ột tranh cãi quan trọng về Hiệp định Genève 1954 xuất phát từ quan điểm cho rằng Việt Nam thuộc chính quyền Bảo Đại, là [lúc ấy] thực sự vẫn còn là một thuộc địa của Pháp, và do Việt Nam bị ràng buộc bởi các thỏa thuận mà Pháp đạt được ở Genève. Cụ thể, nó được lập luận rằng Điều 27 của thỏa thuận được ký kết đã ấn định trách nhiệm của Pháp là theo dõi việc thi hành các thỏa thuận bởi các chính phủ đã ký kết "và những người kế thừa của họ." Lập luận về điểm tranh cải này cho rằng Nhà nước Việt Nam [Quốc Gia Việt Nam sau này thành Việt Nam Cộng Hòa] đã trở thành một thành tố bảo lãnh [việc thực thi] của Hiệp định là vấn đề dính đến luật pháp quốc tế - một điểm tranh cãi về pháp luật, hiện tượng tương đối mới của các quốc gia cựu thuộc địa với giả định là có chủ quyền đầy đủ. Nhưng nó cũng là một vấn đề của thực tế và chính sách của một tuyên bố. Trong thực tế, Chính phủ Việt Nam là một nhà nước độc lập trước khi Hiệp định đã được ký kết, và được đối xử như một nhà nước riêng biệt trong suốt hội nghị. Chính Phủ Việt Nam đã không ký bất cứ gì trong Hiệp Định Genève. Ngược lại, lời tuyên bố của họ đã rõ ràng bác bỏ các Hiệp định, và từ chối chấp nhận bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến thực hiện hoặc thực thi chúng. Chính phủ Việt Nam đã được hoàn toàn độc lập từ Pháp vào ngày 04 Tháng Sáu 1954, và đã được chấp nhận như là một thành viên bình đẳng bởi các chính phủ khác tại Genève. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam sẽ không đương nhiên bị ràng buộc bởi các thỏa thuận tháng Bảy giữa Việt Minh và Pháp. Từ lúc khởi đầu của hội nghị, các lợi ích của Chính phủ Việt Nam đã đụng độ với mong muốn của Pháp. Người Pháp muốn kết thúc chiến tranh Đông Dương ngay cả khi việc triệt thoái phải kèm theo những nhượng bộ nghiêm trọng cho Việt Minh. Phản đề nghị của Chính phủ Việt Nam với đường lối cứng rắn, đi ngược lại tinh thần thỏa hiệp hiện hành, đã bị các cường quốc cộng sản và phương Tây từ chối. Các từ ngữ cuối cùng của thỏa thuận về việc chấm dứt chiến sự đã được đưa ra theo như Pháp và Việt Minh muốn có. Hoa Kỳ, với mục đích thúc đẩy một số kết quả tích cực cho hội nghị, đã ít ủng hộ Chính phủ Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ đã từ chối hành động thay mặt cho nước Pháp để gây áp lực với Chính phủ Việt Nam, và đã đôn đốc người Pháp tiếp nhận các đại biểu Chính phủ Việt Nam. Nhưng kể từ khi các đại biểu của Vương quốc Anh và Pháp đã sẵn sàng nhượng bộ đáng kể với những người cộng sản để đạt được một kết thúc nhanh chóng về cuộc chiến, và vì chỉ được ít ủng hộ, vị trí đàm phán Chính phủ Việt Nam đã được đoán trước là thất bại. (Tab 1). Pháp, một quyền lực phương Tây đang thống trị khu vực tranh chấp, và Việt Minh là hai chấp hành viên chỉ định của Hiệp định. Cả việc thỏa thuận đình chiến hay cả những khía cạnh khác của thỏa thuận trên thực tế đều không thể thực hiện mà không có tuân thủ của VNDCCH và Pháp. Các đại biểu Chính phủ Việt Nam tại Genève đã dứt khoát lặp đi lặp lại việc Chính phủ Việt Nam từ chối nhận trách nhiệm đối với các hiệp định ký kết của Pháp, đặc biệt là với các tài liệu tham khảo đến việc phân vùng và các cuộc bầu cử. Việc không cấp bách rút các lực lượng quân sự và ngoại giao của Pháp ra khỏi Việt Nam là đã được dự kiến làm cho nỗi bật lên một sự bất thường của Hiệp Định là đã bỏ qua Chính phủ Việt Nam có chủ quyền, thậm chí đối với việc thi hành Hiệp định ngay trên lãnh thổ của họ [Quốc Gia Việt Nam] (Tab 2). Thảo Luận III. B. Tab 1 – Tính pháp lý và vị trí đàm phán của Chính phủ Việt Nam tại Genève Tab 2 - Trách nhiệm của Pháp và Chính phủ Việt Nam sau khi Genève