Đánh máy: Bạch Vân Phi
Hồi 16
Miên Dương bán dạ cứu Đường môn
Bố Đà La tự thu kinh bổn

Mười ngày sau, bọn Thiên Vũ về đến Cối Kệ Long Nữ cho mở đại yến chiêu đãi mọi người. Bà nghe kể Bá Câu nhờ bảo y nên thoát chết, hậm hực nói:
- Thật là đáng tiếc, không hiểu lão ác tặc ấy lấy đâu ra chiếc bảo y?
Thiên Cơ thư sinh ứng tiếng:
- Bẩm phu nhân, Thanh Sa Chân Quân có một đôi nên đã tặng cho Bá Câu một chiếc Thiên Tầm Ma Ỵ Trừ bảo đao thần kiếm, không loại vũ khí nào đâm thủng được.
Huệ Chi thỏ thẻ nói:
- Nếu vậy tướng công cũng mặc bảo y của thiếp mà đấu với lão.
Hôm sau, Thiên Vũ cho chim bồ câu báo với Bát Chỉ Thần Cái tung đệ tử truy tìm tung tích Triệu Bá Câu, Hàn Cán và Thiên Trì Tẩu. Chàng dặn Lương bang chủ bảo bọn bang chúng lưu ý những người chỉ còn một mắt.
Tin Tổng đàn Tử Vi môn bị Kiếm Minh thiêu hủy, Bá Câu thọ thương phải đào tẩu đã lan truyền khắp thiên hạ. Các phái đều cử người đến chúc mừng.
Thiên Vũ đã giải độc cho Thanh Hải thần tăng và hai cao thủ hồi đầu. Chàng biết Thiên Cơ thư sinh là bậc kỳ tài, cơ trí tuyệt luân nên hỏi ý kiến ông:
- Theo Khúc tiên sinh thì Bá Câu sẽ chạy về đâu?
Khúc vệ suy nghĩ, cân nhắc mọi khả năng rồi đáp:
- Theo thiển ý của lão phu thì Bá Câu nhất định sẽ chạy sang Tây Vực để nương nhờ Hồng giáo vì các Phân đàn sau khi nghe tin dữ đã tự động giải tán, môn đồ nhất định đào tẩu hết.
Thiên Vũ đăm chiêu một lúc, quay sang hỏi Hoàng Diện Tú Sĩ:
- Lâm các hạ. Ngoài số năm mươi vạn lượng mà ngài đã đem về cho Kiếm Minh thì Bá Câu còn có tài sản gì nữa không?
Họ Lâm giật mình:
- Thiếu chủ nhắc lão phu mới nhớ. Chiếu theo sổ sách thu nhập của Thiên Phủ đường thì phải còn hơn trăm vạn lượng nữa. Số này không được chuyển về Tổng đàn.
Như vậy có lẽ Bá Câu còn một cơ sở bí mật. Cổ nhân thường nói: “Thỏ khôn có đến chín hang” hơn nữa Thập Bát Cương Thi cũng không có mặt ở Tổng đàn.
Thiên Cơ thư sinh chép miệng:
- Giá mà bắt được Thiên Trì Tẩu và Hàn Cán thì sẽ biết được cơ sở thứ hai này.
Thanh Hải thần tăng góp ý:
- Bần tăng hiểu rất rõ con người của Bá Câu. Lão không bao giờ đến với ai với thế hạ phong. Nếu có sang Tây Vực liên thủ với Hồng giáo thì cũng phải có gì để mặc cả.
Nhưng không hiểu ngoài số bạc trăm vạn lượng, lão còn sở cậy vào điều gì nữa.
Mọi người bàn bạc rất lâu mà không đi đến kết luận nào, đành phải chờ tin tức của Cái bang.
Mười ngày sau, chim câu từ huyện An Dương, phủ Hà Nam báo rằng cách đây ba ngày có cao thủ nửa đêm đột nhập Tàng Kinh Các, lấy đi mười quyển chân kinh. Quan trọng nhất là bí kíp Bối Diệp Chân Giải. Các tăng nhân trong chùa phát hiện vây đánh nhưng tên phi tặc hầu như không sợ đao kiếm. Võ công thần sầu quỷ khốc nên đã đả thương Tuệ Tâm đại sư và mười mấy người rồi tẩu thoát. Tuệ Không đại sư mời Thiên Vũ lên ngay Thiếu Lâm tự để bàn bạc để bàn bạc kế sách truy tìm hung thủ.
Bộ phận đầu não của Kiếm Minh lập tức họp khẩn cấp. Long Nữ căm giận bảo:
- Qua những điều vừa kể trong thư, ta đoán chắc đó chính là Triệu Bá Câu. Ngoài lão ra, không ai có được bảo y phòng thân và bản lãnh cao cường đến thế.
Thiên Cơ thư sinh tán thành:
- Hội chủ nói chẳng sai và sự việc này đã chứng thực nghi vấn của Thanh Hải thần tăng, Tình Ma đã dùng chân kinh của Thiếu Lâm tự để dẫn dụ Hồng giáo liên thủ với mình.
Nhị Tuyệt Nhân Ma thở dài:
- Nếu Hồng giáo vào Trung Nguyên thì cuộc phong ba sẽ rất dữ dội và đổ nhiều xương máu.
Chưởng môn phái Côn Lôn Thương Tâm Kiếm Vũ Đạo Toàn tỏ vẻ lo ngại:
- Sau Côn Lôn thì mục tiêu của Hồng giáo sẽ là Thanh Long bang, Nga Mi phái và Chung Nam sơn.
Thiên Vũ gật đầu:
- Đúng vậy. Giờ đây trận địa đã dời sang Tây Thục. Chúng ta phải cấp tốc điều toán đao thủ của Quán Hưu và Thất Tinh đường đến Thiểm Tây giúp Thanh Long bang chặn đứng Hồng giáo lại.
Quán Hưu và Tân Hùng nhận lệnh, ra ngoài kiểm quân, chuển bị lên đường.
Đồng Kỳ Xương, Chung Nam sơn chủ, Thanh Hải thần tăng cũng được điều về mặt trận phía tây. Tổng cộng nhân mã chỉ hơn ba trăm người nhưng toàn là những tay kiệt xuất.
Dùng bữa trưa xong, Thiên Vũ khởi hành đến Tung Sơn. Tiểu hài nhi Thiên Sơn đã tròn năm tháng tuổi, trắng trẻo, bụ bẫm và hay cười. Yến Vân ẵm con ra tiễn trượng phụ Chàng âu yếm thê tử một lúc rồi lên ngựa.
Trưa ngày thứ năm, chàng đã có mặt ở chân núi Thiếu Thất. Gởi ngựa xong, chàng dùng khinh công thượng sơn. Đến cổng tam quan, mười tăng nhân phòng vệ chắp tay cúi chào, mời vào trong và đánh vào khánh ngọc chính tiếng để báo hiệu.
Thiên Vũ vừa đến sân trước đã gặp Phương trượng Tuệ Không và các cao tăng ra đón, đưa vào khách sảnh bên hữu Đại Hùng bảo điện.
An tọa xong, Tuệ Không đại sư rầu rĩ nói:
- Bối Diệp Chân Giải là bí kiếp vô thượng của Phật môn, được viết bằng tiếng Phạn. Trăm năm nay chưa ai học được nhưng vẫn là bảo vật số một của Thiếu Lâm.
Nếu rơi vào tay ác ma thì quả là đáng ngại và ta cũng mang tội với tông môn. Bần tăng đã thỉnh ý của sư thúc tổ và người chỉ điểm rằng chỉ có Thương Thiên Vũ mới có khả năng tìm lại chân kinh. Vì vậy bần tăng mới viết thư mời thiếu hiệp đến.
Thiên Vũ nghiêm giọng đáp:
- Tiểu điệt may mắn được thụ giáo võ học của Thiếu Lâm, trong tâm vẫn xem mình là đệ tử Phật môn nên có nghĩa vụ thu hồi bí kiếp. Tiểu điệt xin tận lực hoàn thành. Theo ý của tiểu điệt thì hung thủ chính là Tình Ma Mễ Hồng đã từng hóa thân thành Triệu Bá Câu. Mục đích của lão là đem chân kinh dâng tặng cho Đại Lai Hoạt Phật ở Tây Vực để mượn lực lượng Hồng giáo chống lại võ lâm Trung Nguyên.
Quần tăng không ngờ chàng lại biết rõ hung thủ nên mừng rỡ vô cùng.
Tuệ Không bảo:
- Thiếu hiệp quả là người tài trí. Bần tăng sẽ cử cao thủ La Hán đường theo thiếu hiệp đi Tây Vực.
Chàng mỉm cười nói:
- Sự xâm nhập của Hồng giáo không chỉ liên quan đến vụ mất kinh của Thiếu Lâm tự mà còn đe dọa cả sự thanh bình của võ lâm. Xin Phương trượng liên hệ với các bang phái, cử người đến ngay đất Thục để đương cự với bọn Lạt mạ Phần tiểu điệt sẽ tìm cách trà trộn vào Tây Vực để đoạt lại kinh sách.
Thỏa thuận xong, Thiên Vũ cáo từ chư tăng, xuống núi. Bảy ngày sau, chàng vượt sông Hán Thủy vào đất Thiểm Tây. Dọc đường, đệ tử Cái bang ở Tây An cung cấp tin tức về mặt trận Lan Châu, Hồng giáo chuẩn bị tấn công Tổng đàn Thanh Long bang ở Phượng Tường. Cánh thứ hai từ Thanh Hải đang tiến về huyện Miên Dương để uy hiếp Đường gia.
Thiên Vũ cân phân lợi hại, biết Đường môn không có lực lượng hỗ trợ sẽ gặp nguy nên đi về hướng Tứ Xuyên.
Đường môn đã tồn tại hàng trăm năm như một bang hội có một không hai trong võ lâm. Toàn bộ môn nhân đều mang họ Đường, hoặc chí ít cũng là dâu, rể, con cháu.
Ám khí của họ lừng danh vũ nội, không những về thủ pháp tinh kỳ mà còn ở chất độc vô song.
Hai ngày trôi qua, chàng còn cách Miên Dương hơn hai trăm dặm. Đường vào đất Thục gập ghềnh, hiểm trở, đồi núi chập chùng, khó đi đến nỗi thi hào Lý Bạch trong bài Thục Đạo Nan đã phải than thở rằng:
“Y hu hy, nguy hồ, cao tai.
Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên
...
Hoàng hạc chi phi thượng bất đắc.
Viên nhứu dục độ sầu phân viên”
Tạm dịch:
“Chà chà. Hiểm thế cao thay
Đường đi vào Thục gay hơn lên trời
...
Hạc vàng bay cao chẳng tới được
Khỉ vượn leo giỏi khó bề vịn... ”
Thiên Vũ vượt qua được hai ngọn núi, đến một khu rừng rậm rạp thì hoàng hôn đã buông mau. Đã quen với cảnh lang bạt trường đồ, màn trời chiếu đất nên trên lưng ngựa lúc nào cũng có sẵn lương khô và rượu quý. Chàng thấy bên tả đường quan đạo có một tảng đá lớn cao hơn hai trượng, liền dừng ngựa chọn nơi ấy làm chỗ nghỉ ngơi.
Nền đất dưới chân khối đá cứng và bằng phẳng, chỉ toàn sỏi đá, lưa thưa vài cọng cỏ non. Tháng tám gió thu thổi mạnh, chàng gom củi nhóm lửa ở hướng Đông để tránh gió.
Chỉ lát sau, trời đã tối hẳn, Thiên Vũ vừa ăn uống vừa nhìn ngọn lửa bập bùng, nhớ đến lần cùng Kinh Hạo đến Hồng Trạch hồ cứu người thân.
Thói thường, độc ẩm bao giờ cũng mau say, chưa hết một canh giờ, chàng đã uống cạn nửa túi rượu mười cân. Đêm trường tịch mịch, tiếng côn trùng rỉ rã trong tiếng là rừng rì rào bởi ngọn gió tây, Thiên Vũ nghĩ đến mối phụ thù và bước đường gian tuân sắp đến, cảm khái vỗ bao kiếm ngâm bài Tương Tiến Tửu. Dù không vận công nhưng giọng chàng sang sảng, lồng lộng.
Dứt bài, chàng định uống thêm một hớp rồi đi ngủ nhưng từ xa vọng lại tiếng bước chân nặng nề. Nửa khắc sau, một hán tử mặc bạch bào loạng choạng đi đến, ngồi phịch xuống bên đống lửa. Thiên Vũ lặng lẽ quan sát, thấy hắn độ tam tuần, tướng mạo hiên ngang, lạnh lẽo nhưng vô cùng xanh xao, hốc hác. Thân áo trước bị thủng một lỗ nơi ngực phải, máu đã khô đen và dính chặt vào da thịt.
Hắn thở dài nói:
- Tại hạ thọ thương trầm trọng, tưởng rằng phải chết một mình cô độc trong rừng.
Bỗng nghe tiếng ngân hào tráng của các hạ nên cố lần ra đây có điều muốn cậy nhờ.
Mong các hạ vì đạo nghĩa giang hồ mà an táng dùm tấm thân này để tại hạ khỏi phụ công sinh dưỡng của song thân.
Thiên Vũ ái ngại hỏi hắn:
- Ngoài vết kiếm thương trên ngực, các hạ còn bị thương ở đâu nữa không?
Hán tử cười đau khổ đáp:
- Vết thương trước ngực chỉ là chuyện nhỏ, còn một chưởng Mật Tông Đại Thủ Ấn sau lưng cách đây năm ngày đã làm tạng phủ sai lệch vị trí. Dù các hạ có là thần y cũng chẳng cứu nổi. Tại hạ còn sống đây là nhờ chút nguyên khí cuối cùng.
Thiên Vũ vương tay thăm mạch,thấy quả đúng là đã vô phương nên thở dài bảo:
- Các hạ nói đúng, đã quá trễ rồi. Nếu còn có tâm nguyện gì chưa hoàn thành thì cứ nói. Thương Thiên Vũ tôi sẽ tùy năng lực mà giúp cho.
Chàng móc trong túi ra năm viên linh đơn đưa cho gã:
- Bậc trượng phu sống thì vui với chính đạo, chết thì thản nhiên cười. Thuốc này sẽ giúp cho các hạ thêm khí lực cùng ta cạn vài chung tử biệt.
Hán tử uống vào nghe tinh thần sảng khoái, nhấp một hớp rồi kể:
- Tại hạ là Liễu Tông Nguyên, từ nhỏ đã theo song thân đến Tây Tạng lập nghiệp.
Gia phụ nhờ tài buôn bán đã thành đại phú, còn tại hạ cũng may mắn được kỳ nhân thu nhận nên luyện thành tuyệt kỹ, tạo được chút hư danh và Vô Tình Kiếm. Nửa năm trước, gia mẫu lâm trọng bệnh, biểu đệ của tại hạ là Liễu Quân bảo rằng trong Quân Sơn ở An Khánh có một vị đệ nhất thần ỵ Tại hạ bèn chuẩn bị lễ vật cùng Liễu Quân và Trung Nguyên, quyết mời cho được. Nào ngờ vừa đến rặng núi này, gã âm thầm ám toán, cướp sạch vàng bạc, tuấn mã, để tại hạ chờ chết trong rừng.
Thiên Vũ nhíu mày hỏi:
- Các hạ có biết hắn làm vậy vì động cơ gì không?
- Có. Trong mấy ngày qua, tại hạ thức ngộ rằng hạ độc thủ mình vì muốn tranh giành Tần Thao Ngọc, vị hôn thê của Nguyên này.
Thiên Vũ ngán ngẩm cho tình đời, quắc mắt bảo:
- Tại hạ cũng đang trên đường sang Tây Tạng, sẽ ghé qua quý phủ điều trị bệnh cho lệnh mẫu và lấy đầu tên khốn kiếp Liễu Quân.
Liễu Tông Nguyên là người cao ngạo, mặt lạnh như tiền nhưng cũng không khỏi xúc động:
- Không ngờ trước lúc lâm chung lại được gặp bậc kỳ hiệp như các hạ. Nếu cứu được gia mẫu, Nguyên này xin nguyện kiếp sau đền đáp.
Hai người đối ẩm, đàm đạo rất tương đắc. Vô Tình Kiếm biết được mục đích của chàng liền bảo:
- Gia phụ là người hán nhưng nhờ của cải nên rất có thế lực với Hoạt Phật và các trưởng lão trong chùa Bố Đà La Tự Ở Lã Sạ Người thường xuyên vào chùa uống trà, đàm đạo với các Lạt mạ Thương huynh chỉ cần giả danh làm tại hạ theo vào là sẽ có cơ hội thu hồi chân kinh.
Nói xong, họ Liễu lấy ra một quyển sách nhỏ và một chiếc vòng vàng cẩn ngọc rất tinh xảo:
- Mười hai năm trước, tại hạ đi chơi đất Trọng Ba, Tây Tạng, tình cờ gặp một nhà sư Hán tộc đang lâm bệnh nặng, liền đem về Lã Sa chữa trị, nuôi dưỡng. Vị sư ấy chính là Tuyệt Mệnh Kiếm Tang Long, sát thủ số một của cõ lâm Trung Nguyên hai mươi năm trước. Cuối đời, tự biết mình đã gây nhiều ác nghiệp nên xuống tóc làm một nhà sư khất thực. Tuyệt Mệnh Kiếm đã truyền tuyệt nghệ cho tại hạ trong năm năm rồi từ trần.
Nếu muốn cải trang làm tại hạ thì huynh đài phải nghiên cứu bí kiếp này. Còn đây là chiếc kim hoàn đính ước với Tần Thao Ngọc, huynh đài mang về trình với gia phụ để làm tin. Cũng may là Liễu Quân không dám đến gần tại hạ để lục soát nên mới còn hai vật này.
Nói xong, Liễu Tông Nguyên cạn kiệt chân khí, máu miệng rỉ ra. Thiên Vũ vội áp hữu thủ truyền công. Họ Liễu lắc đầu trăn trối:
- Chỉ vô ích thôi, mong huynh đài thay ta chiếu cố cho Tần Thao Ngọc.
Đôi mắt gã lạc thần nhưng vẫn nhìn chàng chờ câu ưng thuận. Thiên Vũ nghe lòng bất nhẫn đành gật đầu. Liễu Tông Nguyên mỉm cười về chốn tuyền đài.
Sáng hôm sau, chàng lấy tảng đá làm chuẩn, đi thẳng vào rừng. Đến chỗ đất mềm, vận toàn lực vỗ một đạo chưởng phong như sấm sét, đất cát bay mù mịt. Một lỗ huyệt sâu hai thước, dài hơn bốn thước hiện ra. Chàng dùng trường kiếm sửa sang cho đủ độ dài rồi đặt thi hài Liễu Tông Nguyên xuống. Lấp đất xong, chàng ôm tảng đá chất lên trên để thú rừng không đào bới.
Cuối giờ Mão, Thiên Vũ lại lên đường, tiếp tục hành trình đến Miên Dương.
Tin tức về cuộc tấn công của Hồng giáo nhắm vào Đường môn được xác định bởi những tay trinh sát lão luyện của Cái bang. Hành tung của bọn Lạt ma rất kín đáo để tạo thế bất ngờ. Vì vậy chàng tin rằng Đường môn chưa hề phát giác. Nhưng vì không quen biết, Thiên Vũ không thể đường đột vào báo tin được. Nếu Hồng giáo bỗng nhiên thay đổi mục tiên thì sẽ ảnh hưởng đến thanh danh của Kiếm Minh. Chàng quyết định chờ sự việc diễn ra rồi mới ra tay tương trợ.
Gần đến huyện thành Miên Dương, Thiên Vũ tháo chiếc nón rộng vành xuống rồi thúc ngựa đi vào. Dừng cương trước một khách điếm hai tầng rộng rãi. Thiên Vũ đặt một phòng thượng hạng, tắm gội xong lăn ra ngủ một giấc. Chiều đến, hóa trang cho dung mạo khác đi, chàng thả bộ dạo một vòng thăm dò và tìm nơi dùng bữa.
Mùi rượu thơm từ Miên Dương đại tửu quán đã quyến rũ được chàng. Tiểu nhị mau mắn đưa khách vào bàn trống. Đang ăn uống, bỗng thấy hai lão nhân vóc người nhỏ bé từ ngoài lẳng lặng bước thẳng đến bàn chàng và ngồi xuống. Thiên Vũ nhận ra Dạ Miêu Nhi và Nhật Phi Hồ nên kinh hãi hỏi nhỏ:
- Phải chăng có việc khẩn cấp nên nhị vị đại ca mới tìm tiểu đệ?
Dạ Miêu Nhi lắc đầu cười:
- Vũ đệ yên tâm. Ta với Nhật Phi Hồ thấy mặt trận Thanh Long bang thế mạnh người đông, có ở lại cũng vô ích nên đến đây cùng ngươi sang Tây Tạng.
Thiên Vũ thở phào:
- Tốt lắm. Có mặt hai tay đệ nhất thần thâu thì việc thu hồi kinh văn sẽ rất thuận lợi.
Tiểu nhị bưng thêm chén đũa và thức ăn. Ba người đàm đạo rất vui vẻ.
Nhật Phi Hồ bảo:
- Lúc chiều ta với họ Kinh đi ngang qua Đường môn, thấy vẫn im lìm, chưa có động tĩnh gì. không hiểu bọn Lạt ma bao giờ mới đến.
Đêm ấy, Thiên Vũ đưa hai tay diệu thủ thần thâu về ở chung khách điếm với mình. Sáng hôm sau, ba người ra chợ huyện. Thấy dưới gốc cây bên đường có một tên hán tử đeo ba túi, chàng bước đến trước mặt hắn, xòe bàn tay hữu để lộ một đồng tiền cổ đen sì. Tên hán tử kinh hãi vái ba vái hỏi:
- Chẳng hay công tử có điều gì sai bảo?
Thiên Vũ hạ giọng bảo:
- Các hạ về báo với Phân đà chủ, huy động anh em cảnh giới chung quang cứ địa của Đường môn và huyện thành. Nếu phát hiện toán người lạ mặt nào, lập tức thông tri cho ta ở Tứ Xuyên khách điếm. Nên chú ý một điều là bọn Lạt ma Hồng giáo đều trọc đầu và nói tiếng Hán thông thạo.
Hán tử nhận mệnh đi ngay.
Chiều đến, một đệ tử Cái bang đến thông báo rằng trong khách điếm An Hưng, cách Đường gia trang sáu dặm có một toán thương nhân khả nghi, tổng số chừng tám chục, đầu bịt khăn.
Chàng thầm nghĩ:
“Bọn chúng chỉ có mấy chục người mà dám tập kích Đường môn, tất phải toàn những tay kiệt xuất. Hơn nữa, chúng phải có cách đối phó với ám khí của họ Đường.”
Ba người lập tức theo hán tử đến Đường gia trang. Trong ánh chiều tà, các kiến trúc của Đường môn nằm trên một ngọn đồi thấp, trông hiền hoà, thanh nhã, khác hẳn danh tiếng lẫy lừng của nó. Với vị trí này, bọn Hồng giáo có muốn tấn công cũng phải chờ trời tối hẳn. Chàng yên tâm bảo hán tử lui về rồi cùng nhị vị đại ca vào tửu quán nơi chân đồi nhâm nhi chờ đợi.
Đây là vùng thế lực Đường môn, tất nhiên chủ quán cũng phải là họ Đường. Bọn chàng nhận ra điều này nhờ cách xưng hô của tửu khách với lão.
Đường chưởng quỹ tuổi mới ngũ tuần nhưng hình như cung tử tức rất tốt nên có đến tám đứa con. Quán hơi vắng nên chúng chạy ra và đùa giỡn, bị Đường Tam la mắng. Thiên Vũ giật mình, nghĩ đến lũ tiểu đồng trong Đường gia trang. Nếu không được báo trước, e rằng Đường gia trang trong cơn hỗn loạn khó mà bảo vệ được chúng.
Chàng suy nghĩ rất lâu rồi gọi chủ quán lại hỏi:
- Đường lão huynh, tại hạ muốn mua một số ám khí, chẳng hiểu giờ này Đường gia trang còn tiếp khách hay không?
Đường Tam hỏi lại:
- Qúy khách mua với số lượng bao nhiêu?
Thiên Vũ đáp:
- Thiết Tật Lê, Ngũ Mang Cầu, Liễu Diệp Phi Đao mỗi thứ một ngàn chiếc.
Đường Tam giật mình trước hợp đồng mua bán béo bở này, quan sát kỹ dung mạo của chàng rồi nói:
- Chẳng hay tôn giá thuộc lộ nào?
Thiên Vũ móc Thanh Long lệnh bài đưa ra:
- Tại hạ là Phó bang chủ của Thanh Long bang.
Đường Tam cầm lấy xem xét rồi cung kính nói:
- Thất lễ. Tại hạ xin dẫn đường đưa Phó bang chủ nhập trang.
Lão giao quán cho phu nhân rồi mau chóng đưa ba người lên đồi. Thiên Vũ để ý thấy Đường môn phòng bị rất lơi lỏng. Có lẽ vì họ không tin rằng có lực lượng nào dám tấn công một nơi mà ngay cả đứa bé mười tuổi cũng biết dùng ám khí.
Vào đến khách sảnh, đại công tử của Đường gia là Đường Thiên Thu đích thân ra tiếp.
Gã kính cẩn vòng tay nói:
- Không ngờ đại giá của Phó bang chủ lại đến tệ xá, thật vô cùng vinh hạnh.
Thiên Vũ đáp lễ rồi lập lại yêu cầu về ám khí. Họ Đường tính toán rồi đáp:
- Tổng cộng là hai ngàn lượng bạc. Nếu có tẩm độc thì thêm ba ngàn lượng nữa.
Chàng lấy ngân phiếu trả đủ, lắc đầu cười bảo:
- Không cần tẩm dộc nhưng chừng nào có thể giao hàng?
Đường Thiên Thu đáp ngay:
- Trong kho đã có đủ số. Sáng mai tại hạ sẽ cho xe chở đến khách điếm.
Thiên Vũ nghiêm giọng:
- Đến sang mai thì số ám khí trong kho sẽ không còn đủ nữa đâu. Nửa tháng sau, Đường môn sẽ giao hàng tại Tổng đàn Thanh Long bang. Chi phí chuyên chở sẽ tính sau.
Đường Thiên Thu giật mình hỏi lại:
- Tại hạ không hiểu ý của Phó bang chủ?
Thiên Vũ cười mát trả lời:
- Tám mươi cao thủ của Hồng giáo đã ở cách đây sáu dặm. Đêm nay sẽ tập kích Đường môn. Tại hạ vì lo cho đám tiểu đồng trong quý trang nên mạo muội đến đây thông trị Tin hay không là tùy chư vị.
Đường Thiên Thu kinh hãi bảo a hoàn:
- Ngươi mau vào trong thỉnh lão phu nhân ra ngay.
Lát sau, Đường lão thái ra đến. Tuổi bà chắc đã hơn thất tuần, tóc bạc như sương, tay chống trượng gỗ nhưng trông còn rất tráng kiện, da dẻ hồng hào, mắt lấp lánh thần quang.
Thiên Vũ đứng lên vòng tay thi lễ:
- Tiểu bối là Thương Thiên Vũ bái kiến lão thái.
Bà gật đầu, ngồi xuống ghế, quan sát chàng rồi bảo:
- Ta là chỗ cố hữu của Thương Thiên Long, chẳng lẽ ngươi không thể dùng chân diện mục mà ra mắt ta được hay sao?
Chàng hổ thẹn và khâm phục đôi mắt sắc bén của Đường lão thái, đưa tay xoa mặt, để lộ dung mạo anh tuấn phi phàm. Đường lão thái hài lòng bảo:
- Ngươi còn anh tuấn hơn cả Thiên Long lúc thiếu thời. Hãy ngồi xuống rồi cho ta biết chuyện Hồng giáo.
Thiên Vũ nghiêm mặt thưa:
- Câu chuyện còn rất dài. Trước hết xin bá mẫu và Đường huynh chuẩn bị ngay lực lượng đối phó. Bản lãnh bọn Lạt ma rất lợi hại.
Đường Thiên Thu gật đầu:
- Thương huynh đệ cứ đàm đạo với gia mẫu. Ta sẽ lo việc này.
Nói xong, gã quay người rảo bước. Thiên Vũ giới thiệu hai tiểu đồng của mình với Đường lão thái:
- Bẩm bá mẫu, đây là nhị vị đại ca của tiểu điệ, Dạ Miêu Nhi Kinh Hạo và Nhật Phi Hồ Lăng Thu.
Hai người bẽn lẽn cúi chào. Đường lão thái bật cười:
- Té ra đây là hai tên trộm gà mà Thiên Long đã cứu mạng năm nào.
Thiên Vũ tư lự, cố tìm câu giải đáp về cách phòng tránh ám khí của Hồng giáo nhưng không có kết quả. Chàng đành phải hỏi Đường lão thái:
- Thưa bá mẫu, theo thiển kiến của tiểu điệt thì bọn Hồng giáo nếu không ỷ lại vào điều gì đó thì chắc không dám đến đây chọc ghẹo ám khí của Đường môn. Xin bá mẫu lưu ý điểm này.
Đường lão thái gật đầu bảo:
- Vũ nhi nhắc nhở rất phải. Nếu chúng mặc áo da trâu và vuốt vũ khí vào đá nam châm thì sẽ vô hiệu hóa được phi châm và các ám khí nhỏ.
Vừa lúc đó, Đường Thiên Thu bước vào, Đường lão thái bảo hắn:
- Ngươi lập tức vào kho lấy độc sa và các ám khí bằng đồng phân phát cho đệ tử bổn môn. Thu hồi lại các loại ám khí bằng sắt thép.
Đường Thiên Thu lại quay ra. Đàm đạo đến đầu canh hai, Thiên Vũ theo Đường đại công tử đi một vòng khảo sát hệ thống phòng thủ. Gần đến canh ba, nhờ nhãn quang sắc bén, chàng phát hiện được mấy chục bóng đen đang từ từ áp sát trọng địa Đường môn. Chàng bảo Đường Thiên Thu báo động, chờ hiệu lệnh sẽ tấn công.
Gã không ngờ trong đêm tối mà Thiên Vũ có thể nhìn xa mười trượng, lòng vô cùng bái phục.
Nửa khắc sau, tám mươi Lạt ma đã đến chân tường trang viện. Chúng chia làm ba toán đột nhập theo ba hướng Bắc, Tây, Đông, chừa lại cổng chính ở phía Nam vì nơi đây có trạm canh.
Chờ bọn chúng phóng qua tường, vào hẳn bên trong, Thiên Vũ huýt sáo ra hiệu.
Bọn đệ tử Đường môn phục sẵn trong các bụi cây lập tức tung ám khí xuống đầu bọn địch. Đồng thời hàng trăm ngọn đuốc được thắp lên, sáng rực cả một vùng.
Bọn Hồng giáo không ngờ đối phương biết trước nên tập kích bất ngờ. Hơn hai mươi tên đã bỏ mạng vì độc sạ Chúng lăn lộn, gào thét trên mặt đấy, chấn động cả đêm trường.
Nhưng đúng như Thiên Vũ đã dự đoán, toán Lạt ma võ công cao hiêu, thiền trượng, phi bạt, giới đao vung lên loang loáng, gạt phăng làn mưa ám khí. Nhưng thật ra bọn chúng rất hoảng sợ vì các ám khí đều bằng đồng, không chịu tác động của từ tính.
Chỉ có mười mấy tên hầu như không coi ám khí ra gì, bộ pháp cứng nhắc nhưng vô cùng lanh lẹ và lợi hại. Đôi song trảo của chúng ngang nhiên chống đỡ đao kiếm, tiến vào gần đại sảnh. Đường lão thái và Đường Thiên Thu đứng trên lan can đại lâu quan sát trận địa, thấy vậy không khỏi kinh tâm táng đởm.
Thiên Vũ nhận ra Thập Bát Cương Thi, chàng bảo Đường Thiên Thu:
- Xin Đường huynh ra lệnh cho đệ tử lui vào sảnh, nhường cho chúng xông tới, càng gần càng tốt.
Hã không hiểu ý chàng nhưng vẫn làm theo. Các cao thủ đang vây đánh Thập Bát Cương Thi lùi cả vào trong. Toán Lạt ma mừng rỡ tụ cả sau lưng Thập Bát Cương Thi tiến lên.
Nhưng khi còn cách cửa sảnh hai trượng, Thiên Vũ vận công đọc câu thần chú mà Chiêu Hồn chân nhân đã dạy. Thập Bát Cương Thi lập tức quay lại tấn công toán môn nhân Hồng giáo. Vì bất ngờ mà đã có mười mấy tên táng mạng dưới ma trảo của Thập Bát Cương Thi.
Đường Thiên Thu thét thuộc hạ hỗ trợ cho Thập Bát Cương Thi, bản thân gã cũng lao xuống nhập cuộc. Toán Lạt ma chỉ còn hơn bốn mươi tên, dù kiêu dũng cũng không chống cự nổi.
Chưa đầy một canh giờ đã bỏ mạng không còn một mống. Thiên Vũ niệm chú cho Thập Bát Cương Thi đình thủ rồi đưa chúng vào trong.
Sáng hôm sau, bọn Thiên Vũ cáo từ Đường môn. Dạ Miêu Nhi sẽ đưa xe chở ám khí và Thập Bát Cương Thi trở lại Tổng đàn Thanh Long bang. Thiên Vũ đã dạy cho Kinh Hạo cách điều khiển đám thây mạ Thật ra chúng chưa thể gọi là xác chết vì đây chính là mười tám tay cao thủ hắc đạo bị Dương Hùng khống chế, dùng Cương Thi ma công và dược vật biến họ thành công của của mình. Ý thức đã bị tiêu hủy nhưng vẫn ăn uống bình thường vì bản năng sinh tồn và chỉ tuân lệnh một cách mù quáng.
Nửa tháng sau, Thiên Vũ và Nhật Phi Hồ đã đến Lã Sa, thủ phủ của Tây Tạng.
Trên đường đi, chàng đã thông thuộc bí kíp võ công của Vô Tình Kiếm Liễu Tông Nguyên. Trình độ kiếm thuật của chàng hiện nay chỉ thua có nghĩa phụ là Kiếm lão nhân. Vì vậy bất cứ kiếm phổ nào cũng không gây khó khăn cho chàng.
Đồng thời, Thiên Vũ cũng học của Nhật Phi Hồ môn Tạng ngữ. Dù không gọi là thông thạo nhưng cũng có thể hiểu được và nói được.
Tây Tạng là vùng cao nguyên ở phía Tây Nam Trung Quốc, rộng khoảng hai trăm vạn dặm vuông, độ cao trung bình một ngàn hai trăm trượng. Bìa phía Nam của Tây Tạng là dãy Hy Mã Lạp Sơn với nhiều đỉnh cao hơn hai ngàn trượng. Phía Nam là nơi có các thung lũng lớn và lượng mưa khá nhiều nên ngành trồng trọt được phát triển. Phần trung và Tây Bắc Tây Tạng thiên về nghề chăn nuôi gia súc.
Thủ phủ Lã Sa nằm ở miền trung, nổi tiếng với những đền chùa lộng lẫy, kiến trúc tinh xảo. Mấy trăm vạn dân Tạng đều theo Phật giáo Mật Tông. Còn Hồng giáo là tên gọi của một tổ chức Lạt ma tinh thông võ nghệ, có trách nhiệm bảo vệ cương thổ Tây Tạng.
Liễu gia trang nằm ở cửa bắc thành Lã Sa, là nơi nổi tiếng không kém chùa Bố Đà La, nơi trụ trì của Hoạt Phật.
Liễu Bảo An sang đất Tây tạng từ năm ba mươi mốt tuổi, nhờ tài kinh doanh mà ông trở nên người Hán giàu có nhất Tây Tạng. Hàng năm vẫn thường cúng dường hàng chục vạn lượng cho Hoạt Phật. Vì vậy, ông trở thành vị tín đồ đáng kính nhất của Hồng giáo.
Thiên Vũ không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô và vẻ đẹo của Liễu gia trang. Kiến trúc mang nặng tính cách Tạng nhưng vẫn còn đôi nét đẹp của Trung Nguyên. Đại môn lúc nào cũng mở rộng, hai bên có gia đinh đứng gác. Chàng xuống ngựa đưa bái thiếp.
Lát sau, có một lão nhân tuổi trạc lục tuần bước ra, mời vào. Chờ khách an tọa xong, lão vòng tay nói:
- Lão phu là Lân Tùng, Tổng quản Liễu gia trang, xin hỏi nhị vị muốn bái kiến Trang chủ vì mục đích gì?
Thiên Vũ cười đáp:
- Tại hạ là một lang trung, nghe nói Liễu phu nhân lâm trọng bệnh nên đến đây xem thử.
Lân Tùng rầu rĩ bảo:
- Túc hạ là người thứ một trăm muốn được hưởng số vàng vạn lượng. Nhưng dù sao cũng phải thử xem.
Thiên Vũ nghiêm mặt nói:
- Quy củ chữa bệnh của tại hạ hơi khác thường. Dù bệnh nhẹ hay cửu tử nhất sinh cũng chỉ lấy đúng một lượng vàng mà thôi.
Họ Lân giật mình chăm chú nhìn chàng, thấy người lạ tuổi mới đôi mươi, ngoài dung mạo anh tuấn còn đầy vẻ tôn quý. Lão bối rối bước ngay vào trong mời Liễu trang chủ. Liễu Bảo An nghe chuyện lạ liền bước ra ngaỵ Lão là người tinh tế, lịch duyệt, xem tướng mạo nhận ra chàng không phải là kẻ tầm thường nên vòng tay thi lễ:
- Công tử nhân phẩm hơn người, lão phu xin cậy nhờ tay diệu thủ hồi xuân.
Thiên Vũ theo lão vào khuê phòng Liễu phu nhân, thấy bà chỉ còn xương với da, chàng xúc động bước đến nắm tay xem mạch. Nửa khắc sau, chàng đứng lên nhìn xuống gầm giường, thấy một đàn kiến đang bu đầy chiếc bồn đựng nước tiểu. Thiên Vũ đã hiểu được bệnh lý, trở lại phòng khách. Liễu trang chủ hồi hộp hỏi:
- Công tử có cứu được tiện nội hay chăng? Các đại phu đến trước đều lắc đầu vì không tìm ra phương dược.
Chàng gật đầu đáp:
- Qúy phu nhân mắc chứng đường niệu. Bệnh này rất khó trị. Ngay đất Trung Nguyên đầy rẫy nhân tài cũng chỉ có mình Độc Tâm Thần Y Tăng Dao là thành công.
Liễu Bảo An thất vọng thở dài:
- Nhưng biết Tăng thần y ở đâu mà mời cho được?
Thiên Vũ mỉm cười:
- Liễu trang chủ chưa nghe tại hạ nói hết. Ngoài họ Tăng, người thứ hai đang đứng trước mặt ngài.
Liễu trang chủ vui mừng khôn xiết, vòng tay nói:
- Xin công tử ra tay tế độ, lão phu không dám quên ơn.
Chàng hỏi mượn văn phòng tứ bảo, viết toa thuốc đưa cho Tổng quản:
- Các hạ theo toa thuốc này bốc sáu thang, chỉ sau hai ngày là bệnh sẽ lui.
Quả nhiên, đến chiều ngày thứ ba, Liễu phu nhân đã hồi phục lại, mặt đã có chút huyết sắc, nước tiểu không còn chất đường nữa.
Thiên Vũ viết toa thứ hai, toa này sẽ dùng suốt đời. Liễu Bảo An cảm kích đến sa lệ, nghẹn ngào bảo:
- Lão phu xin dâng vạn lượng vàng để đền ơn cứu tử.
Thiên Vũ nghiêm mặt hỏi:
- Chẳng hay định lực của Trang chủ thế nào?
Liễu Bảo An ngạc nhiên đáp:
- Lão phu không dám tưự hào nhưng đã nhiều năm lăn lộn trên thương trường nên khi cần thiết thì dẫu núi lở trước mặt cũng không giật mình.
Chàng bảo lão dẫn mình vào thư phòng cho kín đáo rồi kể lại cái chết của Liễu Tông Nguyên và mục đích của mình khi đến Lã Sa.
Liễu trang chủ cắn răng đè nén đau khổ, thiết tha nói:
- Thương công tử có ơn cứu tiện nội, lại có ơn hậu táng cho khuyển tử, Liễu mỗ xin được tận tâm giúp người hoàn thành trọng trách.
Thiên Vũ vòng tay cảm tạ rồi bảo:
- Trang chủ không nên cho phu nhân biết tin dữ. Ba ngày nữa, tại hạ sẽ rời trang rồi trở lại bằng dung mạo của Liễu Tông Nguyên. Mong Trang chủ chỉ giáo đôi điều cần thiết để nhập vai.
Họ Liễu hiểu ý liền đem lai lịch, sinh hoạt trong Liễu gia trang ra kể cặn kẽ. Cuối cùng lão bảo:
- Lân tổng quản theo ta đã bốn chục năm, lão sẽ đi cùng công tử để nhắc nhở.
Trong ba ngày, Lân Tùng dẫn chàng đi khắp gia trang, gặp mọi người, chỉ điểm danh tính, bổn phận để chàng ghi nhớ.
Sáng ngày cuối tháng năm, chàng từ biệt Liễu trang chủ. Nhưng đến trưa, trong dung mạo Liễu Tông Nguyên, chàng và Phi Hồ trở lại gia trang. Lăng Thu lại hóa trang thành tiểu đồng.
Liễu trang chủ dù đã được báo trước vẫn bán tín bán nghị Lão ôm chàng khóc sướt mướt. Thiên Vũ nói thầm:
- Xin bá phụ bình tâm, kẻo lộ chuyện.
Lúc này lão mới biết đây là Thiên Vũ, liền gượng cười, đưa chàng vào trong bái kiến mẫu thân.
Liễu phu nhân đã ngồi dậy, ăn uống bình thường, dù thực đơn rất khắc khổ. Bà âu yếm trách con:
- Nguyên nhi đi tìm thuốc gì mà lâu quá vậy? Nếu không có thần y cứu mạng thì chắc chẳng thấy được mặt ngươi.
Thiên Vũ xúc động, nhớ đến Lục mẫu và Tiêu mẫu, sụp xuống lạy:
- Hài nhi bất hiếu, xin mẫu thân trách phát.
Hàn huyên một lúc, chàng trở lại phòng riêng. Tối đến bàn bạc vối Liễu trang chủ xong, chàng thay y phục dạ hành, dùng khinh công đến nơi cư ngụ của Liễu Quân.
Cha của Tuần Phủ Liễu Quân là biểu đệ của Liễu Bảo An nhưng lão đã qua đời năm năm trước. Liễu Quân vung tay phá gia tài nên cửa nhà rất sa sút. Liễu trang chủ thường phải trợ cấp cho hắn.
Thiên Vũ đã hỏi rõ đường đi nước bước nên đến ngay phòng ngủ của Liễu Quân, gõ cửa, giả giọng lão bộc:
- Liễu công tử, lão nô có chuyện muốn thưa.
Liễu Quân chưa ngủ, liền mở cửa bước ra. Thấy trước mặt là một hắc y nhân bịt mặt, kinh hãi nói:
- Ngươi là ai?
Thiên Vũ tháo khăn, để lộ dung mạo của Liễu Tông Nguyên. Liễu Quân biết biểu ca võ công cao siêu, lòng lạnh như băng nên sụp xuống van nài:
- Xin biểu ca nghĩ đến tình quyến thuộc mà tha cho tiểu đệ một phen. Tiểu đệ nguyện làm nô bộc suốt đời hầu hạ.
Thiên Vũ lạnh lùng bảo:
- Thứ người táng tận lương tâm như ngươi không nên sống mà làm hại nhân sinh.
Dứt lời, chàng vung kiếm xuất chiêu Tuyệt Mệnh Nhân Hoàn chặt bay thủ cấp gã.
Thiên Vũ lột khăn bàn gói lại rồi trở về Liễu gia trang.
Liễu Bảo An biết chàng đã đắc thủ, liền lẳng lặng ấn nút cơ quan trên vách thư phòng, để lộ một cánh cửa dẫn đến một gian mật thất rộng rãi, nằm sâu dưới đất. Nơi đây, linh vị của Liễu Tông Nguyên được phụng thờ. Thiên Vũ đặt thủ cấp của Liễu Quân lên mâm đồng, chấp tây khấn:
- Liễu huynh, tiểu đệ đã đem thủ cấp tên cẩu tặc về đây. Mong hương hồn Liễu huynh được ngậm cười nơi chín suối.
Liễu Bảo An đau khổ không nói nên lời, đôi mắt già nua đẫm lệ. Ông thắp cho con ba nén nhang rồi cùng Thiên Vũ trở lại thư phòng.
Sáng hôm sau, gia nhân của nhà Liễu Quân hộc tốc đến báo hung tin, bảo Lân tổng quản đến lo liệu ma chaỵ Thiên Vũ bỗng nảy ra một ý:
- Bẩm thân phụ, sao chúng ta không nhờ Bố Đà La Tự lập đàn cầu siêu cho biểu đệ?
Liễu Bảo An nghe chàng gọi ông là thân phụ, lòng già được an ủi. Ông tưởng như con mình còn sống. Lão bùi ngùi nói:
- Danh có chính thì ngôn mới thuận. Nguyên nhi chẳng may đã mạng vong, công tử có thể thay nó mà làm con chúng ta được không?
Chàng xúc động quỳ xuống lạy chín lạy:
- Hài nhi xin bái kiến nghĩa phụ.
Họ Liễu vui mừng khôn tả, xiết chặt chàng vào lòng:
- Vũ nhi, sau việc này ta sẽ về Tứ Xuyên sinh sống. Ngươi cứ tiếp tục hành hiệp giang hồ. Lâu lâu ghé lại thăm vợ chồng ta với dung mạo Nguyên nhi là đủ lắm rồi.
Thiên Vũ an ủi lão:
- Xin can gia bớt sầu muộn. Người còn có Liễu Tông Thương tiểu đệ hầu hạ dưới gối, không nên quá bi lụy. Hài nhi xin hứa sẽ thường xuyên lui tới để vấn an nhị vị nhân gia.
Cả thành Lã Sa đồn đại về cái xác không đầu của Liễu Quân. Chiều hôm đó, Tần Thao Ngọc theo Tần công đến phân ưu với Liễu trang chủ. Thấy Liễu Tông Nguyên, nàng mở lời trách nhẹ:
- Liễu ca về hồi nào mà không ghé thăm tiểu muội?
Thiên Vũ đã biết cách cư xử của họ Liễu nên lạnh lùng bảo:
- Ta mới về được vài ngày nên chưa thể đến vấn an bá phụ và nàng được.
Chàng không quen cách nói như vậy nên hơi áy náy. Nhưng Tần Thao Ngọc hầu như không để ý đến, vẫn dịu dàng nói:
- Xong tang lễ, chàng sẽ đến chứ?
Không nỡ làm mất niềm vui trong đôi mắt đẹp, Thiên Vũ đành gật đầu:
- Được, ta sẽ đến.
Cha con họ Tần ở lại luôn để dự tang lễ. Thiên Vũ ngại ngùng nên tránh mặt Tần Thao Ngọc. Liễu trang chủ đã sai Lân tổng quản đem ba vạn lượng lên chùa Bố Đà La nhờ chư Lạt ma làm pháp sự, lập đàn cầu siêu cho Liễu Quân. Đại Lai Hoạt Phật có giao tình thâm hậu với Trang chủ nên vui vẻ nhận lời.
Lễ cầu siêu kéo dài ba ngày đêm với đầy đủ nghi lễ Mật Tông. Thiên Vũ, Phi Hồ mặc đồ tang theo linh cữu vào chùa.
Bố Đà La là ngôi chùa đồ sộ nhất Tây Tạng. Đại điện có chiều ngang mười trượng và chiều dài hai chục trường. Tầng trên có tượng Thích Ca cao lớn gấp mười lần người thật. Phòng của Hoạt Phật và chư vị hộ giá cũng ở đây.
Liễu trang chủ đã được Hoạt Phật ưu ái dẫn lên phòng đàm đạo nên biết rõ vị trí.
Đầu canh ba, đêm cuối cùng, Hoạt Phật xuống dự lễ để niệm thần chú đưa vong hồ Liễu Quân về Tây Phương cực lạc. Chỉ chờ có cơ hội này, Thiên Vũ và Phi Hồ lẳng lặng rút ra ngoài, ẩn vào chỗ tối, cởi bỏ tang phục trắng, để lộ bộ y phục dạ hành sẫm màu. Hai người như bóng ma lướt lên lan can tầng thượng, đến bên cửa sổ phòng Hoạt Phật nghe ngóng rồi dùng tiểu đao đẩy thanh cửa lên, đột nhập vào phòng. Lăng Thu là tổ sư trong nghề đạo chích nên hành động rất mau lẹ, chính xác. Sau một hồi lục soát, gã đã tìm ra ngăn bí mật có ổ khóa. Nhưng ổ khóa này chỉ là trò đùa với Nhật Phi Hồ.
Gã dùng một thanh thép mỏng mở ra dễ dàng. Trong ngăn, ngoài ngân phiếu còn có một bọc vải vàng. Thiên Vũ mở ra xem, nhận ra mười quyển chân kinh của Thiếu Lâm.
Chàng mừng rỡ cùng Phi Hồ rút trong người ra mười quyển kinh văn ngụy tạo, đổi lấy mười quyển thật rồi gói lại như cũ. Thấy không còn sơ sót điều gì, cả hai thoát ra ngoài rồi đẩy then gài lại.
Trưa hôm sau, chôn cất Liễu Quân xong, chàng định trở lại Trung Nguyên thì Tần Thao Ngọc đã đến bên nhắc lại lời hứa hôm trước:
- Liễu ca, tiểu muội đã thưa với bá phụ và bá mẫu rằng chàng sẽ sang Tần gia trang chơi vài ngày.
Thiên Vũ gật đầu, lẳng lặng vào hỏi ý kiến nghĩa phụ:
- Can gia, Tần tiểu thư muốn hài nhi đến thăm, thật là khó nghĩ.
Liễu Bảo An thở dài:
- Thật tội cho Thao Ngọc, chưa xuất giá đã lâm vào cảnh góa bụa. Ta cũng chẳng biết tính sao. Hay ngươi cứ sang an ủi nàng mấy hôm rồi sẽ liệu sau.
Không còn cách nào từ chối, Thiên Vũ ngán ngẩm đi cùng cha con Tần công.
Tần gia trang chỉ cách đó chừng hai mươi dặm. Tuy không lộnglẫy bằng Liễu gia trang nhưng vì ở ngoại thành nên rộng rãi, khoáng đạt hơn nhiều. Chàng đã được nghe Lân tổng quản kể cặn kẽ về nơi đây nên không đến nỗi bỡ ngỡ. Uống trà xong,Tần công cười bảo:
- Hiền tế và Ngọc nhi ra hoa viên cho mát, ta vào nghỉ ngơi một chút.
Tần Thao Ngọc thẹn thùng liếc mắt ra hiệu. Hai người khách sảnh, ngồi trên ghế đá trong vườn hoa. Nàng thản nhiên nép vào lòng chàng. Thiên Vũ vẫn nghĩ rằng nàng là thê thiếp của Liễu Tông Nguyên nên không dám nhìn lâu. Nay mặt kề mặt, chàng mới nhận ra nàng vô cùng diễm lệ. Chàng bối rối không biết phải đối xử thế nào.
Tần Thao Ngọc tình tứ nói:
- Sao lần này chàng không hôn thiếp?
Thiên Vũ giật mình, sợ lộ nên bấm bụng hôn lên đôi môi ké mở. Lòng chàng nghĩ đến lời ký thác lúc lâm chung của Liễu Tông Nguyên nên phó mặc cho số mệnh.
Tần Thao Ngọc rùng mình, buông chàng ra khóc nức nở:
- Chàng quả là kẻ vô tình. Chàng còn định đến bao giờ mới chịu rước thiếp về làm dâu họ Liễu? Sao hôm trước chàng hứa khi nào bá mẫu lành bệnh sẽ tổ chức hôn lễ?
Thiên Vũ trả lời cho qua chuyện:
- Ta vẫn nhớ lời như gia tộc mới có tang, cưới ngay sao tiện?
Tần Thao Ngọc giận dỗi nắm tay chàng đặt lên bụng mình thỏ thẻ:
- Thai nhi đã đến tháng thứ hai, thiếp không thể chờ được.
Thiên Vũ giật bắn mình, ấp úng hỏi lại:
- Nàng nói thật chứ?
Thao Ngọc liếc chàng tình tứ:
- Trước ngày theo Liễu Quân vào Trung Thổ, đêm ấy chàng uống rượu say, canh ba mới đến từ biệt. Thiếp thấy chàng quá say nên đưa vào phòng chăm dóc, ngờ đâu chàng lại ôm chặt lấy, rồi...
Thiên Vũ ngơ ngác như người trong mộng, gượng cười bảo nàng:
- Nếu sự tình như thế thì ta sẽ về thưa ngay với phụ thân cử hành hôn lễ.
Thao Ngọc mừng rỡ hôn lên má chàng. Thiên Vũ nhờ nàng chuyển lời chào đến Tần công, lên ngựa phóng như bay về Liễu gia trang.
Liễu trang chủ đang tính toán sổ sách trong thư phòng, thấy chàng bước vào, vội hỏi:
- Vì lẽ gì mà hài tử về sớm vậy?
Chàng buồn rầu thuật lại lời của Tần Thao Ngọc. Liễu Bảo An thở dài nói:
- Vũ nhi hãy vì hương hồn của Tông Nguyên và chúng ta mà chịu khuất tất một chút vậy. Nếu không thai lớn lên thì Thao Ngọc sẽ tự sát vì xấu hổ và giọt máu của Tông Nguyên sẽ chẳng còn. Dù có nói cho nàng nghe sự thật thì cũng không thay đổi được tình thế.
Nhìn ánh mắt thê lương của nghĩa phụ, Thiên Vũ cắn răng gật đầu:
- Hài nhi xin vâng lời nghĩa phụ nhưng xong hôn lễ, hài nhi sẽ trở về Trung Thổ. Ở đây người lựa lời nói cho nàng hiểu.
Hôm sau, cả thành Lã Sa xôn xao vì tin Liễu công tử thành hôn với Tần tiểu thư vào ngày trùng cửu sắp đến.
Trong bốn ngày còn lại, Thiên Vũ lấy chân kinh ra xem. Ý chàng muốn học thuộc để lỡ có thất lạc cũng còn có thể chép lại được. Đến ngày thứ hai thì chỉ còn có quyển Bối Diệp Chân Giải bằng tiếng Phạn. Thiên Vũ nhớ lời Tuệ Không rằng Thiếu Lâm không còn vị cao tăng nào tinh thông Phạn ngữ nên muốn nhân dịp này dịch ra Hán văn.
