Trước đây, trong chế độ Pháp thuộc, nhân dân ta thường gọi các vị luật sư là trạng sư hay thầy cãi. Khi đọc Tiếu ngạo giang hồ cùa nhà văn Kim Dung, tôi thấy khái niệm "thầy cãi" thật xứng đáng với nhóm Đào Cốc lục tiên. Câu chuyện Tiếu ngạo giang hồ xảy ra vào khoảng cuối đời Minh bên Trung Hoa mà thời ấy làm gì đã có trường đào tạo luật sư, làm gì có toà án được thiết lập dân chủ như thời đại của chúng ta đẻ các vị luật sư đứng ra bảo vệ thân chủ của mình. Tuy nhiên tôi vẫn mạnh dạn gọi sáu vị trong Đào Cốc lục tiên là một luật sư đoàn vì họ rất thích cãi, cãi suốt ngày trong khi bị thương gần chết, cãi cho sướng miệng, vừa bảo vệ cho những người đáng bảo vệ vừa làm trò vui cho thiên hạ. Và chính vì thế mà tôi gọi họ là một luật sư đoàn ngộ nghĩnh.Trong Tiếu ngạo giang hồ, Đào Cốc lục tiên xuất hiện khá đột ngột: vâng lệnh một ai đó lên Ngọc Nữ phong phái Hoa Sơn bắt cóc Lệnh Hồ xung về cho ni cô Nghi Lâm phái Hằng Sơn thoả lòng mong nhớ. Tác giả không giới thiệu “hành trạng” của sáu vị Đào Cốc lục tiên có lẽ vì chữ tiên không phù hợp với ngoại hình của sáu vị này. Tác giả chỉ cho biết đó là sáu anh em ruột thịt, xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: Đào Cán Tiên, Đào Căn Tiên, Đào Chi Tiên, Đào Diệp Tiên, Đào Hoa Tiên, Đào Thực Tiên. Nghe đến khái niệm Đào Cốc, ta chỉ biết đó là núi hoa đào, còn núi đó ở địa phương nào, tác giả không hề thuật qua. Tuy nhiên tên tuổi của luật sư đoàn này khá thú vị bởi nó khởi đi từ dưới lên trên: Cán (thân cây), Căn (rễ cây), Chi (nhánh cây), Diệp (lá cây), Hoa (bông của cây), và Thực (quả); từ lớn đến nhỏ, từ gốc đến ngọn, từ có trước đến có sau.Riêng giữa Đào Chi Tiên và Đào Diệp Tiên thì hai vị này không phân biệt được ai là lão tam và ai là lão tứ; cả cha và mẹ của hai người cũng quên béng vì hai gã đẻ sinh đôi và thời ấy cũng chẳng ai làm giấy khai sinh. Xét ở khía cạnh lý lịch bản thân thì đó là một việc khá hồ đồ nhưng vì Đào Chi Tiên cãi quá nên Đào Diệp Tiên chịu lép vế làm em thứ tư. Tướng mạo các vị này được Kim Dung mô tả là xấu như quỷ sứ: Đào Hoa Tiên có khuôn mặt đỏ hồng như màu hoa đào, Đào Thực Tiên lại có khuôn mặt dài như mặt ngựa. Vì Đào Cốc lục tiên ưa giỡn cợt, cãi chày cãi cối và ngoài 50 vẫn bị người đời chê bai là hạng non nớt, đơn bạc nên khi Lệnh Hồ Xung nịnh: "Tên các vị hay quá; giả tỷ tại hạ có được cái tên hay như vậy thì sướng chết đi được" thì sáu lão đều vui mừng, cho chàng Lệnh Hồ Xung là con người tốt nhất thiên hạ.Thế nhưng, ta chớ có được phép coi thường sáu vị. Dù họ ham cãi chày cãi cối nhưng về mặt võ công, họ là những hảo thủ đứng hàng đệ nhất: nội công thâm hậu, khinh công cao cường, tâm ý tương thông. Họ có một chiêu thức độc đáo: túm lấy tứ chi của kẻ địch giơ lên... Trong thiên hạ, họ chỉ chịu thua có một người là Lệnh Hồ Xung. Lý do: họ túm được Lệnh Hồ Xung nhưng không giữ và xé được anh chàng này bởi Lệnh Hồ Xung sử dụng Hấp tinh đại pháp hút công lực của họ, khiến họ kinh hoàng phải bỏ ra! Sáu anh em đã tranh đua với bọn hào sĩ giang hồ hắc đạo đòi làm minh chủ tiến lên chùa Thiếu Lâm giải cứu Nhậm Doanh Doanh ra cho Lệnh Hồ Xung, họ đành chịu nhường cho chàng cái danh "minh chủ".Từ ngàn xưa, người Trung Hoa đã ca ngợi môn thiệt chiến (đánh võ lưỡi) tức... cãi lộn. Tam quốc chí của nhà văn La Quán Trung có thuật đoạn Gia Cát Lượng thiệt chiến quân nho ở Đồng Ngô khiến các nhà nho Đông Ngô cứng họng. Tài thiệt chiến của Đào Cốc lục tiên còn xuất sắc hơn cả nhà nho Gia Cát Lượng của Tây Thục ngày trước, chỉ tiếc rằng nội dung thiệt chiến hơi... tào lao.Thí dụ khi Lệnh Hồ Xung bị thương nặng, Đào Thực Tiên và Đào Hoa Tiên cứ cãi nhặng xị lên. Đào Thực Tiên: "Rõ ràng gã sống mà sao ngươi cứ nói là đánh chết gã?" Đào Hoa Tiên: "Ta có bảo nhất định là hắn chết đâu, mà chỉ nói là gã có thể chết được". Đào Thực Tiên: "Gã đã sống lại thì không thể nói là gã có thể chết".Vốn tính sáu vị hồ đồ nhưng lại rất hiếu sự, sợ Lệnh Hồ Xung chết đi thì sáu vị bị Nghi Lâm mắng cho sáu con mèo vô dụng cho nên họ tranh nhau dùng công lực thượng thừa chữa bệnh ngay cho Lệnh Hồ Xung. Gã này cho là Lệnh Hồ Xung bị thương Túc thiếu âm thận kinh, gã khác cãi lại là bị thương ở Thủ thái dương phế kinh; lại gã khác cãi là ở Dương minh đại trường kinh, lại gã khác cãi là Túc thái âm tỳ kinh... Cho nên Đào Cốc lục tiên phóng công lực chữa các huyệt Dương đao, Dương quang, Phong thị, Hoàn khiêu của Lệnh Hồ Xung thì Đào Chi Tiên lại đưa chân khí vào Tam tiêu chữa tim; Đào Cán Tiên lại phóng chân khí vào các huyết Trung Phủ, Xích trạch, Khổng tố, Thái uyên...Âm dương lôn xộn như vậy nhưng Đào Hoa Tiên vẫn cố làm ra nhà bác học lí luận: "Âm sinh ra dương, đó là hai mặt của một vật. Họp lại thành một, phân là thành hai, khác nào Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi họp lại thành Thái cực. Thiếu dương và Thiếu âm nương tựa nhau như mặt trong mặt ngoài vậy." Họ vừa cãi vã vừa chữa bệnh cho Lệnh Hồ Xung đau đớn không chịu nổi, phải... chết giấc.Tôi nghĩ rằng khi xây dựng nhóm nhân vật Đào Cốc lục tiên, Kim Dung đã cho thấy được một hội chứng thâm căn cố đế của người Trung Hoa: ưa cãi. Hội chứng đó có trong tư tưởng của AQ., nhân vật của Lỗ Tấn với phép "thắng lợi tinh thần". Mà AQ. là đại biểu lớn của con người qua 3.000 năm quân chủ Trung Hoa, không cãi lớn được thì cãi thầm, không chửi to được thì chửi nhỏ, thậm chí chỉ nghĩ ra lời chửi để một mình mình nghe cho hả dạ, coi như đã chửi được nó. Lý luận của anh em Đào Cốc lục tiên đứng giữa danh học và nguỵ biện nghe ra khá thú vị. Ta có thể nghe đoạn cãi vã của sáu vị khi đi viếng Dương tướng quân miếu ở trấn Chu Tiên, phủ Khai Phong. Gã này: "Ta bảo miếu Dương tướng quân nhất định thờ Dương Tái Hưng". Gã kia:"Trong thiên hạ có nhiỻc.Khéo làm sao, Ngô Lục Kì, Ngô Tam Quế và Ngô Chi Vinh cùng ở họ Ngô. Khéo làm sao, hai tỉnh Vân Nam và Quảng Đông đều ở phương Nam (so với Triết Giang). Lại khéo làm sao là Ngô Chi Vinh đã từng thừa nhận với Vi Tiểu Bảo trước mặt các quan rằng hắn chính là cháu của Ngô Tam Quế. Lại khéo hơn nữa khi Ngô Lục Kì quyết định khởi binh cũng là thời điểm mà Ngô Tam Quế định tạo phản. Két hợp bốn yếu tố bất ngờ đó, Vi Tiểu Bảo ngờ Lữ Lưu Lương nhái chữ viết làm thư kí của Ngô Tam Quế, viết một bức thư giả mạo của Ngô Tam Quế gởi cho cháu là Ngô Chi Vinh. Bì thư đề: "Dương Châu tri phủ lão gia nhã giám". Đầu thư ghi: "Hiển Dương hiền điệt". Trong thư có đoạn "Di hoa tiếp mộc" khá cao cường: "Ngờ đâu, đức Thái tổ Cao hoàng đế của chúng ta (tức Chu Nguyên Chương, người khai sáng triều Minh - chú của tác giả) ban đầu xưng là Ngô quốc lại ứng vào tên họ của chú cháu ta sau ba trăm năm". Cuối thư, Lữ Lưu Lương ghi bốn chữ hàm hồ "Tây thúc thủ trát" (chú ở phía Tây gởi) rồi nhờ một người trong Thiên Địa hội đi theo Vi Tiểu Bảo là Tiền Bản Lão ký tên Ngô Tam Quế! Tại sao phải nhờ Tiền Bản Lão? Ngô Tam Quế là con nhà võ; Tiền Bản lão cũng là nhà võ; họ ít chữ nghĩa; công văn thư từ thường là do thư kí viết sẵn để họ ký tên; chữ kí càng gân guốc càng tốt!Làm xong bức thư giả mạo, Vi Tiểu Bảo gọi các quan tuần phủ, tổng đốc Dương Châu vào đưa cho họ coi và nói đây là thư của Ngô Chi Vinh trình cho gã để xúi gã chống lại vua Khang Hy. Vi Tiểu Bảo sai tuần phủ, tổng đốc Dương Châu làm tờ bẩm về triều đình âm mưu chống đối của Ngô Chi Vinh và gã ra lệnh bắt Ngô Chi Vinh vì đã "thông đồng phiên tặc". Ta nên nhớ rằng vua Khang Hy đã biết được những âm mưu tạo phản của Ngô Tam Quế mà Vi Tiểu Bảo đang là sủng thần của Khang Hy. Dẫu Vi Tiểu Bảo có vu oan cho cả trăm người thông đồng với Ngô Tam Quế để chém họ cũng được chứ đừng nói một tên Hán gian Ngô Chi Vinh với cái chức tri phủ nhỏ như hạt đậu.Vi Tiểu Bảo dẫn Ngô Chi Vinh về Bắc Kinh, giao cho các bà quả phụ nhà họ Trang xử lý. Gã không cần tâu lên vua Khang Hy vụ Ngô Chi Vinh thông đồng phiên tặc thì nhà vua cũng đã biết (do bản tâu của các quan ở Dương Châu gởi về). sau đó, Ngô Tam Quế quả nhiên tạo phản ở Vân Nam; còn tính mạng và thân phận của Ngô Lục Kì vẫn được giữ kín. Những nhân vật Lữ Lưu Lương, Tra Y Hoàng, Cố Viêm Võ, Ngô Tam Quế, Ngô Chi Vinh là những nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa. Vi Tiểu Bảo, Ngô Lục Kì, Tiền Bản Lão, Song Nhi là những nhân vật thuần tuý hư cấu của tiểu thuyết.