hông có một dòng chữ nào đủ để tả niềm vui ngày thắng lợi. Niềm vui ấy trào dâng, dường như làm cho mọi ngọn bút trở nên bất lực, ta, một kẻ có tiếng văn hay chữ tốt thế mà vẫn không thể nói hết cảm xúc của mình, của dân chúng trong ngày vui thắng lợi. Thôi thì mượn tạm một đoạn trong bài Bình Ngô đại cáo vậy. Xã tắc từ nay bền vững Sơn hà bởi đó đẹp tuơỉ Một áng càn khôn, bĩ rồi lại thái Đôi vầng nhật nguyệt, mờ mà lại trong Để mở nền muôn thuở thái bình Để rửa mối nghìn thu hổ thẹn. ... Ôi! Một tấm nhung y, dẹp phăng giặc giã, dựng nên cồng vô cạnh từ đây. Bốn bề phẳng lặng, sạch hết đục nhơ, tuyên bố mệnh duy tân khắp nước. Việc đầu tiên sau đó là ta xin với Đại vương cho phép về thăm gia đình, bái mộ cha và ông ngoại. Thắp ba cây hương đứng trước mộ cha, ta rưng rưng nước mắt. Ta muốn gửi theo gió những lời thì thầm, thưa cùng cha. Con vẫn nhớ đến lời thề ngày nào của cha con mình trước bàn thờ tổ tiên tại Vạn Sơn Điếm. Con vẫn nhớ lời dặn về bổn phận làm một kẻ sĩ, là một người quân tử phải sống như thế nào trong thời binh đao tao loạn mà cha đã nhắn nhủ trước lúc lâm chung gần mười năm về trước. Mười năm nằm gai nếm mật, mười năm của đời con đã trải qua biết bao ngọt bùi cay đắng, và cả những giây phút bi quan chán nản nhất. Thế nhưng những lời dạy của cha, tinh thần của cha vẫn sống chảy trong máu tim con và đã giúp con vượt qua tất cả. Nay đất nước đã hoàn toàn sạch bóng quân thù, từ nay mụôn dân nước Nam này sẽ được ăn ngon, ngủ yên, được cày cấy thanh bình. Còn con cũng đã gần đến tuổi năm mựơi, càng già và khi mái tóc càng bạc thì con lại thấy mình càng gần cha hơn. Đã đến lúc con tự nhủ đã làm tròn bổn phận của một kẻ sĩ trong thời tao loạn. Con đã cống hiến hết tất cả những gì tinh túy nhất của đời mình cho dân, cho nước Nam này, và đã đến lúc con muốn giành phần còn lại của đời mình cho chính bản thân mình. Muốn được như ông ngoại vẫn thường ngân nga câu hát trong Sở từ "Lấy lá sen, lá súng làm áo, kết hoa phù dung làm xiêm quần." Hoặc như cha, có dăm ba chú học trò nhỏ đến để dạy Tứ thư, Ngũ kinh và sáng sáng, chiều chiều được nhàn tản vui chơi cùng gió trăng. Ta ngồi xuống ôm đầu. Còn một chuyện khác nữa, đó cũng chính là lý do tại sao con muốn được sống quy ẩn làm một người dân nước Việt bình thường. Đó là, trong khi cuộc chiến thắng quân Minh đang lại gần thì đã xuất hiện sự đo, tranh giành địa vị, công lao giữa tướng sĩ. Và vì con là một người gần gũi Đại vương nhất, nên chính con là tấm thuẫn để cho bọn họ kèn cựa. Con không sợ bị xúc xiểm, nhưng có một điều làm con buồn bã, là cho đến một ngày kia con nhận thấy rằng rõ ràng con và Đại vương ngày càng xa cách nhau. Đại vương vẫn dùng con, vẫn chấp nhận các kế sách của con, nhưng con đã cảm nhận được Đại vương không còn tin cậy, đã nghi ngờ và bắt đầu xét nét con. Đại vương hiểu rằng con không phải là kẻ tráo trở, phản chúa. Nhưng những quan điểm về kẻ sĩ, về bổn phận của người quân tử, về nhân, nghĩa, lễ, trí, của Nhọ gia chúng ta đã không được Đại vương coi trọng nữa. Thậm chí sau này Đại vương còn cho rằng những điều con bàn là quá ư khuôn sáo, sách vở, con đã quá nhân từ, cũng như Đại vương tỏ ý ngờ rằng trong con vẫn còn sự lưu luyến nào đó với nhà Trần. Sự thật này vào một ngày kia khi phát hiện ra con vừa bối rối vừa thất vọng. Con không muốn thanh minh với Đại vương, bởi tấm lòng trong sạch của con đã trải ra cho Đại vương thấy cả chục năm nay rồi, há Đại vương không hiểu mà còn nghi ngờ hay sao. Thế nhưng chính những điều đó đã làm cho con thấy mình bị tổn thương. Về chuyện nhà Trần, có lẽ Đại vương đã bất bình với con từ sau vụ việc Trần Cảo. Sau khi thống nhất với con về việc đưa Trần Cảo lên ngôi vua, xưng vương nước Nam để dồn Minh triều vào thế bí, gạt bỏ chiêu bài phò Trần diệt Hồ mà chúng vẫn thường rêu rao. Dường như ở Đại vương có những điều lo ngại về Trần Cảo, mặc dù Đại vương thừa biết Trần Cảo chỉ là một con rối trong tay mình, muốn giật kiểu nào cũng dược. Đây chỉ là một nước cờ tạm như binh gia vẫn nói, đi nước hở sườn, giả cách lùi nhưng thực ra là tạo thế cho vạn quân tiến sau. Không lẽ Đại vương lại cho rằng nếu sau này sự nghiệp thành công, mình sẽ không được lên ngôi vua vì dòng họ Trần vẫn còn người? Đấy chỉ là những ý niệm lờ mờ thoảng qua trong đ̐u con ngày ấy nhưng sau này đượe chứng minh cụ thể. Thực tế, Trần Cảo chỉ là một vị vua "bù nhìn" và bị kềm chặt bởi Bùi Quốc Hưng, làm việc gì cũng phải xin phép. Có lần Trần Cảo gặp con, ông ta than thở, sống làm vua kiểu này thà làm dân thường để được tự do, tự tại sung sướng hơn. Ông ta muốn con xin Đại vương hãy khoan dung, vì dù sao con cũng là người đưa ông ta về với Đại vương. Con thấy thương ông ta quá, cũng muốn xin với Đại vương hãy ra lệnh nới lỏng cho Trần Cảo một chút, nhưng rồi không dám đề cập bởi vì con cảm nhận được việc Bùi Quốc Hưng giám sát gần như hành hạ Trần Cảo, Đại vương có biết mà không ý kiến gì. Gần cuối năm 1427, trong khi chúng ta và Vương Thông đang còn ở thế giằng co nhau thành Đông Quan, con còn nhớ rõ cái ngày con đề xuất ý kiến với Đại vương về việc xin Minh triều phong vương cho Trần Cảo. Mục đích của con là qua việc này nhằm "rửa mặt" cho Minh Tuyên Tông, coi như việc vua Minh phong vương chớ Trần Cảo là "Thực hiện di chiếu của Thái Tông Hoàng đế về việc lập con cháu nhầ Trần." Đây là sách lược mềm dẻo để tạo cho Minh Tuyên Tông có cái cớ rút quân ra khỏi nước ta mà khống bị mất mặt, không nhục nhã với quân thần của mình. Không ngờ khi con vừa dâng kế sách, Đại vương đã đùng đùng nổi giận, quát tháo ầm ĩ và tý nữa là thét lính bắt giam con. Chính vào lúc đó con nhận thức ra một điều rằng là trong thâm tâm Đại vương luôn mang nặng một nỗi ám ảnh về nhà Trần. Một khoảng sau đó, Đại vương mới nguôi cơn thịnh nộ, bình tĩnh trở lại và kêu con đến gần trình bày kỹ kế sách. Sau đó Đại vương bảo con hãy về, sáng mai lại. Suốt đêm con trăn trở, sáng hôm sau trời còn đang ướt đẫm sương sớm con đã vội vã lên ngựa đến dinh của Đại vương, ngồi ngoài cửa chờ sẵn. Lúc đó tự nhiên trong lòng con rất hồi hộp và thầm mong Đại vương bỏ kế sách này, con tự trách mình dại dột. Nhà Trần, than ôi, đến bây giờ con dã hiểu nỗi lòng của Đại vương. Con tự hỏi rồi liệu mai đây đối với những con cháu khác của nhà Trần thì Đại vương sẽ làm gì, và tự nhiên con đã toát mồ hôi lạnh sợ hãi. Khi tên lính bưng thau nước rửa mặt ra là con lập tức xin vào. Biết tin con đến sớm như vậy, Đại vương có vẻ ngạc nhiên và truyền cho con vào chầu. "Hình như khanh nóng lòng muốn ta đồng ý với kế sách này lắm thì phải", Đại vương hỏi và nhìn con dò xét. "Dạ thưa không. Đêm về nghĩ lại, thần nhận thấy kế sách này không vẹn toàn, nên sáng đến dây sớm để trình với Đại vương xin rút lại." "Tại sao?", Đại vương nhướng mày. "Dạ...", con ấp úng trình bày, Bình Định Đại vương lắng nghe rất lơ đãng và đột ngột cắt ngang lời con. "Thôi khanh không cần nói nhiều nữa, ta đã nghĩ kỹ kế sách của khanh tối qua. Ta thừa nhận rằng là có nhiều điểm hay. Ta chấp nhận. Khanh hãy chuẩn bị thảo chiếu làm theo kế sách của khanh đi." "Đại vương...", con thốt lên và im lặng khi thấy Đại vương nặng nhọc đứng lên, che miệng ngáp dài, bỏ đi vào trong nhà. Có lẽ đêm qua Đại vương cũng mất ngủ như con. Tháng 11 năm 1427, Minh Tuyên Tông cử Thị lang Bộ Lễ Lý Kỳ và Hữu thị lang Bộ Công La Nhữ Kính làm chánh sứ, cùng Hữu thông chính Hoàng Ký, Hồng lô Tự khanh Từ Vĩnh Đạt mang chiếu sang phong cho Trần Cảo làm "An Nam Quốc vương" và tuyên bố lệnh bãi binh. Tuy nhiên lệnh chưa sang đến nơi thì Vương Thông đã đầu hàng rồi. Nhận được tin này Đại vương chỉ cười gằn. Mùa xuân Mậu Thân 1428 là một mùa xuân đẹp nhất của dân nước Nam. Sau tết, việc đầu tiên Bình Định Đại vương bàn với các tướng là chuẩn bị cho mình lên ngôi Hoàng đế. Tất cả mọi người đều tán thành và chọn ngày. Tuy nhiên lúc đó đã nảy sinh một vấn đề là một nước không thể có hai vua. Tuy Trần Cảo chỉ là vua bù nhìn nhưng ông ta cũng đã được Minh triều phong làm An Nam Quốc vương, nếu Đại vương cũng xưng vua nữa thì không hợp, và không thể xin vua Minh phong cho Đại vương một lần nữaướng Đỗ Bí đề xuất: - Thưa Đại vương, theo thần nghĩ chúng ta cứ truất ngôi Trần Cảo xuống là xong. - Phải rồi... truất ngôi. - Một loạt tướng rộ lên nói đồng tình. Bình Định Đại vương lắc đầu. - Không được. Khi xưa chúng ta dựng Trần Cảo lên là để đối lại với con bài Trần Thiêm Bình của nhà Minh, cũng như đập tan âm mưu phù Trần diệt Hồ của chúng. Nay dù sao Trần Cảo cũng đã được Minh triều phong vương, làm vua, thiên hạ cũng đã biết điều này cả rồi. Dù cho ngày nay chúng ta đang là kẻ chiến thắng nhưng cũng không có lý gì để mà truất ngôi Trần Cảo, làm vậy sẽ mang tiếng với muôn dân và tiếp tục xích mích với Minh triều trong việc xin phong vương cho ta sau này. Mọi người im lặng. - Quan Hành khiển, khanh có ý gì? Suốt nãy giờ con ngồi im mà mồ hôi, chảy ướt sống lưng vì linh cảm sẽ có chuyện chẳng lành sắp xảy ra cho Trần Cảo. Con thấy thương ông ta. Dù cho ông ta chẳng góp được gì trong cuộc kháng Minh vừa qua, nhưng ông ta cũng là người vô hại và thực ra với thanh thế con cháu vua Trần, coi như Trần Cảo phần nào đã giúp Đại vương phá bỏ âm mưu phò Trần diệt Hồ của nhà Minh. Đây cũng có thể coi như là chút công lao nhỏ, cho nên nếu nay không dùng nữa thì cũng xin khoan hồng cho Trần Cảo. Huống chi từ trước đến nay Trần Cảo vẫn thuần phục và chưa làm điều gì xấu với Lam Sơn. Con đề nghị, có thể không cần thiết phải phế truất ông ta mà để cho Trần Cảo "tự xin nhường ngôi cho Đại vương." Khi nghe con nói ý ấy, Đại vương tỏ rõ sự không hài lòng ra mặt và quay lưng đi hỏi người khác. Văn thần Bùi Quốc Hưng, người bấy lâu nay vẫn được giao nhiệm vụ giám sát Trần Cảo, đứng lên đề xuất: - Thần nhận thấy, dù trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng phải hiểu rằng Trần Cảo trong tương lai sẽ là cái gai mà nhà Minh sẽ vin vào để làm khó dễ cho Đại vương trong việc xin phong vương. Theo thần, tốt nhất là nên để hắn ta nên "đột nhiên bị bệnh chết" chẳng hạn. Bình Định Đại vương vuốt râu gật gù hài lòng, và chờ khi các tướng lao xao lên tiếng đồng tình là Đại vương lập tức quyết định. Con kinh hãi nhìn văn thần Bùi Quốc Hứng, đây là một Nho thần trải qua nhiều đời vua. Con rất kính trọng và coi ông ta như là một bậc trí giả không ngờ ông ta lại có thể nói điều tàn bạo ấy một cách bình thản như vậy. Không lẽ đây cũng là chữ Nhân mà ông ta đã từng học hay sao. Chính vào lúc ấy con chợt nhớ đến lời Đức Thánh Khổng dạy thầy Tử Hạ về hai hạng nhà Nho. Phải hiểu đâu cứ đơn giản có học, mặc áo nhà Nho, nói chuyện nhà Nho, ăn, đứng, đi, ngồi... theo phong cách nhà Nho mà xứng là quân tử Nho gia ư? Không hẳn vậy, bởi vẫn có kẻ ngày nào cũng sang sảng đọc sách thánh hiền nhưng lại chạy theo hư danh, cốt lo tranh đua với đời, trọng danh bỏ thực, ỷ tài năng quên thánh hiền, bỏ đạo đức, đấy là hạng tiểu nhân Nho. Nho gia sở dĩ mang tiếng xấu vì quân tử Nho quá hiếm, mà tiểu nhân quá nhiều. Chẳng trách thầy Tử Hạ phải than thở "Như vi quân tử Nho, vô vi tiểu nhân Nho" là vậy. Cuối tháng 1 năm 1428, Bùi Quốc Hưng vâng lệnh Bình Định Đại vương đến gặp Trần Cảo. Không quanh co, Hưng nói hụych toẹt vào mặt Trần Cảo rằng, ông ta vâng mệnh Đại vương đến đây đ̑ "ban" cho Trần Cảo một chén rượu độc, cho được chết nhẹ nhàng. Mặc cho Trần Cảo quỳ xuống khóc sướt mướt xin tha mạng, Hưng vẫn thét bọn võ sĩ đè Cảo xuống đổ rượu độc vào miệng. Trước khi chết, trong cơn giãy dụa, Cảo đã gào lên: "Nguyễn Trãi, khi xưa ông đưa ta về đây, ông hứa những gì mà nay bỏ mặc ta, Nguyễn Trãi." Trong tiếng nấc cuối cùng, Trần Cảo còn gắng nói: "Ta sẽ trả mối thù này, ta sẽ..." Phải chăng đây chính là món nợ ân oán mà sau này ta phải gánh chịu, trong khi chính ta không có lỗi. Trần Cảo hỡi, ông có hiểu cho tấm lòng của Nguyễn Trãi này hay không? ° ° ° Ta đã nói vợ và con trai làm cho ta một căn nhà tranh, xung quanh cho trồng mấy khóm cúc, và cho đào một ao cá nhỏ, xây vài ba hòn non bộ. Ta cảm thấy lòng mình thư thái và dự định sẽ chọn nơi này là chốn nương thân cho mình đến cuối đời. Ngoài ra ta cũng suy nghĩ miên man về việc sẽ viết biểu dâng nhà vua xin được nghỉ hưu, cho về quy ẩn chốn quê nhà. Hy vọng Vua sẽ hiểu tấm lòng ta. Gần một tháng trời ta chỉ quanh quẩn ở nhà để sắp xếp việc gia đình, vui đùa cùng mấy đứa cháu trai. Sau đó nhận được chiếu của nhà vua vời về kinh. Ta đã cùng một gia đồng của mình lên đường. Vào đến kinh thành, ta lập tức xin được vào chầu Vua, nhưng Ngài đang bận và cho chỉ chờ. Biết làm sao được, khi xưa trong chiến tranh bất kỳ lúc nào ta đến nhà vua cũng đón tiếp ngay, bây giờ thời bình, Ngài đã là vua của một nước, mọi việc phải theo đúng phép tắc quy củ. Nói vậy nhưng ữong lòng ta vẫn cảm thấy buồn. Ta xuống ngựa đi bộ cùng gia đồng của mình tìm đến dinh phủ cũ của tướng Minh Mã Kỳ để trọ, vì được biết nơi này Trần Nguyên Hãn cũng đang trú. Ta dự tính sau đó sẽ đi thăm viếng một số người quen, cũng như thăm lại chốn kinh thành cũ. Tên lính gác ngoài cửa thấy ta, liền chạy lại chào và đỡ cho ta xuống ngựa. Ta hỏi: - Quan Đại tư đồ có nhà không? - Dạ thưa có. Nhìn thái độ ngắc ngứ của gã, ta ngạc nhiên hỏi tiếp: - Quan Đại tư đồ bận việc ư? - Dạ... dạ... thưa... Tên lính lại ấp úng, ta thấy vậy sốt ruột nên gạt gã ra và đi thẳng vào bên trong. Tên lính chạy theo ta thì thầm: - Thưa quan Hành khiển, cả tháng nay, ngày nào quan Đại tư đồ cũng uống rượu say, chửi bới lung tung, không cho ai lại gần. - Ngày nào cũng uống? Ta kinh ngạc hỏi và tên lính gật đầu xác nhận. Kia rồi, trong phòng trong của Nguyên Hãn. Quả đúng như gã lính nói, xung quanh bình rượu vứt ngổn ngang, mùi rượu nồng nặc. Nguyên Hãn nửa người trên nệm da, nửa người nằm dưới đất, đang ngáy pho pho. Nhìn Nguyên Hãn ta thấy hoảng kinh vì khuôn mặt râu ria xồm xoàm nhiều ngày không cạo, tóc tai bết lại, bơ phờ. Không hiểu vì lý do gì mà Nguyên Hãn đổ đốn như vậy. Ta thử đánh tiếng rồi bước lại lay vai Nguyên Hãn, nhưng Hãn vẫn ngủ say. Ta đành vẫy t để cùng gã gia đồng dọn dẹp sạch căn buồng. Nhìn ra ngoài trời đã tối, gia đồng của ta lại gần. - Thưa Đại nhân, ngài đi nghỉ đi. Ngoài kia con đã cho người pha nước nóng cho Đại nhân rồi. - Dạ thưa quan Hành khiển, - Tên lính cũng lên tiếng - chúng con đã dọn cơm ngoài kia rồi ạ. Ta gật đầu, tuy nhiên ta thấy cứ để cho Nguyên Hãn thế, này cả đêm thì bất tiện quá nên quyết định cùng hai gã xốc đưa Nguyên Hãn lên gường nằm cho ngay ngắn. Khi chúng ta đang hì hục cùng khiêng thì chợt Nguyên Hãn vung tay quát to: - Để mặc ta. Ai cho phép các người vào đây. Cái gạt tay mạnh của Nguyên Hãn là cho ta chúi nhào, tí nữa ngã xuống đất, may mà gượng kịp. Gia đồng hốt hoảng buông Nguyên Hãn xuống gường và nhảy lại đỡ ta, kêu lên: - Đại nhân, ngài có sao không? - Không, ta không sao. Nghe tiếng ta, Nguyên Hãn hé mắt ra nhìn và chồm dậy: - Nguyễn huynh đấy ư? - Đúng, ta đây, Hãn đệ. - Huynh đi đâu cả tháng nay, dệ cứ tưởng lằng huynh quy ẩn luôn không thèm về đây nữa ch Trần Nguyên Hãn nắm tay ta nghẹn ngào, những tiếng nghẹn nghe chua chát, buồn bã đến nao lòng. Ta khoát tay hiệu cho tất cả gia nhân đi ra ngoài, để lại cho ta Nguyên Hãn ngồi cùng nhau. Đêm thật yên tĩnh, bầu trời rực sao lốm đốm. Dải ngân hà vắt chạy chéo qua bầu trời và xa xa là sao Bắc Đẩu thuộc chòm Đại Hùng đã xuất hiện nằm cao phía bắc bầu trời, cái cán gáo chỉ thẳng về phương đông như muốn báo hiệu rằng mùa xuân đang về. Cả tháng nay, bọn họ xúm vào để tranh công nhau và xin vương tước, chức quyền với nhà vua. Họ chia ra làm ba thời kỳ khác nhau để luận công, gồm: thời kỳ trước Hội thề Lũng Nhai, thời Hội thề Lũng Nhai và thời kỳ sau Lũng Nhai. Họ không lấy những chiến công của các tướng trong cuộc kháng Minh vừa qua, không lấy tài năng của từng người mà căn cứ vào việc những ai tham gia trước hay sau Hội thề Lũng Nhai để bình công. Trên hết là bậc Khai quốc công thần. Không cần biết kẻ đó hay, dở, khôn dại như thế nào. Thật đáng tiếc là nhà vua lại nghiêng về với cách ban chức tước kiểu này. Vì vậy, nhiều tướng có công lao lớn, tài giỏi lại được tước thấp, dứng sau những kẻ công lao không bao nhiêu trong chiến tranh nhưng chỉ vì là người cùng thời với Vua. Trần Nguyên Hãn cay đắng nhận xét: - Bọn họ đã chia nhau tước vị rất chỉn chu, nhưng vì lý do gì đệ không rõ, đến nay chỉ còn ba người chúng ta là những người duy nhất mà sau cả tháng luận thưởng, nhà vua lẫn bọn họ không thèm để ý đến, dường như cố tình "quên" chúng ta đi. Huynh thì về quê thăm nhà, ở đây chỉ còn đệ và huynh Phạm Văn xảo. Hại huynh đệ chúng tôi không được Vua cho triệu vào, cũng như cho tham gia việc luận công tưởng thưởng. Phạm huynh buồn quá bỏ về nhà ở với vợ con, còn đệ không biết làm gì chỉ ngày ngày uống rượu giải khuây. Cũng may Nguyễn huynh lên đây kịp, chứ không đệ đã cho chuẩn bị sẵn ngựa và dự tính vào ngày mai lên đường về quê rồi. Ta ngồi im lặng, không biết phải nói gì với Nguyên Hãn vì đang nghe vị chát đắng ở đầu môi. "Có phải huynh biết trước điều này nên đã về quê?", Trần Nguyên Hãn gạn hỏi và ta lặng thinh. Thú thật lúc đó ta không biết phải giải thích như thế nào. Đúng vậy, ta đã linh cảm thấy điều này từ trước. Sau khi Trần Cảo bị nhà vua ra lệnh giết chết, làm cho niềm tin trong lòng ta đổ vỡ hoàn toàn, ta thấy mình hụt hẫng. Rồi sau đó là thái độ nịnh bợ tranh công của một số tướng, tất cả càng làm cho ta thêm buồn. Việc bọn họ chuẩn bị luận công, ta đã biết trước và cũng chính vì vậy mà ta thấy mình cần phải tránh xa chuyện này. Nhà vua có cho ta biết là sắp đến lúc các tướng luận công để xin ban thưởng, Ngài muốn ta ở lại tham gia. Tuy nhiên ta vẫn nằng nặc xin về quê, lấy lý do phu nhân ốm nặng, nhà vua bất đắc dĩ phải đồng ý. Về quê cả tháng nay, ta chùng chình không muốn vào chầu mặc dù dã nghe mấy lời nhắn của Vua. Ta cũng đã dự tính nếu không có gì thì sẽ nhờ người đưa vào triều một tờ biểu dâng lên Vua để xin nghỉ hưu. Không ngờ nhà vua ra chiếu triệu buộc phải vào kinh rvên ta ra đi mà lòng thấy không thoải mái. Nay vào đây gặp Trần Nguyên Hãn, nghe đệ nói chuyện luận công vừa qua ta càng thấy thêm chán ngán. Một điều làm cho ta thấy thấp thỏm lo âu đó là việc "bỏ sót" ban thưởng cho Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn. Hai người này đều là họ hàng của ta. Một người là anh bên vợ, một người là em họ bên mẹ. Cả hai đều là con cháu nhà Trần và là do ta tiến cử với Vua. Họ đều là những mãnh tướng lập nhiều công lao trong cuộc kháng Minh mười năm qua. Nay không biết vì lý do gì mà nhà vua cố tình "quên" bọn họ. Riêng với ta lại thấy lòng mình rất thanh thản, nhớ hay quên đối với ta không còn quan trọng nữa, ta đã muốn được nghỉ ngơi, Vua muốn ban thưởng hay không cũng được.>"Đệ biết không, công danh là cái gì? Là phù du của người đời. Nó đến và rồi đi như một cơn gió thoảng qua. Quyền lực là gì? Là máu và nước mắt, là sự tranh giành giết chóc lẫn nhau, lầ âm mưu và những thủ đoạn. Thế nhưng quyền lực lại là thứ ma quái đầy khát vọng mà ai cũng đeo đuổi, vươn tới, bất chấp nhân tình thế thái. Con người đuổi theo quyền lực và để rồi chính con người bị quyền lực tiêu diệt. Đây là một cái vòng luẩn quẩn của biết bao nhiêu đời nay và không một người nào thoát ra khỏi. Kể cả những kẻ vẫn cho rằng mình cao siêu, thoát khỏi vòng tục lụy. Vậy há gì là người tầm thường chúng ta? Con người, hình như chẳng ai tránh khỏi bóng ma của quyền lực dù ít hay nhiều, dù nhỏ nhoi hay là to lớn. Vậy chúng ta cũng đừng quá ngạc nhiên về sự tranh giành quyền lực vẫn thường diễn ra hàng ngày trước mắt. Huynh rất hiểu điều đó, huynh cũng không tránh khỏi vòng đua tranh quyền lực, nhưng chỉ có điều huynh cảm thấy mệt mỏi. Huynh trở nên cô đơn, lạc lõng với những người xung quanh. Và vì vậy mà bọn họ không thích huynh, thậm chí cả nhà vua sau này cũng không thích huynh. Ta không muốn mình đứng trong vòng tranh đua này. Ta sợ. Sáng hôm sau, ta vừa mới dậy chưa kịp uống chén trè xanh do gia đồng pha thì đột ngột được lệnh Vua cho triệu ta vào chầu rất sớm. Chỉ kịp thay bộ triều phục là ta vội vã đi ngay. Ngồi trên kiệu thong dong lắc lư đi qua những phường nghề còn đang ngái ngủ trong kinh thành còn chưa mở cửa, ta suy nghĩ về lần giáp mặt này. Mấy tên lính Thiên tử dẫn thẳng kiệu vào cửa đông của Hoàng cung. Nơi này đã có hai thái giám khoanh tay đứng chờ sẵn, bọn họ lễ phép cúi đầu chào ta và nhận bàn giao từ Thiên tử quân, sau đó họ dẫn đường cho ta theo những con đường ngoằn ngoèo trong Hoàng cung và theo sau là một toán Cẩm y vệ hộ tống, thế nhưng họ không đưa ta đến điện Kính Thiên mà đưa đi thẳng sang Tử cấm thành, nơi ở riêng của n Từ xa ta đã thấy nhà vua đang khoác một tấm hoàng bào mỏng, ngài đứng khoanh tay, một mình trước cửa ngắm trời. - Thần, Nguyễn Trãi, kính chúc Bệ hạ vạn tuế. Nhà vua chậm chạp quay lại rửùn và ta giật mình, mới xa nhau một tháng mà ta thấy ngài già hẳn. - Khanh vào đây. Vua ra hiệu ta cùng đi vào bên trong. Ngài bệ vệ ngồi lên chiếc ghế rồng và ta chợt nhìn thấy bên cạnh giá đỡ là một bộ long bào may rất đẹp. Thật bất ngờ nhà vua cầm bộ long bào màu vàng óng có thêu rồng lên để ngắm nghía và rồi ngài cầm luôn vương miện của mình lẳng lặng đội lên đầu, những chuỗi ngọc rũ xuống xung quanh che khuất mặt rồng. Nhà vua nheo mắt nhìn ta cười. - Khanh thấy trẫm thế nào? - Dạ quả rất đẹp. Và cũng bất ngờ làm sao, nhà vua cầm long bào vứt lên giá đỡ, lột vương miện ném luôn lên bàn, thở dài sườn sượt. - Đây là long bào và vương miện của trẫm, kia là đới ngọc đai lưng, biền, phù... Trẫm đã chính thức lên ngôi được mấy tháng. Quen như trước kia, trẫm chỉ thích mặc áo bó chẽn vải gụ. Nhưng bá quan không chịu, nói nay trẫm đã là vua một nước rồi cho nên phải mặc triều phục, đây cũng là một cách thể hiện uy quyền của bậc đế vương. Bọn họ cho người may long bào, sắm sửa đủ thứ và vật nài ữẫm mặc mỗi khi thiết triều. - Nhà vua thở align="justify">- Trẫm đã mặc, nhưng mãi đến bây giờ vẫn chưa quen, vướng víu quá. Trẫm thích như xưa hơn. Ta cúi đầu im lặng vì chưa rõ ý gì khi Vua tâm sự như vậy. - Nguyễn khanh, ông hãy ngồi cho tự nhiên và đừng có khép nép quá như vậy. - Nhà vua phán - Ta với ông chứ đâu phải là kẻ xa lạ gì, cứ tự nhiên di. - Thần tạ ơn Bệ hạ. - Hừm... Tại sao trẫm phải nói điều này với khanh? Bởi nay trẫm đã là vua một nước rồi, mọi việc, mọi vấn đề phải xử sự khác xưa. Không thể buông tuồng như trước. Ta thật bất ngờ khi nghe nhà vua tâm sự vậy. - Khi xưa khác và nay đã khác. Mọi việc từ nay luôn đòi hỏi trẫm phải suy nghĩ tính toán kỹ càng, không thể hồ đồ được. Cũng như đôi lúc chính trẫm phải tuân theo những quy định mà... - Nhà vua thở dài - Trẫm tuy là vua mà cũng không thể cưỡng được. Khanh có hiểu trẫm muốn nói gì không? Bây giờ thì ta đã hiểu ngài muốn nói gì. Nhà vua khoát tay bỏ qua vấn đề đó và hỏi. - Tình hình gia đình của khanh thế nào? - Thưa Bệ hạ. Phu nhân của thần đã đỡ rất nhiều, gia quyến bình thường. - Hơn một tháng nay khanh được tiêu dao nhàn tản, dường như ta thấy khanh khỏe ra. Nhà vua nói vẻ ghen tỵ. Ta cúi đN im lặng. Ngài nhỏm người dậy đi lại bên án thư và lấy một tấm biểu, nói: - Tháng qua, các tướng đã luận công xong và đây là biểu xin phong tước. Tuy nhiên trẫm vẫn chưa phê vì còn đợi khanh về, nhưng... - Nhà vua chợt nhìn ta nghiêm khắc - Nguyễn Trãi, dường như khanh cố tình né tránh việc này, buộc trẫm phải ba lần bảy lượt triệu, khanh mới chịu về kinh. Tại sao vậy? Ta quỳ xuống. - Thưa Bệ hạ, thần một lòng trung với nước, với vua. Thần đã theo Bệ hạ mười năm để kháng Minh, tâm lòng trung thành của thần chắc Bệ hạ cũng hiểu rõ. Từ thời trai trẻ thần chỉ có một ước mong là đánh đuổi giặc và xây dựng một xã hội Nghiêu, Thuấn cho dân ấm no. Nay đất nước đã thanh bình, và thần nhận thây hào kiệt trong thiên hạ hiện nay rất nhiều, sự đóng góp của mình như vậy cũng đã đủ. Nay tuổi cao, sức yếu, thần có dự định xin Bệ hạ cho thần được nghỉ hưu. - Khanh xin nghỉ hưu? Nhà vua hỏi giật giọng và rồi gật gù thở dài - Thôi khanh khỏi cần nói, điều này trẫm cũng đã đoán ra từ rất lâu rồi. Ta rụt rè dâng lên Vua tờ biểu của mình. Ngài nhận nhưng không thèm đọc mà bỏ vào một góc bàn. - Nguyễn Trãi, khanh có nhớ không, khi xưa trẫm từng nói, trong thiên hạ này người hiểu trẫm nhất chỉ có mình khanh. - Vua chông cằm ưu tư - Và hiểu khanh có lẽ cũng chỉ có trẫm mà thôi. Trẫm sinh ra trong thời tao loạn, đất nước nằm dưới ách ngoại xâm. Nhìn dân mình hàng ngày chịu trăm ngàn khổ đau vì giặc Minh mà không đành lòng, nên đã quyết chí thề với trời đất đánh đuổi giặc Minh, cứu nước, cứu dân. Nếu trẫm chỉ muốn vinh thân phì gia thì quá dễ, khanh cũng bt là Minh triều đã năm bảy lần dụ dỗ phong chức tước cho trẫm. Nhà vua vẫy tay ra hiệu cho gã thái giám lui ra để mình nói chuyện khi thấy gã đem đồ vào. - Đối với khanh là mười năm nằm gai nếm mật, nhưng với trẫm là những hai mươi năm, gian lao không thể kể hết để có ngày chiến thắng. Ngày hôm nay trẫm được ngồi trên ngôi cửu trùng, nhưng cũng phải trả giá mất mát bằng vợ, con, họ hàng, mồ mả tổ tiên cho đến tài sản đều bị phá hủy. Thế nhưng tấm lòng của trẫm lúc nào cũng chỉ vì dân nước Nam này mà thôi. Khanh phải hiểu như vậy. Và khanh cũng phải hiểu, công việc trong thời bình của một đất nước cũng có những khó khăn gian nan, không đơn giản như chúng ta vẫn tưởng. Nếu bây giờ trẫm chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi mà không chăm lo cho muôn dân thì một mai rồi cũng bị người đời nguyền rủa như Kiệt, Trụ. Tại sao trẫm lại nói điều này với khanh, bởi trẫm muốn khanh hiểu rằng không phải chỉ đánh đuổi được giặc là xong trách nhiệm, có thể phủi tay, ung dung tự tại. Còn biết bao nhiêu điều mà chúng ta phải làm, cũng vì dân vì nước và nó cũng khó khăn không thua kém gì đánh giặc lúc trước, khanh có hiểu ý trẫm không? - Dạ thưa thần hiểu. - Thế tại sao khanh lại xin nghỉ hưu? - Muôn tâu Bệ hạ, thực ra trong thần lúc nào cũng vẫn canh cánh một tấm lòng trung quân báo quốc. Dựng cuộc sống cho muôn dân hạnh phúc là tâm huyết cả đời thần. Nhưng chỉ có điều... - Ta ngập ngừng - Thần... Nhà vua rời ghế ngồi, bước tới vỗ vai ta, thân thiết. - Nguyễn Trãi ơi, trẫm hiểu khanh. Trẫm rất hiểu khanh. Xuất thần là một nhà Nho, khanh đãừng là tiến sĩ đương triều của nhà Hồ. Cuộc đời khanh không làm sao đi cho quá được "cửa Khổng sân Trình." Chính vì vậy trong khanh lúc nào cũng chỉ mang những suy nghĩ của một Nho gia, làm gì cũng phải theo những điều mà Thánh Khổng đã dạy. Trẫm không hề phản dối điều ấỵ, nhưng trẫm cũng muốn nói với khanh rằng trong cuộc sống này đôi lúc không đơn giản như lời dạy của Thánh Khổng, mà còn có những điều khác, rất khác so với những suy nghĩ của khanh. - Thần cũng hiểu điều ấy thưa Bệ hạ. - Ta cúi đầu buồn bã - Thế nhưng nhiều lúc thần không thể chịu nổi trước những sự thật phũ phàng ấy, và vì vậy thần thấy mình trở nên thừa thãi, bơ vơ. Khi xưa, thần cố quên hết, chỉ lo phục vụ Bệ hạ đánh giặc. Còn nay... - Thật tội nghiệp cho khanh. - Nhà vua lắc lư đầu - Khanh khỏi quỳ, đứng dậy lại ghế ngồi đi. - Thần tạ ơn Bệ hạ. Đưa tay lên vuốt tóc và bất ngờ nhà vua xoè tay cho ta thấy những sợi tóc bạc rơi rụng trong lòng bàn tay. - Tóc trẫm đã bạc đi rất nhiều và cũng bị rụng rất nhiều. Chỉ có mấy tháng sau chiến tranh mà dường như tóc trẫm bạc nhanh hơn xưa. - Thần... - Ta ấp úng vì dường như thấy mình có lỗi. - Như vậy, - Vua lắc đầu - trẫm không đồng ý cho khanh xin nghỉ hưu vào lúc này. Khanh nên nhớ rằng còn rất nhiều việc cần đến khanh và khanh phải làm. Đấy cũng là trách nhiệm của một kẻ sĩ - Ta giật mình khi nghe Vua nói câu này và im lặng cúi đầu. Ngài nheo mắt nhìn ta, nói tiếp - về việc phong tước vừa qua, khanh có thắc mắc vì sao ba anh em khanh lại không được nhắc đến - Dạ thần không biết, tuy nhiên thần cho rằng chắc Bệ hạ có chủ ý riêng. Nhà vua gật gù. - Đúng vậy, khi các tướng luận công, trẫm đã yêu cầu bọn họ để Phạm Văn xảo, Trần Nguyên Hãn và khanh ra một bên để tự trẫm định liệu. Thực ra là trẫm muốn nghe ý kiến của chính khanh về việc này. Nhà vua làm ta bất ngờ và bối rối. Ta ấp úng: - Thưa Bệ hạ, thần nghĩ các tướng đã thống nhất thứ tự tham gia nghĩa quân để bình công thì nay cứ theo vậy mà phong chức tước. Việc thần hay Phạm Văn xảo, Trần Nguyên Hãn cũng đâu nằm ngoài lệ ấy. Nhà vua nhếch mép cười: - Khanh nói thực lòng đấy chứ. Ta vội vã rời ghế quỳ xuống, tuy nhiên chưa kịp cất lời thì ngài đã cắt ngang. - Trẫm cho khanh được ngồi nói chuyên, đừng quỳ nữa. Nhưng ta vẫn quỳ xuống và dập đầu. - Bệ hạ, xin người hiểu cho lòng thần. Đối với thần, thần không hề có ý gì. Tuy nhiên thần chỉ xin Bệ hạ hãy lưu ý đến Phạm Văn xảo và Trần Nguyên Hãn, bọn họ là những tướng tài, rất trung thành với Bệ hạ. - Với hai tướng ấy, trẫm rất hiểu. Trẫm nghe nói sau khi luận công thấy không có tên mình nên Phạm Văn Xảoỏ về với vợ con ở phía bắc Đông Đô, còn Trần Nguyên Hãn ngày nào cũng say sưa phải không? Ta giật mình nghe Nhà vua nói vậy. - Thôi được, - Ngài thở dài - với hai tướng ấy, trẫm sẽ có quyết định. Vậy còn riêng khanh, khanh muốn tước vị gì cho mình? - Thần... - Ta ngập ngừng khá lâu. - Trong cuộc kháng Minh vừa qua, khanh là mưu thần đệ nhất của trẫm. Khanh là người kề cận trẫm và thực hiện kế sách tâm công rất thành công. Nay trẫm muốn ban cho khanh một đặc ân, đó là khanh được quyền lựa chọn cho mình một tước vị và trẫm sẽ đồng ý ngay. - Nhà vua đẩy tờ biểu tới trước mặt - Khanh thích điền tên mình vào vị trí nào trong này cũng được. Làm đi. Ta nhìn tấm biểu đỏ rực với hàng chữ tên của các tướng Lam Sơn được viết ngay ngắn và thoáng rùng mình. Lúc đó trong đầu ta diễn ra những cảm giác buồn vui lẫn lộn. Cuộc đời ta từ khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn đến bây giờ, chưa bao giờ ta lại nghĩ rằng một ngày kia chiến thắng ta sẽ được làm gì và làm gì. Nay nhìn tờ biểu phong tước vị, ta bỗng ứa nước mắt vì nghĩ đến biết bao nhiêu người đã chết trong chiến tranh. Lạ quá, không hiểu sao tấm biểu này lại màu đỏ và ta thấy nó rực ứa như máu. Ta bỗng bâng khuâng, thiên ý của nhà vua ta rất hiểu. Mặc dù cho đôi lúc có những việc ta làm, ngài không hài lòng, dù sao ngài vẫn thương mến ta. Tuy nhiên trong việc phong tước vừa qua, ngoài chủ ý của nhà vua, ta còn được biết ba anh em ta bị một số tướng kèn cựa nói xấu. Chính bọn họ đã gây sức ép lên Vua để đòi loại bỏ bọn ta. Với hai tướng Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn thì còn đỡ, riêng ta bị công kích rất nhiều. Hình như bao nhiêu điều chứa chất bấy lâu nay được dịp tuôn trào, bọn họ thi nhau kể tội ta. Nếu như không có lòng thương mến, có lẽ nhà vua cũng đã gạt ta đi lâồi, đâu đến nỗi phải triệu ta vào kinh để làm gì. Nay nếu ta chọn cho mình một chức tước cao thì sẽ đẩy ngài vào chỗ khó xử. Một lần nữa ta lại nghe vị chát ở đầu môi. Chiến tranh qua đi, biết bao xương máu đã đổ xuống. Mảnh đất này hôm nay được nở hoa vì nó đã thấm máu của hàng vạn người. Sao hôm nay chúng ta hưởng thụ và quá mau quên những người đã ngã xuống? Ta ứa nước mắt. - Khanh sao vậy? - Thưa Bệ hạ, thần chợt nhớ đến cỏ tranh bị đốt cháy khi ăn, nhớ đến miếng da ngựa dai khi nấu... - Ta hiểu khanh. - Nhà vua lắc đầu xót xa thừa nhận - Thế mà nay trẫm ít thấy ai nhắc đến. Dường như bọn họ đã quên tất cả. - Thưa Bệ hạ, thần mạo muội xin hỏi thế còn con cháu của Lê Lai, Lê Thạch...? - Trẫm nhớ hết, khanh yên tâm. Bọn họ đã hy sinh cho đất nước này, nay đương nhiên con cháu họ phải được gia phong, đền đáp. Khanh hãy cứ tự lo cho mình đi. - Thưa Bệ hạ, thần hiểu lòng tốt của người đối với thần. Nhưng thần xét thấy trong cuộc kháng Minh vừa qua bản thân đóng góp cũng không được bao nhiêu. Công lao lớn vẫn thuộc về những người đã chết và sau nữa là những người xông pha nơi trận tiền. Vua im lặng nghe ta nói. - Khi trước tại dinh Bồ Đề, Bệ hạ đã cho thần chức Nhập nội Hành khiển, kiêm Khu mật viện sự và Lại bộ Thượng thư. Ngoài ra thần còn là Hàn lâm viện thừa chỉ học sĩ tước Triều liệt Đại phu, thần cảm thấy rất hài lòng vì thần dù sao cũng chỉ là một văn thần, nay... - Ta ngập ngừng - Xét công lao, thần chỉ xin Bệ hạ ban cho thần tước Quan phục hầu là đủ. - Khanh chỉ xin vậy thôi ư? Nhà vua hỏi giật giọng vẻ kinh ngạc. - Thưa, thần chỉ xin có vậy, mong Bê hạ đồng ý. - Khanh có biết rằng Quan phục hầu chỉ là Hàm tứ phẩm của triều đình, mang tước Hương hầu thôi sao? - Thưa Bệ hạ, thần nghĩ chức tước gì cũng không quan trọng. Quan trọng là mai đây mình làm được những gì cho dân cho nước. Một lần nữa nhà vua hỏi lại ta: - Khanh nói thực lòng đấy chứ? - Thưa đầy là những lời nói thật của thần. Xin Bệ hạ cứ gia phong như vậy, nếu sau này thần làm tốt thì Bệ hạ vẫn có thể ban thưởng. Đối với thần như vậy là vừa đủ. Dù sao thì các tướng cũng đã luận công xong rồi, nếu thần đòi hỏi điều gì nữa e rằng bọn họ sẽ nghĩ sai về Bệ hạ. Đấy là một câu nói phạm thượng và bất kính. Nhưng tại sao ta dám nói điều dó, vì ta và nhà vua hiểu nhau. Ngài bất chợt thở dài. - Thôi được, cứ quyết định như vậy đi. Nguyễn Trãi, khanh nên hiểu rằng tuy ữẫm là vua một nước, nhưng cũng có những việc trẫm không hẳn làm chủ được tất cả. Đấy là lời nói thật của một bậc quân vương, vị vua của cả một nước đang ngồi trên ngai vàng cai trị trăm họ. Và ta rất hiểu.