Con trâu thông thái

Con trâu thông thái mà tôi đề cập tới đây là Hồ Thanh Ngưu, một nhân vật thầy thuốc được xây dựng trong tác phẩm võ hiệp Ỷ thiên Đồ long ký của Kim Dung. Hồ Thanh Ngưu là giáo đồ của Minh giáo, cư ngụ trong Hồ Điệp cốc, một thung lũng cạnh hồ Nữ Sơn thuộc tỉnh An Huy. Y thuật của Hồ Thanh Ngưu thông thần nên được xưng tụng là y tiên. Kết hợp cả ngoại hiệu và tên họ, Kim Dung gọi nhân vật của mình là Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu.
Hồ Thanh Ngưu có cái phong cách của một đạo gia Lão Trang. Chẳng thế mà nhân vật này chọn chỗ ẩn thân trong một vùng hang động có nhiều bướm (điệp cốc). Ngoại hiệu của tiên sinh khiến người đọc nhớ tới hai câu thơ danh tiếng của nhà thơ Lý Thương Ẩn trong bài Cầm sắt:
Trang Chu hiểu mộng mê hồ điệp
Thục đế xuân tâm thác đỗ quyên.
(Mộng sớm, Trang Chu thành bướm lượn
Lòng xuân, Thục đế gởi hồn quyên)
Kim Dung mô tả Hồ Thanh Ngưu là một người trung niên mặt mũi thanh tú. Về trình độ y thuật, nhân vật này thông thái đến mức khi mới xem mạch cho Thường Ngộ Xuân, một đệ tử Minh giáo có thật trong lịch sử Trung Quốc, viên thầy thuốc đã biết ngay giáo hữu của mình bị Triệt tâm chưởng của Phiên tăng đánh và bị điểm huyệt theo phương pháp phái Võ Đang, trong khoảng giữa giờ Tý và giờ Sửu. Mới cầm đến mạch Trương Vô Kỵ, viên thầy thuốc này đã biết ngay bệnh nhân của mình trúng Huyền Minh thần chưởng, tràn đầy khí âm hàn trong tạng phủ, khiến nội thương sang tim! Tuy nhiên tiên sinh là một nhân vật kì quái, đã lập lời thề: Chỉ chữa thương cho người Minh giáo và từ chối chữa thương cho những người thuộc bang phái, môn phái khác. Thế nhưng Thường Ngộ Xuân mang nợ của phái Võ Đang, đặt điều kiện nhờ Hồ Thanh Ngưu cứu Vô Kỵ mà khỏi phải cứu mình. Hồ Thanh Ngưu chữa cho Trương Vô Kỵ nhưng trong thâm tâm, tiên sinh chỉ định chữa cho Vô Kỵ lành mạnh để khỏi làm mất uy tín 2 chữ “y tiên” của mình rồi sau đó, sẽ giết đi.
Hồ Thanh Ngưu là một nhà y học có hai công trình nghiên cứu có giá trị: bộ Đới mạch luận và Tý Ngọ châm cứu kinh. Trong thời gian được Hồ Thanh Ngưu chữa trị, chàng Vô Kỵ 15 tuổi cực kì thông minh đã học cách châm cứu, cách ra toa thuốc, học thuộc lòng hai bộ sách của Hồ Thanh Ngưu trước tác và khám phá ra phương pháp trị Triệt tâm chưởng. Thế là cậu bé vót tăm tre làm kim châm, kê toa hốt thuốc, sắc thuốc cho Thường Ngộ Xuân. Hồ Thanh Ngưu nhìn toa thuốc Vô Kỵ ra, cực kì kinh ngạc về sự thông minh của cậu bé nhưng cũng mỉm cười vì phân lạng của toa thuốc quá cao so với sức chịu đựng của Thường Ngộ Xuân. Đoán ra nụ cười ruồi đó, Vô Kỵ đã giảm tối đa phân lạng. Khi Vô Kỵ bưng bát thuốc đã sắc đến cho Thường Ngộ Xuân uống xong, Hồ Thang Ngưu mới cho biết rằng toa thuốc ấy đã làm giảm thọ bệnh nhân 40 năm!
Hồ Thanh Ngưu bị kẻ thù tìm đến tận nơi ẩn cư của mình. Biết mình trốn tránh không được, y tiên bèn ra cho Vô Kỵ một toa thuốc sau cùng: Đương qui, Viễn chí, Sinh địa, Đốc hoạt, Phòng phong, dùng Xuyên sơn giác để dẫn và phải uống cho đúng vào canh ba. Đọc toa thuốc, Vô Kỵ hiểu ra ngay được tấm lòng của y tiên: phải quay về (Đương qui), chạy cho xa (Viễn chí), sống một mình (Độc hoạt), phải biết đề phòng (Phòng phong) và nhớ canh ba đi xuyên qua núi để thoát hiểm (Xuyên sơn giác).
Cuối cùng Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu uống độc dược quyên sinh. Vô Kỵ học được y thuật của ông rồi về sau, đắc thủ võ công trong Cửu dương kinh, y thuật càng thêm thâm hậu. Anh đã ra tay cứu nhiều người thoát qua khỏi căn bệnh hoặc vết thương hiểm nghèo, trở thành một bậc danh y mà chuyên môn còn hơn cả Hồ Thanh Ngưu.

Truyện KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Khái quát phong cách xây dựng nhân vật Võ công Rượu Âm nhạc Hoa Y học Tình yêu Tình dục Chất hài Ghen Chất thơ Ngôn ngữ bình dân Những bộ sách “Thời trang” Những nhân vật quái dị Nghề kỹ nữ Con trâu Người Tây dương Kỹ thuật Thức ăn Trung Hoa Tinh thần Phật giáo Libido Nghệ thuật tiểu thuyết của Kim Dung Kim Dung đặt lại mấy vấn đề lịch sử Kim Dung và ngôn ngữ xã hội hóa Kim Dung - Hồn tính lãng mạn phương Đông Kim Dung và những ông thần si tình Kim Dung và "Thiên ngoại hữu thiên" Kim Dung và Vạn sự giai không Kim Dung và chữ Xuân Kiếm luận Đao luận Cành mai trên Thiên Sơn Thư pháp và Võ công Suy niệm ký tiểu hữu Tiếu ngạo giang hồ Những suy niệm siêu hình học Sự suy tàn của chủ nghĩa bạo lực Thanh kiếm và Cây đàn Huyền thoại Thủ cung sa Bọn hào sĩ giang hồ ăn Tết Bọn hào sĩ giang hồ tiếp thị Hàng giả tống Vân Nam Bức giác thư giã từ thế kỷ Hành trình qua thống khổ Đêm phương Nam đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký Sử kiếm ý, bất sử kiếm chiêu Kiều Phong - Khát vọng của tự do Khóc lên hỡi Nghi Lâm! Vi Tiểu Bảo ở đâu? Con trâu thông thái Thiên hạ đệ nhất đại mỹ nhân Thử bình bầu Thập đại mỹ nhân Chân dung Nhạc Bất Quần Lam Phượng Hoàng Đại phu Bình Nhứt Chỉ Từ AQ tới Vi Tiểu Bảo Vi Tiểu Bảo và phép thắng lợi tinh thần Vi Tiểu Bảo và nghệ thuật làm quan Vi Tiểu Bảo và kỹ thuật xuyên tạc thông tin Lý Tự Thành - Chính sử và tiểu thuyết Đau thương A Tử Huyền thoại Nhạc Linh San Ba người ngu nhất thiên hạ Khang Hy Thử bình bầu chín vị anh hùng Ỷ thiên Đồ long ký - Bài ca của chủ nghĩa yêu nước Hiệp khách hành Vấn đề pháp luật Nhân vật Kim Dung đi tìm công lý Những vụ án tình báo gián điệp Các tôn giáo, bang hội Bang giao Trung - Nga nhìn qua Lộc Đỉnh ký Đào cốc lục tiên - Một luật sư đoàn ngộ nghĩnh Vụ án "di hoa tiếp mộc" trong Lộc Đỉnh ký Tố tụng hình sự theo luật giang hồ Những vụ án oan Tứ di "Luật hôn nhân" Thiên Long bát bộ và luật tục thảo nguyên Bang giao Tống-Liêu nhìn qua Thiên Long bát bộ Khi Vi Tiểu Bảo hình sự hóa quan hệ dân sự Vi Tiểu Bảo phá án đua ngựa Vụ án Vi Tiểu Bảo phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp Bản luận tội Vi Tiểu Bảo Bản luận tội Nhạc Bất Quần Bản luận tội Nhất Đăng đại sư Báo cáo về việc đình chỉ điều tra vụ án Tiểu Long Nữ Kết luận điều tra về hành vi phạm tội của Chu Chỉ Nhược Yếu tố bằng chứng trong truyện võ hiệp Kim Dung Những phiên tòa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung