. Ưa “diễn thuyết” là thông bệnh. Một bạn của tôi vừa du học ở Mỹ về. Còn bạn kia cũng du học mà ở Pháp đã về nước hai năm nay. Ông bạn vừa ở Mỹ về gặp ông bạn đã từng ở Pháp vồn vã hỏi nhiều chuyện: nào phong cảnh bên ấy ra sao, mức sống dân chúng thế nào, tình hình chính trị có gì lạ lắm không? ông bạn ở Pháp bị hỏi tới tấp chưa kịp trả lời thì ông bạn ở Mỹ thay vì đợi trả lời lại bắt đầu nói: “Tôi thì ở Mỹ nghe thấy nhiều điều hay đẹp”. Thế rồi anh thao thao bất tuyệt thuyết hết danh lam thắng cảnh, nhà chọc trời, mức sinh hoạt đến giới trí thức, lao động rồi cũng không quên nói về Ngũ giác đài, tòa Bạch Ôc cũng như cách nuôi bò sữa, gà trứng bên tân thế giới ấy. Anh quên mất chuyện bên Pháp của ông bạn. Mới đầu, tôi nghe hơi khó chịu mà sau đó tự trách mình sao còn cho như vậy là lạ. Anh bạn của tôi làm cho hai chúng tôi ngại thật nhưng xét cho kỹ anh chỉ là một con bệnh quá thông thường lúc xã giao: đó là bệnh ưa diễn thuyết “sái mùa”. Có lần tôi gặp một người thuộc giới trí thức. Buổi ăn tất niên của một số người ngoại quốc đã tạo cho tôi duyên may ngồi gần và đàm thoại với ông bạn ấy. Ông chuyên nuôi gà lấy trứng. Nhân lúc nhà hàng dọn lên món gà rô-ti, ông bàn cho tôi nghe từ gà mềm, gà dai đến nghệ thuật nuôi gà và loại nào đẻ trứng không ấp, đẻ không cục tác. Gà bị trái, bị toi phải chữa làm sao. Cách trộn các món ăn cho gà mới là phức tạp nữa. Gần suốt buổi tiệc, ông dạy tôi về cách nuôi gà, nói đúng hơn cách làm giàu bằng gà. Ông tỏ vẻ thích bàn chuyện với tôi mà nào ông có cho tôi nói câu nào ra hồn đâu. Tôi chỉ làm thinh chú ý nghe ông thôi. Vốn từ lâu mộng được một khu vườn trồng cây, nuôi gà, thỏ và sống nhàn viết văn, nghe ông nói về chăn nuôi, tôi thích lắm, muốn góp ý kiến mà không được. Nói tại tôi thiếu hùng biện mà ông thích giảng cho tôi thì vô lý. Phải nói là tôi ráng dẹp cái tật “thèm nói” để tập tinh thần nghe ông nói. Tôi càng mê nghe, ông càng mê nói. Thế là ông vừa hả dạ vì đã gặp người để bày tỏ kiến thức vừa thích tôi bởi lẽ đơn sơ là tôi say nghe ông. Thực quả như Dale Carnegie nói: “Chăm chú nghe ai nói chuyện là nức nở tán dương họ”. Mà ai không thích được tán dương? Có thể nói hầu hết những người ta giao tiếp hằng ngày ai cũng có một hoặc nhiều chuyện lòng để phanh phui. Làm cho họ “mở khóa” cửa miệng đó là một trong những bí quyết lớn của thuật gây thiện cảm. Bí quyết ấy là gì nếu không phải là: Nghe. Tôi mua lầm một cái valy. Valy giấy mà tôi tưởng bằng da. Tôi tiếc tiền, càng tức tối hơn những khi bị người nhà trách móc vác tiền bỏ sông bỏ biển. Tự nhiên là tôi bất mãn người bán. Tôi gặp bạn muốn ba hoa nói với bạn rằng đầu tôi gần hai thứ tóc mà mua bán còn dại, rằng kỹ nghệ nước nhà còn tệ quá, rằng bọn làm hàng giả là những con buôn bợm. Tôi thèm kể lể đủ thứ như vậy thì bạn chỉ có một cách làm tôi có thiện cảm với bạn là bạn nghe tôi nói. Tôi nói rách mồm đi nữa cũng không trả lại được cái valy giấy, mà tại bụng tôi bồn chồn quá, bắt buộc phải nói ra mới hả dạ. Tôi là khách bán hàng. Bạn mua của tôi một cái quần đùi màu xanh. Cái quần vải hồ cứng như mo cau về nhà mới giặt một vài lần màu xanh đã bay trông rất dị hợm. Bạn chẳng những không vừa ý và còn oán trách tôi. Bạn oán tôi nghĩa là gián tiếp bạn quăng vào mặt tôi mấy tiếng: “Đóng cửa tiệm đi!”