Thanh kiếm và Cây đàn

Thanh kiếm và cây đàn là hai hình ảnh mà ta thường gặp trong thế giới tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Từ Ỷ thiên Đồ long ký, Thiên Long bát bộ đến Tiếu ngạo giang hồ. Trong những giai đoạn lịch sử mà các chế độ phong kiến cầm quyền nhân danh một thứ “vương pháp” tràn đầy bất công và bạo lực áp dụng để cai trị hàng triệu triệu con người, những kẻ có tiền, có quyền, có thế lực ra sức hà hiếp, hãm hại dân đen thì thanh kiếm của người hiệp sĩ trở thành biểu tượng của công lý, một thứ công lý của nhân dân. Thanh kiếm là một vũ khí trừ gian, diệt bạo, tế khổn, phò nguy. Ngược lại cây đàn là một dụng cụ nhằm thể hiện tình cảm, cảm xúc, thể hiện những khát vọng hoà bình, trung chính trước cuộc sống… Nhìn một cách nào đó thì thanh kiếm và cây đàn khó có thể gặp gỡ nhau, khó có thể dung hoà với nhau. Nhưng trong các tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đã tạo ra sự gặp gỡ dung hoà và tương tác giữa hai hình ảnh đó một cách kỳ thú lạ lùng.
Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Côn Lôn Tam Thánh Hà Túc Đạo từ dãy Thiên Sơn đi về tỉnh Hồ Nam, đem theo một cây thất huyền cầm và một thanh trường kiếm. “Hỡi ơi, nước xanh và đá trắng sao rời rạc nhau đến như vậy” - lời than thở của Hà Túc Đạo giữa rừng sâu là lời than chưa tìm được một người tri kỷ hồng nhan, như nước xanh cứ mãi trôi mà đá trắng vẫn trơ vơ đứng lại bên đời. Cho đến khi gặp được cô gái Quách Tương, Hà Túc Đạo đã cảm hứng sáng tác ra được một nhạc khúc để chờ có dịp là đàn cho cô nghe. Và trong một trận chiến với 3 cao thủ Thiếu Lâm Tây Vực, Hà Túc Đạo đã ngồi tại chỗ, sử dụng một tay kiếm đánh với đối thủ, tay kia vẫn tiếp tục đánh đàn. Nghe tiếng đàn phơi phới xuân tình, tràn đầy niềm nhớ thương u ẩn, Quách Tương đỏ mặt lên, biết Hà Túc Đạo muốn tỏ tình với mình. Năm ấy cô mới 16 tuổi. Tiếc thay tuy thắng trong trận này nhưng sau đó Hà Túc Đạo đánh thua sư Giác Viễn và Trương Quân Bảo (chính là Trương Tam Phong sau này) ở chùa Thiếu Lâm nên lặng lẽ bỏ Trung Nguyên trở về Thiên Sơn, khiến khát vọng phối hợp thanh kiếm và cây đàn của chàng không thực hiện được.
Kim Dung đã để cho Cầm điên Khang Quảng Lăng, nhân vật trong Thiên Long bát bộ thực hiện khát vọng ấy. Khang Quảng Lăng có ngoại hiệu là Cầm điên, một nhân vật chơi hồ cầm rất tài hoa. Lão dùng tiếng đàn làm vũ khí, đấu nhau với kiếm kích đao thương của người khác. Nghe tiếng đàn của lão, trái tim người ta dội ngược, kinh mạch loạn lên, người không có nội công thâm hậu khó chống chọi được điệu đàn của lão, tiếng đàn thoạt đông thoạt tây, thoạt trên thoạt dưới, thoạt gần thoạt xa. Khang Quảng Lăng thuộc phái Tiêu Dao tức là tu theo Lão - Trang. Thế nhưng lão vẫn chưa thoát tục được, giai điệu vẫn chưa đạt đến mức thượng thừa của âm nhạc hoà bình trung chính.
