- 2 -


- 1 -
CUỘC PHIÊU LƯU CỦA CHÀNG SINH VIÊN ĐỨC _ Tác giả Washington Irving.

( The Adventure Of The German Student by Washington Irving )

     ột đêm mưa bảo trong thời kỳ rối loạn của cuộc Cách mạng Pháp, một thanh niên Đức đang trên đường trở về nhà trọ vào một giờ rất khuya ngang qua khu vực cổ xưa của thành phố Paris. Ánh chớp chói lòa và tiếng sấm nổ rền dọc theo các con đường hẹp dốc cao…nhưng trước hết hãy để  tôi kể cho các bạn nghe chút ít về người thanh niên Đức này. 
         Gottfried Wolfgang là con trai một gia đình khá giả. Anh đã theo học một thời gian tại trường Gottingen ở Đức nhưng vốn có cá tính quá nhiệt thành và hay ảo tưởng, anh trở nên rất trầm tư khiến các bạn anh thường phải ngạc nhiên. Cuộc sống cô độc cùng cách học hành tách biệt đã có ảnh hưởng cả trên tâm hồn lẫn thể xác anh. Sức khỏe vì đó mà bị hao mòn và tinh thần cũng bệnh hoạn. Anh thích suy nghĩ đến những bản thể linh hồn cho tới khi…cũng giống như  Swedenborg, anh tạo ra một thế giới lý tưởng của riêng mình. Tôi không biết do nguyên nhân nào khiến anh nghỉ rằng có một quyền lực ma quỷ đang bao trùm lên anh, rằng một hồn ma đang tìm cách đánh bẩy để tiêu diệt anh. Ý nghĩ như thế cộng với bản tính trầm tư ủ rủ làm cho anh cảm thấy vô cùng chán nản. Anh trở nên tiều tụy và ngã lòng. Gia đình và bạn bè nhận thấy chứng bệnh tinh thần đang ăn mòn con người anh và họ cho rằng phương pháp chữa lành bệnh hay nhất là sự thay đổi cảnh trí. Vì vậy anh được gửi qua Pháp để tiếp tục việc học ở thành phố Paris vui nhộn, đầy ánh sáng.
         Wolfgang đến Paris vào lúc cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ. Lúc đầu sự điên cuồng của dân chúng thích hợp với tính cách nhiệt thành của anh và anh bị lôi cuốn bởi những học thuyết chính trị và triết lý của thời đại đó. Nhưng những cảnh máu chảy thịt rơi tiếp theo sau làm cho bản chất nhạy cảm của anh bị xúc động mạnh khiến anh trở nên ghê tởm xã hội và con người, anh lại càng trầm tư và sống thu mình như một nhà ẩn sỉ. Anh ẩn mình trong một căn phòng đơn độc ở khu Latin, là khu ở của sinh viên. Nơi đó, tại một con đường tăm tối không xa tường thành kín đáo của trường đại học Sorbonne bao nhiêu, anh theo đuổi những suy tưởng ưa thích của mình. Thỉnh thoảng anh đến ở hàng giờ trong các thư viện rộng lớn của Paris, hầm mộ cùa những tác giả đã chết, tìm tòi thức ăn cho tâm hồn bệnh hoạn của mình trong đám kho tàng sách vở bụi bám và không còn ai dùng đến nửa. Có thể nói anh là một quái vật văn chương đang ăn mồi trong  nhà xác của một nền văn chương mục nát.
            Wolfgang mặc dầu sống độc thân và ẩn dật, lại có một cá tánh nóng bỏng. Có lúc cá tánh này chỉ hoạt động trong trí tưởng tượng của anh mà thôi. Anh quá nhút nhát và không sành đời nên không dám tạo những cuộc gặp gỡ với người khác phái, nhưng anh lại là người rất thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp phụ nữ, và trong căn phòng độc thân của mình anh thường mơ đến những hình dáng, khuôn mặt anh đã gặp. Trí tưởng tượng của anh vẽ lên những khuôn mặt yêu kiều vượt quá sự thật. Trong khi tâm trí anh ở trong tình trạng mơ mộng đó, một giấc mơ lại xảy ra gây một ảnh hưởng khác thường nơi anh. Trong giấc mơ anh thấy một khuôn mặt phụ nữ với một vẻ đẹp trác tuyệt, hình ảnh hiện ra quá rõ rệt khiến anh cứ mơ đi mơ lại mãi. Ngày đêm anh bị hình ảnh đó ám ảnh, cả trong suy nghĩ lẫn trong giấc ngủ mê. Dần dà anh trở nên mê say tột cùng cái hình bóng trong mơ đó. Tình trạng này kéo dài quá lâu đến nổi trở thành những suy tưởng rồ dại, ám ảnh đầu óc của những kẻ hay âu sầu, suy tưởng mà đôi khi bị coi là điên loạn.
           Và đó là tình trạng của Gottfried Wolfgang khi xãy ra câu chuyện. Anh trở về nhà trọ trể vào một đêm mưa bảo, ngang qua những con đường tối tăm của phố Marais, khu vực cổ xưa của thành phố Paris. Tiếng sấm nổ rền vang dội dọc theo những tòa nhà cao và những con ngõ hẹp. Anh đến Place de Grève, quãng trường nơi người ta thực hiện các cuộc hành hình công cộng. Ánh chớp run rẩy trên các nóc nhọn của khách sạn cổ xưa De Ville, tạo những tia sáng lóe lên ở khoảng trống đằng trước. Khi Wolfgang đang băng qua quãng trường anh bổng thu mình sợ hãi nhận thấy mình đang sát cạnh chiêc máy chém. Cái dụng cụ giết người này luôn đứng sừng sững trong tư thế sẵn sàng, sàn nó còn chảy loang đầy máu của những người can đảm và những người đạo đức, nó là hiện thân của một nổi khiếp sợ tột đỉnh. Cũng chính ngày hôm đó nó vừa được dùng để làm công việc tàn sát. Bây giờ nó đứng đó trong bộ dáng dữ tợn, giữa một thành phố yên lặng và đang say ngủ, chờ đợi những nạn nhân mới.
            Khi anh định quay tránh bộ máy ghê khiếp đó thì tim anh thót lại, anh vừa thoáng thấy một bóng đen xùm xụp ở chân bậc thang dẫn lên đoạn đầu đài. Những tia chớp liên tiếp cho anh thấy rõ bóng đó hơn. Đó là một cô gái vận toàn đen, cô ngồi ở bậc chót dẫn lên sàn chém, úp mặt xuống đầu gối. Mái tóc dài bù rối thả chấm đất ướt sủng nước mưa đang chảy xuống như suối. Wolfgang dừng lại. Có một điều gì đáng kính sợ trong cái dáng bất động đầy cô đơn buồn thãm đó. Cô gái có vẻ thuộc tầng lớp xã hội cao. Anh biết thời kỳ đó đầy dẩy những biến đổi thăng trầm, có những người giàu sang quyền quý nay đi lang thang không nhà cửa. Có lẽ đây là một trong những con người khốn khổ đã bị lưỡi dao oan nghiệt biến thành một kẻ cô độc trên đời, bây giờ ngồi đây lòng tan nát bên lề cuộc sống, nơi đây tất cả  những người thân yêu cùa cô đã bị ném vào vô cùng tận.
           Anh tiến lại gọi bằng giọng thương xót. Cô ngẩng đầu nhìn anh đôi mắt hoang dại. Một ánh chớp sáng lóe lên và anh ngạc nhiên đến tột độ khi trông thấy chính khuôn mặt từng ám ảnh anh trong các giấc mơ. Tuy có hơi tái và tràn ngập sầu thãm nhưng lại có vẽ đẹp làm say lòng người.
            Run rẩy vì quá xúc động, Wolfgang nói rằng cô không nên ở ngoài trời vào giờ khuya khoắc như thế này và dưới trời mưa bảo như vậy. Anh đề nghị sẽ đưa cô về với bạn bè. Cô chỉ tay lên máy chém vẻ sợ hãi ghê khiếp:
-  “ Tôi không còn bạn bè trên đời nữa”. Cô nói.
-  “ Nhưng cô có nhà cửa chứ?” Wolfang hỏi.
-  “ Vâng…trong lòng mộ.”
          Nghe những lời đó tim người thanh niên mềm yếu đi.
- “ Nếu một người lạ như tôi được phép đề nghị một điều mà không bị cô hiểu lầm, thì xin cô cứ dùng chỗ ở nghèo hèn của tôi làm nơi ẩn náu và tôi xin được làm người bạn hết lòng với cô. Tôi cũng không có bạn bè nào cả ở thành phố Paris này và cũng là một người lạ nơi xứ sở này, nhưng nếu có thể giúp ích gì được cho cô tôi xin sẳn sàng. Tôi thà chịu hy sinh chớ không để cho cô bị hại hay bị sĩ nhục.”
