nh Vân là một cây bút nhiệt tình với thời cuộc trong và ngoài nước, với mỗi biến động của lịch sử. Anh cũng là một cây bút trữ tình, tâm hồn rất bén nhạy với tình yêu đôi lứa, đôi khi tình yêu có lỡ trượt ngã vào tình dục đi nữa, nhưng chẳng những tình yêu không dâm uế mà lại thắm thiết sắc son tươi rực rỡ. Quyển trường thiên Ác Mộng Đêm Dài là phản ảnh một giai đoạn lịch sử từ những ngày tháng Miền Nam Việt Nam sắp rơi vào tay bạo quyền Cộng Sản cho tới giai đoạn những nhân vật chánh hay một vài nhân vật nòng cốt trong truyện ra hải ngoại. Ở nơi khách địa, kiều bào chúng ta hòa hợp vào cuộc sống xa lạ với người bản xứ đã là khó khăn. Vậy mà còn vì nhiệt thành yêu nước, họ lại bị bọn tổ chức kháng chiến ma với những cái tên Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh, Nguyễn Xuân Nghĩa... và tên đầu sỏ Hoàng Cơ Minh đưa những kẻ hăm hở với đại cuộc vào cơn hỏa mù để bọn chúng thu hoạch tiền yểm trợ do kiều bào đóng góp. Trong War and Peace ( Chiến Tranh và Hòa Bình ) của Leo Tolstoi, trong cuốn Gone With Wind ( Cuốn Theo Chiều Gió ) của nữ sĩ Margaret Mitchell, cuộc chiến chỉ kéo dài chẳng bao lâu, trên một năm hoặc vài năm là cùng. Còn cuộc nội chiến giữa Quốc Cộng chẳng những kéo dài 15 năm (từ 1960 đến 1975) mà còn gây cho những người chiến bại Miền Nam Việt Nam biết bao lầm than oan trái. Người còn kẹt lại trong nước sống trong cảnh nghèo đói, bị bức hiếp, bóc lột, tù đày. Người vượt biên ra hải ngoại còn bị bọn đầu cơ chánh trị lừa đảo và còn bị bọn Cộng Sản len lỏi vào các cộng đồng để phá tan hàng ngũ đoàn kết của kiều bào để đưa họ tới giai đoạn nghi kỵ thù ghét nhau. Nguyên do nào, động cơ nào thúc đẩy tác giả viết quyển Ác Mộng Đêm Dài? Xin đọc một đoạn trong Lời Tựa: Tôi là một nhân chứng sống của cuộc chiến, tôi từng cầm súng chiến đấu trong hàng ngũ quốc gia. Sau 30-4-1975, tôi là tù binh của chế độ lao tù cộng sản. Tôi nghĩ chỉ có những kẻ trực tiếp tham dự cuộc chiến mới cảm nhận được hết nỗi đau đớn đến biến thành căm hận, nỗi sợ hãi đến kinh hoàng của những kẻ trong cuộc. Là một nhân chứng sống, tôi nghĩ, tôi có bổn phận phản ảnh lại một giai đoạn lịch sử bi thảm của đất nước, cũng để trả món nợ mà tôi đã cưu mang trong đời sống, món nợ đối với quê hương, đối với đồng bào tôi đang sống khắc khoải trong chủ nghĩa cộng sản, món nợ đối với các chiến hữu tôi đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam, món nợ đói với các bạn tù tôi đã chết lặng lẽ trong những trại giam được mệnh danh là ''trại cải tạo'', món nợ với đồng bào tôi đã vùi thây trong lòng biển lạnh. (các trang 9, 10) Bộ trường thiên Ác Mộng Đêm Dài được trình làng vào năm 2003, sau khi Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do Hoàng Cơ Minh làm chủ tịch bị lột mặt nạ gian trá, sau khi bọn chớp bu đê tiện của cái gọi là mặt trận ấy bị thua kiện tại pháp đình, hết dám sừng sõ với những kẻ dám vach trần tội lường gạt của chúng đối với kiều bào nhiệt tâm yêu nước. Nhưng vận sự nhuốc nhơ bỉ ổi đó đâu đã hết. Bọn thành viên gia đình trị và băng hữu trị của Hoàng Cơ Minh còn gom góp nhóm tàn binh của chúng để lập ra tổ chức khác, với danh xưng khác để bành trướng cái thối thân của cái gọi là mặt trận ấy. Bây giờ cái tên của nó thun ngắn lại còn có hai chữ Việt Tân cụt ngủn và nhỏ xíu như con đuông. Bọn đầu sỏ của chúng cứ tìm cách cũng cố nó hoài hoài để mong nó lớn mạnh như xưa. Nhưng kiều bào dại gì góp tiền mua thuốc tẩm bổ cho nó. Nó chỉ còn là thứ hữu danh vô thực mà thôi. ° ° ° Sau đây là cốt truyện của tác phẩm tâm huyết Ác Mộng Đêm Dài của Anh Vân. Nó chứng minh rằng tác giả là một nhà văn ưu thời mẫn thế trước những khuynh hướng chính trị đảo điên ở hải ngoại. Câu chuyện bắt đầu vào năm cận kề ngày Miền Nam Việt Nam bị làn sóng đỏ tràn ngập. Lê Quốc Nam vốn là một sĩ quan tác chiến thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, được một tuần lễ nghỉ phép, từ tiền đồn về tỉnh nhà Bạc Liêu thăm mẹ và thăm luôn Hiền người y&ecir/em> Kéo theo bóng mộng mệt nhoài giữa trưa Nắng vàng chưa kịp xanh dưa Đã rơi rụng xuống chỗ vừa mưa qua! ° Mời trăng ngủ nán hiên nhà Tiếng thơ thủy mạc hương trà thủy tiên! ° Bút đâu vấy mực hảo huyền Vung tay vẽ lối đào nguyên kẹt đường! Xe đò chạy sớm tinh sương Bồn binh kẻ chợ thảm thương vật vờ ° Lạc từ ngọn cỏ phất phơ Từng con bướm mộng bơ vơ giữa đời... (Bóng Mộng, trang 8) Bài thơ nói lên cái trái trắc đảo điên trong cuộc sống Trong cõi phù du nhốn nháo và trái trắc đó, có những điều chưa kịp thành hình mà phải chịu cảnh dập tắt một ách tức tuởi (Nắng vàng chưa kịp xanh dưa’/ Đã rơi rụng xuống chỗ vừa mưa qua). Ở đây chúng ta có thể nghĩ đén những con người chưa kịp trưỏng thành mả phải yễu mệnh chết non. Và cũng trong cõi ấy, mọi thưởng ngoạn, mọi sáng tác của người nghệ sĩ cũng trở nên huyễn hoặc và sa vào ngõ bí (xin đọc phân đoạn thứ 2 của bài thơ). Nhưng dù có bị đưa đẩy bởi nghiệp lực như ngọn cỏ phất phơ trong gió, con người vẫn cứ mộng, chưa thúc tỉnh để nhận diệni cái bản lai diện mục của hiện hữu (xin đọc hai câu cuối của bài thơ). Từ đó vong thân vào nghiệp chướng Mặt đời ràn rụa bóng chiêm bao Đêm đen tròng mắt ngày râu trắng Từng lớp môi khô bật máu đào. ° Xúm nhau diễn tới cùng im lặng Rồi bật cười như mới được đau! Neo hồn thương tích vào thương tật Rồi lại buồn như chẳng thể nào.... (Nẻo Hồn, trang 85) Như thế, còn mê là còn trầm luân trong bể khổ. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh gióng giã của Đức Phật đưa con người tránh khỏi Neo hồn thương tích vào thương tật / Rồi lại buồn như chẳng thế nào...’’