Có lẽ điều chưa đạt được đó đã được tác giả Kim Dung thử nghiệm lại trong Tiếu ngạo giang hồ.Trong tác phẩm này, tác giả xây dựng một nhân vật cổ quái là Tiêu Tương dạ vũ Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn phái Hành Sơn. Mạc Đại tiên sinh cất một thanh kiếm ngắn, lưỡi mềm và mỏng như lá lúa trong đáy cây hồ cầm. Tiên sinh được ca ngợi với 8 chữ “cầm trung tàng kiếm, kiếm phát cầm âm” (trong đàn giấu kiếm, kiếm phát tiếng đàn). Kiếm pháp “Bách biến thiên ảo, Hành Sơn vân vụ thập tam thức “ của lão nhằm cứu người trong cơn hoạn nạn, tế khốn phò nguy. Nhưng tiếng hồ cầm của lão chưa thoát tục, cứ đi mãi trên con đường bi ai sầu thảm; lại thêm lời ca của bài Tiêu Tương dạ vũ (mưa đêm trên sông Tiêu Tương) nghe ra đau xót như những giọt mưa rơi xuống lá cây. Mạc Đại tiên sinh là hình ảnh của một trích tiên bị đoạ.
Một nhân vật khác của Tiếu ngạo giang hồ là Khúc Dương đã nhận ra chỗ thiếu sót đó của Mạc Đại. Khúc Dương là trưởng lão của Triêu Dương thần giáo (Ma giáo). Khúc Dương là 1 nhạc sĩ tài ba, do không phục một câu nói của Kê Khang, 1 nhạc sĩ đời Tây Tấn đã đàn khúc Quảng lăng tán trước khi bị Tư Mã Chiêu giết, rằng: “ta chết đi từ nay trên đời không còn khúc Quảng lăng tán nữa”. Khúc Dương đã bỏ công ra đi đào 29 ngôi mộ của các vua chúa và đại thần thời Đông Hán và Tây Hán và đến ngôi mộ thứ 29 ở đất Thái Ung thì lão tìm ra khúc phổ Quảng lăng tán, Khúc Dương đã cải biên thành nhạc khúc dành cho đàn thất huyền cầm và gọi tên khúc đó là Tiếu ngạo giang hồ. Lão chơi thân với Lưu Chính Phong, nhạc sĩ thổi sáo của phái Hành Sơn. Lưu Chính Phong dựa vào cung đàn của Khúc Dương để viết 1 phần tiêu phổ cho ống sáo. Cầm tiêu song tấu, họ có được nhạc khúc Tiếu ngạo giang hồ hoà bình, trung chính; thể hiện được khát vọng được sống tự tại tiêu dao của một kiếp người.
Nhưng cả Lưu Chính Phong và Khúc Dương đều bị lên án bởi phái Tung Sơn. Với tham vọng lên ngôi minh chủ Ngũ Nhạc kiếm phái, chưởng môn phái Tung Sơn là Tả Lãnh Thiền đã sai thủ hạ sát hại Lưu Chính Phong, định tiêu diệt phái Hành Sơn trước. Thế nhưng trên cả âm mưu của phái Tung Sơn, Nhạc Bất Quần, chưởng môn đã nuôi mộng lên ngôi Ngũ Nhạc phái (bỏ chữ kiếm) bằng chính một đường kiếm tàn ác - Tịch tà kiếm pháp - mà lão ăn cắp được. Cũng với thanh kiếm, Lệnh Hồ Xung đã học được Độc Cô cửu kiếm để trị Tịch tà. Tác giả Kim Dung đã để cho Độc Cô thắng Tịch tà, lấy cái ngay thẳng để chế ngự cái tà ma, lấy cái chính nhân để trị cái nguỵ quân tử. Và khi thanh kiếm chính nghĩa đã toàn thắng thì khúc hợp tấu cầm tiêu Tiếu ngạo giang hồ lại ung dung trổi lên, hoà bình trung chính làm say đắm lòng người nghe.
Lưỡi kiếm là bạo lực, có cái bạo lực phản động, có cái bạo lực để chống bạo lực phản động. Tiếng đàn là tiếng lòng, là âm điệu của hoà bình nhân ái. Lưỡi kiếm ngay thẳng chống bạo lực phản động, lập lại công lý cho cuộc sống để tiếng đàn hoà bình, nhân ái được cất lên. Toàn bộ khát vọng của Kim Dung được thể hiện qua Ỷ thiên Đồ long ký, Thiê" Nguyên cái loại "âm nhạc" này phát xuất từ thời giáo chủ Đông Phương Bất Bại. Khi Đông Phương Bất Bại trở thành "tất bại", bọn giáo chúng Triêu Dương thần giáo mới dùng nó để ca ngợi Nhậm Ngã Hành. Cả ngàn người cùng há miệng hò ca chấn động cả lỗ tai người nghe! Thứ "âm nhạc" này bị coi là nhạc sến!
Trong bộ Ỷ thiên Đồ long ký, Kim Dung đã để cho âm nhạc xuất hiện trước tiên với nhân vật Côn Lôn tam thánh Hà Túc Đạo. Hà Túc Đạo tuổi ngoài 40, khuôn mặt xương xương, giỏi kiếm, giỏi cờ, giỏi đàn, được xưng tụng là tam thánh, từ Côn Lôn xuống Trung Nguyên.
Ông ta có một khúc đàn tuyệt vời, có thể sai khiến trăm chim tụ họp về nhảy múa, ca hót gọi là Không sơn điểu ngữ. Cô bé Quách Tương, 19 tuổi, đi tìm Dương Qua, đã gặp người trung niên tài hoa Hà Túc Đạo ngoài rừng chùa Thiếu Lâm, được nghe khúc Bách điểu triều phụng và tiếng muôn chim ca hót. Hình ảnh trong sáng, tươi đẹp của cô đã in ngay vào trong tâm hồn chàng nghệ sĩ trung niên.
Hôm sau, khi chiến đấu với ba cao thủ Thiếu Lâm Tây Vực trước sự chứng kiến của Quách Tương, Hà Túc Đạo chỉ dùng đến một tay, tay còn lại vận Cách không chỉ phóng vào cây dao cầm đang để dưới đất, mời Quách Tương nghe bản nhạc mình mới sáng tác tặng cô. Kiếm chưởng thì sát phạt sắt máu, tiếng đàn lại lãng mạn xuân tình, u uất thương nhớ. Cái công phu phân ý của Hà Túc Đạo quả thật hy hữu! Cô bé Quách Tương thơ ngây nghe hết cung đàn, cảm động và đỏ mặt vì biết Hà Túc Đạo đang dùng âm nhạc tỏ tình với mình. Thế nhưng mối tình của Hà Túc Đạo cũng chẳng tới đâu. Hà Túc Đạo đánh thua sư Giác Viễn, hổ thẹn chạy về núi Côn Lôn. Quách Tương yêu Dương Qua mà tìm nhau không gặp, lên núi Nga My đi tu, mở ra phái Nga My. Âm nhạc của Hà Túc Đạo cũng "có đi mà không có lại". Nó trở thành bài biệt ca của tình yêu.
Nhưng âm nhạc hay nhất, đẹp nhất, mang giá trị nhân bản cao nhất vẫn là bài Hoả ca của giáo chúng Minh giáo (tức Bái Hoả giáo), truyền từ Ba Tư (tên cũ: Perse - thời ấy chưa gọi Iran) sang Trung Quốc. Đây là bài ca được hát trên Quang Minh Đỉnh khi quần hùng Trung Quốc bao vây quần hùng Minh giáo, vu cáo họ là tà giáo, có ý muốn đuổi tận diệt. Theo tác giả Kim Dung, bài Hoả ca lấy từ thơ của nhà thơ lớn Ba Tư Omar Khayam, có những câu được dịch thoát ra như thế này:
Đốt tàn thân xác của ta
Ngọn lửa thánh bốc cháy lên đỏ rực
Sống đã chẳng có chi là hạnh phúc
Thì chết đi nào có khổ đau gì.
Vì thiện lương, ta trừ cái ác
Nẻo quang minh cứ vậy mà đi
Hỷ, Lạc, Sầu, Bi xin gởi về cát bụi
Tội nghiệp thay người đời hoạn nạn lắm khi.
Giữa cảnh đang bị cường địch bao vây, giáo chúng Minh giáo vẫn ung dung tự tại hát lên bài Hoả ca dâng lên đức Giáo chủ Minh Tôn Di Lạc, bày tỏ tấm lòng của mình với cuộc đời và thể hiện khí phách hiên ngang trước cái chết. Trương Vô Kỵ đã nghe được bài ca đó và nhận ra rằng Minh giáo là một đạo nhân bản, rằng những lời kết án Minh giáo là bàng môn tả đạo là những lời xuyên tạc, rằng việc chống lại người Minh giáo là hành động phi nhân. Và chàng đã xả thân cứu quần hùng Minh giáo, nguyện hiến tấm thân vì trăm họ để cho giáo chúng Minh giáo được sống. Chàng được Minh giáo Trung Hoa bầu lên làm giáo chủ, huy động các lực lượng Minh giáo chống lại quân Nguyên, giành lại được giang sơn từ giống nòi di tộc.
Chu Nguyên Chương lên ngôi cũng còn biết nhớ nguồn gốc của mình xuất thân từ Minh giáo nên đặt đế hiệu là Minh Thành Tổ. Người Minh giáo mặc áo đạo bào trắng, trước ngực áo có vẽ ngọn lửa đỏ, gặp nhau chào bằng hai bàn tay chắp lại thành hình ngọn lửa. Và thánh ca của họ chính là bài Hoả ca, bài mang một giá trị nhân bản, nhân đạo tuyệt vời.
Trong Thiên Long bát bộ, âm nhạc mới phong phú làm sao. Trước hết, người ta dễ nhận ra bài ca "chiến thắng" ê a của bọn lính Khất Đan sau những cuộc "hành quân" qua thảo nguyên ngoài ải Nhạn Môn Quan. Bọn chúng bắt đàn bà, giết trẻ em, tước đoạt tài vật của những gia đình lương dân Trung Quốc. Ấy thế mà chúng vẫn hát được!
Cũng trong bộ truyện này, người đọc thật sự cảm thấy thú vị với bài ca bợ đít của bọn đệ tử phái Tinh Tú nhằm ca ngợi Tinh Tú lão quái Đinh Xuân Thu. Mỗi khi Đinh Xuân Thu xuất hiện hay lâm trận, bọn đệ tử đồng thanh hát:
Tinh Tú lão tiên
Danh lừng Trung thổ
Oai lực vô biên
Đánh đâu thắng đó
Nhân vật Bao Bất Đồng, một thuộc hạ của Cô Tô Mộ Dung Phục đã làm cho phái Tinh Tú mắc lỡm khi cất giọng solo bài này dưới chân núi Thiếu Thất để bọn Tinh Tú “hợp ca” theo:
Tinh Tú lão tiên
Danh lừng Trung thổ
Oai lực vô biên
...Thối hơn rắm chó
Đem “rắm chó” vào trong bài ca để “hướng dẫn” bọn đề đệ Tinh Tú hát theo làm trò cười cho thiên hạ, cách phê phán thói nịnh của Kim Dung vừa bình dân, vừa bác học hết chỗ nói.
Nói đến âm nhạc trong Thiên Long bát bộ, ta không thể quên hai nhân vật quái dị trong nhóm Hàm Cốc bát hữu (tám người bạn ở Hàm Cốc) là Cầm điên Khang Quảng Lăng và Hí mê Lý Quỹ Lỗi. Cầm điên Khang Quảng Lăng đánh địch bằng cây dao cầm. Nghe tiếng đàn của lão, trái tim người ta nhảy loạn lên, đầu óc trở thành u mê, hồ đồ. Tiếng đàn của lão thoạt đông, thoạt tây; khi trên, khi dưới khiến người ta tưởng khinh công của lão xuất thần nhập hoá. Nhạc sĩ Khang Quảng Lăng này rất hồ đồ. Lão tin rằng tiếng đàn của lão có thể làm người chết sống lại: "Vậy mộ của Huyền Khổ đại sư chôn ở đâu? Dẫn ta đến mau, ta đàn cho đại sư nghe một khúc, không chừng đại sư có thể sống lại (?)". Ngược lại với Khang Quảng Lăng, nhân vật Lý Quý Lỗi là một con hát. Anh ta vừa đánh, vừa hát bội, thậm chí khi bị đánh gãy chân, thay vì rên la, anh ta lại mở miệng hát (!). Hai nhân vật chơi nhạc trong Hàm Cốc bát hữu là hai con người hồn nhiên như trẻ con. Họ xuất hiện rất ngắn nhưng để lại ấn tượng rất sâu trong l
  • Kỹ thuật
  • Thức ăn Trung Hoa
  • Tinh thần Phật giáo
  • Libido
  • Nghệ thuật tiểu thuyết của Kim Dung
  • Kim Dung đặt lại mấy vấn đề lịch sử
  • Kim Dung và ngôn ngữ xã hội hóa
  • Kim Dung - Hồn tính lãng mạn phương Đông
  • Kim Dung và những ông thần si tình
  • Kim Dung và "Thiên ngoại hữu thiên"
  • Kim Dung và Vạn sự giai không
  • Kim Dung và chữ Xuân
  • Kiếm luận
  • Đao luận
  • Cành mai trên Thiên Sơn
  • Thư pháp và Võ công
  • Suy niệm ký tiểu hữu
  • Tiếu ngạo giang hồ
  • Những suy niệm siêu hình học
  • Sự suy tàn của chủ nghĩa bạo lực
  • Thanh kiếm và Cây đàn
  • Huyền thoại Thủ cung sa
  • Bọn hào sĩ giang hồ ăn Tết
  • Bọn hào sĩ giang hồ tiếp thị
  • Hàng giả tống Vân Nam
  • Bức giác thư giã từ thế kỷ
  • Hành trình qua thống khổ
  • Đêm phương Nam đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký
  • Sử kiếm ý, bất sử kiếm chiêu
  • Kiều Phong - Khát vọng của tự do
  • Khóc lên hỡi Nghi Lâm!
  • Vi Tiểu Bảo ở đâu?
  • Con trâu thông thái
  • Thiên hạ đệ nhất đại mỹ nhân
  • Thử bình bầu Thập đại mỹ nhân
  • Chân dung Nhạc Bất Quần
  • Lam Phượng Hoàng
  • Đại phu Bình Nhứt Chỉ
  • Từ AQ tới Vi Tiểu Bảo
  • Vi Tiểu Bảo và phép thắng lợi tinh thần
  • Vi Tiểu Bảo và nghệ thuật làm quan
  • Vi Tiểu Bảo và kỹ thuật xuyên tạc thông tin
  • Lý Tự Thành - Chính sử và tiểu thuyết
  • Đau thương A Tử
  • Huyền thoại Nhạc Linh San
  • Ba người ngu nhất thiên hạ
  • Khang Hy
  • Thử bình bầu chín vị anh hùng
  • Ỷ thiên Đồ long ký - Bài ca của chủ nghĩa yêu nước
  • Hiệp khách hành
  • Vấn đề pháp luật
  • Nhân vật Kim Dung đi tìm công lý
  • Những vụ án tình báo gián điệp
  • Các tôn giáo, bang hội
  • Bang giao Trung - Nga nhìn qua Lộc Đỉnh ký
  • Đào cốc lục tiên - Một luật sư đoàn ngộ nghĩnh
  • Vụ án "di hoa tiếp mộc" trong Lộc Đỉnh ký
  • Tố tụng hình sự theo luật giang hồ
  • Những vụ án oan
  • Tứ di
  • "Luật hôn nhân"
  • Thiên Long bát bộ và luật tục thảo nguyên
  • Bang giao Tống-Liêu nhìn qua Thiên Long bát bộ
  • Khi Vi Tiểu Bảo hình sự hóa quan hệ dân sự
  • Vi Tiểu Bảo phá án đua ngựa
  • Vụ án Vi Tiểu Bảo phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
  • Bản luận tội Vi Tiểu Bảo
  • Bản luận tội Nhạc Bất Quần
  • Bản luận tội Nhất Đăng đại sư
  • Báo cáo về việc đình chỉ điều tra vụ án Tiểu Long Nữ
  • Kết luận điều tra về hành vi phạm tội của Chu Chỉ Nhược
  • Yếu tố bằng chứng trong truyện võ hiệp Kim Dung
  • height:10px;'>
    Chẳng biết từ đâu mà đến
    Cũng chẳng biết về nơi đâu)
    Bài ca này là một bài thánh ca của Bái hỏa giáo Ba Tư và tiếng hát cuối cùng là tiếng hát của Hân Ly trong cơn mê sảng trước khi chết trên một hải đảo vùng Đông Bắc Trung Quốc.
    Trong lịch sử văn minh Trung Quốc, không có biên giới giữa Thi và Ca. Trường phái thơ Đường đã dung nạp một cách tự nhiên âm nhạc vào thi ca; biến phong cách này trở thành truyền thống:
    Sở thanh phong địch ly đình vãn
    Quân hướng Tiêu Tương ngã hướng Tần
    Hoặc:
    Khương địch hà tu oán Dương liễu?
    Xuân phong bất độ Ngọc môn quan
    Kim Dung đã đưa âm nhạc vào tiểu thuyết đúng như truyền thống của Đường thi nhưng lãnh vực phản ánh của ông rộng hơn và mức độ phản ánh sâu sắc hơn. Âm nhạc đó hoá giải được tính chất đấu tranh gay gắt, phức tạp của bản chất truyện võ hiệp. Nó làm nên cái hồn tính lãng mạn cho tiểu thuyết võ hiệp, đem lại chất hài hước vui nhộn cho tiểu thuyết võ hiệp. Nói là âm nhạc, nhưng nó chính là võ công, là công phu, là y đạo, và đồng thời là phương thức biểu lộ tình yêu. Ngay chính trong cách dung nạp này, Kim Dung đã chứng tỏ được rằng ông là bậc thầy trong kỹ thuật viết tiểu thuyết. Đọc Kim Dung là lắng nghe chất âm nhạc trong tiểu thuyết của Kim Dung, nhờ âm nhạc, người ta thấy được niềm tin, dù trong đau thương hay trong hạnh phúc.

     


    Truyện KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Khái quát phong cách xây dựng nhân vật Võ công Rượu Âm nhạc Hoa Y học Tình yêu Tình dục Chất hài Ghen Chất thơ Ngôn ngữ bình dân Những bộ sách “Thời trang” Những nhân vật quái dị Nghề kỹ nữ Con trâu Người Tây dương Kỹ thuật Thức ăn Trung Hoa Tinh thần Phật giáo Libido Nghệ thuật tiểu thuyết của Kim Dung Kim Dung đặt lại mấy vấn đề lịch sử Kim Dung và ngôn ngữ xã hội hóa Kim Dung - Hồn tính lãng mạn phương Đông Kim Dung và những ông thần si tình Kim Dung và "Thiên ngoại hữu thiên" Kim Dung và Vạn sự giai không Kim Dung và chữ Xuân Kiếm luận Đao luận Cành mai trên Thiên Sơn Thư pháp và Võ công Suy niệm ký tiểu hữu Tiếu ngạo giang hồ Những suy niệm siêu hình học Sự suy tàn của chủ nghĩa bạo lực Thanh kiếm và Cây đàn Huyền thoại Thủ cung sa Bọn hào sĩ giang hồ ăn Tết Bọn hào sĩ giang hồ tiếp thị Hàng giả tống Vân Nam Bức giác thư giã từ thế kỷ Hành trình qua thống khổ Đêm phương Nam đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký Sử kiếm ý, bất sử kiếm chiêu Kiều Phong - Khát vọng của tự do Khóc lên hỡi Nghi Lâm! Vi Tiểu Bảo ở đâu? Con trâu thông thái Thiên hạ đệ nhất đại mỹ nhân Thử bình bầu Thập đại mỹ nhân Chân dung Nhạc Bất Quần Lam Phượng Hoàng Đại phu Bình Nhứt Chỉ Từ AQ tới Vi Tiểu Bảo Vi Tiểu Bảo và phép thắng lợi tinh thần Vi Tiểu Bảo và nghệ thuật làm quan Vi Tiểu Bảo và kỹ thuật xuyên tạc thông tin Lý Tự Thành - Chính sử và tiểu thuyết Đau thương A Tử Huyền thoại Nhạc Linh San Ba người ngu nhất thiên hạ Khang Hy Thử bình bầu chín vị anh hùng Ỷ thiên Đồ long ký - Bài ca của chủ nghĩa yêu nước Hiệp khách hành Vấn đề pháp luật Nhân vật Kim Dung đi tìm công lý Những vụ án tình báo gián điệp Các tôn giáo, bang hội Bang giao Trung - Nga nhìn qua Lộc Đỉnh ký Đào cốc lục tiên - Một luật sư đoàn ngộ nghĩnh Vụ án "di hoa tiếp mộc" trong Lộc Đỉnh ký Tố tụng hình sự theo luật giang hồ Những vụ án oan Tứ di "Luật hôn nhân" Thiên Long bát bộ và luật tục thảo nguyên Bang giao Tống-Liêu nhìn qua Thiên Long bát bộ Khi Vi Tiểu Bảo hình sự hóa quan hệ dân sự Vi Tiểu Bảo phá án đua ngựa Vụ án Vi Tiểu Bảo phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp Bản luận tội Vi Tiểu Bảo Bản luận tội Nhạc Bất Quần Bản luận tội Nhất Đăng đại sư Báo cáo về việc đình chỉ điều tra vụ án Tiểu Long Nữ Kết luận điều tra về hành vi phạm tội của Chu Chỉ Nhược Yếu tố bằng chứng trong truyện võ hiệp Kim Dung Những phiên tòa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung