Bản Việt ngữ của Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên
- 15 -
NHẬN XÉT VỀ TRẬN ĐÁNH NORMANDIE

PHE ĐỒNG MINH TÂY PHƯƠNG COI CUỘC ĐỔ bộ ngay từ khi được bắt đầu chuẩn bị vào giữa năm 1942 là có tính cách quyết định đối với Lịch sử chiến tranh. Về phương diện trí tưởng tượng cũng như về phương diện thực hành, của công cuộc chuẩn bị kỹ thuật ấy thật phi thường. Quả thật Đồng Minh đã “tính toán với một sự chính xác toán học, các phần việc mà người ta có thể phó mặc cho sự may rủi.”
Những nhà sáng chế và các kỹ thuật gia của hai lục địa đạt được các kết quả mà cho đến ngày nay vẫn còn được coi là ngoài sức tưởng tượng. Sự thiết chế các hải cảng nhân tạo đã giúp cho cuộc đổ bộ và việc tiếp liệu trở nên độc lập với công cuộc đánh chiếm các hải cảng của lục địa. Đường ống dẫn đầu “Pluton” vượt qua biển Manche đã làm cho cuộc tiếp tế nhiên liệu có thể thực hiện được  một cách gần như toàn hảo. Những tài nguyên của tất cả mọi người có thể dành cho chiến thắng. Các phi đạo nhân tạo được trải trên những phi thường được thiết lập cấp bách tại các vùng đầu cầu, cho phép tổ chức sự liên lạc trên không với các đơn vị trên bộ và với hải quân. Điều đó đưa đến kết quả là có được một sự hơp tác cực kỳ linh động.
Trong các năm trước khi có cuộc đổ bộ, rất cả các lợi ich phát sinh từ cuộ thám sát gần, hay xa đã đóng vai trò có lợi cho Đồng minh. Trong lúc quân Đức chỉ sở cậy vào các máy móc T.S.F., Bộ Tư lệnh Đồng minh đã xử dũng tột cùng vũ khí trên không của họ vào công tác thảm sát. Không lực cũng có nhiệm vụ tiêu diệt khi thấy cần thiết cho thành quả của cuộ đổ bộ sau này. Các cơ sở tinh báo Anh Mỹ không những chỉ có một hệ thống hoàn hảo, mỡ rộng ra trên khắp hoàn cầu. Đồng minh còn xử dụng sức mạnh của các phong trào kháng chiến tại các quốc gia sẽ phải tái chiếm. Các phong trao này cung cấp các tin tức hữu ích về quân số và vũ khí của Đức và luôn cập nhậ hóa cho tin tức Đồng minh. Trước chiến tranh, Hitler đã cấm không cho tổ chức một cơ sở tình bào Đức tại Anh; Đến phút chót, khi thấy cần tổ chức thì đã quá chậm.
Trên bỏ, trên biển và trên không, người Hoa Kỳ đã chứng tỏ một ưu thế dữ dội. Đặc biệt là sự tham dự của không lực có mức độ kỷ thuật cao cấp, được huấn luyện kỹ, và được chỉ huy tốt đẹp, đã trở thành một yếu tố quyết định cho cuộc đổ bộ và cho các cuộc hành quân phu giới. Phải thừa nhận rằng sự liên lạc đặc biệt giữa lực lượng trên bộ và không lực, đã được chuẩn bị cho đến chi tiết nhỏ nhặt, nhờ đó, hệ thống liên lạc ấy mới có thể chịu đụng được các thử thách trong thực tế. Cần nói thêm rằng các đơn vị bộ binh đã đuoc5 trang bị tối tân, được tiếp tế một cách gương mẫu và tính cách vô cùng cơ động. Các sư đoàn của Anh và Mỹ đã tham chiếm với quân số được động viên của các lực lượng được bảo toàn kỹ lượng. Các lực lượng ấy có thể bình thản khai thác các kinh nghiệm của một cuộc chiến tranh đã kéo dài từ 5 năm qua, nhân trong thời gian huấn luyện. Ngược lại, đàng sau quân lực Đức là cuộc viễn chinh tại Ba lan, Na Uy, Pháp, Ý, Ba nhỉ cán, và Nga; quân lực ấy đã bị bạc nhược và kiệt sức, ẩm thực và tiếp liệu thiếu thốn. Mùa đông tại Stalingrag đã bẻ gảy xương sống của quân lực này. Tổn thất vô phương cứu gỡ lên đến con số gần nửa triệu người.
Không quân Luftwaffe đã bị tiêu hao từ” trận đánh Anh quốc”. tiếp theo đó, nó không còn chú ý gì đến các kỹ thuật tân tiến.
Lời nói của Clausewitz liên quan đến sức mạnh tinh thần vĩ đại trong chiến tranh, đã được áp dụng cho phía Đồng minh. “ Sức mạnh vật thể chỉ được biểu tượng như là chiếc cán gỗ, trong khi đó sức mạnh tình thần của đối phương vượt qua phía Đức quốc, nơi mà những lời nói lảm nhảm của Hitler đã rơi vào khoảng không. Tuy nhiên, sự chỉ huy thuần túy quân đội của Đồng minh đã tỏ ra kém hơn các sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật. Điều này đã được chứng tỏ trong các vấn đề liên quan đến sự kết hợp và đường lối hành động của các thành phần khác nhau của quân lực. Lịch sử ít khi cho thấy có ít các sự đụng chạm và không khí căng thẳng không tránh được giữa các Đồng minh trong cuộc đổ bộ liên quốc gia ấy.
Ngay cả trên lục địa, Bộ Tư lệnh tỏ ra có phương pháp, trong lãnh vực chiến thuật cũng như chiến lược. Họ áp dụng nguyên tắc của Thống chế Foch vế vấn đề” an toàn trong cuộc điều quân”. Họ cố gắng loai5 trừ sự may rủi, giảm thiểu tối đa các tổn thất, chỉ tung ra một cuộc tấn công” ăn chắc.’
Chính vì vậy mà các lực lượng đổ bộ, trước hết đã giống như là một cây thước cứng rắn gạt bằng đối phương, hơn thế nữa là một bánh xe lăn ép bằng hơi có sức mạnh nghiền nát từ từ, nhưng chắc chắn.
Cũng như, trong cuộc đổ bộ tại Phi châu, năm 1942, Bộ Tư lệnh Đồng minh không triệt để khai thác các khả năng chiến lược mà họ có được nếu không, chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1941.
Để thí dụ các trường hợp bỏ qua cơ hội tốt, chúng ta chỉ cần nhắc lại rằng họ đã không chú ý đến sự sụp đổ của phòng tuyến song Seine sau trận đánh bại”túi Falaise”, họ bỏ sót cơ hội chọc thủng bức tường phía tây để tiến mạnh cho đến bên kia bờ song Rhin vào trung tâm Đức quốc, vào tháng 9 năm 1944. Chỉ một mình tướng Patton trong Binh đoàn Bradley là toan tính phá vở hàng rào an ninh để tung ra các cuộc hành quân vĩ đại. Nhưng ông ta không thể thông truyền lòng hăng hái và sự độ tiến của mình cho toàn thể Bộ Tư lệnh. Vã cháng chinh ông cũng đã không mấy được tán thưởng về các chiến công của mình.
Những nhận định trên đã không làm cho ý nghĩa của cuộc đổ bộ tài chiếm thay đổi chút nào: nó bẻ gãy và bao vây bức tường phía tây. Đối với Nga sô, nó đã đem lại sự nhẹ nhõm đến nỗi trong các năm 1944, 1945, hống quân chỉ có thể chiến thắng nhờ cuộc đổ bộ này. Các chiến thắng ấy cũng đạt được nhờ hậu thuẩn kỷ thuật của Hoa kỳ, thật vậy chiến xa T.34 của Nga chạy được với máy móc từ Mỹ gởi sang, tại đây, trước khi cuộc đổ bộ bắt đầu và chỉ để dành cho sự xử dụng của người Mỹ hơn 2.000 chiến xa được sản xuất hàng tháng.
Cuộc tái chiếm đối với Lịch sử chiến tranh vẩn sẽ còn là một biến cố vĩ đại, phải chăng là nhờ các kết quả đạt được do sự tập trung và đường lối chỉ đạo lần đầu tiên ba binh chủng hướng về một mục tiêu độc nhất.
Về phía Đức quốc, người ta đã không đo lường kỹ sự biến đổi các biện pháp đòi hỏi trong một trân chiến tranh tân tiến để lượng định tương quan lực lượng trên bộ, trên biển và trên không.
Vị tướng soái” Adolf Hitler” đã có một tâm tánh của ngườ ở lục địa. Ông vẫn còn cướng mắc vào các kỷ niệm của trận địa chiến thời Đệ nhứt Thế chiến. Một cuộc chiến đấu có cả 3 binh chủng dự chiến, nhưng với động lực trên bộ và trên không, chống lại toàn diện thế giới, đã vượt quá sức mạnh kinh tế và kỷ luật của Đức. Đó là điều mà Hitler không muốn thừa nhận. Hàng sư đoàn không được cơ giớ quá đầy đủ, theo kiểu chiến đấu xưa củ, đã bị bắt buộc phải đối đầu với một thế giớ cơ khí hóa; 4.000 cây số bờ bể và biên giới của địch thủ phải được phòng vệ bởi 60 sư đoàn theo cách tổ chức xưa xũ; một không lực với 90 phi cơ săn giặc và 70 oanh tạc cơ( vào lúc cuộc đổ bộ bắt đầu) phải bị bắt buộc giải tỏa không phận, thám sát và yểm trợ lực lượng trên bộ. Bộ Tư lệnh tối cao Quân lực vào mùa 1944, phải tung ra lệnh này: “ Tất cả phi cơ đang bay trên không phận đều bị coi là phi cơ địch”.
Sự thiếu thận trọng, tính cách tài tử của Bộ Tư lệnh tối cao đi song hành với nhau.
Ông Fuhrer và ông Tổng Tư lệnh quân lực Đức đưa ra các mệnh lệnh, trong những tuần lễ đầu của cuôc đổ bộ, từ Berchtesgaden rồi từ Đông Phổ. Vì khoảng cách quá xa và vì không có khả năng liên lạc hàng không, kết quả còn trầm trọng hơn là hậu quả mà Bộ Tư lệnh đầu tiên phải chịu đựng trong trận chiến tại sông Marne năm 1914 ở Lục Xâm Ba.
Về phía Đức, không một giới chức thẩm quyền cao cấp nào tiến đến mặt trận, bên Đồng minh Winston Churchill là một trong các nhân vật đầu tiên đặt chân lên lục địa trong khi cuộc đổ bộ đang diễn tiến.
Sự hỗn độn trái với nguyên tắc chỉ huy, phát minh ra từ các trận đánh của các thành phần khác nhau thuộc quân lực Đức và từ các lãnh tu quốc xã đã làm chống lại với tất cả mệnh lệnh rõ ràng; nó chỉ làm cho quyền hành bị chia vụn. Chính con người ngoài mặt trận phải trả giá cho tất cả điều đó.
Lòng tin giữa Bộ chỉ huy và các đơn vị thay thế bởi sự cưỡng ép, bởi sự đặt điều nói láo, tòa án chính trị và tòa án binh. Cảm nghĩ vui sướng của trách nhiệm và của sáng kiến tại các cấp thuộc hạ mà ngày xưa là một biểu hiện vinh quang của người quân nhân Đức, nay đã bị dập tắt. Với mộ tình thế như vậy và khi đem ra cân bằng các lực lượng hiện tại, thì chỉ có một chiến lược vĩ đại, lấy ra từ các quyết định chính trị, mới có thể hứa hẹn sự chiến thắng, hay mang lại các phương thuốc chữa bệnh. Thay vì như vậy, người ta lớn tiếng cải vả trên khắp tất cả các mặt trận. Những quyết định chiến lược ban hành kịp thời có thể tránh cho phía Đức những vố tàn khốc của quân địch: phía đông, lẽ ra phải thu ngắn và tăng cường lực lượng trừ bị mạnh mẽ; phía Nam, lẽ ra phải cố giữ vững phòng tuyến Pise- Florence- Adriatique và phòng tuyến Alpes; sau cùng tại phía Tây, lẽ ra trước hết phải di tản chiến thuật khỏi đất Pháp về phía Nam song Seine, kết tạo một cuộc dàn quân tập trung ở cánh phía Đông, tiên liệu các điểm rút lui và phòng thủ.
