Quyển 7: Thiên Đạo
Nhân Mệnh Chí Trọng

    
ợi ba người đi xa dần, Tiêu Thiên Tuyệt mới cùng Trung Điều Ngũ Bảo bước ra khỏi lùm cây. Lão cau mày hỏi:
- Năm tên ăn hại, tại sao lại rơi vào tay Hạ Đà La?
Năm huynh đệ đưa mắt nhìn nhau, Hồ Lão Nhất nhăn nhó kể:
- Chúng con đi tìm đại ca...
Tiêu Thiên Tuyệt buông thõng:
- Lương Tiêu ấy hả?
Ngủ Bảo gật đầu, Hồ Lão Vạn hậm hực nói:
- Hắn chẳng biết coi trọng nghĩa khí, lúc ở Lâm An đã lột truồng chúng con, đem treo cả bọn lên cây. Chúng con bàn bạc kỹ rồi, lần tới bắt được hắn thì cũng phải lột quần treo lên cây.
Hồ Lão Thiên phụ họa:
- Đúng lắm đúng lắm! Tồi tệ hơn nữa là sau đó hắn giả vỡ chết đuối khiến bốn đứa kia khóc như bảo gan xé ruột...
Cả bốn đồng thanh:
- Bố láo, đứa nào khóc?
Hồ Lão Thiên ho khan:
- Tất nhiên không phải Hồ Lão Thiên này rồi. Mấy hôm trước, nghe nói đại ca bị người ta vây đánh ở Bách Trượng Bình, chúng con bèn đến giúp hắn.
Cả bốn bắt bình đồng thanh:
- Không phải, đến để treo hắn lên.
Hồ Lão Thiên cười xòa:
- Đúng đúng! Nào ngờ không gặp được đại ca, thay vào đó lại đụng đầu Hạ xú xà và mụ già nọ. Hạ xú xà vốn đã có hiềm khích vái chúng con từ trước, bèn động thủ ngay, e hèm, sau đó, e hèm... sự việc như thế đấy.
Tiêu Thiên Tuyệt khoát tay áo:
- Được, các ngươi cần tìm ai thì đi mà tìm, cút hết đi!
Năm tên nhìn nhau, không dám chống lệnh, đành lủi thủi cất bước. Tiêu Thiên Tuyệt trông theo Hiểu Sương, nghĩ bụng: "Ngoài sư phụ và Gia Luật Sở Tài, đời này lão phu chưa chịu ơn ai bao giờ. Ngờ đâu hôm nay được tiểu hòa thượng tương trợ, sau lại được tiểu cô nương giải độc, nhất định phải nghĩ cách đền đáp. Bản lĩnh hai đứa tuy chẳng đến nỗi kém cỏi, nhưng lòng dạ hiền hậu nhân từ, làm sao chống chọi nổi thế gian hiểm ác, lão phu phải kín đáo đi theo bảo vệ chúng mới được". Họ Tiêu bình thời rất rạch ròi chuyện ân oán, kẻ thù thì nhất định phải trả thù thật tàn bạo, còn ân nhân thì phải đem hết sức ra mà báo đáp, chủ ý đã định, lâo bèn lặng lẽ đi theo ba người.
Lại nói, kỵ binh Tinh Tuyệt chiến đấu đến lúc vầng dương hạ xuống chân trời phía tây mới thu quân. Người Tinh Tuyệt may mắn giành phần thắng trong cuộc chiến, nhưng tổn thất cũng rất nặng nề, thương vong quá nửa, tuy rằng ca khúc khải hoàn trở về, nhưng mặt mũi ai nấy lầm lì, chẳng hề có nét vẻ gì là mừng rỡ. Phong Liên theo những người ở nhà ra đón, cố gắng nở nụ cười, nhưng không giữ nổi, cuối cùng lao vào lòng Thiết Triết bật khóc.
Âu Luân Y hạ lệnh thu nhặt thi thể của người trong tộc để an táng. Họ đào các huyệt nông hình thanh kiếm rồi xếp thi thể nằm thành hình kiếm, trên trán dán một mẫu kiếm nhỏ cắt từ lá cỏ, rồi đặt người quá cố xuống huyệt, đầu quay về dãy Côn Luân. Lương Tiêu rất lấy làm lạ, bèn hỏi:
- Lễ an táng này có hàm nghĩa gì?
Phong Liên nói:
- Tộc Tinh Tuyệt coi kiếm là thần, sau khi chết cũng vẫn bầu bạn với kiếm như thuở sinh thời.
Lương Tiêu nhớ ra rằng ở các nóc lều đều có khắc tiêu ký hình kiếm, tự nhiên ngờ ngợ một điều, bèn hỏi:
- Nhưng vì sao ngưòỉ Tinh Tuyệt đều dùng đao, không ai dùng kiếm cả?
Phong Liên giải thích:
- Kiếm là thần, chi có một thanh, nhưng nội nói, không ai trong tộc Tinh Tuyệt xứng đáng sử dụng nó.
Lương Tiêu định hỏi kiếm thần ở đâu, nhưng lại nghĩ đó là bí mật riêng của dân tộc người ta, đành kiềm chế không đả động tới.
Đúng lúc đó, một lão già ôm bộ giáp trụ bước đến, run run nói:
- lầy Côn Luân, đây là bộ giáp trụ do chính tay ta rèn để tặng A cổ con trai ta. Nơi nào được che chắn bằng lần giắp này thì nơi đó trường mâu sắc nhọn nhất cũng không xuyên thủng nổi, nhưng... nhưng người Mông cổ đã bắn mù mắt con ta... - Nói tới đây, lệ già chan chứa, lão đặt bộ giáp trụ vào lòng Lương Tiêu. - Ta tặng nó cho ngươi, mong rằng thần kiếm sẽ phù hộ cho ngươi bình an.
Lương Tiêu không biết làm sao, đành nhận lấy, những người khác cũng lục tục tiến lại, kẻ tặng mã đao, kẻ tặng trường mâu, đều là di vật của người đã chết, Lương Tiêu đành nhận lấy tất cả, đặt xuống bên cạnh mình, chỉ chốc lát đã được một đống. Đương lúc buồn rầu thể lương, đằng xa bỗng vọng đến tiếng trẻ con khóc. Lương Tiêu đưa mắt nhìn thì thấy một đứa bé gái đứng trơ trọi trên dốc núi, đang thút thít khóc hờ. Phong Liên sa nước mắt:
- Cha nó đã tử trận, mẹ cũng trúng tên chết rồi.
Lương Tiêu nín lặng hồi lâu rồi trèo lên dốc núi, muốn ngắt một bông hoa càí lên tóc đứa bé, nhưng tìm mãi chỉ thấy cỏ cây rậm rạp, chẳng có bóng dáng một bông hoa rừng nguyên vẹn nào, gã đành ngắt một nhánh cỏ rồi tiện tay dắt một con ngựa non lại gần đưa cho nó. Cô bé ngẩn người, tự nhiên nhào vào lòng Lương Tiêu khóc rầm ri, Lương Tiêu xót xa ngước nhìn bầu trời đầy sao, cay đắng nghĩ: "Vì sao con người cứ tàn sát lẫn nhau như vậy? Thiên hạ rộng lớn thế kia mà không có cách nào để chấm dứt chiến tranh hay sao?". Gã càng nghĩ càng thắc mắc, lòng nhức nhối vô cùng.
Ầu Luân Y và Thiết Triết bàn định xong, triệu tập mọi người thông báo:
- Hoa ban báo bị đánh bại, nhưng chắc chắn Hải Đô sẽ không dừng tay ở đây đâu. Hắn có mười vạn thiết kỵ, chúng ta không sức nào chống đỡ nổi, chỉ còn cách dời đến Kiếm Cốc.
Ai nấy quay về tiếp tục thu dọn đồ đạc, hôm sau, bịn rịn để lại mộ phần của người thân, họ lùa bò dê lên hướng tây bắc, Lương Tiêu và Thiết Triết dẫn chiến binh đi bọc hậu. Thiết Triết rất ít chuyện trò, Lương Tiêu bận suy tư nên cũng không nói gí, vì vậy bầu không khí dọc đường rất trầm lắng.
Đi được hơn hai mươi ngày, chẳng biết đã xuyên qua bao nhiêu sơn cốc, vượt qua bao nhiêu đỉnh non, một hôm, chợt thấy phía xa có một ngọn tháp trắng vươn thẳng lên trời, người Tinh Tuyệt từ già đến trẻ đều hớn hở reo mừng:
- Kiếm tháp! Kiếm tháp!
Âu Luân Y dõi mắt nhìn ngọn tháp hình kiếm, cảm khái nói:
- Một trăm năm rồi, không ngờ chúng ta vẫn còn quay lại đây.
Họ đi vòng qua sườn núi, phía trước hiện ra một cây cầu lớn bện bằng dây sắt, chăng ngang vực sâu muôn thước, mé bắc cầu có một khe núi hẹp, nước cuồn cuộn chảy ra, đến miệng khe thì đổ ùm xuống thành một dòng thác trắng xóa réo ào ào. Mọi người lần lượt rời yên cương, đắt ngựa đi bộ vào. Dây sắt cầu đã lốm đốm n nhưng vẫn rất chắc chắn, ngần ấy người ngựa bước lên mà chiếc cầu không hề rung rinh, đủ thấy người thợ làm cầu năm xưa đã hao tâm tổn sức đến nhường nào. Xuyên qua khe núi hẹp, họ tiến vào một sơn cốc rộng rãi, bốn bề trập trùng núi non xanh mướt mắt, ngọn cao ngọn thấp đứng chen nhau, thác nước rải rác đó đây, chảy từ nơi cao xuống thấp, tụ thành một cái hồ lớn ở giữa cốc. Lương Tiêu ngắm cảnh mà bâng khuâng mơ màng: ''Người ta thường nói "trăm khe dào dạt khoe vẻ đẹp, muôn non chất ngất đua màu tươi", dùng tả cảnh này tình này thì quả là thích hợp".
Người Tinh Tuyệt dựng lều làm trại trên bãi cỏ cạnh hồ, ổn định sinh hoạt. Vì đã đến được nơi an toàn nên ai nấy vui vẻ khác thường, họ kéo nhau đến chân tháp, mở tiệc thâu đêm suốt sáng, Lương Tĩêu thoái thác không được, cũng đành theo Phong Liên đi uống rượu. Đương khi nam phụ lão ấu hát ca nhảy múa quanh đống lửa, chợt dàn nhạc tấu lên một chặp rồi dừng, không gian chìm trong tĩnh lặng, Lương Tiêu đưa mắt nhìn. Thiết Triết bước ra khỏi đám đông, khuôn mặt uy nghiêm. Ai nấy ngẩn ra một lúc rồi tiếng hoan hồ nổi lên rầm rộ, Phong Liên bấm Lương Tiêu, nhí nhânh nói:
- Cha sắp hát đó! Từ ngày mẹ mất, cha chưa hát lại lần nào.
Thiết Triết đứng giữa bãi, vóc dáng cao lán đổ bóng lên thân tháp. Y ngửa mặt nhìn trời đêm và cất tiếng hát, giọng hát ngân dài như chim ưng chao cánh giữa trời, vút cao rồi liệng thấp, lay động tâm hồn người nghe, Lương Tiêu buột miệng tán thưởng:
- Giọng ca hay quá!
Bài hát của Thiết Triết hùng hồn trầm bổng chan chứa niềm tôn kính, tựa như đang tụng ca ai đó. Người Tinh Tuyệt lắng nghe với nét mặt trang nghiêm, vài ba người cũng khe khẽ hát hòa theo. Đó là một khúc ca cổ của người Tinh Tuyệt, ca từ thâm trầm khúc chiết, Lương Tiêu không hiểu gì cả, chỉ nghe được mỗi hai chữ "Côn Luân", tiếng ca cất cao, lông lộng tận chân mây. Ánh mắt mọi người đồng thời đổ dồn vào Lương Tiêu, gã rất ngạc nhiên, đúng lúc đó Thiết Triết cúi đầu về phía gã, đoạn trở lui vào đám đông như cũ. Người Tinh Tuyệt nhất tề hoan hô, nhạc cụ lại tấu lên, giai điệu sôi nổi tràn trề, réo rất lôi cuốn. Phong Liên bỗng đứng dậy bước vào giữa bãi, đám đông vỗ tay cười vang.
Phong Liên mỉm cười duyên dáng, uốn hông, mũi chân nhún nhảy theo nhịp điệu, xoay trái, xoay phải, rồi tăng dần tốc độ, múa nhanh đến mức mũi chân gần như không chạm đất, y hệt cỏ bông bay bổng, bông tuyết la đã, thỏ chạy không nhanh bằng, gió lốc còn quá chậm. Mọi người theo dõi bằng ánh mắt ngời sáng, ai nấy hứng khởi hoan hô nhiệt liệt, Lương Tiêu cũng cảm thấy dễ chịu trong lòng, bụng bảo dạ:
"Mẹ ta từng kể về điệu vũ Hô toàn[2], chắc là nó đây, muôn vòng vạn vòng, xoay mãi không ngừng, quả nhiên danh bất hư truyền". Vừa nhớ tới mẹ, bất giác bao nhiêu hứng thú đều tan biến, gã thở dài, cầm bát rượu lên uống cạn rồi định rút lui, chợt thấy Phong Liên vừa quay tít vừa di chuyển về phía mình, ánh mắt long lanh, làn da hồng hào, khuôn ngực phập phòng, cô vươn tay kéo áo gã. Lương Tiêu ngơ ngác, xung quanh bỗng lặng hẳn đi, ai nấy nhìn hai người với vẻ mặt khác thường. Phong Liên bặm bặm môi, khẽ bảo:
- Đừng ngây ra the! Nhảy với tôi nào!
Lương Tiêu đã chực từ chối, nhưng bắt gặp ánh mắt tha thiết của người thiếu nữ, gã lại không muốn làm cô mất hứng, đành bước ra theo. Những tiếng hoan hô nổi lên lác đác trong đám đông, nhưng chỉ chốc lát là tắt đi ngay, Lương Tiêu mang máng cảm thấy một thứ gì đó là lạ pha vào bầu không khí đang sôi nổi, bèn ngừng chân. Tiệp Tô đứng bật dậy, răng nghiến trèo trẹo. Phong Liên phớt lờ, giục Lương Tiêu:
- Mau lên!
Lúc này Lương Tiêu đã nhận ra rõ ràng có điều gì đó không ổn, gã đang ngần ngừ, Tiệp Tô đã lên tiếng: "Khoan đã!", đoạn nhấc hai thanh mã đao, sải bước tiến đến, ném một thanh xuống bên chân Lương Tĩêu, rành rọt bảo:
- Tây Côn Luân, ta khiêu chiến với ngươi!
Chẳng là, tộc Tinh Tuyệt có tục kén chông bằng Hô toàn vũ. Hễ một cô gái mời chàng trai cùng múa Hô toàn mà chàng trai lại nhận lời, thì khi điệu nhạc kết thúc, họ có thể chọn nơi xây tổ uyên ương, kết thành phu phụ được ngay. Lương Tiêu đoán hiểu sự tình, cau mày đứng im. Phong Liên mai mỉa:
- Tiệp Tô! Hoa ban báo có ngoại hiệu là đệ nhất dủng sĩ núi Côn Luân mà còn không đỡ được một nhát mâu của lầy Côn Luân, ngươi thắng được chàng chăng?
Tiệp Tô nghiến răng cười ghê rợn:
- Không có nàng, ta thà mất mạng dưới đao của hắn còn hơn.
Mọi người xung quanh nín thở, không gian lặng đi như chết, chỉ có tiếng gió đùa hiu hiu trên mặt hồ sóng gựn lăn tăn. Âu Luân Y cũng phải đứng dậy, nhưng không nói năng gì được, vì Tiệp Tô là chiến binh, theo phong tục Tinh Tuyệt, chiến binh đã khiêu chiến, không ai được ngăn cản, lão chỉ biết lo lắng mà thôi. Sự kiêu dũng của Lương Tiêu đã được chứng mình, Tiệp Tô thành thạo đao pháp, nhưng so ra cũng còn kém gã rất xa. Phong Liên không chịu đựng nổi thái độ ngoan cố của Tiệp Tô, đành ngừng múa, tức đến nỗi nước mắt trào ra như mưa.
Lương Tiêu nín lặng chốc lát, rồi chậm rãi cúi xuống nhặt thanh mã đao lên. Trái tim mọi người đều nảy thon thót, Phong Liên nhíu mày, ngập ngừng toan nói rồi lại thôi. Tiệp Tô siết cứng thanh mã đao trong tay, tập trung tinh thần cao độ, đôi mắt tròn dữ tợn trừng trừng nhìn tình địch. Lương Tiêu ngó thanh đao một chốc, bỗng thở dài:
- Ngươi dám chiến đấu vi ái tình là rất bản lĩnh rồi, không cần đấu nữa, coi như ta thua.
Lời gã thốt ra khiến tất cả sừng sốt Phong Liên chết điếng, ánh mắt thất vọng rõ rệt. Lương Tiêu ném thanh đao xuống đất, quay mình bỏ đi.
Rời khỏi đám người, gã trèo lên một ngọn núi, phóng mắt nhìn ra xa, núi non nhấp nhô lờ mở trong màn đêm, trái tim gã cũng phập phòng không yên. Chợt có tiếng bước chân vang lên sau lưng, Lương Tiêu không ngoái đầu, chỉ thở dài:
- Tộc trưởng cũng lên đây à?
Âu Luân Y mỉm cười, ném cho gã một bì rượu. Hai người uống rượu trong im lặng một lát, Âu Luân Y bỗng cất tiếng hát, giọng hát hào sảng, vang vọng khắp không gian, chính là khúc ca mà Thiết Triết: đã hát lúc trước. Hát xong, lão cười nói:
- Tây Côn Luân, ngươi có biết đó là bài hát gì không?
Lương Tiêu lắc đầu:
- Không, Âu Luân Y cười nói:
- Dịch theo Hắn ngữ thì là:
Cây cỏ xanh xanh, bạn từ xa tới, hoa rộ khắp núi, trăng sáng ngập trời. Ánh xuân rạng tươi,, chỉ ngời một thoáng, tình ta sâu lắng, giữ mãi ngàn đời. Mây trắng chơi với, chỉ trong chớp mắt, tình ta bền chặt, muôn thu tốt lành. Cây cỏ xanh xanh, khách từ xa tới, lòng như nắng mới, rộn ràng reo vui, Giai nhân cười tươi, thiếu niên vui vẻ, khách là ai thế, nói để người hay: Sừng sững phía tây, Côn Luân hùng vĩ!
Giọng lão sang sảng, phát âm rõ ràng tròn vẹn. Lương Tiêu thở dài:
- Hóa ra tộc trưởng đã đoán được từ đầu?
Âu Luân Y vỗ tay cười:
- Ngươi là người Hắn, đúng không?
Lương Tiêu đáp:
- Cũng không hoàn toàn.
Âu Luân Y cau mày:
- Tức là không phải?
Lương Tiêu uống một ngụm rượu, thong thả đáp:
- Mông hay Hắn, tộc trưởng để ý làm gì, chỉ cần coi tại hạ như bằng hữu là được rồi.
Âu Luân Y cười:
- Cứ như ý ngươi, thì ra lão phu đã quá câu nệ thói thường. - Ngừng một lát, lão thở dài. - Tây Côn Luân, vì sao ngươi lại từ chối giao thủ với Tiệp Tô, chưa đấu mà đã nhận thua rồi? Ở Tinh Tuyệt, cách xử sự như thế bị khinh thường lắm đó.
Lương Tiêu nhướng mày:
- Đại trượng phu có việc nên làm, có việc không nên làm.
Âu Luân Y thở dài:
- về lý là vậy, nhưng chỉ tủi cho con bé Phọng Liên, ta nhận ra, nó thật tâm dành tình cảm cho ngươi đấy.
Lương Tiêu xua tay:
- Trái tim tại hạ đã có chủ rồi, không thể làm Phong Liên lỡ làng được. Hai người đều đường hoàng thẳng thắn, trò chuyện một lúc, Âu Luân Y đã hiểu rõ ý Lương Tiêu, dành chỉ bùi ngùi thở dài, không khuyên lơn thêm gì nữa.
Gió đêm táp vào mặt họ lạnh buốt. Lặng lẽ uống rượu một lúc, Âu Luân Y bỗng nói:
- Lão phu muốn rèn cho ngươi một thanh kiếm.
Lương Tiêu ngớ ra, sực nhớ lời Phong Liên lúc trước, vội chối từ:
- Không dám.
Âu Luân Y cười nói:
- Dám quá đi chứ, so với Cùng Nho Công Dương Vũ, có khi ngươi còn xứng đáng hơn.
Lương Tiêu ngỡ ngàng:
- Tộc trưởng quen Công Dương tiên sinh à?
Âu Luân Y tủm tỉm cười:
- Quả nhiên ngươi có liên quan đến hắn. Chà, điểm mặt Trung thổ chỉ có mấy vị cao nhân đó thôi, bởi hạng tầm thường làm gì có ai bồi dạy nổi tài năng kiệt xuất như ngươi. Lão phu ren kiếm nửa đời người, được cả thảy sáu thanh kiếm, hễ rèn ra một thanh mới là phải hủy hoại thanh trước đó đi. Nay chỉ còn một thanh Thanh Li mà Công Dương Vũ đang giữ...
Lương Tiêu sửng sốt thật sự:
- Rèn một thanh, hủy một thanh, lẽ nào tộc trưởng...
Âu Luân Y không đợi gã nói hết, đã mỉm cười ngắt lời:
- Hai chữ Luân Y trong tiếng Tinh Tuyệt có nghĩa là "thần long", năm xưa ta hành tẩu ở Trung thổ, rất ngưỡng mộ tiên hiền Âu Dã Tử [3]
Lương Tiêu vội vàng đứng dậy:
- Tài rèn kiếm của Âu tiền bối vô song vô đối, vang danh Trung thổ, vãn bối ngưỡng mộ đã lâu.
Âu Long Tử bật cười:
- Thôi không khiêm tốn với ngươi nữa. Nói thực chứ, ta mà tự nhận mình là thứ hai thì chắc đời này chẳng còn ai dám nhận là thứ nhất.
Chỉ có điều trong hai mươi năm trở lại đây, ta không hề đúc một thanh kiếm nào cả, có lẽ kỹ năng cũng mai một đi rồi.
Lương Tiêu hỏi:
- Vì sao? Phải chăng Thanh Li đã đạt tới mức cực phẩm, tiền bối không thể tạo ra được một thanh kiếm nào xuất sắc hơn nó nữa?
Âu Long Tử lắc đầu:
- Không phải, nếu thiếu kiếm khách thì có đúc ra kiếm nhà giới cũng vô dụng mà thôi. Kiếm là vật có tính linh, người đúc kiếm, nhưng kiếm cũng chọn người sử dụng, không có thần khí thì làm sao chế ngự nổi kiếm thần của tộc Tinh Tuyệt này? - Lão mỉm cười nhìn Lương Tiêu. - Kiếm khí của ngươi rất dày, ta nhận ra ngay, dù ngươi không dụng kiếm.
Trước cặp mắt thâm trầm như muốn soi thấu tâm can người ta, Lương Tiêu đâm mất tự nhiên, Âu Long Tử bỗng phá lên cười, chống tay nhôm dậy, giọng cảm thán:
- Thật không ngờ đến tuổi xế bóng về chiều, Âu Long Tử còn gặp được một nhân kiệt xứng với thanh Thiên Phạt kiếm.
Lương Tiêu lẩm bẩm:
- Thiên Phạt kiếm ư?
- Đúng vậy, - Âu Long Tử tò ra phấn khích. - Thiên phạt tức là thay trời hành đạo. Thế gian rất nhiều kẻ ác, giết mãi không hết, hãy dùng máu bọn ác đồ đó tế lưỡi kiếm sắc của ta.
Tim Lương Tiêu nhảy thót lên cổ, Âu Long Tử lại nói:
- Từ ngày mai, ta và Thiết Triết sẽ vào ở Kiếm tháp để rèn kiếm. Có điều, tộc Tinh Tuyệt coi kiếm như thần, thần mới xuất hiện thì thần cũ phải diệt vong, ngươi nhớ dùng Thiên Phạt chặt gãy Thanh Li kiếm của Công Dương Vũ.
Lương Tiêu lắc đầu:
- E rằng vãn bối không đủ sức đâu, mong tiền bối cân nhắc.
Âu Long Tử mỉm cười:
- Đôi mắt ta không chỉ biết xem tướng kiếm mà còn biết nhìn người, ta nói ngươi được, tức là ngươi đủ sức, vì vậy mới ngông cuồng lấy hiệu là Âu Long Tử.
Tìm được chủ nhân của thanh kiếm mớỉ, Âu Long Tử hân hoan vô cùng vừa đi xuống núi vừa cười ha hả.
Lương Tiêu nhìn theo cho đến khi nhà rèn kiếm tài ba khuất dạng, lại ngồi lặng hồi lâu, trái tìm lạnh buốt: "Ta là kẻ phạm tội tày trời, lấy tư cách gì mà thế thiên hành đạo? Đao kiếm ra đời chỉ để sát phạt, Âu tiền bối nói kiếm khí của ta rất nặng, phải chăng ám chỉ toàn thân ta đầy sát nghiệt, hai tay ướt đẫm máu tanh?".
Nỗi đau đớn chua xót choán hết tâm can, gã cảm thấy chán ghét ghê tởm bản thân không để đâu cho hết, chỉ muốn nhảy xuống vực sâu cho xong mọi chuyện, nhưng ngẩng đầu lên, trông thấy vầng trăng tròn trặn với ánh sáng ôn nhu vời vậ, mọi ý muốn hủy thân bỗng tiêu tan. Gã ngắm mặt trăng một chốc rồi lững thững xuống núi, bỏ lại sau lưng Kiếm cốc tươi đẹp, vẫn vơ đi mãi về hướng tây.
Bước theo hướng mặt trời lặn hơn hai mươi ngày, nhứng bãi cỏ chăn càng lúc càng thưa thớt, thay vào đó là đường sá và lái thương cưỡi lạc đã. Nghe họ nói tiếng Hồi Hồi, Lương Tiêu hỏi thăm mới biết đây là Y Nhĩ hãn quốc, đất nước mà thân đệ Hốt Tất Liệt là Húc Liệt Ngột xây dựng nên sau khi hủy diệt vương triều A Bạt Tư, mở rộng lãnh thổ ra bốn phương, đông đến Nê Bạc Nhĩ, tây đến Đại Mã Thị Cách[4]. Lương Tiêu long đong gió bụi suốt mấy tháng trời thì đến được Mã La Gia. Hôm ấy là một ngày mưa rào, những dây mưa trắng to như gân bò quất rát rạt vào mặt gã, phố xá quạnh vắng, chẳng có ai đi lại. Lương Hêu ướt như chuột lột, bì bõm lội nước đi tìm, đến một lúc ngẩng đầu lên thì thấy xa xa trong mưa thấp thoáng một nóc tháp tròn cao vút.
Lương Tĩêu gõ cổng tháp, xưng tên họ. Người gác cổng thấy quần áo gã rách rưới thì rất nghi ngờ, làu bàu mấy câu rồi đóng sập cửa lại. Một lúc sau, đương khi Lương Tiêu bắt đầu nóng nảy sốt ruột thì bên trong có tiếng bước chân, rồi cổng lớn mở toang. Lan Á lao ra, mình bận áo sa, mắt ngập đầy sửng sốt. Lương Tiêu nhìn nàng, muốn cười mà ngực tắc nghẹn, không sao cười nổi. Hai bên nhìn nhau hồi lâu, Lan Á bỗng rởm nước mắt, bước hẳn ra trời mưa:
- Vì sao hôm nay ngươi mới tới?
Lương Tiêu nghe ra ý trách cứ, toan hỏi cho rõ thì Lan Á đã bật khóc:
- Thầy tạ thế rồi còn đâu!
Nàng vừa dứt lời, trời bỗng nổi sấm ùng ùng như muốn đánh thủng màng nhĩ người ta, mây đen cuồn cuộn, mưa như thác đổ, trút sầm sập xuống đầu hai người. Lương Tiêu nhìn Lan Á, bao nhiêu hăm hở bị rút dần, rút dần theo cơn mưa xối xả, một mối tiếc hận mênh mang bỗng tràn ngập tâm hồn.
Lan Á khóc đến rã rời cả người mới ngẩng đầu lên, thấy mặt Lương Tiêu tái mét, nàng chạm vào tay gã thì nhận ra tay giá như đồng, liền lau nước mắt, hốt hoảng hỏi:
- Ngươi làm sao vậy?
Lương Tiêu lắc lắc đầu, chợt cảm thấy trời xoay đất chuyển, hai mắt tối sầm, một cơn mê man bất thần nhấn chìm tn giác gã.
Chẳng biết bao lâu, Lương Tiêu mới thoát khỏi bóng tối êm dịu, cảm thấy thân thể nóng như nằm lò, hai mắt sưng húp không mở nổi mi, chỉ biết thi thoảng có thứ gì mát rượi ấp vào mặt mũi chân tay, bên tai loáng thoáng tiếng người thì thào, nói từ gì đó nghe như là "đá chườm", Lương Tiêu gắng cựa quậy cho tỉnh táo, lại lẳng lặng vận khí chạy hết hai vòng toàn thân, mồ hôi đổ ra như tắm, chẳng bao lâu thân thể mát dần, đúng lúc bị ai đó ấn vào ngực, gã him mắt nhìn. Một thiếu nữ đẹp tuyệt trần, tóc vàng đổ xuống vai như suối chảy, đang đặt tay lên ngực gã. Lương Tiêu tự dưng chột dạ, hướng mắt xuống hạ thân thì kinh hoàng thất sắc, nhận ra mình đang lõa thể nằm tênh hênh trên một chiếc giường thêu. Lương Tiêu sợ phát khiếp, vội vàng tìm cách che đậy rồi gắng gượng ngồi dậy. Thiếu nữ hơi giật mình vì cử động đột ngột của gã, nhưng mau chóng đổi ra vui vẻ:
- ông tỉnh rồi ư?
Lương Tiêu bối rối hỏi:
- Tại sao lại thế này?
Thiếu nữ cười đáp:
- Ông bị ốm, người nóng như nung, may mà Lan Á đại nhân xin được đá ở chỗ Đại hãn về chườm cho, ông mới giảm sốt đó.
Lương Tiêu tinh tỉnh trong người, ngẫm lại là do gã tự phụ nội công cao cường, chẳng thèm giữ gìn sức khỏe, cứ khinh suất dãi nắng dầm mưa, màn trời chiếu đất hết ngày này qua tháng khác mà không nghĩ rằng thời tiết hàn thử là do thiên nhiên tạo ra, thuần sức con người không thể nào chịu đựng nổi, huống hồ lòng dạ gã đang đau thương chống chếnh, tự nhiên tạo cơ hội cho tà khí thâm nhập. Trầm ngâm hồi tâu, gã hỏi:
- Lan Á đâu?
Thiếu nữ đáp:
- Đại nhân túc trực ba ngày ba đêm, mệt quá nên bảó tôi đến thay một lát - Cô ta mỉm cười đầy ngụ ý. - Nếu ông muốn thì tôi đi gọi đại nhân dậy.
Lương Tiêu vội can:
- Thôi, bộ dạng ta thế này, để cô ấy trông thấy thì còn ra sao!
Thiếu nữ cười khúc khích:
- Trời ơi, có gí đâu, ba ngày ba đêm nay, lúc nào cảnh tượng này chả sờ sờ trước mắt chúng tôi!
Lương Tiêu xấu hổ quá, mặt đỏ lựng, hạ giọng hỏi khẽ:
- Này cô người ngợm ta mồ hôi mồ kê bẩn thỉu quá, có chỗ nào để rửa ráy không?
- Có đó, - Thiếu nữ đáp. - Phòng tắm ở dưới lầu.
Lương Tiêu bảo:
- Cô lấy hộ ít quần áo, để ta tự đi tắm.
Thiếu nữ chúm chím cười:
- Quần áo của ông vừa bẩn vừa hôi, bọn tôi vứt quách đi rồi.
Lương Tiêu chẳng biết làm thế nào, đành xuống nước nhờ vả:
- Thế cô lấy một bộ y phục nam nhân ra cho ta mượn.
Thiếu nữ lắc đầu:
- Chỗ này toàn đàn bà con gái, lấy đâu ra y phục nam nhân mà cho ông mượn.
Lương Tiêu mới ốm dậy, đầu óc vẫn còn lơ mơ không biết làm thế nào khác, đành xé một mành thảm trải nhà quấn quanh hông. Thiếu nữ vừa dẫn đường vừa cười khanh khách. Họ đi dọc hành lang, gặp rất nhiều cái đầu nhô ra từ các cửa phòng hai bên. Đài thiên văn Mã La Gia là nơi tập trung hiền triết của Y Nhĩ hãn quốc, những người đang chứng kiến bộ dạng mất mặt của Lương Tiêu đều là bậc học giả có danh tiếng, nhưng họ chỉ tủm tỉm cười, có người hỏi:
- An Cát Nhĩ, con ma mãnh kia, lại đang trêu ghẹo người ta đấy phải không?
Lương Tiêu nghe vậy mới biết mình bị thiếu nữ này chơi xò, vừa ngượng vừa tức, tiến thoái lưỡng nan, chỉ muốn giẫm vỡ sàn nhà mà chui xuống nhưng nào có được, đành gắng làm mặt dày lướt qua những ánh mắt chăm chú. Cuối cùng cũng đến được phòng tắm, thiếu nữ ngoảnh đầu lại cười hỏi:
- Có cần tôi hầu ông tắm rửa không?
Lương Tiêu vội khước từ:
- Không cần, xin cô nương cứ đi lo việc của mình.
Thiếu nữ cười hì hì, mở cửa đi ra.
Lương Tiêu tắm qua tắm quýt một lúc, đầu QC thư thái dể chịu hơn, nhớ lại cảnh vừa rồi, càng ngẫm càng dở cười dở khóc. Một lát sau, có người giúp việc đưa quần áo đến, Lương Tiêu mặc vào rồi ra khỏi nhà tắm. Thiếu nữ tóc vàng đã đứng ngay ngoài cửa:
- Lan Á đại nhân đang đợi ông trong phòng.
Lương Tĩêu gắng giữ bình tính:
- Phiền cô nương dẫn đường.
Thiếu nữ nghiêng đầu nhìn gã, cười hì hì:
- Lan Á đại nhân nói đúng, ông là người tốt, tôi đùa cợt ác như vậy mà ông không hề tức bực.
Nói rồi cô nhún nhảy đi trước, Lương Tiêu nghiến răng nghiến lợi, nén giận đi sau.
Một lát sau, hai người vào tới sảnh, giữa nhà trải thảm thêu, sắp đầy hoa quả thịt thà. Lan Á đang ngồi yên lặng một bên, y phục thanh nhã, làn da trắng mịn, chân mày cong cong như vẽ, ánh mắt lúng liếng. Thấy Lương Tiêu mặt mày hồng hào, đoán chừng đã khỏe, nàng mỉm cười nói:
- An Cát Nhĩ là người pháp Lan Khắc [5], làm nữ tÿ của ta đã lâu, được ta nuông quá nên sinh hư, toàn thích chọc ghẹo người khác, nếu có chỗ nào làm ngươi mếch lòng thì xin lượng thứ cho.
Lương Tiêu liếc sang bên, thiếu nữ tóc vàng đang thò đầu vào cửa, thè lưỡi trêu chọc gã rồi lại rút đầu ra. Hai người nhìn nhau một lúc lâu, vẻ mặt đều hơi khác lạ, cuối cùng Lan Á không nhịn được, bật cười khúc khích. Lương Tiêu nhớ lại tình cảnh vừa rồi, thầm nghĩ mình tính tình ranh quái, thường chỉ trêu ghẹo người khác, hôm nay lại bị một tiểu cô nương dị tộc quay như chong chóng, ngẫm thật khôi hài, không nhịn được cũng bật cười ha hả. Hai năm qua, chưa lúc nào gã được cười sảng khoái như thế, tự nhiên bao nhiêu mối buồn bực u hoài trong lòng đều tiêu tan quá nửa. Rượu thịt thơm ngào ngạt đầnh thức cơn đói trong bụng, gã bèn nhặt con dao cong bằng bạc xắn cái đùi cừu đã quay vàng ruộm, tống vào mồm nhai ngấu nghiến.
Lan Á nhìn gã ăn hùng hục, trong mắt thoáng ánh thương xót, nàng hơi cúi người về đằng trước, nhẹ nhàng hỏi:
- Ngươi đi bộ sang đây à?
Lương Tiêu gật đầu. Lan Á thở dài:
- Tội vạ gì mà phải hành hạ bản thân như vậy? À, A Tuyết đâu, sao không thấy muội ấy đến?
Con dao trong tay Lương Tiêu ngừng lại, gã thở dài:
- Muội ấy mất rồi!
Lan Á hé miệng, nhưng không nói nổi lời nào, cặp mắt đẹp mở to, tay nắm chặt lần vài trên đầu gối. Căn phòng bỗng chốc rơi vào tịch mịch, chỉ có tiếng cười của An Cát Nhĩ văng vẳng vọng tới từ một nơi nào đó, rồi tan loãng đi như khói mòng sương mờ.
Lan Á gắng trấn tình, chăm chú nhìn Lương Tiêu hồi lâu rồi ngập ngừng:
- Thế... mặt ngươi...
Lương Tiêu đáp gọn:
-... bị kẻ thù rạch.
Thấy gã tỏ ra không muốn nói nhiều về việc ấy, Lan Á bèn đổi đề tài:
- Dù thế nào chăng nữa, ngươi đến đây là tốt rồi. Lúc lâm chung sư phụ có để lại một đề bài, nếu ngươi có hứng thì giải thử xem.
Lương Tiêu vẫn thường nghĩ ngoài Nạp Tốc La Đinh ra, trên đời chẳng còn ai sánh kịp mình về tài toán, khổ nỗi gã đến muộn, vị đại trí giả ấy đã quy tiên, trong lòng vẫn tiếc nuối khôn nguôi, nay nghe vậy thì phấn chấn khôn tả, bèn đứng ngay dậy hỏi dồn:
- Để bài thế nào?
Thái độ nôn nóng của gã khiến Lan Á phải bật cười:
- Ngươi vẫn cứ nóng nảy như trước, chẳng thay đôi chút nào, được rồi, theo ta lại đằng này, Lúc bấy giờ trời vừa chạng vạng, bóng tối lan dần trong ngọn tháp, Lan Á giơ cao một đốm lửa nhỏ như hạt đậu, dẫn Lương Tiêu trèo lên những bậc thang xoắn dẫn tới tầng hai. Họ tiến vào một phòng tròn rộng rãi, Lan Á châm đốm lửa lên vách tường, căn phòng lập tức sáng trưng như ban ngày. Nơi chân tường có dựng một cái cân tiểu ly cao đến đầu người, đầu bên trái treo một tảng đá khiến cán cân trĩu hẳn xuống. Cân tiểu ly vốn là dụng cụ mà các học giả Hồi Hồi thường dùng khi luyện kim, nhưng to đến mức này thì thật hiếm thấy. Sau cái cân là hai cánh cửa đá khép chặt, trên mặt đá lốm đốm có khắc một dòng chữ Hồi. Lan Á trỏ dòng chữ:
- Đề bài đấy.
Lương Tiêu lầm nhẩm đọc:
- Bên trái cân có một tảng đá to, trên bề mặt khắc dấu sinh mệnh. Không được di chuyển tảng đá, hãy chọn lấy một quả cân trong phòng đặt vào đĩa bên phải, sao cho hai bên cân thăng bằng, Lương Tiêu những tưởng Nạp Tốc La Đinh là bậc trí giả một thời thì phải ra đề bài hóc búa và rất mực thâm trầm, nào ngờ lại là đề toán do lường đơn giản thế này, tự dưng gã đứng ngây ra mà nhìn cánh cửa.
Lan Á nghiêm nghị nói:
- Lương Tiêu, đây là một bài toán để mở khóa, nếu ngươi làm cái cân thăng bằng, cánh cửa đằng sau kia sẽ tự khắc mở ra.
Lương Tiêu hỏi:
- Mở cửa đá ra làm gì?
Lan Á hỏi lại:
- Thế ngươi đến Mã La Gia làm gì?
Lương Tiêu lắc đầu:
- Ta định thách thức trí giả Tây phương, nhưng Nạp Tốc La Đinh có còn nữa đâu.
Lan Á cúi đầu hồi lâu rồi ngẩng lên, hai mắt đỏ hoe:
- Đã vậy, ngươi càng phải giải đề này. Chỉ có điều, hễ đưa quả cân lên đĩa mà không đúng, dù chi một lần, là ngươi thua.
Nghe giọng điệu và thấy thái độ Lan Á có vẻ khác thường, Lương Tiêu ngạc nhiên tự nhủ: "Nạp Tốc La Đinh đã chết, còn ai để ta học hỏi nữa sao?".
Trù trừ một thoáng, gã bước tới gần, lúc đó mới thấy trên tảng đá khắc một hàng chữ Hồi Hồi, vết dao còn mới: "Sinh mệnh của ta".
Ở góc tường gần đó xếp la liệt chừng một trăm quả cân lớn bé đủ cỡ, chất liệu thì vô cùng phong phú, ngoài vàng, bạc, đồng, sắt, chỉ, còn có gỗ, sứ và các hợp kim. Quả nào cũng khắc văn tự Hồi với rất nhiều nội dung: nào là "quốc gia", "dân tộc", nào là "giàu có", "thắng lợi", chẳng thiếu điều gì. Lương Tiêu đang chăm chú xem, Lan Á lại lên tiếng:
- Ngươi trông đây đã!
Lương Tiêu ngoảnh đầu lại. Lan Á đang cầm trên tay một bình pha lê thót bụng chứa đầy cát, nàng trở đầu cho cát qua lại, ánh mắt lộ vẻ tinh nghich:
- Ta bắt đầu tính giờ, trước khi cát rơi hết mà ngươi không tìm ra đáp án thì coi như ngươi thua.
Lương Tiêu vốn mẫn tiệp, dù phải tính toán chuyện ngay trước mắt hay xa tận chân trời thì cũng chỉ búng ngón tay là xong, chưa bao giờ vấp phải khó khăn. Ngờ đâu Nạp Tốc La Đinh không hề đề cập đến tính toán, mà lại ra một bài đố mẹo quái dị không đầu không cuối, hơn nữa lại giới hạn thời gian giải đáp. Có nhẽ nào thế? Lương Tiêu hơi bức xúc, nhưng thấy cát chảy nhanh quá, tự nhiên không dám chậm trễ, gạt mọi suy nghĩ vẫn vơ để tập trung vào đề bài. Gã tự nhủ: ''Chắc chữ Hồi khắc trên quả cân chỉ để tung hỏa mù đánh lạc hướng, trọng lượng mới là điều then chốt. Nhưng ở đây nhiều quả cân như vậy, chất liệu lại đa dạng nhường kia, làm sao ta kịp ước tính ra trọng lượng trước khi cát chảy hết?".
Càng nôn nóng tìm lời giải, gã càng hiểu ra chỗ lắt léo của đề bài, mồ hôi túa đầm đìa, nhưng bẩm tính cứng cỏi, nếu chưa đến bước đường cùng thì nhất định không chịu nhận thua, gã bèn ngồi xổm xuống lựa chọn các quả cân, nhấc nhấc thử đoán trọng lượng.
Cát chảy rào rào, chỉ tích tắc đã rút hơn một nửa.. Lương Tiêu vò đầu bứt tai mà không tìm ra cách làm, bắt đầu rối trí, bèn quẳng quả cân bạch ngọc đang cầm rồi đứng lên, khoanh tay tự nhủ: "Lựa chọn tỉ mẩn thế này thì dẫu cát chảy hết ta cũng khó lòng tìm được quả cân thích hợp. Trận đấu trí này, ta thua mất rồi". Gã không kìm được tiếng thở dài, ngoảnh lại nhìn Lan Á, định thừa nhận thất bại, nhưng bắt gặp đôi mắt đẹp, môi son he hé, vẻ mặt vừa mong đợi vừa thấp thôm của nàng, gã lại cúi đầu thở dài, không sao thốt nổi nên lời. Thình lình, một ý nghĩ lướt qua trong trí khiến Lương Tiêu giật mình, gã ngẩng phắt đầu lên nhìn Lan Á. Ánh mắt và vẻ mặt khác thường của gã làm nàng rợn người, vô thức bước lùi lại sau. Như thể bị cử động của nàng thức tỉnh, Lương Tiêu chạy ào lại. Lan Á vừa kịp thấy người nhẹ bỗng thì đã nằm gọn trong vòng tay Lương Tiêu.
Nàng kinh ngạc hỏi:
- Ngươi làm gì vậy?
Rồi toan giãy ra, nhưng sự va chạm với lông ngực và vòng tay đàn ông rắn rõi khiến trái tim nàng đập nhanh hơn, tứ chi bủn rủn, không còn chút sức lực nào nữa, chiếc đồng hồ cát tuột xuống đất, vỡ tan làm muôn mảnh vụn. Lương Tiêu nhấc bổng Lan Á lên, chạy phăm phăm lại chỗ chiếc cân, đặt nàng lên đĩa, cán cân bập bênh một lúc thì dừng, hai bên thăng bằng. Gần như cùng lúc, hai cánh cửa đá xịch mở sau một tiếng kẹt.
Lương Tiêu nhìn khoang cửa, thở dài:
- Thì ra là vậy.
Lan Á sửng sốt hỏi:
- Làm sao mà ngươi đoán được? Thầy ta nói, nhất định ngươi không đoán ra.
Lương Tiêu thở dài:
- Có lẽ thầy cô nói đúng đấy. Nếu là hai năm về trước thì đúng là ta không đoán nổi, có điều, vừa rồi trong lúc lựa chọn các quả cân, ta ngẫu nhiên nhìn thấy trên mặt chúng có rất nhiều chữ, chỉ thiếu một chữ là "sinh mệnh".
Lan Á nói:
- Nhưng nội dung đó đã được khắc trên tảng đá mà.
Lương Tiêu lắc đầu:
- Trung thổ có câu nói thế này: "Tính mệnh con người là quan trọng". Nước có thể mất, nhà có thể tan, sự sản có thể tuột tay, vương giả một đời cũng có lúc thành xương khô xương héo, chỉ riêng con người là đông đảo, mãi mãi không bao giờ mất. - Nói đến đây, gã lộ vẻ nghiêm trang. - Cũng chỉ có tính mệnh con người mới so sánh được với tính mệnh con người, ở đây ngoài ta ra, chỉ còn có cô mà thôi...
Lan Á gật đầu tán thưởng. Chừng như nghĩ ra điều gì, Lương Tiêu lại nói:
- Dường như ngụ ý của sư tôn là: nếu con người hiểu rằng mọi cá nhân đều bình đẳng, biết quý trọng lẫn nhau, trên thế gian sẽ không còn thù oán, không còn chiến tranh nữa.
Lan Á gật đầu thở dài:
- Ngươi nói đúng lắm, - Nàng hơi cúi mình, trỏ tay về phía cửa đá. - Trong đó là bảo khổ của đức A La vĩnh hằng, chứa đựng tất cả những thành quả trí tuệ của các hiền triết.
Lương Tiêu chăm chú nhìn, thấy thấp thoáng hàng chông sách, mùi da dê ngai ngái xộc lên khiến gã rạo rực.
Lan Á kính cần nói:
- Thầy đã đặn, chỉ người biết tôn trọng sinh mệnh mới đủ tư cách tiếp cận kho báu đó. Lương Tiêu, ngươi đã tìm được chìa khóa, hãy bước vào, thách thức các tiên hiền bằng cách giải đáp những câu đố hóc búa của họ!
Lương Tiêu bồi hồi một lúc, chợt thở dài:
- Lan Á, sư tôn không chỉ uyên bác mà còn rộng rãi độ lượng hiếm thấy, Lương Tiêu không được gặp mặt người, thật tiếc hận suốt đời.
Lan Ấ cười buồn:
- Sinh mệnh con người là cái quý giá nhất. Đó chính là điều người giác ngộ lúc lâm chung, tiếc rằng quá muộn.
Lương Tiêu nghĩ: "Con chim thoi thóp, tiếng hót bi ai, người ta hấp hối, lời nói thực lòng. Khổ nỗi trên đời không còn mấy người hiểu được iý lẽ giản đơn này nữa". Gã ngước mắt lêri ngơ ngẩn nhìn lối vào âm u.
Lương Tiêu ở lại Mã La Gia, bầu bạn với đi thư của các hiền triết, dần dần lĩnh ngộ được vô vàn kiến thức đông tây kim cổ. Lan Á gặp lại Lương Tiêu thì vô cùng mãn nguyện, không muốn rời xa gã một chút nào, sớm sớm chiều chiều nàng quanh quẩn bên gã, chăm lo săn sóc từ miếng àn giấc ngủ. Có lúc đêm xuống, Lương Tiêu trèo lên đỉnh tháp, hết ngắm tinh tú trên trời lại dõi mắt về phương đông xa xôi. Gả cứ nhin trân trối như thế suốt cả đêm, mãi cho đến khi trăng mờ sao nhạt, sương đẫm đầy người mới lặng lẽ về phòng. Lan Á rất lấy làm lạ, nhưng không tiện gặng hỏi.
Nhật nguyệt hết sáng lại mờ, thời gian trôi qua đài thiên văn nhanh hơn bao giờ hết, bấm đốt ngón tay thì Lương Tiêu đã ở lại Mã La Gia được hơn ba năm.
Một hôm, khi dương quang mới hé lộ, Lan Ấ bưng thức ăn điểm tâm đến cho Lương Tiêu như thường lệ. Khi đầy cửa đá, nàng kinh ngạc nhận ra căn phòng đã được thu dọn gọn gàng sách xếp từng giá ngay ngắn, nhưng lặng ngắt không một bóng người, trên một mặt tường có viết mấy hàng chữ Hắn, mỗi chữ àn sâu vào lòng đá đến cả nửa tấc:
Thời gkn như tên bắn, thấm thoắt đã ba năm. Lúc trước lòng nặng tâm sự nên sang phương tây cho khuây khỏa. Bẩm tính ngu độn, đọc hết sách tiên hiền mà chỉ hiểu lõm bõm. Thời gian qua, sớm chiều được cô chăm nom săn sóc, e ngại cảm kích mà không có gì báo đáp. Người đời có tụ rồi có tan, giống như sương sớm rõ xuống rồi bay hơi, đành gạt nước mắt giã biệt, lặng lẽ ra đi.
Thư bất tận ngôn, Lương Tiêu kính dâng ba lạy.
Nét chữ mạnh mẽ phóng khoáng, chính là thủ bút của Lương Tiêu. Lan Á lặng người đứng nhìn hồi lâu, tay bỗng buông lỏng, khay sứ tuột xuống vỡ choang thành muôn mảnh nhỏ.
Lương Tiêu chuyển hướng về nam, đi ròng rã hơn nửa tháng thì ra tới biển. Ngọn hải đăng cao tận chân mây hiện ra lừng lững trước mặt gã, nhưng trải qua khói lửa chiến tranh, nó đã bị hủy hoại thành ra đổ nát tàn tạ. Lương Tiêu đứng lặng trước biển, mặc cho hơi gió mằn mặn táp vào mình, ngắm ngọn tháp mà cảm khái cho sự hưng vong khó lường ở đời. Ngọn hải đăng không còn nguyên vẹn, gã cũng chẳng kiên nhẫn mà thưởng ngoạn nữa, lại vượt biển xuống nam, mấy ngày sau thì tiến vào một sa mạc, chỉ thấy rất nhiều tháp đá vươn lên nhọn hoắt giữa biển cát mênh mông, gió lạnh cắt cứa da thịt, kêu hù hù đây đó như quỷ khóc. Lương Tiêu nhặt một hòn đá nhám, lấy đao khắc hình một thiểu nữ mặt tròn, chân mày rất mảnh. Gã ngẩn ngơ ngắm, nhìn hồi lâu rồi chôn nó xuống bãi cát trước tháp, mặc cho gió thôi cát hất, gã cứ làm thật chậm như muốn kéo dài công việc. Ánh trăng xanh mờ kéo doãng dài cái bóng của Lương Tiêu, trông cô đơn khôn tả bên những ngọn tháp nhọn hùng vĩ vĩnh hằng.
Ở lại Ai Cập mấy tháng, Lương Tiêu lại ngồi thuyền vượt biển đến đảo La Đắc Tư [6], chưa đến gần đã trông thấy rất nhiều chiến hạm không rõ là của những nước nào đang giao tranh kịch liệt. Mặt biển êm ả và lặng sóng, khác hằn với biển cả Trung thổ. Giän mái chèo của các chiến hạm. lúc lên lúc xuống hệt như những con sâu khổng lồ đang ngoằn ngoèo bò trên mặt gương màu tím. Các thuyền buôn đều nghỉ đỗ tại đảo để tránh bất trắc, đợi đến khi chiến sự bình yên sẽ lại khởi hành.
Chập tối hôm sau, Lương Tiêu đến được ngoại thành Nhã Điển [7]. Gã trèo lên một quả đôi thấp, dõi mắt nhìn về phía tường thành thì chỉ bắt gặp một bãi rộng hoang vu, những cột đá trắng khổng lồ gãy đổ ngổn ngang trên các sườn núi, trông như đám chiến binh tử trận, vầng thái dương đỏ ối chìm dần xuống trời tây, dưới chân đôi xôn xao tiếng mục đồng lùa đánh gia súc quay về, một gã du ca ôm thất huyền cầm [8] nghêu ngao đàn hát. Lương Tiêu nghe hồi lâu, mãi cho đến khi tiếng ca xa hẳn, một cảm giác mất mát chợt bóp nhẹ trái tim, gã thở dài, xốc áo đi tiếp về hướng tây.
Chú thích:
[1] Con người là quan trọng nhất.
[2] Hô toàn vũ là điệu múa xoay của Khang Quốc (nay là Sarmarkanđ, Uzbekiztan), du nhập vào Trung thổ và trở nên thịnh hành dưới thời nhà Đường. Bạch Cư Dị từng mô tả điệu múa này trong bài thơ Hổ toàn nữ: Tầm ứng huyền, thủ ứng cổ. Huyền cổ nhất thanh song tụ cử, Hồi tuyết phiêu điêu chuyển bồng vũ... (Tâm hòa với tiếng đàn, tay đưa theo nhịp trống. Đàn trống cất lên, hai tay áo cùng giơ cao; đang phiêu bồng như tuyết rơi, đột ngột chuyển gót xoay tít).
[3] Âu Dã Tử là người nước Việt, sống cuối thời Xuân Thu đầu thời Chiến Quốc, thủy tổ nghề rèn kiếm Trung Hoa, tác già của những thanh kiếm đanh tiếng và có vai trò lớn trong lịch sử chinh chiến cổ đại như Ngư Trường, Trạm Lư, Long Uyên, Thái A, Công Bố... Những thanh kiếm của ông đã mở ra ký nguyên mới về binh khí lạnh Trung Quốc.
[4] Nê Bạc Nhĩ là phiên âm từ Nepal Đại Mã Thị Cách là phiên âm từ Damascus, thủ đô Syria ngày nay.
[5] Tức Franks, tiền thân của dân tộc Pháp ngày nay.
[6] Đảo Rhodes (Hy Lạp), nơi có Tượng thần Mặt trời Helios, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
[7] Athen.
[8] Đàn lyre.

Truyện Côn Luân Đôi lời về tác giả Thục đạo nan Canh lậu tử Tam tài biến Điệp luyến hoa Chiến thành nam Xạ Thiên lang Mãn giang hồng Cô vân xuất tụ Tuyết vũ Phượng tường Mi gian quải kiếm Huyết tiễn phần thiên Thiên quân nhất cục Nhất sinh sơ kiến Thái Ất phân quang Thiên cơ hữu nguyệt Mê trận vô hình Thiên cơ hữu nguyệt(TTV) Mê trận vô hình(TTV) Khả thị duy ngã BIẾN KHỞI TIÊU TƯỜNG THIÊN ĐỊA PHẢN PHỤC THẮNG GIẢ VI VƯƠNG XẢ THÂN TỰ HỔ HOA ÁM LIỄU MINH Tứ diện sở ca Tiên Phật tranh phong THUẦN DƯƠNG THIẾT HẠP Thương Thiêu Đông Nam Phong Ba Hiểm Ác Thâu Thiên Hoán Nhật Nhạc Cực Sinh Bi Tâm Như Tử Hôi Di Tinh Hoán Đẩu Bát Vân Kiến Nhật Câu Tâm Đẩu Giác Vạn Vật Quy Tàng Bạch Mai Hàm Dương Lăng Không Nhất Vũ Long Hổ Chi Hội Tứ Thiểu Bái Sư Xích Mao Chi Hổ Xa Mã Lân Lân Phục Ngưu San Hạ Chiết Cung Vi Thệ Lục Hoa Diệu Thuật Hán Thủy Kinh Đào Tương Dương Công Phòng Cùng Đồ Mạt Lộ Thạch Công Sơn Đầu Xà Khiếu Tước Lai Thùy Thắng Thùy Bại Tây Tái Long Ngâm Phần Hương Túy Ngọc Vô Pháp Vô Tướng Hạnh Lâm Y Ẩn Quần Ma Loạn Vũ Kiến Hoa Sinh Phật Cựu Ái Nan Mẫn Giai nhân vi chú Hoa trung thánh triết Tả hữu vi nan Vụ lâm kỳ ẩu Điên đảo ngũ hành Ấu đế chi tranh Địch hữu mạc biện Yên ba vi mang Bĩ Cực Thái Lai Kim Thiền Thoát Xác Tự Cổ Đa Tình Tâm Tùy Minh Nguyệt Đại Thiên Vương Tự Chung Thiên Trường hận Chúng Phản Thân Li Đông Tây chi minh Vạn Phu Mạc Địch Trọc Thế Thao Thao Đại Tai Côn Luân Tùy Viên Tựu Phương [1] Nhân Mệnh Chí Trọng Thiên Lang Khiếu Nguyệt Cố Nhân Tương Phùng Hoàng Hà Cửu Khúc Long Bôn Vạn Lý [1] Hòa Hài Chi Đạo [1] Phong Vân Tề Hội [1] Nhất Kiếm Hoành Thiên Thấp Tang Hữu A [1] Nguyệt Chiếu Đại Giang[1]