Để tránh ánh nắng chiếu vào mắt rồi ngó xuống cổ taỵ Vẩn còn sớm nhưng sao bà cứ bồn chồn trong dạ. Đêm qua bà hầu như thúc trắng. Bên cạnh bà, ông ấy cũng thao thức. Tâm trạng của cả hai như chiếc lọ đựng đầy hạnh phúc và lo âu. Khi chiếc lo chao nghiêng thì phần này thay thế phần kia hoặc trộn lẩn vào nhau nhưng rõ ràng vẫn là hai trạng thái đó. Bà Tùng Như lửng thửng bước ra sân. Thoáng thấy bà, người tài xế lật đật mở cửa xe. Bà định khoát tay từ chối nhưng lại thôi. Dựa đầu vào ghế bà nhắm mắt lại cố không để ý đến những ý nghĩ đang đuổi nhau trong đầu. Quỳnh Lâm đang đi về phía bà, dáng mảnh mai, gương mặt thanh tú phảng phất nét buồn. Bà Tùng Như thở dài, nó vẫn còn trẻ quá. - Con xuống đây ngồi với mẹ. - Da. Với dáng gồi nghiêng nghieng, trông Quỳnh Lâm mềm mại như vừa bước ra từ bức tranh tố nữ. Hai tay cô nắm vào nhau và đặt trên đùi, những ngón tay thon gầy, trắng muốt và chiếc nhẩn kim cương quen thuộc nằm ở ngón giửa. Từ lúc không còn Như Vũ thỉnh thoảng cô mới mang hoặc chỉ mang vào những dịp quan trọng. Thay vào đó là chiếc nhẩn bình thường, chiếc nhẫn cô đã không mang trong ngày cưới. Chỉ nghĩ đến điều này cùng là tim bà nhói đau. Bà nhớ gương mặt Như Vũ lúc nhận nó từ tay bà. - Đẹp quá. Con nghĩ nó rất thích hợp với Lâm. Cảm ơn mẹ đã tặng cho chúng con món quà quý giá này. Con biết với mẹ nó còn mang giá trị rất lớn về mặt tinh thần. Dù bà cố thuyết phục nhừng Vũ vẫn khăng khăng dùng nó trong ngày cưới thay cho chiếc nhẫn truyền thống. Giờ Quỳnh Lâm đã gầy đi rất nhiều nên nó không còn ở vị trí cũ. Chiếc nhẫn nằm ở ngón giửa. Bà Tùng Như thở dài, suốt bao năm qua nhưng đến giờ thì nó không còn làm tròn nhiệm vụ của mình nửa. Bên cạnh bà, Quỳnh Lâm vẩn im lặng. CÔ rất ít lời. Quỳnh Lâm sống thiên về nội tâm nhưng không hoàn toàn khép kín. Bà biết bên trong nội thân thể bé nhỏ mảnh mai là một nghị lực sống rất đáng để bà khâm phục. Quỳnh Lâm đã luôn luôn làm bà ngạc nhiên, ngay từ buổi đầu tiên cô đên thăm gia đình này. Hôm đó Như Vũ hẹn với cả nhà sẽ đưa bạn gái về dùng cơm. Bà chuẩn bị rất chu đáo vì Như Vũ chưa từng dắt ai về giới thiệu, dù bà biết anh yêu khá nhiều người bên ngoài. Sau này nhắc lại, mọi người đều xúm nhau vào trêu vì trong lần gặp mặt ây "nàng dâu" không gặp rắc rối nào, còn "bà gia" thì lại lăn dung ra xỉu vì quá... hồi hộp. Bà Tùng Như bần thần nhớ lại, ký ức còn rỏ nét quá. Dường như chỉ mới hôm qua. Lần đầu tiên ấy, bà đã rất lo và hơi giận khi chúng về khá trễ so với giờ hẹn. Ngay lúc đứng lên để đáp lại lời chào của Quỳnh Lâm thì một cơn chóang kéo đến bất ngờ làm mắt tối sầm, đầu óc quay mòng mòng, bà ngã xuống. Quỳnh Lâm đứng gần nhất cô đỡ ngay lấy bà. Bàn tay mà chi một thoáng trước đay bà e ngại vì vẻ manh mai, yếu đuối của nó, giờ mánh mẻ đến o ngờ. cô dìu bà vào trong rồi lần lượt đo huyết áp, khám bệnh sau đó kê toa không quên cẩn thận ghi cho bà một số lời khuyên về chế độ ăn uống, tập luyện nghĩ ngơi. Bà Tùng Như như đánh mất vai trò chủ nhà của mình và vì thế buổi gặp mặt cũng không còn diễn theo đúng trình tự của nó. Bữa ăn chiều bị bỏ quên ngoài kia. Người yêu của Như Vũ cũng không im lặng chờ nghe các câu hỏi để trả lời một cách rụt rè, thay vào đo bà lại phải ngoan ngoãn trả lời từng câu hỏi của cộ Cuối cùng thì vị khách quý được mong chờ nhất này phải đích thân xuống bếp hâm nóng thức ăn phục vụ cho bà và hai người đàn ông đang bối rối lo lắng đến đờ người vì bị rơi vào tình huống bất ngờ ngoài dự kiến ấy. Bà Tùng Như xoa trán. Bà nhớ con trai đến cồn cả ruột gạn Ánh mắt nụ cười dáng điệu của nó in vào ký ức bà đến từng chi tiếc nhỏ. Vũ ơi! Bà giật mình ngồi thẳng dây. Dường như mình đã gọi thành lời. Bối rối bà quay sang Quỳnh Lâm. Cô vẩn ngồi yên. Chỉ là ảo giác thôi. Bà Tùnh Như thở dài rồi dựa sâu hơn vào ghế để tránh nhìn vào gương mặt dịu dàng nhưng đầy nét trầm tư ấy. Bà đã lầm, không phải là ảo giác, Quỳnh Lâm đã nghe tiếng gọi rất khẻ của người bên cạnh nhưng cô vờ như không. Cô biết vết thương vẩ còn sâu hoắm, nó luôn nhắc mọi người nhớ đến sự hiện diện của mình bằng những vết cắt nghiến vào da thịt. Cả nhà vẩn chưa quen sự vắng mặt của anh. Và điều này làm cho họ gượng nhẹ hơn khi đối xử với nhau. Từ trong nhà, ông Tùng sải từng bước dài ra sân. Nắng sớm lấp loá trên mái tóc đen nhánh của ông. Dáng ông cao lớn, vững chải. Tuổi già hình như chỉ hiện diện ở những nếp nhăn quanh mắt mà mỗi khi cười chúng làm gương mặt ông đôn hậu hơn. Nụ cười hai người giống tạc nhau, kể cả cái nhếch môi. Quỳnh Lâm nhớ Như Vũ. Cô nhớ đến lần gặp gỡ đầu tiên... Đó chẳng phải là kỷ niệm đẹp. Hôm ấy trên đường về nhà, Quỳnh Lâm chứng kiến một tai nạn giao thông. Chiếc coTùng Như ainer cồng kềnh chạy lấn, hất tung chiếc môtô đang lưu thông chiều ngược lại. Ba người trên xe văng ra xạ Tất cả đều nằm bất động. Tại nạn diễn ra trong tích tắcnhưng mức độ khủng khiếp củanó làm những người chứng kiế đều kinh hoàng. Rất nhanh, Quỳnh Lâm bỏ xe chạy đến nạn nhân nhỏ tuổi nhất. cậu bé nằm ngửa, người đầy máu. Cẩn thận, Quỳnh Lâm xem xét các đốt sống ở cổ, lưng. Chúng không tổn thương nhưng chiếc xương sườn ở lồng ngực gãy đâm vao da thịt. Máu từ đó tuôn ra. Cô bình tỉnh sơ cứu. Lúc đấy Như Vũ bước ra từ toà cao ốc gần đó Anh và vài người đi đường chạy đến. Sự thành thạo, chính xác trong từng động tác của Quỳnh Lâm làm Như Vũ an tâm. Anh ngăn không cho họ di chuyển những nạn nhân khác vì e rằng sự sốt sắng thái quá có thể sẽ gây ra những chuyện đáng tiếc khác. - Chúng tôi có thể làm