Trái lại, bị lôi kéo bởi chính sách và hệ thống tuyên truyền của ogn6 để từ chối tất cả mọi sự thỏa hiệp, Hitler đã thiếu hẳn sự sáng suốt khách quan. Ông bắt buộc tử thủ, bám chắt địa thế bằng mọi giá, “ bất động hóa” cả 200.000 người trong những cái gọi là “ pháo đài”. Tất cả những điều đó đã đưa lại sự mệt mõi quá sức về thể chất, tinh thần và tri thức của người chiến binh ngoài mặt trận. Như trong mùa đông tại Nga sô năm 1942- 1943, đã xảy ra hiện tượng xuất huyết trong các đơn vị. Riêng về phần phòng thủ, thì đã phải phòng thủ với một sức mạnh hỏa lực yếu kém, và không được kêu gọi các thành phần khác nhau của Quân lực yểm trợ.
Về phần đường lối hành quân trên cấp bậc cao, Hitler không bao giờ ra chỉ thị có tầm ảnh hưởng lâu dài, ông ta bằng lòng với các mệnh lệnh chiến thuật đặc biệt, ảnh hưởng đến cấp bậc thấp nhất của hệ thống chỉ huy. Phần nhiều trường hợp, các mệnh lệnh ấy đến quá trễ về phương diện không gian và thời gian. Với các phương pháp như thế, vì coi thường phẩm giá của con người chiến binh và của con người, ông ta không bao giờ có thể tiến đến chỗ tin tưởng mà gánh nặng chiến đấu đòi hỏi phải có.
 Tổng số tổn thất tại mặt trận Miền Tây trong mùa hè 1944 lên đến con số nữa triệu người gồm cả các đơn vị bị cầm chân trong pháo đài, không thể nào ước lưỡng tồn thất về mặt quân dung;  trong chiến trận tại Miền Tây năm 1940 đã có tổng cộng 40.000 chết. Cũng tại Miền Tây, Hitler không có khả năng, để nói như Clausewitz, để cảm thức” cao điểm của trận đánh với một linh cảm bén nhạy trong sự suy đoán”. Ông ta lừa phỉnh gây ảo tưởng nơi kẻ khác, nhưng điều kinh khủng hơn hết là ngay nơi chính ông, cũng như vậy khi ông tìm cách che đậy sự thật hiển nhiên, tạo niềm hy vọng vào các vũ khí” kỳ diệu”, thay vì rút ra những kết luận chính trị từ các biến cố.
Năm 1944, Adolf Hitler vẫn còn đánh giá thấp, một cách không còn vãn cứu được nữa, đối thủ tại Miền Tây: “ Không có một chiến binh thận trong nào lại đi khinh thường kẻ địch của mình”, Goethe đã viết trong cuốn Iphigénie như thế, Hitler, con người thiếu ý thức về kích thước và phóng đại sức mạnh ý chí của minh, tiếp tục sống với bằng ma quái của ông. Bị xâu xé bởi những ý tưởng thái qua, ông ta hy sinh xương máu của dân tộc, do bởi quan niệm “ độc đoán trong sự phòng thủ” ngu xuẩn, cũng như do bởi các cuộc tấn công tại mặt trân Normandie, và trước hết là tại Avranches.
Một quân lực hết còn là một quân lực khi nó không còn khả năng chiến đấu, một bộ chỉ huy chính trị và quân sự ý thức được trách nhiệm, phải biết rút tỉa các hệ quả trong các cuộc chiến tranh. Chỉ cần nhắc lại cuộc chiến tranh 1870-1872 đối với người Pháp, đối với người Đức, kết cuộc của Đại I thế chiến, với Hindenburg- Ludendorff vào mùa thu 1918. Trong mùa hè 1944, quyết định trầm trọng này lại áp đặt thêm một lần nữa.
