Nhất Kiếm Hoành Thiên

     i nấy ngoái cổ nhìn.
Một người đầu đội nón tre, mình vận bộ áo tơi tả, đủng đỉnh đi ra khỏi thạch trận. Thấy có kẻ lạ mặt vượt qua được Lưỡng nghi ảo trần trận, chúng nhân Thiên Cơ cung thảy đều thảng thốt. Tần Bá Phù quát:
- Kẻ nào kia? Sao dám tự tiện xông vào cung?
Người nọ cười:
- Đừng hung hăng thế! Ta vui chân đi ngắm nghía vài ba chỗ thôi mà.
Vân Thù nghe giọng quen tai, bật thốt:
- Sư phụ!
Người nọ cười khẽ, gỡ cái nón xuống, phô ra khuôn mặt sáng sủa tiêu sái, râu đen mày dài. Chính là Công Dương Vũ chứ nào phải ai xa. Tần Bá Phù vỡ lẽ: "Hóa ra là Công Dương tiên sinh, chảng trách vượt qua thạch trận dễ dàng đến vậy. Lạ một nỗi là không hề thấy ông ấy băng qua hồ, làm cách nào mà đi từ trong cung ra được nhỉ?".
Vân Thù tiến tới, quỳ một gối xuống làm lễ:
- Sư phụ! Con nhớ người quá...
Hai thầy trò cách biệt hơn mười năm mới gặp lại, Vân Thù không sao nén được mừng tủi, chưa dứt câu giọng đã nghẹn ngào. Công Dương Vũ cau mày, lắc đầu bảo:
- Vẫn cái thói ủy mị!
Vân Thù đành nén nỗi xúc động, thưa lên:
- Vì sao sư phụ lại đến đây?
Công Dương Vũ nhìn trời:
- Đến để giúp ngươi giải quyết việc hôm nay. Ta mà không đến, mình ngươi thu xếp nổi không?
Vân Thù hổ thẹn, mặt đỏ dừ. Hoa Mộ Dung, từ lúc nhìn thấy Công Dương Vũ đã xốn xang trong dạ, bấy giờ bước tới kêu khẽ:
- Cha, cha đấy ư?
Công Dương Vũ gật gật đầu, thở dài:
- Mộ Dung, con vẫn khỏe chứ?
Hoa Mộ Dung đăm đăm nhìn cha, tay vò vò chéo áo, chẳng nói chẳng rằng.
Số là, tin Lương Tiêu tái xuất Trung nguyên đã truyền đi khắp mọi ngóc ngách giang hồ, vô tình lọt đến tai Công Dương Vũ. Dù từ bỏ gia đình phiêu bạt đã lâu, nhưng biết cháu đích tôn rơi vào tay Lương Tiêu, Công Dương Vũ cũng không nén nổi bổn chèn lo lắng, bèn vội vã trở về. Chỉ hiềm không muốn để Thiên Cơ cung phát giác, ông đợi đêm xuống mới lẻn vào, náu mình trong Lưỡng nghi ảo trần trận.
Xa chốn cũ bấy nay, trông thạch trận chợt thấy u hoài, nhân lúc chúng nhân Thiên Cơ cung ra ngoài hồ đợi Lương Tiêu, Công Dương Vũ bèn vào cung dạo khắp.
về nơi ở xưa, ông bỗng hồi tưởng bao nhiêu kỷ niệm, càng ngắm cảnh vật thân thương lòng càng nao nao ngậm ngùi. Đi mãi, đi mãi, cuối cùng ông cũng tới thư phòng trước đây. Lối trần thiết vẫn như ngày nào, bút nghiên còn nguyên, sách vở ưa thích chưa hề suy suyển; bàn ghế giường tủ vô cùng sạch sẽ, hiển nhiên được quét dọn thường xuyên; những câu đối cùng thi từ tập viết thời trẻ vẫn sắc nét như mới, tựa hồ chẳng vương dấu ấn thời gian. Công Dương Vũ dạo quanh một lượt mà ngơ ngẩn thần hồn, phải vào rừng tìm chỗ khuất để ngồi tĩnh tâm.
Bao nhiêu năm nay, ông lang thang khắp nơi cùng chốn mà không tìm ra tung tích Liễu Tình. Ngày tháng phôi pha, tuổi già tìm đến, những say đắm nồng nàn thuở xưa cũng lần lần phải lạt. Lúc này tĩnh tọa, thả mình vào mặc tưởng trầm tư, Công Dương Vũ mới bàng hoàng nhận ra, cả một đời tự do bất cần, ông đã bỏ phí tài năng, tung hê trách nhiệm với gia đình, dẫu có cố gắng hết những tháng ngày còn lại cũng không đủ bù đắp lỗi lầm, chưa chừng sẽ phải mang nỗi tiếc hận này theo giấc ngủ ngàn thu. Ý nghĩ ấy làm lòng ông tràn ngập nỗi bi thương. Bần thần mãi, thời gian trôi đi mà không hay biết, khi ngẩng đầu lên thì đã hoàng hôn, Công Dương Vũ nghĩ rằng Thiên Cơ cung người đông thế mạnh hôm nay dốc hết cao thủ ra rồi, chắc tình hình cũng chẳng có gì đáng ngại, vì thế ông còn trùng trình hồi lâu mới đứng lên, chậm rãi đi về phía thạch trận. Ông nhô ra đúng lúc Hoa Vô Xuy và Hoa Thanh Uyên đang liên thủ đối địch.
Thầy trò cha con chào hỏi xong, Công Dương Vũ ngoảnh sang bãi đấu, bất giác phải cau mày trước kiếm pháp tinh diệu của Lương Tiêu. Thích Thiên Phong gọi rối rít:
- Lão đồ gàn, ngươi đến đứng lức quá, lão phu trèo đèo lội suối tìm ngươi bấy nay chẳng gặp. Người đời nói chẳng sai: chốn ước mơ lắc lơ mà hỏng, nơi tình cờ lại đóng nhân duyên. Chọn ngày chẳng bằng gặp ngày, chúng ta quá chiêu chút nào!
Công Dương Vũ hừ một tiếng, vẫn nhìn chăm chăm vào đấu trường, không buồn để ý đến họ Thích. Thích Thiên. Phong sốt ruột dợm bước, Lăng Thủy Nguyệt vội níu lão lại:
- Công Dương tiên sinh còn có việc hệ trọng, ông đừng làm phiền người ta.
Thích Thiên Phong cãi:
- Trao đổi vỗ học cũng là việc hệ trọng.
Lăng Thủy Nguyệt sa sầm nét mặt, trừng mắt giận dữ' Thích Thiên Phong lập tức nhũn như con chi chi, lặng lẽ lùi lại bên cạnh bà.
Công Dương Vũ xuất hiện, Hoa Vô Xuy và Hoa Thanh Uyên tự 358
nhiên bối rối, kiếm pháp bỗng lộ ra nhiều chỗ sơ hở. Lương Tiêu tuy lo lắng vì lại thêm một địch thủ ghê gớm nữa, nhưng vẫn không quên tận dụng nhược điểm của đối phương, Gã đột ngột thi triển lộ kiếm pháp Hỗn thiên tam huyền, Thiên Phạt kiếm mở hết khẩu độ tấn công, đường kiếm lay láy đan dày vạch ra những vòng tròn thật lởn. Lương Tiêu vừa thần tốc khoa kiếm vừa nhanh tay điểm xuyết những đòn đâm thẳng chém xéo, mau chóng đầy lui hai địch thủ. Công Dương Vũ theo dõi đến đây thì tiến lên, phất tay áo gạt Hoa Thanh Uyên ra, thở dài nói:
- Nhường ta trận này.
Hoa Thanh Uyên không dám trái lời, cúi đầu lùi xuống.
Phong Liên bất bình la lối:
- Trơ trẽn chưa! Nhai nhải cái mồm là đơn đả độc đấu mà toàn hai đánh một, bây giờ lại xa luân chiến,,.
Cô còn định nhiếc móc nữa, nhưng chợt im bặt khi Công Dương Vũ vẫy tay áo thả ra một áng mây xanh hào quang lóng lánh. Định thần nhìn kỹ thì thấy đó là một thanh bảo kiếm, cô giật mình gọi Lương Tiêu:
- Sư phụ ơi! Đấy chính là Thanh Li kiếm. Kiếm mới đã đúc, kiếm cũ phải tan. Mau chặt gãy nó đi!
Từ nhỏ, Phong Liên đã nghe tổ phụ mô tả hình dáng Thanh Li kiếm, vì vậy vừa trông thấy là nhận ra ngay. Lương Tiêu nghe cô nhắc, cũng sực nhớ lại lời Âu Long Tử. Đúc một kiếm, chặt một kiếm là quy tắc của tộc Tinh Tuyệt và cũng là lời hứa của người giữ kiếm, gã không ngần ngừ nữa, vụt phóng mạnh hai nhát kiếm vào Hoa Vô Xuy. Công Dương Vũ liền huy kiếm tới cứu, Lương Tiêu lập tức chuyển mũi tấn công. Thiên Phạt nháy lên sắc tím, cuộn lấy Thanh Li, hai kiếm tương giao, chỉ nghe "tinh" một tiếng lanh lảnh, kiếm của Công Dương Vũ đã cụt mất ba tấc.
Thanh Li kiếm sắc bén nhất thiên hạ, ngờ đâu vừa chạm chiêu là bị chặt đứt, Công Dương Vũ không khỏi kinh hải, nhưng mau chóng hiểu ra:
- Đây là thanh kiếm mới rèn của Âu Long Tử phải không?
