- Trời vẫn sáng đấy, đồng chí chuẩn uý ạ.- Nói chung là tối …Nhưng này, cô đừng ngồi trên mặt đá như thế. Đá chóng lạnh, nó sẽ lấy hơi ấm của cô mà cô không biết. Cô nên trải áo ra mà ngồi.- Đúng đấy.Xin cám ơn đồng chí chuẩn uý.- Còn đọc thì không nên đọc thành tiếng.Buổi tối thì không khí ẩm thấp mà hoàng hôn thì lại yên tĩnh quá. Đứng xa 5 cây số cũng nghe thấy.Mà còn phải quan sát nữa chứ, chiến sĩ Guốcvích.Brichkina chiếm vị trí quan sát ở hồ, nhìn từ xa Vaxkốp đã mỉm cười hài lòng: cô này khá thật! Cô chặt một ít cành thong, trải xuống chỗ đất giữa hai tảng đá rồi lấy áo khoác phủ lên làm đệm: con người từng trải thật. Cô làm anh tò mò, phải hỏi:- Brichkina, cô quê ở đâu?- Ở tỉnh Brianxk, đồng chí chuẩn uý ạ.- Cô có làm việc ở nông trang không đấy?- Có chứ, nhưng chủ yếu là giúp việc cho bố em.Bố em coi rừng và bố con em cùng ở đội biên cảnh.- Hèn nào cô bắt chước tiếng vịt thật giống.Cô gái bật cười.Các cô thích cười lắm, chưa thể bỏ được cái tính ấy.- Cô có thấy gì không?- Vẫn yên ạ.- Cô phải để ý chi tiết, cô Brichkina ạ, phải xem cây cối có đung đưa không, chim chóc có xao xác không.Cô đã ở rừng chắc biết rõ. - Rõ.- Có thế chứ …Chuẩn uý giậm chân, ra hiệu rằng đã nói hết, đã chỉ thị xong, rằng bây giờ anh phải đi chỗ khác nhưng chân không muốn bước. Cô gái ở rừng này mới độc đáo làm sao, cô trải cái giường nằm mới êm đẹp làm sao, con người cô toả ra cái hương vị mới ấm cúng làm sao, tựa hồ đó là lò sưởi kiểu Nga thân thương ở làng quê mà anh vừa thấy trong mơ hôm nay.- “ Lida, Lida, Lidaveta (tên thân mật của Lida ), sao em không chào anh lấy được một lời, sao em không hát cho người em yêu, hay người của em chẳng đáng yêu chiều “- bỗng dưng anh nhịp nhịp tay cất giọng khê nồng hát lên mấy câu rồi giải thích: - Ở quê tôi người ta hay hát câu ấy lắm.- Còn ở quê em …- Sau này tôi sẽ hát cùng với cô, Lida ạ. Chiến đấu xong chúng ta sẽ hát.- Thật chứ? – Lida mỉm cười.- Thì tôi đã nói rồi.Chuẩn uý bỗng dạn dĩ nháy mắt với cô một cái, rồi tự mình lại thấy bối rối trước, liền sửa lại mũ rồi lại bước đi.Lida Brichkina gọi theo:- Nhớ đấy, đồng chí chuẩn uý! Hứa rồi đấy nhé! Anh không trả lời, nhưng cứ mỉm cười suốt dọc đường đi trong hẻm núi ra đến vị trí dự phòng mới thôi. Đến đây anh không để lộ một nét cười nào nữa và bắt đầu đi tìm xem chiến sĩ Chetvêrtak nấp ở đâu.Lúc ấy chiến sĩ Chetvêrtak đang ngồi dưới chân một tảng đá lớn, trên đống bao đồ, mình quấn áo khoác, hai tay xỏ trong tay áo. Cổ áo dựng ngược lên che kín cả đầu lẫn mũ, chỉ còn chiếc mũi nhỏ xương xẩu đỏ hồng là thò ra ngoài một cách rầu rĩ mà thôi.- Sao buồn rầu thế đồng chí chiến sĩ?