Những quân nhân ý thức được trách nhiệm của mình- và trong số đó có Rommel thử tìm cách loại trừ Hitler và chấm dứt chiến tranh. Chính vì vậy mới xảy ra vụ mưu sát ngày 20 tháng 7 nam 1944. Mưu toan đã thất bại. Nó không đưa lại một hậu quả tức thời nào cho mặt trận; chỉ rất lâu về sau, biến cố đó mới xuất hiện trong các động lực, các sự bành trương, các hậu quả của chiến trường.
Vẫn khăng khăng gạt bỏ bằng chúng thất bại rõ rệt, Hitler vẫn tiếp tục đằm mình trong các ảo tưởng của ông: hy vọng vào hiệu năng của V1, vào chiến tranh tiềm thủy đỉnh, vào sự hủy diệt của liên minh Nga, Mỹ, v.v… Ông ta không hề rút ra một hậu quả hợp lý nào của thực tai. Ông ta không muốn thế.
Số phận của quân lực Đức kết thúc bi đát như thế. Nhờ các thành tích và nhờ tu thế riêng, các sư đoàn của Đức đã thảo mãn các đòi hỏi của Von Seeckt, khi ông yêu cầu nơi người binh sĩ một “ Sự can đảm lạnh lung có thể cho phép chịu đựng trong cơn hung họa.”
Một sự can đảm như thế, can đảm có thể đưa đến chỗ hy sinh tính mang, đả được phung phí cho một con quỹ: đấy là tấn thảm kịch của tất cả những quân nhân Đức can đảm của lịch sử Đức quốc, thảm kịch đưa đến kết quả là định mệnh kinh hoàng. Không một ai thoát khỏi khổ đau. Trong số cả triệu quân nhân Đức, hành trăm ngàn người vẩn còn bị giam cầm cho tới ngày nay; hàng trăm ngàn người khác đã chết trong vòng bí ẩn tuyệt đối; các cấp chỉ huy của họ, những người ít ra là đã không bị gục ngã trên chiến trường, đã chết vì sợi dây treo cổ hay do sự tự vẫn; những người khác nữa đang bị giam cầm hay đi lang thang khắp xứ, ăn mày vô gia cư. Những quân nhân hồi hương chỉ tìm thấy một quê hương bị tàn phá; những gì còn lại trên đó là sự tràn ngập hàng triệu người chạy trốn hay được di tản.
Nếu một nền hòa bình thật sự được thiết lập, phải mang lại công lý cho tất cả mọi người cũng như cho các binh sĩ chiến bại và cho hành triệu người đã chết. “ Ý thức danh dự quân đội không thể nào được đạt đến bởi những cuộc bàn cãi liên quan đến vấn đề trách nhiệm. Người nào đã làm bổn phận của mình, là người bạn trung thành không bao giờ rời trong cơn nguy khốn, con người đã chứng tỏ lòng can đảm và thẩm quyền trong hoạt động của mình, con người đó có quyền giữ lại một cái gì kông thề bị tấn công được với sự hiện hữu của mình và trong tâm thức của mình. Những tình cảm thuần túy quân sự nhưng đồng thời là tình cảm con người, là chung cho tất thảy mọi dân tộc. Chính tại đây mà bổn phận một khi đã được thi hành, có thể được dùng làm nền tảng cho ý nghĩa của cuộc sống.” (Karl Jaspers).
Đức quốc cũng vậy, thoát khỏi các lầm lỗi, và khi mà một Âu châu mới, đoàn kết trong một thế giới hòa bình, không thể nào tồn tại mà không có yếu tố vô hình này: đó chính là Tinh Thần, mà ngày xưa tất cả các quân nhân đã rút ra sức mạnh, và trong đó, sự hy sinh của những Người Xuất chúng nằm yên nghỉ.
Saigon mùa thu 1973

Xem Tiếp: ----