. Con người nếu có cuộc sống bình ổn, nếu mọi ao ước của ai đó được thực hiện bằng cách này hay cách khác, đương sự thường săn tìm những mộng ước mới. Y ta không có thời giờ nhìn sâu vào những hiện tượng của mọi hiện hữu trong cuộc đời huống hồ là cái bản thể chung của mọi hiện tượng. Chính những con người đau khổ mới có dịp tư duy, mới có dịp nhìn sâu vào những hiện tượng tiêu cực của đời sống: những tai ương, những đau khổ, những tan vỡ của mọi ước vọng, những tranh chấp và mâu thuẩn trong xã hội, cái phù du huyễn hoặc của kiếp nhân sinh... Do dó, họ tìm tòi ra cái nguồn gốc tiêu cực lẫn tích cực chung của vạn hữu. Từ đó, vấn đề tâm linh và vấn đề triết học mới được họ quan tâm. Ở truờng hợp Phương Triều, dưới chánh thể Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam, anh sống tương đối thoải mái. Nhưng sau cuộc đổi đời kể từ sau ngày 30/ 4/ 1975 cho tới khi ra hải ngoại, cuộc sốngcủa anh đã trở thành khổ ải lầm than. Anh mới có dịp nìn sâu vào cái góc rễ của niềm bất hạnh mình, cái trầm luân của nhân sinh. Dù có tiếp xúc với 2 bộ môn triết học và tâm linh hay không, anh vẫn phải tìm cho mình một hệ thống nhân sinh quan nào đó để trực diện với hoàn cảnh mới, để đương đầu với mọi trắc trở truớc một cuộc sống tối đen đầy cạm bẫy. Do đó, thơ anh không còn đơn giản và thấm ướt mạch trữ ình lãng mạn nữa. Nó lột xác thành một loại thi ca có chiều sâu hun hút, choáng ngợp cái bí nhiệm của cuộc sống. Khi giấc ngủ không còn mộng được Trái trời xanh rụng trắng mặt đêm hoang Tiếng trống vọng xôn xao vào ngõ ruột Vỗ hồn khon thảng thốt gọi trăng tàn! ° Cuối lưu vực sỏi chao dòng nghịch thủy Vác nhục nhằn sông lặng xuống đa mang Tay cõi thế nối mưa vào đọt nõn Bởi kỳ dư gốc gác đẫm sương tan! ° Tay vấy đậm những lần rơi rớt vụn Người vô tư ngồi giữa mộng vô vàn Miếng vinh nhục mấy khi mà lơ láo Chút dây thòng sao thắt đủ nghiệt oan? ° Tiếng trống chợ tưỏng đâu mùa tựu học Cắt trầm luân chia đủ giọng rao hàng Ông Tám hôm qua bà Ba bữa trước Tắm rửa bao lần chưa tới được cao sang! ° Chơi bản ruột sao đờn theo trật ý? Rớt nhịp mơ hồ sao cất giọng lên ngang? Bao tội vạ đổ lên đầu tội nghiệp Nưc;u của chàng. Mẹ Nam là một phụ nữ có kiến thức, ham đọc sách, ưa suy nghĩ về vận nước thăng trầm điên đảo. Bà có 5 người con. Cô Hai đã bỏ mạng trong kỳ Tổng Tấn Công của Việt Cộng vào Tết Mậu Thân. Cậu Ba là một sĩ quan của ngành Cảnh Sát. Cậu Tư và cậu Năm theo phía bên kia, tập kết ra Bắc sau Hiệp Định Genève; cậu Năm chết dưới trận oanh tạc bom B 52 của Mỹ. Người con út của bà là Trung úy Lê Quốc Nam. Hiền là con của bà Ngởi và cũng là em củaVinh (bạn chí thân của Nam). Bà Ngởi là quả phụ trẻ đẹp của một sĩ quan cao cấp. Khi chồng qua đời vì viên đạn thù, bà vẫn phây phây giao thiệp phóng