. Gặp tôi, làm sao bạn khỏi đem chuyện cái quần bay màu ra mắng vốn tôi. Tôi phải cư xử làm sao. Nếu muốn lần sau gặp, bạn không thèm ngó đến mặt tôi thì dễ lắm. Vừa nghe bạn phân trần nào chiếc quần hồ dày cộm, màu thôi ra trông quái dị, tôi cướp lời bạn, nói như xỉ ngược xỉ xuôi vào bạn rằng: “Quần đâu lại có thứ quần kỳ lạ như vậy. Bộ bạn mua ở hiệu buôn nào rồi đánh lộn sòng với quần mua ở hiệu tôi? Hồi tôi mở tiệm đến giờ không ai gây rắc rối cho tôi bằng bạn. Gặp tôi là phước cho bạn. Bạn gặp người khác, họ sẽ không để bạn yên”. Nghe mấy lời có vẻ gây sự bằng giọng hiếu chiến của tôi, chắc nhìn tôi, gan bạn muốn nhảy ra ngoài. Mà kỳ thực có phải bạn định đem trả cái quần cụt lại cho tôi đâu. Bạn chỉ muốn nói lên cho hả lòng bạn thắc mắc thôi. Bạn có lý chứ. Tiền đâu đem đổ sông Ngô bằng cách mua thứ hàng dùng để chùi mâm của tôi. Đáng lẽ tôi phải niềm nở nghe bạn trình bày hơn thiệt. Tôi xin lỗi bạn. Tôi yêu cầu bạn cứ dùng nó mười ngày nữa mà thấy màu cứ phai thì đừng ngại gì hết, bạn cứ đem đến cửa hàng tôi để đổi. Mà bạn nào có định làm như vậy. Có thể là mắng vốn cho có chừng, thế thôi. Biết bao nhiêu chủ tiệm mất khách hàng chỉ tại xử sự vụng về như tôi. Mà cũng vô số người thất bại trong cuộc xã giao đều tại không chấp nhận bệnh thèm nói là bệnh phổ thông tại thèm nói hơn chịu khó nghe mà như vậy là vô tình làm cho kẻ đối thoại với mình chán mình. Không phải chỉ có kẻ quá bình dân lúc mắc bệnh, gặp được thầy thuốc thì già mồm kể lể đủ thứ chuyện đâu. Ngay những danh nhân cũng ham nói hơn thích nghe. Theo Dale Carnegie, thì nhiều danh nhân cả quyết điều đó với Marcosson một chuyên viên phỏng vấn các danh nhân thế giới. Bạn có biết danh tiếng của Edward Bod chớ? Nền học vấn của ông sở dĩ phần lớn được vững chắc là nhờ suốt thời thiếu thanh ông được huấn luyện bởi những chuyện lý thú của nhiều vĩ nhân trong đó có các đại tướng Garfield và Grant. II. Tại sao thèm nói và ráng nghe? Sự kiện quá hiển nhiên mà bạn chấp nhận là ai cũng thèm phát biểu cảm tưởng và bởi vì có thị dục đó nên khi ai nói ta phải tự hãm khẩu để nghe. Thái độ cố gắng này không luôn dễ dàng cho nên nhiều người hay chận lời kẻ khác để nói. Kết quả của tác động ấy luôn là khốc hại, vì không ai chịu nổi kẻ khác cướp lời nói của mình. Mà tại sao người ta chịu không nổi như vậy? Tại sao ai cũng muốn nói nhiều? Có khi tuyên bố rằng mình không muốn nói, mà kỳ thực đã nói thao thao và đang nói bất tuyệt. Tại sao làm thinh gây khổ tâm, cho đặng làm thinh phải nỗ lực. Thường tại những lý do chánh yếu sau đây: 1. Muốn thinh lặng phải nhận thức thinh lặng là quý nhất, là phải có một ý chí mãnh liệt dùng như cái phanh hãm xu hướng ba hoa. Người nói nhiều thường là người non chí khí. 2. Ai cũng cảm thấy mình quan trọng, thèm phô trương cái hay cái đẹp của mình. Không phải võ đoán mà ông Nicholas Murray Putler nói rằng người dù thông thái đến đâu cũng gọi được là “mất dạy”. Điều này có nghĩa là lòng tự ái của ai cũng to và nó như cái lò xo hễ bị kích thích thì chồm lên. Thường lòng tự ái dính liền với một thị hiểu, làm cái hàng rào bao bọc thị hiếu ấy. Người ta sẽ có thiện cảm dễ dàng với ai nếu kẻ đó thỏa mãn thị hiếu của họ. Người ta sẽ phản đối khi thị hiếu của mình bị hăm dọa. Bạn không