Chương 4

Gương mặt trông nghiêng của Minh Viễn phảng phất nét gì đó vừa cao ngạo bất cần, vừa thất vọng nuối tiếc. Gương mặt ấy chân thành hơn tất cả những gì anh vừa nói. Quỳnh Lâm biết sự vụng về của mình đã làm tổn thương anh. Sự tổn thương mà Minh Viễn đang ngụy trang bằng vẻ tức giận, lạnh lùng nhưng cô vẫn nhìn thấy. Quỳnh Lâm bỗng nhận ra mình thật vô lý. Đâu có gì là không thể nếu giữa hai người hình thành một mối quan hệ bình thường, thậm chí rất bình thường, ví dụ như quan hệ đồng nghiệp, bạn bè. Chẳng phải trò chuyện với anh làm cô thấy vui đó sao, vậy mà vừa rồi cô lại vì những e ngại phi lý, những suy nghĩ lẫn thẩn, những dè dặt tủn mủm kiểu đàn bà để làm hỏng nó. Quỳnh Lâm tự trách mình. Cuối cùng cô thở dài và nói bằng giọng hối tiếc thật sự:
- Tôi biết mình vô lý và đã làm anh giận. Có thể anh sẽ không bỏ lỗi cho tôi. Tôi không dám trách nhưng chỉ muốn anh biết một điều, tôi sẽ còn ân hận rất lâu về thái độ vừa rồi của mình.
Gương mặt Minh Viễn không đổi chỉ giọng nói là dịu đi đôi chút:
- Tôi đã có kinh nghiêm về sự thẳng thắn của Lâm. Bao giờ Lâm cũng nói đúng những điều mình nghĩ về người khác. Vừa rồi cũng vậy. Vì thế tôi hỏi Lâm một câu nhé. Hy vọng Lâm cũng sẽ trả lời một cách chân thành và thẳng thắn.
- Tôi sẽ cố gắng.
Minh Viễn cuối xuống:
- Lâm nghĩ gì về tôi?
Câu hỏi không gây bất ngờ nhưng cách đặt câu hỏi làm Quỳnh Lâm bối rối. Trong lúc ấy đôi mắt rất đen rất sáng vẫn không rời khỏi gương mặt cô. Quỳnh Lâm ngập ngừng giây lát.
- Cảm ơn Lâm.
- Nhưng tôi đã trả lời đâu?
Minh Viễn mỉm cười:
- Lâm đã trả lời rồi. Lâm cần một khoảng thời gian ngắn để có câu trả lời tế nhị. Tôi không yêu cầu Lâm tế nhị. Tôi chỉ cần Lâm trả lời trung thực và trong khoảnh khắc ngập ngừng của Lâm tôi đã có được câu trả lời ấy.
Quỳnh Lâm nhăn mặt:
- Tôi không thích đánh đố người khác bằng thái độ của mình nên anh cũng đừng đoán mò về ý nghĩ của tôi. Tôi sẽ cho anh câu trả lời trung thực nhất đây. Với tôi, anh là một bác sĩ giỏi, rất giỏi, thậm chí có lúc tôi còn nghĩ trong đầu anh luôn có sẵn một chiếc máy chuyên phát hiện những sai sót dù rất nhỏ. Còn những chuyện bên lề khác thì theo tôi anh cũng có lăng nhăng đấy, cao ngạo đấy, tự mãn đấy nhưng xem ra đó là kết quả tất yếu của việc anh biết rõ những ưu thế của bản thân mình: giỏi, đẹp và thành đạt. Tóm lại anh rất xấu dù tôi nghĩ anh chỉ xấu bằng phân nữa những lời đồn đại và phân nữa cái xấu mà anh thể hiện thôi.
Minh Viễn trố mắt nhìn Quỳnh Lâm, sau đó anh phá lên cười thật to. Giờ đây nó không mang giai điệu trầm ấm như ban nãy mà vang thật xạ thật hào sảng như âm thanh của những chiếc ly pha lê chạm vào nhau. Minh Viễn nói giữa những tiếng cười:
- Tôi chưa từng nghe lời khen nào hay đến thế. Liệu tôi có phải lên án Lâm về sự tâng bốc thái quá này không nhỉ? À, trước khi làm việc này cần phải hỏi rõ Lâm có ý khen hay chê tôi đây? Tôi có cảm giác như mình đang ngoẹo đầu để xem một bức tranh trừu tượng vì không hiểu người ta có dán ngược nó để đánh đố tôi không.
- Vậy kết quả thế nào?
Minh Viễn vẫn cười:
- Dù ngược hay xuôi tôi đều không hiểu gì hết. Ừm... chắc cũng cần giải thích thêm một chút, câu này tương đương với câu, dù đặt ở tư thế nào nó cũng đều có ý nghĩa và chính điều này làm nhức đầu thiên hạ đây. Dù sao cũng cảm ơn Lâm đã nhẹ tay. Với tôi chỉ xấu bằng phân nửa là tốt lắm rồi.
Vào lúc này Minh Viễn mơ hồ nhận ra sự hiện diện của người phụ nữ trước mặt anh làm đêm quyến rũ và bình yên hơn. Quỳnh Lâm ngước lên bầu trời. Màu đen đã nhạt dần, những vì sao lùi xa hơn, chúng nhấp nháy nhè nhẹ như những con mắt đang ngái ngủ, chỉ có gió là siêng năng thổi mãi bên tai những lời thì thầm. Và hình như trong tiếng gió còn có cả...
- Quỳnh Lâm dễ thương quá.
Quỳnh Lâm nhìn Minh Viễn đầy vẻ ngờ vực, trong khi anh thẳng thắn đáp lại cái nhìn của cô:
- Anh đừng nói với tôi như nói với một cô bé mười sáu tuổi chứ vì như thế tui sẽ nghĩ rằng anh đang tán tỉnh tui đấy, trong khi tôi lớn tuổi hơn anh và quá già để nghe những lời này.
Minh Viễn nhún vai:
- Điều gì làm Lâm nghĩ như vậy?
- Đơn giản thôi, anh ra trường chỉ gần hai năm trong khi tôi tốt nghiệp sớm hơn, trừ phi anh thi rớt hoặc lưu ban, nhưng anh giỏi thế này thì chắc chuyện đó đã không xảy ra.