túng để móc nối với các sĩ quan cao cấp phe Quốc Gia, để lươn lẹo buôn bán vũ khí cho Việt Cộng. Còn Vinh là một sĩ quan phòng 1 ( phòng Quân Số) của Tiểu Khu. Vinh không hay biết một chút gì về việc làm tác tệ của mẹ. Nhưng Sử, sĩ quan Phòng Tình Báo Tiểu Khu, bạn chung của Nam và Vinh biết đã có lần cho Nam biết đuợc hành tung mờ ám của bà, Rồi ngày chung cuộc Miền Nam Việt Nam tới. Vinh và Nam phải đi học tập cải tạo. Sử không chịu đăng ký với ban Quân quản để đi học tập như mọi sĩ quan khác vì chàng thừa biết một sĩ quan ngành tình báo như mình là kẻ thù không đội trời chung của Cộng Sản; nếu chàng lọt vào tay chúng thì chàng chỉ có nước bị tù đày tới chết rụt xương. Sử móc nối với tên cán bộ trưởng công an tỉnh tên là Tư Thống. Tên này là chồng của người chị họ của Sử. Sử giúp hắn tổ chức các cuộc vượt biên cho bọn Hoa Kiều để nhận vàng của họ. Chẳng nhũng chàng được Tư Thống chia vàng mà còn cấp giấy chứng nhận chàng có công với cách mạng trước năm 1975. Hiền một lòng chung thủy, đợi ngày Nam được phóng thích. Nhưng bà Ngởi vì muốn bảo vệ tài sản của mình nên giao du với Tư Thống. Bà bắt buộc nàng thành hôn với Bác sĩ Việt Công tên Đức, con trai của Tư Thống. Hiền phản đối mẹ và thường đến nhà mẹ của Nam để chăm sóc cho bà. Về riêng phần mẹ của Nam thì thằng Ba trưởng nam của bà cũng phải đi học tập cải tạo như Nam. Còn thằng Tư nhất định không giúp Nam được phóng thích. Hắn viện lý do em Năm của hắn bị chết vì bom oanh tạc của Mỹ, cậu út Nam đã làm tay sai cho Mỹ Ngụy thì Nam đắc tội với nhân dân, phải trả nợ máu cho nhân dân. Từ đó tình mẹ con giữa bà mẹ và thằng con bên kia hàng ngũ Quốc Gia coi như đoạn tuyệt. Bà Ngởi và Hiền đi thăm nuôi Vinh. Bà tỏ ra lạnh nhạt với Nam. Riêng Hiền thì vẫn thiết tha gắn bó với Nam. Rồi Vinh đuợc phóng thích trước Nam vì mẹ của Vinh có công với cách mạng. Hỏi ra, Vinh mới biết việc làm tác tệ của bà Ngởi. Vinh nhục nhã và đau khổ vô cùng. Khi Nam được phóng thích thì bà Ngởi đổi thái độ tỏ ra niềm nở với Nam và có đến thăm mẹ chàng. Sử rủ Vinh, Nam và Lan (một cựu nữ quân nhân ) cũng đã đi học tập cải tạo trở về cùng các bạn đồng chí khác lập một tổ chức kháng chiến chống bạo quyền Cộng Sản. Lan yêu Nam với mối tình đơn phương. Sử cũng yêu thầm thương trộm Lan nhưng không dám ngõ lời với Lan tâm sự bí ẩn của mình. Tổ chức kháng chiến của họ trước hết lập mưu giải vây Hà, một thành viên của tổ cùng vợ con Hà. Gia đình Hà bị bắt trong chuyến vượt biên và hiện giờ họ bị giam ở trạm kiểm soát Sóc Đồn. Cuộc giải vây thành công, chẳng những cứu thoát Hà và vợ con Hà mà còn giết vài tên địch. Nhưng Vinh phải thiệt mạng. Sử ra tay giúp Nam vượt biên để tránh hậu hoạn vì địch đang truy nã Nam gắt gao. Nam vượt biên vào hải phận Mã Lai và tấp vào Pulau Kapas. Lính Mã Lai vơ vét tiền bạc và nữ trang của bạn đồng hành với chàng. Tại đây họ chờ ngày được đưa đến định cư tại Đệ tam quốc gia. Và cũng tại Pulau Kapas, Nam có quen một cự quân nhân tên Trạc vốn người thẳng thừng ruột ngựa, nhưng rất sáng suốt trong lãnh vực tình hình thời cuộc và mọi biến chuyển tráo trở thuộc vấn đề chính trị đã và đang xảy ra trên đất nước. Mẹ Nam bệnh nặng, phải vào bệnh viện thì đã có Lan thăm nom chăm sóc. Bà qua đời thì được bà Ngởi và Hiền chôn cất tử tế. Sử giúp Hiền vượt biên. Trên chuyến hải trình, Hiền bị bọn hải tặc Thái Lan cưỡng hiếp tả tơi tới nỗi phải hôn mê bất tỉnh và may mắn được người Tây phương đi trực hăng bay ngang qua đó đưa đến bịnh xá dành cho người tị nạn ở trại Tanjung Unggat thuộc tỉnh Tanjung Pinang (Nam Dương). Bà Ngởi bị chiếm nhà. Sau cái chết của Vinh, bà căm thù bọn Cộng Sản tận xương tủy nên không muốn tài sản của mình mà bao năm bà đã từng chắt chiu để rồi lọt vào tay chúng. Bà phục rượu bọn chúng cho say rồi rưới xăng châm lửa đốt nhà và tự thiêu trong đám cháy. Sử bị Tư Thống nghi ngờ về vụ Sóc Đồn. Sau cuộc tranh biện với tên anh rể, chàng trở về nhà thì bị bọn công an áo vàng sát hại. Trong cơn hấp hối, Sử đuợc Lan ôm trong tay. Chàng ngõ lời yêu Lan. Lan mới khám phá ra rằng sau khi Nam đi rồi, nàng cùng Sử hoạt động bên nhau, tấm can trường và sự thông minh quyền biến của Sử đã chinh phục trái tim của nàng. Nàng chỉ kịp bảo rằng nàng cũng yêu Sử thì Sử mỉm cười tắt nghĩ. Chàng chết trong niềm hạnh phúc cuối cùng. Nam được định cư trên đất nước Hợp Chúng Quốc. Chàng vừa đi làm vừa đi học. Chàng gặp lại Trạc, người bạn tâm đầu mà chàng đã gặp gỡ tại Pulau Kapas. Chàng cũng có nhận thư của Lan báo tin mẹ chàng qua đời, nhận luôn lá thư của Hiền viết từ Nam Dương, trong đó Hiền kể rõ nguồn cơn chuyện tai nạn ô nhục của nàng. Chàng làm giấy bảo lãnh để Hiền qua Mỹ sum họp cùng chàng. Hiền được tái ngộ cùng Nam, được sống những ngày hạnh phúc diễm ảo với chàng. Trong dịp từ Tanjun Pinang qua Sinapour, để rồi sau cùng đến San Francisco, Hiền gặp Quỳnh, một cô bạn đường cùng đến định cư trên đất Mỹ. Cả hai mến nhau, để rồi sau này cả hai kết làm chị em với nhau. Quỳnh kết hôn với Dương, chủ thầu may quần áo, nên Hiền có việc làm để phụ giúp chồng trong việc chi tiêu. Trong khi chờ đợi cùng Hiền sum họp, Nam và Trạc nghe được tin cựu Trung Tá An Ninh Quân Đội Lục Phương Ninh thành lập tổ chức kháng chiến với cái tên Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Hải Ngoại (về sau đổi lại là Lực Lượng Quân Dân Việt Nam Hải Ngoại) có những khuông mặt ''vĩ đại'' quen thuộc như Đại Tá Phạm Văn Liễu, Đại Tá Trần Minh Công, Đề Dốc Hoàng Cơ Minh, Tướng Nguyễn Chánh Thi bên cạnh. Trạc và Nam đi San Diego dự lễ tuyên thệ và xin gia nhập vào lực lượng. Chưa chi mà đã có sự phân hóa trong hàng ngũ lực lượng. Lục Phương Ninh muốn theo cánh Trương Như Tảng, một tên đầu sỏ trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị đá đít ra hải ngoại, muốn tìm sự giúp đỡ của Trung Cộng. Bị Hoàng Cơ Minh phản đối, Lục Phương Ninh ra quyết nghị khai trừ 6 tên đầu não: Phạm Văn Liễu, Trần Minh Cong, Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Chánh Thi, Lê Hồng, Lê Văn Trực. Hoàng Cơ Minh cùng nhóm người bị Lục Phương Ninh sa thảy nhảy ra thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam có Phạm Văn Liễu năm vai trò Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, nhưng tiền bạc kiều bào yểm trợ thì lọt vào tay Hoàng Cơ Định, em ruột của Minh (tên nay giữ chức Vụ Truởng Vụ Tài Chánh kiêm chức vụ Tổng Thư Ký Tổng Vụ Hải Ngoại). Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam phát triển nhanh chóng làm rúng động kiều bào khắp bốn phương trời hải ngoại. Nhưng lần lần nó lộ bộ mặt hư ngụy ra. Cuốn video Đồng Tiến trình chiếu cho kiều bào xem tại Nam California đã cho kiều bào nào có óc nhận xét tinh tế như Trạc và Nam thấy các hoạt động của kháng chiến là một sự dàn cảnh cẩu thả vụng về. Cái căn cứ kháng chiến không phải ở trong rừng núi Việt nam mà ở bên này phần đất Thái Lan. Các kháng chiến quân chỉ là người Thái hay người Lào. Tuy vậy mà đa số kiều bào vẫn tin là thật, vẫn tặng tiền yểm trợ xối xả. Từ đó, những ai mà lớn tiếng công kích cái dổm dang, dối láo của tổ chức mặt trận như ký giả Đạm Phong, vợ chồng Lê Triết, Hoài Điệp Tử, Cao Thế Dung đều bị ám sát. Chỉ có Cao Thế Dung không bị thiệt mạng mà thôi. Trạc biết được cái lươn lẹo bất chánh của gia đình họ Hoàng Cơ. Nhưng Nam không tỏ thái độ bất tín nhiệm mặt trận một cách minh bạch và dứt khoát như Trạc. Nhân dịp cựu Trung Tá Lê Hồng với cái tên mới là tướng Đặng Quốc Hiền và với chức vụ Tư Lệnh Lực Lượng Võ Trang từ Thái Lan về Cali báo cáo tình trạng kháng chiến thì Nam đi dự cuộc diễn thuyết của tên Đặng Quốc Hiền kia và theo hắn vào chiến khu, sau khi điện thoại từ giã vợ. Hiền không biết chồng mình đi vào ngày nào. Nàng vẫn làm việc cho xưởng may của vợ chồng Dương, sống ấm áp trong gia đình bạn, theo dõi tin tức mặt trận cho tới lúc nó tan rã thanh bọt thành bèo, ghi vết nhơ nhuốc trên lịch sử định cư của kiều bào khắp bốn phương trời hải ngoại. Hiền sinh được đứa con trai đặt tên là Lê Quốc Việt. Nàng nhận được lá thư nặc danh mà tác giả bức thư ấy xưng là bạn của Nam, báo tin Nam cùng Hoàng Cơ Minh đã tử trận trong chiến dịch Đồng Tiến II vào ngày 28/08/1987. Nàng nhờ Quỳnh điện thoại tới Văn PhòngTổng Vụ Hải Ngoại thì bên kia đầu dây điện thoại có người không chịu xưng tên và chức vụ của hắn trong mặt trận cho biết rằng đó la cái tin vịt do Cộng Sản tung ra để phá rối mặt trận, rằng Nam vẫn khỏe mạnh, vẫn chiến đấu bên cạnh Hoàng Cơ Minh. Hiền tuy ghét Hoàng Cơ Minh và mặt trận của hắn, nhưng vẫn tin Nam vẫn còn sống. Nàng chiều chiều ra bờ biển để ôn lại những ngày sống hạnh phúc bên Nam và kiên quyết đợi chàng trở về sum họp với nàng. Cái thọ mạng của kế hoạch bòn tiền của kiều bào qua danh xưng Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do bè lũ Hoàng Cơ Minh chủ trương đã kết thúc như sau: Thế rồi sau ngày ký Quyết Định cách chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại Phạm Văn Liễu, chỉ mười tám ngày sau, taacute;i bí nhiệm kỳ đặc hơn, tạo cho anh một loại thi ca làm bàng hoàng người đọc. Bài thơ Nước Đen’vẫn nằm trong đề tài nói về cảnh nghèo nàn thiếu thốn. Nhưng ở trường hợp này, nó không phải chỉ là bức tranh xã hội để tác giả triển lãm cho độc giả ưa thích thơ văn hiện thực hay thơ văn tân hiện thực thưởng ngoạn mà là để cho những ai thích tìm về những cái siêu hình trong cuộc sống, trong mọi cá thể của thế nhân. Anh đưa bức tranh xã hội vượt cao hơn thơ của trường phái hiện thực hay trường phái tân hiện thực nhiều cung bậc. Xin đọc: Có loài cỏ còn cao hơn cỏ dại Nhánh chìa tay đơm những giọt sưong tan Chao ngọn gió thổi ngang bình địa mộng Dắt hồn lên đường ngược cõi điêu tàn! ° Nên bất chợt lãnh nguyên đòn trái trắc Đời chơi khăm hay đời vẫn ngược ngang Người keo kiết trách than người biển lận Vớt trăng tàn soi lại ngõ đêm hoang... ° Nên tự tiện kề môi lên khóe mộng Hôn phù du níu vội bóng mây ngàn Mưa gõ lá lại nghe chừng long óc Rỗ mặt đời xanh ngọn gió cường toan! ° Bao đói lạnh cứ mong kỳ ngộ lúa Hột trời cho thành mộng ước cao sang Đem bán rẻ tuổi vàng cho kẻ chợ Rồi hồn nhiên ăn uống bữa đàng hoàng: ° Từ vực kiếp vang vang lời phẩn nộ Suối hồn đơn cuồn cuộn nước đen tràn... (trang 128) Bài thơ Giấc Lúa’phơi bày vài nét khái quát cảnh thiếu thốn của những kẻ ở thôn quê, nhưng nếu ta xếp nó vào loại thơ hiện thực thì không mấy xứng cái tài sáng tạo ngôn ngữ vừa mới mẻ vừa truyền cảm của Phương Triều. Đọc xong bài thơ này, chúng ta có thể nhìn sâu vào cảnh ngộ, vào thân phận con người hơn loại thơ hiện thực: Thêm nhưn nặng chỗ tay bồi Hột muối tiện dịp đắng đời khổ qua Đắng dùm cho ngọt xót xa Miếng cơm đất lạnh đắng ra miệng người! ° Thêm vui trên miệng thiếu cười Trẻ thơ bú mớm nửa vời rụng răng! Hạ về dắt gió xua trăng Miếng bánh không tuởng cũng bằng không ngơ! ° Thêm mơ vào mộng vật vờ Ngủ quên giấc lúa sân chờ thóc xưa Tay chiều chải mượt tóc mưa Trán sơn thủy ướt chỗ vừa rát đau! ° Se chung gốc ngọn hồi nào Tơ duyên rời rã dính nhau chỗ buồn! (trang 54) Bài thơ Bóng Tối’cũng phơi bày sơ sơ cảnh nghèo, cảnh lọc lừa gian trá, cảnh đổi thay ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông’mà