Chương 1

 
Ra khỏi điểm Internet, Phan bước vào quán cà phê bằng những bước chân đá tảng nặng nề:
Không một email nào cho anh cả dầu đã hơn mười ngày mong đợi rồi. Người ta bận gì dữ vậy chứ?
Buông mình xuống ghế, Phan phớt lờ cái nhìn tinh quái của Hạo, anh gọi cà phê đen không đường.
Hạo buột miệng hết sức văn vẻ:
– Mày định tự gặm nhấm bằng những giọt nước mắt của đêm đen à?
Phan so vai:
– Tao cần tỉnh táo để làm việc. Chỉ thế thôi! Mày có đem mẫu cho tao xem không?
– Trong cặp đây ông tướng. Cứ thư thả nhấm nháp cà phê đã.
Phan lắc đầu:
– Tao muốn coi mẫu trước.
Vươn tay lấy chiếc cặp để ở cái ghế trống. Hào lấy ra một số mẫu thiệp làm thủ công đưa cho Phan.
– Hạo... tiếp thị sản phẩm:
– Tao thấy được lắm đó. Tụi Tây rất thích loại thiệp làm tay này. Tinh tế, sang trong công phu, độc đáo chớ không kiểu đại trà như mình làm hồi đó.
– Chắc giá tiền không rẻ chút nào.
– Đương nhiên vì đây là nghệ thuật mà.
Phan nheo nheo mắt trước một tấm thiệp chì có chiếc lá ép khô được tô thêm màu đặt trên nền giấy đó. Phiến lá có hình trái tim trông hay hay, nó gợi người ta nhớ cái gì đó không rõ.
Anh buột miệng:
– Ai làm những mẫu thiệp này vậy?
Hạo từ tốn:
– Em tao! Nó làm chơi nhưng tao thấy lạ nên mới mang cho mày xem.
Phan nói ngay:
Phong cách này đâu phải của thằng Nguyên.
Hạo lắc đầu:
– Không phải thằng Nguyên. Nó đâu có rảnh.
– Vậy là ai?
– Nhỏ Cà Na.
Phan tỏ vẻ ngạc nhiên:
– Nhỏ Cà Na... có nghề vậy sao?
Rồi anh tủm tỉm cười khi liên tưởng đến con nhóc tóc ngắn cũn cỡn mỗi lần anh tới nhà Hạo, nó đều chạy ra mờ cổng, Khoảng mấy năm nay anh không gặp, không biết Cà Na giờ thế nào, cô còn đẹp ngắt như trái cà na không.
Giọng Hạo có vẻ tự hào.
– Chắc là do gien di truyền, nhà tao ai cũng có đủ mười hoa tay. Đa tài chỉ khổ, bởi vậy dù nhỏ Cà Na rất mê, tao cũng không để nhô thi vô Mỹ Thuật.
Phan tò mò:
– Vậy bây giờ nhỏ Na học ngành nào?
Hạo buông một tiếng thật gọn:
– Luật.
– Uổng quá! Theo Mỹ Thuật, Cà Na sẽ thành công. Tao tin là vậy, dù con nhỏ có lốc chốc vô tư chớ không cô vẻ gì mơ màng, lãng mạn.
Hạo cười cười:
Lâu rồi mày không gặp nên mới nói thế Cà Na bây giờ điệu lắm, nó hổng giống một thằng đực rựa như trước kia đâu.
Phan gật gù:
– Phải vậy thôi, dầu gì con nhỏ cũng là sinh viên rồi mà. Đã có anh chàng nào chết mệt vì em chưa?
Hạo chép miệng:
– Ôi dào! Thì cũng thấy nó nấu cháo điện thoại tối ngày, cũng có đứa đưa đón mỗi bữa, nhưng có chết mệt hay không chi trời biết.
Phan uống một ngụm cà phê rồi nói:
Cứ bảo Cà Na làm thêm thiệp, tao sẽ nhờ mẹ tao bán hộ. Nhưng đây phải là hàng độc quyền của shop nhà tao.
– Ok! Con bé đang cần tlền để sắm sửa đầu năm học. Nó sẽ làm cật lực cho mà xem.
– Mùa này chuẩn bị thiệp Noel, thiệp Tết Dương Lịch là vừa rồi, bảo nhỏ Na cố lên, nếu không cơ hội kiếm tiền sẽ qua đấy.
Nhìn đồng hồ, Hạo nói:
– Tao phải đi thôi. Mày trả tiền cà phê nhé!
Phan phất tay:
Tới giờ... rước em thì cứ biến. Tao ngồi một mình cũng đâu có chết.
Vậy thì cứ tự nhiên ngồi... nghe gió mưa đi về. Tao... thăng đây.
Phan xốc mấy tấm thiệp. Anh thấy thích chúng thật sự. Tlước đây nhiều năm, Phan và Hạo cũng từng gò lưng làm thiệp, những tấm thiệp của con trai thô mộc chớ không tỉ mỉ, mềm mại như những tấm thiệp này.
Phan lại ngắm phiến lá khô trên nền giấy đó. Hồn anh chợt ngân nga câu hát ''Lá khô vì đợi chờ cũng như đời người mãi âm ú' Anh không phải lả lá nhưng anh cũng đang héo khô vì đợi chờ đây.
Anh khẽ lắc đầu như thầm xua đi những suy nghĩ vừa thoáng qua. Anh uống cà phê để tỉnh táo làm việc chớ không để thức và gậm nhấm nỗi cô đơn của chính mình.
Phan nhìn qua ô cửa kiếng. Ngoài kia chiều đã về và đêm đang chập chờn đến.
Điện thoại vang đến hồi thứ năm rồi nhưng ba anh em Hạo vẫn bình chân như vại mắt dán vào ti vi.
Cuối cùng Nguyên lên tiếng:
– Điện của mày đó Cà Na.
Hổng dám đâu. Bạn em đã gọi hết rồi, giờ này tụi nó không Alô nữa. Em dám cá đó.
Thì mày nghe xem ai gọi, cần gì phải cá cược. Anh nghe đi. Em lười động đậy lắm?
Chịu hết xiết. Hạo ra lệnh:
– Con Na nghe điện, nhanh.
Đứng lên, Cà Na giậm chân:
Lúc nào cũng là con Na. Ăn hiếp người ta vừa thôi chứ.
Nguyên đế thêm vào:
– Làm em là để bị ăn hiếp. Đó là chân lý Hiểu chưa?
Cà Na ấm ức nhấc ống nghe:
– Alô? Alô!.... Chú hỏi ai ạ?
Trán cô nhíu lại:
– Dạ chú lộn số rồi ạ.
Cà Na vừa gác máy đã nghe hai ông anh đồng thanh:
Họ hỏi ai mà mày bảo lộn số Cà Na lơ lửng:
Không một ai trong nhà mình hết.
Hạo gắt:
– Nhưng mà hỏi ai? Phải có tên cụ thể chớ.
Cà Na vênh mặt lên:
– Bà Tám bán bún bò Huế. Anh có quen không?
Nguyên cười hì hì:
– Là mẹ vợ tương lai của Hai Hạo mờ, sao lại hông quen. Nhỏ này hỏi ngộ thiệt:
Mặt Hạo cau lại:
– Ăn nói linh tinh. Im lặng đề coi có vô độ không. Tụi bây lắm điều quá!
Cà Na lầu bầu:
Tự nhiên bị mắng lảng nhách. Điện thoại lại reo. Cà Na khoanh tay, môi mím chặt, chân gác lên ghế không nhúc nhích còn Nguyên thì thản nhiên nhịp giò kiểu của người không nghe, không thấy, không biết trông thật dễ ghét.
Đi về phía bàn để điện thoại, Hạo nói:
Nếu tìm hai đứa bây là tao cắt đó. Nhấc ống nghe lên, anh nghiêm giọng:
– Alô...
Bên kia đầu dây, Phan càu nhàu:
– Mày hả? Sao để chuông reo lâu thế?
Hạo ậm ự:
– Tao có đứng kế điện thoại đâu mà nhanh. Với lại tao đang coi đá banh nên hơi lười nhấc máy. Nhưng chuyện gì? Sao lại gọi vào giờ thiêng này?
– Nói Cà Na làm độ một chục thiệp sinh nhật dành cho con trai, một chục dành cho con gái càng sớm càng tết. Nhớ phải ấn tượng nghen... Tất nhất là không đụng hàng...
– Có nó đây nè. Mày nói trực tiếp đi.
Giọng Phan cộc lốc:
– Thôi! Tao bận lắm!
Hạo chưa kịp hỏi thêm, đã nghe tiếng ọ.o. Anh chợt bực kiểu nói chuyện của Phan.
– Hừ! Nó làm như mình là nhân viên của nó không bằng. Cái thằng ưa không vô. Hạo nhìn Cà Na:
– Anh Phan bảo em làm một chục thiệp sinh nhật cho con trai, một chục cho con gái thật ấn tượng và không đụng hàng.
Cà Na hỏi:
– Bao giờ giao cho ảnh?
Hạo gãi ót:
– Anh không hỏi, dĩ nhiên càng sớm càng tốt.
Cả Na ngập ngừng:
– Chẳng biết mớ thiệp cũ ra sao rồi nữa. Phải thu vốn mới tái sản xuất được chớ.
Hạo khoát tay:
– Cần... mấy đồng? Tao đưa cho.
Nguyên chép miệng:
– Chà Hai Hạo hào phóng dữ ta.
Hạo nhún vai:
– Tao chỉ hào phóng với những đứa siêng năng, chăm chỉ thôi.
Nguyên tiếp tục nhịp giò:
– Nghe chưa Cà Na, cố lên để nhận vốn xoá đói giảm nghèo của đại gia Hạo.
Cà Na nhăn mặt:
Đây là chuyện của em với anh Hai.
Anh không liên quan, làm ơn đừng châm choẹ mà.
Nguyên tỉnh queo:
Tao ủng hộ hai người chớ đâu có châm chọc. Chậc! Hai đội này có bán độ không mà đá chán thế chứ!
Cà Na đứng lên, Nguyện nheo mắt:
– Sao vậy?
– Em không coi nữa. Đá dở ẹt.
– Cứ coi tiếp xem sao. Nếu sợ làm thiệp không kịp, đứa lười blếng là anh Ba đây sẽ giúp cho vài mẫu thật siêu ấn tượng.
Cà Na reo lên:
Tự anh nói đó nghen.
Nguyên ưỡn ngực:
– Kẻ có công, người có của. Anh ba chỉ có ý tưởng ý tưởng là thứ vốn khó định giá nhất Có anh mày design, bảo đảm thằng cha khó chịu Phan sẽ lé mắt.
Hạo khịt mũi:
– Dao to búa lớn vừa thôi.
– Tui nói thiệt chớ dao to gì ông. Thời mình làm thiệp chung với lão Phan, lão không nể tui là gì?
Hạo thủng thà thủng thỉnh:
– Mỗi người có một phong cách riêng.
Phan đang chấm cách của Cà Na, mà chen vào chỉ tổ hư bột hư đường.
Nguyên xìu xuống:
– Ối dào! Lão Phan khó chịu quá, ai thèm làm ăn với lão. Chỉ là thiệp sinh nhật thôi mà, có phải tác phẩm gì vĩ đại, để đời đâu, bày đặt phong cách này nọ.
– Khó mới nên việc, làm phải như mày chả ra tích sự.
Nguyên nhịp giò:
– Chuyện đó còn xét lại à! Mà nè ông Phan với con bé Phương Thuỳ ra sao rồi?
Cà Na chớp mi, tự nhiên cô tò mò muốn nghe câu trả lời. Cô muốn biết tí tí về Phan, một trong mấy ông bạn của anh Hào, người mà trước đây cô hay nhìn trộm mỗi khi anh ta tới nhà chơi, người lúc nào cũng chỉ xem cô là con nhóc không hơn không kém. Giọng Hạo lơ lửng:
– Hồi đó thế nào, giờ vẫn thế thôi!
– Con nhỏ đi học ở Sinh, nghe nói dạo này chảnh lắm, đã chắc gì "Hồi đó thế nào, giờ vẫn thế đó''.
– Mày biết nhiều quá sao còn hỏi tao?
Nguyên xoa cằm:
– Tui kiểm tra thông tin ấy mà.
Cà Na hỏi tới:
– Thông tin của anh ra sao?
Nguyên không trả lời mà gào lên:
– Vào! ối:
chời...i...i... ơi,..i...i...
Rồi tới Hạo văng tục:
– Mẹ nó! Đá như hạch.
Cà Na nuốt nước bọt, cô nhắc Nguyên:
– Trả lời em đi chứ?
Vẫn còn tức cú đá lọt lười của Totti, Nguyên trả lời nhát gừng:
– Nhỏ Phương Thùy đang cặp một tay người Singapore, chắc nó ở bên đấy luôn rồi.
Hạo nhướn mày:
– Đúng hông đó?
– Sao lại không? Em thằng Mẫn học cùng trường, ở cùng phòng với nhỏ Thùy mà.
– Mày tin làm chi mấy con bé chuyên đi buôn dưa lê ấy.
– Tin hay không đâu phải là vấn đề, điều cần quan tâm là có đưa lê nên mới có người buôn kẻ bán. Để rồi ông xem thằng cha Phan sẽ hát ''Thương một người ở xa, một mình đôi mắt đỏ'' cho mà coi.
Cà Na chống cằm:
Vậy thì hơi bị tội nghiệp cho ông Phan, chắc ổng buồn lắm.
Từ trên lầu, bà Hằng bước xuống:
– Na! Gọi điện xem ba mày ỡ đâu?
Na nhảy nhỏm:
– Trời ơi! Cho ba mắng con hả.
Bà Hằng cương quyết:
Mắng cũng phải gọi.
Cà Na rầu rĩ nhấc máy. Cô nhấn số di động của ba mình rồi nói:
– Ngoài vùng phủ sóng mẹ ơi!
Bà Hằng hậm hực:
– Vậy đó! Giờ này vẫn chưa thấy tăm hơi.
Nguyên cười cười:
Còn sớm mà mẹ.
Bà Hằng gắt gỏng:
Sớm cái đầu mày. Gọi điện cho vợ bác Phú xem ổng về chưa rồi hỏi thăm ba mày luôn.
Nguyên xua tay:
– Thôi! Con không gọi đâu. Làm như vậy mất uy tín ba. Lâu lâu ba mới đi một bữa, mẹ đã rối lên.
Bà Hằng ngắt ngang lời Nguyên:
Không dập ngay từ đầu để lúc thành thói quen, ổng sê đi luông tuồng, ai mà chịu nỗi.
Hạo lên tiếng:
– Mẹ lo xa quá. Ba đâu thuộc tuýp người sống buông thả, sa đà.
Bà Hằng lừ mắt:
Chúng bây chỉ giỏi bênh ổng.
Nguyên cười hì hì:
– Đâu có! Tụi con thuộc phe mẹ mà.
– Hừm! Đừng bẻm mép! Nếu thuộc phe mẹ thì gọi điện tìm ba đi. Mày hỏi Bảo Anh ấy Cà Na le lười:
– Con bó tay! Giờ này nó ngủ rồi.
Dứt lời cô nhón chân... mà về phòng mình. Ngồi trước bàn, Cà Na xóc lại những xấp giấy khổ A bốn đủ mảu rồi mơ màng.
– Cô sẽ lâm những tấm thiệp theo cách nào đây? Lòng bâng khuâng Na nhớ tới những lời anh Hạo và anh Nguyên nói với nhau về Phan. Cô chợt thấy buồn mà chả biết vì sao. Nhỏ Bảo Anh nhận xét cô là đứa giỏi thường vay khóc mườn, nhưng vì ở chung vôi hai ông anh tánh quá sức đàn ông nên miết rồi cái.
sự khóc mướn nó lặn vào trong. Thoạt nhìn ai cũng tường Na cứng rắn, khô khan. Sống gần rồi mđi biết, chất chứa trong hồn Na là cả một trời mơ mộng viễn vông, phất phơ, lãng mạn, nhưng gia đình cô đã mấy ai biết. Với ba mẹ, hai ông, anh, Cả Na vẫn còn bé bỏng lắm, ngu ngơ lắm. Với cuộc đời, cô là bé choàng khăn đỏ lúc nào cũng lo sợ bọn sói quỷ quyệt bắt nạt, nuốt chửng.
Nhìn chung, gia đình Cà Na hạnh phúc. Ba mẹ đầm ấm, anh em cô ngoan hiền, không biết đua đòi ăn chơi. Bạn Na, khối đứa ao ườc có một gia đình như thế.
Giọng anh Hạo vang lên:
– Anh bảo nè Na.
Cà Na chạy ra mở cửa phòng. Hạo chìa cho cô mấy tờ một trăm:
– Vốn đây!
Na cười toe:
Cám ơn anh Hai. Hy vọng một vốn bốn lời.
Hạo gõ đầu cô:
– Nghèo mà ham! Dù em làm chơi, nhưng nghề chơi nào cũng lắm công phu.
Phan đòi hỏi sản phẩm chất lượng, dù đó chỉ là cái thiệp bé hơn bàn tay. Nếu ý tưởng độc đáo. Một vốn có thể bốn chục lời hổng chừng. Cà Na kêu lên:
– Ý tưởng... lợi hại vậy sao! Chà anh Ba có góp vốn thiệt không, hay ổng chỉ nói cho đã miệng.
Hạo hất hàm:
– Tự lực là chính đi! Nếu không đủ bản lĩnh thì dẹp... chớ đừng chờ ý tưởng của ai khác.
Cà Na giẫy nẫy:
– Anh coi thường người ta quá. Còn lâu em mới đẹp.
Hạo tủm tỉm cười rồi bước đi, Cà Na trở về ngồi ở bàn. Miệng hát thặt khẽ như sợ người khác nghe rồi đoán được suy nghĩ của mình, cô nghiêng đầu nhìn tờ giấy màu lá cây già. Cô sẽ đặt trên nền màu lâ này một chú chuồn chuồn ớt đỏ. Chú chuồn chuồn sẽ đậu trên ngon lúa mì vàng rơm, trên đôi cánh mỏng manh của nó sẽ có hàng chữ ''Happy birthdaý thật mễm mại, lả lướt. Tấm thiệp này có thể dành cho đân ông, cũng có thể dành cho phụ nữ. Nhưng nó sẽ rơi vào tay ai? Cà Na không thể nào biết được. Điều đó có quan trọng gì khi cô muốn đùa chơi với sắc màu, hình mảng. Đùa chơi và được trả tiền, đúng là thích.
Cà Na cười một mình. Dưới nhà hai ông anh cô tiếp tục hò reo theo nhịp lăn của quả bóng, mẹ tiếp tục bồn chồn trông ba và cô tiếp tục đắm mình vào sắc màu hình mảng.
Mai Duyên nhón chân cho cao để tìm An Hoài. Con nhỏ này có gởi xe mà cũng lâu lắc. Chắng lẽ băy giờ Duyên trở ngược ra bãi xe tìm Hoài.
Đi tới đi lui trước tam cấp của khách sạn Thiên Đường, Duyên sất ruột muốn chết.
Đang lầm bầm... chửi rủa, Duyên thấy An Hoài, con bé bước tới với gương mặt đăm chiêu nghĩ ngợi.
Duyên càu nhàu:
– Tưởng mày ngủ gục ngoài bãi xe rồi chứ!
An Hoài chép miệng:
Tao vừa gặp chuyện có đang ngủ gục cũng giật mình tỉnh dậy. Chuyện gì dữ vậy?
Không trả lời, Hoài xòe tay phải cho Duyên xem. Mai Duyên nhìn vào lòng bàn tay Hoài rồi nhìn cô:
– Là cái thẻ xe... Mày cất đi chớ đưa tao làm chi.
Xòe tay trái ra, Hoài cười tủm tỉm:
Tao cất thẻ này, mày cất thẻ kia để khỏi lộn.
Mai Duyên ngơ ngác:
– Là sao? Hổng hiểu? Sao một xe mà tới hai thẻ?
An Hoài ấn vào tay Duyên cái thẻ xe bên tay phải:
– Một thẻ là xe mình, mày giữ đi. Cái thẻ tao giữ lâ xe cửa người khác.
Duyên khẽ cau mày:
– Của ai mới được chứ!
– Tao nhặt được, của ai tao đâu biết.
Mai Duyên hỏi tới:
– Sao mày không đưa người ở bãi gởi xe để họ trả cho người bị mất?
An Hoài tâng tâng cái thẻ trên tay:
– Lúc nãy tao định đưa rồi, nhưng thấy gã trông xe gian manh quá. Tao sợ gã sẽ thủ tiêu luôn xe chớ không trả lại khổ chủ.
Là xe Dylan đó chớ không phải thường thường bậc trung... quốc như xe mình đâu.
Duyên lại hỏi:
– Sao mày biết là xe Dylan?
Hoài hiu hiu tự đắc:
– Bãi gởi xe đâu bao nhiêu chiếc nhưng chỉ toàn xe xịn, dựng kế xe mình là chiếc Dylan, tao so sánh thẻ rồi. Chậc! Y... bốc luôn! Ai mà hậu đậu hết ý, làm rơi thẻ ngay xe, khác nào cho không biếu không thiên hạ chân đi của mình.
Duyên thắc mắc:
– Mày tính làm gì với cái thẻ xe đó?
An Hoài từ tốn:
– Trả lại chủ nó.
– Bằng cách nào? Chả lẽ nhờ khách sạn:
''Alô" lên?
Khẽ cười đắc ý, Hoài nói:
Cách khác cơ. Nhưng cứ vào xem tranh đã.
Hai đứa bước vào đại sảnh rồi rẽ trải. Sát vách tường cẩn đá eẩm thạch trắng là một loạt tranh do thiếu nhi vẽ được đóng khung treo thật trang trọng.
An Hoài reo lên:
– Đẹp quá! Anh Nguyên thật chí lý khi bảo tao vào đây xem tranh.
Mai Duyên bườc theo An Hoài:
– Nhắm mày sẽ lút ra được ý tưởng gì khi xem tranh cơn nít vẽ?
An Hoài im lặng, cô say sưa ngắm những bức tranh ngồn ngộn sắc màu vui tươi, hồn nhiên đặc trưng của trẻ con với tất cả thích thú.
Hồi bé, Hoài cũng tới nhà thiếu nhi học vẽ, những tranh vẽ của cô luôn được thầy khen, nhưng hồi đó chưa có các cuộc thi. Nhành cọ non, Nét vẽ xanh như bây giờ nên học trò vẽ xong rồi thôi. Hoài không mơ thành họa sĩ, cũng không mộng thành kiến trúc sư khi thấy hai ông anh theo nghiệp kiến trúc học hành cực khổ quá.
Bây giờ tập tềnh kiếm tiền bằng cách làm thiệp, An Hoài mới thấy dường như cô rất mê nghệ thuật tạo hình, dù cô đã bỏ học vẽ từ lâu lắm rồi.
Phòng trưng bày không bao nhiêu người xem nên Hoài và Duyên tha hồ thoải mái.
Hoài nhìn rất lâu, rầt kỹ mỗi bức tranh khiến Duyên sết ruột kéo cô đi.
Mai Duyên càu nhàu:
– Tao có thấy gì độc đáo đâu mà mày đứng ì ra nhìn thế.
Mày không thấy nhưng tao thấy.
Rồi cô tiếc rẻ:
– Phải chi mang máy theo chụp nhi.
Duyên bấu vai Hoài:
– Nhìn cuối phòng kìa!
Tò mò, Hoài hướng mắt về phía Duyên chỉ ở đó có một anh chàng đang vác máy chụp những bức tranh hết sức say sưa.
Mai Duyên chép miệng:
Coi bộ tư tưởng lớn gặp nhau rồi. Gã đó cũng mê tranh con nít vẽ như mày.
Tự nhiên chân An Hoài bước về phía cuối phòng trưng bày, cô tò mò muốn biết gã ta đang chụp những bức tranh nào.
Đó là những bức tranh vẽ thiên nhiên hết sức ngộ nghĩnh. Trong tranh có những con bò ngô nghê, những con gà mái to bằng con.. chó nhưng trông vẫn hết sức thật và sống động.
Duyên thì thào vào tai Hoài:
– Trông gã ta cũng phong độ quá chứ!
Hoài nheo nheo mắt. Cô bắt gặp vẻ tự tại ung dung của một gã có gương mặt đàn ông đẹp nhưng rất sành đời ánh mắt sáng đầy thông minh của gã hướng về cô và Duyên như đang săm soi ước lượng khiến Hoài phải chớp mi.
An Hoài nhún vai bảo:
– Vào đây xem tranh, chớ không phải xem người. Nhưng nếu cần đưa ra một nhận xét, tao chỉ có một từ:
''Chảnh!'' Mai Duyên bật cười, tiếng cười của Duyên vang lên trong gian phòng trống.
Cô giật mình đưa tay che miệng đúng lúc gã... chảnh lia máy về phía hai cô bấm liên tục mấy bô.
An Hoài phản ứng ngay:
– Ủa! Chưa hỏi ý người ta mà đã chụp hình. Sao kỳ vậy?
Giọng gã phó nháy tỉnh rụi:
– Nếu đợi hỏi ý, cô bé đã cười xong rồi, còn gì nữa để chụp. Nhưng dầu sao tôi cũng xin lỗi đã quá đường đột.
Mai Duyên ngọt ngào:
– Em hiểu mà? Anh đâu cần xin lỗi.
An Hoài tiếp tục bắt bẻ:
– Hiểu thì có hiểu, nhưng bọn này không thích làm người mẫu kiểu bất đắc dĩ như vậy đâu. Ai biết anh chụp hình người ta với mục đích gì?
Gã phó nháy nhún vai:
– Thấy hay hay thì chụp cho vui, chứ mục đích gì, các bé khó tánh quá!
An Hoài lạnh lùng:
Gặp trường hợp này đâu thể dễ được.
Dứt lời Hoài kéo Mai Duyên đi. Con bé quay lại nhìn gã chụp hình với vẻ thông cảm khiến Hoài bực mình.
Cô chì chiết:
– Mày bị bỏ bùa rồi... Cái thằng cha không thể ưa mà mày lại lưu luyến.
Duyên nói:
Tao thấy anh ta cũng biết điều khi đã xin lỗi mình.
An Hoài bỉu môi:
– "Thấy hay hay thì chụp cho vui". Mày không thấy câu nói ấy quá đáng sao?
Duyên vẫn bênh vực:
Những người săn ảnh luôn phải biết chớp thời cơ, mày nên thông cảm hơn là trách họ. Máu nghệ sĩ của mày khô cả rồi hả?
An Hoài làm thinh, cô hậm hực liếc về phía gà chụp hình và thấy gã đang tiếp tục công việc một cách cần mẫn.
Mai Duyên có phần đúng, vừa rồi Hoài đã phản ứng quá gắt.
Giọng dịu hắn xuống, Hoài nói:
– Tao sợ mình gặp kẻ xấu thôi. Anh Hạo bảo con trai bây giờ chả ai hiền từ hết. Duyên kêu lên:
– Trời ơi! Ông Hạo là trùm đa nghi nhắc tới ổng là tao ớn rồi. Trong mắt "kiến trúc sư, của ông Hạo, hết thảy đản bà con gái đều là Hồ Ly, còn đàn ông con trai đều là chó sói, trong đám sói ấy dám ổng là sói đầu đàn lắm đó.
An Hoài bênh anh mình:
– Ảnh nói thế cũng vì muốn tốt cho em ổng dọa em út thì có. Ngoài mấy đứa con trai học chung từ phổ thông tới giờ màyđã dám quen ai khác đâu. Hừ! Chắc lại sợ chó sói? Mày đã đọc quyển ''Hoài niệm sói" chưa? Nếu chưa mày nên đọc để thấy Sói chỉ còn trong hoài niệm, đời nay đốt đuốc giữa ban ngày cũng chả kiếm ra sói.
An Hoài bướng bỉnh:
Sói hoang dã trong thiên nhiên thì khó tìm ra, chớ sói đã được thuần hóa thì nhiều. Dầu sao tao vẫn tin anh Hạo có lý. Mai Duyên có vẻ thách thức:
– Vậy theo mày gã kia là sói à? Nếu đúng thế, tao sẽ san bằng được con sói ấy. Rồi mày xem hắn là sói hay là thỏ.
Hoài trợn tròn mắt:
– Màỵ. mày định làm gì?
Mai Duyên ậm ự:
Cứ bình tĩnh mà xem chớ đừng hỏi.
Duyên bườc trở lại chỗ gã chụp hình đứng lúc nãy nhưng mới vừa tức thời đó, gã đã biến đâu mất.
Mai Duyên dáo dác tìm:
– Ủa! Mới đây đã tàng hình rồi. Lẹ thiệt ta.
An Hoài tủm tỉm:
– Chắc hắn nghe mày đòi săn, hắn sợ quá chạy về rừng rồi.
Mai Duyên bẽ lại:
– Hắn sợ. mồm mép của mày thì có.
Người gì đâu bà chằn! Uổng thật, hắn trông hay hay.
An Hoài liếm môi:
– Chằn mới không bị ăn hiếp. Dứt lời Hoài đủng đỉnh chấp tay sau lưng xem tranh tiếp trong khi Mai Duyên nôn nóng, sốt ruột đòi về.
An Hoài bí mật:
– Tao đang chờ một người nên chưa về được đâu.
Duyên ngạc nhiên:
– Mày chờ ai?
Không trả lời, Hoài cầm cái thẻ xe đưa lên.
Mai Duyên tò mò:
– Làm sao mày biết họ là ai mà chờ?
An Hoài phớt tình:
Rồi mày sẽ thấy. Đừng thắc mắc, cứ từ từ xem tranh.
Mai Duyên càu nhàu:
– Chán chết được!
Phòng tranh có thêm mấy người vào. Đó là một tốp học sinh cấp ba thuộc một trường chuyên nổi tiếng ở gần khách sạn. Bọn chúng ồn ào, vui nhộn chớ không lặng lẽ như Duyên và Hoài. Tới lúc này Duyên chịu hết siết rồi, cô nàng ôm túi xách, ngắm mấy bình hoa to cắm thật đẹp trong sảnh như một cách phản đối ngầm bạn mình. An Hoài nhìn đồng hồ. Cô cũng đâu thể ơ đây hoài được, nhưng về lúc này thì dở.
Mai Duyên đài giọng chế diễu:
– Coi bộ kế hoạch ''Chờ một ngườí' của mày bị phá sản rồi. Ngoài bọn nhóc này ra, có ai nữa đâu? Tất nhất là giao thẻ xe lại cho người giữ.
An Hoài thản nhiên:
– Chờ đợi phải cần sự kiên nhẫn, hơn nữa tao vẫn chưa xem hết tranh.
– Cứ tranh tranh hoài, nghe mắc.,, ớn. Sao hồi đó mày không học vẽ để thi vào mỹ thuật nhỉ?
An Hoài chưa kịp trả lời tht có một dáng đàn ông bước vào sảnh.
Hoài buột miệng:
Chắc là người này.
Nhưng liền tức thì Hoài thất vọng vì nhận ra đó là gã chụp hình lúc nãy.
Mai Duyên cười toe toét:
Sói đồng hoang trở lại rồi. Mày xem tao bắt sói nè!
An Hoài tò mò:
– Mày bắt sói bằng gì?
– Nụ cười! Chẳng phải lúc nãy hắn vì chụp hình tao cười mà đụng độ với mày đó sao?
– Nhưng mà...
Duyên điệu hạnh vén tóc qua một bên:
Nhưng gì mà nhưng. Mày xem hắn đang dáo dác tìm tao kìa.
An Hoài không nghĩ như Duyên, cô lóe lên một suy nghĩ riêng nhưng chỉ im lặng nhìn nhỏ bạn đi về phía gã chụp hình.
Mai Duyên tự tin và dạn dĩ hơn Hoài rất nhiều Ngoại hình con bé xinh xắn, dễ thương. Với chiếc răng khểnh làm duyên và vóc dáng cao ráo như người mẫu, Duyên luôn tự hào có nhiều đuôi bám theo. Bữa nay cũng đâu ngoại lệ, nãy giờ chắc Duyên đang tức vì Hoài dám cắt đuôi của nó. Thôi thấy kệ, mặc Duyên làm gì thì làm, Hoài nên phớt lờ cho xong, cô rất ngại trò chuyện với người lạ.
Quay mặt đi, An Hoài bước theo bọn nhóc học sinh, cô muốn Mai Duyên biết cô không ủng hộ nó. Nhưng mới bước mấy bước, Hoài đã nghe có người gọi:
– Cà Na!
An Hoài không ngạc nhiên lắm khi người gọi cô là gã chụp hình dễ ghét.
Lúc nãy cô đã phán đoán đúng khi thấy gã quay lại và dáo dác tìm.
Ra vẻ ta đây một chút, Hoài buông giọng lạnh nhạt:
– Anh gọi tôi?
Cô nhận ra về lúng túng trong đôi mắt hơi xếch của gã. Nhưng vẻ lúng túng ấy chỉ thoáng qua trong tích tắc, gã lấy lại ngay vẻ ngạo mạn vốn cô:
– À! Tôi đã tìm thấy... à không, tôi đã nhận được tờ giấy nhắn tin của em dán trên yên xe.
An Hoài khoanh tay:
– Vậy cũng đâu đủ chứng minh anh là chủ chiếc xe đắt tiền ấy?
Mai Duyên chen vào:
– Đừng làm khó anh ấy mà Hoài. Gã đàn ông dịu giọng:
– Tôi sẽ chứng minh mình là ai.
Lấy bóp ra, gã đưa An Hoài xem chứng minh thư, bằng lái xe, giấy chủ quyền xe.
Hoài đọc thấy tên Trần Hoàng Ninh trên cả ba thứ giấy tờ trên.
Trong lúc cô xem giấy tờ, Mai Duyên tỏ vẻ ân cần hơn mức bình thường:
– Tánh bạn em xét nét lắm. Anh đừng buồn nghen... Thật ngại quá!
Gã tên Ninh ngọt như đường:
– Cà Na kỹ như thế là đúng. Tôi vui vì được người tốt giúp đở chứ sao lại buồn.
Liếc Ninh một cái đầy ác cảm, Hoài trả lại giấy tờ và cái thẻ xe cho anh ta.
Ninh nói:
– Cám ơn em.
An Hoài lạnh lùng:
– Không có chi! Nhặt được của rơi, tìm người để trả là bài học đạo đức ở cấp một.
Tôi vui vì đã có dịp thực hành bài đã học. Ninh ngập ngừng:
– Trong khảch sạn này có một bar nhỏ.
Tôi rất chân tình mời hai em thưởng thức món cocktail đặc biệt của bar.
An Hoài từ chối ngay:
Tôi rất tiếc vì tới giờ chúng tôi phải về rồi.
Mai Duyên cấu nhẹ vào tay Hoài nhưng cô phớt lờ như không hiểu thâm ý của nó. Ninh xìu mặt xuống:
– Đúng là tiếc thật. Tôi rất muốn làm bạn với hai em... Cà Na và... và.. – Mai Duyên!
Vừa tự giới thiệu mình, Duyên vừa cười thật tươi Nhưng Ninh chả để ý tới nụ cười khoe răng ấy. Anh ta trầm giọng:
– Chúng ta sẽ gặp lại nhau... Tôi mong như vậy.
Mai Duyên tiếp tục khoe răng:
– Em cũng mong thế. Nhưng bao giờ và ở đâu là tùy ở anh.
An Hoài tức điên lên vì câu đưa đẩy của Mai Duyên. Cô nhìn Ninh:
– Xin phép anh. Tôi phải về đây!
Rồi mặc kệ Duyên, An Hoài bước thật nhanh. Ra bãi gởi xe, cô vội vã dắt xe ra vì không muốn đụng đầu Ninh ở đó. Tới chỗ trả thẻ, Hoài mới nhớ thẻ xe Duyên đang giữ. Con nhỏ lo già chuyện nên Hoài đành đứng phơi nắng thôi.
Hậm hực, bực bội gì cũng đânh chịu. Phải hơn năm phút sau mới thấy Duyên và Ninh xuất hiện. Hai người vừa đi vừa nói như đã thân quen từ đời kiếp nào.
Ninh kêu lên:
– Nãy giờ Cà Na phải đứng ngoài nắng thế này à?
Mai Duyên thích thú:
– Thẻ xe trong tay em làm sao nó lấy xe được. Tại nó, em đã biểu từ từ mà không nghe.
Ninh nhìn Hoài bằng ánh mắt thật dịu dàng:
– Cũng tại tôi nói dài, nói dai quá... An Hoài cố điềm nhiên trước ánh mắt của Ninh:
– Có sao đâu! Tôi có nón, có khẩu trang và găng tay nữa, chút nắng trưa ăn thua gì.
