CHƯƠNG 5

    
ấy là hai cuộc khởi nghĩa ta quan tâm đến nhiều nhất. Một bài học lớn mà ta rút ra được từ những cuộc khởi nghĩa này đó là vua tôi nhà hậu Trần không biết sử dụng con người, như vua Lê của ta sau này có nhận xét trong Lệnh hiểu dụ các tướng năm 1427: "Ta biết các ngươi đều là người tài trong nước, nhưng ngày trước về thời Giản Đinh, Trùng Quang, chỉ uổng hư danh, không thành công nghiệp, đó là vì nhiều người nắm quyền đại thần không biết, nên các ngươi chỉ phí sức thôi." Lời nhận xét này cho thấy vua Lê rất sáng suốt nhận thây sự bất lực, mâu thuẫn nội bộ của các vua tôi hậu Trần. Bất tài, tranh giành địa vị và không lộ được hùng tâm của một người cầm quyền. Chưa kể tuy mang tiếng là nhà Trần nhưng họ không lôi ko, tập hợp được các cuộc khởi nghĩa khác cũng như thu phục anh hùng hào kiệt từ các nơi về cùng đánh giặc.
Sau này còn có nhiều cuộc khởi nghĩa khác xuất hiện riêng lẻ ở từng địa phương nhưng cuối cùng đều bị quân Minh đánh bại.
Thực ra trong cuộc khởi nghĩa của vua tôi hậu Trần hai bên họ nội, ngoại của ta đều có người tham gia. Thái bảo Nguyễn Súy là chú của ta, Nguyễn Sùng là bác ruột của ta và làm Tả hiệu điểm, một người bác khác của ta làm Tả đô đốc... Có thể nói người họ Nguyễn chúng ta đã góp nhiều công sức trong cuộc kháng Minh dưới triều của vua Trùng Quang. Và khi khí thế kháng Minh của vua Trùng Quang đang nổi lên, ta đêm nào cũng không ngủ được, ruột gan hết sức bồn chồn chỉ mong mau mau được về nước để góp sức với mọi người, nhưng vì bị giặc Minh giám sát quá chặt chẽ nên không thể đi đâu được. Cho đến khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Minh triều đã loan báo về cái chết của vua Trùng Quang cùng các tướng sĩ cho mọi người biết. Tin này làm ta choáng váng, nước mắt đầm đìa thương cảm.
Một hôm cha cho gọi ta đến gặp để bàn chuyện.
Tuy theo cha sang Vạn Sơn Điếm, nhưng ta và cha không dược nhà Minh cho ở chung một chỗ, thỉnh thoảng mới được gặp nhau. Hôm nay gặp cha, lòng ta se sắt, cha yếu và già đến không ngờ. Nhìn vẻ mặt ta, cha biết và người khoát tay.
- Cha già rồi nên vậy, con đừng quá lo.
- Phi Hùng đâu rồi thưa cha?
- À... nó vẫn đang tập võ ngoài vườn - Cha đưa tay chặn ngực, húng hắng ho - Con đừng quá lo mà trách móc em nó, tại cha tạng người như vậy.
Cha vẫy tay ra hiệu cho ta ngồi xuống ghế và rót cho ta một chén chè.
- Chắc con cũng đã nghe tin tức cuộc khởi nghĩa của vua Trùng Quang thất bại rồi chứ?
- Thưa cha con vẫn theo dõi râ't sát, trước đó nhà Minh đã rất lúng túng về cuộc khởi nghĩa của vua Trùng Quang. Và nay họ đã chết rất anh dũng, không phải như Minh triều nói đâu.
Cha gật đầu.
- Ta cũng biết tin này, nhìn chung các sĩ phu của ta ở bên này xôn xao lắm. Con xem này.
Cha lấy trong túi ra một bài thơ, đọc nhỏ.
Việc đời dai dắc vội già sao?
Trời đất mênh mông say hát nhà.