Minh Viễn xoa cằm:
- Lâm nói đúng, tôi không thi rớt cũng không lưu ban nhưng tôi học hết năm thứ III ở Việt Nam rồi mới sang Đức. Ở đó tôi bị buộc phải học lại từ đầu. Vì thế Lâm tốt nghiệp sớm hơn cũng không có nghĩa là Lâm lớn hơn tôi đâu. Nhưng nếu có thế thật cũng không quan trọng vì với tôi tuổi tác chỉ là những trò chơi về con số, nó không nói lên được điều gì cả.
Quỳnh Lâm lặng thinh. Cô thấy ngường ngượng, mình thật lẩn thẩn khi đề cập đến chuyện tuối tác, không khéo họ lại nghĩ… Minh Viễn không nói thêm. Thật ra với câu hỏi vừa rồi, anh không có ý nhắc đến vấn đề tế nhị này. Nhưng cô lại nghĩ ngay đến nó. Phụ nữ vốn nhạy cảm về tuổi tác và người này cũng không ngoại lệ.
Minh Viễn ngó đồng hồ. Lúc này Quỳnh Lâm đã có thể nhìn rõ gương mặt anh. Nó có vẻ gì đó khó tin đối với một người thức trắng đêm ở khoa cấp cứu. Đôi mắt đen ấy vẫn sáng rực không một nét mệt mỏi, dù thoáng quạ Quỳnh Lâm tự hỏi không biết hiện giờ vẻ mặt mình trông thế nào nhỉ?
- Tôi đi nhé. Lâm ngả lưng một chút cho khỏe đi, sắp sáng rồi đấy.
- Ngừng một chút, anh nói thêm:
- Đây là một trong những ca trực bình yên hiếm hoi nhất của tôi. À không, trước khi nói chuyện với Lâm tôi đã nghĩ thế nhưng bây giờ không hoàn toàn như vậy – Minh Viễn đặt tay lên ngực trái trong một cử chỉ hài hước – Hình như nó đang cố mách với tôi điều gì đó. Lạ thật.
Dứt câu, anh xoay người bước đi thật nhanh không để ý đến phản ứng của Quỳnh Lâm. Dáng Minh Viễn cao lớn với những bước chân mạnh mẽ, chắc nịch, đầy tự tin. Anh gợi cho người khác hình ảnh về sức mạnh và sự hoàn thiện. Quỳnh Lâm rảo bước về phòng. Với hành động này cô muốn mình không nghĩ đến người đàn ông ấy nữa. Quỳnh Lâm đẩy cửa, không có tiếng động nào, nhưng cô y tá đang nằm ghé trên chiếc giường trống vội nhổm dậy ngaỵ Khoát tay ra hiệu cô cứ nằm yên, Quỳnh Lâm thong thả đi dọc các dãy giường bệnh. Nhịp thở đều đều trong giấc ngủ say của từng ấy con người mang đến cho cô cảm giác bình yên và ấm áp lạ. Có tiếng se sẽ ở góc phòng:
- Thưa bác sĩ…
Quỳnh Lâm quay lại. Cô nhận ra người phụ nữ với dáng cao, gầy, lam lũ, vẻ chịu đựng, khắc khổ hiện rõ trên gương mặt đầy nếp nhăn, lấm tấm vết rỗ hoa có mặt ở khoa này từ tuần trước. Con trai chị Ốm nặng. Nó viêm não. Nhờ phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên giờ đã tạm ổn và có khả năng không để lại di chứng nào.
- Bác sĩ ơi…Con trai tôi cứ ngủ li bì suốt từ chiều. Nói phải tội, thỉnh thoảng tôi cứ phải sờ tay vào mũi xem nó còn thở không. Tôi sợ quá. Bác sĩ khám cho cháu với.
Quỳnh Lâm trấn an:
- Chị đừng lo, cháu đã khá hơn rất nhiều. Đêm qua vì bé quấy suốt nên tôi cho thuốc để hôm nay cháu ngủ bù và chị cũng tranh thủ ngủ một chút đi. À, bé vẫn bú chứ? Tốt lắm, chị cứ cho cháu bú bình thường nhé. Nếu tình hình cứ tiến triển như thế này thì vài hôm nữa có thể xuất viện rồi đấy.
Gương mặt ấy dịu ngay tức thì, chị cảm ơn rối rít rồi khẽ khàng nằm xuống ôm lấy thằng bé. Sự tin tưởng tuyệt đối và tình cảm của chị dành cho con có vẻ gì đó rất đơn sơ nhưng mãnh liệt, đầy sức thuyết phục. Nó làm Quỳnh Lâm cảm động vì thế đêm của cô cũng trôi qua một cách bình yên.
Buổi sáng Quỳnh Lâm bàn giao và rời khỏi khoa rất sớm. Vì hôm nay là ngày cu ối tuần nên các phòng ban nghiệp vụ được nghỉ. Quỳnh Lâm đếm từng bước trên dãy hành lang vắng ngắt. Hai bên là những căn phòng đóng kín cửa. Gió lùa qua hàng cột trống trải quấn lấy cộ Xoa xoa vai để xua đi cảm giác lạnh, Quỳnh Lâm chợt nhớ đêm qua mình không mang theo áo khoác. Cô hắt hơi mấy cái liền, đầu váng vất khó chịu. Len người vào bãi gởi xe, Quỳnh Lâm không nén nổi tiếng rên khi thấy bánh xe sau trưng bộ mặt méo xẹo, xẹp lép để chào mình. Chiếc xe bướng bỉnh trì lại khi cô cố sức lôi nó đi. Kẹt số. Quỳnh Lâm thở hắt ra. Đêm qua vì vội quá, cô nhớ mình đã làm chiếc xe đổ nhào ra đất nên sáng nay nó trở chứng để trả thù cô đây. Thái dương buôn buốt vì cơn đau đầu bất chợt, Quỳnh Lâm dùng tay day day nó. Có tiếng sau lưng:
- Lâm sao vậy?
Cô ngoái lại:
- Anh chưa về à?
- Tôi chờ Lâm.
- Có việc gì ạ?
Minh Viễn hất hàm:
- Tôi trông thấy chiếc xe của Lâm và nghĩ rằng mình có thể chuyển nó thành cơ hội nên đợi ở đây.
Quỳnh Lâm lắc đầu ngán ngẩm:
- Tôi làm gì với nó bây giờ?