- Lạnh …Anh chìa tay ra, nhưng cô nguẩy đi. Cô ngốc nghếch cho rằng anh đến đây là để nắm tay cô …- Lạy Chúa, đừng có vùng vằng như thế! Đưa trán đây.Nào! …Cô thò cổ ra.Chuẩn uý áp tay vào trán cô nghe ngóng: trán nóng hầm hập. Trời đất quỷ thần ơi, thế có chết không!- Sốt rồi, đồng chí chiến sĩ ạ. Đồng chí có thấy không?Cô yên lặng và đôi mắt cô buồn như mắt bê con, tựa hồ trách móc tất cả mọi người mọi vât. Đấy, tại chiếc ủng mất, đồng chí cứ vội vội vàng vàng, tại gió lạnh tháng Năm.Thế là anh đã phải gánh chịu một người mất sức chiến đấu, một gánh nặng không những cho cá nhân anh, mà cho toàn đơn vị.Vaxkốp lấy ba lô của mình ra lục tìm tít trong đáy lôi ra một vật quý báu nhất của anh: một bi đông rượu cồn bảy trăm năm mươi gam nút chặt. Anh rót ra ca.- Uống luôn hay pha loãng hơn?- Cái gì đấy?- Thuốc. Rượu đấy!Cô xua tay,lùi lại.- Ôi, ôi! Sao lại thế, sao lại thế …- Tôi ra lệnh phải uống!…- Chuẩn uý suy nghĩ một lát rồi pha thêm một ít nước sôi - Uống đi, uống xong chiêu một ít nước sôi để nguội là hết.- Không đâu, anh…- Uống đi, đừng lôi thôi!…- Ô hay, sao anh cứ thể nhỉ! Ở nhà mẹ em là thầy thuốc…- Không có mẹ miếc gì cả.Bây giờ chỉ có chiến tranh, có bọn Đức, có chuẩn uý Vaxkốp, chứ không có mẹ.Người nào sống qua chiến tranh rồi sẽ có mẹ. Rõ chưa?Cô nín thở, uống một hơi hết, nước mắt lã chã.Rồi cô ho lên. Vaxkốp khẽ đấm lưng cho cô. Lát sau, cô né sang một bên, lấy tay lau nước mắt, mỉm cười.- Em bị choáng!…- Ngày mai sẽ khỏi hẳn.Ạnh làm cho cô một bộ giát giường cành cây.Anh trải ra rồi lấy áo khoác phủ lên:- Ngủ đi, đồng chí chiến sĩ.- Anh không có áo khoác thì sao?- Đừng ngại, tôi khoẻ lắm.Ngày mai cô phải khoẻ. Tôi hết sức yêu cầu như vậy.Yên lặng. Cả rừng cây, cả hồ nước, cả không khí xung quanh. Tất cả đều chìm vào yên tĩnh. Bây giờ đã quá nửa đêm, đã sang một ngày mới, mà bọn Đức thì tuyệt nhiên không có tăm hơi gì cả. Thỉnh thoảng Rita lại nhìn Vaxkốp, và có lúc chỉ có hai người, cô hỏi:- Có lẽ chúng ta chờ hoài công cũng nên?- Cũng có thể chúng không đến - chuẩn uý thở dài – Tuy nhiên tôi không nghĩ như vậy. Tất nhiên, chỉ trừ trường hợp cô nhầm chúng là những gốc cây thì không kể.Đến bây giờ thì chuẩn uý bãi lệnh canh gác. Anh bảo mọi người về vị trí dự bị bẻ cành cây trải giường nằm ngủ, bao giờ anh đánh thức hãy dậy. Còn anh ở lại phòng tuyến chính, Ôxianina cũng cứ theo anh.Bọn Đức không thấy xuất hiện. Điều ấy khiến anh bực bội. Cũng có thể bọn chúng không bao giờ đến đây, cũng có thể chúng mò đi đường khác, cũng có thể chúng thực hiện một nhiệm vụ không phải như anh đã nghĩ hộ chúng.Có thể chúng đã kịp thời gây ra