Đồ điếu nên công duyên gặp gỡ,
Anh hùng nuôi hận số lao đao.
Muốn xây cốt đất phò minh chúa,
Không kéo sông Ngân đội chiến bào,
Thù nước chưa xong đầu đã bạc,
Mài gươm mấy độ bóng trăng cao.
Con có biết của ai không?
Cha lấy khăn lau nước mắt.
- Đây là bài thơ Cảm hoài của danh tướng Đặng Dung làm trước khi chết, được mọi người truyền tụng, một người bạn ghi được, đem lại cho cha. Nay cha cho con.
Ta trân trọng đọc lại bài thơ một lần nữa và cảm được tâm trạng hùng tráng nhưng bi thương của người anh hùng Đặng Dung vào những giây phút cuối đời của ông. Phải, chỉ có những bậc chính nhân quân tử như ông mới có được những vần thơ hào hùng như thế này.
- Họ Nguyễn chúng ta cũng có mấy người tham gia và tất cả bọn họ nghe đâu cũng dều đã chết. - Cha buồn bã nói và mắt rưng rưng lệ. Mắt ta lại cay
- Cha ơi, sao con sốt ruột quá.
Cha đưa tay vuốt tóc ta.
- Hình như dạo này con không ngủ được? Cha thấy tóc con đã có sợi bạc rồi đây này. Hừm... cũng đã hơn 30 tuổi rồi còn gì.
Cha con chúng ta rất hiểu nhau, cho nên đôi lúc có nói thêm điều gì đó lại trở nên thừa thãi. Cha vỗ nhẹ xuống ghế.
- Cha nghĩ con nên tìm đường về nước đi.
- Thưa, thế còn cha?
- Đừng... - Cha xua tay - Làm trai phải cho đáng làm trai, đừng yếu đuối như nữ nhi thường tình. Cha hiểu con thương và lo cho cha, đó là chữ hiếu của đạo làm con. Nhưng giữa lúc đất nước đang còn bị chìm trong biển lửa, chúng ta là những kẻ có học phải tự hỏi mình sẽ phải làm gì cho dân cho nước mình, chứ không phải ngồi đây mà thở than. Chúng ta khác kẻ tiểu nhân, bởi tiểu nhân thì chỉ biết bo bo nghĩ đến lợi lộc của bản thân, còn chúng ta tuyệt đối không được nghĩ đến lợi lộc của bản thân mà phải nghĩ đến đạo làm người, nghĩ đến nỗi đau của trăm họ trong thiên hạ. Đấy là lời dạy của Thánh nhân mà cha con ta phải suy nghĩ. Hãy nhìn baoương hy sinh vì đất nựớc kia kìa.
- Con hiểu ý cha. - Ta thở dài - Ở đất Hồ Bắc này, quân giặc ngày nào cũng theo sát chúng ta, chỉ cần vắng mặt vài ngày là chúng biết ngay, làm sao mà đi được. Thực ra từ khi cuộc khởi nghĩa của vua Trùng Quang mới nổi lên con đã hết sức nôn nóng muốn được về nước ngay để góp sức với mọi người rồi.
- Con nghĩ được như vậy cha mừng lắm. Con theo cha ra đây.
Cha kéo ta ra vườn và ngửa cổ chỉ lên trời. Lúc đó ừời chỉ mới về chiều, cha giảng giải.
- Con hãy nhìn phía kia - Cha chỉ tay - Đấy là phương Nam chúng ta. Mấy năm nay cha liên tục theo dõi và mừng thầm vì thấy xuất hiện một ngôi Tử vi đại đế lúc mờ lúc tỏ và ngày càng sáng dần. Như vậy chân chúa nước Nam ta đã ra đời, và nay nó lại ngày càng sáng rực chứng tỏ ngôi tướng tinh này thực sự sẽ là chúa nước Nam chúng ta sau này.
- Thật không cha? Ta mừng rỡ.
Cha gật đầu.
- Cuộc khởi nghĩa của hai vua Giản Định và Trùng Quang thất bại vì tuy mang tiếng là nhà hậu Trần nhưng bọn họ thực sự không phảiúa nước Nam. Họ không đủ tầm của một bậc minh quân. Từ khi ông ngoại của con còn sống, ông đã tiên đoán sự sụp đổ của nhà Trần và ông cho rằng sau một thời loạn binh đao, nước Nam ta sẽ có một đế vương mới và dòng họ mới này ra đời sẽ kéo dài hàng trăm năm trị vì. Cũng từ lời nói đó của ông con, ta đã liên tục quan sát thiên tượng trời Nam để mong tìm dược ngôi sao chân chúa, nay nó đã ra đời và ngày càng rực sáng, cũng đến lúc con phải về để phò được rồi.
- Nhưng thưa cha làm sao con có thể rời nơi này được, Minh triều chắc chắn là không thả cho đi rồi. - Ta băn khoăn hỏi cha, cha vuốt râu gật gù.
- Cha cũng biết điều này. Có một chuyên mà cha suy nghĩ mãi. Cách đây mấy tháng, Thượng tướng Hoàng Phúc phải về triều để tấu trình việc gì đó. Khi quay trở lại nước Nam, Hoàng Phúc có đến đây thăm cha. Qua trò chuyện Hoàng Phúc nhắc lại lời mời trước kia, y vẫn muốn cha con mình quay trở về thành Đông Quan với y.
- Không được thưa cha. - Ta la to và đứng bậy dậy.
- Con bình tĩnh. - Cha nắm vai ta, ấn ngồi xuống.
- Trước kia việc cha con chúng ta ra làm cho nhà Hồ đã phải chịu biết bao nhiêu lời đàm tiếu của người đời, của dòng họ. Đến nay nếu chúng ta lại thuận theo về với Hoàng Phúc thì chẳng khác nààm việc cho nhà Minh. Nỗi nhơ này biết bao giờ mới gột rửa được hả cha... Không lẽ đây là việc làm của người quân tử ư?
Ta tuôn ra hàng loạt những ấm ức bao ngày. Cha bình tĩnh lắng nghe ta nói và sau đó ông giảng giải.
- Cha vẫn biết lâu nay trong lòng con có nhiều điều bất bình. Trong nhà, cha và con đều là kẻ có học, và việc cha con chúng ta tham gia triều nhà Hồ trước kia, cha cũng biết con bị rất nhiều sức ép. Tuy nhiên Trãi à, như cha đã từng nói với con. Là một kẻ sĩ, con nghĩ xem chúng ta đã làm được gì cho dân cho nước mình chứ không phải chỉ vì danh dự hão. Người quân tử sợ nhất điều gì?
Nghe cha hỏi, ta trả lời ngay:
- Đức Thánh Khổng có nói "Người quân tử sợ nhất đó là mệnh trời, người đạo đức lớn và lời của thánh nhân." Riêng con, còn sợ sự chê cười của người đời.
Cha lặng thinh rất lâu và rồi chậm rãi nói.
- Con nói đúng, rất đúng. Mệnh trời hay thiên mệnh phải hiểu đó là chân lý đúng đắn, chứ không phải mệnh số. Sợ người đạo đức lớn không phải là sợ quyền uy mà là sợ người có tài năng, có đạo đức đốì với dân với nời Thánh nhân cũng là vậy. Tuy nhiên con cũng thấy đấy, nếu cứ kéo dài tình hình này thì cha con chúng ta chỉ còn có chết mòn mỏi nơi xứ người mà thôi, và cha nghĩ rằng đây cũng là âm mưu của triều Minh. Con nhìn đây, - Cha khoát rộng tay - số phận của chúng ta, hoặc là như Hồ Quý Ly, sau lễ hiến phù một cách nhục nhã ở Kim Lăng, được Minh triều cho đi làm Tham chính và rồi bị chúng bí mật sai người giết chết trên đường đi cùng với toàn bộ gia quyến. Hoặc là trở thành tên vua bán nước cầu vinh như Trần Thiêm Bình, tướng Bùi Bá Kỳ... hoặc chống giặc theo kiểu Giản Định để rồi bị bêu đầu, hoặc là ngàn đời bị nhân dân phỉ nhổ như những kẻ cầu vinh Hồ Nguyên Trừng, Lương Nhữ Hốt...