- Đúng vậy, - Lương Tiêu đáp.
Miệng nói, tay họ vẫn liên tục phóng kiếm tấn công, nhưng lúc này Công Dương Vũ đã hết sức dè dặt. Thanh Li uốn lượn như con rắn, 359
gắng né tránh mọi đụng chạm với Thiên Phạt. Ông già vừa khéo léo lách kiếm vừa hỏi:
- Âu Long Tử vẫn khỏe chứ?
Phong Liên trông thấy Thanh Li, biết Công Dương Vũ chính là người giữ kiếm tiền nhiệm, trong lòng liền sinh niềm kính trọng. Nghe ông hỏi, cô ứa nước mắt đáp:
- Ông tôi đem thân mình ra đúc kiếm, đã qua đời nhiều năm rồi.
Công Dương Vũ lướt lại sau mấy thước, đưa mắt ngắm kỹ Phong Liên:
- Ngươi là cháu gái Âu Long Tử?
Phong Liên gật đầu. Công Dương Vũ đã lui xuống, Hoa Vô Xuy chỉ còn một mình cũng khó chống đỡ, bèn lùi về bên ông. Công Dương Vũ im lặng chốc lát, đoạn hỏi Lương Tiêu:
- Kiếm mới ấy tên là gì?
- Thiên Phạt, - Lương Tiêu đáp.
Công Dương Vũ tư lự ngửa mặt lên trời:
- Âu huynh nhân hậu rộng rãi, thật đáng kính đáng trọng. Nhưng ta không lý giải nổi tại sao ông ấy lại gửi gắm một thanh kiếm như thế cho ngươi. - Thoáng chế giễu lướt qua môi ông. - Thiên Phạt, Thiên Phạt! Thay trời trừng phạt, không hiểu ý của Âu huynh là bảo ngươi phạt người hay phạt chính bản thân ngươi.
Lương Tiêu trầm ngâm:
- Vừa sửa trị bản thân, vừa sửa trị người đời.
Công Dương Vũ cười:
- Đối đáp khá lắm.
Ông đưa mắt ra dấu cho Hoa Vô Xuy. Hai người đều thầm hiểu, Lương Tiêu đã có kiếm pháp thần thông, nay lại được vũ trang bằng thanh kiếm uy lực vô song tuyệt thế, khác nào hổ mọc thêm cánh, nếu để gã chạy mất thì hậu họa thực khó lường. Dù oán hận nhau đã nửa đời người, nhưng vì chung đại địch, lại cùng biết cân nhắc nặng nhẹ, hai vợ chông bỗng thành nhất chí đồng tâm. Công Dương Vũ ngâm:
- Trời trong đắt đục.
Hoa Vô Xuy hòa theo:
- Càn khôn định rồi.
Cả hai sát cánh phóng kiếm, đâm thẳng vào Lương Tiêu.
Lương Tiêu chẳng còn lựa chọn nào khác, đành vung kiếm chống đỡ, nhưng mới đỡ được vàí chiêu đã cảm thấy có phần khó khăn, bởi đôi oán lữ này phối hợp với nhau làm uy lực kiếm pháp tăng lên mạnh mẽ quá sức tưởng tượng. Họ đâm liên tiếp mười mấy nhát, Lương Tiêu vẫn không phản kích nổi một chiêu, trong lòng kinh hoàng khôn tả. Nhưng gã không biết rằng chính Hoa Vô Xuy và Công Dương Vũ cũng đang lấy làm lạ. Đã mấy chục năm rồi họ không cùng luyện kiếm pháp, ngờ đâu đến nay song kiếm hợp bích vẫn thấu hiểu ý nhau, phối hợp nhịp nhàng đến thế, so với khi xưa còn có phần hòa quyện hơn. Lương Tiêu vừa lùi tránh vừa lặng lẽ tìm chỗ lệch cựa giữa hai người, nhưng hoàn toàn vô ích, bởi chiêu thức của họ biến hóa hết sức tương đồng, không mảy may vấp váp, đủ thấy thần khí tương giao cao độ. Công Dương Vũ càng đấu càng hào hứng, tưởng như được quay lại thời trẻ, cái thời cùng Hoa Vô Xuy nổi thơ họa đàn, đồng tâm đồng ý sáng tạo ra kiếm pháp chung. Ký ức hiện lên tươi mới đến mức Công Dương Vũ không nhịn được phải liếc sang thể tử, tâm tư cảm khái muôn phần: "Chẳng ngờ còn có ngày hai ta liên thủ đối địch, mà lại hòa hợp thế này!”. Bắt gặp ánh mắt ông, Hoa Vô Xuy hiểu ngay cơn cớ, nỗi chua xót trào lên trong dạ. Không hiểu vì sao, con người này đối xử với bà tuyệt tình nhường ấy mà bà vẫn khó lòng quên được ông ta, vẫn nâng niu từng kỷ niệm, từng bài từ câu đối ông viết, ngay cả thư phòng cũng giữ nguyên lối trang hoàng xưa, mỗi ngày bà đều đến đó ngồi một lúc lâu, buồn rầu suy niệm hồi ức. Đôi khi choàng tỉnh giữa đêm, bà bàng hoàng nhận ra trái tim mình vẫn ấp ủ hình ảnh người đàn ông ấy, không tài nào dứt bỏ được, thế là lại ngồi ngẩn ngơ, chẳng phân định nổi rốt cực mình yêu hay hận. Ngày lại ngày, yêu hận đan xen và mâu thuẫn nhau dằn vặt bà khốn khổ. Đang miên man suy nghĩ, chợt nghe Công Dương Vũ hô: "Sấm gió sóng đôi", Hoa Vô Xuy vẫn bồi hồi với ký ức, bèn vô thức phụ họa:
- Hỏa băng cùng nổi.
Tứ tượng bắt đầu biến đổi, bát quái tan hòa vào nhau, kiếm pháp càng thêm sắc bén dữ dội.
Lương Tiêu không nén nổi thắc mắc: "Cặp phu phụ này chất chứa bao nhiêu ân oán, lẽ ra phải mỗi người một bụng mới đúng, tại sao họ thi triển được thứ kiếm pháp song đấu hoàn hảo nhường kia?". Tiếng thét của Công Dương Vũ cắt ngang dòng suy tưởng của gã:
- Âm dương trao đổi.
Hoa Vô Xuy tiếp lời:
- Thái cực thành hình [1]
Kiếm pháp xoáy tròn, vòng kiếm thái cực cuối cùng đã xuất hiện. Lương Tiêu như lá thuyền nhỏ giữa ba đào, chỉ còn cách vật lộn để chống đỡ.
Theo dõi đến đây, Hoa Thanh Uyên rưng rưng nước mắt. Y ngoái lại, thấy Hoa Mộ Dung sa lệ, biết rằng muội tử cũng chung một suy nghĩ như mình, bèn nắm tay nàng kéo vào lòng. Hoa Mộ Dung bật khóc thành tiếng, bờ vai run run. Từ nhỏ, huynh muội họ đã luôn ao ước cha mẹ quay lại hòa thuận với nhau, chẳng ngờ lại được như nguyện trong tình cảnh này. Do hiểu rất rõ nguyên lý đấu kiếm, họ biết rằng khi thi triển Thái ất phần quang, tâm hồn phải hòa hợp thì mới mong đạt tới bước Thái cực thành hình. Hoa Thanh Uyên tự nhủ: "Nếu không có Lương Tiêu, e rằng chẳng bao giờ có ngày hôm nay. ơn ấy và lỗi xưa, thật khó cân đong biết mấy!". Niềm cảm kích bỗng trào lên trong lòng, y gọi lớn:
- Cha, mẹ! Bắt Lương Tiêu hàng phục là cùng thôi, đừng làm hại đến tính mạng hắn.
Công Dương Vũ mỉm cười:
- Nghe được đấy! Lương Tiêu, ngươi có nhận thua không?
Lương Tiêu đang lâm vào cảnh khốn đốn, chỉ riêng luồng kiếm phong rát mặt của hai người đã khiến gã ngạt thở, chưa kể kiếm ý mạnh mẽ dõi dào, nhưng nghe thấy lời nói đó, ngạo khí liền bốc ngùn ngụt như lửa: "Lương Tiêu này thà chết chứ chẳng đời nào để người khác thương hại. Cho dù có phải đối đầu với cả thiên hạ, ta cũng không sợ". Gã vụt lạng mình chạy ào về phía vách đá. Phu phụ Công Dương Vũ vốn đã tập trung toàn bộ tinh thần theo dõi nhất cử nhất động của Lương Tiêu, gã vừa di chuyển, hai thanh kiếm của họ cũng bám sát theo sau như nam châm.
Lao đến dưới hàng chữ "Người triết đã mất, khó tin lời lạ, chớ nghe thuật số chiêm tình", Lương Tiêu lập tức phi thân lên chữ "tinh", dừng ở nét ngang trên cùng, chân giẫm chắc vào gờ đá, trỏ chếch kiếm lên trời, hô lớn:
- Một kiếm tinh hà phải nát hết.
Quần hào đều giật thót. Lương Tĩêu nói vậy, rõ ràng là tự tôn mình lên bậc vô địch thiên hạ, ai nghe cũng uất ức, nhưng chẳng biết nên phản bác thế nào. Công Dương Vũ thấy Lương Tiêu tự nhiên nhảy tót lên cao rồi buông lời khiêu chiến, đoán rằng gã muốn tận dụng địa hình lạ để thủ thắng, bèn cười bảo:
- Rõ là ba hoa bốc phét...
