Người Tây dương
NGƯỜI TÂY DƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG

Người Trung Quốc vẫn gọi người châu Âu là Tây dương quỷ (bọn quỷ ở bờ biển phía Tây) hoạc Hồng mao quỷ (bọn quỷ lông tay đỏ). Khi dùng cách gọi như thế, người Trung Quốc đã tự cho họ cái quyền được mạt sát người châu Âu, coi dân châu Âu không phải là người.
Trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung đã có những đoạn, những chương thuật lại các quan hệ với người Tây dương. Đầu tiên là người Nga. Cuộc chiến tranh Trung - Nga dưới triều Khang Hy đã diễn ra tại thành Ni Bố Sở (Nertohinsk) năm 1669. Vi Tiểu Bảo làm nguyên soái, tư lệnh các lộ quân Thanh triều, đi đánh quân Nga. Tư lệnh Nga là Á Nhĩ Thanh Tư Cơ (Alsinsky) bị bắt. Hầu tước Nga là Phí Diêu Đa La (Feodore) phải xin cầu hoà. Trong giai đoạn này, Vi Tiểu Bảo thu nhận hai tay đội trưởng Nga để làm người đưa tin về cho công chúa Tô Phi Á (Sophia). Một người tên là Hoa Bá Tư Cơ (Vabasky) và một người tên là Tề Lạc Nặc Phu (Delanov). Hai người này đã giúp chuyển thư từ, quà cáp của Vi Tiểu Bảo về cho Tô Phi Á và đồng thời cũng đem tin tức, quà cáp của Tô Phi Á lại cho Vi Tiểu Bảo. Do trình độ chữ Hán mập mờ, chữ Nga lại ấm ớ, Vi Tiểu Bảo đọc tên hai người này là Vương Bát Tử Kê (gà chết khốn nạn) và Trư La Noạ Phu (con heo hèn hạ). Lộc Đỉnh ký cũng nhắc đến đại sứ Nga Tư Ba Tháp Lôi (Spartinary) và đoàn quân Nga bị bắt về Bắc Kinh, được vua Khang Hy trọng dụng, kêu bằng Nga La Tư tá lĩnh.
Ngay trong triều đình Khang Hy, nhà vua cũng đã trọng dụng hai nhân tài Tây Dương. Người thứ nhất là Thang Nhược Vọng (Adam Schall), quốc tịch Đức, giám đốc đài Thiên văn Bắc Kinh. Cuộc đời của Thang Nhược Vọng rất may mắn khi gặp được vua Khang Hy. Thời ThuânTrị, Thang Nhược Vọng đã được tin tưởng, cho làm công việc tính thiên văn, lịch pháp. Năm Khang Hy thứ ba (1665), Toà Khâm thiên giám tính lộn ngày nhật thực; Thang Nhược Vọng khám phá ra sơ suất ấy, trình Khang Hy. Dương Quang Tiến, viên quan tính lộn nhật thực, đâm ra thù Thang Nhược Vọng, muốn trả oán. Tiên bèn lấy cuốn Đại Thanh thời hiến lịch do Thang Nhược Vọng viết ra dưới thời Thuận Trị, tiên đoán nhà Thanh chỉ ở ngôi 200 năm, làm một bản tâu lên Khang Hy rằng nhà Đại Thanh có thượng đế phù hộ, sẽ trường tồn vạn năm. Chuyện Thang Nhược Vọng cho rằng Đại Thanh chỉ bền vững 200 năm là nguyền rủa Đại Thanh. Lúc đó, Khang Hy mới 11 tuổi, quyền hành đang ở trong tay cố mệnh đại thần Ngao Bái. Ngao Bái nghe tâu, bèn bắt Thang Nhược Vọng, định xử lăng trì. Nhưng Khang Hy phát giác được chỗ để cứu THang Nhược Vọng. Nhà vua nhỏ tuổi bàn: cuốn Đại Thanh thời hiến lịch làm ra năm Thuận Trị thứ 10 (1653) chẳng ai nói gì; thậm chí vua còn ban cho Thang Nhược Vọng tước vị Thông Huyền giáo sư. Nay đem Thang Nhược Vọng ra giết đi thì chẳng khác nào mạt sát tiên hoàng Thuận Trị là u mê, tối tăm. Nhà vua bàn nên giam Thang Nhược Vọng lại. Khi Ngao Bái bị giết, nhà vua cho thả Thang Nhược Vọng ra, làm giám đốc Thiên văn đài như cũ, phong tước Thông Minh giáo sư (vì tên của Khang Hy là Huyền Hoa, phải kỵ huý nên bỏ tước Thông Huyền giáo sư).
Người thứ hai là Nam Hoài Nhân (Ferdinard Verbiest) gốc Bỉ Lợi Thì (Belgique). Người này rất trung thành với Khang Hy chuẩn bị đánh Ngô Tam Quế, nhà vua đã nhờ đến cả Nam Hoài Nhân và Thang Nhược Vọng giấm đốc toàn bộ công trình đúc đại bác cho mình, Cả hai đều là giáo sĩ dòng Tên (Jésuite) làm cho quan dưới triều Khang Hy và đã có nhiều đóng góp lớn lao giúp Khang Hy bình định Trung Quốc.
Chính Vi Tiểu Bảo cũng mến mộ hai người Tây dương này. Y gọi họ là "ngoại quốc lão huynh". Vi Tiểu Bảo rất kinh phục kỹ thuật đúc trọng pháo của hai "ngoại quốc lão huynh". Sau đó, đi đánh người Nga La Tư ở Ni Bố Sở, Vi Tiểu Bảo cũng mời các "ngọai quốc lão huynh" cùng đi trong quân để làm người phiên dịch trong đàm phán phân chia ranh giới và viết hoà ước bằng tiếng Latin cho mình.
Lộc Đỉnh ký cũng có những đoạn thuật lại cuộc chiến đấu của quân dân đảo Đài Loan chống lại người Hà Lan. Kim Dung gọi viên tư lệnh Hà Lan là Quỷ Nhất (?). Tra cứu trong chính sử Trung Quốc, chúnh tôi chưa tìm được đích xác tên gốc của viên tư lệnh này. Tất nhiên, đối với những kẻ đến xâm lược đất nước mình. Kim Dung dùng từ "Quỷ" cũng chẳng có gì là quá đáng.
Chính trong tác phẩm của mình, Kim Dung cũng thừa nhận rằng sức mạnh hoả khí của người Tây dương là ghê gớm, không có một thứ "thân công" nào của giới võ lâm Trung Quốc có thể địch nổi. Ngô Tam Quế tặng cho Vi Tiểu Bảo một cặp súng lục của Nga, hắn bắn thử một phát, sạt nửa hòn giả sơn, khiến cho gã sợ hãi muốn... ra quần. Cũng vậy, ra diễn võ trường Bắc Kinh xem thử súng đại bác của Man Hoài Nhân và Thang Nhược Vọng chế ra, gã kinh hoàng nghe trọng pháo nổ hai lần. Cho nên, nói chuyện võ công là nói chơi, chuyện chiến đấu bằng súng đạn trên chiến trường mới là chuyện thật. Những chiến thắng của quân dân Đài Loan trước quân Hà Lan, của quân Thanh trước quân Nga chẳng qua cũng chỉ là kinh nghiệm dùng cái thô sơ để chống chọi với cái tiên tiến. Người Trung Quốc đã biết đưa quân dùng ván ghép lại để che đạn, cho quân đi sau dùng đoản đao xung phong chặt chân người Tây dương. Lịch sử Trung Quốc gọi đó là Đằng bài quân. Điều may mắn cho họ là ở thế kỉ 17, súng đạn chưa có được sức mạnh sát thương ghê gớm như ngày nay. Cho nên họ đã chiến thắng được Tây dương quỷ.

Truyện KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Khái quát phong cách xây dựng nhân vật Võ công Rượu Âm nhạc Hoa Y học Tình yêu Tình dục Chất hài Ghen Chất thơ Ngôn ngữ bình dân Những bộ sách “Thời trang” Những nhân vật quái dị Nghề kỹ nữ Con trâu Người Tây dương Kỹ thuật Thức ăn Trung Hoa Tinh thần Phật giáo Libido Nghệ thuật tiểu thuyết của Kim Dung Kim Dung đặt lại mấy vấn đề lịch sử Kim Dung và ngôn ngữ xã hội hóa Kim Dung - Hồn tính lãng mạn phương Đông Kim Dung và những ông thần si tình Kim Dung và "Thiên ngoại hữu thiên" Kim Dung và Vạn sự giai không Kim Dung và chữ Xuân Kiếm luận Đao luận Cành mai trên Thiên Sơn Thư pháp và Võ công Suy niệm ký tiểu hữu Tiếu ngạo giang hồ Những suy niệm siêu hình học Sự suy tàn của chủ nghĩa bạo lực Thanh kiếm và Cây đàn Huyền thoại Thủ cung sa Bọn hào sĩ giang hồ ăn Tết Bọn hào sĩ giang hồ tiếp thị Hàng giả tống Vân Nam Bức giác thư giã từ thế kỷ Hành trình qua thống khổ Đêm phương Nam đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký Sử kiếm ý, bất sử kiếm chiêu Kiều Phong - Khát vọng của tự do Khóc lên hỡi Nghi Lâm! Vi Tiểu Bảo ở đâu? Con trâu thông thái Thiên hạ đệ nhất đại mỹ nhân Thử bình bầu Thập đại mỹ nhân Chân dung Nhạc Bất Quần Lam Phượng Hoàng Đại phu Bình Nhứt Chỉ Từ AQ tới Vi Tiểu Bảo Vi Tiểu Bảo và phép thắng lợi tinh thần Vi Tiểu Bảo và nghệ thuật làm quan Vi Tiểu Bảo và kỹ thuật xuyên tạc thông tin Lý Tự Thành - Chính sử và tiểu thuyết Đau thương A Tử Huyền thoại Nhạc Linh San Ba người ngu nhất thiên hạ Khang Hy Thử bình bầu chín vị anh hùng Ỷ thiên Đồ long ký - Bài ca của chủ nghĩa yêu nước Hiệp khách hành Vấn đề pháp luật Nhân vật Kim Dung đi tìm công lý Những vụ án tình báo gián điệp Các tôn giáo, bang hội Bang giao Trung - Nga nhìn qua Lộc Đỉnh ký Đào cốc lục tiên - Một luật sư đoàn ngộ nghĩnh Vụ án "di hoa tiếp mộc" trong Lộc Đỉnh ký Tố tụng hình sự theo luật giang hồ Những vụ án oan Tứ di "Luật hôn nhân" Thiên Long bát bộ và luật tục thảo nguyên Bang giao Tống-Liêu nhìn qua Thiên Long bát bộ Khi Vi Tiểu Bảo hình sự hóa quan hệ dân sự Vi Tiểu Bảo phá án đua ngựa Vụ án Vi Tiểu Bảo phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp Bản luận tội Vi Tiểu Bảo Bản luận tội Nhạc Bất Quần Bản luận tội Nhất Đăng đại sư Báo cáo về việc đình chỉ điều tra vụ án Tiểu Long Nữ Kết luận điều tra về hành vi phạm tội của Chu Chỉ Nhược Yếu tố bằng chứng trong truyện võ hiệp Kim Dung Những phiên tòa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung