Bản Việt ngữ của Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên
Lời Nói Đầu
Nguyên tác L'INVASION 44 của Đại tướng HANS SPEIDEL, tham mưu trưởng của thống chế ROMMEL.

 
 
Cuộc đổ bộ Normandie dưới cái nhìn của phe Đức quốc xã
CHIẾN LƯỢC GIA CHỊU TRÁCH NHIỆM PHÒNG THỦ BỨC TƯỜNG THÀNH ĐẠI TÂY DƯƠNG, ĐẠI TƯỚNG HANS SPEIDEL THAM MƯU TRƯỞNG CỦA THỐNG CHẾ ROMMEL - TƯ LỆNH BINH ĐOÀN B- MẶT TRẬN MIỀN TÂY
Trong thời kỳ nguy kịch từ tháng tư đến tháng bảy năm 1944, Đại tướng Hans Speidel là tham mưu trưởng của Thống chế Rommel, tư lệnh Binh đoàn B, mặt trận Miền Tây. Chắc chắn là tác giả có đủ tư cách nhất bên phía Đức để thuật lại các biến cố đánh dấu cuộc đổ bộ ngày 6 tháng 6 ở Normandie cùng các biến cố xảy ra trước đó và tiếp theo sau đó, để rút ra từ đấy bài học lịch sử, cũng như để hồi tưởng lại các xung đột đã xâu xé Bộ Tổng tư lệnh Đức ở cấp bực cao cấp nhất.
Dưới quyền Thống chế Rommel, Đại tướng Hans Speidel đã thiết lập kế hoạch phòng thủ chống lại cuộc đổ bộ của phe đồng minh. Ông đã tìm mọi cách thuyết phục Hitler chuẩn y kế hoạch của mình nhưng hoài công vô ích và ông đã phải điều khiển cuộc chiến trong những điều kiện thảm hại do Fuhrer áp đặt.
Cùng với Rommel và các Đại tướng Von Stulpnagel, Von Falkenhausen và Von Schwerin, ông đã bí mật chuẩn bị âm mưu ngày 20 tháng bảy mà sự thất bại đã đưa ông vào móng vuốt của Sở mật thám Gestapo.

Trước khi khởi hành, tuỳ viên của Hitler, tướng Schmundt, bị xúc động bởi các nhận xét của Rommel về sự thiếu sót trong việc tiếp xúc của Bộ Tổng tư lệnh với các mặt trận, đã giao cho Tham mưu trưởng của Binh đoàn B tổ chức một cuộc kinh lý của Hitler vào ngày 19 tháng 6, hướng về phía La Roche-Guyon hay về một điểm khác và triệu tập về đấy tư lệnh các đơn vị khác nhau tại mặt trận để báo cáo riêng cho Hitler. Các biện pháp lập tức được quyết định. Trên đường từ Soissons trở về La Roche-Guyon, tư lệnh quân sự tại Pháp, tướng Stulpnagel được báo cho biết các cuộc tiếp xúc đã diễn ra với sự hiện diện của Hitler. Nhưng khi viên tham mưu trưởng của binh đoàn B gọi điện thoại vào sáng ngày 18 cho tướng Blumentritt tại Saint-Germain để ấn định thời biểu cho cuộc viếng thăm mặt trận của Fuhrer, thì được biết sự kiện bất ngờ là, ngay trong đêm 17 rạng sáng ngày 18 tháng 6, Hitler đã trở về Berchlesgaden. Lý do của cuộc khởi hành hấp tấp này là ngày 17 một hoả tiễn V đã rơi xuống tổng hành dinh của Fuhrer, ít lâu sau khi hai vị thống chế lên đường trở ra mặt trận. Thật vậy, vì bị trục trặc trong bộ phận định hướng, nhiều hoả tiễn V, được phóng đi từ các căn cứ cận duyên, đã hướng về hướng Đông, tuy nhiên cũng đã không gây ra sự thiệt hại trầm trọng nào. Một hoả tiễn đã rơi cạnh hầm bê tông của Fuhrer nhưng không nổ và không gây ra hậu quả nào về vật chất và nhân mạng.
Trong thực tế, hiệu năng của loại hoả tiễn "tuyệt diệu" này, hoả tiễn V1 vẫn không có gì đáng kể so với các cố gắng và chi phí đã tiêu tốn vào đó. Điểm này được xác nhận bởi các tin tức tình báo và bởi cung từ của tù binh Anh quốc bị bắt.
Riêng về phần cuộc hội kiến với Fuhrer, các kết quả quân sự, chính trị và nhân đạo đều rất là thê thảm.... Các lời hứa hẹn của Hitler về vấn đề gửi lực lượng trừ bị và trước hết là không lực không bao giờ được thực hiện, trái hẳn với các lời tuyên bố đầy đảm bảo của Fuhrer. Ngày 17 tháng 6, đạo quân trung ương Nga sô mở cuộc tấn công, mặt trận sụp đổ đó đây trên trục lộ Smolensk-Minsk. Lực lượng Nga sô lan tràn sau cuộc tấn công một cách tự do vào các phòng tuyến Đức, tất cả lực lượng tổng trù bị cơ hữu của bộ chỉ huy tối cao quân lực Đức, trước hết là "đạo quân thay thế" được đổ dồn về phía Đông toan tính trám chỗ đê vỡ. Sau cùng, không thể nào nhận được các chỉ thị chính xác của Bộ chỉ huy tối cả quân lực Đức.
Tại Normandie, lộ quân thứ II Anh quốc, vào cuối tháng 6, tỏ vẻ đang tập trung lực lượng nhằm một cuộc tấn công vào Caen, để chọc thủng phòng tuyến phòng thủ về hướng Ba lê và như vậy, để nắm được sự tự do chiến lược. Mức tiêu thụ nhân lực trong các đơn vị Đức mỗi ngày một gia tăng. Nguyên nhân trước hết là vì các cuộc pháo kích được phi cơ hướng dẫn, của các giàn hải pháo chính yếu trên các tầu chiến địch, con số hải pháo này lên đến hơn 300 trong hạm đội Đồng minh, và vì các cuộc không tập liên miên. Ngày 17 tháng 6 Hitler từ chối không cho di tản vùng đầu cầu tại sông Orne về Caen mà các tướng lĩnh đã đề nghị lên ông, chính tại đấy các đơn vị ưu tú nhất của quân lực Đức đã phải hy sinh một cách khốc liệt. Để ngăn chặn mối nguy hiểm đe doạ Caen trong viễn cảnh một cuộc thanh toán rộng lớn cứ điểm này, người ta đã cho gọi từ Hung gia lợi về quân đoàn 2 thiết kỵ SS (dưới quyền chỉ huy tướng Obergruppenfuher SS Bittrich), nhưng sự tiêu diệt hệ thống thiết lộ đã bắt buộc đưa từng phần của đơn vị này về phía Đông Ba lê và bắt buộc các nhóm lẻ tẻ ấy tìm gặp nhau theo từng chặng đường bộ. Đơn vị mới được đặt dưới quyền của đạo quân thiết kỵ miền Tây mới được đưa tham chiến trở lại. Đạo quân này với các lực lượng phối hợp của 3 quân đoàn thiết lỵ (quân đoàn 1 và 3 thiết kỵ SS và quân đoàn 47 thiết kỵ) có nhiệm vụ phải thọc sâu vào mạng sườn và hậu quân của các lực lượng địch quân đang chiến đấu gần Caen, phải cắt ngang lực lượng của Anh quốc không cho rút về bờ biển và tiêu diệt nó. Nhưng biến chuyển mãnh liệt của tình hình và hiệu năng vũ khí địch không cho phép cuộc tấn công này tiến triển đến tầm mức cao độ để đạt mục tiêu chính yếu. Người ta đã không thành công trong việc thay thế các sư đoàn bộ binh cho các sư đoàn thuộc quân đoàn 1 thiết kỵ SS và quân đoàn 47 thiết kỵ. Lý do là, vì các cuộc không tập của địch, các sư đoàn bộ binh không tiến lên hoả tuyến kịp thời. Mặt khác thành phần nhân sự, trang bị và hệ thống chỉ huy của các sư đoàn ấy không cho phép chống cự lâu dài với một đối phương cực kỳ cơ động, được thiết giáp bảo vệ mạnh mẽ, lực lượng thiết giáp này dưới sự che chở của một hoả lực đủ loại vũ khí, có thể với tốc độ chớp nhoáng, đổi phương vị của trọng tâm cuộc chiến đấu của họ một cách dễ dàng.
Cuộc tấn công của quân đoàn 2 thiết kỵ SS - sư đoàn 9 và 10 thiết kỵ SS sau cùng cũng chỉ có thể được tung ra với một sự hỗ trợ yếu kém của sư đoàn khác. Từ 29 đến 30 tháng 6, đơn vị ấy bị đóng đinh tại chỗ bởi hoả lực tập trung của các thiết giáp địch, của pháo binh hạng nặng thuộc các cỡ lớn nhất, của hải pháo và của không lực địch. Nếu cuộc tấn công này không đạt được mục tiêu định đã định, ít ra nó cũng làm cho tình hình địa phương được củng cố ổn định. Lúc đó, Hitler trách các sư đoàn là thiếu sáng kiến, kinh nghiệm và sức mạnh. Điều này rất là bất công, các đơn vị ấy đã làm tất cả những gì có thể làm được.
Sự tiêu hao cũng đã biểu lộ theo một nhịp độ hãi hùng nơi các đơn vị mới được đưa ra tham chiến.
Thật vậy, bộ tư lệnh có ý định đưa ra các sư đoàn bộ binh thay các sư đoàn thiết giáp để có thể tung các sư đoàn cơ giới này vào các cuộc hành quân di động càng nhiều càng tốt trên tầm mức 5555555555555555 thực hiện tại Berchlesgaden. Một lần nữa, Rommel trình bầy quan điểm riêng của ông: bởi các lý do đã ghi nhận trước đây, ông cho rằng ít có dấu hiệu rõ ràng thuận lợi cho việc loại bỏ Hitler bằng một cuộc mưu sát và vẫn chủ trương bắt Hitler để đưa ra xét xử trước một toà án Đức. Ông giao cho đại tá Finckh sửa soạn tại tổng hành dinh và trong nội địa Đức quốc, sự phi Sứ Von Hassel và những người khác nữa. Hình như năm 1943 Von Kluge có tuyên bố sẵn sàng tham dự vào việc hủy diệt chế độ độc- tài quốc- xã tại Đức với hai điều kiện: Hitler phải chết và sự tập trung của bộ chỉ huy tối cao vào một mặt trận duy nhất (đông hay tây). Nếu điều kiện thứ hai được thỏa mãn từ ngày 4 tháng 7, thì điều kiện kia, điều kiện chủ yếu lại không được thực hiện. Ngày 4 tháng bảy khi ông nắm quyền tư lệnh mặt trân Miền Tây, qua sự đề nghị của tùy- viên trưởng của Hitler, Tướng Schmundt, ông này không ngờ vực gì cả, tướng Von Tresckow được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng của ông. Tướng Von Tresckow đã từng phục vụ lâu ngày dưới quyền ông tại Binh đoàn Trung Ương, nên ông đã biết quá rõ về ý chí bất khuất và sự hiếu động cách mạng của ông này, cho nên ông từ chối sự bổ nhiệm ấy. Chính vì thế mà, Tresckow, một trong các đối thủ dữ dội nhất của Hitler, đầu óc trác việt và một nhân cách phi thường, không được thuyên chuyển đến Miền Tây. Tresckow tự sát ngày 21 tháng 7, trong chức vụ tham mưu trưởng Lộ quân II mặt trận Miền Đông để thoát khỏi tay bọn đao phủ. Chúc thư của ông có nhấn mạnh:
“Bây giờ sức nặng của cả thế giới đè nặng lên chúng ta và phủ lên chúng ta những lời nguyền rủa. Nhưng, hôm nay cũng như trước đây, tôi vẫn một lòng sắt thép tin tưởng rằng chúng ta đã hành động đúng. Tôi coi Hitler không những chỉ là kẻ thù không đội trời chung của Đức quốc mà còn là kẻ thù không đội trời chung của nhân loại. Trong chốc lát nữa, khi tôi đứng trước mặt Chúa, người sẽ phán xét tôi, để trình cho Ngài biết về những hành động, những sứ mạng, của tôi, tôi tin có thể trình bày với lương tâm thuần khiết, điều gì tôi đã làm trong cuộc tranh đấu chống lại Hitler. Cũng như một hôm Chúa đã hứa với Abraham là sẽ không hủy diệt Sodome, ngay cả trường hợp chỉ còn lại 10 đức công bình, tôi hy vọng rằng, vì chúng ta, Chúa sẽ không tiêu diệt Đức Quốc. Không một ai trong chúng ta có thể than van gì về cái chết của chính mình. Bất cứ ai đã nhập vào nhóm chúng ta đều cũng phải chịu đựng một mối đau khổ không thoát được. Giá trị tinh thần của một người chỉ bắt đầu khi nào người đó sẵn sàng hiến dâng đời sống cho niềm tin của mình.”
Trước khi đảm nhận chức vụ Tổng Tư Lệnh Miền Tây, Von Kluge còn tiếp Đại Tá Boselage, sau đó bị sát hại, người đã chuyển lời kêu gọi hành động của Tresckow, như họ đã cam kết với nhau từ trước. Vả lại Thống chế Von Kluge hoàn toàn bị bất ngờ vì vụ khởi động cuộc mưu sát ngày 20 tháng 7.
Von Hofacker từ Bá linh trở về chiều ngày 17 tháng 7 và biết được tin Thống chế Rommel bị thương nặng ở ga xe lửa. Ông ta không thể nào thông báo cho Von Kluge biết việc khởi động vội vã vụ mưu sát Hitler, bởi vì quyết định hành động vào ngày 20 tháng 7 chỉ được biểu quyết vào chiều ngày 19 tại Bá linh.
Sáng ngày 21 tháng 7 theo lệnh của Goebbels và Keitel, Ủy viên Quốc xã (Fuhrungsoffizier) cạnh Bộ Tư Lệnh Miền Tây có Đại diện Bộ Tuyên truyền tại Pháp tháp tùng, đến Bản doanh La Roche-Guyon. Ông ta muốn cưỡng ép Von Kluge ký một công điện thần phục Hitler mà họ đã soạn sẵn trước và ép ông lên tiếng trên các đài phát thanh Đức Quốc. Thống chế có thể tránh né được việc sau, nhưng bị bắt buộc gởi một điện văn chúc mừng dưới một hình thức khác, nhẹ nhàng hơn.
Mặc dầu vậy, Gunther Von Kluge cũng bị cuốn vào cơn bão tố giết người của ngày 20 tháng 7, định mệnh đã không dừng lại trước một người mà sự sáng suốt tỏ ra có vẻ mâu thuẫn với ý chí thực hành của ông.
Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1944, sự nghi ngờ của Hitler và của Bộ Tổng Tư Lệnh tối cao Quân lực đối với Von Kluge không ngừng gia tăng. Điểm này chắc chắn cũng là vì các cung từ khai thác được từ các tù nhân. Dầu sao chăng nữa các biện pháp được quyết định dưới thời ông làm tư lệnh cũng bị chỉ trích dữ dội và còn bị phá hoại tại “Obersalzberg” nữa.
Bài diễn văn lăng nhục do Bác sĩ Ley đọc chống lại giai cấp quí tộc và tập thể sĩ quan được nhiều người biết qua đài phát thanh. Các Tướng lãnh Nam- Tước Von Funk, Nam- Tước Von Luttwitz và Bá tước Von Schwerin công khai phản đối và đòi hỏi rút lại bài diễn văn ấy.
  Mệnh lệnh của Tân Tham-mưu- trưởng quân đội lên án sự phạm tội của Bộ Tổng Tham- Mưu trong âm mưu chuẩn bị và thi hành cuộc mưu sát ngày 20 tháng 7 năm 1944 không được tham mưu trưởng Binh đoàn B chuyển đến các cấp đơn vị nhỏ, với sự thỏa thuận của vị Tư- Lệnh. Riêng về sự dẫn nhập cho cái gọi là sự cứu rỗi Đức quốc, áp đặt lên trên Quân lực Đức, vào lúc mà mỗi một binh sĩ thấy rõ sự sụp đổ sắp đến của cả hệ thống mà sự cứu rỗi ấy tượng trưng, thì nó xuất hiện trước mắt mọi người như một vở tuồng quái gở.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: HuyTran, Tuusacqui, Ct.Ly, hoalacocay, thiensu05, abuchot
Nguồn: HuyTran - Thư viện VNthuquan - Thư viện Online
Sông Kiên in lần thứ nhất , SAIGON-1974
Được bạn: Ct.ly đưa lên
vào ngày: 1 tháng 8 năm 2011

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--