gì. Lúc đó Quỳnh Lâm hướng cái nhìn về phía anh. Gương mặt rất đàn ông cho cô cảm giác tin cậy. Quỳnh Lâm nói gọn: - Xin giử đứa bé ở nguyên tư thế này. Tôi sẽ xem qua những người khác. Không mất nhiều thời gian, Quỳnh Lâm nhận ra họ đều chết ngay sau va chạm. Cô bế đứa trẻ ra taxị Người Quỳnh Lâm đây máu. Như Vũ chạy theo: - Cô đến bệnh viện nào? Quỳnh Lâm nói tên bệnh viện nơi mình đang làm việc. Như Vũ đã đến và chờ rất lâu. Gương mặt bơ phờ lúc bước ra cửa làm anh cảm động. Thay vì đưa cô túi xách và chìa khoá xe, Như Vũ lại đưa cô về nhà. Quỳnh Lâm không phản đối. Cô im lăng đi theo anh. Khác với vẽ bình tỉnh mà anh vừa chứng kiến lúc nãy, Quỳnh Lâm khóc. Như Vũ thấy lòng nao nao. Mãi sau này anh mới hiểu lý do của những giọt nước mắt ấy. Chính trong giay phút đo Quỳnh Lâm biết răng từ nay trên cõi đời này có thêm một đứa trẻ mồ côi giống như cô vậy. Chiếc xe thắng gấp làm Quỳnh Lâm giật mình. Ông Tùng Như quay xuống hỏi vợ: - Bên ấy có đi đón nó không? Bà khẽ khàng: - Em không biết. Ông nói trong thiếng thở dài: - Lẽ ra mình nên báo với họ một tiếng. Bà Tùng Như im lặng. Cũng như ôn gbà biết mình không sao thích nổi những người bên ấy nhưng cả hai không bao giờ nói với nhau điều này. Sân bay thưa thớt, bà Tùng Như nhìn quanh. Họ không đến bà thở ra và thấy dể chịu. Chuyến bay đáp trể hơn một giờ. Di lại quanh quẩn vì sốt ruột, bà cố hình dung giây phút gặp mặt sắp tới. Cuối cùng nó cũng xuất hiện. Trong dòng người đang tuôn ra cửa, nó cao hơn hẳn. Gương mặt trầm tỉnh với những đường nét hoàn hảo đến mức kinh ngạc. Bà sững người. Nó giống hệt ông ấy. Nhất là lúc không cười như thế này, cả gương mặt như được đúc ra từ pho tượng đồng. Nó trông thấy bà và đi tới. Nhớ ngày nào đưa đi, nó chỉ là đứa trẻ. Bà đã ôm nó vào lòng. Giờ đây mình không còn làm điều đó. Nó cao quá rồi. Bà chỉ đứng đến vai. Nó choàng tay ôm lấy bà. Lần này bà cũng khóc nức nở. Vổ nhè nhẹ vào lưng bà Tùng Như nó đưa mắt tìm ông. Hai người đàn ông chào nhau bằng mắt. Nam Phong không còn là đứa trẻ trong trí nhớ bà, nó đã trưởng thành. Nó là con trai của mình. Phải, nó mãi mãi là mà bà yêu quý và đã khóc hết nước mắt vì nhớ thương. Bất giác bà Tùng Như ôm ghì lấy nó. Nó cúi xuống nhìn bà. Miệng cười nhưng ánh mắt nó rất bình thản. Bà bang hoàng khi không còn nhận ra đôi mắt đen nhánh mà mỗi lần vào đấy, nó phản chiếu tình cảm, sự thông minh, đô hậu của đứa trẻ ngày nào. Ánh mắt ấy giờ đây đầy vẻ bí ẩn, tự chủ và thoáng nét lạnh lùng. Nó đang nhìn sang cô gái bên cạnh. Quỳnh Lâm trân trối nhìn người đàn ông đứng trước mặt. Dường như cô không tin vào mắt mình. Một Như Vũ bằng xương bằng thịt. Không không phải. Quỳnh Lâm cố trấn tĩnh và nhận ra mình đã bị ảo giác đánh lừa. Chỉ có dáng dấp là giống