tin tôi thì sau khi đọc chương này xong, gặp ai đó, nói chuyện, bạn thử tấn công sở thích của họ đi. Bà nọ thích chơi hụi, bạn nói ngay mặt với bà rằng đó là lối làm ăn sạt nghiệp, nếu không úp của người ta để ngồi tù thì cũng bị thiên hạ giựt. Nói như vậy đi bạn sẽ biết bà ta phản ứng thế nào. Dale Carnegie nói, có lần trong nữa giờ ông Duvernoy diễn thuyết cho ông nghe, không phải về những vấn đề cứu nhân độ thế gì đâu nhé, mà về một tổ chức làm bánh mì mà ông này làm giám đốc. Tại sao Duvernoy nói hăng như vậy? Tại ông thích nghề của ông. Thị hiếu ấy lại được Dale Carnegie “gãi đúng chổ ngứa”. Cách đây không lâu gì, chỉ vài tháng thôi, tôi vẫn còn phạm một lỗi trầm trọng mà qua thông thường là không chịu trọng nể sợ thích của kẻ khác. Có một nhà tư nọ hoạt động xã hội. Tôi quá biết sở thích cùng hoài bão hoạt động của ông chớ. Vậy mà tôi cứ dại là lần nào nói chuyện với ông cũng chỉ trích đường lối của ông. Đã hơn một lần tôi bị ông ghét. Tôi càng tài khôn hơn nữa là ghét lại ông cho rằng ông nông nổi. Về sau tôi phải tự chủ lắm để làm thinh, để thành thật nghe ông diễn thuyết về chủ trương của ông, ông mới chịu có chút cảm tình với tôi. Sau nhiều năm cay đắng trong việc xử thế, tôi nhận thấy một trong những cách làm cho người ưa thích, nhất là bắt chước William Lyon Phelps nói chuyện với ai thì cứ bàn riết về điều người đó thích. Tôi và bạn ưa kẻ tán đồng mình. Thiên hạ cũng vậy. Ai mà không có những hoài bão. Từ một nhà thông thái đến một tên phàm phu tục tử, trong đáy lòng đều ôm ấp trù tính nào mà họ thích nhất. Người thì mong làm toàn những việc có tính cách cứu thế, người say mê đại cuộc nên lấy chính trị làm lẽ sống. Người khác ham theo dõi các cuộc vận chuyển tinh tú, vùi đầu trong những tủ sách triết học, lao mình vào các cuộc phiêu lưu thương mại. Người khác nữa coi làm vườn, làm công chức, đi tu, nuôi gà, viết và là lý tưởng. Mỗi người đều có hoài bão riêng, nuôi nấng kỹ trong tâm hồn. Bạn cũng có hoài bão của bạn. Nhưng nếu muốn chiếm lòng họ thì bạn phải giấu hoài bão đi mà nói về điều tâm đắc của họ. Trước tôi và bạn, Discaeli đã nghĩ và đã áp dụng câu này: “Gặp ai cứ nói về con người họ, họ sẽ nghe mình hàng giờ”. III. Nghe là gián tiếp khen rồi đấy. Nếu bạn tin có trái đất, thì chắc không ngờ ai trong chúng ta cũng thích được khen ngợi. Thích được khen cũng do thị dục coi mình là quan trọng. Tự nhiên ta thèm bản ngã của mình được tán dương, ai nấy đều nhận mình là tài đức. Nhiều khi không thấy ai tán dương mình, ta tỏ ra tướng diện hoặc trịnh trọng hoặc hống hách. Có khi ta dùng lời nói khéo kích thích kẻ khác khen ngợi ta. Nhu cầu được khen quả thực hối thúc không kém ăn uống. Mà lúc đàm thoại, ta lắng tai nghe ai, say mê câu chuyện của họ, là ta làm gì nếu không phải gián tiếp ca ngợi họ. Ai chưa biết nghe, nghĩa là khen chưa nắm được thuật thuyết phục. Khen là ma lực hấp dẫn hơn nữa trong lãnh vực ái tình. Bà Dorothy Dix, một nữ ký giả lừng danh về gỡ mối tơ lòng, có lần phỏng vấn một tên “sở khanh” trong tù, con người đã từng túm tình lẫn tiền của 23 người con gái. Nhờ đâu y chiếm được lắm người yêu như vậy. Y bình tĩnh trả lời: “Cứ khen họ”. Đọc mấy dòng này chắc bạn thương hại nhiều người trong phái yếu quá. Mà sự thật như vậy đó. Đàn ông không hơn gì đàn bà đâu: được khen thì khoái trong bụng, muốn tiếp chuyện lâu với kẻ khen mình. Chuyện gia đình của bạn cứ lục đục hoài ư? Chiều nay đi làm về bạn nhớ mua hoa hay quà gì về biếu chị, bạn đừng quên khen món ăn chị nấu. Trưa nay anh chạy công việc về, bạn niềm nở tiếp đón anh, nhận chân giá trị một việc làm nào đó của anh. Anh mặc bộ đồ lớn, tướng oai nghi sao bạn không tán dương anh về điểm đó. Mái tóc mấy của chị hôm nay chải tuyệt khéo sao bạn không vừa thưởng thức vừa tấm tắc khen, khen cũng như mấy lần chị mặc một áo dài hay một chiếc jupe đẹp vậy. Tôi xin nhắc bạn là khen thành thực chớ không phải làm việc bốc thơm của kẻ nịnh bợ vì trục lợi. Khéo khen, khen chân thành dù khen con chó trong một gia đình đẹp thôi, cũng có thể được lòng ông chủ và biết đâu nhờ đó không được những cái lợi lương thiện. Vả lại, khen không phải nhất thiết luôn để hưởng lợi. Trong xã hội thiếu gì người có cái hay hơn ta. Ta chú ý nghe họ nói, ta công bình nhận ở họ cái hơn. Chính Emerson kia mà còn nói: “Ai cũng có cái hơn tôi, nên gần họ tôi học hỏi họ”. Không nên khai thác tật xấu của con người, song ai cũng biết khi ta thành thật nghe, thành thật khen ai thì người ấy khó kìm hãm được tánh ham nói. Shakespeare còn nói con người kiêu căng đến mức độ dám diễn trước mặt tạo hóa những tấn tuồng lố lăng mà thiên thần thấy phải rơi nước mắt. Lời khen là chiếc chìa khóa mở chỗ yếu của người đối thoại với ta. Nếu bộ mặt nghiêm khắc của ta làm họ đóng kín cửa lòng thế nào thì nụ cười ta điểm lúc lóng tai nghe họ nói cũng thúc đẩy họ mổ xẻ cõi lòng họ ra thế ấy. Ông Hall Caine sở dĩ trở thành nhà triệu phú chỉ nhờ mê thích thư của Dante, Gabriel Rossetti, được ông này dìu dắt lúc đầu trên đường sự nghiệp. IV. Không phải ngồi nghe như gốc cột. Nghe chẳng những cần chân thành mà còn phải có cả một nghệ thuật nữa. Ngày xưa khi dạy môn đồ, Socrate dùng lối hỏi đặc biệt gọi là khích biện pháp. Thay vì trình bày ngay vấn đề nào đó, ông đặt ra những câu hỏi làm sao cho môn đồ trả lời lần lần đến nắm được vấn đề. Lúc nghe chuyện, ta hãy bắt chước Socrate, khéo xen vào lời người đối thoại những câu hỏi. Điều đó vừa làm cho họ nói khỏi ngượng vừa giúp câu chuyện phong phú hơn. Nếu phải nói, thì đừng nói bắt quàng xỏ rế. Nhiều người mất hẳn uy tín lúc sơ giao, là tại họ sử dụng loạn xạ tấc lưỡi. Điều họ nói chứng tỏ một bộ óc nếu không thiếu giáo dục thì cũng non nớt về kinh nghiệm sống. Họ nộp những bí mật mà kẻ khác vì bổn phận hay thân tín giao cho họ. Họ quảng cáo những mánh lới làm tiền, những thủ đoạn hại nhân, tất cả tố cáo nơi họ một bụng dạ vừa ích kỷ vừa đê mạt. Thay vì để kẻ khác đối thoại, họ giành thuyết một mình: hết cho lời khen, thì chỉ trích rồi ngạo nghễ, rồi nói không chủ đề, không mạch lạc, tạo cho người nghe một thứ ngục hình. Họ là hạng người dùng cạnh lưỡi xấu của Esope để gây ác cảm. Lối giao tiếp của họ không phải là lối của bạn. Bạn nhường lời cho khách mà không ngồi như ông phỗng đá. Bạn khéo chất vấn. Bạn điểm những nụ cười, biểu lộ đồng tình bằng những gật đầu hay những câu điểm xuyết tế nhị. Khi cần nói nên nhớ thà quá dè dặt hơn là quá lố cẩu thả. Raymond để Saint Laurent khuyên: “Bạn hãy săn sóc kỹ lưỡng lời nói của bạn, vừa tránh nói nhiều quá vừa tránh nói ít