Chương 5

Ngày… tháng… năm…
Trong buổi ăn chiều anh Hải thông báo:
- Sáng nay Song Giang có điện thoại về lúc ba mẹ vừa ra khỏi nhà.
Mẹ tôi buông đũa hỏi dồn:
- Nó nói gì hở con?
Thấy anh Hải im lặng, bà chép miệng:
- nó không về cũng không sao. Chắc là không thu xếp được, tội nghiệp con nhỏ!
Tôi liếc nhìn Song Hải. Chẳng biết anh giở trò gì. Ba tôi đặt chén cơm vào tay mẹ, giọng an ủi:
- ăn đi em.
Nhìn mặt mẹ buồn hiu, bực quá, tôi hét Song Hải:
- Sao anh đùa kỳ cục vậy? Không phải đâu mẹ, cô ấy thông báo sẽ về nhà vào ngày kia.
- Thật hở con?
Chờ cái gật đầu chắc chắn của tôi, bà mới thở phào:
- Vậy mà mẹ cứ tưởng… Thôi, ăn cơm đi con.
Tuy nhắc chừng tôi như thế nhưng bà lại buông đũa nhẩm tính:
- Phải làm thêm vài mòn nữa. để xem nào, con nó thích ăn…
Ba tôi cắt ngang lời mẹ:
- Chỉ có và?i ngày Tết thôi, nhà mình cũng đâu có mấy người, em bày vẽ chi cho vất vả quá, anh ăn cũng chẳng thấy ngon.
Song Hải trêu ông:
- Con thỉnh thoảng còn bị mẹ mắng “cơm hàng, cháo chợ”, chứ ba thì trung thành với cơm của mẹ, mấy chục năm qua không dám bỏ bữa nào còn khách sáo làm chi.
Ba cười hì hì:
- Ừ, lạ thật đó, chỉ có ăn cơm nhà, ba mới thấy vừa miệng thôi.
tôi nghe mắt cay cay,tình yêu của họ làm tôi cảm động. Tôi thất mình thật may mắn khi là thành viên trong gia đình này. Tôi mong cái cô Song Giang gì đó đừng thay đổi ý định vào phút chót.
Ngày… Tháng… Năm…
Suốt mấy ngàyqua, mỗi lần chuông điện thoại reo, tôi và vú đều lo lắng. Sáng nay cũng vậy, chuyến bay của Song Giang bị hoãnn lại 2 giờ ở Hồng Kông làm tôi nhấp nhổm cả buổi ở sân baỵ Anh Hải bảo tôi vô xe ngủ 1 chút cho khoẻ nhưng tôi từ chối. Cuối cùng, anh cũng chịu thua cái náo nức lạ đời của tôi.
Tôi nhớ có ai đó bảo rằng tôi có gíác quan thứ sáu. Sáng nay, tôi đã chứng minh rằng họ đúng khi tôi nhận ra ngay Song Giang, mặc dù cô chẳng có lấy 1 nét giống như tôi hình dung. Song Giang len lõi giữa đám đông dày đặc mà tôi cứ nghĩ cô đang thong thả dạo phố, phong thái rất điềm tĩnh, rất tự tin. Mặc dù chỉ đơn giản trong chiếc áo sơ mi trắng, tay xắn cao tới khuỷu và chiếc quần lưng thấp, ống hẹp màu tím than, bên ngoài khoát chiếc áo dài đến gối – không phù hợp chút nào với cái nằng gay gắt Sài Gòn vào những ngày giáp Tết – nhưng trông cô vẫn thanh thoát. Tôi quan sát cách mỗi người bày tỏ tình cảm của mình. mẹ tôi vuốt ve Song Giang, mắt người rưng rưng. Trong khi anh Hải chỉ vỗ vào vai cộ nhưng với tôi, ấn tượng nhất lại là lúc Song Giang nép đầu vào ngực ba, ông vuốt nhẹ mái tóc ngắn màu hạt dẻ – rất tương phản với mái đầu đã bạc quá nữa của mình. Từ nhỏ, tôi đã không hề nhận được cử chỉ ấu yếm nào của ba tôi. Ông luôn luôn lạnh lùng và xa cách, chỉ những lúc say, ánh mắt ấy mới dịa đôi chút, nhưng cũng thật hiếm hoi. Tôi có cảm giác Người không thương tôi, vì lúc còn sống có lần ngoại bảo mẹ chết ngay sau khi sinh ra tôi. Ba rất yêu mẹ, ông không chấp nhận được điều này. tôi cũng rất thương ba nên không hề oán trách Người.