- Thưa - Ta kêu lên lạc giọng - Thế cha có nhớ hai câu thơ của danh tướng Đặng Dung hay không?
Muốn sống thì ẩn núi ngàn
Muốn chết thì hãy làm quan Minh triều...
- Cha chẳng bao giờ khuyên con can tâm cúi đầu làm cho giặc Minh. Cha chỉ khuyên con hãy nhìn tình thế hiện nay của cha con chúng ta và thế cuộc chung để tìm ra một
con đường cứu dân cứu nước, không phải chỉ biết ôm lòng trung trinh để rồi chết mòn mỏi nơi xứ người. Giữa thời buổi bây giờ, nếu chỉ biết khư khư giữ chữ trung theo kiểu Nho gia chúng ta mà bỏ mặc dân chúng trong lầm than thì cha cho rằng đó mới chính là tội lỗi của kẻ sĩ chúng ta.
Cha dội thẳng vào đầu ta một gáo nước lạnh buốt, làm cho ta sững sờ và bình tĩnh
- Thế nào là xuất thế và thế nào là nhập thế? - Cha nhìn ta và hỏi - Hoàn cảnh cha con chúng ta hiện nay chẳng khác nào là đang xuất thế. Bị giam lỏng chốn này, không hợp tác với giặc và cũng chẳng có việc gì làm. Chúng ta đâu có khác gì những tao nhân mặc khách đang quy ẩn nơi chôn rừng sâu gửi mình với chôn non xanh nước biếc, lánh nạn, lánh bụi trần. Ngày ngày họ ca hát, vui thú cùng chim muông... Hừ, phải chăng đó chính là tư cách xuất thế của một người quân tử? Có đáng như vậy không khi đất nước đang lầm than rên xiết trong ách quân thù, muôn dân còn đang đói khổ, chết chóc... - Cha lắc lắc vai ta - Trãi ơi, nghĩ lại đi con, hãy biết vì nghiệp lớn của đất nước, của dân Việt mà vượt qua những tư tưởng tầm thường của những Nho gia bình thường đi. Cha nghĩ kỹ rồi, xuất thế và nhập thế thực ra hai mặt đối lập nhưng lại một, cha con chúng ta là như vậy. Chúng ta xuất thế vì tình thế bắt buộc, nhưng thực ra đó chính là giấu mình để chờ thời nhập thế. Con hiểu không, và nay nếu như có dịp thì lập tức phải nhập thế ngay.
Cha nói dứt khoát.
- Trong mấy đứa con của cha, con là đứa mà cha hiểu và đặt nhiều kỳ vọng nhất. Cha đã suy nghĩ và đã nhận lời với tướng Minh Hoàng Phúc rằng sẽ cho con về thành Đông Quan.
Ta im lặng.
- Thế nào là đạo của một người quân tử? - Cha hỏi mình và tự trả lời, Kinh Lễ có nói "Bách văn cường thức nhi nhượng, đôn thiện hạnh nhì bất đãi, vị chi quân tử" tức "Rộng biết vững mà nhún nhường, giục giã hạnh tốt mà không mỏi, đó là quân tử."
Ta se sẽ gật đầu. Cha khuyên nhủ:
- Có thể bây giờ và mai sau, người đời này lẫn hậu thế sẽ không hiểu tấm lòng của cha con chúng ta. Họ làm sao hiểu nổi vào lúc này đây, ta - Nguyễn Phi Khanh đau lòng đến như thế nào khi phải khuyên con trai mình là Nguyễn Trãi về thành với địch?
- Cha...