-... một tấc đến giới, - Hoa Vô Xuy lạnh lùng tiếp lời.
Tựa bóng theo hình, hai thanh trường kiếm như hợp làm một, lao qua không trung phóng thẳng tới vách đá. Lương Tiêu gắng chống đỡ được hai hiệp rồi lùi lên chữ "chiêm". Công Dương Vũ xuất phát sau mà tới trước, đã chiếm lấy góc ngoài nét ngang của chữ này, cười lớn:
- Vương đồ bá nghiệp tựa chiêm bao.
Lương Tiêu vừa đấu vừa lùi vào góc trong nét ngang, Hoa Vô Xuy thì chiếm lấy bộ "khẩu" bên dưới của chữ "chiêm". Mỗi người một vị trí, đấu thêm mấy hiệp, Lương Tiêu dần dần không đỡ nổi, lại tung mình nhảy lên chữ "số", thét vang:
- Chết cười mệnh số, người còn khóc.
Công Dương Vũ chìa Thanh Li xuống gảy kiếm của Hoa Vô Xuy. Hoa Vô Xuy mượn lực bật lên như cánh én, lượn một đường cong trên nền vách đá, bay vượt qua Lương Tiêu rồi đáp lại chữ "thuật" bên trên, vừa xả kiếm xuống vừa quát lớn:
- Rút lui không lối giở thuật nào.
Công Dương Vũ chém ngược kiếm lên, tạo thế hợp kích trên dưới với Hoa Vô Xuy, dồn Lương Tiêu vào bước "rút lui không lối". Lương Tiêu đành điểm kiếm xuống chữ "số", bắt chước Hoa Vô Xuy lướt ngược vách đá vòng lên chữ "nghe", chiếm lấy địa lợi:
Thích Thiên Phong vẫn tập trung tinh thần theo dõi trận chiến, không bỏ sót một câu đối đáp nào của ba người kia, đến đây bỗng cau mày làu bàu:
- Lương tiểu tử nói thối rinh. Chết cười mệnh số, người còn khóc là thế quái nào? Kẻ chết phải khóc mới đúng chứ!
Phong Liên định giải thích, nhưng không biết giải thích ra sao. Hoa Kính Viên im lặng nãy giờ, lúc ấy mới lên tiếng:
- Ông đã không hiểu thì đừng chê bai lung tung. Câu ấy có nghĩa là: "Chết, trên chẳng còn vua, dưới chẳng còn quan, không phải lo việc tháng năm, thong dong nhàn nhã, tiêu dao cùng trời đất. Dẫu được làm vương ở phương nam thì cũng chỉ sướng đến thế mà thôi".
Thích Thiên Phong cau mày:
- Lộn xộn quá, chẳng còn vua rồi lại làm vương là sao?
Hoa Kính Viên cắt nghĩa:
- Lời Trang Tử đấy ạ, tức là: chết đi không còn phân biệt giai tầng, không còn mối lo già yếu, đến hoàng đế cũng chẳng được sung sướng thảnh thơi như vậy. Nhưng sống thì phải bôn ba lo toan, ngày xuân tiếc ngắn, ngày đông than dài, sớm hôm oán trách đất trời, làm sao thư thái bằng người chết kia?
Thích Thiên Phong hừ mũi:
- Thần kinh à! Tiểu tử nhà ngươi học đâu ra lối lý luận méo mó đến thế? Sống để học võ đánh nhau, để uống rượu xướng ca, thực là khoái lạc. Còn định cãi hử, ngươi bảo tên người chết nào đến đối chất với lão phu xem!
Hoa Kính Viên cười nhạt:
- Được, vậy con hỏi ông, nếu ông không học được võ nghệ, không đánh nổi kẻ khác thì ông có khoái lạc nữa không?
Thích Thiên Phong thừ ngựời, ngẫm lại mình cả đời học võ, lúc bản lĩnh còn non, không thắng nổi người khác thì luôn luôn tủi hổ lo âu; đến khi võ công cao cường, phát giác ra trên mình vẫn còn cao nhân thì đố kỵ khôn nguôi; suy cho cùng, dẫu tu luyện tới mức vô địch thiên hạ cũng sẽ thấy cô độc buồn chán vì không có ai để đổi trao học hỏi. Quan điểm lúc trước bắt đầu lung lay, Thích Thiên Phong nhìn Hoa Kính Viên, ngạc nhiên tự nhủ: "Chà, mới tí tuổi đầu mà hiểu được lý lẽ cao diệu nhường này, lạ thật!", Lão nhìn Hoa Kính Viên, nhưng Hoa Kính viên lại mải nhìn Phong Liên. Cô gái đang bần thần: "Tây Côn Luân buông ra những lời sao mà yếm thế, chắc là do Sương cô nương đi rồi, lòng chàng đã nguội lạnh, cảm thấy sống không bằng chết. Hôm nay nếu thoát thân được, phải nghĩ cách nào để đả thông tư tưởng cho chàng đây?". Cô chìm đắm trong suy tư, hoàn toàn không nhận ra cậu bé bên cạnh đã chảy nước mắt.
Trong lúc đó, ba người trên vách đá liên tục giẫm lên gờ các chữ, nhảy mỗi lúc một cao hơn. Dưới chân họ, các nét ngang, sổ, móc, phẩy, chấm, mác... đều biến thành chiến trường. Vách đá vươn cao đến nghìn thước, khiến đám đông phải ngửa hẳn cổ ra mới trông thấy. Ba người leo mãi, thân hình trông nhỏ dần, mỗi lần tạm dừng ở chữ nào, họ lại cất tiếng ngâm nga, lông chữ đó vào câu thơ của mình. Hơn mười câu qua đi, ba bóng người trên vách đá chỉ còn là ba chấm nhỏ mờ di động, trông như thể đang đấu trên mây, Giả Tú Tài sinh cảm khái, thở dài mà rằng:
- Trì lão đại! Một trận luận kiếm hùng tráng thế này, tiểu đệ không những chưa từng được chứng kiến, mà e rằng mai sau cũng chẳng bao giờ gặp nữa.
Trì Tiễn Ngư gật đầu:
- Tam đệ nói phải, xét về võ công thì hai đằng địch ta đều đã thuộc hạng quán tuyệt cổ kim, quả thực là kiệt xuất.
Những người khác không nói thành lời, nhưng nghe vậy đều gật đầu.
Lương Tiêu sử hết chiêu số, nhảy lên được chữ "người" trong bốn chữ "Người triết đã mất", coi như đã hết cơ hội để tận dụng, vách đá trơn nhẵn không chỗ đặt chân, cũng chẳng còn chữ nào mà di chuyển tới nữa, gã đành hô: "Dựng cao ngọn cờ đầu mây trắng", để báo rõ hành động, đoạn buông mình rơi dọc xuống vách núi, tay áo đón gió lạnh phòng căng như lá cờ lớn bay phần phật. Trong lúc lao xuống, thi thoảng gã đập kiếm lên các gờ đá, mượn vật cản để giảm đã lao. Công Dương Vũ và Hoa Vô Xuy cũng nhất tề lao theo. Giữa lưng chừng không, họ gõ trưởng kiếm vào nhau để giảm nhẹ lực rơi, nhờ đó xuống gần mặt hồ, lực rơi đã tiêu biến hết nên không làm gợn lên một chút sóng nào. Quần hùng trông ra, thấy Công Dương Vũ và Hoa Vô Xuy đã tiếp nước mà chưa chìm xuống, vẫn nổi hẳn trên mặt hồ thì rất lấy làm lạ, nhìn kỹ lại mới biết họ đã giẫm lên hai trong số các nan đồng truyền 366
động nổi giữa ba bánh xe Thiên Cơ và Lưỡng nghi ảo trần trận. Những nan đồng này nằm ẩn dưới làn nước, số lưạng phải đến hàng trăm hàng ngàn, lên xuống nổi nhau như đàn giao long, Khác với Công Dương Vũ và Hoa Vô Xuy, Lương Tiêu không được ai hỗ trợ về khí cơ và tốc độ nên xuất phát trước mà tới điểm sau. Khi gã gần tiếp nước, hai thanh kiếm của đối phương đã rung rung chờ sẵn để đâm ngược lên. Lương Tiêu không đỡ được, đành lắc mình hạ xuống một nan đồng khác để nó đưa lùi vào dưới bánh xe Thiên Toàn, đoạn gã chuyển chân sang bánh xe, theo vành xoay chuyền lên chỗ cao, cười lớn:
- Hai vị tiền bối, có muốn lên đây dạy bảo vãn bối không?
Ba bánh xe Thiên Cơ là nguồn gốc cho mọi cơ chế vận động trong cung, nằm ngay dưới luồng thác đổ nền quay tròn quanh năm. Lương Tiêu muốn dụ phu phụ Công Dương Vũ vào theo, cốt tận dụng sự chuyển động của bánh xe làm rối loạn kiếm pháp của họ.
Công Dương Vũ đoán ngay ra ý gâ, nghĩ thầm: "Tiểu tử này vỗ công lợi hại mà bụng dạ cũng lắm mưu mô". Ông vuốt râu cười bảo:
- Đề bài thú vị thật, nếu lão phu không nhận lời thách thức thì e rằng sẽ làm mọi người cụt hứng mất!
Dứt lời, ông nắm tay Hoa Vô Xuy, sánh vai bà bay lên bánh xe Thiên Toàn, tiếp tục đấu với Lương Tiêu, Phu phụ họ vận động đã khá lâu, nhưng nhờ âm dương tương giao nên khí cơ hồi chuyển, chẳng những không mệt mỏi mà còn dai sức hơn hẳn bình thường. Mấy bánh xe khổng lồ này đều là kỳ vật của nhân gian, ba người vừa chạy trên bánh xe vừa giao chiến, cảnh tượng đã đủ lạ lùng, lại thêm sự chuyển động vòng tròn liên tục khiến chiêu số của họ càng tăng thêm nhiều biến hóa. Quần hào bên dưới chưa gặp cành ấy bao giờ, trong lòng mỗi người, sự tò mò háo hức lại xen lẫn nỗi thấp thôm về kết quả cuối cùng. Huynh muội họ Hoa thì hết sức buồn rầu: "Lương Tiêu tận dụng địa thế lạ để kéo dài trận đấu, cho dù kiếm pháp của song thân có thần diệu đến đâu, nhưng hai vị tuổi tác đã cao, ngộ nhỡ có mệnh hệ gì thì chẳng phải huynh muội chúng ta sẽ hối hận cả đời hay sao?".
Riêng Phong Liên là theo dõi với nét mặt bình thản. Hoa Kính Viên rất thắc mắc, hồi lâu không nhịn được phải hỏi:
- Thư thư không lo lắng cho sư phụ mình à?
Phong Liên chẳng nói chẳng rằng bụng bảo dạ: "Tây Côn Luân võ công cái thế, túc trí đa mưu, tình huống hung hiểm thế nào cũng tìm ra cách ứng phó. Chẳng may chàng không chiến thắng được mà phải chết thì ta sẽ đi theo, cũng không đến nỗi để chàng hiu quạnh lạnh lẽo trên đường xuống hoàng tuyền". Tầm ý đã định, cô đăm đăm nhìn theo Lương Tiêu, mắt môi vương nét cười dịu dàng.
Ba vầng kiếm quang cứ cuộn vào tở ra, từ bánh xe Thiên Toàn cuốn sang Thiên Xu ở giữa, rồi từ Thiên Xu lại cuốn sang Thiên Cơ. Lương Tiêu dần cảm thấy bất lực. Cho dù bánh xe xoay chuyển thế nào hay dòng thác đổ xuống ra sao, kiếm pháp của Công Dương Vũ và Hoa Vô Xuy vẫn nhịp nhàng tự nhiên, chẳng có kẽ hở nào cho gã tận dụng. Điều khiến Lương Tiêu kinh hãi nhất là sức bền của phu phụ họ. Gã đang độ tuổi tráng niên, khí huyết đương căng đã đành, nhưng hai vị lão nhân kia đã bước vào lửa tuổi cổ lai hi, đấu lâu như thế mà vẫn khỏe khoắn sung sức, di chuyển ung dung, chẳng hề lộ dấu hiệu mệt mỏi. Lương Tiêu khổ đấu nửa ngày trời, tại gập toàn phải hạng cao thủ đương thế, đến lúc này, nội lực vẫn chuyển chậm dần, gã bắt đầu cảm thấy uể oải, nghĩ mà chán nản: "Ta đã lực cùng trí tận rồi, trên đời có thứ công phu lợi hại thế kia, đúng là chẳng còn gì để nói. Vả chăng, kiếm pháp đã lợi hại lại do hai người hợp đấu, còn ta chi có một mình với thanh kiếm, không hề được hỗ trợ, gắng sức chống đỡ đến tận lúc này chắc cũng không ai dám khinh thường ta nhát gan hèn yếu". Nghĩ đến đây, một tia sáng bỗng xẹt qua trí, Lương Tiêu lẩm bẩm: "Trường kiếm sờ sờ trong tay, đâu thể nói là không được hỗ trợ!".
Công Dương Vũ thấy môi Lương Tiêu máy động, nhưng không nghe rõ được gã nói gì vì thác réo ào ào bên cạnh đã nhấn chìm mọi âm thanh khác. Ông đấu với Lương Tiêu đến lúc này, lòng mến tài đã mạnh hơn hẳn mối hận nước non, lại nghĩ tài trí vỗ cống Lương Tiêu thừa sớc nức danh thiên cổ, nếu giết chết một kỳ nhân như thế thì quả thực đáng tiếc, vì vậy dẫu chiếm thế thượng phong, ông vẫn không ra đòn sát thủ. Nhân thấy Lương Tiêu máy môi, Công Dương Vũ bèn hỏi:
- Lương Tiêu, ngươi muốn nhận thua phải không? Ngươi chỉ cần buông kiếm, chúng ta tự khắc ngừng tay ở đây.
Ông phổ nội lực vào giọng nói cho át tiếng thác đổ, Hoa Vô Xuy nghe vậy cũng thầm tán thành, bởi chưng bà vốn không có thù hằn ghê gớm gì với Lương Tiêu, chẳng qua vì thanh danh và đại nghĩa mà bất đắc dĩ phải ra ứng chiến.
Chẳng ngờ Lương Tiêu như trúng tà, nghe mà như không biết,, vẫn múa kiếm đâm đỡ chém né. Công Dương Vũ trông động tác cổ quái, rất lấy làm lạ, bèn nhắc lại câu hỏi. Lương Tiêu vẫn không đáp lời. Công Dương Vũ bực quá, nghĩ bụng: "Hôm nay dứt khoát phải khuất phục được tiểu tử này, bằng không chẳng thể nào kết thúc được mọi sự". Hoa Vô Xuy cùng chung ý nghĩ, không ai bảo ai, phu phụ họ đồng thời xuất kiếm, một trên, một dưới, Ểp sát thân kiếm Thiên Phạt rồi dồn sức vặn xoáy, tìm cách giật trường kiếm khỏi tay Lương Tiêu. Phong Liên lo cuống, chưa kịp kêu lên thì Lương Tiêu đã nhẹ nhàng thả người xoay theo Thiên Phạt kiếm, không chỉ tiêu trừ được kình lực đối phương mà còn dễ dàng lách qua khe kiếm của Công Dương Vũ và Hoa Vô Xuy, đoạn trở kiếm đâm thẳng, buộc phu phụ Công Dương Vũ phải tách lìa.
Chỉ ra một chiêu mà đắc thủ Lương Tiêu đã hiểu rõ: "Thiên Phạt kiếm là thần linh của người Tinh Tuyệt, mang trong mình tính mệnh của hai đời kiếm sư. Vừa rồi, rõ ràng là phụ tử Âu Long Tử đã sát cánh cùng ta tác chiến. Nếu ta cư xử với Thiên Phạt kiếm như với một binh khí thì khác nào ngược đãi thiên vật, bất kính với hai bậc tiền bối". Thông tỏ mấu chốt, gã bèn lặng lẽ khấn thầm: "Âu đại sư, Thiết Triết đại sư, hai vị trên trời có linh, mong hãy giúp Lương Tiêu đầy lui cưởng địch".
Khấn xong, gã cao giọng:
- Thái ất phân quang kiếm đã là gì? Hãy xem tuyệt kỹ Nhân kiếm tương ngự của ta đây!
Tiếng nói lao đi trên mặt hồ, đập vào các vách đá làm cả sơn cốc vọng lại âm âm. Lương Tiêu dứt lời là lập tức phóng chếch trường kiếm sang mé trái, Công Dương Vũ khoa kiếm chặn lại, Hoa Vô Xuy đâm xéo vào huyệt Phục thố ở đầu gối Lương Tiêu. Nào ngờ trường kiếm của Lương Tiêu vừa đâm ra, thân hình gã cũng thốc lên cao như bị cuồng phong thôi. Gã lướt sang phải tránh đòn, đồng thời phất một chưởng vào thẳng mặt Hoa Vô Xuy. Thật sự không xác định nổi Lương Tiêu khiển kiếm, hay Thiên Phạt kiếm dẫn động Lương Tiêu nữa.
Hoa Vô Xuy vẫn điềm tĩnh như không, trường kiếm đâm vòng từ dưới lên, rạch vào cổ tay đối phương. Song khi Lương Tiêu xuất chưởng, Thiên Phạt kiếm đã bị kéo theo, nay lại bật trở về như một tia chớp, chém vù xuống trường kiếm của Hoa Vô Xuy. Dẫu có mười thanh bảo kiếm nữa trong tay, Hoa Vô Xuy cũng không dám đón đỡ trực tiếp kiếm thần Thiên Phạt, thấy vậy đành tung mình nhảy về sau. Lương Tiêu không truy cản, thanh kiếm thuận thế rẽ hướng, công kích Công Dương Vũ. Ông già sợ làm hỏng sự kết hợp hài hòa giữa song kiếm của hai vợ chông nên cũng không dám trì đấu, bòn lùi lại theo Hoa Vô Xuy. Chỉ một chiêu mà đầy lui được cả hai cường địch, Lương Tiêu liền tiến thêm một bước, lặp lại cách thức đó, lúc thì gã sai khiến Thiên Phạt kiếm, lúc thì chính thanh kiếm lại trở thành chủ nhân, biến Lương Tiêu thành binh khí dưới sự điều khiển của nó. Đấu tới lúc xuất thần, có lúc trường kiếm còn tuột khỏi tay Lương Tiêu, kiếm như phi xà bay lượn, người như mây trắng cuộn trôi, người và kiếm khi hợp khi tách, chiêu số biến hóa tinh điệu dị thường, Thích Thiên Phong trố mắt quan sát chiêu pháp kỳ lạ của Lương Tiêu hồi lâu rồi lắc đầu thở dài:
- Nhân kiếm tương ngự, hay thật!
Phong Liên theo dõi diễn biến mà không hiểu ra sao, nghe vậy lo lắng hỏi:
- Nhân kiếm tương ngự là thế nào?
Thích Thiên Phong đáp:
- Từ xưa tới nay, tất cả mọi kiếm sĩ dù mới luyện hay đã trở thành cao thủ, luôn luôn nắm quyền điều khiển kiếm, nhưng trong trường hợp Lương tiểu tử đây, không chỉ có người sử kiếm, mà đôi khi kiếm cũng thao túng người. Kiếm và người dẫn động lẫn nhau, chiêu số vô cùng như thiên địa, biến hóa bất tận như giang hà. Thoạt đầu hắn chỉ đấu một mình, kể ra thân đơn lực mỏng, chẳng thể nào giành thắng lợi trước sự liên công của hai vợ chông lão đồ gàn. Nhưng nay Nhãn kiếm tương ngự, khác nào có thêm trợ thủ đắc lực hợp đấu cùng hắn. Thái ất phân quang kiếm sở dĩ lợi hại vô kể chỉ vì có sự phối hợp âm dương, khí cơ được trao đổi nên dõi dào, chiêu số được bổ sung'nên phong phú. Bây giờ Lương Tiêu và kiếm của hắn phối hợp thì cũng có thể thu được kết quả tương tự. Dõi dào phong phú gặp phong phú dõi dào, thắng phụ thế nào khó nói lắm.
Quần hào nghe vậy, đều lấy làm lạ.
Phong Liên nghiêng đầu ngẫm nghĩ, chợt vỗ tay cười:
- Tôi hiểu rồi, sư phụ tôi không coi Thiên Phạt kiếm là binh khí.
Vỗ tay xong cô mới nhận ra mình đã cử động được bình thường, chắc là do chỉ kinh đến lúc hết công hiệu nên huyệt đạo tự khắc giải khai.
Thích Thiên Phong cau mày:
- Ngươi nói năng lạ quá, không coi là binh khí thì coi là người chắc?
Phong Liên nói:
- Đúng thế đấy.
Cô thầm nghĩ: "Chắc hẳn lầy Côn Luân đã coi Thiên Phạt kiếm như ông và cha ta, rồi sát cánh tác chiến bên anh linh của hai vị". Mắt cô bỗng đỏ hoe, lệ dâng ngập bờ mi. Lúc này Lương Tiêu đã vận dụng Nkân kiếm tương ngự đến mức thành thục cao độ, Thiên Phạt kiếm dần dần tỏa ra ánh tím, những đốm gì trên thân kiếm biến thành ánh sao ráng mây diễm lệ lạ lùng, từ xa nhìn tại tưởng như một tia chớp tím tung hoành ngang trời. Cử tọa không khỏi trầm trồ xuýt xoa. Phong Liên sinh trường trong gia đình đời đời đúc kiếm mà cũng không hiểu trạng thái lạ lùng ấy là thế nào nữa.
Cô đang nghi hoặc thì một giọng nói vang như chuông cất lên:
- Thiện tai, thiện tai! Lương Tiêu sáng tạo ra tuyệt kỹ này, thật đúng là tô thêm màu sắc mới mẻ cho võ học.
Phong Liên ngoái đầu trông. Người vừa lên tiếng là một hòa thượng cao lớn, râu mày bạc trắng, tay cầm gậy gỗ, nụ cười hồn hậu trên môi. Chẳng hiểu lão ta xuất hiện trong đám đông tự lúc nào. Thích Thiên Phong hớn hở gọi:
- Cửu Như! Con lừa trọc kia, lén lút đến từ bao giờ thế? Tại sao không chào ta một tiếng hủ?
Lăng Thủy Nguyệt lườm lão, chắp tay cười bảo:
- Phật giá đại sư tới mà không biết để nghênh đón kịp, thật là lỗi quá. Chuyết phu ruột để ngoài da, nói năng lộn xộn, mong đại sư lượng thứ.
Cửu Như cười đáp:
- Không dưng tử tế là thể nào cũng có mưu đồ. Thích phu nhân đừng khách sáo thế kẻo bần tàng chột dạ.
Nghe lão nói thẳng thừng, Lăng Thủy Nguyệt hơi đỏ mặt:
- Đại sư thật tinh tường, lão thân quả tình có chuyện muốn thưa.
- Phu nhân cứ dạy.
- Hiện giờ ba người kia đang giữ thế giằng co, nhưng sức người là có hạn, sớm muộn gì cũng phân thắng phụ. Theo lão thân thấy, oan gia nên cởi chứ không nên buộc, dù ai bị thương cũng đều không hay. Mong đại sư và chuyết phu liên thủ tách ba người ấy ra, đại sư là chỗ cố giao với Lương Tiêu, nhất định có thể thuyết phục hắn tháo gỡ mắc mứu, bỏ đi thật xa. Nếu Công Dương Vũ và Hoa gia muội tử không đồng ý... - Bà bỗng ngừng lời, mỉm cười thay cho đoạn cuối.
Cửu Như gật gù:
“ Bần tăng hiểu rồi, cốt yếu là thuyết phục được Lương Tiêu, còn việc các vị ở đây có đồng ý tha cho hắn không thì không quan trọng. Phu nhân an tâm, bần tăng mà liên thủ với Lương Tiêu, tuy chưa chắc áp chế được quần hùng, nhưng thừa sức thư xếp để hắn chạy thoát.
Đám đông nghe vậy đều giật mình. Lăng Thủy Nguyệt thở dài:
- Đúng, bây giờ chỉ có cách ấy là hơn cả.
Cửu Như nhìn ra chỗ đấu kiếm:
- Thích phu nhân nói có lý. Vả chăng bần tăng đến đây chính vì muốn hòa giải chuyện này, không định đùn đầy cho ai cả. - Lão nhướn cặp mày bạc, cười bảo Thích Thiên Phong. - Thích đảo chủ, ta lên thôi!
Thích Thiên Phong cười hì hì:
- Được! - đoạn siết nắm táy bổ nhào đến Cửu Như.
Nhà sư già thấy thái độ lão quái lạ đã đề phòng sẵn, lập tức xòe chưởng chặn đứng nắm đấm, mắng:
- Lão rùa, ngươi lại giở dại đấy à?
Thích Thiên Phong lăn xả vào đấm đá túi bụi, nhưng miệng vẫn cười:
- Phá ngang trận tỉ thí của người ta cũng tồi tệ y như cướp đồ ăn thức uống vậy, đừng làm chuyện tổn đức thế. Trận đấu này xưa nay ít thấy, ta không thể để lão lừa trọc nhà ngươi phá hoại. Thường có câu "Binh đấu binh, tướng đấu tướng, Ngọc hoàng đại đế đấu Diêm vương". Đằng kia chủ tướng ra uy, ở đây chúng ta cũng nên gây một đấu trường khác, kết thúc hết mọi ân oán cũ đi.
Lão vừa ra rả cái mồm vừa luôn tay luôn chân phóng quyền cước. Cửu Như không dám sơ suất, đành cắm gậy sang một bên, vung quyền chống trả.
Lăng Thủy Nguyệt nội giận la mắng om sòm:
- Lão chết tiệt, toàn làm những việc chẳng nên làm, có mắt mà không biết nhìn, có óc mà không biết nghĩ. Bây giờ là lúc nào hả?
Từ đầu buổi tới giờ, đã mấy lần Thích Thiên Phong định xuất thủ nhưng đều bị ngăn cấm, thành thử ngứa ngáy bứt rứt vô cùng, khó khăn lắm mới có cơ hội trổ tài quyền cước nên không tài nào kiềm chế được nữa, mặc Lăng Thủy Nguyệt kêu gọi la mắng đến rát cổ bỏng họng, lão cũng giả điếc bỏ ngoài tai.
Đang lúc Thích Thiên Phong sấn sổ lao vào tỉ thí với Cửu Như, lại có hai chiếc thuyền nhỏ theo nhau trôi ra khỏi khe vỏ sò màu. Thình lình, con thuyền đi trước tăng tốc lao vùn vụt. Tới gần đài gỗ, trên thuyền vang lên một tiếng gầm rền như sấm nổ. Quần hào còn đang ngơ ngác thì một bóng người nhanh như quỳ mị đã phóng thốc tới, lách luôn vào giữa Thích Thiên Phong và Cửu Như, vung tay đấm mạnh một quyền buộc họ Thích phải giật lui hai bước. Lão già định thần nhìn kỹ. Người vừa xuất hiện là một hòa thượng trẻ, thân hình chắc nịch, mặt tròn, đôi mắt cũng tròn, trông có vẻ non tơ khiến người ta không đoán được hắn bao nhiêu tuổi.
Tiếp theo nắm đấm là ồ ạt một loạt các hậu chiêu, hòa thượng trẻ thế chỗ Cửu Như đấu với Thích Thiên Phong. Họ Thích chí cần gặp được cao thủ để giao đấu, có cớ để tỷ thí là vui, không bao giờ quan tâm xem đối phương là ai. Chiết được vài chiêu với hòa thượng trẻ, lão phấn khởi nhận xét: "Tên trọc con này bản lĩnh đấy!", liền đó tập trung tinh thần so quyền đấu cước với đối thủ men, nhất thời không phân thắng bại.
Tự nhiên lại thấy nảy đâu ra một cao thủ lạ mặt, quần hào đều kinh ngạc. Lúc đó chiếc thuyền chở hòa thượng trẻ hồi nãy cũng cập bờ, một hắn tử tráng kiện và một nữ tử áo vàng ôm đàn tÿ bà nhảy lên đài. Trì Tiễn Ngư nhận ngay ra nữ tử áo vàng, bèn hồ hởi gọi:
- Kim tứ muội, muội đến đấy à... Ô, còn vị này lá...
Hắn tử tráng kiện cười vang:
- Trì lão đại, không nhận ra tiểu đệ ư?
Trì Tiễn Ngư nghe giọng, sửng sốt kêu lên:
- Ối chà, Bạch lão nhị, tại sao đệ giảm cần nhanh thế?
Bạch Bất Ngật không trả lời, nhưng khuôn mặt đầy vẻ đắc ỷ. Giả Tú Tài trố mắt:
- Bạch Bất Ngật, huynh là cục bột đấy ằ? Muốn béo là béo, muốn gầy là gầy ngay được.
Kim Thúy Vũ cười:
- Bạch nhị ca không phải cục bột, chẳng qua có người thần thông quảng đại, đủ khả năng vê nặn bóp nắn nhị ca như vê nặn bóp nắn cục bột mà thôi.
Trì Tiễn Như và Giả Tú Tài đồng thanh kêu lên:
- Ai thế?
Cặp mắt long lanh của Kim Thúy Vũ hướng ra mặt hồ, mọi người nhìn theo thì thấy chiếc thuyền đằng sau cũng vừa tới gần, người lái thuyền chính là Trì hạc Diệp Chiêu. Khi thuyền chạm mép đài, có hai nữ đạo sĩ bước lên, người lớn tuổi tóc mai đã bạc, khuôn mặt thanh thoát, người còn lại rất xinh đẹp, tuổi ước tam tuần.
Giả Tú Tài hỏi:
- Là hai vị đạo trưởng đây, phải không nhị ca?
Bạch Bất Ngặt lắc đầu:
- Không phải đâu là không phải đâu.
Lúc ấy, lại một người nữa rời thuyền lên đài. Đó là một trang thiếu niên tuấn tú ăn bận kiểu nhà nho, cử chỉ phong thái hết sức tao nhã. Giả Tú Tài cau mày:
- Người này còn ít tuổi xem chừng cũng không phải.
Kim Thúy Vũ cười nhạt:
- Chí khí tài năng không đợi tuổi, đâu phải ai cũng lười nhác vô vị như ngươi. Cái hạng ngươi thì dẫu có sống đến một thế kỷ cũng chỉ tổ chật chỗ thiên hạ.
Giả Tú Tài cười nhăn nhở:
- Ta biết, muội mê cái mã trẻ trung anh tuấn của người ta chứ gì? Nhưng muội ngần này tuổi rồi, chắc gì người ta đã ưng muội.
Kim Thúy Vũ tái mặt vì giận, đột ngột vung chưởng. "Bốp" một tiếng, má Giả Tú Tài hiện lên rành rành năm dấu ngón tay, nhưng hắn vẫn cười hềnh hệch, ung dung phe phẩy cây quạt như thể chưa có chuyện gì xảy ra.
Trong lúc Kim Thúy Vũ và Giả Tú Tài đấu khẩu, Diệp Chiêu cũng rời thuyền lên đài, nhưng không đi một mình mà cung kính đỡ theo một nữ tử. Nữ tử này tuy không phải là trang giai nhân tuyệt sắc, nhưng khuôn mặt dịu dàng nhã nhặn, mình vận tấm áo lam nhạt đã phải màu, trông rất giản dị thanh khiết. Giả Tứ Tài vừa nhác thấy cô, một ý nghĩ xẹt qua nóng ran cả ngực: "Chính là người đó, chính là người đó!". Chúng nhân Thiên Cơ cung đổ dồn mắt vào cô gái, ai nấy đều lộ vẻ sững sờ.
Nữ tử ngước nhìn khắp mọi người, mỉm cười cất tiếng, giọng trong và dịu như tiếng oanh vàng:
- Xỉn các vị hãy dừng tay!
Hòa thượng trẻ tuổi vừa nghe câu đó, lập tức thu quyền lui lại ba thước, chắp tay nói với Thích Thiên Phong:
Lão tiên sinh, mỗ không đánh nữa.
Thích Thiên Phong trợn mắt:
- Ngươi nói gì vậy? Ta hỏi ngươi, có ai ăn cơm nửa bát, đánh rắm nửa phát không?
Hòa thượng gãi gãi đầu:
- Cơm ãn một nửa thì cũng có đấy, nhưng chẳng ai đánh rắm một nửa cả.
Quần hào ngó hòa thượng trẻ tuổi, đều buồn cười vì võ công hắn cao cường như vậy, không ngờ lại nói năng ấp úng ngây ngô. Thích Thiên Phong bảo:
- Ngươi biết thế thì tốt, đánh nhau cũng như đánh rắm vậy, đánh được một nửa rồi thôi thì chẳng phải là bí chết hay sao?
Nói đoạn, lão lại tung quyền ra, hòa thượng nọ đành xuất thủ chống đỡ. Cửu Như trước sau vẫn híp mắt cười, im lặng theo dõi, chẳng trợ giúp cũng chẳng khuyên giải.
Đột nhiên, từ phía bánh xe Thiên Cơ vọng lại một tràng hú dài, Lương Tiêu thoát khỏi vòng thái cực, mang theo kiếm quang lao vút xuống phía đám người mới đến. Phu phụ Công Dương Vũ liền bám sát như bóng theo hình. Lương Tiêu đáp xuống lôi đài, lập tức vỗ một chưởng vào mặt Thích Thiên Phong. Lão già đành nhảy vọt ra xa, thoát khỏi thế kẹp giữa hai mũi tấn công. đầy lui được họ Thích rồi, Lương Tiêu cắm phập Thiên Phạt kiếm xuống đất, không buồn bận tâm đến hai thanh kiếm sắc đang đuổi tới sau lưng, gã dang rộng tay ôm chầm lấy hòa thượng trẻ tuổi nọ, cười lớn:
- Hoa Sinh, ha ha, Hoa Sinh!
Gá vừa cười vừa tung hòa thượng lên không như tâng cầu, rồi đỡ lấy, lại tung lên, đỡ lấy, lại tung lên, mỗi lúc một cao. Hoa Sinh khua khoắng tay chân, khiếp vía kêu oai oái:
- Lương Tiêu, Lương Tiêu, ngươi định làm mỗ ngã chết hả?
Lúc ấy Lương Tiêu mới đỡ chú ta xuống đất, cười ha hả. Hoa Sinh cũng xúc động vô cùng, gãi đầu sôn sột, không biết nên nói gì, chỉ cười hì hì. Lương Tiêu đưa mắt sang phía hai đạo sĩ, vòng tay chào:
- Liễu Tình đạo trưởng! - rồi định quỳ xuống bái lạy.
Đạo sĩ lớn tuổi vội vã giữ gã lại:
- Chớ đa lễ!
Lương Tiêu đứng thẳng lên, lại mỉm cười với nữ đạo sĩ trẻ:
- A nhi đạo trưởng trông đẹp ra nhiều đấy.
Á nhi lườm gã, nhưng mắt đọng ánh cười. Liễu Tình thở dài nghĩ bụng: "Hài tử này, chẳng cân nhắc lời lẽ gì cả! Khen người xuất gia mà lại khen "đẹp" là thế nào?".
Lương Tiêu cười cười, lại quay về phía thiếu niên ăn vận kiểu nho sinh:
- Chắc đây là Bính nhi?
Thiếu niên vòng tay, hai mắt đỏ hoe:
- Lương thúc thúc vẫn khỏe chứ ạ?
Mười năm qua đi, nhìn đứa bé ngày nào đã ra dáng quân tử đường hoàng, Lương Tiêu cảm thấy bồi hồi khó tả. Gã ngắm Triệu Bính một lát rồi chậm chạp dời ánh mắt đi, cuối cùng dừng lại ở nữ tử bận tấm áo lam bạc màu, thân hình bỗng chấn động. Mắt người ấy long lanh rạng rỡ, còn Lương Tiêu, môi run run không thốt ra lời, nước mắt thi nhau trào ra, đầu gối bủn rủn, gã khuỵu xuống trước mặt cô, bật khóc rưng rức. Quần hào đều lộ vẻ ngỡ ngàng, Lương Tiêu vừa một mình một kiếm áp đảo bọn họ, từ đầu đến cuối không hề tỏ ra khiếp nhược, ngờ đâu chỉ vì gặp một cô gái lại mất kiềm chế, lăn đùng ra khóc lóc rầm n như thế. Nữ tử áo lam cũng đỏ hoe mắt, chìa tay đỡ gã đậy:
- Tiêu ca ca...
Lương Tiêu bấu chặt lấy tay cô, nức nở:
- Hiểu Sương... Ta tưởng muội chết rồi... Ta tưởng muội chết rồi...
Mấy năm nay, Hoa Hiểu Sương trải qua bao gian nan vất vả, tính tình cứng cỏi lên nhiều, vậy mà gặp lại người xưa cũng không kìm nổi đôi dòng châu lã chã. Cô nói:
- Đều tại muội không ra gì, sợ nhà ngăn cản muội làm nghề y nên mai danh ẩn tích, không để ai biết cả.
Lương Tiêu khóc một hồi, lòng cũng vợi bớt đớn đau, lại nghe Hoa Thanh Uyên thở dài:
- Sương nhi, con hành động như vậy... thật khiến cha đứt từng khúc ruột.
Nói chưa dứt, giọng y đã nghẹn ngào.