Dứt lời cô dắt xe ra khỏi bãi và rồ ga.
Mai Duyên lên ngồi sau lưng Hoài nhưng vẫn chưa hết chuyện với Ninh. Nó đưa tay lên Bye anh chàng y như trong phim. Mím môi, Hoài nhấn mạnh ga, chiếc xe phóng đi làm Duyên giật mình la oai oái.
Mai Duyên sùng lên:
– Đồ bất lịch sự! Mày làm tao mất mặt với Ninh hết sức.
An Hoài cũng không vừa:
– Tao làm gì mà mày mất mặt? Nói người ta sao không nhìn lại mình? Mày thích gã đó cỡ nàọ cũng phải giữ kẽ một chút chứ.
Duyên nhún vai:
Bất qúa cũng là xã giao, tao thấy mình cư xử đúng mực chớ không ta đây chảnh như mày. Mày có nghĩ thái độ của mày là ban ơn cho người khác không?
Hoài hơi khựng lại vì câu hỏi của Duyên:
– Ban ơn gì chứ?
– Cái vẻ lạnh như băng sơn của mày ấy. Làm như mình là nhân vật quan trọng không bằng. Nhìn mày săm soi giấy tờ của Ninh, tao xấu hổ hết sức.
Mặt nóng bừng vì tức, Hoài cố kiềm lòng, cô nhớ lại chuyện vừa xảy ra rồi buông từng tiếng một:
– Tao thấy mình đúng. Mất mặt với gã đó hay không là tự mày nghĩ, không ăn thua tới tao.
Duyên cao giọng:
– Nói vậy mà cũng nói được. Mày không sợ Ninh đánh giá à?
Môi bỉu ra, Hoài nhấn mạnh:
– Làm điều tất mà sợ bị đánh giá sao?
Tao không dư hơi để sợ chuyện vớ vẩn đó và không muốn nhắc tới chuyện này nữa.
Hai đứa im lặng trong ấm ức. Chở Mai Duyên tới cửa nhà nó xong Hoài rong xe về nhà mình với tâm trạng bức bối, nặng nề.
Tự nhiên hai đứa không vui thậm chí là giận nhau vì một gã xa lạ. Thật không đáng chút nào. Suy ra cho cùng tất cả vì gã tên Trần Hoàng Ninh ấy. Nếu gã không hậu đậu đánh rơi thẻ xe thì đầu có chuyện. Càng nghĩ Hoài càng thấy ghét gã ta, Ninh làm buổi đi xem tranh của cô trở nên vô vị, Ninh làm cô và Mai Duyên giận nhau.
An Hoài ấm ức tăng tốc. Những sắc màu vui nhộn trong các bức tranh bỗng tan đâu mất. Cô thấy hồn mình trống không như một bức tường trắng.
An Hoài bước vào shop Kỷ niệm với một chút ngỡ ngàng. Cô không nghĩ shop của gia đình Phan trông ấn tượng thế này. Từ ngoài cửa Hoài đã bị cuốn hút bỡi những mặt nạ treo trên vách ngay lối vào, những mặt nạ rất lạ với những mảng màu mạnh mẽ, những nét cong tạo sự bí ẩn lạ lùng cho ánh mắt, cho nụ cười của từng gương mặt đã được cách điệu bên trong shop khá rộng với những kệ, những tủ, bản đầy những loại hàng lưu niệm.
Hoài tròn mắt với một tủ búp bê vải đủ loại, đủ cỡ rồi thú nhồi bông, tượng gỗ, tượng thạch cao, tranh vẽ, tranh thêu, tranh ghép gỗ, xé dán:
Rồi những chiếc đên ngủ ngộ nghĩnh, những chân nến, lọ hoa... trông rối cầ mát khiến Hoài cứ đứng ngẫn ra.
Ngay lúc đó, Hoài nghe mạt giọng nữ vang lên đầy khó chịu:
– Mua gì thì mua đại đi, tự nhiên đứng như trời trồng choáng hết chỗ buôn bán của người ta.
Nhìn về phía quầy tính tiền, Hoài... đụng gương mặt khinh khỉnh của con nhỏ trạc tuổi cô Con nhỏ khoanh tay trông rất bà chủ, một bà chủ shop coi mình là thượng để còn khách hàng là cỏ rác.
An Hoài biết chắc Phan không có chị hay em gái nên con nhỏ này không phải là cô chủ shop ''Kỷ niệm''. Chắc hẳn nô chỉ là nhân viên rồi.
Bườc tới đứng đối diện với con nhỏ chảnh, Hoài nghiêm giọng:
– Cho tôi gặp cô Nhiệm.
Vẫn điệu bộ phách lối, con nhỏ hất hàm:
– Chi vậy?
An Hoài cộc lốc:
– Chuyện riêng.
Con nhỏ nhìn Hoài bằng nửa con mắt:
– Riêng chung gì? Hừ! Chắc lại mang hàng tới ký gởi? Đây không nhận đâu.
Shop này bán đồ cao cấp cho Tây, mấy thứ vớ vẩn rẻ tiền không có ở chỗ này.
An Hoài nhắc lại:
– Tôi muốn gặp cô Nhiệm.
– Không có!
– Ủa! Cô Nhiệm đâu?
– Đi rồi! Còn hơi lâu mới về.
Hoài bán tín, bán nghi những lời vừa nghe. Anh Hạo bảo cô tới đây giờ này để gặp bả Nhiệm, bà muốn trao đổi trực tiếp với Hoài một số ý, lẽ nào đã hẹn mà bà lại đi đâu.
Con nhỏ ngồi sau quầy có vẻ thích thú vì bộ mặt xìu xuống như bánh tráng mắc mưa của An Hoải. Nó vừa dũa móng tay vừa nghe Duy Mạnh hát ''Kiếp đỗ đen''. Nghe một đoạn nó lại ư ử hát theo, mặc kệ Hoài đứng sớ rớ trong shop.
Búng móng tay tanh tách, nó hỏi:
– Sao? Phải đi chào hàng không? Đưa đây coi hàng gì. Nếu thấy được mắt, mình hợp tác làm ăn.
An Hoài buột miệng:
– Hợp tác làm ăn nghĩa là sao?
Con nhỏ cười khẩy:
– Đã nói chỗ này từ chối hàng ký gởi của những người tay mơ không thương hiệu...
Im lặng để dò đoán tlnh ý của An Hoài, con nhỏ mới nói tiếp:
– Nhưng chỗ khác thì có nhận, bởi vậy có hàng cứ đưa đây xem, nếu thấy được đây chỉ chễ khác cho tới tiếp thị, làm ăn. An Hoài thấy khó chịu khi con nhỏ cứ nhắc đi nhắc lại hai tiếng ''Làm ăn''. Hai,từ ấy nghe chợ búa quá. An Hoài khó lòng tin tưởng một người có cách nói nặng như vầy.
Thấy Hoài làm thinh, con nhỏ lại nói:
– Định chào món gì? Đưa coi?
An Hoài lắc đầu:
– Tôi chỉ đưa cô Nhiệm xem thôi.
Con nhỏ bỉu môi:
– Vậy thì cứ chờ... Hừ! Chắc tới Tết mọi luôn.
An Hoài xốc cái túi xách trên vai lại, cô đi tới quầy để những con búp bê làm bằng giấy đún và cầm một con lên xem. Phía sau quầy búp bê là một cánh cửa thông ra căn phòng khác. An Hoài tò, mò nhìn cánh cửa đúng lúc nó bật mở.
