa Sinh phóng tới đâu, quân Nguyên ngả ngửa, chiến mã lật vó tới đó, trong vòng sáu trượng quanh chú ta không một ai đứng vững được. Liễu Oanh Oanh bám sát bước chân Hoa Sinh, nàng vốn gan dạ, nhưng chỉ là sẻ non ra ràng đối với chiến trận, nay thấy bốn bề lúc nhúc những người thì không khỏi bở vía, đành cắm cúi thúc lừa chạy theo hai người đi trước chứ chẳng nghĩ được cách nào hay hơn. Hiểu Sương ngồi lặng trong vòng tay ôm của nàng, mắt vẫn nhắm chặt, nhưng những tiếng la thảm thiết cứ róng riết dội từng hồi vào tai cô, đâm tới tấp vào tim cô như vỉ gai nhọn. Bốn người, mỗi người một tâm tư, cùng mở đường máu qua rừng quân, thế tiến như lốc quét tuyết cuốn. Tướng sĩ Nguyên quân từ khắp các hướng ùn ùn kéo về. Lương Tiêu nổi sát tính, gác thương ngang lưng ngựa, gỡ cung tiễn xuống bắn thia lia suốt hai bên trái phải, tên bay như sấm rung chớp giật, không một phát nào trượt mục tiêu. Cuộc giao chiến đang đến hồi khẩn yếu, chợt bên mé tả có người kinh ngạc thốt lên: Lương Tiêu! Lương Tiêu liếc mắt ngó. Một viên Bách phu trưởng người Hán nhìn gã chằm chằm, đôi mắt lồ lộ kinh hoàng. Lương Tiêu cảm thấy rất quen mặt nhưng không nhớ ra là đã gặp ở đâu, chợt nghe mé hữu có tiếng rú: Đúng là Lương Tiêu! Chỉ trong khoảnh khắc, âm điệu của cái tên ấy loang rộng như lưởi lửa liếm qua toàn quân, từ miệng người này lan sang miệng người khác rồi truyền đi càng lúc càng xa. Quân sĩ khiếp đảm như gặp ma, xô đẩy la hét: "Lương Tiêu đến! Lương Tiêu đến!", mạnh ai nấy chạy, cả bọn giẫm đạp lên nhau nháo nhác rút lui về các ngả. Đám tướng lĩnh muốn giữ vững đội ngũ mà không làm nổi. Thời tòng quân, Lương Tiêu đã rất nổi danh, về sau ở trận chiến Tiền Đường, hình ảnh oai hùng đơn thương độc mã đánh cho quân Nguyên xác phơi ngập đất của gã thực sự đã làm chấn động ba quân. Binh lính thường thán phục những kẻ mạnh mẽ táo gan nên chẳng có gì là lạ khi câu chuyện mau chóng trở thành đề tài được ưa chuộng ở khắp các doanh trại. Dù Bá Nhan đã ra lệnh cấm bàn tán, nhưng làm sao ngăn nổi những cái mồm và những cái tai ghé sát thì thào, tin đồn cuối cùng vẫn cứ lan đi, càng lan rộng càng thất thiệt, cuối cùng biến ra truyền thuyết hoang đường. Trong truyền thuyết đó, Lương Tiêu được thêu dệt thành một thứ quái vật có sức bạt sơn cử đỉnh, không sợ giáo mác gươm đao, thậm chí còn biết hô phong hoán vũ, gọi được thủy triều Tiền Đường lên phá địch. Lính tráng ở thủy trại Nhai Sơn phần đông là dân Hán phương bắc, tuy chưa từng gặp Lương Tiêu, nhưng ai chả ít nhiều nghe kể về các chiến tích huyền thoại của gã. Thoạt đụng độ đã thấy kinh sợ, chưa hiểu thiên binh thiên tướng ở đâu hạ phàm, sau lại nghe có kẻ tri hô cái tên dữ dội ấy, ai nấy mới võ lẽ: "Hắn đấy ư, hèn gì..", quyết tâm chiến đấu do đó tiêu tan, chẳng ai bảo ai đều vắt chân lên cổ chạy thục mạng. Cố nhiên Lương Tiêu không hề hay biết nguyên do, chỉ biết hàng ngũ quân Nguyên tan tác chính là cơ hội trời cho để thoát thân, bèn theo đường trống lao ra cổng bên kia đại doanh. Ngoài biển thuyền ken thuyền dày đặc, buồm trắng san sát nối liền mây nước., không thể phân biệt được Tống hay Nguyên. Bốn người hộc tốc chạy dọc bờ biển, quân Nguyên đuổi sát rạt phía sau. Lương Tiêu phi ngựa bọc hậu, bắn tên yểm hộ cho bọn Hoa Sinh chạy trước. Thình lình, đằng trước rộ lên những tiếng la hét om sòm, Lương Tiêu ngẩng trông. Một tốp lính Nguyên từ phía xa phóng ngược lại. Ai nấy nai nịt cung nỏ, phát tên bắn như mưa. Liễu Oanh Oanh lạnh toát cả người, thúc lừa chạy trở lui. Hoa Sinh múa thân cây gạt làn tên, vừa đánh vừa lùi về trước mặt Yên Chi. Lương Tiêu mới bắn ngã được mấy gã kỵ binh thì tên cạn. Lúc này đằng trước cùng đường, đằng sau bí lối, mặt bắc là vách núi chất ngất, mặt nam là sóng biển mênh mang, ruột gan gã như thiêu như đốt, định liều mình múa thương nghênh địch, thình lình một con thuyền thoi từ phía đại doanh Tống lướt đến, mái chèo khua đều đặn. Tới gần bờ, một tên lính Tống đứng ở mũi thuyền vẫy tay gọi lớn: Tráng sĩ, mau lên đây! Lương Tiêu cả mừng, lập tức cùng ba người nhảy lên thuyền. Lái thuyền đẩy mạnh sào tre đưa thuyền ra khỏi vùng đáy cát, đám thủy thủ bắt đầu nhịp nhàng khua mái chèo, con thuyền tiến mau ra vùng nước sâu. Quân Nguyên chạy xuống sát mí nước, giương cung bắn vun vút, tên rơi rào rào xuống biển. Quân Tống đắc ý cười vang, nhịp chèo hối hả đưa thuyền lao đi như một con cá chim, nhấp nhô liên hồi trên sóng biển. Một binh sĩ trung niên mỉm cười hỏi: - Tráng sĩ cũng tới góp sức vào phong trào cần vương phải không? Lương Tiêu đáp ngắn gọn: - Ta có việc khẩn muốn gặp thánh thượng, phiền lão ca đưa đường. Người nọ cau mày, nhưng không nói gì. Một lát sau, thuyền thoi bơi vào thủy doanh, luồn lách giữa những chiếc thuyền lớn nhỏ để tiến lên phía trước. Lương Tiêu ngó quanh. Thủy thủ trên các thuyền ấy ăn mặc tạp nham mỗi người một kiểu, có nam có nữ, có cả các thiếu niên ngơ ngáo mới khoảng mươi mười lăm tuổi, ai nấy vẻ mặt sầu khổ, da dẻ sạm sụa, hoàn toàn không giống quân nhân. Gã hỏi bọn cùng thuyền mới biết đó là ngư dần ven biển đến tham dự cần vương. Lương Tiêu cám cảnh: "Thêm một người tham gia tức là thêm một mạng đi đời, tội tình gì mà họ phải khổ sở thế nhỉ?". Nghĩ sao gã lại cau trán: "Nhưng rơi vào hoàn cảnh tương tự, ta cũng sẽ lao ra chiến trường quyết một trận sống mái chứ chẳng chịu ở yên làm cá làm thịt để ngoại bang đến băm vằm mổ xẻ đâu". Hiểu Sương lúc này đã mở mắt nhưng vẫn chưa nguôi sầu thảm vì cảnh chém giết đẫm máu vừa rồi, lại nhìn những người Tống xung quanh, đầu óc cô càng luẩn quẩn mụ mị, lệ châu lặng lẽ tuôn dài: "Nếu đánh nhau, liệu họ có chết không?". Liễu Oanh Oanh liếc thấy, khinh miệt chửi thầm: "Chắc hãi quá đây mà! Con tiện nhân vô dụng". Nàng lơ đãng đưa mắt đi chỗ khác, nhận ra Hoa Sinh đang bấu chặt mạn thuyền, mặt xanh như chàm đổ, hai mắt đờ trệ, nàng cười nhạt: Đồ lừa trọc, đừng nói với ta là ngươi sợ nước nhé! Hoa Sinh gắng gượng hé miệng đáp, mặt tái dại thêm mấy phần: Ngươi... ngươi không sợ à? Liễu Oanh Oanh không biết bơi lội, nhưng bản tính hiếu thắng khiến nàng dù nao núng đến đâu cũng giữ kín tâm tư trước người ngoài, nghe hỏi bèn lạnh lùng đáp: Có cái quái gì mà sợ! Ta xô ngươi xuống làm ba ba cho ngươi sợ luôn một mẻ. Nói đoạn nàng làm động tác như sắp sửa đẩy thật. Hoa Sinh tái mét mặt, khua khoắng hai tay, quáng quàng kêu: Chớ, chớ... thịt ba ba thì ngon chứ làm ba ba thì không hay ho chút nào hết. Miệng chú ta méo xệch, mắt rưng rưng như sắp trào lệ tới nơi. Liễu Oanh Oanh cười cười: Vậy thì thôi, ta không xô ngươi nữa, nhưng ngươi phải hứa, từ nay về sau nhất nhất tuân lệnh ta. Ta bảo làm cái gì ngươi phải làm cái đó, chẳng hạn bảo ngươi ngồi thì ngươi cấm được đứng. Lúc này Hoa Sinh chỉ cầu thoát nạn, ai bảo gì mà chẳng nghe, bèn hấp tấp hứa: Được, được! Liễu Oanh Oanh đảo mắt suy nghĩ rồi mỉm cười tinh quái: Đồng ý nhanh thế? Ta thử xem ngươi có thủ tín không, vậy thì, hãy nhảy sang mé đông ba thước! Hoa Sinh kinh hoàng: Làm thế sao được? Mé đông là nước mà. Liễu Oanh Oanh bắt bẻ: Ngươi không nghe lời ta chứ gì? Hoa Sinh tiến thoái lưỡng nan, mật nhăn như bị, luôn mồm kêu khổ. Thực tình Liễu Oanh Oanh đang ngồi cứng đơ, thậm chí không dám nhúc nhích chứ đừng nói là dùng sức đẩy ai, chỉ vì buồn chán bầu không khí nặng nề nên cố ý đem Hoa Sinh ra chọc ghẹo cho khuây khỏa mà thôi. Đúng lúc ấy, thuyền thoi dừng lại bên một con thuyền lớn. Thuyền lớn thả xuồng xuống đón, Lương Tiêu nhảy lên trước tiên. Một viên hiệu úy bước ra vòng tay cười chào: • - Các hạ anh dũng thiện chiến thực khiến người ta khâm phục. Dám hỏi có phải thuộc hạ của Vân tướng quân? Lương Tiêu tự nhủ: "Nếu ta xưng tên thật, chắc khó tránh nổi một trận đánh giết", bèn đáp bừa: Phải. Ta đến vì có việc khẩn cần yết kiến thánh thượng. Viên hiệu úy tắt ngay nụ cười, lạnh lùng nói: Vậy xin miễn cho. Trần đại nhân và Lục đại nhân đã dặn, hễ là người của Vân Thù thì thánh thượng từ chối tiếp kiến. Lương Tiêu lia mắt từ đầu xuống chân đối phương: Ta không gặp cái tên Trần hay Lục nào đó, chỉ gặp thánh... Vicn hiệu úy chừng như mất kiên nhẫn, xua tay ngắt lời: Ý của Trần đại nhân tức là chỉ ý của thánh thượng. - Hắn liếc ngang Lương Tiêu, cười trâng tráo. - Còn đứng đó ư? Muốn ta đá văng ngươi xuống nước phải không? Lương Tiêu túm luôn ngực hắn, nhấc bổng lên khỏi sàn thuyền ba thước. Viên hiệu úy giãy giụa kịch liệt, kinh hoàng la lối: Tạo phản, tạo phản! Tả hữu đâu, bắt lấy hắn! Tên này vốn là thân tín của Tể tướng Trần Nghi Trung, quen tật tác oai tác quái, quân sĩ ngày thường điêu đứng đủ đường vì thói hống hách của hắn, nay.nghe gọi chỉ tỉnh bơ đứng nhìn. Viên hiệu úy hét mấy tiếng mà không ai đáp thì hoảng sợ đổi ngay ra vẻ mặt khúm núm, nài nỉ Lương Tiêu: Đều là người mình cả, có gì cứ bình tĩnh giải quyết. Lương Tiêu đanh giọng: Ngươi có dẫn ta đi không thì bảo? Viên hiệu úy lộ vẻ lúng túng, nhưng thấy Lương Tiêu quắc mắt đe dọa, đành nhượng bộ: Ta dẫn, ta dẫn. Lương Tiêu thả tay: Ngươi đi trước đi. Viên hiệu úy không dám trái lời, cum cúp quay lên khoang trên. Trước cửa khoang có bốn tên thị vệ, viên hiệu úy trỏ vào trong khoang, ấp úng: Ớ trong... này đây. Bọn thị vệ nhận ra sự việc bất bình thường, liền nhào tới cản. Lương Tiêu giơ cánh tay khua một cái, bốn cây thương lẳng vút lên cao còn chủ nhân chúng cùng ôm hổ khẩu rên rẩm. Lương Tiêu sải bước vào trong. Khoang tàu khá rộng, bốn vách lốm đốm những vệt nước vàng nâu, mùi thuốc lãng đãng trong không khí mằn mặn ẩm ướt. Lơ thơ dăm viên quan đang ngồi lào xào bàn bạc, bộ dạng ủ ê. Nghe tiếng bước chân, ai nấy láo nháo ngoảnh đầu ra, một người mặt vuông râu đen mắng: Tại sao không bẩm báo trước? Viên hiệu úy hoang mang phân trần: Bẩm Trần tể tướng, thuộc hạ của Vân Thù tới bệ kiến thánh thượng.. Trần Nghi Trung quát tháo: Ta dặn ngươi thế nào? Hễ là người do Vân Thù phái đến thì tống cổ tuốt! Viên hiệu úy ủ rủ thanh minh: Bẩm, hắn dùng vũ lực ép thuộc hạ đưa vào. Trần Nghi Trung gầm lên: Định làm phản hả? Vệ binh... Một viên quan văn gầy gò xua tay: Thôi Tể tướng ạ! Kẻ dám liều chết xông vào đây chắc hẳn là con dân trung nghĩa của Đại Tống ta, nếu thẳng thừng đuổi đi thì sẽ khiến người đời chê cười. Trần Nghi Trung tức giận đập bẹt xuống đùi: Lục thái phó, ông còn chưa hiểu sao? Vân Thù là tên lòng lang dạ sói, ỷ mình nắm binh quyền trong tay nên muốn khống chế thánh thượng. Viên quan văn ôn tồn bảo Lương Tiêu: Thánh thượng long thể khiếm an, không tiện tiếp khách, có việc gì ngươi cứ nói với Lục Tú Phu ta là được. Lương Tiêu nghe không sót một lời cuộc đối đáp giữa hai người, đến đây vòng tay mỉm cười: Vân tướng quân biết tin thánh thượng hơi mệt nên đặc phái tại hạ mời đến một nữ thần y để chẩn trị cho