Lúc Song Giang đến gần, tôi phát hiện mắt cô cũng có màu nâu như tóc vậy, cô nắm lấy tay tôi:
- Chị Hà phải không? Chị đẹp quá, đẹp hơn trong ảnh và em tưởng tượng rất nhiều.
Nếu được nghe câu này từ người khác tôi sẽ nghĩ nó chỉ mang tính xã giao, nhưng với chất giọng du dương đấy thuyết phục của Song giang tôi tin chắc rằng mình rất đẹp(khi tôi nói điều này với anh Hải, anh vò đầu tôi và cười rất lâu).
Nếu được nghe câu này từ người khác tôi sẽ nghĩ nó chỉ mang tính xã giao, nhưng với chất giọng du dương đấy thuyết phục của Song giang tôi tin chắc rằng mình rất đẹp(khi tôi nói điều này với anh Hải, anh vò đầu tôi và cười rất lâu)
Song Giang chỉ mang chiếc xách tay nhỏ. Không 10 phút sau, hành lý mới được mang ra bởi người đàn ông mà cô giới thiệu là bạn. Lời giới thiệu gần như qua loa ấy làm tôi chú ý. Anh ta rất cao, dường như hơn hẳn những người chung quanh. Gương mặt đẹp, quyến rũ với sống nũi thẳng, chiếc miệng rộng, hơi mím lại. Đôi mắt anh ấy không phải là của người á đông thuần tuý: nó có màu xanh phơn phớt còn hàng mi lại rất dày, rất cong (đủ làm cho quý bà nhìn vào đấy ganh tỵ và ao ước). Còn tôi thì lẩn thẩn nghĩ: sao lại phí đến thế không biết? Anh ta phớt lờ ánh mắt hiếu kỳ của mọi người ( nhất là tôi?) – có vẻ như anh quá quen với những cái nhìn như thế. Anh chào từng người và giới thiệu tên mình( công việc mà lẽ ra Song Giang phải làm). Ai cũng ồ lên ngạc nhiên khi biết tên anh Song Vũ – lúc về đến nhà Song Giang mới giải thích về sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy thú vị này: Vào các kỳ nghỉ đông, 1 số gia đình tình nguyện nhận sinh viên về nhà thực tập để làm quen với cách sinh hoạt và ngon ngữ của người bản xứ. Đây cũng nằm trong chương trình đào tạo và là hình thức hỗ trợ sinh viên. Gia đình mà Song Giang đến ở gốc người Việt. Lúc dò danh sách do trường gởi đến, 1 thành viên trong gia đình phát hiện cô có tên lót giống người bạn của anh ta thế là họ chọn cô và giới thiệu 2 người với nhau.
Anh Hải có vẻ không “an tâm” về nhân vật này. Anh vừa lái xe vừa hỏi dò:
- Anh có thường về Việt Nam không?
- Tôi sinh ra và lớn lên tại đây – ở 1 làng gì đấy thuộc tỉnh Đồng Tháp. Tôi sang Pháp từ nhỏ nên không nhớ chính xác.
- Anh sống ở Pháp à?
- Ban đầu là thế, nhưng sau đó do công việc làm ăn nên tôi sang Anh định cư khong 10 năm nay.
- Anh đã về Việt Nam mấy lần rồi?
- đây là lần đầu tiên.
- anh đi du lịch hay về thăm nhà?
- Tôi sang làm việc. Gia đình tôi không còn ai ở Việt Nam ca?
Nếu tôi không ra hiệu chắc anh Hải sẽ tiếp tục lối xã giao mang nặng tính “phóng sự điều tra” của mình. Trông anh giống như bậc phụ huynh đáng kính đang “quay” 1 nhân vật dại dột nào đó dám ngắm nghé con gái mình. Hình như mọi người trong xe đều nhận ra điều này theo 1 cách riêng. Ba mẹ tôi im lặng như đồng tình để anh Hải thực hiện vai trò “quyền huynh thế phụ”. Còn anh ta vẫn trả lời rất lịch sự nhưng theo cách “để xem họ dẫn mình đi đâu”. Riêng nhân vật chính thì không bận tâm đến ai, cô đang lơ đãng ngắm cảnh vật 2 bên đường. Tôi để ý thấy cả 2 không hề trao đổi hoặc có cử chỉ riêng tư nào để chứng tỏ họ có liên hệ mật thiết với nhau. Lạ thật!
Song Vũ từ chối lời mời dùng cơm, anh xuống xe ở đoạn Nguyễn Dụ Trông anh rất đĩnh đạc, tự tin, tôi không nghĩ anh mới về Việt Nam lần đầu. Trước khi quay đi, anh mới nhìn Song Giang:
- Em có mang theo toa và số thuốc hôm rồi không?
- Có.
- Thuốc em dùng lúc nãy đâu? Đưa cho tôi.
Song Giang nhíu mày:
- Tôi không nhớ, hình như nhét trong xách tay thì phải– Cô loay hoay tìm 1 lúc rồi nhìn anh vẻ biết lỗi – Không có. Nhưng anh cứ yên tâm, tôi sẽ không sơ ý nữa đâu.
Song Vũ lắc đầu:
- Tôi đợi, em cứ tìm đi.
Cô hơi ngần ngừ:
- Nhưng…
Anh vẫn kiên nhẫn:
- Em tìm kỹ lại đi. Đừng để ý đến tôi.
Tôi trố mắt nhìn Song Vũ. Sao có người kiêu đến thế, chẳng lẽ chúng tôi không bị phiền toái bởi hành động độc tài và kỳ quặc của anh ta, tuy nghĩ thế nhưng thấy vẻ quan trọng của câu chuyện chúng tôi cũng xúm vào tìm giúp. Cuối cùng thì Song Giang lôi từ trong ví 1 gói thuốc nhỏ xíu trao cho anh tạ Song Vũ nhận lấy rồi dặn thêm:
- Em nhớ uống thuốc nhé! Đừng quên đấy.
Xe chạy 1 lúc lâu, mẹ tôi mới dè dặt hỏi:
- Con bị bệnh thế nào mà phải dùng thuốc vậy Giang?
Song Giang chậm rãi:
- Sang Anh quốc 1 thời gian ngắn, tự nhiên toàn thân mà đặc biệt ở mặt con nổi nhiều mẩn đỏ, không ngứa nhưng có cm giác nóng rát dai dẳng rất khó chịu. Thoạt tiên, con nghĩ do mình sử dụng kem chống khô da, nhưng khi ngưng dùng, hiện tượng trên vẫn còn, Sau đó bác sĩ bảo con bị dị ứng thời tiết vì lúc đó trời đang chuyển sang đông. Con uống thuốc thời gian khá dài mới khỏi hẳn. Nay về lại Việt Nam ông khuyên con nên uống thuốc ngay vì có thể sự thay dổi đột ngột về thời tiết sẽ làm bệnh con tái phát.
- Con đưa toa đây, mẹ nói anh Hải ghé nhà thuốc mua ngay cho con.
- Con đã chuẩn bị sẵn 1 ít rồi mẹ ạ. Con rất sợ cái thứ bệnh kỳ cục ấy, vừa mất thẩm mỹ vừa khó chịu gì đâu.
- Vậy còn gói thuốc ban nãy?