Một phụ nữ trung niên khá trẻ đẹp bước ra. Bà ta hỏi:
– Nãy giờ có ai tìm cô không Thủy?
An Hoài buột miệng:
– Có con ạ!
Bà Nhiệm quay lại nhìn Hoài:
– Con là Cà Na hả?
– Vâng!
– Trời ơi! Con tới lâu chưa? Sao không nhờ chị Thủy đây gọi cô?
An Hoài từ tốn:
– Dạ con cũng mới tới cô à...
Bà Nhiệm thân mật choàng vai Hoài:
Vào đây với cô.
An Hoài không nhìn cũng biết Thủy đang liếc mình. Phớt lờ như không quan tâm tới cô ta, Hoài theo bà Nhiệm qua một khoảng sàn nhỗ nằm ở giữa ngôi nhà có bề dài khá sâu để tới một căn phòng. cửa kính, vách kính trong suốt.
Bà Nhiệm mở rộng cửa sổ:
– Phòng này của cô, phòng anh Phan trên lầu. Toàn bộ ngôi nhà vừa làm nơi buôn bán vừa để ở nên hơi chật.
An Hoài nhìn quanh. Căn phòng vừa là nơi tiếp khách vừa là nơi ở của bà Nhiệm trông thật gọn và xinh xắn. Hầu hết căn phòng được điểm tô bằng gam màu xanh nên không gian thật dịu dàng, mát mẻ.
Hoài ngồi xuống chiếc ghế dài bằng gỗ bên trên đặt những chiếc gối nhiều màu:
Căn phòng không trang trí, bày biện gì nhưng lại toát lên sự ấm cúng và thân thiện với bất cứ ai bước vào.
Bà Nhiệm nói:
– Nhà bán toàn mặt hàng để trưng bày nên cô chắng thích có món gì mang tính cách trưng bày trong nhả. Trống trải thế này dễ thở hơn.
An Hoài tò mò:
– Chắc anh Phan ít ở nhà lắm hả cô?
– Ờ, thì anh Phan cũng hay đi như những đứa con trai khác, nhưng tới giờ vẫn nhớ về nhà ăn cơm với mẹ rồi mới đi tiếp.
– Vậy là anh Phan ngoan hơn hai ông anh của con. Các ông ấy mà đi rồi thì coi như quên hết nhà cửa, mẹ cha. Nhiều bữa con phải chờ cơm hai ông mà phát sốt ruột.
An Hoài lấy những máu thiệp mới làm xong đưạ cho bà Nhiệm xem.
Mở từng cái, bà Nhiệm còi khá kỹ và tỏ vẻ hài lòng:
– Đẹp lắm!
An Hoài nhẹ người. Cô sợ nhất là bị chê, nhưng may quả, cô đã được khen một cách chân tình. Điều đó có nghĩa công việc của cô đang thuận lợi.
Lấy quyển sổ trong hộc bàn làm việc ra, bà Nhiệm nói:
– Cô sẽ thanh toán tiền cho con. Tất cả số thiệp của mấy lần anh Phan đưa, cô đã bán được hơn hai phần ba. Hôm nay cô sẽ thanh toán hết luôn. Thành tiền là bao nhiêu đây. Con ký nhận nhé!
Nhìn vào sổ, Hoài kêu lên:
– Sao nhiều tiền thế cô?
Bà Nhiệm cười:
Cô bán hộ cháu chớ không tính lời.
An Hoài ấp úng:
– Như vậy con ngại lắm. Cô nhận thiệp là đã giúp con rồi.
Bà Nhiệm nhe răng!
– Con chưa có vốn, xem như cô giúp con thêm một số vốn. Từ từ cô sẽ tính lời. Lo gì cơ chứ! Để tâm trí mà sáng tạo. Bây giờ sắp tới noel, rồi tết, con sẽ làm việc mệt nghỉ, bởi vậy nên tìm thêm vài đứa bạn cùng làm. Như anh Phan và hai con trước đây cũng từng là một nhóm, chuyên làm thiệp đấy.
– Vâng! Con sẽ cố...
Bà Nhiệm đưa Hoài một phong bì đựng tiền. Thái độ trân trọng của bà làm Hoài xúc động, cô nói:
Đây là món tiền đầu tiên con tự kiếm được. Con cám ơn cô.
Bà Nhiệm dịu giọng:
– Đó là công sức của con mà. Con làm cô nhớ anh Phan khi cầm trong tay món tiền tự kiếm được lần đầu. Lúc đó Phan cũng xúc động như con bây giờ.
An Hoài thắc mắc:
Anh Phan cũng làm thiệp để bán hả Không! Phan làm những khung ảnh bằng gỗ, bằng thạch cao... Khi bán được, Phan nhảy tưng lên như trề con. Mà lúc đó nó mới mười lăm tuổi, đã lả người lớn đâu.
An Hoài tủm tỉm:
Con đang thử tưởng tượng xem khi nhảy tưng lên, anh Phan trông giống ai...
Bà Nhiệm bật cười:
Trông giống một chú khỉ con vì lúc đó nó còn gầy lắm và còn kén ăn lắm.
Chả bù với bây giờ...
An Hoài lại hỏi:
– Hồi đó anh Phan có phụ cô trông quầy hàng không cô?
– Có chứ! Đi học về, nó chỉ ngồi quầy. Lúc ấy hàng họ ít lắm, người mua cũng chả là bao, ngồi buồn, anh Phan mới giải khoây bằng cách là món này, món nọ. Nói chung, Phan cũng khéo tay, thích vẽ vời, cắt dán nến sau đó, cô cho Phan học vẽ rồi thi vào Mỹ thuật công nghiệp lẫn Kĩến Trúc. Phan đậu cả hai nên học cả hai ngành. Nhưng theo xu hướng phát triển của xã hội, anh Phan chọn ngành quảng cáo để làm việe chớ không theo kiến trúc. Cô thắc mắc sao Cà Na không theo chân anh Hạo và Nguyên của mình?
– Con đâu có tài cán gì mà học Kiến Trúc...
– Con nói thế chứ, tài hay không chỉ cần nhìn một nét rẽ là biết rồi.
An Hoài hóm hỉnh:
– Anh Hạo bảo con chỉ có tài lẻ, làm Kiến Trúc sư dễ sập nhả người khác lắm.
Sập nhà tội nặng quá, con gánh hổng nổi cho nên con sử dụng tài lẻ trời cho vào những việc vặt vậy. Bà Nhiệm gật gù:
Tài lẻ trời cho của con đáng giá ngàn vàng đây. Nếu thích, con hợp tác với cô, biết đây hai tư tưởng nhỏ cộng với tài lẻ gặp nhau sẽ tạo ra nhiều sần phẩm độc chiêu.
An Hoài ngập ngừng:
– Anh Phan có thích như vậy không?
Con sợ ảnh lắm.
Bà Nhiệm ngạc nhiên:
– Sao lại sợ anh Phan? Anh ấy đã bắt nạt con à?
– Dạ không! Nhưng nhìn ảnh lúc nào cũng khó đăm đăm, con ngại.
Chi là bề ngoài thôi, chớ Phan chả ăn hiếp được ai. Con cứ tới chơi với cô nếu rảnh, biết đâu cô sẽ giúp được con đôi điều.
– Vâng! Con sẽ tới để học hỏi thêm từ cô. Bây giờ con xin phép về.
Bà Nhiệm đứng dậy:
– Lần sau tới phải ehơi lâu hơn đấy. An Hoài mỉm cười, cô không biết bà Nhiệm mời lơi hay mời thật, nhưng dù sao Hoài cũng có nhiều cảm tình với bà.
Nghe anh Hạo nói mẹ Phan rất khéo tay, ốc sáng tạo cũng phong phú lắm, nếu được học hỏi từ làm biết đâu ehừng Hoài trở thành một nhà thiết kế. Ra ngoài, Hoài thấy có vài khách Tây đang coi hàng, cô chỉ khẽ gật đầu chào Thủy rồi đi.
Hoài không biết sao bà Nhiệm lại đi một người khó ưa như Thủy bán hàng khi thái độ cách ứng xử của cô ta giống như đuổi khách.
– Đó là chuyện của người ta, An Hoài thắc mắc cũng đâu glải quyết được gì.
Vấn đề của cô bây giờ là phóng xe vào Chợ Lớn mua giấy ở những chỗ bán sỉ, rồi sau đó ghé nhà Bảo Anh rủ nó gia nhập... tổ làm thiệp.
Nhỏ Anh cũng thích cắt dán, thích những trò sáng tạo như Hoài, rủ nó là đúng người nó lại đang thích anh Nguyên nên khi làm việc chung, hai đứa lỡ có bất đồng, lỡ có đụng độ cũng dễ... huề hơn.
Bất giác Hoải thở dài khi nghĩ tới Mai Duyên. Phải như hôm đó Bảo Anh đừng bận Hoài đã rủ nó đi xem triển lãm tranh. Nếu thế, nhỏ Duyên và cô đã không xảy ra chuyện giận hờn vì một gã chụp hình bá vơ:
Suy cho cùng, Hoài vẫn không cho là mình sai, dĩ nhiên Mai Duyên cũng vậy. Đứa nào cũng ngoan cố nên bây giờ gặp nhau làm ngơ.
Vào tiệm, Hoài mua thêm một số giấy, các vật dụng cần thiết để làm thiệp rồi vòng xe về nhà Bảo Anh.
Mở cửa cho Hoài, Bảo Anh gương to đôi mắt một mí:
– Xời! Làm gì mày chở cả cửa hàng văn phòng phẩm tới đây vậy?
Hoài phóng xe vào sân:
Tới rủ mày làm ăn.
– Thiệt hông? Tao đang cần tiền đây.
Mà làm ăn lớn mới được à nha.
Ngồi xuống salon, Hoài nói:
– Chưa chi đã đòi làm ăn lớn. Mày nổ vừa thôi. Làm ơn eho tao xin ly nước lạnh.
Bảo Anh xuống bếp mang nước lên:
– Rủ tao làm thiệp phải không?
Hoài ngạc nhiên:
Anh cười cười:
– Đương nhiên có người nói:
– Mẹ tao nói hả?
Bảo Anh lắc đầu:
– Không!
– Vậy chắc là ông Nguyên rồi ổng với ông Thuyên như hình với bóng mà.
Anh Bênh vực:
– Anh Nguyên có ý tốt nên mới bảo tao phụ mày chớ đâu.phải ănh nhiều chuyện.
– Vậy ý mày thế nào?
– Còn thế nào nữa. Tao chỉ sợ làm ra không ai mua thôi.
Cô chỗ đặt hàng mình mới làm, người ta đang cần kia kìa. Những thiệp này dạng cao cấp, không phải hàng chợ như trong quầy ở các siêu thị hay nhà sách:
Mày phải hiểu...
Bảo Anh ngắt lời Hoài:
– Hiểu rồi! Mày nói nhiều quá.
Hoài cụt hứng uấng hết phần nước còn lại, Bảo Anh tính toán:
– Nếu người ta cần số lượng nhiều, hai đứa làm vẫn không kịp. Hay là rủ thêm con Duyên?
An Hoải... bác ngay:
– Nó đâu ưa mấy:.. vụ này. Rủ nó thêm phiền. Chỉ tao với mày thôi.
– Cũng được! Định rủ nó để hai đứa bây huề cho rồi. Bạn bè giận dai quá không nên.
Hoài ậm ừ:
Nên hay không cũng đã giận rồi. Lỗi tại mày hôm đó không chịu đi với tao.
Bảo Anh gân cổ lên:
Đổ thừa lảng nhách. Tại mày thì có.
Đã bảo chờ tao thêm một ngày, mày không nghe mày nhất định đi đúng giờ mình thì ráng chịu. Mà biết đâu mày với gã chụp hình đó có duyên nợ, nên mới khiến như vậy.
An Hoài bỉu môi:
– Hổng giám đâu! Tao đã vái trời đừng bao giờ phải gặp lại... thằng chà rồi.
– Thánh thần nào ứng cho mày.
An Hoài nhịt mũi:
– Thành phố này bảy, tám triệu dân, vái gặp lại mới khó đó... con.
– Làm gì mày ghét.:. cha đó dữ vậy?
Hoài chống tay dưới cằm:
Tao không biết nữa. Có thể vì thái độ xum xoe, chướng mắt của Mai Duyên cũng nên. Nó lâm tao khó chịu nên đổ bực vào gã đó.
Bảo Anh hấp háy mắt:
– Bực vì nhỏ Duyên được chụp hình còn mày thì không hả?
An Hoài tức lắm:
– Xì! Ai thèm! Tao ghét...
Anh bật cười:
– Lại ghét nữa rồi. Người đâu khó chịu thấy ghê luôn. Nghĩ cho cùng tội nghiệp Mai Duyên, chỉ vì cái sự ghét của mày nó không được vào bar Thiên Đường uống cooktail đặc biệt với người đặc biệt.
An Hoài nói:
Tao dám cá với mày nhỏ Duyên không uống cooktail ở bar Thiên Đường thì cũng uống cà phê Sao ở Phạm Ngọc Thạch.
Nó đã quyết tâm dắt sói, nên có mất cơ hội này nó cũng bày cơ hội khác. Tao nghĩ chắc chắn nó đã có số điện thoại của gã mắc dịch ấy và chắc họ đã gặp lại nhau.
– Chính vì vậy nên mày quyết định giận nó luôn?
An Hoài cưới khẩy:
– Nó cũng chả muốn tao làm hòa.
Bảo Anh, gật gù.
– Tao biết! Mai Duyên rất ngạo mạn và chủ quan khi nghĩ bọn con trai luôn chết vì nụ cười răng khểnh của nó. Hôm đó mày làm nó quê độ quá mà...
Nhưng tao đâu có sai. Nếu đồng ý vào quán với gã đó mới là quê.
– Hai đứa bay có suy nghĩ khác xa nhau một trời một vực. Bởi vậy... Tao nói nhỏ nghen. Anh Thuyên cũng ớn nhỏ Duyên tận xương. ảnh nói nhỏ đó quá quắt khi dám bảo ảnh là cái đuôi ở đất thứ mười của nó.
Hoài ngệch mặt ra:
– ''Cái đuôi ở đốt thứ mười" là... sao?
– Chậc! Là cái đuôi của nó rất dài, có nhiều đất xương, mà anh tao chỉ là cái đất xương thứ mười thôi.
An Hoài ngạc nhiên:
– Sao nó dám nói như vậy?
Bảo Anh chép miệng:
– Cũng tại anh Thuyên, lần đó gặp nó bị hư xe ngoài đường. ổng không những nhiệt tình dắt xe nó đl sửa giùm mà còn hộ tống nó về tận nhà. Sau... đận đó, nó rêu lao là anh Thuyên mê nó, ổng tứ điên lên và cạch mặt Mai Duyên tới bây giờ luôn.