người. Bá quan văn võ nhìn nhau ngơ ngác. Trần Nghi Trung sừng sộ bảo Lương Tiêu: Chúng ta tự khắc có lang trung, không dám phiền tới đại giá thần y nào hết. Lương Tiêu sắp sửa nổi điên với cái tên không biết cân nhắc nặng nhẹ này, chợt giọng Hiểu Sương ngập ngừng vang lên phía sau: Người bệnh... mắc chứng kinh phong phải không? Trần Nghi Trung và Lục Tú Phu trao đổi nhanh một cái nhìn kinh ngạc. Lục Tú Phu hỏi: Vì sao cô biết? Hiểu Sương không trả lời thẳng: Các ông vừa cho người bệnh uống Thọ tinh hoàn à? Lục Tú Phu sửng sốt thật sự, gật đầu: Đúng vậy. Hiểu Sương cau mày: Phương thuốc đó cũng được, chỉ tiếc thiếu mất mấy dược vị quan trọng nên không kiến hiệu. Đám quan viên thất sắc. Lục Tú Phu đứng dậy, nghiêm nghị nói: Mong cô nương chỉ giáo rõ hơn! Tôi ngửi mùi thuốc thì thấy thiếu nhân sâm và thạch xương bồ. À, cân lượng của chu sa cũng chưa đủ. Lục Tú Phu lộ vẻ mừng rỡ, vòng tay kính cẩn: Cô nương nhận xét đúng lắm, vì bị quân Thát bố ráp, thuốc thang khan hiếm nên thiếu mất vài vị. Dám hỏi có cách nào thay thế không? Tôi cần khám kỹ cho người bệnh rồi mới dám kết luận. Trần Nghi Trung thô bạo gạt phắt: Không được... Lục Tú Phu xua tay: Tể tướng đại nhân! Ngộ biến phải tùng quyền. Bây giờ tính mạng thánh thượng chỉ còn tính bằng sớm bằng chiều, cô nương đây vừa bước vào đã phán đoán chuẩn xác bệnh tình, lại nói rành rọt vị thuốc ta dùng, đủ thấy là người có chân tài thực học. Cứ để cô ấy thử xem, may ra vớt vát đôi chút hi vọng. Trần Nghi Trung cau mày nhìn Hoa Hiểu Sương bằng cặp mắt xét nét, mặt đầy vẻ hồ nghi. Lục Tú Phu lại vun vào: Cô ấy là phận liễu yếu đào tơ, đại nhân ngại ngần gì chứ? Vân Thù đang nắm trọn quân quyền, xưa rày chỉ kiềng nể mình thánh thượng, chẳng may thánh thượng có mệnh hệ gì thì sẽ ảnh hưởng đến đại cuộc. Trần Nghi Trung nghe phân tích cũng thấy lọt tai, bèn đồng ý: Được, để cô ta vào. Lục Tú Phu vui vẻ đi trước dẫn đường: Mời cô nương! Hiểu Sương bước theo. Bọn Lương Tiêu cũng đi cùng, Trần Nghi Trung bèn cản: Đứng cả lại đó! Nhưng Lương Tiêu cứ rảo chân đi, không buồn để ý tới. Trần Nghi Trung nổi trận lôi đình, bèn xộc ngay ra ngoài khoang gọi quân sĩ. Lục Tú Phu nôn nóng cứu người nên không bận lòng để ý đến họ Trần, rẽ tấm rèm trúc dẫn bọn Lương Tiêu đi thẳng vào khoang sau. Trong khoang mù mịt hơi nước và khói mờ, mùi thuốc nồng sực, hai cung nữ lúi húi quạt lửa đun thuốc, trên giường trơ trọi một đứa bé đang nằm cuộn tròn, thân hình gầy gò yếu ớt, mặt mày trắng bệch, hai mắt nhắm nghiền. Lương Tiêu nhận ra là Quảng Vương Triệu Bính, gã xót xa hồi tưởng cảnh gặp gỡ ở rừng hoang hôm nào, bỗng nhớ đến Thị nhi, nghi hoặc tự hỏi: "Tại sao chỉ có thằng em, ca ca của nó đâu rồi?". Hiểu Sương ngồi xuống bên Triệu Bính, đưa tay thăm mạch, đầu mày nhiu nhíu. Lục Tú Phu lo lắng quan sát sắc mặt cô, chưa kịp hỏi, Lương Tiêu đã cướp lời: Thế nào? Hiểu Sương thở dài: Kinh sợ quá đỗi dẫn đến mụ mẫm thần trí, ngoài ra gan và thận yếu, ăn mà không hấp thu được nên cơ thể vẫn hao mòn. Chà, hai bệnh cùng phát tác một lúc, thật là khổ cho cậu bé! Lục Tú Phu vặn vẹo đôi tay: Có cách nào cứu được không? Mặt Lương Tiêu trĩu buồn. Hiểu Sương liếc thấy, sực nghĩ ra: "Đây chắc là tiểu hài nhi mà Tiêu ca ca kể hôm trước". Gô thương xót nhìn Triệu Bính, mỉm cười nói: Mọi người đừng lo, tôi khắc có cách, chỉ nội hôm nay đứa bé sẽ hoạt bát sôi nổi lên ngay. Lục Tú Phu và Lương Tiêu cùng thở phào. Giọng Trần Nghi Trung chợt vọng vào lạnh lùng: Hỗn xược! Đây là đương kim thánh thượng, tại sao ngươi dám gọi đứa này đứa nọ? Ai nấy ngoảnh đầu nhìn ra. Viên tể tướng hai tay chống nạnh, mặt nặng như chì, dắt theo mấy tên vệ binh đang đứng ngay ngoài rèm, chỉ vì ngại kinh động đến Triệu Bính nên chưa dám mạo muội tiến vào. Lục Tú Phu gật đầu: Trần đại nhân nói phải. Cô nương ạ, đây là thiên tử của Đại Tống chúng ta. Sau này cô phải hết sức cẩn trọng trong xưng hô, đừng đảo lộn quy củ. Nếu phạm tội khi quân thì ta không dám bảo đảm an toàn cho cô đâu. Hiểu Sương mở to mắt ngạc nhiên. Lương Tiêu lạnh lùng xen ngang: Đằng nào cũng là trẻ con, gọi kiểu gì chả được? Trần Nghi Trung phẫn nộ thét: -Vô lễ... Hắn định hô vệ binh vào bắt, đúng lúc đó ngoài cửa khoang vang lên một giọng nói khàn đặc mệt mỏi nhưng từng câu từng chữ đều đựng đầy sức nặng: Thỉnh bẩm thánh thượng, Đô Thống chế vân Thù cầu kiến! Kế đó là hàng tràng âm thanh rổn rảng như binh khí chạm nhau lẫn với những tiếng hự và tiếng thân người đổ xuống sàn thình thịch. Lục Tú Phu và Trần Nghi Trung bỏ mặc bọn Lương Tiêu, vén rèm trúc lao thẳng ra ngoài. Viên Tể tướng gầm vang căm phẫn: Vân Thù! Ngươi thật to gan, dám tự tiện xông vào triều à? Đáng tội gì đây? Vân Thù thở dài: Tể tướng đại nhân lượng thứ. Nếu không mạnh tay một chút, có khi chẳng bao giờ vân Thù gặp được thánh thượng. Lục Tú Phu nói như bị xúc phạm: Ý ngươi là sao, ngươi cho rằng chúng ta đang tìm cách chi phối triều đình chắc? Tự Thái phó nói thế, Vân mỗ không bình luận gì cả. Không khí lặng đi chốc lát, rồi Trần Nghi Trung xẵng giọng hỏi: Vậy hôm nay ngươi đến đây có việc gì? Vân Thù đáp: Chiến sự hiện rất căng thẳng, ta muốn mở đường máu đưa thánh thượng tháo thoát. Trần Nghi Trung cười mũi: Nghe giọng ngươi thì hình như chúng ta thua chắc rồi? Vãn Thù điềm tĩnh thừa nhận: Khả năng thua nhiều hơn thắng, nhưng bất luận ra sao huyết mạch của Đại Tống cũng không thể đứt đoạn ở đây được. Trần Nghi Trung thắc mắc: Dẫu thua thật thì có liên quan gì đến ngươi? Tên họ vân kia, ngươi đừng quên thánh thượng đã hạ chỉ thu hồi binh quyền của ngươi rồi nhé. Cái thân áo vải mạt hạng mà cưỡng chiếm binh phù, đến đâu củng xưng xưng cái mồm ta đây chủ soái. Từ xưa tới nay, chỉ có hạng gian thần tiểu nhân như Tào Tháo, Vương Mãng mới hành xử kiểu ấy thôi. Vân Thù gắng giữ bình tĩnh song vẫn không giấu nổi uất ức: Tể tướng nặng lời quá! Vân mỗ sống làm con dân Đại Tống, chết làm hồn ma Đại Tống, đâu thể thõng tay nhìn xã tắc lung lay, cơ đồ nghiêng ngả. Thẳng thắn mà nói, nếu Vân Thù này có được dã tâm như Tào Tháo hay Vương Mãng thì binh mã triều đình chẳng đến nỗi loạc choạc thế kia. Lục Tú Phu phát cáu: Ngươi đang ám chỉ gì vậy? Muốn rũ bỏ trách nhiệm phải không? Giọng \ần Thù chán nản rõ rệt: Chắc các vị còn nhớ, trước đây Vân mỗ đã đề xuất bỏ thuyền lên bờ, chiêu binh mưu sự tại Giang Tầy. Văn Thiên Tường đại nhân lại gạt đi, cho rằng sẽ ảnh hưởng đến sự an nguy của thánh thượng nên cứ khăng khăng duy trì lối đánh du kích trên biển. Văn đại nhân xuất thân thư sinh, không tỏ tường binh pháp còn cố gánh vác trọng trách đại tướng đến nỗi thua chạy liên tục cả ngàn dặm, để mất thời cơ quật khởi. Đó là nguyên nhân thứ nhất dẫn đến cục diện hôm nayệ Trần Nghi Trung cười khẩy: Có thứ nhất, chắc không thể thiếu thứ hai? Phải. Nguyên nhân thứ hai chính là chiến dịch Ôn Châu. Quý vị không biết phân biệt lợi hại, nhẹ dạ tin lời Bồ Thọ Canh mà trọng dụng hắn. Tên đó là người Hồ ở Tây Vực, bọn ngoại tộc lúc nào chẳng ôm một bụng mưu toan riêng. Vân mỗ đã từng nhắc nhở: phàm là người Hồ đều không đáng tin. Đáng tiếc các vị coi lời Vân mỗ như gió thoảng ngoài tai khiến quân ta thất bại hết đường cứu vãn. Trần Nghi Trung nhếch môi khinh thị: Tóm lại cục diện trước mắt đều bắt nguồn từ sai lầm của chúng ta? Nói cho đúng Vân mỗ cũng chẳng hoàn toàn vô can, bởi đã không dám kiên quyết chính kiến đến cùng. Binh lính Đại Tống hiện nay tuy nhiều nhưng ô hợp, phần lớn là dân đen chưa từng kinh qua thao luyện vũ trang, chống cự sao được bách vạn hùng sư hung tàn của Nguyên triều? Tập hựp một lực lượng hổ lốn như vậy vừa vô bổ cho đại cục vừa làm hại đến thân gia họ. Trước đây ta đã can gián việc thu nạp dân thường tòng quân nhưng quý vị không thèm đếm xỉa. Bây giờ nhìn xem, tình thế mỗi ngày một xấu! Đó là nguyên nhân thứ ba. Lương Tiêu bỗng ngậm ngùi thay cho Vân Thù: "Thì ra lợi hại mọi đường hắn đều thông tỏ, tiếc thay quyền quyết định lại thuộc về kẻ khác". Ở ngoài kia, Lục Tú Phu nổi nóng: Đại Tống ta đề cao nhân nghĩa, cư xử hợp lòng người mới được bách tính tin yêu góp sức gia nhập. Mạnh Tử từng nói: "Người nhân ái là vô địch, chẳng cần tranh đoạt mà nghiễm nhiên chiến thắng". Quân ta đông đảo, muôn lòng như một, chắc chắn sẽ đánh bại Thát Đát, quang phục Hoa Hạ. Hạng võ biền như ngươi thì hiểu cái gì! Ta hẵng hỏi tạm, ngươi đọc được mấy pho sách, bỏ túi được mấy vốc đạo lý thánh hiền mà phân tích nông cạn như thế? Vãn Thù nói với giọng pha chút nhạo báng: Lôi đạo lý thánh hiền ra đong đếm thì Vân mỗ giơ tay đầu hàng Thái phó rồi. Nhưng Vân mỗ thấm thìa một điều: làm con phải giữ đạo hiếu, làm tôi phải giữ tâm trung. Vì vậy Vãn mỗ quyết không giương mắt nhìn thánh thượng mất mạng. Ngộ nhỡ thánh thượng có mệnh hệ gì thì Đại Tống cầm bằng tiêu vong. Lục Tú Phu tức bực ngắt lời: Ngươi đường đột xông vào triều đã là phạm thượng, còn dám trơ trẽn nhắc đến trung hiếu nữa ư? Nếu ông trời không phù hộ Đại Tống khiến chiến dịch này thất bại, Lục mỗ sẽ cõng thánh thượng nhảy xuống biển tự tận. Năm xưa Thái Tổ mượn chén rượu giải trừ binh quyền của tướng soái cốt nêu cao việc trị quốc bằng văn đức. Cơ nghiệp ba trăm năm của Đại Tống mà phải diệt vong thì sẽ kết thúc bởi tay bọn sĩ đại phu chúng ta chứ quyết không lụn bại trong tay cái kẻ lỗ mãng năm lần bảy lượt kháng cự thánh chi, ráo riết thâu tóm binh mã để củng cố quyền bính như ngươi. Vân Thù nín lặng một thoáng rồi dứt khoát bảo: Vân mỗ đã nói hết nước hết cái mà các vị vẫn không để vào tai. Thôi thì đành mang cái danh bất trung bất nghĩa vậy. Liền theo lời gã là một tràng hự hự bình bịch. Trần Nghi Trung rống lên: Tậc tử, tạo phản.ềắ Giọng hắn lặng tắt nửa chừng. Lương Tiêu chưa kịp nghĩ xem hắn bị làm sao thì gió ở đâu bỗng thốc vào khoang, rèm trúc khua lanh canh, Vân Thù lập tức hiện ra ở cửa. Lúc ấy, cho dù Thái Sơn sụp đổ, Trường Giang cạn nước ngay trước mặt cũng không khiến Vãn Thù sợ hãi đến thế. Gã đứng chết sững như mọc rễ ở bậu cửa, không nhúc nhích nổi lấy một ngón tay. Lương Tiêu điềm tĩnh nhìn lại kẻ thù, một mối thương cảm khó hiểu lặng lẽ nhen nhóm trong lòng. Mới hơn một năm không gặp mà Vân Thù võ vàng xác xơ đến khiếp, mặt mũi khô quắt, hai má hõm sâu, bên mai đã lốm đốm vài sợi bạc. Vân Thù đứng chết trân hồi lâu, bất chợt liếc mẵt nhìn quanh, toàn thân lại được phen chấn động, gã khàn khàn thốt: Liễu cô nương... Liễu Oanh Oanh cũng sững sờ chẳng kém: Giã biệt mấy năm, công tử tiều tụy đi nhiều quá! Vân Thù tự nhiên chua xót, hai mắt bỗng ướt nhoèn, gắng gượng lắm mới giữ được vẻ ngoài bình tĩnh. Gã ngoảnh sang Lương Tiêu gằn giọng: Ngươi làm cái quỷ gì ở đây? Lương Tiêu lấp lửng: Làm điều ngươi định làm. Vân Thù tưởng Lương Tiêu nhận lệnh Nguyên triều đến bắt Triệu Bính, lòng sục sôi căm hận. Nhìn Triệu Bính thoi thóp trên giường, hai mắt gã lạnh băng: Tốt lắm! Lương Tiêu vô tình phụ họa: Tốt quá chứ còn gì nữa... Vân Thù âm thầm xòe song chưởng trong ống tay áo rồi thình lình chém tới. Lương Tiêu phát hiện hai vai Vân Thù hơi nhô cao là biết gã sắp xuất thủ, bèn rùn thân, đẩy kình xuống tay đón sẵn. Chưởng đôi bên vừa chớm va nhau, cả hai cùng lảo đảo. Lương Tiêu giật thót, những tưởng bao nhiêu bí quyết công phu và kiến thức võ học lĩnh hội được từ các cao thủ cổ kim sẽ đảm bảo cho mình cầm chắc phần thắng, không ngờ chỉ hơn một năm kể từ lần cuối cùng bọn họ chạm mặt mà Vần Thù đã tấn tới ghê gớm. Vãn Thù cũng kinh hoàng vô kể. Thầm ước lượng nội lực của đối phương có phần nhinh hơn mình, gã bỏ giao chưởng trực diện, lập tức xoay chân đảo từ trái sang phải Lương Tiêu, sử chiêu Võng lưỡng vấn vị cảnh đập chát vào hai màng tang đối thủ. Lương Tiêu không nhích bước, chỉ xoay gói chân, vừa vặn xòe chưởng chặn đứng đòn tấn công của Vân Thù, nhưng Vân Thù chưa chạm tới điểm đã buông ra ngay, không dùng trọn một chiêu nhưng xuất thủ nhanh đến nỗi người ngoài nhìn vào phải hoa cả mắt. Chưởng thứ hai mới đưa đi một nửa, gã bỗng thụp người xuống, biến chiêu Phong dao ảnh động, chân phải lăng tới như gió lốc. Chưởng thế của Lương Tiêu hầu như không biến hóa, hai tay che chắn phần ngực và bụng, mũi chân đá xéo vào huyệt Phụ dương ở mắt cá ngoài chân phải đối phương. Vân Thù rụt chân né đòn rồi đẩy mạnh song chưởng xuống dưới, kình phong phóng ra nâng vọt gã lên cao. Vân Thù xoay nửa vòng trên không quanh mình Lương Tiêu, chém liền bốn chiêu thuộc lộ Kinh ảnh điệt hình quyền do gã tự sáng tạo. Ngần ấy biến hóa chỉ thực hiện trong vòng một hơi thở, nhanh không bút nào tả xiết. Yếu lĩnh võ học của Công Dương Vũ là "dò tâm ý đối thủ" và "hậu phát chế nhân", nhưng "Vân Thù càng tu tập, nhãn lực càng tình tường, chỉ cần đối thủ chớp mắt hay nhấp gót chân là gã đã đoán ra ý định và tiến hành tiên phát chế nhân khiến họ không giở nổi một chiêu một thức nào. Kinh ảnh điệt hình quyền phản ánh sự đúc rút đó nên có ưu điểm là tốc độ cực cao, khả năng giành được tiên cơ rất lớn, đấu sĩ di chuyển nhanh hơn mọi mắt nhìn, người ngoài trông vào sẽ chỉ thấy một vệt bóng mờ xẹt qua nháng lại mà thôi. Lương Tiêu xuất chưởng yểm kín khắp toàn thân, ngăn cản vân Thù áp sát. Chưởng phong của Vân Thù đổ tới đều bị gã dùng nội kình dẫn tạt ra bốn phía, quét mạnh vào tấm rèm trúc ở cửa khoang khiến những dây trúc mỏng bật ngang lên như những sợi dây thép bị bẻ. Sau mấy chưởng vận toàn lực, Vân Thù lật mình đáp xuống đất, khí huyết bừng bừng, Lương Tiêu cũng bị đẩy giật lui ba bước, gã gắng dận gót trụ lại, vô tình giẫm nứt một lỗ trên sàn thuyền. Vân Thù toan nhún mình nhảy tới nữa, chợt nghe phía cửa vang lên những tiếng lách cách giòn giã. Tấm rèm đã bị âm kình của họ giật đứt, những mẩu trúc nhỏ văng tung tóe ra sàn. Vân Thù rợn cả người, thầm nhủ chưởng phong mà bị đẩy chệch đi chút nữa, lỡ rớt vào người Triệu Bính thì đã xảy ra đại họa rồi. Gã đâm chùn chân. Trận giao đấu giữa Lương Tiêu và Vân Thù diễn ra quá bất ngờ và thần tốc. Ai nấy sững sờ theo dõi, không nói năng gì được. Nhân lúc họ ngừng tay, Liễu Oanh Oanh gọi: Từ từ bàn bạc là hơn, đừng nên động thủ! Nàng nói trống không, tưởng chừng nói với cả hai nhưng ánh mắt chỉ dừng ở Lương Tiêu, lời lẽ cử chỉ đều đầy vẻ quan thiết. Lửa nóng rần rật bốc lên trong đầu Vân Thù, gã vụt băng mình tới, vung tả chưởng vỗ vào bụng dưới Lương Tiêu, hữu trảo như gió vươn về phía Triệu Bính. Chưởng trảo trông rất bình thường, thực chất ngầm ẩn biến hóa kỳ diệu. Lương Tiêu không dám chậm trễ, tả chưởng phóng chéo, hữu chưởng chắn ngang. Bốn bàn tay áp vào nhau, hai người chấn động toàn thân. Mắt Lương Tiêu rực sáng hung tợn, chân dấn mạnh tới một bước. Vẫn Thù giật lui, mặt rúm ró vì đau. Lương Tiêu hô vang, dấn tiếp bước nữa. Liễu Oanh Oanh nhận ra hai người đang đọ nội lực, tim nàng bỗng đập dồn dập khác thường, nhưng không biết làm sao để tách được họ ra. Lúc này, Lương Tiêu đang dùng thuật hoán chuyển âm dương, nội lực thoắt âm thoắt dương, thoắt nhu thoắt cương, chỉ trong khoảnh khắc hoán đổi không biết bao nhiêu lần mà kể. Vân Thù chưa bao giờ gặp phải loại công phu kỳ lạ đến thế, giật lui một mạch sáu bảy bộ cho đến khi sống lưng áp vào vách khoang, trán rịn ra những hạt mồ hôi to tướng. Đôi bên giữ tư thế ghìm cự chốc lát, hai mắt Lương Tiêu bỗng chốc lồi tướng, song chưởng vụt đẩy mạnh tới trước. Con thuyền chao nghiêng, rồi "rắc" một tiếng, vách thuyền bất ngờ vỡ bung, Vân Thù lộn một vòng, nhảy ra sau ba thước, đáp xuống khoang ngoài. Lương Tiêu mỉm cười, thu tay về tán thưởng: Khá thật! Phải dũng cảm lắm mới dám dùng cách ấy. Vãn Thù gắng đè nén huyết khí đang trào lên trong ngực, hai tay vẫn còn run bần bật. Vừa rồi gã mạo hiểm ngừng vận nội kình, để mặc chưởng lực của Lương Tiêu tràn vào cơ thể mình, sau đó dồn nó ra lưng chấn vỡ vách thuyền. Nội lực chảy ào đi hết, Lương Tiêu chưa kịp vận thêm kình thì Vẫn Thù đã thừa cơ vùng khỏi tay gã. Trần Nghi Trung bị điểm huyệt, đang nằm thẳng cẳng trên sàn. Thấy Lương Tiêu chiếm thế thượng phong, hắn mừng rỡ gọi: Mau bắt lấy tên phản tặc, bản tướng sẽ trọng thưởng cho ngươi. Lương Tiêu nhếch mép: E rằng ngươi không thưởng nổi thứ ta đòi. Trần Nghi Trung nghĩ bụng: "Thì cũng đòi đến quan cao lộc hậu là cùng chứ gì?", bèn cười mơn: - Cứ bắt dược Vãn Thù đi, bản tướng sẽ gắng hết sức thu xếp món quà xứng đáng. Được, nếu ta muốn cái mũ ô sa trên đầu ngươi, ngươi có bằng lòng(1) thu xếp không? Trần Nghi Trung sầm mặt: Hỗn xược, ngươi là cái giống gì mà đòi làm Tể tướng? Lương Tiêu cười vang: Đúng lắm, hạng tể tướng hèn nhát nằm quay đơ dưới đất thì tại hạ không làm nổi thật. Miệng đối đáp với Trần Nghi Trung nhưng ánh mắt gã vẫn chằm chằm đeo sát nhất cử nhất động của Vân Thù. Hai người gườm gườm nhìn nhau, sửa soạn lao vào một đợt quyết đấu mới. Liễu Oanh Oanh cuống quýt chạy đến đứng án giữa họ: Dừng tay! Lương Tiêu lắc đầu: Đây là việc của đàn ông, cô mau tránh ra! Liễu Oanh Oanh trợn mắt: Ngươi học ở đâu cái giọng xem thường nữ nhân ấy? Ta cứ ngăn cản đấy, ngươi muốn đánh thì đánh vào đây này. Nàng trỏ tay vào vồng ngực căng mẩy của mình. Lương Tiêu bỗng nghẹn họng. Liễu Oanh Oanh bèn dịu dàng nói: Lùi một bước trời cao đất rộng, hà tất quyết liệt sống mái như vậy? Cô không biết đâu. Oán thù lâu năm giữa ta và hắn chỉ có thể hóa giải bằng cái chết của ít nhất một trong hai. Liễu Oanh Oanh biến sắc nghĩ bụng: "Oán thù lâu năm? Lẽ nào là... vì ta?". Nàng ngoảnh lại nhìn Vân Thù. Bắt gặp ánh mắt khẩn khoản của nàng, Vân Thù mềm lòng đến nỗi suýt nữa buông tay, nhưng nghĩ tới thù nhà nợ nước, ý chí lại trở nên sắt đá, gã bèn lắc mình vòng qua nàng, vung chưởng đập mạnh lên vai Lương Tiêu. Lương Tiêu rùn người tránh, lập tức nện trả một quyền. Thấy hai người vẫn ngoan cố giao đấu, hoàn toàn phớt lờ lời khuyên của mình, Liễu Oanh Oanh vừa tức vừa thẹn, không thèm hòa giải ngăn cản nữa, khoanh tay lùi sang một bên, dằn hắt thầm trong bụng: "Để xem các ngươi giao đấu được đến lúc nào!".