Song Giang cười nhẹ, cái cười như ngầm bảo cô biết chắc mẹ sẽ hỏi điều này:
- Lúc qua Hồng Kông, con hơi bị sốt, vừa ho, vừa sỗ mũi lại thấy váng vất buồn nôn nên họ cho con ít thuốc. Số còn lại không dùng đến, anh Vũ vừa lấy đi hết. Sở dĩ anh ấy làm thế là do biết con rất đãng trí, vì có lần trường tổ chức đi cấm trại xa, không biết ai sơ ý nhét vào hành lý của con 1 gói thuốc, con uống hết vì tưởng đó là của mình. Cũng trùng hợp cả chuyến đi đó không ai bị bệnh nên không phát hiện ra. Đến khi về, thấy gói thuốc mình chuẩn bị sẵn vẫn còn nguyên ở nhà. Lúc đó, con sợ quá vì chẳng biết mình uống phải thuốc gì, lại không biết là của ai để hỏi cho rõ ràng. Anh Vũ bắt con đi bác sĩ để theo dõi, xét nghiệm, cuối cùng cũng không sao. Con nghĩ chắc ai đó mang các loại thuốc cảm ho thông thường cho chuyến đi. Nhưng thoạt tiên, nghe anh Vũ doa. con cũng sợ hết vía, anh bảo lỡ đó là thuốc gây nghiện hay đặc trị gì đó thì sao. Từ đó, anh Vũ rất cẩn thận lưu ý việc dùng thuốc của con.
Anh Hải hỏi ngay câu hỏi mà tôi biết anh thắc mắc nãy giờ:
- Em và anh ấy có thân nhau không?
Song Giang ngẫm nghĩ 1 chút rồi mới trả lời:
Song Giang ngẫm nghĩ 1 chút rồi mới trả lời:
- Em không biết như vậy có gọi là thân nhau không vì ngoài việc hay giúp đỡ em ra, anh ấy nói rất ít về mình, em cũng không thắc mắc hay tìm hiểu gì. Em nghĩ rất khó đặt tên cho mối quan hệ này. Chắc có lẽ do thấy em xa nhà, lại là đồng hương nên anh ấy quan tâm vậy thôi. Bây giờ hoàn cảnh đã khác, có thể mối quan hệ này sẽ không có dịp để duy trì nữa, và nếu đúng như vậy em cũng thấy tiếc lắm.
Tôi thở ra. Tiếc thật chứ, 2 người trông đẹp đôi đến thế kia mà lại… mình chỉ khéo tưởng tượng cho lắm vào. Anh Hải thở phào – cái thở phào không giấu được ai. Tôi góp chuyện:
- Bây giờ đến lượt Giang, biết đâu anh ấy lại cần sự giúp đỡ của cô?
Song Giang lắc đầu cười:
- em không tưởng tượng nổi tình huống đó. Song Vũ rất mạnh mẽ, anh ấy cho em 1 cảm giác là không có chuyện gì mà anh ấy không làm được.
- Hay thật! Nghe em nói, anh cũng muốn tạo cho quý bà chung quanh anh có được cảm giác đó. Anh phải làm gì đây Giang?
- Em chịu thôi. Sao anh không hỏi thử chị Hà xem.
- Em có cảm giác đó không Hà?
- Hoàn toàn không.
Anh Hải tiu nghỉu:
- chẳng lẽ mình tệ đến thế?
Ba tôi xen vào:
- Ba không muốn làm con buồn, nhưng ba buộc phải nói rằng: có lẽ con còn tệ hơn thế nhiều. Chú cá kình của ba chỉ đủ sức làm nổi sóng trong thau nước mà thôi.
Mẹ tôi phì cười. Song Giang vừa cười giòn giã vừa trêu:
- đáng đời chưa? cho bỏ cái tật ganh tỵ.
Tôi phóng tầm mắt ra xạ Nắng bên ngoài thật hào phóng khi dát những tia vàng óng khắp phố phường, tôi nghe lòng nao nức Tết như những ngày còn bé.
Ngày … tháng… năm…
Chúng tôi có 1 cái Tết thật đầm ấm và vui vẻ. Đêm giao thừa, tôi lại khóc ròng như mọi năm. Tôi thương cô bé cô đơn ngày xưa, hay dán mắt nhìn những đứa trẻ nhận tiền lì xì rồi được cha mẹ Ôm trong vòng taỵ Tôi nhớ mình đã khao khát nụ hôn như thế nào, thèm được ấu yếm, được yêu thương ra sao. Kỷ niệm xa ngày nào vẫn làm tôi chảy nước mắt. Anh Hải dỗ mãi không được nên quay sang trêu, làm mẹ tôi mắng cho 1 trận. Gương mặt chảy dài của anh làm tôi phì cười.