- Sẽ có không thiếu gì kẻ nguyền rủa chúng ta, sẽ có không thiếu gì những kẻ bêu rêu tên cha con ta trong sử sách và không thiếu gì lời bàn ra vô, thậm chí là chê cười, chửi rủa của hậu thế sau này về câu chuyện ngày hôm nay của cha con chúng ta. Trãi, con hãy nhìn thẳng vào mắt cha và trả lời con có sợ những điều đó hay không? Cha không ép, vì con đã lớn và thừa hiểu biết rồi. Ý cha là vậy, nhưng quyền quyết định lại là của con. Đừng vì cha, đừng vì điều gì cả... hãy vì dân và đất nước của mình mà thôi.
Cha đứng dậy, chống gậy khập khiễng bỏ vào trong nhà.
Ta ngồi một mình, lâu rất lâu.
Đêm xuống lạnh dần, sương ướt đẫm hai vai ta, tiếng giun dế đã bắt đầu nỉ non bài ca bất tận. Trong lòng ta giằng xé ngổn ngang những suy tư và ta không biết mình sẽ phải bắt đầu từ đâu và phải làm gì. Định mệnh đã đặt ra cho cha con chúng ta kẻ sĩ một sự lựa chọn khắc nghiệt quá. Sự lựa chọn đó chính là danh dự và nhân phẩm của cả một đời người, của một dòng họ, không những của ngày hôm nay mà cho cả con cái họ Nguyễn mai sau. Tự nhiên ta cảm thấy hoang mang, run sợ. Dường như cả gánh nặng của dòng họ Nguyễn đều đặt lên hai vai ta và buộc ta phải gánh lấy. Tại sao lại là ta mà không phải người khác? Tại sao, ta ôm đầu tự hỏi vậy.
Đạo Khổng Mạnh đã dạy, thế nào là bổn phận của một người quân tử? Đó là ăn không được ngon, ngủ không được yên vì phải biết lo trước nỗi lo của thiên hạ. Phải biết thương yều dân chúng như con cái trong nhà. Vậy nay nước Nam ta đang trong cơn binh đao khói lửa, dân ta đang than khóc bởi sự tàn bạo của giặc Minh. Ta, một kẻ học đạo Nho, tự hào vì hiểu biết chữ nhân, chữ lễ, chữ nghĩa... vậy phải biết mình sẽ làm gì. Hay lại bắt chước bậc thánh nhân xưa leo lên núi ở ẩn, đàn hát xướng họa làm thơ và quên hết thế nhân sự đời. Theo ta, đấy không phải lánh đời mà là một sự trốn chạy trách nhiệm và tự an ủi rằng là ở ẩn, là thanh cao, thực ra đấy chính là sự hèn nhát tầm thường mà thôi. Kẻ sĩ, theo ta đó là phải biết hòa vào nhịp hơi thở cuộc sống của dân, của đất nước mình. Phải biết sống trọn vẹn cho dân, cho nước. Ta không thể như một số kẻ sĩ khác, bởi ta là Nguyễn Trãi. Do đó ta chấp nhận thử thách này, ta tin rằng rồi sẽ có người hiểu cho tấm lòng của cha con chúng ta. Trời đất sẽ hiểu, lòng người cũng sẽ hiểu và quan trọng hơn là lương tâm của ta được thanh thản bởi tấm lòng của cha con ta trong sáng và chân thật.
Ta hít một hơi dài, đứng dậy đi vào nhà.
Khi ta bước vào trong nhà đã thấy cha ăn mặc nghiêm trang, ngồi yên trên ghế và đang nhìn bàn thờ họ Nguyễn, chiếc bài vị tổ tông sáng rực dưới ánh đèn.
Không cần nghe câu trả lời của ta. Cha cầm ba cây hương đang cháy, đưa cho ta và trinh trọng nói:
- Trãi, con hãy thề trước liệt tổ liệt tông họ Nguyễn chúng ta rằng phải một lòng trung thành với nước, với dân. Làm việc gì cũng phải đặt quyền lợi của dân của nước lên trên hết. Nếu trái lời thề, trời sẽ tru, đất sẽ diêt, ngàn năm không được sinh thoát. Mãi mãi bị xoá tên khỏi họ Nguyễn.
Chưa khi nào cha nghiêm trang buộc ta có lời thề như vậy, vậy là cha đã hiểu ta.
Cả hai cha con chúng ta đều cất cao lời thề nguyện trước bàn thờ tổ tiên mình.
Hãy nhẫn nại và chờ thời cơ, như Việt Vương Câu Tiễn khi xưa từng phải nếm phân của Ngô Phù Sai. Phải biết quan sát và học hỏi, khi có thời cơ thì hãy tìm đến với chân chúa của mình. Chúng ta là những kẻ học đạo Nho, cho nên con phải đem hết những hiểu biết về binh thư yếu lược trong thiên hạ ra để mà phục vụ cho vị chân chúa của mình. Chính trong lúc này là lúc con phải nín ; nhịn chờ thời như Pham Lãi. Rồi sự nghiêp sẽ đến với con. Hãy tập trung tất cả những hiểu biết của mình viết thành sách, tìm ra những cái hay cái dở của thiên hạ để phân tích tỏ rõ, đề ra những chiến sách mà dâng lên chân chúa dể làm mưu lược. Đấy là những lời nhắn nhủ của cha với ta trước khi chúng ta chia tay nhau.
Cha cũng cho biết, nếu thuận tiện thì ông cũng sẽ tìm đường về nước. Dù sao cha cũng già rồi, cha muốn nắm xương tàn của mình được chôn trên mảnh đất quê hương.

*

Ta thuận với tướng giặc Hoàng Phúc là sẽ về thành Đông Quan. Nhận được tin này Hoàng Phúc rất mừng và đã tâu với Minh triều cho phép ta được về nước. Rời đất Minh lời tiễn dặn dò của cha vẫn còn vang mãi bên tai ta "Con nên trở về lập chí, rửa thẹn cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu, hà tất cứ vướng vít bên cạnh cha, để cho tháng ngày mòn mỏi mới là hiếu hay sao."
Mặc cho Hoàng Phúc ve vãn đòi trao chức quyền, ta chỉ xin với y một chức tư nghiệp nho nhỏ có liên quan đến sách vở và tự dựng cho mình một căn nhà lá phía Nam của thành Đông Quan để làm nơi yên tĩnh đọc sách và làm thơ.
Theo lời cha dạy, trong thời gian này ta sống hết sức nín nhịn, tránh tối đa làm những việc gì có lợi cho kẻ thù, chỉ bất đắc dĩ làm những việc phải làm mang tính tượng trưng nếu khi bị ép bắt buộc. Phần lớn ta giành thời gian để đọc sách, nghiên cứu những cái haý cái dở của người xưa, ngắm tình hình xung quanh để tổng hợp, kết luận, viết thành sách. Ta muốn khi tìm đến được với chân chúa thì sẽ dâng người một cuốn binh thư. Và thử thách đã đến với ta khi ta mới về đang bị giam giữ ở thành Đông Quan, đó là tướng Minh Trương Phụ đã ép buộc ta phải làm cho bọn chúng những công việc cụ thể nào đó, không thể chung chung được. Khi ta cương quyết từ chối, bọn chúng đã đem tính mạng cha già đang bị giam giữ ra để đe dọa hòng lung lạc ta. Là một kẻ học đạo Nho, ta thấu hiểu thế nào là chữ hiếu của dạo làm con nên trong lòng rất đau xót và bốì rối. Cha biết tin, một hôm có một người khách quen bất ngờ đến thăm và trao cho ta một phong thư, đó là t của cha gửi về. Cha nói, thánh nhân có dạy "phải xử lễ khi còn sống, xử lễ lúc mai táng, xử lễ khi cúng tế", nếu làm được như vậy được coi như tròn vẹn đạo hiếu của một người con. Thế nhưng theo cha, đạo hiếu còn được hiểu ở cách hành đạo. Đạo làm con là phải lập thân hành đạo, nêu danh hậu thế, làm cho cha mẹ và gia tộc được tiếng thơm, tổ tiên được hiển hách thì đó mới xứng đáng là đạo hiếu. Cho nên nếu ta vì chữ hiếu với cha mà cam tâm làm việc cho giặc Minh, để cho tổ tiên họ Nguyễn phải hổ thẹn thì như vậy có đáng gọi là đạo làm con không? Ta toát mồ hôi khi đọc lá thư ấy. Cha cũng nhắc ta về chuyện người ông Nguyễn Công Sách khi xưa đứng về phe của Thái úy Trần Ngạc chống lại Hồ Quý Ly. Âm mứu bại lộ, ông trốn thoát, nhưng sau đó cũng vì chữ hiếu với mẹ mà về đầu hàng Hồ Quý Ly, kết quả cũng bị giết chết. Chữ hiếu như vậy theo cha không đáng chút nào. Cha dặn ta phải hết sức khôn khéo, nhẫn nại chờ thời, nhắc chuyện ở Vạn Sơn Điếm, đừng quá cương cường như Tế tử Quốc tử giám Lê Cảnh Kỳ đối với giặc Minh mà kết quả là đã bị giặc giết chết. Chết như vậy cũng đáng nêu danh muôn thuở rồi, thế nhưng còn non sông đất nước, còn nhân dân, ta phải làm sao? Nhà Nho chúng ta ai ai không nhớ đến câu nói nổi tiếng của thầy Mạnh Tử "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất." Hãy sống cho đáng với chí khí của một kẻ trượng phu. Ta hiểu và từ đó đã mềm mại đối với giặc, sống theo phương châm mềm nhưng không lụy, im lặng nhưng không theo chầu hầu. Cuối năm Vĩnh Lạc thứ 14, 1416, tướng Minh triều là Giám sát ngự sử Hoàng Tông Tái được phái sang làm Tuần giáo Giao Chỉ nhằm dò xét tình hình nước Nam. Y có đến thăm ta, Hoàng Tông Tái tỏ vẻ là một kẻ am hiểu tình hình nước Nam, thế sự thời cuộc và trong khi trò chuyện y có ca ngợi một số danh sĩ các triều trước của nước ta, đến thời nhà Hồ, y tỏ vẻ kính trọng cha và vài người khác. Để đáp tạ từ, ta đã làm một bài thơ Thất ngôn "Đề thơ ở mái hiên mai tuyết của quan ngự sử họ Hoàng" tặng y. Hoàng Tông Tái tỏ ra rất khoái chí, có lẽ y tin rằng như vậy Nguyễn Trãi này đã tâm phục, khẩu phục Minh tr. Đáng thương cho y.
Về sau này, tướng Minh Trương Phụ không ép buộc ta phải làm gì, theo chúng việc ta thuận trở về đã là một thắng lợi tinh thần, cho nên không cần ta phải làm gì nhiều. Tuy nhiên, Trương Phụ vẫn phái Hoàng Phúc dăm ba ngày một lần lại lấy cớ viếng thăm để dò ý chí của ta. Xung quanh nơi ta ở vẫn cho người rình mò, y hạn chế phạm vi việc đi lại của ta với lý do cần bảo vệ an toàn cho ta. Làm gì ta không rõ tim đen của Hoàng Phúc, chính vì vậy ta lại càng tỏ ra ung dung nhàn nhã, ra vẻ muốn bỏ qua tất cả sự đời thế cuộc, chỉ làm một kẻ sĩ tầm thường vui với gió trăng là đủ. Ngày ta đọc sách, đêm ta miệt mài viết và thỉnh thoảng gặp một bạn bè trong thành để nói chuyện. Cứ vậy, trong mấy năm liền, dần dần Hoàng Phúc cũng yên tâm và y giảm hẳn sự giám sát ta.