Sự nhiệt thành với vẻ thật tình của anh cùng giọng nói ngoại quốc cho thấy rõ anh không phải là một người dân Paris tầm thường. Sự chân thành bộc lộ trong lời nói của anh không thể không tin được, vì vậy người thiếu nử không nhà bằng lòng đặt mình hoàn toàn dưới sự che chở của chàng sinh viên.
Anh dìu cô bước đi lảo đảo qua cầu Pont Neuf và ngang qua tượng vua Henry Đệ Tứ đã bị dân chúng xô ngã. Cơn mưa bảo đã giảm bớt và tiếng sấm chỉ còn vang dội ở xa. Cả thành phố Paris hoàn toản yên tỉnh, cái khối khổng lồ gồm những con người phẩn nộ đó ngủ yên trong một lúc để dành sức cho một sự bùng nổ ngày hôm sau. Anh sinh viên đưa cô gái qua các đường phố cũ xưa của khu Latin, ngang qua các bức tường xám đen cùa đại học Sorbone để đến nhà trọ tồi tàn nơi anh cư ngụ. Người chủ nhà trọ già ra mở cửa cho họ, bà ta mở to mắt ngạc nhiên khi thấy anh chàng Wolfgang đa sầu cùng đi chung với một cô gái.
Lần đầu tiên trong đời khi bước vào phòng Wolfgang đỏ mặt nhận thấy phòng mình trống trải thiếu kém. Phòng chỉ có một giường ngủ, một quầy rượu kiểu xưa và vài món đồ đạc còn lại thời trước được chạm trổ công phu vì nhà trọ này trước kia là một trong những khách sạn ở khu vực điện Luxembourg, là nơi ngày xưa dành cho giới quý tộc. Phòng bừa bãi đầy những sách báo và các vật dụng thông thường cùa một sinh viên.
Khi đèn được mang đến, Wolfgang mới nhìn rõ được người con gái lạ, anh như ngộp thở vì vẻ đẹp của cô. Mặt cô hơi tái nhưng đẹp sắc sảo với những lọn tóc đen tuyền rũ xuống chung quanh. Mắt cô to và sáng long lanh với một vẻ gần như là hoang dại. Thân hình cô ẩn hiện qua bộ đầm đen cho thấy một sự cân xứng tuyệt hảo. ở cô toát ra một vẻ cao sang mặc dầu cô ăn vận theo kiểu đơn giản nhất. Vật có thể gọi là món trang sức duy nhất mà cô đeo là một dãy băng đen lớn vòng quanh cổ, gài bằng những hạt kim cương nhỏ.
Wolfgang bối rối không biết nên xử trí thế nào với con người lạc lõng đã đặt mình dưới sự bảo vệ của mình. Anh có ý định nhường phòng cho cô còn mình thì tìm nơi ở khác nhưng sự duyên dáng của cô như mê hoặc anh khiến ý nghĩ và các giác quan của anh như bị tê liệt. Anh không thể tách mình khỏi sự hiện diện của cô được, phần cô cũng thế. Cô không nhắc gì đến máy chém nửa và nổi đau khổ của cô cũng đã lắng dịu. Sự quan tâm của Wolfgang đã chiếm được niềm tin và cả trái tim cô. Giống như anh, cô là người rất nhiệt thành và những người nhiệt thành rất chóng hiểu nhau.
Trong cơn mê say, Wolfgang thú nhận rằng đã yêu cô, anh kể lại giấc mơ kỳ lạ, rằng cô đã chiếm hữu tim anh trước khi anh trông thấy cô bằng xương bằng thịt. Nghe anh kể lể cô vô cùng cảm kích và cho biết cô cũng có một mối cảm tình lạ lùng đối với anh. Đó là lúc dành cho những lời nói và những hành động cuồng loạn. Những thành kiến cũ và lòng mê tín bị bỏ qua, mọi việc đều dưới ảnh hưởng của “Nử thần luận lý”. Hình thức và lể nghi hôn nhân bắt đầu bị coi là những dây ràng buộc không cần thiết đối với những tâm hồn đáng kính. Wolfgang vốn có đầu óc của một lý thuyết gia nên dễ bị ảnh hưởng của những chủ thuyết tự do thời bấy giờ. Anh nói:
-“ Tại sao chúng ta phải xa lìa nhau? Tim của chúng ta đã kết hợp nhau vì đối với danh dự và luận lý chúng ta là một, cần gì phải có những hình thức tầm thường để nối hai tâm hồn cao thượng lại với nhau?”