là gống hệt nhau. Tóc người này bồng chớ không loăn soăn như anh. Gương mặt kém thân thiện, nét lạnh lùng không tan biến hết, dù gương mặt ấy đang cười. Ông Tùng Như đặt tay lên vai cô: - Để ba giới thiệu với con, đây là Quỳnh Lâm. - Chào... Cô lúng túng. Người đàn ông đở lời: - Chào chị Lâm. Chị gọi tôi là Phong. Nam Phong kín đáo quan sát rồi lục trong trí nhớ một nhân vật có tên Quỳnh Lâm. Khoảng cách giữa hình ảnh trong trí nhớ anh và cô gái đang đứng trước mặt không thể là hai năm. Anh nhớ mình đã ướt qua tấm ảnh gia đình rồi dừng lại ở gương mặt này. Tuy phản phất nét trầm tư nhưng nụ cười và ánh mắt của cô lúc đó trong trẻo lắm. Tưởng như anh đã nhìn thấy hai người khác nhau hoàn toàn vậy. Bà TN nín khóc, tách ra khỏi vong tay Phong rồi nhìn quanh: - Hành lý của con đâu? Anh chỉ vào chiếc valise nhỏ nằm dưới chân. Bà rụt rè hỏi: - Con sẽ về nhà chứ Phong? - Tất nhiên rồi mẹ a. Vội vã như có ai đến và mang Nam Phong đi vậy, ba Tùng Như Tùng giục: - Chúng ta về thôi. Nam Phong làm một cử chỉ ngăn lại. Anh hướng về cô gái đứng cách đó không xa đang quan sát mọi người bằng vẻ hiếu kỳ. - Lại đây em, để con giới thiệu với ba mẹ, đây là Christie... Cô gái nhanh nhẹ bước đến nắm lấy tay ba Tùng Như. Gương mặt nhoè nhoẹt nước mắt của người đàn bà này làm cô cảm động và thấy gần gủi. Cô ngắt lời anh: - Ồ không bác gọi con là Ốc Hương đi. Mẹ con vẫn gọi thế vì lúc mang thai con. Bà rất thèm ốc Hương nhưng bên ấy lại không có. Lần này về VN con nhất định phải ăn thử xem sao. Ốc hương, ừm... nếu như không thích mọi người có thể gọi con là Hoài Hương. Mẹ con giải thích như vậy có nghĩa là bà luôn nhớ đến quê hương. Nhưng tra tự điển con thấy hương có nghĩa là mùi thơm. Thơm, con thích cái tên này hơn. Bà Tùng Như lau những giọt nước mắt còn sót lại rồi bậ cười vì cách nói ngộ nghĩnh của Hoài Hương. Mặc dù cô cố chứng tỏ mình là người Việt Nam nhưng cách nói của Hoài Hương không khác người nước ngoài tập nói tiếng Việt là mấy. Quỳnh Lâm ngắm ngía gương mặt xinh xắn của cô gái. Hoài Hương không phải là người Viêt thuần chủng. Ở cô tập trung những nét tinh hoa được pha trộn hai hòng Âu Á. Da vàng, mắt xanh, tóc nâu sáng với những đường lượn êm ả ôm lấy bờ vai thon. Hoài Hương vận chemise xanh nhạt với chiếc quầnn ống hẹp màu đen.Cách phụ sứ đơn giản nhưng rất đẹp. CHúng vừa khít thân thể cô, ôm lấy bộ ngực căng tròn và vòng eo mảnh mai. Nó chứng tỏ Hoài Hương là người biết mình đẹp và biết thể hiện điều đó cách tinh tế. Ông Tùng Như ra hiệu cho người tài xe mang hành lý ra xe khi không thấy ai đến đón Hoài Hương. Không biết rõ mối quan hệ giữa hai người, dù vậy rất lịch sự, ông quay sang Hoài Hương: - Cháu về với chúng tôi chứ? CÔ nhìn Nam Phong chờ đợi. Anh đỡ chiếc xắc nhỏ từ tay cô: - Vì có sự thay đổi nhỏ nên đến mai người nhà mới đón Hoài Hương. Con đặt phòng ở khách sạn để cô ấy nghỉ tạm. Cảm ơn ba mẹ và chị Lâm đã đến đây. Có lẽ ngày mai con mới về nhà được. Ba Tùng Như dè dặt đề nghị: - Sao các con không cùng về bây giờ? Nhà ta có rất nhiều phòng dành cho khách. Mẹ đã chuẩn bị cả rồi - Quay sang Hoài Hương, bà thuyết phục thêm - Chúng tôi ra6't vui nếu cháu lưu lại nhà chúng tôi. Lần đầu ve thăm quê, tôi muốn chứng minh với cháu một điều, người Việt Nam chúng ta rất mến khách. Mắt Hoài Hương sáng lên thích thú. Cô kón đáo giật tay áo va nhìn Nam Phong. Ánh mắt cô có vẻ khuyến khích anh nhận lời. Phong cúi xuống: - Em thấy thế nào? Giờ Hoài Hương mới tíu tít: - Em thích lắm anh đồn gý đi. Ba Tùng Như mừng rỡ. Bà nói ngay như sợ Nam Phong đổi ý: - Xe đang đợi ngoài kia, chúng ta đi ngay thôi. Các con cũng cần nghỉi ngơi sau chuyến đi dài như thế Hoài Hương chớp mắt: - Cảm ơn hai bác và chi... Ông Tùng Như đở lời: - Chị ấy tên là Quỳnh Lâm Cô ngoài người nắm lấy tay lâm: - Em xin lổi vì không biết chị. Anh Phong có kể chuyện gia đình cho em nghe nhưng sao anh ấy lo nhắc đến chị hay là trí nhớ em tệ quá? Em chỉ nhớ anh Phong có người anh tên Vũ. À... sao em không thấy anh ấy nhỉ? Bóng tối vụt qua mắt Quỳnh Lâm, nhưng Hoài Hương không nhận ra. Nam Phong keo tay cô: - Xin lỗi chị, mình đi em. Ông Tùng Như đặt tay lên vai Lâm và vổ nhẹ. Quỳnh Lâm vẫn đứng yên. Một gia6y sau cô mới chậm chạp bước theo. Hoài Hương ngoái lại nhìn rồi thắc mắc: - Em đã nói điều gì phải không? ay là e không được phép nói như vậy? ch. ấy có vẻ giận, em... Nam Phong ngắt lời: - Em không sai và chị Lâm cũng không giân em đâu. Hoài Hương tỏ vẻ nghi ngờ: - Anh có chắc như vậy không? Phong gật. Mọi người im lặng ra xe. Ông Tùng Như và Nam Phong ngồi ở hàng trên. Băng dưới, Hoài Hương và bà rù rì nói chuyện. Cuối cùng là Quỳnh Lâm. Liếc vào kính chiếu hậu Nam Phong b ắt gặp gương mặt Quỳnh Lâm. Nó kính đáo trầm tư, nhưng không che được nổi buồn trong ánh mắt. Anh có cảm giác chính nổi buồn ấy làm cho anh ' ma9't cô sẩm lại. Quỳnh Lâm đang chăm chú nhìn ra ngoài, nhưng anh biết vơi cách nhìn như vậy chẳng có cái gì đọng lại trong cộ Quỳnh Lâm xoa nhẹ lên mặt, rồi giữ nguyên bàn tay ở đấy. Ở cô, có vẻ gì đó ra6't cô độc, rất xa xôi. Bà TN gọi nhưng không quay xuống: - Lâm này... Cô vội vả rút tay về và thay đổi ngay nét mặt. Dáng điệu của Quỳnh Lâm giúp anh nhận rõ một điều, cô không muố người khác thấy minh buồn. khi làm việc này Quỳnh Lâm có vẻ gì đó rất tự chủ, rất nghị lực nghưng anh vẩn thấy lòng mình nao nao một cảm giác tội nghiệp. - Da. - Ngày mai con vẩn nghĩ như thường lệ chứ? - Dạ, nhưng buổi sáng con có cuộc họp không thể vắng được. CÓ thể trưa con mới về đến nhà. CÓ việc gì hở mẹ? - Không, công việc là quan trọng hơn hết. Mẹ chỉ hỏi để biết sắp xếp vậy thôi. Con không phải lo gì cả. Quỳnh Lâm dạ nhỏ. Cô không nhìn ra ngoài nữa mà nhìn thắng về phía trươc. Với tư thế này, Nam Phong quan sát được toàn khuôn mặt cộ Quỳnh Lâm có đôi mắt to tròn hàng mi cong cong hình vòng cung. Chúng long lanh đến nổi, Nam Phong thoáng nghĩ, chỉ cần một cái chớp nhẹ những giọt nước trong vắt ấy sẽ rơi ra. Anh nhớ đến VD. Dù cố gắng Nam Phong vẫn không sao hình dung nổi đôimắt nó trông như thế nào. Anh chỉ nhớ mái tóc loăn xoăn. Anh rất thích vò vò những sợi tóc ấy. Thưỏ nhỏ, Như Vũ thường hay so sánh rồi bực dọc khi thấy mình thua kém Nam Phong. Điều nó khoái chí nhất là mặc dù lớn tuổi hơn nhưng Nam Phong vẫn phải gọi nó là anh. Như Vũ không hiểu anh gọi thế vì chế giểu nó hơn là vâng theo lời người lớn. Thỉnh thoảng anh có nhượng bộ nhưng dường như nó không thích thế. Như Vũ muốn được đứng ngang hàng vói anh. Nam Phong có cảm giác nó thích đánh nhau, thích tranh giành hơn là được nhường nhịn vì thua kém. TỪ nhỏ nó đã ganh tỵ với anh. Như Vũ không biết anh cũng ganh tỵ với nó. Lúc anh bốn năm tuổi gì đấy, mẹ bảo sẽ sanh em bé. Nam Phong không thích điều này vì anh không muốn chia sẻ bà với bất kỳ ai. Rồi anh cũng phải chấp nhận một thằng nhóc tò tò theo theo sau, chấp nhận cho nó ngắm nghía mình, bắt chước mình nhưng không bao giờ chịu thua mình. Thật ngạc nhiên lúc tển anh đi nó lại khóc. Trong khi có lúc cả hai đánh nhau u đâu sứt trán nó vẫn cắn răng không thèm khóc một tiếng. Hôm đó nó khóc thật to, không làm sao dổ được. "con không thích đồ chơi, con không thích đi đâu hết, con chỉ thích em Phong thôi" Anh cảm động và ngạc nhiên nhưng không khóc. Dổ mãi nó chẳng chịu nín, mẹ anh cũng khóc theo. Lúc đó Nam Phong thấy ghét mẹ vì bà đã đễ anh đi và giử Như Vũ lại. Lần đâu tiên anh thấy minh thua nó. Sau này lớn lên anh mới hiểu tường tận mọi chuyện, nhưng thời gian lâu quá, tình cảm cũng thay đổi theo. - Anh Khải ơi, dừng xe phía trước giúp tôi! - Giọng Quỳnh Lâm thanh thanh - Con xuống đây có việc, mọi người về trước đi, không cần phải chờ con đâu ạ. Ông Tùng Như quay lại nhìn Lâm: - Nắng quá nếu không gấp, buổi chiều đến văn phòng tiện đương ba đưa con đi luôn. Cô thoái thác: - Dạ thôi, Con chỉ ghé qua chút xíu rồi về ngay ạ. Ba Tùng Như dặn thêm lúc Quỳnh Lâm xuống xe: - Nhớ về ăn trưa nghen Lâm. Hay mẹ bảo chút nữa anh Khải quay xe lại đón con? Cô khoát tay từ chối. OB Tùng Như luôn dành cho Quỳnh Lâm sự quan tâm đặc biệt vì hơn ai hết họ hiểu dù có bù đắp cho cô nhiều hơn thế thì vắng Như Vũ xem như Quỳnh Lâm lại một lần nữa trở thành côi cút. Cô sống trong một gia đình, ở đó có những người cô gọi là cha mẹ nhưng không có Như Vũ, Quỳnh Lâm vẩ là người cô độc. Hiểu rõ điều này nên đôi lúc ông bà phải nén nổi đau vào đến tận tim. Chiếc xe từ từ tăng tốc, Quỳnh Lâm thong thả bước đi. không có chủ ý nhưng Nam Phong vẫn nhìn hút theo cộ Cái nắng nhiệt đới chói chang, vàng sánh như nuốt chửng lấy Quỳnh Lâm. Trong khung kính bóng cô nhoè đi rồi mất hẳn. Buổi trưa căn nhà trầm mặc ấy bổng đầy ấp tiếng cười. Hoài Hương sau khi quan sát mọi người, cô cẩn thận dùng chiếc nĩa bé xíu bóc con ốc hương ra kh?i vỏ, chấm vào đĩa muối tieu rồi đưa lên miệng nhai một cách thận trọng. Mọi người hồi hộp theo từng đông tác của cô vì ainấy đều muốn giới thiệu cho Hoài Hương những thứ hay nhất của xứ sở mà cô tự hào và luôn miệng khẳn định mình thuộc về nó. Ốc Hương là nhận vật đầu tiên, mong sao loại bò sát này làm tròn nhiệm vụ cao cả ấy. Quỳnh Lâm mỉm cười với ý nghĩa ngộ nghĩnh. Cô không hay phía bên kia co người bắt gặp nụ cười hiếm hoi ấy. Nụ cười mới đẹp làm sao. Nó làm gương mặt Quỳnh Lâm sáng bừng lên với một lúm đồng tiên nhỏ xíu ở khoé môi. Nhưng giống như cơn mưa rào trái nết, nụ cười ấy mất hút thật mau. Nó hoàn toàn không biết đã để lại cho người khác cảm giác nuối tiếc chính vì sự ngắn ngủi này. - Ôi... Bà Tùng Như vội vả: - Không được hả cháu? THôi uống chút nước đi. THật ra món này cũng hơi khó ăn. Cháu dùng được mới là chuyện lạ. Hoài Hương vừa cười vừa dơ tay nhón thêm con khác: - Ồ không, nó rất ngon đấy chư Cháu đã dùng món ốc sên của Pháp nhưng nó không ngon đến thế này đâu. Bà vui vẻ: - Vậy cháu ăn thêm đi. Quỳnh Lâm mua nhiều lắm: Ông Tùng Như ngăn lại: - Nhưng vì chưa quen có thể nó sẽ gây cho hệ tiêu hoá cháu những rắc rối khác nên tốt nhất là dùng ít thôi. Hoài Hương bông đùa: - Cháu không lo đâu ạ vì anh Phong vừa bảo với cháu chị Lâm là bác sĩ mà. Quỳnh Lâm xua tay: - Í, đừng... em nên nghe lời khuyên của ba tôi thì hơn. Tuy tôi không phải là bác sĩ giỏi nhưng có một điều an ủi là tôi còn chút lương tâm để không tìm thêm thân chủ bắng cách làm cho họ đau đâu. Hoài Hương cảm động: - Cám ơn chị Lâm chị thật tốt khi đãi em món này trong lần gặp đâu tiên. Nó cho em cảm giác nơi đây là gia đình và mình đượ.c quan tâm thật sự. - Tôi chỉ muốn em biết rỏ cái tên Ốc Hương mà mẹ em gọi, nhưng nhớ là đừng cảm ơn bằng cách trở thành bệnh nhân của tôi đấy nhé, vì nếu chuyện này xảy ra thì đó là một thử thách ghê gớm cho lòng mến khách của chúng tôi.i Mọi người cười ồ. Nhưng có một người không cười, Nam Phong. Anh sợ mình không có đủ thời gian để ngắm nụ cười ấy. Thật may lần này nó không phải là cơn mưa rao bất chợt. Nó như ngọn gió mát rượi giữa trưa hè oi ả. Nó làm tâm hồn anh nhẹ nhàng, thư thái đến lạ lùng. Nam Phong chợt nhớ, đã lâu lắm rồi anh không có được cảm giác này.