Ta có làm một bài thơ kỷ niệm chuyện này.
Góc thành Nam lều một gian,
No nước uống thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn dễ ai quyến,
Vó ngựa gầy thiếu kẻ chăn.
Ao vơi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen xếu xóa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
Góc thành Nam lều một gian.
Chớp nhoáng cũng đã mười năm từ ngày ta theo cha sang Vạn Sơn Điếm sau đó về thành Đông Quan này, thời gian thấm thoát trôi qua nhanh vô kể. Chỉ có mấy năm ở Đông Quan mà tỏc ta đã bạc trắng hơn nửa mái đầu, thế mới biết, khi tinh thần con người ta căng thẳng, tóc bạc nhanh là chuyện thường. Ta mới hiểu sao Ngũ Viên ngày xưa chỉ sau một đêm tóc đã bạc trắng đến thế.
Sách viết đã xong, trời Nam đang rực sáng cờ khởi nghĩa. Chính lúc đó những người anh em khác trong họ Nguyễn của ta tìm đến ta để báo tình hình. Lúc này xung quanh thành Đông Quan và ở Lam Sơn đã ngấm ngầm xuất hiện nhiều nhóm nghĩa binh hoạt động bí mật chống giặc Minh. Trong đó đáng chú ý nhất có hai nhóm, nhóm thứ nhất là nhóm Mỹ Thúy do Đinh Tôn Nhân cầm đầu, nhóm này hoạt động rất kín đáo và có nhiều sĩ phu tham gia hưởng ứng. Trong nhóm này có người anh trai yêu quý Nguyễn Tác của ta và người bác Nguyên Thư. Nhóm thứ hai là nhóm Lam Sơn do Phụ đạo Lam Sơn Lê Lợi và người em kết nghĩa Nguyễn Thận cầm đầu. Đinh Tôn Nhân là con của Thái úy Trấn vũ hầu Đinh Hồng Đức, sau này Đinh Tôn Nhân thừa hưởng tước hầu của cha, là Thái úy Bỉnh tài hầu. Có một chuyện, thân phụ của quan Phụ đạo Lam Sơn là Lê Khoáng gả chị đầu của quan Phụ đạo Lam Sơn cho Đinh Tôn Nhân làm vợ kế, và bà này đã sinh ra một võ tướng Lam Sơn lẫy lừng sau này, đó chính là tướng Đinh Liệt. Do vậy giữa hai nhóm Mỹ Thúy và Lam Sơn tuy hai mà một, họ có những mối quan hệ rất chặt chẽ trong hoạt động chống giặc Minh.
Tuổi cao sức yếu, vào đầu năm Ất Mùi 1415, chủ soái nhóm Mỹ Thúy là Đinh Tôn Nhân qua đời đột ngột. Một thời gian ngắn sau đó nhóm này tự nguyện nhập vào nhóm Lam Sơn với chủ soái đứng đầu là Lê Lợi, dưới có các tướng Lê Lai, Đinh Liệt, Nguyễn Thận. Như vậy từ đây Lam Sơn đã thống nhất về một mối, lòng người nô nức về theo.
Lúc này cả miền Lỗi Giang đang lay động ầm ầm những tin tức về một vị anh hùng họ Lê đã dựng cờ hồng chống quân Minh.
Sau khi tính toán kỹ và với sự thúc giục của anh em trong họ Nguyễn, nhận thấy thời cơ đã đến ta quyết tâm lên đường đi tìm chân chúa của mình. Lựa dịp thuận tiện, vào một đêm tối trời, ta bí mật cải trang, lẻn vào đám dân phu và trốn ra khỏi thành Đông Quan, trực chỉ miền Lỗi Giang nhắm hướng đi tới, lòng hăm hở, tràn đầy niềm tin và hy vọng. Cuối cùng thì Nguyễn Trãi này cũng thật sự góp sức được cho đời rồi.
Tiếng gà gáy le te, trời đang hửng sáng.