- Trông Lâm không được khỏe – Như xác nhận điều anh vừa nói, cô hắt hơi thêm hai cái nữa, mũi sụt sịt ướt, cô lục túi xách tìm khăn giấy. Không có. Quỳnh Lâm cáu kỉnh vứt chiếc bao rỗng vào giỏ rác – Tôi đưa Lâm về. Xe của Lâm tôi sẽ nhờ người mang đi sửa giúp
- Anh chỉ cần dắt nó sang bên kia đường giúp tôi là được rồi. Anh về nhà đi. Tôi biết sau một ca trực đêm người ta thèm được nghỉ ngơi và ngủ một giấc dài để bù lại như thế nào.
Minh Viễn lắc đầu:
- Bên ấy vẫn chưa mở cửa. Chỗ sửa gần nhất cũng cách đây hơn năm trăm mét. Bệnh nó xem ra không đơn giản đâu, phải mất khá nhiều thời gian đấy trong khi Lâm lại mệt thế này. Hãy để tôi giúp Lâm, không phải áy náy gì cả vì tôi không bắt đầu một ngày mới bằng những cách Lâm vừa nói đâu, nhất là với buổi sáng đẹp trời thế này. Tôi sẽ đi bơi hoặc chơi vài set tennis trước khi về nhà.
Anh cúi xuống và kiên nhẫn lập lại:
- Cho tôi giúp Lâm nhé.
Thấy cô ngần ngừ, Minh Viễn thuyết phục thêm:
- Đây là cơ hội hiếm hoi để chứng tỏ những điều Lâm nói tối qua, tôi chỉ xấu có phân nửa thôi. Tôi…
Quỳnh Lâm mỉm cười nhưng cơn đau đột ngột ở đỉnh đầu làm nụ cười chưa kịp tròn đã chuyển thành méo xệch. Minh Viễn nhận ra ngay và anh nói bằng giọng cương quyết:
- Tôi không muốn Lâm từ chối nữa. Lên xe đi.
Chiếc kính đen và gương mặt không cười của anh làm cô sờ sợ. Quỳnh Lâm luống cuống leo lên ngồi phía sau anh trên chiếc môtô kềnh càng. Như chỉ chờ có thế nó phóng vút đi như mũi tên.
Quỳnh Lâm nghiêng người tránh gió, cô hít hít mũi. Minh Viễn cho xe chạy chậm, anh rút chiếc khăn tay trong túi đưa cho Quỳnh Lâm:
- Lâm lật mặt trong dùng tạm đi, nó vẫn còn sạch đấy.
Vẻ thản nhiên của Minh Viễn làm cô quên đi sự dè dặt cố hữu của mình, Quỳnh Lâm cầm lấy và đưa ngay…lên mũi. Mùi thơm quen thuộc làm cô sững người lại, tim dội lên một nhịp, đau nhói. Mùi nước hoa mà ngày trước Như Vũ vẫn thường dùng. Quỳnh Lâm thẩn thờ đưa chiếc khăn ra xa rồi nhìn nó đăm đăm. Cô không biết gương mặt mình dại đi vì nỗi đau ập đến bất chợt và với Quỳnh Lâm giờ đây nó vẫn còn nguyên vẹn.
Sau mỗi chuyến bay, việc đầu tiên về đến nhà là Như Vũ ôm ghì lấy vợ. Anh bảo thèm nghe mùi tóc cô, thèm hơi ấm tỏa từ thân thể cộ Quỳnh Lâm vùi đầu vào vùng ngực to rộng và hít lấy mùi hương quen thuộc từ anh. Cô nhớ đến nụ cười và ánh mắt say đắm của Như Vũ. Mùi hương ấy giờ thoang thoảng quanh Quỳnh Lâm. Nó tỏa ra từ chiếc khăn trên tay và trên thân thể người đàn ông trước mặt. Rất nhẹ nhưng nhắc cô nhớ đến anh và những ngày hạnh phúc đã trôi quạ Nước mắt ứa ra rồi chảy thành dòng trên mặt Quỳnh Lâm, một cách không tự chủ.
Quỳnh Lâm không biết cô đã tự đánh lừa mình vì sự thật không hoàn toàn giống như điều mà cô vừa lý giải. Quỳnh Lâm khóc không chỉ vì mùi hương quen thuộc mà vì sự chăm sóc ân cần của Minh Viễn. Chính người đàn ông này đã mang đến cho cô cảm giác ấm áp được che chở như ngày xưa. Minh Viễn cho xe chạy chầm chậm qua những con đường vắng, anh hỏi khe khẽ như sợ làm Quỳnh Lâm giật mình:
- Lâm thấy trong người ra sao?
Câu hỏi đưọc nhắc lại lần thứ hai vẫn một âm điệu không đổi, Quỳnh Lâm mới giật mình. Cô luống cuống nhét chiếc khăn vào túi xách, lấy tay lau mắt rồi trả lời, cố giữ giọng thật bình thản. Cũng may nó không phản bội lại cô:
- Tôi chỉ hơi đau đầu thôi.
- Nếu mệt quá Lâm có thể tựa vào tôi, đừng ngại gì cả. À, tôi biết một nhà hang nhỏ chuyên phục vụ những món điểm tâm rất ngon, Lâm có muốn ăn một chút trước khi về nhà không?
- Thôi anh ạ. Buổi sáng mẹ tôi thường chuẩn bị bữa ăn sáng cho mọi người. Bà thích như vậy. Ngoại trừ những lúc phải vắng nhà vì lý do bất khả kháng, không ai trong chúng tôi bỏ qua bữa ăn này cả. Đó là quy ước ngầm giữa chúng tôi. Mẹ tôi thường bảo đó là cơ hội để những thành viên trong gia đình gặp nhau trong khoảng thời gian ngắn trước khi rời khỏi nhà bắt đầu một ngày mới của mình.
- Lâm vừa nói đến chúng tôi, đó là những ai vậy, tôi có thể biết được không?
Minh Viễn thở ra nhè nhẹ khi thấy Quỳnh Lâm mỉm cười:
- Là ba tôi và tôi.
- À, ra thế. Tôi hình dung và thấy thích thú với những bữa sáng trong khung cảnh đầm ấm mà Lâm vừa kể. Hình ảnh này làm tôi cảm động và khao khát, có lẽ vì tôi sống xa gia đình lâu quá- Giọng anh ngậm ngùi như đang gánh chịu một sự thua thiệt nào đó, nghe rất mủi lòng nhưng vấn đề ở đây không đơn giản là bữa ăn sáng mà là ở chỗ có ai đó quan tâm đến mình và điều này xem ra anh đâu có thiếu.
Minh Viễn bật cười, lúc này anh đã nhận ra có những con sóng nhỏ đang trao nghiêng trong lòng. Lắc đầu vẻ không tin, Minh Viễn cố phủ nhận và tự chế giễu mình vì rung động kỳ lạ này. Sau khi làm tất cả những việc ấy cũng không ngăn được những điều anh muốn nói:
- Nếu Lâm cho phép ngày mai tôi sẽ đến đón Lâm đi làm.
Quỳnh Lâm lắc đầu:
- Anh sửa xe giúp tôi là quý lắm rồi, không dám làm phiền anh thêm. Văn phòng của ba tôi cũng nằm trên con đường ấy, tôi sẽ đi nhờ xe ông.
Minh Viễn nhún vai:
- Tiếc thật, tôi không chen vào đâu được vì chẳng tìm ra khoảng trống nào giành cho mình cả. Tôi thấy ganh tỵ với những người thân của Lâm quá.
Xe dừng lại trước cổng. Quỳnh Lâm thận trọng leo xuống, cô thấy hơi choáng. Gạt những sợi tóc lòa xòa trên trán, Quỳnh Lâm bậm đôi môi khô ran, cố cưỡng lại mi mắt nặng trĩu và hầm hập nóng vì cơn sốt. Minh Viễn nhìn hút vào lúm đồng tiền thấp thoáng cạnh khóe môi nhợt nhạt. Cô không nhận ra ánh mắt ấy vì chiếc kính đen đã che khuất nó. Minh Viễn dịu dàng và trong một thoáng anh ngạc nhiên vì mình có thể nói được bằng giọng như vậy:
- Lâm nhớ nghỉ ngơi nhiều nhé. Chiều nay tôi sẽ gọi điện cho Lâm, đừng như thế, hãy để tôi nói hết, tôi gọi đến chỉ để biết Lâm như thế nào thôi. Hy vọng Lâm sẽ không lẩn tránh tôi như những lần trước, được không Lâm?
Quỳnh Lâm gật nhè nhẹ. Vẻ chân thành của anh làm cô cảm động:
- Chỉ là cơn đau đầu đơn thuần thôi, anh đừng quá lo.
Minh Viễn hơi nghiêng người về phía cô:
- Lâm không phải là người có thể khóc chỉ vì cơn đau đầu đơn thuần, tôi biết mình không được phép hỏi lý do nhưng tôi thấy đau lòng lắm. Hy vọng một lúc nào đó tôi có thể chia sẻ được điều này với Lâm. Thôi, Lâm vào đi.
- A… chờ một chút. Khăn của anh đây… mà thôi, để tôi giặt sạch trước khi trả lại cho anh.
Minh Viễn cười cười:
- Tôi muốn Lâm giữ nó nhưng không phải để giặt sạch đâu.
Chiếc xe phóng vụt đi. Quỳnh Lâm nhìn theo. Minh Viễn vận chemise ngắn tay màu sáng kết hợp quần màu sậm rất hợp thời trang cộng thêm chiếc môtô kềnh càng lướt trên đường phố, trông anh không giống vị bác sĩ cô vẫn gặp hàng ngày ở nơi làm việc, càng không giống người đàn ông cô trò chuyện tối quạ Quỳnh Lâm chậm chạp quay vô:
- A…
Nam Phong đang tựa người vào chiếc cổng sắt mở hé và nhìn cô chăm chăm. Một thoáng tinh quái lóe lên sau hàng mi dày. Với tư thế này có thể đoán chắc anh ta đã đứng như vậy rất lâu. Nam Phong cùng Hoài Hương về Mỹ từ nhiều tháng trước. Không một tin tức nào ngoài lần duy nhất anh gọi điện thông báo mình đã đến nơi. Có vẻ như Nam Phong không màng đến sự lo lắng, quan tâm của những người mà anh gọi bằng cha mẹ, trong khi anh biết rất rõ ảnh hưởng của mình đối với họ. Điều này làm Quỳnh Lâm thấy ghét anh cay đắng.
Cô nhìn Nam Phong rồi xoay người về hướng ngược lại. Đây đúng là lý do làm cho gương mặt lúc nãy của Minh Viễn thoáng nét là lạ, Quỳnh Lâm có nhận thấy nhưng không hiểu vì sao. Cô lẩm bẩm:
- Ra là anh. Anh đến lúc nào vậy? Sao không vào nhà đi?
Nam Phong nhướng mày khi nghe cô dùng động từ “đến” để chỉ sự có mặt của mình ở đây. Nó có vẻ như lời cảnh báo ngấm ngầm rằng anh đã biến nhà này thành trạm dừng chân vì thế anh cũng chỉ là người khách quanh quẩn đâu đấy, rảnh rỗi ghé qua chơi. Cô không xem anh là thành viên trong gia đình lại vừa trở về từ bên kia đại dương xa xôi. Chưa bao giờ Nam Phong thấy mình giảm giá trị trước ai như khi đứng trước người phụ nữ này. Anh nhún vai giễu cợt:
- Tôi nghĩ mọi người sẽ ngạc nhiên khi tôi đột ngột xuất hiện thế này nhưng xem ra không ai ngạc nhiên cả, trừ tôi.
Quỳnh Lâm đẩy rộng cửa rồi thủng thỉnh bước vào. Cô vờ như không nhận ra ẩn ý của câu nói vừa rồi bằng cách hỏi thẳng thắn:
- Điều gì làm anh ngạc nhiên vậy?
- Ừm…chàng trai ban nãy và thái độ thản nhiên của anh ta…chẳng hạn. Tôi thấy phục đấy. Sáng sớm đưa cô bạn gái về nhà đã gặp ngay một gã lạ mặt đứng thù lù trước cổng, giương cặp mắt soi mói nhìn mình đến không chớp. Nếu là hắn chắc tôi sẽ sợ chết khiếp.
Nam Phong nghĩ việc đầu tiên Quỳnh Lâm sẽ phân trần là hai từ “bạn gái” mà anh cố tình nhấn mạnh. Nhưng anh đã lầm, Lâm vẫn thản nhiên:
- Tôi không nghĩ anh có thể làm cho ai đó hoảng sợ vì hiếm khi người ta có cảm giác này trước một gương mặt đẹp, một vẻ bề ngoài lịch sự, bảnh bao cho dù người đó có cố ý đứng lù lù và gắn thêm cặp mắt soi mói gì đó để dọa thiên hạ. À, sao anh vào được đây vậy?
Nam Phong xòe tay:
-Tôi vẫn còn giư chìa khoá cổng. Tôi đến từ rất sớm nhưng sợ lam` mất giấc ngủ của mọi người và cũng không muốn gây thêm bất ngờ nên đứng ở đây chờ cả nhà thức dậy
Quỳnh Lâm nhích người ra nhường chỗ cho Nam Phong
-Mẹ sẽ là người ra mở cửa đấy, bao giờ cũng thế. Chắc chắn sự hiện diện của anh chắc chắn sẽ gây bất ngờ nhất là với mẹ Nhưng may mắn là thần kinh tôi còn vững. Nó vẫn còn có thể chịu được, vì so ra bất ngờ này cũng không lớn hơn sự im lặng trước đây của anh là bao
Nam Phong nheo mắt
-Lâm có chắc không?
-Gi?
-Mẹ sẽ là người ra mở cửa?
- Tôi chắc
- Để thử xem
Nam Phong vừa dơ đặt tay lên núm chuông thì cánh cửa xịch mở. Ba anh xuất hiện.Ông vẫn chưa nhìn thấy Nam Phong
Đdã về rỗi hả con? Cứ để xe ngoài đấy đi Lâm. chốc nữa ba dắt vào chọ Cái bậc thềm cao lắm, không khéo con lại ngã như hôm trước. Ồ... có cả Phong nữa à? Con sang bao giờ? Sao không báo trước để ba mẹ ra đón. Các con vào nhà đi, bà ấy sẽ cuống lên vì mừng hco mà xem
Quỳnh Lâm lo lắng khi không thấy bà Như Tùng
-Mẹ vẫn chưa thức dậy hả bả Mẹ có khỏe không ạ? Đêm qua mẹ có uống thuốc không?
Ông xua tay
- Sáng nay mẹ con dậy muộn, đang vội làm điểm tâm trong bếp. Mẹ con cứ càu nhàu mãi vì ba không đánh thức bà ấy sớm hơn
- Thế còn chị Như đâu ạ?
-Hôm qua dưới quê gọi điên lên báo bố cô ấy bệnh nặng nên mẹ con cho cô ấy về từ chiêu
Quỳnh Lâm đặt túi xách lên bàn
Đdể con vào giúp mẹ một tay
Ông Như Tùng giục Nam Phong
-Con cũng vào đi
Anh lững thửng đi theo chân Quỳnh Lâm. Vừa đi vừa nghĩ ngợi, ba anh dùng từ ''sang'' còn cô ấy dùng từ ''đến'' để chỉ sự xuất hiện của anh. Để xem nhân vật thứ 3 thế nào. Phản ứng của hai người này tui khác nhau về cách biểu lộ nhưng nội dung thì hệt như nhau. Nó cùng xuất phát từ tình cả dành cho người phụ nữ đang đứng trước mặt anh. Họ đều yêu mến và muống bảo vệ bà, giờ đây sự hiện diện của anh là mối đe dọa lớn nhất. Nam Phong thấy buồn cười. một lần nữa anh khẳng định mình không thể có và cũNg không bao giờ hiểu nổi loại tình cảm ủy mị, sướt mướt này. Nhưng nếu muốn, anh vẫn có thể làm cho họ hài lòng. Nghĩ vậy nên Nam Phong gọi lớn
-Mẹ Ơi
Tiếng gọi nghe quen quá. Nam Phong. 20 năm trước khi bà buông tay nó ra, nó cũng đ~ gọi ''mẹ Ới như thế này. Ngày ấy nó còn bé lắm. Nó không thể trong thấy bà qua vai người khác nên cúi xuống nhìn mẹ qua khoảng trống giữa nhữNg đôi chân đi lại,. Đôi mắt đen nhanh đong đầy nỗi buỗn và sự sợ hãi vượt xa sức chịu đựng của một dứa trẻ 10 tuổi in đậm vào ký ức bà, biếng thành nha dao xoáy mạnh vào tim mỗi khi bànhớ về nó. Nam Phong. Nếu trở về được những ngày ấy, nhất định bà không để nó ra đi. Không bao giờ
Nam Phong nhìn mẹ. Những biến đổi tình cảm mà anh đoc. được trên nét mặt dịu dàng, nhẫn nhục ấy,mách anh biết rằng, trong lòng bà, anh đang giữ vi.trí rất quan trọng. Điều này ch? mang lại trong anh một cảm xúc nao nao rất khó phân tích. Đúng lúc này anh nhận ra lòng mình, chỉ là cảm giác ái ngại và tội nghiệp mà thôi. Quỳnh Lâm đang đứng phía trước vội nép người sang một bên như ra hiệu Nam Phong bước đế ngần hơn. Giờ đây anh nhìn rõ gương mặt nhợt nhạt và khóe môi run run của bà. Những giọt nướcc mắt ứa ra, rồi chảy xuống thành dòng
- Ôi me.
Nam Phong ôm lấy bà ngay lúc đó một tình cả trái ngươc. khác len vào lòng anh, iể từ ngày trở về, đây là lần đầu tiên Nam Phong cả động thật sự. không phải vì những giọt nước mắt của mẹ cũng không phải vì né mặt sung sước của người đàn ông đang đứng cạnh bà. Chính là vì chiếc áo bà đang mặc trên người. Cảm giác mềm mại má rượi rất quên thuộc này đánh thức một khoảng hồi ức mà chỉ ít phút trước đây anh đã nghi ngờ sư.tồn tại của nó
Lúc còn là một đứa trẻ. mỗi buổi tối trước khi lên giường. Nam Phong đều chờ bước chân của mẹ Bà đến và nằm ghé vào khoảng trống bé xíu của anh dành cho trên chiếc giường trẻ con của mình. Hai mẹ con trò chuyện rì rầm, những câu chyện con nít vớ vẩn ngày ấy vẫn được mẹ lắng nghe một cách tôn trọng và chăm chú. Trước khi rời phòng bà sẽ cùng cẫu nguyện với anh, sau đó mẹ cúi hôn và bao giờ bà cũng nói câu "ngủ ngon nhé, con trai cưng của mẹ Hẹn gặp con vào sáng mai"
Buổi sáng cũng thế, nếu ba vào đánh thức anh sẽ đươc. Ông cõng trên vai nhưng Nam Phong vẫn thích mẹ hơn. Mùi thơm và chiếc áo luạ mềm mại của bà khi anh úp mặt vào đấy luôn mang đến cho Nam Phong cảm giác bìnhyên. Ro6~i anh xa me, cảm giác này cũNg mất dần theo năm tháng. Bà Như Tùng cũng thế. Anh nhận ra sự bối rối của mẹ khi cựa người trong vòng tay mạnh me của đứa con trai giờ đã cao lớn, vạm vỡ. Bà lúng túng đẩy nhẹ anh rồi ngoái nhìn qua vai mình, nói lớn
-Mọi người sao lại đứng thừ ra cả đấy, ngồi vào bàn đi chứ. Mẹ thay áo rồ i dọn bữa ăn sáng.
- Không mẹ ạ Mẹ thay áo rồi ngỗi xuống bàn đi, con se dọn bữa sáng
-Cám ơn con Quỳnh Lâm. Nếu không có con, me chẳng biết phải xoay xở thế nào nữa
Suốt bữa anh, Quỳnh Lâm kín đáo quan sát mẹ Tuy cách bi^?u lộ có khác nhau nhưng cô biết cả hai đều rất vui. Nhất là ba Như Tùng. Kể từ ngay mất Như Vũ, đây là lần đầu tiên cô thấy gương mặt bà rạng rỡ đến vậy. Họ lắng nghe Nam Phong kể một rắc rối nhỏ khi nhậnhành lý. Không ai để ý đế ncô cả, Quỳnh Lâm kín đáo thu dọn phần ăn hầu như còn nguyên của mình xuống bếp.
Ông bà Như Tùng có thú uống trà vào buổi sáng, Quỳnh Lâm nhón lấy một nhúm nhỏ bỏ vào chiếc bình sứ tráng men trắng tinh, điể hao văn tuyệt đẹp. Ba cô rất thích bộ tách trà cổ này. Nét tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết nhỏ nhất, nó chứng tỏ tay nghề của người thủ công tài hoa. Cọng trà cong rơi xuống đáy bình phát ra tiếng kinh coong vui tai. Quỳnh Lâm cho một ít nước sôi vào đấy hăm kín. Trong khi chờ ít phút cho trà nở đều, cô tráng 4 chiếc tách bằng nước nóng rỗi mang tất cả lê nphòng ăn
Trà rót ra sóng sánh màu xanh phớt vàng, thơm ngát. Mùi hương nhẹ nhàng, tinh khiết của nó làm dịu cơn đau đầu củA Quỳnh Lâm. Co hớp một ngụm nhỏ để thưởng thức cá i thú tao nhã này rồi nhìn quan, lạ nhỉ, hình như khi uống trà mọi người thường co ''vẻ trầm ngâm. Quỳnh Lâm đã có dịp đi xem một buổi trà đạo ở đó chi?việc uống trà tưởng chừng đơn giản lạ i được tiếnhan`h nhiều bước thật tỉ mỉ, công phu và trang nghiêm như đang thể hiện một tác phẩm nghệ thuật vậy
Quỳnh Lâm vẫn thích cách uống trà của quê cô hơn. Họ pha trà trong cái ấm to bằng đất nung màu nâu đỏ đi kem` mấy chiếc tác be '' xíu như hạt mít. Trà rót ra nghi ngút kh''i, hơI nóng bốc mờ cả mặt. Rót vào tách một ít, đầu tiên chỉ hóp ngụm rất nhỏ vừa đủ ướt môi nhưng ai nấy đều sịt soạt rất tọ Quỳnh Lâm sống ở quê với dì đến năm 15 tuổi. Dượng Bảo han`h nghề hốt thuốc nam. Ông mát tay, tính tin`h vu ivẻ,cởi mở nên có rất nhiều thân chủ, bạn bẹ Ông nghiề uống trà và co ''thói quen sưu tầm các loa. itrà ngon, lạ để mời bạn bè đến thưởng thức. Quỳnh Lâm từng thâu đêm để phục vụ cho cái thú vui tao nhã ấy. Đối với cô, ông không xấu cũng chẳng tốt. Ngẫn ấy năm ông không nói với cô lời nào thậm chí chưa bao giờ gọi tên. Trong mặt ông, cô không hề tồn tại. Mọi người nói sở dĩ dượng Bảo lam` thế là do ông không ưa ba mẹ Quỳnh Lâm vì trước đây hai người từng phản đối chuyện kết hôn của ông và dì. Cô biết dì Tuyết rất khổ tâm nên cố làm tròn mọi việc lớn nhỏ trong nhà, không để ông có cớ la mắng dì
Thật ra suốt thời gian ở đấy Quỳnh Lâm cũng chưa bao giờ nghe hai người to tiếng với nhau ngoại trừ lần duy nhất khi dượng Bảo đề cập đến việc học của cộ Quỳnh Lâm biết dì Tuyên không hề có hạnh phúc. Cô cùng không thể nào quên được khoảng thời gian nhoc. nhằn ấy.
Quỳnh Lâm hớp một ngụm trà nữa, cô thấy nhơ ''dì quá. Những khi đau ốm thế này cô thường nhớ đến dì. Thuở bé cô từng ao ước mình cứ ốm mãi để dì lo lắng,ân cần chăm sóc từng chú một.Tình cảm ruột thịt ch? thể hiện trong những lần hiếm hoi như thế nên nó không đu?sức sưởi ấm trái tim nhạy cảm của đứa trẻ mồ côi luôn khao khát một vòng tay mạnh mẽ, chở che.
Cô nhìn Nam Phong, người đàn ông này thật may mắn khi được nhiều người yêu thương. Nhưng chính sự thừa mứa ấy khiến hắn luôn lên mặt cao ngạo môt. cách đáng ghét. Quỳnh Lâm chợt thấy tủi thân, cô uống cạn tách trà nuốt luôn cảm giác nghèn nghẹn đang ứ nơi cổ họng. Ngẩng lên, Quỳnh Lâm bắt gặp ánh mắt Nam Phong. Cô không lẩn tr''anh. Nam Phong cũng thết. Quỳnh Lâm không muốn mình chớp mắt nhưng đã muộn. Gương mặt người đàn ông thoáng biến đổi khi thấy giọt nước lam` mắt cô long lanh nãy giờ đang chầm chậm lăn xuống gò má. Quỳnh Lâm bối rối đưa tách trà cạn queo lên môi. Cô nhìn quanh, không ai trông thấy cả, trừ hắn
Nam Phong xuống bếp. Anh đi châm` chậm rồi dừng hẳn lạ ikhi nghe tiếng ông Như Tùng lo lắng
-Con không khỏe hở Lâm? Lúc nãy ba thấy con ăn rất ít, mặt lại nhợt nhạt thế này
-Con chỉ đau đầu một chút thôi ạ Có lẽ vì đêm qua con không chợp mắt được
- Con lên phòng uống thuốc rỗi ngủ một giấc đi. Hôm nay ba bảo mẹ đặt thức ăn ở nhà hàng để đỡ phải nấu nướng vất vả.Nếu vài hôm nữa cô Như không lên, chúng ta sẽ tìm một người khác thế tạm. Việc nhà khá nhiều, mẹ con lại không khỏe. Để con vừa làm ở bệnh viện vừa làm việc nhà, vất vả quá, ba thấy không an tâm hcut'' nào.
-Con không sao. Ba đưn`g lo lắng. Con sẽ lên phòng ngay đây a.
-Con có cần gì kỏ Có muốn ba nói mẹ đến giúp con không?
- Dạ không, con chỉ cảm xoàng. Nghỉ ngơi một chút sẽ ổn thôi a.
- Ừ con ngh? đi nhé
Nam Phong nép vào khi nghe tiếng bước chân nhẹ nhàng mà anh đóan của Quỳnh Lâm đi về phía cầu thang
-Lâm
Đạ?
- Con nhơ ''đưn`g thức khuya và cùng đưn`g lam` việc quá sức nữa. Ba mẹ rất lo cho con. Hãy đi chơi,gặp gỡ bạn bè, lam` việc gì đó mà con thích. Con có vui thì ba mẹ mới vui được - ngừng một chút ông nói thêM - Thôi, quên nó đi con
Giọng Quỳnh Lâm sũng ướt
-Ba ơi...
- Không, con phải lam` được. Cứ cô lên rồi thời gian sẽ giúp con. Đưn`g trì kéo quá khứ nữa, quên đi con. Con cứ như thế này hoài ba mẹ khổ tâm lắm..
- Con xin lỗi.. con hứa...
-Thôi dược rồi, con đi nghỉ đi
Giọng ông Như Tùng nhuốm đẫy vẻ thương xót,vỗ về. Không co ''tiếng trả lời. Đoán là câu chuyện của họ đã kết thúc, Nam Phong chờ nghe bước chân cuẢ Quỳnh Lâm. Nhưng anh giật mình khi nghe ông kêu lên
-Sao con nóng thế này hả Lâm? Con đang sốt rất cao. Để ba gọi me.
Có vẻ như Quỳnh Lâm đang giữ ôngl ại,giọng khẩn khoản..
- Đừng ba,.. đừng ói cho mẹ biết. HôM nay PHong về, mẹ rất vui. Chưa bao giờ con thấy mẹ vui đến thế. Chúng ta đừng lam` hỏng niêm` vui của mẹ Con không muốn mẹ lo lắng đâu. Con biết tự chăm sóc mình mà. Đưn`g gọi mẹ. Bà đưn`g gọi me..
Nam Phong nhún vai. LÚc nào cŨng một giọng điệu thế này. Vẻ ẩn nhẫn chịu đựng vừa khiến anh tò mò lại vừa bực bội. Người phu nữ ấy luôn gợi trong anh những cảm giác trái ngược nhau. Anh hìnhdung đôi mắt cô lúc này. Để xem, hẳn là nó mở rất to, rất long lanh và đang hìn thẳng vào người đối diện bằng vẻ van nài khó ai cưỡng lạ inổi. Nhưn chờ đấy, biết đâu ba anh không phải là người bi.thuyết phục dễ dàng đến thế.
-Ba rất lo, hôm nay chị Như lạ ik oc'' nhà, để con một mình thế này ba không an tâm
-Sau khi uống thuốc và nghỉ nghơi nếu mà vẫn không ổn con sẽ báo cho ba mẹ biết. Co nhưa.
-Hay là..
-Phong ơi!
Co ''tiếng bà Như Tùng gọi từ trên lầu. Nam Phong làm ra vẻ thản nhiên khi bước ra khỏi chỗ đang đứng và dạ lớn. Ánh mắt cuả anh và ba gặp nhau. Nam Phong nhè nhẹ gật đầu. Trong một thoáng họ đã nói xong điều cần nói
-Phòng đã dọn xong rồi,con mang hành lý lên đi - Quay sang ông Như Tùng, bà giục: Sáng nay anh rảnh phải kỏ Chở em đi ra chợ nghe. Anh thử nghì xem mình phải mua món gì để đãi gia đình một bữa thật ngon. À, nếu con cần gì thi nhờ chị Lâm nha Phong
Nam Phong ra vẻ ngần ngừ như e ngại và ngay lập tức Quỳnh Lâm rơi đúng v`o chiếc bẩy mà anh giăng ra
-Ba mẹ đi đi ạ Con sẽ giúp Phong sắp xếp lại mọi thứ
Nam Phong nhướng mày giấu vẻ đắc ý
Đdươc. chị Lâm giúp thì còn gì bằng. Cám ơn chi.
Quỳnh Lâm chậm chạp bước từng nấc thang một, cả người mỏi rã rời. Phòng của Nam Phong đối diện phòng cô qua dãy han`h lang hẹp đã được mở toang. Những vệt nắng chiếu xuyên qua khung cửa sổ tạo thành các vòng tròn lớn, nhỏ ở giữa nhạ` Chúng đang ngún nguẩy nhảy múa cùng vô số hạt bụi nhỏ li tị Quỳnh Lâm nhíu mày cố xua bớt cả giác nhức buốt ơ? đầu và nặng trĩu ở hai mắt.
Không để ý đến Nam Phong, cô mang xô nước lớn vào và bắt đầu lau chùi các vật dụng trong phòng, cọ rửa nền nhà, thay rèm cửa. Nam Phong thì đứng nhìin Quỳnh Lâm lam` hết việc này sang việc khác. Anh di chuyển khắp phòng để không làm ảnh hưởng công việc của cô nhưng không giúp cũng chẳng nó i lời nào. Lau đôi tay đỏ ửng vào chiếc khăn lông mềm, Quỳnh Lâm thay áo gối và drap giường. Kết thúc công việc, cô dùng chiếc khăn rèn phủ mặt bàn rồi đặt lên trên ấy môt. lọ hoa. Nhìn khắp phòng, trừ gương mặt Nam Phong, Quỳnh Lâm nói gọn
- Xong rồi, anh xem còn việc gì nữa không?
Nam Phong hất hàm
- Còn mấy chiếc valise nằm kia, sao Lâm không soạn chúng ra và sắp xếp những thứ trong ấy vào tủ đi
Quỳnh Lâm ngẩng lên. Gương mặt cô đỏ bừng, không phải vì bệnh không phải vì mệt mà là vì tức giận. Giờ thì rõ rồi, người này cũng đâu phải là thánh nhân. Nam Phong nhún vai cười thầm. Có thế chứ
-Tôi thấy anh đâu có vấn đề gì về sức khỏe, nhất là đôi taỵ Hay là lông mi của anh đang bị thương nặng?
Nam Phong cúi xuống nhìn cô chăm chú. Anh nói bằng giọng giễu cợt
- Lam giận à? Lâm cũng biết giận khi người khác không quan tâm đến mình sao? Chẳng phải tôi đã từng nghe những câu tương tự như ''đừng nói với ai hết'', không muốn mọi người lo lắng''.
“Biết cách tự chăm sóc mình.” Để tôi nói cho Lâm nghe đó là những lời sáo rỗng thậm chí dối trá. Vừa rồi Lâm rất giận, đúng không? Lâm uât ức khi người khác đối xử không tốt với mình. Vậy tại sao Lâm không tự làm điều ấy? Lâm không tốt cả với mình, tự bạc dãi chính bản thân mình thì không ai tin Lâm tốt với họ đâu, mặc dù Lâm cố chứng minh như vậy – Anh dùng một ngón tay đẩy cắm cô lên - lần sau if Lâm bị bệnh như thế này, Lâm có quyền nói to cho cả thế giới biết “Tôi mệt. Tôi đi ngủ đây. Mặc xác các người và cả cái công việc chết tiệt này nữa”, hiểu chưa?
Quỳnh lâm cười nhạt:
- Đó có phải là tất cả những gì anh đã học được không? Nó có phải là cách anh dùng để đối xử với những người thân of mình không?
- Nó có gì không đúng? Điểm khác nhau duy nhất chỉ thể hiện ra ở chỗ tôi dám nói ra suy nghĩ "Ta là trên hết" of mnình thôi. Materialistic, chủ nghĩa thực dụng, tôi chính là người theo chủ nghĩa đó. Tất cả chúng ta, tôi nghĩ không có ngoại lệ nào, chỉ chấp nhận sự thua thiệt vì người khác, dĩ nhiên là trong giới hạn cho phép, khi người đó dánh giá đúng sự hy sinh và biết ơn ta về điều này thôi. Vậy xem ra khi làm bất cứ điều gì ta cũng vì ban thân mình là trên hết. Lâm nghĩ tô nói có đúng không? Sự tức giận vừa rồi của Lâm là bằng chứng xác thực nhất. Nó gần như thuộc về bản năng và tôi thích như vậy. Tôi ghét mọi thứ màu mè mà người ta thường dùng để phủ lên nó. Tôi nói như vậy Lâm có lãnh hội được không?
- Có đấy. Tôi không phải là người kém thông minh hay bảo thủ đâu. Tôi có thể nói cho anh nghe những gì tôi vừa lãnh hội được – Quynh Lâm nhìn thẳng vào Nam Phong và nói chậm từng tiếng – Tội đi đây. Mặc xác anh và cái anh gọi là Materialistic, chủ nghĩa vật chất hay thực dụng gì đó chết tiệt của anh đi. Sao anh không hiểu rằng nó chỉ thích hợp với một người ích kỉ và cố chấp như anh nhỉ?
Trước khi Nam Phong kịp nói thêm điều gì, Quỳnh Lâm đã bước ra khỏi phòng. Cô đóng sầm cánh cửa vào mũi anh. Nam Phong lùi lại. Người phụ nữ này không đơn giản chút nào. Chỉ một buổi sáng mà anh thấy cô thay đổi xoành xoạch bao nhiêu là trạng thái. Điều này tạo cho anh cảm giác Quỳnh Lâm có rất nhiểu gương mặt. Với người thích hợp, trong thời điểm thích hợp, cô ta sẽ trưng ra một dáng vẻ thích hợp. Khóc, cười, dịu dàng, tinh tế, sâu lắng, cau có, châm biếm, mỉa mai, ngoa ngoắt, v..v... Nhưng điều quan trọng mà Nam Phong thấy rất rõ là cô không ưa anh chút nào. Nam Phong không giả vờ khiêm tốn để không nhạn ra sức thu hút of mình đối với phụ nữ. Và cũng chính sự cao ngạo và lòng kiêu hãnh vốn có ấy Nam Phong lại không chịu thú nhận thái độ Of Quỳnh Lâm làm tổn thương cái tôi of anh. Với kinh nghiệm of mình, Nam Phong biết cô không giả vờ làm thế để gây ấn tường hay tạo sự chú ý gì cả. Quỳnh Lâm thật sự không ưa anh. Nam Phong nhận thấy điều này trong những lần anh vô tình bắt gặp ánh mắt of cô.
Nam Phong kéo chiếc valise lại gần, anh nhún vai, từ trước đến giờ phụ nữ và việc tìm hiểu phụ nữ vốn không phải là sở trường và cũng không phải là mục tiêu of anh. Họ chỉ là những nét chấm phá đầy ngẫu hứng trong bức tranh cuộc đời đầy màu sắc mà anh có thể tô vào hoặc xoá đi một cách dễ dàng. Họ chưa bao giờ là vấn đề of anh và người phụ nữ này cũng thế. Nhưng giờ đây dgương mặt mệt mỏi, đỏ ửng of Quỳnh Lâm cứ trở đi trở lại trong anh. Từ lúc bước vào nhà, Nam Phong vẫn chưa nghĩ đến điều gì khác ngoài cô cả. Điều nay không làm anh thích thú chút nào. Phải, mình có quan tâm đến Quỳnh Lâm nhưng chỉ vì vị trí và hoàn cảnh đặc biệt of cô trong ngôi nhà này mà thôi. Nam Phong thở ra. Cuối cùng, anh cũng cảm thấy hài lòng, thậm chí rất an tâm vì đã tìm ra được một lí do mà anh có thể chấp nhận được.