Khải Văn không đến thăm ba mẹ tôi như mọi năm. Anh sang Canada ăn Tết với gia đình. Lúc Khải Văn gọi điện chúc Tết, cả nhà không ai nhắc đến chuyện trở về của Song Giang. Lúc đó, tôi rất muốn xem phản ứng của song giang nhưng cô vẫn bình thản dán mắt vào tivị Tuy nhiên, tôi đoán Song Giang không giống hoàn toàn như vẻ bề ngoài mà cô thể hiện.
oo
Song Hải buông đũa, lau miệng qua loa, hớp 1 ngụm trà rồi xách chiếc cặp lên:
- Con đi đây. Sáng nay, con có cuộc họp.
Thấy Hà cứ nhìn mình tủm tỉm, anh hỏi nhỏ:
- Gì vậy cưng?
- Em đang đếm xem trong 3 giây anh làm được bao nhiêu việc.
Ông Thịnh vừa xem báo vừa hỏi:
- Quan trọng không?
- Trong 3 giây hở bả Có chứ, ví dụ như lúc Hà hỏi con có đồng ý cưới cô ấy làm vợ không, con chỉ suy nghĩ và gật đầu trong 3 giây.
- Con đang nói những gì thế? Ba hỏi cuộc họp sáng nay có quan trọng không?
Anh vừa trả lời cha vừa ngắm gương mặt đỏ hồng đầy vẻ hậm hực của vợ:
- Đâu có gì quan trọng, chỉ là họp giao ban đầu tuần bình thường thôi, ba à. Nhưng mình đi trể thì không hay lắm.
- Ba đâu có bảo con đi trễ, làm việc gì cũng phải có trách nhiệm chứ. Rất tốt. Ba chỉ mong mình có được nhân viên như thế thôi.
- Thôi mà ba!
Bà Thịnh xen vào:
- Bao giờ nhắc đến chuyện về làm cho ba con cũng thế. Con…
Song Hải năn nỉ:
- Để lúc khác mình bàn chuyện này đi, được không? Ba mẹ không định làm hỏng buổi sáng đầu tuần đẹp đẽ của con chứ?
- Ba chỉ nhắc cho con nhớ thôi. Về làm cho công ty nhà có tiện hơn không, mỗi sáng không phải vội vội vàng vàng chạy như ma đuổi. Ba sẽ tạo điều kiện chứ không cản đường cản lối của con đâu.
Song Hải tưng tửng:
- Con đâu có sợ ma đuổi, con chỉ sợ… ba đuổi thôi. Về đó biết đâu ngày nào ba cũng thúc vào lưng con.
- Con có năng lực có trách nhiệm thì sợ gì chuyện đó. Con không muốn về thì thôi, ba không ép nữa.
Biết ông Thịnh giận, Song Hải cười hì hì:
- Ba à! Ba cũng biết cha con mình là “nhân tài xuất chúng” mà, mỗi người chỉ nên “hùng cứ” 1 phương thôi, về ở chung lại trói tay trói chân nhau.
Ông Thịnh bình thản:
- Con về đi, ba sẽ giao hẳn cho, con muốn làm vương làm tướng gì thì làm.
Song Hải vò đầu:
- Con chỉ nói đùa thôi mà bạ – Anh quay sang mẹ cầu cứu nhưng bà Thịnh phớt lờ – Thôi, để cuối năm nay đi, con hưa chắc với ba mẹ. Nhưng con chỉ phụ tá ba thôi nha ba.
Thấy gương mặt ông Thịnh giản ra, anh nói thêm:
- Làm lon ton cũng được, hàng ngày chỉ xách cặp, rót nước thôi. Khỏi hội họp là con mừng lắm.
Bà Thịnh nạt:
- đi làm cho rồi, ở đó mà nói nhăng nói cuội.
- Trễ wa rồi, con đi đây – Quay sang nhìn Song Giang đang cẩn thận phết bơ vào miếng bánh mì, anh lấy giọng nghiêm túc – Giang này! Em cũng nên thăm Khải Văn đi, hay gọi điện thoại báo cho cậu ấu biết là em đã về.
Bà Thịnh giật mình, bà cắt ngang:
- Chúng ta đã thồng nhất không nhắc đến chuyện này nữa mà, sao hôm nay con lại…
Song Giang thản nhiên:
- Con không sao đâu. Con cũng nghĩ như anh Hải vậy. Trước sau gì anh ấy cũng biết, nếu con không chủ động đến thăm, anh lại nghĩ giữa chúng con vẫn còn điều gì đó không bình thường. Trong khi thực tế, con vẫn có thể xem Khải Văn như người bạn và con tin rằng anh ấy cũng thế. Thời gian bao giờ cũng làm tốt công việc của nó, dù mình có muốn hay không.
Mọi người kín đáo nhìn nhau. Tuy thời gian qua Khải Văn không nhắc đến cô, cũng chẳng biểu hiện gì, nhưng nghĩ như thế e rằng lạc quan quá.
Song Hải không giấu được vẻ phấn khởi:
- Có cần hẹn trước không đây? Để anh giúp cho.
Song Giang xua taỵ Trong khi Hà giật khẽ áo anh, cô cằn nhằn nho nhỏ:
- Chuyện riêng của Giang, anh có cần can thiệp thô bạo thế không?
- Nhưng Khải Văn cậu ấy…
- Tình cảm giữa anh và Khải Văn là chuyện riêng của 2 người, sao lại mang ra đây để gây ảnh hưởng chứ?
Song Hải nhăn mặt:
- Thôi mà em, anh có thế đâu.
Song Giang vờ như không nghe thấy mẩu đối thoại của 2 người, cô uống hết ly cam rồi đứng lên:
- Con dự định đến đó sáng nay.
- Em quá giang xe ba đi, thành phố bây giờ thay đổi rất nhiều, anh sợ em tìm không ra đấy.
- Chỉ cần nó vẫn còn đứng yên 1 chỗ em sẽ tìm ra.
Song Giang ngắm nghía toà nhà cao ngất. Song Hải nói đúng, trông nó lạ và quy mô quá. Phòng bảo vệ cũng không còn nhỏ xíu như xưa, nó đã được xây lại rất lớn gồm nhiều phòng nhỏ thông nhau. Cô chào anh bảo vệ có gương mặt trẻ măng:
- Chào anh, tôi muốn gặp ông Văn.
- Chị có hẹn trước không ạ?
- Không, nhưng tôi có thể chờ.
- Xin lỗi, chị tên gì ạ?
- Tôi là Song Giang. – Cô kín đáo quan sát và cảm thấy dễ chịu khi trên gương mặt anh ta không có biểu hiện gì chứng tỏ đã nghe qua tên này.
- Mời chị ngồi. Để tôi báo với thư ký của ông ấy.
- Cám ơn anh.
Mời chị ngồi. Để tôi báo với thư ký của ông ấy.
- Cám ơn anh.
Song Giang vừa xoay người lại thì người đàn ông ngồi ở góc phòng quan sát cô nãy giờ đứng bật dậy, vẻ rất mừng rỡ:
- Bà có nhận ra tôi không?
- A, là bác à! Bác vẫn còn làm ở đây sao?
Tiếng reo của Song Giang hơi to nên có nhiều người ngoái lại. Anh bảo vệ ban nãy cũng buông điện thoại tò mò nhìn. Song Giang cười nhẹ tỏ ý xin lỗi.
- Mời bà vào, sáng nay không có đoàn khách nào, chắc ông Văn sẽ tiếp bà ngaỵ Phòng làm việc của ông ở tầng 2, có sơ đồ nhưng hơi khó tìm, tôi sẽ cho nhân viên hướng dẫn bà.
Song Giang thoái thoát:
- Ồ, không cần đâu! Tôi sẽ đi 1 mình. Mọi người cứ làm việc đi, đừng quan tâm đến tôi.
Tuy Song Giang nó thế nhưng ông vẫn ra hiệu 1 nhân viên bảo vệ theo cộ Anh ta vừa đi vừa thắc mắc. Không biết quý bà này là ai mà được ông sếp vốn rất lạnh lùng nguyên tắc của mình tôn trọng và niềm nở đến thế, lại dám đoan chắc sẽ được giám đốc tiếp ngay nữa chứ.
Song Giang gõ nhẹ vào cánh cửa rồi đứng chờ.
- Mới vào.
Cô bước hẳn vô phòng. Người đàn ông đang đứng xoay lưng ngắm mấy bức tranh trên tường vẫn không quay lại. Song giang nghe lòng mình nao nao khi nhìn lại vóc dáng ấy, dường như còn có có mùi hương rất quen thuộc nữa. Cô đứng đấy với niềm xúc động kỳ lạ. Cuối cùng vị chủ nhân ấy cũng chịu thua dự kiên nhẫn của người mới đến – mà anh nghĩ là 1 nhân viên nào đấy:
- Có chuyện gì?
- Nếu phải có chuyện gì mời được đến đây thì em e rằng mình không có, vì em đến chỉ để thăm anh thôi.
Khải Văn quay phắt lại. Không phải trong mơ, không phải cảm giác, rõ ràng 1 Song Giang bằng xương bằng thịt. Cô đang mỉm cười, nụ cười mà anh thấy hàng triệu lần trong những giấc mợ Anh gọi khẽ như sợ cô tan đi:
- Song Giang… Song Giang…
Anh bước đến gần và ôm choàng lấy Song Giang. Cô nghe tim anh đập thình thịch trong lồng ngực. Cô biết anh rất xúc động, cô cũng thế nhưng cô không muốn mất đi sự chừng mực. Vẫn gương mặt ấy, vẫn nụ cười quyến rũ và đầy sinh lực, hoàn toàn khác với những gì đã làm cho đời cô u uất suốt mấy năm wạ Song Giang tách người ra chỉ nắm nhẹ tay anh. Cô cố nén xúc động:
- Anh có khoẻ không?
Khải Văn nâng bàn tay Song Giang lên môi, hơi thở nồng nàn thổi nhẹ vào từng ngón. Anh thì thầm như chưa tỉnh cơn mê:
- Anh khoẻ. Em về bao giờ thế?
Cô cười nhẹ:
- Em về trước Tết Nguyên Đán vài ngày.
- Có nghĩa là hơn 4 tháng rồi à?
Khải Văn lẩm bẩm như tự nói với chính mình, nhìn vẻ đượm buồn của anh, Song Giang thấy ái ngại:
- Em không thu xếp được anh Văn ạ. Vả lại em nghĩ mình về đây luôn nên thư thả 1 chút cũng được.
Khải Văn vội xua tay:
- Anh không sao đâu, được em đến thăm là mừng lắm rồi.Anh nhớ em lắm. Để anh nhìn xem em thay đổi ra sao. Em mập hơn trước phải không Giang? Kiểu tóc này rất xin, rất hợp với em, nhưng anh vẫn thích mái tóc dài trước kia hơn.
Cô rút tay về:
- Em lên được vài ký, chắc là khí hậu bên đó hợp với em – Cô vuốt mái tóc rất ngắn của mình – Em không có thời gian chăm sóc nó, như thế này trông năng động hơn – Song giang lảng sang chuyện khác – Chổ này thay đổi nhiều wa hở anh? Trong mấy năm mà anh phát triển được chừng nầy thì thật là giỏi.
Khải Văn nhìn vào mắt cô:
- Nhờ vào em cả đấy.
Song Giang dè dặt không dám phản ứng. Cô muốn mình giữ thế chủ động, không để anh dẫn dắt đi xạ Khải Văn phớt lờ hay do vui wa nên không nhận ra vẻ ngại ngần ấy:
- Em biết tai sao không Giang? Vì không còn em bên cạnh, anh đâu có đối tượng quan tâm nào ngoài nó và chỉ có làm việc mới giúp anh khuây khoả. Em có để ý không, anh có thay đổi 1 vài …
Cô ngắt lời anh:
- Có, em có thấy 1 trong những thay đổi của anh: anh thiếu lịch sự đến nỗi khách đến từ nãy giờ vẫn chưa được ngồi xuống lại khát khô cả cổ.
Khải Văn bật cười:
- Anh xin lỗi, em ngồi xuống đi – Anh kéo ghế cho cô và cúi xuống – Em uống nước cam nhé?
- Không. Cho em ly nước lọc.
- Đây là 1 trong những thay đổi của em à?
- Chi tiết là thế nhưng cơ bản vẫn vậy thôi.