Chàng hỏi nghĩa phụ, lão cười bảo:
- Lân tổng quản chính là người tinh thông chữ Phạn. Hài tử cứ nhờ lão ta là xong ngay.
Lân Tùng là người thứ hai trong Liễu gia trang biết rõ lai lịch của chàng nên lão vui vẻ nhận lời. Bối Diệp Chân Giải chỉ có gần trăm trang nên chỉ hai ngày là họ Lân đã dịch ra tiếng Hán để Thiên Vũ chép lại. Chàng học thuộc lòng rồi đốt bỏ bản chữ Hán đi.
Lân tổng quản cúi đầu bái phục trí tuệ siêu phàm của Thiên Vũ.
Vì mới có tang lễ nên hôn lễ không lớn lắm. Đại Lai Hoạt Phật và các trưởng lão Mật Tông cũng đến ban phúc cho đôi trẻ.
Đêm động phòng, Thiên Vũ giả say không đụng đến tân nương. Hôm sau, chàng lại rủ Lân tổng quản uống rượu rồi giả đò lảo đảo bước về phòng. Vừa vào đến đã thấy Thao Ngọc cầm tiểu đao kề vào ngực mình, nức nở nói:
- Tướng công, nếu chàng thực tâm chê bỏ thỉ tiện thiếp xin được chết cho chàng thỏa dạ.
Thiên Vũ vội thanh minh:
- Nương tử đừng hiểu lầm, vì nàng đang mang thai nên ta không dám mạo phạm.
Thao Ngọc hỏi lại:
- Xin tướng công nói thật lòng mình. Nếu tiện thiếp không mang thai thì tướng công có chịu cưới thiếp hay không? Hay là chàng đã thay lòng đổi dạ, yêu thương người khác?
Chàng bối rối đáp:
- Lòng ta vẫn yêu thương nàng như thuở nào. Đâu phải vì đứa con trong bụng mà phải cưới nàng.
Thao Ngọc nghẹn ngào nói:
- Tiện thiếp vì quá yêu thương tướng công, chờ đợi chàng đã bốn năm nên mới dùng kế mọn để phu thê sum họp. Thực ra chàng và thiếp nào có vượt lễ giáo. Nếu chàng cảm thấy mình bị lừa thì xin cứ để thiếp chết đi.
Dứt lời nàng vung đao đâm vào ngực trái. Thiên Vũ vội búng một đạo Kim Cương chỉ đánh bay tiểu đao rồi nhảy đến ôm nàng. Thao Ngọc gục đầu vào lồng ngực vững chắc của chàng mà thút thít.
Thiên Vũ vỗ về tấm lưng ong:
- Nương tử giỏi lắm. Nhưng nếu ta không phải là Liễu Tông Nguyên thì nàng nghĩ sao?
Chàng tưởng Thao Ngọc sẽ giật mình kinh hoảng, ngờ đâu nàng vẫn thản nhiên đáp:
- Tiện thiếp là đệ tử tục gia của Hoạt Phật, sao có thể bị lừa được. Ngay ngày đầu tiên chàng đến Liễu gia trang thì thiếp đã thấy chân diện mục rồi. Đám a hoàn đều là người của thiếp.
Thiên Vũ ngỡ ngàng buông nàng ra, nhìn sâu vào đôi mắt đẹp:
- Chẳng lẽ nàng và Liễu Tông Nguyên không có chút tình cảm nào sao?
Tần Thao Ngọc không hề hổ thẹn, mỉm cười đáp:
- Năm thiếp tròn đôi mươi thì Liễu Tông Nguyên đã hai mươi sáu. Liễu bá phụ và cha thiếp là bạn thâm giao nên đã đính ước thông gia. Một năm sau, Liễu Tông Nguyên đến thú thật với thiếp rằng chàng bị quái tật, không thể kết hôn được. Thiếp ngỡ ngàng đi hỏi ý một vị Lạt ma già thì ông ấy bảo rằng tơ duyên của thiếp đã xe với người hóa thân của Liễu Tông Nguyên. Chính vì vậy thiếp mới khám phá ra lai lịch của chàng.
Thiên Vũ lắc đầu bái phục và hỏi:
- Sự hóa trang của ta sơ hở chỗ nào?
Thao Ngọc đỏ mặt nói:
- Tướng công khác ở nhãn thần và mùi da thịt. Ánh mắt chàng rất quyến rũ còn thân thể thì không có mùi nồng.
Chàng cười bảo:
- Để ta xem da thịt nàng có mùi gì.
Nói xong, chàng bế Thao Ngọc lên giường. Quả nhiên nàng vẫn còn trong trắng.
Nàng run rẩy trước tấm thân đầy ma lực của Thiên Vũ. Dù đau đớn nhưng nàng vẫn kiên cường theo chàng lặn ngụp trong bể ái ân đến tận nửa đêm.
Thao Ngọc thỏ thẻ:
- Cũng may ngoài thiếp, chàng có đến năm vị phu nhân nữa.
Thiên Vũ gật đầu:
- Đúng vậy. Nhưng nàng có hòa hợp được với họ không?
Thao Ngọc nũng nịu nói:
- Bá Câu đã đem lai lịch của chàng kể cho Hoạt Phật nghe. Thiếp đã biết rõ mà vẫn nguyện ý trao thân. Tướng công chớ lo thiếp không biết lễ nghĩa.
Chàng hôn lên đôi môi chín mọng hỏi thêm:
- Hiện giờ Triệu Bá Câu đang ở đâu?
- Lão mượn được tám trăm cao thủ Hồng giáo, đang tiến về Lan Châu, chuẩn bị sang sông đánh Tổng đàn Thanh Long bang ở Phượng Tường.
- Nếu vậy thì sáng mai ta sẽ trở lại Trung Nguyên, nàng có đi theo ta không?
- Khoan đã, chàng hãy chờ thiếp lấy trộm chân kinh để chàng trả lại Thiếu Lâm tự.
Thiên Vũ mỉm cười:
- Từ ngày lấy được kinh, Hoạt Phật đã lần nào mở ra xem thử chưa?
- Theo thiếp thì chưa vì Hoạt Phật đang để hết tâm trí luyện môn Ban Nhược thần công, đâu dám đọc kinh văn của môn võ khác.
Chàng hài lòng, thì thầm bên tai nàng. Thao Ngọc khúc khích cười.
Sáng hôm sau, Thiên Vũ vào thư phòng thưa thật chuyện Thao Ngọc không có thai và sẽ theo chàng vào Trung Thổ.
Liễu Bảo An bật cười:
- Con tiểu nha đầu này ghê thật.
Lão trao cho chàng một xấp ngân phiếu trị giá năm chục vạn lượng vàng, ân cần bảo:
- Trước sau gì ta cũng trở về Trung Nguyên để sinh sống. Hài tử dùng số bạc này mua dùm ta đất đai, nhà cửa, còn dư thì cứ giao cho lệnh mẫu đầu tư vào các cuộc kinh doanh.
Chàng từ chối mãi không được nên đành phải nhận lấy. Liễu phu nhân thấy phu thê chàng xin phép được đến Giang Nam hưởng tuần trăng mật, vui vẻ nói:
- Hai con cứ việc đi, nhờ thần phương của Thương thiếu hiệp mà ta đã thấy khỏe hẳn. Nếu có gặp người ấy thì cho ta gởi lời cảm tạ.
Thiên Vũ vuốt ve tiểu đệ Liễu Tông Thương rồi lên đường. Ba người mất bảy ngày mới đến sông Trường Giang, thuộc địa phận Thanh Hải.
Qua được bên kia sông thì trời đã sụp tối. Thiên Vũ vẫn giữ nguyên diện mạo lạnh lùng của Vô Tình Kiếm Liễu Tông Nguyên.
Thao Ngọc lần đầu vào Trung Nguyên, say mê ngắm cảnh dọc đường, ríu rít như chim non rời tổ, trông càng yêu kiều diễm lệ.
Dừng chân một đêm ở khách điếm, sáng ra họ tiếp tục cuộc hành trình.
Đến ngày thứ hai mươi mới đến được Phượng Tường.