quá”. I. Ưa “diễn thuyết” là thông bệnh. Một bạn của tôi vừa du học ở Mỹ về. Còn bạn kia cũng du học mà ở Pháp đã về nước hai năm nay. Ông bạn vừa ở Mỹ về gặp ông bạn đã từng ở Pháp vồn vã hỏi nhiều chuyện: nào phong cảnh bên ấy ra sao, mức sống dân chúng thế nào, tình hình chính trị có gì lạ lắm không? ông bạn ở Pháp bị hỏi tới tấp chưa kịp trả lời thì ông bạn ở Mỹ thay vì đợi trả lời lại bắt đầu nói: “Tôi thì ở Mỹ nghe thấy nhiều điều hay đẹp”. Thế rồi anh thao thao bất tuyệt thuyết hết danh lam thắng cảnh, nhà chọc trời, mức sinh hoạt đến giới trí thức, lao động rồi cũng không quên nói về Ngũ giác đài, tòa Bạch Ôc cũng như cách nuôi bò sữa, gà trứng bên tân thế giới ấy. Anh quên mất chuyện bên Pháp của ông bạn. Mới đầu, tôi nghe hơi khó chịu mà sau đó tự trách mình sao còn cho như vậy là lạ. Anh bạn của tôi làm cho hai chúng tôi ngại thật nhưng xét cho kỹ anh chỉ là một con bệnh quá thông thường lúc xã giao: đó là bệnh ưa diễn thuyết “sái mùa”. Có lần tôi gặp một người thuộc giới trí thức. Buổi ăn tất niên của một số người ngoại quốc đã tạo cho tôi duyên may ngồi gần và đàm thoại với ông bạn ấy. Ông chuyên nuôi gà lấy trứng. Nhân lúc nhà hàng dọn lên món gà rô-ti, ông bàn cho tôi nghe từ gà mềm, gà dai đến nghệ thuật nuôi gà và loại nào đẻ trứng không ấp, đẻ không cục tác. Gà bị trái, bị toi phải chữa làm sao. Cách trộn các món ăn cho gà mới là phức tạp nữa. Gần suốt buổi tiệc, ông dạy tôi về cách nuôi gà, nói đúng hơn cách làm giàu bằng gà. Ông tỏ vẻ thích bàn chuyện với tôi mà nào ông có cho tôi nói câu nào ra hồn đâu. Tôi chỉ làm thinh chú ý nghe ông thôi. Vốn từ lâu mộng được một khu vườn trồng cây, nuôi gà, thỏ và sống nhàn viết văn, nghe ông nói về chăn nuôi, tôi thích lắm, muốn góp ý kiến mà không được. Nói tại tôi thiếu hùng biện mà ông thích giảng cho tôi thì vô lý. Phải nói là tôi ráng dẹp cái tật “thèm nói” để tập tinh thần nghe ông nói. Tôi càng mê nghe, ông càng mê nói. Thế là ông vừa hả dạ vì đã gặp người để bày tỏ kiến thức vừa thích tôi bởi lẽ đơn sơ là tôi say nghe ông. Thực quả như Dale Carnegie nói: “Chăm chú nghe ai nói chuyện là nức nở tán dương họ”. Mà ai không thích được tán dương? Có thể nói hầu hết những người ta giao tiếp hằng ngày ai cũng có một hoặc nhiều chuyện lòng để phanh phui. Làm cho họ “mở khóa” cửa miệng đó là một trong những bí quyết lớn của thuật gây thiện cảm. Bí quyết ấy là gì nếu không phải là: Nghe. Tôi mua lầm một cái valy. Valy giấy mà tôi tưởng bằng da. Tôi tiếc tiền, càng tức tối hơn những khi bị người nhà trách móc vác tiền bỏ sông bỏ biển. Tự nhiên là tôi bất mãn người bán. Tôi gặp bạn muốn ba hoa nói với bạn rằng đầu tôi gần hai thứ tóc mà mua bán còn dại, rằng kỹ nghệ nước nhà còn tệ quá, rằng bọn làm hàng giả là những con buôn bợm. Tôi thèm kể lể đủ thứ như vậy thì bạn chỉ có một cách làm tôi có thiện cảm với bạn là bạn nghe tôi nói. Tôi nói rách mồm đi nữa cũng không trả lại được cái valy giấy, mà tại bụng tôi bồn chồn quá, bắt buộc phải nói ra mới hả dạ. Tôi là khách bán hàng. Bạn mua của tôi một cái quần đùi màu xanh. Cái quần vải hồ cứng như mo cau về nhà mới giặt một vài lần màu xanh đã bay trông rất dị hợm. Bạn chẳng những không vừa ý và còn oán trách tôi. Bạn oán tôi nghĩa là gián tiếp bạn quăng vào mặt tôi mấy tiếng: “Đóng cửa tiệm đi!”. Gặp tôi, làm sao bạn khỏi đem chuyện cái quần bay màu ra mắng vốn tôi. Tôi phải cư xử làm sao. Nếu muốn lần sau gặp, bạn không thèm ngó đến mặt tôi thì dễ lắm. Vừa nghe bạn phân trần nào chiếc quần hồ dày cộm, màu thôi ra trông quái dị, tôi cướp lời bạn, nói như xỉ ngược xỉ xuôi vào bạn rằng: “Quần đâu lại có thứ quần kỳ lạ như vậy. Bộ bạn mua ở hiệu buôn nào rồi đánh lộn sòng với quần mua ở hiệu tôi? Hồi tôi mở tiệm đến giờ không ai gây rắc rối cho tôi bằng bạn. Gặp tôi là phước cho bạn. Bạn gặp người khác, họ sẽ không để bạn yên”. Nghe mấy lời có vẻ gây sự bằng giọng hiếu chiến của tôi, chắc nhìn tôi, gan bạn muốn nhảy ra ngoài. Mà kỳ thực có phải bạn định đem trả cái quần cụt lại cho tôi đâu. Bạn chỉ muốn nói lên cho hả lòng bạn thắc mắc thôi. Bạn có lý chứ. Tiền đâu đem đổ sông Ngô bằng cách mua thứ hàng dùng để chùi mâm của tôi. Đáng lẽ tôi phải niềm nở nghe bạn trình bày hơn thiệt. Tôi xin lỗi bạn. Tôi yêu cầu bạn cứ dùng nó mười ngày nữa mà thấy màu cứ phai thì đừng ngại gì hết, bạn cứ đem đến cửa hàng tôi để đổi. Mà bạn nào có định làm như vậy. Có thể là mắng vốn cho có chừng, thế thôi. Biết bao nhiêu chủ tiệm mất khách hàng chỉ tại xử sự vụng về như tôi. Mà cũng vô số người thất bại trong cuộc xã giao đều tại không chấp nhận bệnh thèm nói là bệnh phổ thông tại thèm nói hơn chịu khó nghe mà như vậy là vô tình làm cho kẻ đối thoại với mình chán mình. Không phải chỉ có kẻ quá bình dân lúc mắc bệnh, gặp được thầy thuốc thì già mồm kể lể đủ thứ chuyện đâu. Ngay những danh nhân cũng ham nói hơn thích nghe. Theo Dale Carnegie, thì nhiều danh nhân cả quyết điều đó với Marcosson một chuyên viên phỏng vấn các danh nhân thế giới. Bạn có biết danh tiếng của Edward Bod chớ? Nền học vấn của ông sở dĩ phần lớn được vững chắc là nhờ suốt thời thiếu thanh ông được huấn luyện bởi những chuyện lý thú của nhiều vĩ nhân trong đó có các đại tướng Garfield và Grant. II. Tại sao thèm nói và ráng nghe? Sự kiện quá hiển nhiên mà bạn chấp nhận là ai cũng thèm phát biểu cảm tưởng và bởi vì có thị dục đó nên khi ai nói ta phải tự hãm khẩu để nghe. Thái độ cố gắng này không luôn dễ dàng cho nên nhiều người hay chận lời kẻ khác để nói. Kết quả của tác động ấy luôn là khốc hại, vì không ai chịu nổi kẻ khác cướp lời nói của mình. Mà tại sao người ta chịu không nổi như vậy? Tại sao ai cũng muốn nói nhiều? Có khi tuyên bố rằng mình không muốn nói, mà kỳ thực đã nói thao thao và đang nói bất tuyệt. Tại sao làm thinh gây khổ tâm, cho đặng làm thinh phải nỗ lực. Thường tại những lý do chánh yếu sau đây: 1. Muốn thinh lặng phải nhận thức thinh lặng là quý nhất, là phải có một ý chí mãnh liệt dùng như cái phanh hãm xu hướng ba hoa. Người nói nhiều thường là người non chí khí. 2. Ai cũng cảm thấy mình quan trọng, thèm phô trương cái hay cái đẹp của mình. Không phải võ đoán mà ông Nicholas Murray Putler nói rằng người dù thông thái đến đâu cũng gọi được là “mất dạy”. Điều này có nghĩa là lòng tự ái của ai cũng to và nó như cái lò xo hễ bị kích thích thì chồm lên. Thường lòng tự ái dính liền với một thị hiểu, làm cái hàng rào bao bọc thị hiếu ấy. Người ta sẽ có thiện cảm dễ dàng với ai nếu kẻ đó thỏa mãn thị hiếu của họ. Người ta sẽ phản đối khi thị hiếu của mình bị hăm dọa. Bạn không tin tôi thì sau khi đọc chương này xong, gặp ai đó, nói chuyện, bạn thử tấn công sở thích của họ đi. Bà nọ thích chơi hụi, bạn nói ngay mặt với bà rằng đó là lối làm ăn sạt nghiệp, nếu không úp của người ta để ngồi tù thì cũng bị thiên hạ giựt. Nói như vậy đi bạn sẽ biết bà ta phản ứng thế nào. Dale Carnegie nói, có lần trong nữa giờ ông Duvernoy diễn thuyết cho ông nghe, không phải về những vấn đề cứu nhân độ thế gì đâu nhé, mà về một tổ chức làm bánh mì mà ông này làm giám đốc. Tại sao Duvernoy nói hăng như vậy? Tại ông thích nghề của ông. Thị hiếu ấy lại được Dale Carnegie “gãi đúng chổ ngứa”. Cách đây không lâu gì, chỉ vài tháng thôi, tôi vẫn còn phạm một lỗi trầm trọng mà qua thông thường là không chịu trọng nể sợ thích của kẻ khác. Có một nhà tư nọ hoạt động xã hội. Tôi quá biết sở thích cùng hoài bão hoạt động của ông chớ. Vậy mà tôi cứ dại là lần nào nói chuyện với ông cũng chỉ trích đường lối của ông. Đã hơn một lần tôi bị ông ghét. Tôi càng tài khôn hơn nữa là ghét lại ông cho rằng ông nông nổi. Về sau tôi phải tự chủ lắm để làm thinh, để thành thật nghe ông diễn thuyết về chủ trương của ông, ông mới chịu có chút cảm tình với tôi. Sau nhiều năm cay đắng trong việc xử thế, tôi nhận thấy một trong những cách làm cho người ưa thích, nhất là bắt chước William Lyon Phelps nói chuyện với ai thì cứ bàn riết về điều người đó thích. Tôi và bạn ưa kẻ tán đồng mình. Thiên hạ cũng vậy. Ai mà không có những hoài bão. Từ một nhà thông thái đến một tên phàm phu tục tử, trong đáy lòng đều ôm ấp trù tính nào mà họ thích nhất. Người thì mong làm toàn những việc có tính cách cứu thế, người say mê đại cuộc nên lấy chính trị làm lẽ sống. Người khác ham theo dõi các cuộc vận chuyển tinh tú, vùi đầu trong những tủ sách triết học, lao mình vào các cuộc phiêu lưu thương mại. Người khác nữa coi làm vườn, làm công chức, đi tu, nuôi gà, viết và là lý tưởng. Mỗi người đều có hoài bão riêng, nuôi nấng kỹ trong tâm hồn. Bạn cũng có hoài bão của bạn. Nhưng nếu muốn chiếm lòng họ thì bạn phải giấu hoài bão đi mà nói về điều tâm đắc của họ. Trước tôi và bạn, Discaeli đã nghĩ và đã áp dụng câu này: “Gặp ai cứ nói về con người họ, họ sẽ nghe mình hàng giờ”. III. Nghe là gián tiếp khen rồi đấy. Nếu bạn tin có trái đất, thì chắc không ngờ ai trong chúng ta cũng thích được khen ngợi. Thích được khen cũng do thị dục coi mình là quan trọng. Tự nhiên ta thèm bản ngã của mình được tán dương, ai nấy đều nhận mình là tài đức. Nhiều khi không thấy ai tán dương mình, ta tỏ ra tướng diện hoặc trịnh trọng hoặc hống hách. Có khi ta dùng lời nói khéo kích thích kẻ khác khen ngợi ta. Nhu cầu được khen quả thực hối thúc không kém ăn uống. Mà lúc đàm thoại, ta lắng tai nghe ai, say mê câu chuyện của họ, là ta làm gì nếu không phải gián tiếp ca ngợi họ. Ai chưa biết nghe, nghĩa là khen chưa nắm được thuật thuyết phục. Khen là ma lực hấp dẫn hơn nữa trong lãnh vực ái tình. Bà Dorothy Dix, một nữ ký giả lừng danh về gỡ mối tơ lòng, có lần phỏng vấn một tên “sở khanh” trong tù, con người đã từng túm tình lẫn tiền của 23 người con gái. Nhờ đâu y chiếm được lắm người yêu như vậy. Y bình tĩnh trả lời: “Cứ khen họ”. Đọc mấy dòng này chắc bạn thương hại nhiều người trong phái yếu quá. Mà sự thật như vậy đó. Đàn ông không hơn gì đàn bà đâu: được khen thì khoái trong bụng, muốn tiếp chuyện lâu với kẻ khen mình. Chuyện gia đình của bạn cứ lục đục hoài ư? Chiều nay đi làm về bạn nhớ mua hoa hay quà gì về biếu chị, bạn đừng quên khen món ăn chị nấu. Trưa nay anh chạy công việc về, bạn niềm nở tiếp đón anh, nhận chân giá trị một việc làm nào đó của anh. Anh mặc bộ đồ lớn, tướng oai nghi sao bạn không tán dương anh về điểm đó. Mái tóc mấy của chị hôm nay chải tuyệt khéo sao bạn không vừa thưởng thức vừa tấm tắc khen, khen cũng như mấy lần chị mặc một áo dài hay một chiếc jupe đẹp vậy. Tôi xin nhắc bạn là khen thành thực chớ không phải làm việc bốc thơm của kẻ nịnh bợ vì trục lợi. Khéo khen, khen chân thành dù khen con chó trong một gia đình đẹp thôi, cũng có thể được lòng ông chủ và biết đâu nhờ đó không được những cái lợi lương thiện. Vả lại, khen không phải nhất thiết luôn để hưởng lợi. Trong xã hội thiếu gì người có cái hay hơn ta. Ta chú ý nghe họ nói, ta công bình nhận ở họ cái hơn. Chính Emerson kia mà còn nói: “Ai cũng có cái hơn tôi, nên gần họ tôi học hỏi họ”. Không nên khai thác tật xấu của con người, song ai cũng biết khi ta thành thật nghe, thành thật khen ai thì người ấy khó kìm hãm được tánh ham nói. Shakespeare còn nói con người kiêu căng đến mức độ dám diễn trước mặt tạo hóa những tấn tuồng lố lăng mà thiên thần thấy phải rơi nước mắt. Lời khen là chiếc chìa khóa mở chỗ yếu của người đối thoại với ta. Nếu bộ mặt nghiêm khắc của ta làm họ đóng kín cửa lòng thế nào thì nụ cười ta điểm lúc lóng tai nghe họ nói cũng thúc đẩy họ mổ xẻ cõi lòng họ ra thế ấy. Ông Hall Caine sở dĩ trở thành nhà triệu phú chỉ nhờ mê thích thư của Dante, Gabriel Rossetti, được ông này dìu dắt lúc đầu trên đường sự nghiệp. IV. Không phải ngồi nghe như gốc cột. Nghe chẳng những cần chân thành mà còn phải có cả một nghệ thuật nữa. Ngày xưa khi dạy môn đồ, Socrate dùng lối hỏi đặc biệt gọi là khích biện pháp. Thay vì trình bày ngay vấn đề nào đó, ông đặt ra những câu hỏi làm sao cho môn đồ trả lời lần lần đến nắm được vấn đề. Lúc nghe chuyện, ta hãy bắt chước Socrate, khéo xen vào lời người đối thoại những câu hỏi. Điều đó vừa làm cho họ nói khỏi ngượng vừa giúp câu chuyện phong phú hơn. Nếu phải nói, thì đừng nói bắt quàng xỏ rế. Nhiều người mất hẳn uy tín lúc sơ giao, là tại họ sử dụng loạn xạ tấc lưỡi. Điều họ nói chứng tỏ một bộ óc nếu không thiếu giáo dục thì cũng non nớt về kinh nghiệm sống. Họ nộp những bí mật mà kẻ khác vì bổn phận hay thân tín giao cho họ. Họ quảng cáo những mánh lới làm tiền, những thủ đoạn hại nhân, tất cả tố cáo nơi họ một bụng dạ vừa ích kỷ vừa đê mạt. Thay vì để kẻ khác đối thoại, họ giành thuyết một mình: hết cho lời khen, thì chỉ trích rồi ngạo nghễ, rồi nói không chủ đề, không mạch lạc, tạo cho người nghe một thứ ngục hình. Họ là hạng người dùng cạnh lưỡi xấu của Esope để gây ác cảm. Lối giao tiếp của họ không phải là lối của bạn. Bạn nhường lời cho khách mà không ngồi như ông phỗng đá. Bạn khéo chất vấn. Bạn điểm những nụ cười, biểu lộ đồng tình bằng những gật đầu hay những câu điểm xuyết tế nhị. Khi cần nói nên nhớ thà quá dè dặt hơn là quá lố cẩu thả. Raymond để Saint Laurent khuyên: “Bạn hãy săn sóc kỹ lưỡng lời nói của bạn, vừa tránh nói nhiều quá vừa tránh nói ít quá”.