Cô gái lạ lắng nghe  một cách xúc động, hẳn cô cũng cùng chung một ý nghĩ với anh. Wolfgang tiếp:
-“ Em không có nhà cửa cũng như gia đình, xin cho phép anh được là tất cả những thứ đó với em, hay nói đúng hơn chúng ta hãy là tất cả cho nhau. Nếu cần phải có hình thức thì anh sẽ xin dùng hình thức. Đây tay anh, anh hứa dâng đời anh cho em mãi mãi.”
- “ Mãi mãi?” Cô gái nghiêm trang  hỏi.
- “ Phải. Mãi mãi!” Wolfgang lập lại.
Cô gái ôm bàn tay đưa ra của Wolfgang thì thầm:
- “ Vậy em là của anh.” Rồi cô ngã vào lòng anh.
Sáng hôm sau Wolfgang dậy sớm, để cô dâu nằm ngủ anh đi tìm một nhà cho thuê rộng rãi hơn để thích hợp với hoàn cảnh mới của mình. Khi trở về anh thấy cô gái nằm đầu nghiêng ra ngoài thành giường, một tay vắt ngang trên đầu, anh gọi cô nhưng không nghe trả lời. Anh tiến lại để đánh thức cô dậy khỏi tư thế nằm mệt mỏi đó, nhưng khi cầm đến thì tay cô đã lạnh và mạch không nhảy, mặt cô tái nhợt và trông đáng sợ, nói cách khác, cô chỉ còn là một cái xác.
Hoảng hốt anh gọi chủ nhà, làm náo động mọi người. Cảnh sát được mời đến. Khi bước vào phòng vừa trông thấy xác chết, viên sĩ quan cảnh sát giật mình la lên:
 - “ Trời đất, làm sao cô ta lại đến đây được?”
&nách mệt mỏi, và quay lại với công việc.)
Cái bóng: (Lại hiện ra với đứa bé.) Xem này, đẹp ghê chưa. Nó lơ lửng và bay được cũng như con nếu theo ta sẽ lơ lửng và bay được như vầy. (Cô múa quả cầu trước mặt nó.)
Bé quái: Ú uu –A aa. (Nó bắt đầu xoay người chòi đạp trên sàn nhà để đến cánh cửa, chốc chốc lại đưa hai tay lên.)
Cái bóng:  (Vẩy quả cầu xanh.) Lại đây, lại đây.
Chuyến xe thư tốc hành: (Chạy ngang Ulgers, cách đây 120 dặm.)
Oooooo-ee. Oooooo-ee. O-O.
Bà Minturn: (Làm xong việc nhà lúc 11g.) Thôi bây giờ mình đi. Cuộc sống bà Delavan với đứa con như thế chắc là buồn bã lắm. (Bà khoác một chiếc khăn choàng mỏng lên vai rồi bước ra.)
Cái bóng:  (Gặp bà ở cổng nhà Delavan.) Hãy quên đóng cổng. Hãy quên đóng cổng. (Bà Minturn để cổng mở mà không hay biết.)
Bà Delavan: (Trông thấy bà Minturn đi ngang cửa sổ giật mình sực nhớ.) Eddie, Eddie. Nó đâu rồi cà? (Bà vội vã đi vào nhà bếp rồi ra lối đi và trông thấy thằng bé ở đó. Quay sang bà Minturn và không chào hỏi, bà nói,) không hiểu tại sao nó hay bò ra cổng, chúng tôi sợ có ngày nó sẽ bị hại. (Bà bế nó lên và đi vào nhà bếp với những ý nghĩ đau buồn.) Nè, con chơi ở đây đi nha. (Bà đặt nó xuống.)
Bà Minturn: (Một phụ nữ gầy, da hơi tái và tóc ngã muối tiêu.) Hôm nay đẹp trời tôi sang chơi xem mẹ con bà có khỏe không? (Xong bà nói thầm) Ghê quá! Trông nó thật là kinh khủng! (Rồi bà bắt đầu nói chuyện huyên thuyên với bà Delavan về việc này việc kia.)
Cái bóng:  (Lại hiện ra trước mặt đứa bé, quả cầu xanh trong tay) Xem này, đẹp chưa! Màu xanh lá cây, màu tím và cả màu trắng nửa. Cả ba màu hòa lại thành một. (Cô vẩy vẩy quả cầu.)
Chuyến xe thư tốc hành: (Chạy ngang Berham, cách đây 80 dặm.)
Oooooo-ee. Oooooo-ee. O-O.
John Galloway: (Người lái xe lửa, mập tròn nói với Petersen, người coi lò, ốm và cao.) Tôi đã chạy đường này 15 năm nay. Ngày mai này là đúng 15 năm. Nếu không có gì xảy ra thì coi như đã 15 năm tôi không có gây tai nạn gì trầm trọng.
Petersen: (Ngừng xúc than.) Tôi thì được 5 năm. (Tiếng bánh xe rầm rập qua cầu làm át mất một phần âm thanh, phần còn lại bị gió thổi bạt đi.)
Ông Delavan: (Lúc 12g15 về đến cách nhà một đoạn đường.) Hình như cổng mở và thằng Eddie ở trên lề đường kìa?! Đáng lẻ Ella phải coi chừng nó cẩn thận hơn chứ. (Ông vội vã đi vể phía cổng.) Có thằng con như thế đã là khổ rồi, còn để nó bò tùm lum ra đường như vậy nửa. (Ông cúi xuống bồng thằng bé lên.)
Cái bóng:  (Quả cầu xanh trong tay.) Hãy quên đóng cổng! Hãy quên đóng cổng! (Cô khoát tay trước mắt ông.)
(Ông đi vào cổng, không đóng nhưng một lát sau quay ra đóng lại.)
Bà Delavan: (Bước ra cửa, đau khổ và xấu hổ.) Eddie, nó lại bò ra nữa rồi. Nó mới vừa ở đây mà. Ông gặp nó ở đâu vậy? (Bà tránh sang một bên cho bà Minturn bước ra để về nhà.)
Ông Delavan: (Cố đè nén nổi bực mình.) Ở ngoài cổng. Nó bò được nửa đường rồi. Cổng mở toang hoác.
Bà Minturn: (Thấy thương hại bà Delavan, nói, vẻ tạ lổi.) Tôi tưởng tôi đã đóng lại rồi nhưng có lẽ tôi để mở mà không hay. Thôi tôi về đây. Tôi xin lổi nhé. Tôi biết trẻ con thường thích bò lê đây đó lắm. (Bà chào bà Delavan.)
Ông Delavan: (Sau khi bà Minturn ra về, nói với bà Delavan.) Nếu bà không chịu canh chừng đóng cổng thì có ngày sẽ có chuyện xảy ra đó. Đối với tôi có đứa con như vậy đã là tệ rồi, còn để nó la lết ra ngoài cho người ta dòm ngó mình nữa, tôi…
Bà Delavan: (Lau nước mắt.) Đó, ông lại dở giọng nữa, làm như tôi không có việc gì làm ngoài việc canh chừng nó vậy. Có trời biết, tôi cũng như ông, không muốn nó ra ngoài chút nào hết, nhưng dường như nó chỉ thích làm như vậy. Tôi cũng đâu có để cổng mở, tại hồi nảy bà Minturn sang thăm…
Ông Delavan: (Vẻ thông cảm.) Tôi biết bà có nhiều việc phải làm. Chỉ tại tôi xấu hổ để nó bò ra đường như vậy. (Ông vổ vai bà.)
Người đưa thư: (Huýt sáo và gọi "Delavan", đem vào một lá thư.)
Cái bóng:  (Khi anh ta đi ra cổng) Hãy quên đóng cổng! Hãy quên đóng cổng! (Anh ta bỏ đi để cổng mở.)
Chuyến xe thư tốc hành: (Chạy ngang Ellwood, cách đây 60 dặm.)
Oooooo-ee! Oooooo-ee! O-O!
Cái bóng:  (Nói với đứa bé, đang ở phía trong cửa.) Xám! xanh lá cây! xanh da trời! Tím nhạt! Bóng sáng ghê không!  Bóng sáng ghê không!  Tròn ghê không! (Cô dùng quả cầu, vẩy nó trước mặt để dụ thằng bé. Đứa bé bắt đầu bò.)
Ông Delavan: (Nói với vợ đang đặt thức ăn lên bàn.) Hồi sáng này bà MacMichael có đến, bà ấy xin cho mua chịu thêm nhưng chồng bà ấy như vậy tôi không thể cho được. Tôi bảo bà ấy trả phân nửa số nợ cũ đi nhưng dĩ nhiên là bả không trả được. Tôi thấy không thể tin tưởng họ được. (Ông ăn thật nhanh.)
Bà Delavan: (Quên thằng bé một lát.) Tôi cũng vậy. Tôi lấy làm buồn cho bà ấy nhưng ông không nên tin họ. Không biết thằng Harry làm gì mà lâu thế?! (Bà đi lại cửa.)
Cái bóng:  (Đứng bên ngoài trước mặt đứa bé, vẩy quả cầu theo vòng tròn.) Tới lui, phải trái, vòng vòng. (Thằng bé quay đầu theo nhịp cử động của cô.)
Ông Delavan: (Liếc nhìn thằng bé và cho rằng cử động đó là do sự ngu ngơ mà ra.) Chậc, chậc! Khổ quá! (Ông dấu nỗi đau khổ sau một gương mặt nghiêm trang.)
Bà Delavan: (Quay về chổ ngồi.) Không thấy nó đâu cả. (Bà ngồi xuống, hai người ăn trong im lặng.)
Cái bóng: (Thằng bé theo sau.) Vòng tròn, vòng tròn. Xám nhạt, xanh nhạt, xanh đậm. Sáng, sáng. Tối. Sáng. Tối. (Đứa bé bò hăng hái theo sau.)
Harry: (Bước vào ít phút sau, bồng Eddie trên tay.) Có ai để cổng mở nữa rồi. Thằng bé ra sát ngoài cổng đấy. Nếu mình không đóng cổng thì có ngày nó sẽ ra tới đường rầy. Nó đang bò về hướng đó đấy mẹ à.
Bà Delavan: (Mệt mỏi.) Ai để cổng mở chứ? Chắc là người phát thư rồi. (Bà đặt đứa bé xuống nền nhà bên cạnh bà.) Chắc phải cột dây vào mình nó quá, hổm rày sao nó cứ hay bò lê thế chứ. Mình chưa từng khổ như vầy. (Bà nghĩ đến những năm dài đau khổ và khó khăn mà đứa bé là hiện thân, cùng một lúc bà tự trách mình đã nghĩ như vậy.) Không biết phải làm gì với nó đây. Không thể nhốt nó một mình trong phòng suốt ngày được. (Bà đóng cửa lại.)
Ông Delavan: Bà đóng cửa làm trong này nóng bức quá đấy, phải không?
Cái bóng: (Cúi mình trên đứa bé.) Cầm được quả cầu này thì thật là tuyệt diệu - tròn, xanh, bóng loáng! (Cô vẩy quả cầu theo nhịp điệu. Cặp mắt thằng bé dõi theo quả cầu.)
Chuyến xe thư tốc hành: (Chạy ngang Wheatlands, cách 45 dặm.)
Oooooo-ee! Oooooo-ee! O-O-O!
Galloway: (Người lái xe lửa, lau bụi đóng ở hai khóe mắt rồi quay sang Petersen.) Chú nhớ con bò cái mà mình đụng ở Ellwood hai năm về trước không?
Petersen: (Xúc than dưới chân.) Ừm.
Galloway: (Hãnh diện) Tôi nghe nói họ thu 60 đô la vụ đó. Utterson nói với tôi cách đây mấy ngày. (Ông ló đầu qua cửa sổ nhìn khúc quẹo của một con suối vừa hiện ra trước mặt, đoạn thụt vào.) Tôi chưa từng thấy cảnh con bò nào bị ném tuốt lên không như vậy. Đuôi của nó dựng thẳng đứng như một cây gậy. (Ông ta mỉm cười bóp còi để qua đường.)
Ông Delavan: (Đứng dậy và phủi các vụn bánh.) Thôi, tôi phải đi đây. Ông lấy nón và áo khoác xuống.) Nếu cứ nhớ đóng cổng thì có thể để nó chơi trong sân nhà được. (Ông đi ra.)
Harry: ( 15 phút sau, tay nắm váy của mẹ nó.) Mẹ, con hứa giữ chân ném banh cho trận bóng lúc 2g. Mẹ cho con đi nha?
Bà Delavan: (Mệt mỏi nhưng thông cảm.) Nếu con hứa là sẽ về nhà lúc 5g. Ngày hôm kia ba con nói gì con nhớ chứ? Lẽ ra con phải ở nhà để giúp mẹ trông chừng em. (Nó lấy cái nón kết và đi ra.)
Cái bóng: (Đi trước mặt nó ra cổng.) Hãy quên đóng cổng! Hãy quên đóng cổng! (Nó đi ra và để cổng mở.)
Chuyến xe thư tốc hành: (Chạy ngang Hunterstown, cách 35 dặm.)
Oooooo-ee! Oooooo-ee! OO! OOO!
Bà Delavan: (Đi vào phòng trước một chút.) Bây giờ mình phải vá đồ và làm bánh nữa. Mình sẽ vá đồ trước – mà thôi, làm bánh trước đi. (Bà trở vào bếp.)
Cái bóng:  (Lùi đi trước mặt bà.) Tôi sẽ trông chừng thằng bé. Hãy quên nó đi! Hãy quên nó đi! (Bà Delavan bắt đầu gọt vỏ táo, không còn nghĩ gì đến đứa bé nữa.)
Cái bóng:  (Hiện trước đứa bé trên lối đi.) Đi nào. (Đứa bé  bò hăng hái theo sau.)  
Chuyến xe thư tốc hành:  (Ngang trạm Palmer, cách 15 dặm.)
Galloway:  Chú có nghe nói Esposito lãnh 30 ngày vì tội say sưa vừa qua không?
Petersen:  (Vẻ quan tâm) Vậy à, hồi nào thế?
Galloway:  (Vẻ sành sõi ) Hôm thứ hai rồi.  Hắn vừa ra khỏi quán, miệng mồm hô hố như mọi  khi, thế là họ bắt nhốt ngay. Lần này hắn lãnh 30 ngày.
Petersen:  (Vẻ nghiêm túc) Như vậy cũng là đáng lắm thôi.
Galloway:  Tôi cũng nghĩ vậy. Bọn phu lau Ý này chẳng ra hồn gì cả chú ạ. (Ông  nhấn còi qua đường)
Bà Delavan:  (Gọt vỏ táo ở nhà bếp.) Những trái táo này làm bánh không tốt bằng hoa chuông nhưng cũng tạm được. (Bà bỏ hột và gọt vỏ, trộn bột và cán bột.)
Cái bóng:  (Ở nửa đường dẫn đến đường rầy, đứa bé theo sau.) Màu thật đẹp. Xanh da trời, xanh giống mắt của mẹ con đấy. Xem đây, con có thấy ánh sáng chạm vào chỗ này không? Con xem, nó trong biết ngần nào. Nếu con cầm được quả cầu này, con sẽ hạnh phúc, hạnh phúc, hạnh phúc lắm! (Đứa bé bò, đôi mắt gắn chặt vào quả cầu.)
Bà Delavan:  (Trải miếng bột ra để làm cái bánh thứ ba.) Cục bột này có hơi nhão đây. (Bà rắc một ít bột khô lên.)
Cái bóng:  (Đưa một cái áo có in hoa hồng ra trước mắt bà.) Bà có nhớ cái áo này không?
Bà Delavan:  (Hình ảnh cửa nhà thờ ở Clarendon, một tỉnh nhỏ cách đây 30 dặm hiện ra trước mắt bà. Bà trông thấy mình mặc chiếc áo này đi vào nhà thờ và Nate Saulsby đi ngang qua nhìn bà ngưỡng mộ.)  Cái áo thật đẹp. Cổ và tay áo viền ren đẹp làm sao! Không biết bây giờ Nate ra sao? Thưở ấy anh chàng rất đẹp trai, dể mến và khôn ngoan. (Hình ảnh các thanh niên nam nử khác liên tiếp hiện ra – những đám đông, những con đường quê, những công viên quê, cảnh bao quát những khuôn mặt và nơi chốn đã hầu như lãng quên.)
Cái bóng:  (Đang khi bà Delavan mơ màng và đứa bé bò theo.) Quả cầu này tuyệt hảo đến nổi nếu con có nó con sẽ hạnh phúc mãi mãi. Nó là niểm vui vĩnh cửu, là màu sắc của an bình. Con không cần phải tìm kiếm hạnh phúc ở nơi nào khác nữa. Hãy theo nó – nhưng hãy lấy nó từ đôi tay của ta, con sẽ được hạnh phúc. Xem này…(Cô vẩy quả cầu gần rồi xa, gần rồi xa.)
Bé quái:  Oóoò! Bo-ulo! U-u!
Chuyến xe thư tốc hành:  (Chạy ngang Rutland, cách 5 dặm.)
Oooooo-ee! Oooooo-ee! O-O-O!
Cái bóng:  Ráng thêm chút nữa thôi. Con sẽ lấy được nó. Ta sẽ đưa cho con. Khi chúng ta đến góc đường, khi chúng ta đến nơi có những đường rầy chói sáng – Ta sẽ đưa cho con. Thật là tuyệt hảo! Thật là xanh! Con có thấy ánh sáng chiếu qua nó không? Trong như nước vậy. (Cô bước thụt lùi vẻ vui tươi, tay ve vẩy quả cầu qua lại trước mặt.)
Chuyến xe thư tốc hành:  (Chạy vào khu vực Marydale, cách một dặm.)
Oooooo-ee! Oooooo-ee! O-O-O!
Cái bóng: (Lơ lửng trên đường rầy cách đứa bé vài bước.) Đây này, khi nào con lên đây, lên tận đây, ta sẽ đưa quả cầu cho con. Quả cầu tuyệt mỹ! Con sẽ có được nó khi nào con lên đến đây – ngay đây. Con sẽ sung sướng vô cùng. (Cô dụ dổ, tươi cười và năn nỉ. Đứa bé theo lên.)
Petersen:  (Nói với Galloway khi họ chạy vào Marydale. Chuông reo lên.)
Vậy là ở đây họ chưa khởi công làm đường rầy phụ. Theo Jay Cox nói thì đáng lẽ họ đã bắt đầu ngày hôm qua rồi.
Galloway: (Ngồi chổ mình ở khung cửa, nét bình thản trên mặt.) Có lẽ họ chưa làm xong ở Linden. (Ông ta sửa bộ ngồi cho thoải mái và chuẩn bị cho xe quẹo cua, ngã tư đường Wood hiện ra trước mặt. Trông thấy một xe bò đang chờ để băng qua ở một con lộ nhỏ, ông nói thêm) Đáng lẽ họ phải đặt thêm một hay hai cái cổng nữa ở thị xã này mới phải. Cần lắm đấy. (Ông ta bóp còi.)
Cái bóng: (Lơ lửng trên đầu đứa bé, quả cầu xanh trong tay.) Ráng thêm một chút nữa thôi chú bé. Một chút xíu nữa thôi, và rồi…..(Đứa bé bò lên đường rầy, ngay khi xe lửa vừa quẹo cua cách đấy 800 bộ.)
Galloway: (Cứng người.) Lạy Chúa, hình như có một đứa bé ở trên đường ray kìa! Thả cát xuống. Đúng rồi, đứa bé. Chúa ơi! (Ông ta đẩy ngược cần lái và chụp thắng hơi.)
Petersen: (Nhảy lại hộp cát.) Ông liệu thắng kịp không?
Galloway: (Trong khi máy xe kêu ken két và rít lên nghiến trên đường ray, tay ông trắng bệch bám chặt vào cần thắng.) Lạy Chúa! Không kịp, trể quá rồi.  (Đầu máy đã đụng rồi.)
Cái bóng:  (Thảy quả cầu xanh lên không.) Đấy, của con đấy, con yêu! (Quả cầu rơi vào đôi tay đứa bé.)
Bà Delavan: (Nghe tiếng còi giựt mình ra khỏi cơn mơ.) Chuyến xe tốc hành! Thằng bé! Trời ơi! Nó đâu rồi? (Bà chạy ra cửa, ra cổng, ra đường.) Eddie, Eddie, nó đâu rồi? (Bà trông thấy xe lửa nghiến bánh dừng lại ở góc đường và chạy bổ về hướng đó. Một cơn run bần bật chụp trùm lên người bà.)
Galloway: (Tay nắm chặt cứng cần thắng hơi, mặt trắng bệch và khốn khổ.) Tôi trông thấy nét mặt của nó. Một đứa bé tuyệt đẹp! Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho mình được. Nó chỉ là một đứa bé con, không đầy hai hay ba tuổi. (Khi xe ngừng ông nhảy xuống và chạy ngược lại, theo sau là người bán vé, nhân viên hỏa xa và hành khách. Một đám đông tựu lại, chỉ chỏ, than thở.)
Một đám hành khách: Ghê khiếp quá! Kinh khủng quá! Thật là tội nghiệp! (Vài bà té xỉu.)
Galloway: (Giải thích.) Tôi không trông thấy nó kịp thời. Tôi cũng có ba đứa con nhỏ.
Bà Delavan: (Hối hả chen lấn ra đằng trước và ngã quỵ xuống.) Eddie! Eddie của mẹ! (Bà la hét thất thanh và té xỉu.)
Cái bóng: ( Hiện ra trước người mẹ đau khổ trong lúc bà khóc lóc trên xác nát bét của con.) Nó đây này, nó đây này bà không thấy sao? (Đứa bé cầm quả cầu xanh hiện ra trước mắt người mẹ.)
Người bán vé: (Nói với một hành khách khi xe lửa bắt đầu di chuyển chầm chậm rồi nhanh hơn.) Dẫu sao, nếu cần phải giết một đứa bé, thì âu cũng là ơn Chúa đứa bé đó là một đứa dị hình.
Người khách:  Ông nói đúng!
Galloway: (Vẻ nặng nhọc mệt mỏi hiện trên mặt.) Vậy mà tôi cho rằng mình cẩn thận. Đây là đứa bé đầu tiên mà tôi cán phải trong 15 năm qua.
Dịch xong ngày 13/12/1981
Hoàng_Yến