bao nhiêu thiệt hại cho ta như bắn chết người trong bộ tham mưu, phá huỷ một cơ sở nào đó quan trọng. Có lẽ rồi anh sẽ phải trả lời trước toà án binh vì sao đáng lẽ phải đi càn trong rừng, phải tiêu diệt bọn Đức, thì anh lại chui rúc vào tận đây. Vì anh thương chiến sĩ chăng? Vì anh sợ phải đẩy chiến sĩ vào cuộc đụng đầu trực tiếp với quân thù chăng? Đó không phaỉ là cái cớ để bào chữa, nếu anh không hoàn thành được mệnh lệnh. Không, không thể bào chữa được.- Đồng chí chuẩn uý, đồng chí đi ngủ đi. Đến gần sang em sẽ gọi…Khỉ thật, làm sao ngủ được! Bây giờ đến rét anh cũng không cảm thấy nữa, dù chỉ mặc có một áo …- Ôxianina, cô đợi đấy mà ngủ. Tôi mà để xổng mấy thằng Đức thì tôi sẽ ngủ một giấc vĩnh viễn, hiểu không.- Có khi bây giờ chúng cũng thì sao, hả anh Phêđốt Epgraphôvích?- Chúng cũng ngủ à?- Chứ sao! Thì chúng cũng là người mà. Chính anh nói rằng mỏm núi Xiniukhina là lối đi duy nhất ra đường xe lửa. Mà chúng thì …- Khoan đã, Ôxianina! Năm mươi cây số, đúng thế, có khi còn hơn nứa. Mà lại không quen địa hình. Lại còn lo sợ từng khóm cây bụi cỏ…Có phải thế không?…Rôi nghĩ thế có phải không?- Phải đây, đồng chí chuẩn uý ạ.- Nếu thế thì có lẽ chúng cũng phải ngủ giữa rừng thật. Mà phải ngủ đến sang bảnh mắt ra ấy. Lúc đó thì…Phải thế không nhỉ?Ôxianina mỉm cười, rồi lại nhìn anh hồi lâu như mẹ nhìn con.- Vì thế anh có thể ngủ đến sang được. Em sẽ đánh thức - Tôi không ngủ được, đồng chí Ôxianina …Phụ danh của cô là gì?- Anh cứ gọi em là Rita cũng được.- Chúng ta hút nhé, đồng chí Rita?- Em không hút - Ừ! Chũng cũng là con người, điều ấy làm sao tôi vẫn không hiểu hết.Cô nói đúng đấy: chúng cũng phải nghỉ. Thôi, Rita cô đi đi, đi đi!- Em không muốn ngủ.- Thì nằm một tí cho đỡ mỏi chân tay. Cô có lẽ không quen đi xa à?- Em lại có thói quen ấy rất tốt, anh Phêđốt Epgraphôvích ạ - Rita cười nóiNhưng chuẩn uý đã thuyết phục được Rita nằm ngay chỗ tiền tiêu trên cái giường cành cây mà Lida Brichkina đã trải cho bản thân mình. Cô trùm tấm áo khoác, định bụng ngủ đến lúc rạng đông rồi thiếp đi ngay. Giấc ngủ thật sâu, không một cơn mê, tựa như độn thổ đi vậy. Cô choàng mở mắt ra khi chuẩn uý kéo áo.- Cái gì thế?- Khẽ chứ! Có nghe thấy không?Rita bỏ áo khoác ra, sửa lại áo váy rồi đứng dậy. Mặt trời đã tách khỏi đường chân trờ, các tảng đá ánh lên màu hồng tươi.Cô lắng nghe: phía rừng xa có tiếng chim xáo xác.- Chim kêu…- Chim ác là! – Vaxkốp khẽ cười – Chim ác là kêu đấy, Rita ạ. Như thế nghĩa là có người đến làm kinh động chúng. Đúng là khách đến, Rita, cô đi gọi các bạn dậy đi. Mau lên! Nhưng phải bí mật, không được có tiếng động!…Rita chạy đi.