Lương Tiêu bỗng giật mình buông hai tay Hiểu Sương ra, đoạn quay phắt lại đối mặt với Công Dương Vũ và Hoa Vô Xuy, cao giọng hỏi:
- Nhị vị vẫn còn muốn tái đấu ư?
Phu phụ Công Dương Vũ nhìn nhau. Hiểu Sương tiến tới, cúi mình thưa:
- Mong tổ phụ tổ mẫu đoái thương Sương nhi mà đừng đấu nữa.
Công Dương Vũ vuốt râu im lặng. Hoa Vô Xuy hừ khẽ, ngoảnh mặt đi.
Liễu Tình cúi đầu mỉm cười:
- Cung hỉ Công Dương tiên sinh, cung hỉ Hoa thư thư! Lộ kiếm pháp của hiền khang lệ quả là tâm ý tương hợp, xem ra những mắc mứu hờn oán xưa cũ đã tiêu tan cả rồi.
Công Dương Vũ ngẩn người, lắp bắp:
- Tuệ lâm, nàng...
Liễu Tinh ngắt lời, nhìn thẳng vào mắt Công Dương Vũ:
- Bần đạo là Liễu Tinh, mong tiên sinh chớ gọi lầm. Bây giờ bần đạo đã hóa giải được tâm bệnh, dám đến đây tức là không sợ đối mặt với quá vãng nữa. Thế sự mang mang, chuyện đời thật khó lường, ai trong chúng ta mà không mắc sai lầm. Lương Tiêu tuy có lỗi nhưng đã biết hối cải, thế chẳng phải là tốt lắm rồi ư? Oan oan tương báo mãi bao giờ cho với?
Hai người đăm đầm nhìn nhau, Công Dương Vũ thấy lòng trào lên nỗi thể lương khó tả. Ông chẳng còn tìm thấy đâu hình bóng Lâm Tuệ Tầm trong mắt Liễu Tình. Người yêu dấu thuở nào quả thực đã vượt qua cửa ải tình cảm, tự chấm dứt mọi ân oán tình thù thật rồi. Bỗng nhiên, chân tay rời rã, Công Dương Vũ càng ngẫm càng chán ngán cho cuộc đời khốn khổ vì tình, cuối cùng tay trắng vẫn hoàn trắng tay của mình, ông thở dài gọi:
- Vân Thù, ngươi lại đây!
Vân Thù tiến tới, Công Dương Vũ giơ cao thanh nhuyễn kiếm:
- Thanh Li kiếm vốn là kiếm thần của tộc Tinh Tuyệt. Âư Long Tử đã giao nó cho ta gìn giữ, lẽ ra ta không được phép truyền cho ai khác, nhưng bây giờ Thiên Phạt kiếm đã xuất thế, Thanh Li kicm trở thành tàn phế, không còn mang trong mình sứ mạng và ỷ nghĩa trước đây nữa, nên ta trao lại cho con. Kiếm đã cụt ba tấc, nhưng vẫn sắc bén hiếm thấy, con hãy cẩn thận giữ gìn, đừng đối xử bạc bẽo với nó.
Vân Thù lùi lại:
- Con dùng thế nào được, sư phụ giữ lấy phòng thân thì hơn.
Công Dương Vũ xua tay:
- Trận chiến hôm nay đã đủ cho một đời rồi. Từ nay về sau, lão phu không còn hứng thú động tay vào kiếm nữa.
Nghe Công Dương Vũ tỏ ý "phong kiếm", quần hào đều kinh ngạc. Vân Thù không dám thoái thác, đành nhận lấy thanh bảo kiếm. Hoa Vô Xuy lạnh lùng theo dõi đến đây bỗng xoay mình trở vào Thể Nguyệt cốc, Liễu Tình gọi to:
- Xin thư thư dừng bước, Liễu Tinh có lời muốn nói, - rồi lướt đi như bay, chân không chạm đất, sánh vai Hoa Vô Xuy tiến vào thạch trận.
Á nhi thấy sư phụ đuổi theo tình địch, sợ bà yếu thế bèn tong tả đi theo. Hoa Mộ Dung vội ngăn:
- Tiểu đạo trường, thạch trận này cổ quái lắm, để ta dẫn đường cho đạo trường.
Á nhi cũng đã từng nghe đồn đại nhiều về những điều kỳ diệu trong Thiên Cơ cung, vì vậy không dám cãi lại, thận trọng bước theo Hoa Mộ Dung, Công Dương Vũ thở dài, quay mình đi theo hướng ngược lại, Hoa Thanh Uyên vội nhào ra chắn đường, vòng tay nói:
- Thưa cha khoan đã...
Công Dương Vũ cau mày:
- Gì đây?
Hoa Thanh Uyên nói:
- Mấy chục năm qua, Thanh Uyên chưa làm tròn chữ hiếu. Hôm nay cha đã về, mong cha lưu lại ít ra vài hôm để Thanh Uyên được hầu hạ cho thỏa tâm nguyện.
Dứt lời y quỳ sụp xuống, mắt đỏ hoe, dập đầu lia lịa. Công Dương Vũ đỡ y lên, tư lự bảo:
- Chính ta chưa tròn đạo làm cha, bỏ mậc con cái bao nhiêu năm nay chẳng ngó ngàng chăm sóc gì cả.
Những người biết tính Công Dương Vũ đều tỏ vẻ ngạc nhiên khi nghe ông nhận lỗi công khai. Vân Thù mừng rỡ thưa:
- Nếu sư phụ bằng lòng lưu lại, đồ nhi cũng sẽ ở đây vài ngày để thỉnh giáo võ công.
Công Dương Vũ lạnh lùng bác đi:
- Thỉnh giáo cái gì? Ngươi luyện đến bậc này rồi, còn cần ta phải dạy ư?
Giọng ông gay gắt, nhưng lời nói tỏ rõ sự yêu thương tán thưởng, Min Thù chi còn nước vâng dạ luôn miệng. Thích Thiên Phong cười ha hả:
- Phải đấy. Ngươi đừng đi, lão lừa trọc cũng đến kia rồi, mấy lão già chúng ta tụ tập tỉ võ nhắm rượu, say sưa hẳn ba ngày ba đềm mới thôi.
Cửu Như cười ruồi:
- Ngươi muốn giao lưu với lão đồ gàn thì cứ việc, cơn cớ chỉ phải lôi ta vào? Bần tảng tài hèn sức mọn, chẳng dám thù tiếp đâu.
Thích Thiên Phong trề môi:
- Sao tầm nhìn hạn hẹp thế nhỉ! Ngươi nghĩ xem, bọn trẻ ngày nay cứ đứa sau giỏi hơn đứa trước, mấy lão già bọn mình mà không gắng sức rèn luyện, hợp lực sáng tạo ra vài môn công phu lợi hại thì chẳng phải sẽ bị đánh bại hết cả hay sao.
Cửu Như nói:
- Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Dầu ngươi muốn thế, nhưng ý trời không cho thì cũng chẳng được nào.
Lăng Thủy Nguyệt thở dài:
- Đại sư đừng nghe chuyết phu nói năng nhăng cuội. Tuy nhiên ba vị chẳng mấy khi gặp mặt, nhân dịp này ngồi lại trò chuyện thù tạc đôi hồi cũng hay mà.
Cửu Như mỉm cười:
- Phu nhân đạy rất phải, bần tăng cưng kính chẳng bằng tuân mệnh.
Thích Thiên Phong gật đầu:
- Lão bà lợi hại thật, chả trách lúc nào ta cũng sợ bà.
Lão không buồn giấu giếm, nói toạc ra việc mình sợ vợ, Lăng Thủy Nguyệt nghe mà phát ngượng, bèn gắt khẽ:
- Nói năng gì mà hồ đồ.,..
Hoa Thanh Uyên giữ được cha lại, lòng mừng vui khôn xiết, bèn nói với quần hào:
- Kính thưa chư vị anh hùng, tiểu nữ nay bình an vô sự, những mối bất hòa trước đây với Lương Tiêu cũng được hóa giải rồi. Tại hạ phải tuân theo lời răn của tổ tiên nên không thể đưa các vị vào cung yến ẩm, tuy vậy đã cho người dọn tiệc ở Thất Tinh cốc phía đông bắc kia, mong chư vị nể mặt sang đó cạn vài chén rượu.
Trận đấu kết thúc qua loa lập lờ khiến rất nhiều người thất vọng. Cả bọn chỉ đáp lễ khách sáo vài câu rồi hậm hực bỏ đi gần hết Bấy giờ Hoa Thanh Uyên lại quay sang Hiểu Sương:
- Sương nhi, con cũng nên vào gặp mẹ một chút, từ lúc con mất tích, mẹ con ốm đau suốt đấy.
Hiểu Sương nhướng mày hốt hoảng, liếc thấy Lương Tiêu đang nói chuyện với Triệu Bính, cô gọi:
- Tiêu ca ca, muội vào cung thăm mẫu thân, huynh có muốn đi cùng không?
Lương Tiêu vừa hỏi hắn Triệu Bính về cuộc sống mấy năm qua, mới biết cậu ta không học võ công, chi chuyên tâm theo y thuật đúng như mong ước thuở bé, gã đang bâng khuâng cảm khái thì nghe Hiểu Sương gọi, suy nghĩ chốc lát rồi nói:
- Ta không đi thì hơn.
