CHƯƠNG V
“MẬT PHÁP” ĐẮC NHÂN TÂM TRONG GIAO TIẾP - XỬ THẾ

Nhị Thập Văn
Nhị Thập Văn, Bí Quyết Dùng Suốt Đời
Trí Thức Khi Nghe, Khi Nói và Khi Viết
 
 
1. Để thuyết phục (nói chuyện, hùng biện và đắc nhân tâm giao tế).
2. Để đọc sách báo.
3. Để nghe người khác nói chuyện, giảng dạy, diễn thuyết, giảng thuyết, phát biểu.
4. Viết văn, viết báo.
 
I. VĂN ĐÍCH.
 
NHỊ THẬP VĂN
GỌI TẮT LÀ “TAM VĂN”
(VĂN ĐÍCH, VĂN NỘI VÀ VĂN HÌNH)
1. Văn Tâm - Lương tâm minh mẫn và đạo đức.
2. Văn Phục - Có thiện chí phục vụ chứ không để khoe tài Nói và Ngụy biện.
3. Văn Điệp - Nói hay viết là để gửi đến kẻ khác thông điệp Chân - Thiện - Mỹ - Phúc.
4. Văn Hành - Nói hay viết là để kẻ khác hành động thực tế hữu ích chứ không phải nói lý thuyết suông, siêu thực tế.
5. Văn Sinh - Rồi không hành động một lúc mà phải liên tục sống hằng ngày điều mình thu hoạch.
II. VĂN NỘI (Nội dung bài Nói, bài Viết)
6. Văn Ý - Sưu tầm các ý liên quan đến đề tài bằng kinh nghiệm đọc sách báo,
nghiên cứu, v.v...
7. Văn Yếu - Chọn lựa một số ý chính yếu giữ lại để nói, viết và gạt bỏ các ý khác (Văn Vị).
8. Văn Hệ - Nối kết các ý mẹ, ý con cho có mạch lạc thành một logic chặt chẽ.
9. Văn Dàn - Soạn một dàn bài: Mở - Thân - Kết, sao cho ăn khớp với nhau.
III. VĂN HÌNH (Hình thức Bài Nói, Viết)
10. Văn Đảm - Quyết tâm chứng tỏ mình là mình, cho nên can đảm mà không
run sợ gì cả.
11. Văn Đẳng - Là nắm vững trước các đẳng cấp, từng lớp người nghe và đọc mình, để nói và viết cho sát trình độ đọc giả, thính giả.
12. Văn Trường - Chú tâm các điều kiện: Hiện trường tốt, diễn đàn tốt, ánh sáng, micro tốt, bục giảng hay ghế ngồi làm nổi bật diễn giả. Trực cận tâm lý với kẻ nghe và đọc mình.
13. Văn Sắc - Phải cảm phục thính giả, độc giả bằng hình ảnh, thí dụ, dụ ngôn, danh ngôn, truyện tích, thành ngữ, ca dao, tục ngữ: Văn phải gợi hình, gợi hứng.
14. Văn Khí (Văn thần) Nói và viết bằng lửa lòng bốc cháy khí thiêng và bằng ngôn ngữ từ cử điệu khích cảm.
15. Văn Duyên - Nói cho có duyên và dễ thương mà không chủ trương pha trò.
16. Văn Sáng - Ý sáng, lời trong, giọng nhã.
17. Văn Cảm - Lựa tình ý gây cảm động, trình bày bằng giọng nói, bút pháp, cử điệu với tư cách một nhà tâm lý thực tiễn hồn nhiên và quyết liệt chân thành.
18. Văn Điệu - Ánh mắt, khuôn mặt, cử điệu hợp tình, hợp lý: Tất cả biểu lộ tâm hồn nhằm thể hiện các ý tốt để gây thiện cảm cho thính giả, độc giả.
19. Văn Phong - Phải tự tạo cho mình bút pháp độc đáo, phong cách nói kỳ đặc và một ngoại hình toát lộ hào quang lan tỏa nơi kẻ khác niềm tin, sự khả kính, khả ái và khả phục.
20. Văn Thoát - Không ngừng lại lời khen tiếng chê, vinh hay nhục. Nếu dở thì lo sửa sai. Nếu hay thì chỉ để phục vụ tha nhân. Luôn nỗ lực thăng tiến đến hoàn hảo và để làm công cụ phục vụ cho Chân - Thiện - Mỹ - Phúc của kẻ nghe hay đọc văn của mình. Cái vui thâm trầm của nói - viết là cái đo thiện chí phục vụ quyền lợi của kẻ khác.
Trong ứng dụng thực tế hằng ngày chỉ nên thuộc lòng và thực tác Cửu Văn thôi:
 
CỬU VĂN
1- Văn Tâm.
2- Văn Đảm.
3- Văn Yếu.
4- Văn Hệ.
5- Văn Sắc.
6- Văn Khí.
7- Văn Điệu.
8- Văn Phong.
9- Văn Thoát (Tâm / Đảm / Yếu / Hệ / sắc / Khí / Điệu / Phong / Thoát).