Khải văn nhìn cộ Song Giang đã chín chắn hơn. Trông cô tươi mát và tràn đầy sức sống không còn lưu lại chút gì hình ảnh buồn thảm ưư tư của ngày xưa. Sự thay dổi này gieo trong lòng anh những tình cảm trái ngược nhau. Anh vui vì thời gian đã chữa lành vết thương cô trong cô, nhưng buồn vì chính nó cũng kéo cô rời xa anh. Khải Văn đã nhìn thấy sự xúc động của cô khi gặp lại anh, nhưng đó chỉ là tình cảm bình thường của người ở xa, không phải là thứ tình cảm mà anh mong đợi. Song Giang đã thật sự thoát ra khỏi tấn bi kịch, ít ra cũng là vẻ bề ngoài. CÔ không còn bị anh chi phối. Tự nhiên trong anh lại xuất hiện ý tưởng vô lý đến ích kỷ rằng: giá như được trông thấy nét buồn của cô - dù chỉ rất nhẹ hay thoáng qua – anh sẽ thấy vui và hy vọng hơn.
Khải Văn hít 1 hơi thật sâu. Không sao, anh lại có 1 bắt đầy mới, và lần này nhất định anh sẽ thắng.
Song Giang nhấp ngụm nước. Cô quan sát Khải Văn qua vành lỵ Anh vẫn giữ nguyên nét quyến rũ, phong độ ngày nào, không giống chút gì hình ảnh đêm cuối cùng mà cô lưu giữ trong ký ức. Song Giang biết khó có điều gì có thể quật ngã con người rất bản lĩnh và nghị lực này.
- em nghĩ gì vậy?
- Em đoán xem anh đang dự định làm gì mà có vẻ quyết tâm thế?
- Không phải đoán vì anh sẽ nói ngay đây mà. Anh nhớ có lần em bảo với anh rằng việc ra nước ngoài du học là ước mơ lớn nhất của em, đúng không? – Anh kiên nhẫn đợi cái gật đầu thay cho câu trả lời của cô rồi mới nói tiếp – Anh cũng tin thế, trừ phi em có mục đích gì khác mà giấu anh. Vì vậy, anh nghĩ rằng khi đã thực hiện xong ước mơ của mình rồi, em sẽ không đành lòng làm mai một nó?
Cô máy móc gật đầu nhưng vẫn hoang mang trước nụ cười của anh, trong đó thấp thoáng vẻ hài lòng của người thợ săn khi thấy con mồi sập bẫy:
- Tốt lắm. Anh đã chuẩn bị sẵn cho em 1 cơ hội.
- Chuẩn bị sẵn?
Khải Văn nhìn đăm đăm vào cô:
- Vì anh biết chắc chắn sẽ có ngày này. Trước kia, có lần em bảo: anh mãi mãi là chỗ dựa vững chắc của em. Giờ đây trong em có thể địa vị đó không còn nữa, nhưng với anh lời nói ấy có 1 tác dụng rất dai dẳng và mãnh liệt, ngay đến tận bây giờ anh vẫn muốn chứng tỏ nó.
- Em thật sự không hiểu anh đang muốn nói điều gì? Anh có thể nói rõ hơn không?
- Thú thật, anh cũng hơi ngượng nên mới chọn lối nói lòng vòng này đấy chứ.
Song Giang phì cười:
- Nó không thích hợp với anh chút nào.
Khải Văn nheo mắt:
- Vậy à? Để anh thử lần nữa xem sao nhé – Anh hắng giọng – Thế này, khi chúng ta xa nhau, ngoài cảm giác buồn bã, mất mát, anh còn có thêm nỗi dằn vặt khác. Chúng ta yêu và sống với nhau thời gian dài, anh nghĩ mình đã hiểu rõ em hoàn toàn, thế mà anh lại không biết em có 1 ước mơ rất bình thường là được đi học tiếp. Sở dĩ anh bảo điều này rất bình thường là vì với điều kiện của chúng ta, việc thực hiện nó rất dễ dàng, thế mà em lại gọi đó là ước mợ Anh suy nghĩ mãi vẫn không nhớ em đã đề cập đến vấn đề này với anh chưa. Anh trách mình vô tình quá.