Hiểu Sương gật đầu, nắm tay Lương Tiêu, run run miết ngón trỏ vào lòng bàn tay gã: "Sáng mai đợi muội dưới chân Lạc Nhạn phong". Lương Tiêu nhìn cô, ánh mắt họ giao nhau, gã bỗng thấy lòng hụt hẫng như mất mát. Phong Liên cũng vừa rì rầm nói chuyện vóá Hoa Kính Viên, lúc ấy ngẩng lên bảo Lương Tiêu:
- Sư phụ ơi! A Viên mời đệ tử vào cung mấy ngày, lúc về đệ tử sẽ đưa A Hốt Luân Nhĩ ra luôn.
Miệng nói với Lương Tiêu mà ánh mắt cô xoáy vào Hoa Hiểu Sương, vẻ mặt buồn thảm lạ thường. Hiểu Sương ngạc nhiên hỏi:
- Gì cơ, cô ấy là đồ đệ của huynh à?
Lương Tiêu hơi đỏ mặt, định phân giải, nhưng Hiểu Sương không đợi nghe trả lời đã kéo tay Phong Liên, cười bảo:
- Trời ơi, cô nương xinh quá! À, để ta tặng cô một vật, - đoạn lấy trong túi gấm bên thắt lưng ra một hạt châu đỏ to bằng mắt rồng. - Đây là viên Mâu M châu do ta luyện, có tác dụng giải độc và tránh côn trùng, trông không đẹp mấy nhưng rất hữu dụng. Nếu cô nương không chê thì hãy nhận lấy, coi như quà kỳ niệm buổi đầu gặp gỡ.
Phong Liên lí nhí tạ ơn mà mắt đỏ hoe:
- Đa tạ sư mẫu...
Phong Liên nói rất khẽ nhưng Hiểu Sương vẫn nghe thấy. Mặt đỏ bừng lên, cô không dám nhìn Lương Tiêu nữa, cắm cúi dắt Phong Liên đi luôn vào cốc. Cửu Như và phu phụ Thích Thiên Phong thong thả đi sau, Công Dương Vũ bước được mấy bước, bỗng ngoắt đầu lại hỏi:
- Này Lương nêu! Già sử lúc nãy ba chúng ta đấu tiếp thì theo ngươi bên nào sẽ thắng?
Lương Tiêu nói:
- Nếu là mưòỉ năm trước, chắc chắn tiên sinh thắng. Nếu là mười năm sau, nhất định tiểu tử thắng. Còn hôm nay thắng thua ra sao, đành phải trông vào số phận.
Công Dương Vũ hừ một tiếng:
- Trước mới chả sau! Ngươi ám chỉ ta già chứ gì?
Lương Tiêu đáp:
- Tiền bối đã hỏi thẳng, vãn bối cũng chỉ còn cách trả lời thẳng thắn thế thôi.
Công Dương Vũ vuốt râu, ngước mắt nhìn vầng tịch dương, chợt ngâm nga:
Nước còn chảy ngược về tây,
Tuổi xanh trở lại có ngày người ơi![2]
Ngâm dứt, ông bật cười. Tiếng cười lông lộng khe núi, loang rộng vào rừng, chim chóc nháo nhác bay Lên. Dư âm chưa dứt, Công Dương Vũ đã biến mất trong thạch trận, Hoa Sinh nhìn theo Cửu Như, lúng túng bảo Lương Tiêu:
- Lâu lắm rồi mỗ chưa gặp sư phụ, phải đi kể lể tâm tình với người mới được.
Lương Tiêu mỉm cười:
- Đệ cứ đi đi, xin phép ta làm gí-
Được lời như cởi tấm lòng, Hoa Sinh hí hởn chạy ào tới bên Cửư Như, rồi theo sư phụ đi sâu vào thạch trận.
Lương Tiêu trân trân ngó theo. Ngoài mặt gã gượng cười, nhưng tâm trạng rất nặng nề, cảm giác bất an manh nha lúc giã từ Hiểu Sương đang lớn dần, linh tính về chuyện gì đó chẳng lành càng lúc càng rõ rệt.
Từ đầu tới giờ, Vân Thù vẫn chằm chằm nhìn Triệu Bính, đợi cho mọi người đi hết mới tiến lại, xúc động nói:
- Nếu hai mắt Vãn mỗ chưa mù thì ngài chính là thánh thượng.
Triệu Bính ngẩn người. Cậu theo Hiểu Sương và Hoa Sinh đã lâU quen lối sống giản dị chất phác, không biết gian trá quanh co, đành nói:
- Vãn đại tướng quân, cái tên Triệu Bính Hoàng đế ấy đã mất mạng ở Nhai Sơn rồi, Triệu Bính bây giờ chỉ là một lang trung tầm thường mà thôi.
Vân Thù quỳ thụp xuống, sa nước mắt:
- Thánh thượng ôi, thánh thượng đấy ư?
Triệu Bính luống cuống tay chân, đỡ gã dậy:
- Van tướng quân đừng làm thế. Mấy lần tướng quân chiêu binh khởi nghĩa, Bính này đều biết cả. Chỉ hiềm tài hèn đức mỏng nên ta không trợ giúp được gì, quả thực có lỗi muôn phần.
Vân Thù vẫn khăng khăng quỳ lạy:
- Hạ thần có rất nhiều chuyện muốn bẩm cáo thánh thượng. Mong thánh thượng theo thần vào cung để nghe trình bày cho rõ ngọn ngành.
Triệu Bính cau mày:
- Tướng quân đứng lên đi...
Vân Thù ngắt lời:
- Thánh thượng mà không nhận lời thì hạ thần sẽ quỳ mãi ở đây,., Triệu Bính rất quý trọng tấm lòng trung quân ái quốc của Vân Thù, muốn cự tuyệt nhưng không nỡ, bèn bối rối nhìn Lương Tiêu cầu cứu. Lương Tiêu lắc đầu:
- Con đã trưởng thành, hãy tự quyết định lấy mọi việc.
Triệu Bính ngần ngừ một chốc rồi gật đầu bảo Vân Thù:
- Van tướng quân! Ta không làm Hoàng đế nữa, nhưng ta đồng ý vào cung, có gì cần ông cứ nói thẳng, ta sẽ lắng nghe.
Vân Thù nghĩ bụng: "Thế là được rồi, từ từ ta sẽ đả thông cho người". Gã hoan hỉ Iắm bèn dắt Triệu Bính vào Thể Nguyệt cốc.
Chú thích:
[1] Bốn câu này trích trong Thuyết quái truyện (Kinh Dịch), tả sự hòa hợp của những yếu tố trái ngược.
[2] Trích bài từ theo điệu Hoán khê sa của Tô Đông Pha.

Truyện Côn Luân Đôi lời về tác giả Thục đạo nan Canh lậu tử Tam tài biến Điệp luyến hoa Chiến thành nam Xạ Thiên lang Mãn giang hồng Cô vân xuất tụ Tuyết vũ Phượng tường Mi gian quải kiếm Huyết tiễn phần thiên Thiên quân nhất cục Nhất sinh sơ kiến Thái Ất phân quang Thiên cơ hữu nguyệt Mê trận vô hình Thiên cơ hữu nguyệt(TTV) Mê trận vô hình(TTV) Khả thị duy ngã BIẾN KHỞI TIÊU TƯỜNG THIÊN ĐỊA PHẢN PHỤC THẮNG GIẢ VI VƯƠNG XẢ THÂN TỰ HỔ HOA ÁM LIỄU MINH Tứ diện sở ca Tiên Phật tranh phong THUẦN DƯƠNG THIẾT HẠP Thương Thiêu Đông Nam Phong Ba Hiểm Ác Thâu Thiên Hoán Nhật Nhạc Cực Sinh Bi Tâm Như Tử Hôi Di Tinh Hoán Đẩu Bát Vân Kiến Nhật Câu Tâm Đẩu Giác Vạn Vật Quy Tàng Bạch Mai Hàm Dương Lăng Không Nhất Vũ Long Hổ Chi Hội Tứ Thiểu Bái Sư Xích Mao Chi Hổ Xa Mã Lân Lân Phục Ngưu San Hạ Chiết Cung Vi Thệ Lục Hoa Diệu Thuật Hán Thủy Kinh Đào Tương Dương Công Phòng Cùng Đồ Mạt Lộ Thạch Công Sơn Đầu Xà Khiếu Tước Lai Thùy Thắng Thùy Bại Tây Tái Long Ngâm Phần Hương Túy Ngọc Vô Pháp Vô Tướng Hạnh Lâm Y Ẩn Quần Ma Loạn Vũ Kiến Hoa Sinh Phật Cựu Ái Nan Mẫn Giai nhân vi chú Hoa trung thánh triết Tả hữu vi nan Vụ lâm kỳ ẩu Điên đảo ngũ hành Ấu đế chi tranh Địch hữu mạc biện Yên ba vi mang Bĩ Cực Thái Lai Kim Thiền Thoát Xác Tự Cổ Đa Tình Tâm Tùy Minh Nguyệt Đại Thiên Vương Tự Chung Thiên Trường hận Chúng Phản Thân Li Đông Tây chi minh Vạn Phu Mạc Địch Trọc Thế Thao Thao Đại Tai Côn Luân Tùy Viên Tựu Phương [1] Nhân Mệnh Chí Trọng Thiên Lang Khiếu Nguyệt Cố Nhân Tương Phùng Hoàng Hà Cửu Khúc Long Bôn Vạn Lý [1] Hòa Hài Chi Đạo [1] Phong Vân Tề Hội [1] Nhất Kiếm Hoành Thiên Thấp Tang Hữu A [1] Nguyệt Chiếu Đại Giang[1]