ại nói Huyền Đức trông thấy trong phòng Tôn phu nhân hai bên giáo mác tua tủa, thị tỳ lại toàn đeo gươm đứng hầu, hồn vía rụng rời. Mụ quản gia bước ra thưa:- Quý nhân đừng sợ hãi, phu nhân tôi từ thuở bé vốn thích nghề võ. Thường thường vẫn sai thị tỳ đấu gươm giúp vui, cho nên có quang cảnh ấy.Huyền Đức nói:- Đó không phải là những đồ của phu nhân chơi, ta khiếp sợ lắm, hãy bỏ đi thôi.Mụ liền vào bẩm với Tôn phu nhân:- Tân lang trông thấy khí giới có vẻ không an tâm, xin hãy cho cất cả đi.Phu nhân cười tủm tỉm nói rằng:- Chinh chiến đã quá nửa đời người, cũng sợ gươm giáo à?Nói đoạn sai bỏ cả đi, và bảo thị tỳ cởi gươm ra đứng hầu. Đêm hôm ấy, Huyền Đức thành thân với Tôn phu nhân, tâm đầu ý hợp lắm. Huyền Đức lại phát vàng lụa cho các thị tỳ để gây cảm tình; rồi sai Tôn Càn về Kinh Châu báo tin mừng. Từ bữa ấy yến tiệc luôn mấy hôm, Quốc thái yêu mến vô cùng.Tôn Quyền sai người đến Sài Tang, báo tin cho Chu Du biết rằng:- Việc đó do mẫu thân ta chủ trương cả, mẫu thân ta đã đem em gái ta gả cho Lưu Bị rồi, không ngờ chuyện giả hóa thật! Bây giờ định liệu làm sao?Chu Du được tin, giật mình, đứng ngồi không yên, liền nghĩ ra một kế, vội viết mật thư sai người dâng lên Tôn Quyền. Quyền mở thư xem, trong thư nói:“Việc mới rồi, không ngờ xảy ra điên đảo như vậy. Nay đã chuyện giả hóa thật, phải lợi dụng việc này mà dùng kế khác mới xong. Lưu Bị đã là bậc kiêu hùng, lại có Quan, Trương, Triệu Vân làm tướng. Gia Cát Lượng bày mưu lập mẹo, chắc không phải là người chịu hèn mãi đâu. Theo ý tôi, chi bằng hãy giam lỏng hắn ở Đông Ngô. Ta sửa sang cửa nhà cho lộng lẫy, làm nhụt chí khí của hắn đi, đưa vào nhiều gái đẹp, và những đồ quý báu khiến hắn mê mải cuộc vui, nhạt tình cũ với Quan, Trương, quên Gia Cát Lượng, mỗi người một nơi. Rồi ta sẽ đem quân sang đánh, thế nào việc lớn cũng thành công. Nếu thả về ngay, e rằng giao long gặp được mưa gió, không khi nào chịu chết già trong ao tù nữa đâu. Xin chúa công xét cho kỹ”.Quyền xem thư xong, đưa cho Trương Chiêu, Chiêu thưa:- Mẹo của Công Cẩn cũng hợp với ý tôi. Lưu Bị xuất thân hàn vi, long đong bốn bể, chưa được nếm mùi phú quý bao giờ. Nay nếu cho hắn ở cửa cao nhà rộng, lắm tiền nhiều bạc, hầu con gái đẹp, ra vào nâng giấc, tất nhiên hắn sẽ không tưởng gì đến Khổng Minh, Quan, Trương nữa, khiến bọn đó đâm ra oán tức. Có thế thì ta mới tính được Kinh Châu. Chúa công nên theo mẹo Công Cẩn mà làm ngay đi.Quyền mừng lắm, lập tức sai sửa sang tòa đông phủ, trồng cây cối hoa cảnh cực đẹp, bày biện đồ đạc tươm tất, rồi mời Huyền Đức và em gái sang ở cả đó. Lại kén hàng chục con hát cực hay và cả đồ vàng ngọc, gấm vóc đem lại. Quốc thái tưởng là Tôn Quyền có lòng tốt, lấy làm hả dạ lắm. Quả nhiên Huyền Đức mê mải về nhạc hay sắc đẹp, không tưởng trở về Kinh Châu nữa.Triệu Vân và năm trăm quân sĩ ở riêng một nhà cạnh đông phủ, nhàn rỗi cả ngày, chỉ ra ngoài thành phóng ngựa săn bắn chơi bời. Ngày tháng thấm thoát, đã gần hết năm. Vân sực nhớ Khổng Minh trao cho ba cái túi gấm, có dặn thoạt tiên đến Nam Từ thì mở túi thứ nhất, cuối năm, mở túi thứ hai, đến khi nào nguy cấp không có đường chạy, thì mở nốt cái thứ ba. Trong túi có mẹo xuất quỷ nhập thần, bảo toàn được chúa công về tới nhà. Nay đã sắp hết năm rồi, chúa công thì cứ ham mê nữ sắc, không trông thấy mặt lúc nào, sao không mở túi thứ nhì xem kế mà làm?Vân liền mở túi ra xem, biết được mưu mẹo như vậy. Ngay hôm ấy, Vân đến phủ xin gặp Huyền Đức. Thị Tỳ vào báo:- Triệu Vân có việc khẩn cấp đến bẩm với quý nhân.Huyền Đức gọi vào hỏi. Vân làm ra vẻ lo sợ, nói:- Chúa công cứ ở trong cung thẳm, không tưởng gì đến Kinh Châu nữa à?Huyền Đức nói:- Có việc gì mà ngơ ngác như thế?Vân đáp:- Sáng nay, Khổng Minh sai người sang Tào Tháo muốn trả thù hận Xích Bích, đã khởi năm mươi vạn tinh binh đánh đến Kinh Châu. Việc nguy cấp đến nơi, chúa công phải về ngay mới được!Huyền Đức nói:- Ta cần phải bàn với phu nhân đã.Vân nói:- Nếu chúa công bàn với phu nhân, chắc phu nhân chả để cho đi. Bất nhược đừng nói, chiều nay về luôn, kẻo chậm thì lỡ việc.Huyền Đức nói:- Ngươi hãy ra ngoài, để ta sẽ liệu.Vân cố giục gĩa hai ba lần, rồi lui ra.Huyền Đức trở về gặp Tôn phu nhân liền rơm rớm nước mắt. Phu nhân nói:- Phu quân có điều chi phiền não làm vậy?Huyền Đức nói:- Tôi nghĩ mình tôi, một thân nương nhờ đất khách. Khi cha mẹ còn, đã không thờ phụng được thì chớ, tết nhất đến nơi, lại không tề tựu được tổ tiên, làm cho tôi áy náy trong lòng.Phu nhân nói:- Thôi, phu quân đừng giấu tôi nữa. Tôi đã viết rõ cả rồi. Lúc nãy, Triệu Tử Loni chơi. Tôn Quyền dẫn một ban mưu sĩ cùng đến, sau Lã Phạm ra nhà khách mời Huyền đức.Huyền Đức mặc áo giáp nhỏ ở trong, ngoài khoác cẩm bào. Các tùy tùng đeo kiếm đi theo, lên ngựa thẳng tới chùa Cam Lộ. Triệu Vân mặc giáp, nai nịt gọn ghẽ, dẫn năm trăm quân bảo vệ. Huyền Đức đến cửa chùa xuống ngựa, vào ra mắt Tôn Quyền trước. Quyền thấy Huyền Đức diện mạo phi thường, đã có ý hoảng sợ. Hai bên chào hỏi nhau rồi, vào nhà phương trượng ra mắt Quốc thái. Quốc thái thấy Huyền Đức mừng lắm, nói với Kiều quốc lão:- Người này thật đáng nể ta lắm!Quốc lão nói:- Huyền Đức có dáng như rồng như phượng, uy nghi đường bệ. Vả lại, nhân nghĩa dội khắp thiên hạ. Quốc thái được rể hiền như thế, thật đáng chúc mừng!Huyền Đức lạy tạ, cùng ăn yến ở trong nhà phương trượng. Một lát, Tử Long đeo gươm đi vào, đứng bên cạnh Huyền Đức, Quốc thái hỏi người nào? Huyền Đức bẩm:- Đó là Triệu Vân ở Thường Sơn.Quốc thái nói:- Có phải tướng cứu được A Đẩu ở trận Đương Dương Trường Bản đó không?Huyền Đức nói:- Bẩm chính phải!Quốc thái khen:- Thế mới thực là tướng quân!Nói rồi ban cho Triệu Vân một cốc rượu. Vân bảo Huyền Đức rằng:- Tôi vừa đi xem xét ngoài hành lang, tất nhiên có chuyện chẳng lành; chúa công nên kêu với Quốc thái.Huyền Đức liền đến quỳ trước mặt Quốc thái, khóc mà nói rằng:- Quốc thái nhược bằng muốn giết Lưu Bị, thì Bị xin ra đây để chịu chết!Quốc thái hỏi:- Sao lại nói thế?Huyền Đức thưa:- Quân đao phủ mai phục hai bên hành lang, không có ý giết Bị thì để làm gì?Quốc thái nổi giận mắng Tôn Quyền rằng:- Nay Huyền Đức đã là rể ta, thì cũng như con ta, sao dám phục quân để mưu hại?Quyền chối không biết, gọi Lã Phạm ra hỏi. Phạm lại đổ cho Giả Hoa. Hoa nín lặng. Quốc thái sai tả hữu lôi ra chém. Huyền Đức can rằng:- Trong việc vui mừng không nên chém đại tướng. Nếu chém đại tướng thì việc kết thân sẽ bất lợi, Bị này khó lòng ở đây lâu để hầu hạ Quốc thái.Kiều quốc lão cũng khuyên can. Quốc thái mới mắng đuổi Giả Hoa ra. Quân đao phủ, tên nào tên nấy ôm đầu lủi thủi chạy cả.Huyền Đức trở ra ngoài thay áo. Đến trước sân chùa, Huyền Đức thấy có một hòn đá to, liền thanh gươm của tên lính hầu, ngẩng mặt lên trời khấn rằng:- Tôi là Lưu Bị, nếu trở về được Kinh Châu, lập nổi nghiệp vương bá, thì xin chém hòn đá này một nhát vỡ ra làm đôi. Nhược bàng số tôi chết ở đây, thì đá không vỡ.Huyền Đức khấn đoạn, cầm thanh gươm chém xuống, nảy tóe lửa, hòn đá vỡ ra làm hai mảnh.Tôn Quyền ở mé sau trông thấy bèn hỏi rằng:- Huyền Đức giận gì hòn đá thế?Huyền đức nói:- Tôi đã ngót năm chục tuổi đầu, không trừ được giặc giã cho nước, trong lòng buồn bực lắm. Nay nhờ Quốc thái thương yêu cho làm rể, thật là một việc kỳ ngộ. Tôi lấy làm thỏa chí bình sinh. Vừa rồi tôi khấn trời bói một quẻ, nếu phá được Tào, hưng được Hán, thì chém vỡ hòn đá. May sao, quả nhiên như nguyện!Quyền nghĩ thầm:- Phải chăng Huyền Đức bịa ra để nói dối ta chăng?Bèn cũng cầm một thanh gươm bảo Huyền Đức rằng:- Tôi cũng xin trời một quẻ, nếu phá được giặc Tào cũng chặt hòn đá này vỡ làm đôi.Rồi Quyền khấn lầm rầm:- Nếu lấy lại được Kinh Châu, hưng vượng Đông Ngô, thì xin chém hòn đá này làm hai mảnh!Quyền liền vung kiếm, chém một nhát, hòn đá lại toác làm hai mảnh nữa.Đến bây giờ vẫn còn di tích hai hòn đá có vết chữ thập, gọi là “Hòn đá căm hờn”.Người sau thăm nơi thắng cảnh đó vịnh thơ rằng:Tảng đá trơ trơ trước Phật đài,Gươm đao một nhát, toác làm đôi.Quả nhiên hai nước cùng hưng vượng.Thiên hạ chia ba bởi mệnh trời!Hai người cùng bỏ gươm xuống, dắt nhau vào tiệc, lại uống thêm vài tuần rượu nữa. Tôn Càn đưa mắt cho Huyền Đức, Huyền Đức mới từ tạ rằng:- Tôi không uống được nhiều rượu, xin cáo thoái.Tôn Quyền tiễn ra trước cửa chùa, hai người đứng ngắm phong cảnh sông núi. Huyền Đức khen rằng:- Đây mới thực là giang sơn bậc nhất trong thiên hạ!Đến nay trong chùa Cam Lộ có bức hoành để mấy chữ: “Thiên hạ đệ nhất giang sơn”.Người sau có đề một bài thơ rằng:Núi non chen chúc, ốc xanh trồng,Phong cảnh nhìn xem cũng lạ lùng.Nào chỗ anh hùng chơi thuở trước.Hẳn nơi sườn núi tựa dòng sông?Trong khi hai người đang đứng ngắm nghía, bỗng nhiên trời nổi gió to, dưới sông sóng dâng cuồn cuộn. Chợt thấy một chiếc thuyền nhỏ, đi trên mặt nước, vững vàng như đi trên cạn. Huyền Đức than rằng:- Người miền nam không biết cưỡi ngựa sao?Huyền Đức nghe nói làm vậy, cũng vén áo nhảy lên ngựa, phi xuống núi, rồi lại phi lên. Hai người kìm ngựa đứng trên đỉnh núi, giơ roi cười khúc khích với nhau. Vì thế chỗ ấy gọi là gò Trụ Mã.Người sau có thơ rằng:Rặng đá quanh co ngựa ruổi rong,Dừng cương đỉnh núi ngắm non sông,Đông Ngô, Tây Thục nên vương bá,Trụ mã nghìn thu vững tựa đồng!Khi ấy hai người lại sóng đôi ngựa trở về. Nhân dân Nam Từ, ai nấy đều nức nở khen ngợi. Huyền Đức về nhà khách, bàn với Tôn Càn. Càn nói:- Chúa công nên nói với Kiều quốc lão, xin thành hôn cho mau, kẻo lại sinh chuyện gì chăng?Huyền Đức nghe lời, hôm sau lại đến nhà Kiều quốc lão. Quốc lão mời vào, thi lễ và nước nôi xong, Huyền đức bẩm rằng:- Nhiều người bên Giang tả đều muốn hại tôi, tôi e không ở lại đây lâu được!Quốc lão nói:- Ông hãy yên tâm, để tôi nói với Quốc thái chu toàn cho.Huyền Đức lạy tạ ra về.Kiều quốc lão vào gặp Quốc thái nói Huyền Đức sợ người mưu hại, cứ nằng nặc đòi về.Quốc thái nổi giận, nói:- Con rể ta đó, ai dám giết nó nào?Lập tức sai người ra mời Huyền đức dọn dẹp vào ở tạm phòng sách, chọn ngày làm lễ cưới.Huyền Đức vào bẩm với Quốc thái rằng:- Còn Triệu Vân ở ngoài không tiện, quân sĩ không có ai đôn đốc.Quốc thái cho vào ở cả trong phủ, kẻo ở ngoài nhà khách lại sinh chuyện. Huyền Đức mừng thầm.Vài hôm sau, Quốc thái kén được ngày lành tháng tốt, mở tiệc rất to, rồi cho Tôn phu nhân cùng với Huyền Đức làm lễ thành hôn. đến chiều tối khách khứa tan đâu vào đấy, hai hàng đuốc hoa đỏ ối soi dẫn cho Huyền Đức nhập phòng. Dưới ánh đèn thấp thoáng, Huyền Đức chỉ thấy gươm giáo tua tủa, hai bên thị nữ, kẻ thì cắp gươm, người thì vác kích. Huyền Đức sợ mất hồn.Thế là:Hoảng trông thị nữ đeo gươm đứng.Cứ tưởng Đông Ngô đặt phục binhChưa biết duyên cớ ra sao, xem hồi sau sẽ hiểu.Chú thích:[1] Chết vợ.