tác giả vừa làm chứng nhân vừa lặn hụp sống trong đó. Chính những cảnh đau thương như vậy chẳng những tạo cho anh lối thơ hiẹn thực có tầm vóc mà còn đẩy nếp tư duy anh đi xa hơn, vào một khung trời tư tưởng để nguời đọc có dịp chia sẻ với anh: Đêm ru đường chia nhau bóng tối Không chắc gì... no đói bữa sau! Người tất tả đi để không còn ngồi lại Thêm bước lạc loài đâu vội có nhau! ° Thân trúc chẻ ra làm cây tăm nhỏ Manh áo thời danh mưa gió cũ nhàu Vệt máu mênh mông chảy từ vết bụi Hồn bút vật vờ rỏ mực thương đau! ° Kẻ sĩ xuôi tay kê đầu lên sóng Mẹ trùng dương về rửa mộng hư hao Đứa trẻ năm xưa mặt mày non nớt Giờ nhăn nheo cằn cỗi giống quân nào! ° Treo bảng phấn bán rao đồ giả hiệu Thiếu viện mồ côi thơ ấu bôn đào Lão pháp sư buồn sửa câu thần chú Lờn mặt từ trong tiếng gọi mày tao! ° Ngưòi xếp ga chiều đón thêm tàu chợ Thiên hạ âm thầm bán rẻ đời nhau Két học đôi ngày thành danh hốt bạc Chúa chổm quay về vay nợ ăn khao! ° Khói cay rộ niềm đau của củi Tre già khô che ngọn bích đào c là ngày 29 tháng 12 năm 1984, ngày Đại Hội toàn bộ đoàn viên của Mặt Trận do Phạm Văn Liễu và Trần Minh Công triệu tập tại Santa Ana, trình bày về quỹ kháng chiến cho các đoàn viên. Sau phiên họp, coi như Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam tan vỡ, lòng nhiệt thành của các đoàn viên, những đứa con yêu của tổ quốc tan vỡ, giấc mơ nhìn thấy một nước Việt Nam tự do, hạnh phúc, thoát đuợc tai ách cộng sản của người Việt tị nạn tan vỡ, giấc mơ của những bà mẹ già được nằm xuống trên mảnh đất quê hương yêu quý ngàn đời tan vỡ, chỉ riêng tiền quỹ kháng chiến đã bỏ vào túi gia đình họ Hoàng Cơ còn nguyên. Người thắng lớn trong trận đánh nầy là Phan Vụ Quang tức Hoàng Cơ Định, em ruột Hoàng Cơ Minh. Người vô tình hay cố ý đã làm lợi cho Việt cộng trong việc phá vỡ Mặt Trận là Nguyễn Xuân Nghĩa. Lòng tin của người Việt tị nạn cộng sản, thêm một lần nữa bị Mặt Trận Hoàng Cơ Minh bị chà đạp tan tành. (trang 772) Nguyễn Xuân Nghĩa là cháu của tên Mười Cúc, tức là Nguyễn Văn Linh. Tên Linh này là Tổng bí thư của đảng Cộng Sản. Dưới chánh thể Đệ nhị Cộng Hòa, Nghĩa đã từng làm phụ tá cho Tổng truởng kinh tế ngân hàng. Sau ngày miền Nam lọt vào tay bọn Cộng Sản miền Bắc, Nghĩa không đi học tập cải tạo. Y ta cho mọi người quen biết rằng bọn Cộng Sản muốn khai thác kiến thức về ngân hàng của y ta nên tạm dùng y ta, tha cho y ta cảnh tù tội. Trong mặt trận của bè lũ Hoàng Cơ Minh, Nghĩa đứng vào hàng thứ ba. ° ° Ác Mộng Đêm Dài là một tác phẩm lớn cũng như quyển trường giang Chuyển Mùa của nữ sĩ Trương Anh Thụy. Tiếc thay, tác giả không có đội kèn trống quân nhạc để khua chiêng gióng trống ầm ỉ trong chièn dịch quảng cáo nên nó cam phận mặc áo gấm đi đêm. Vả lại, nó chào đời trong giai đoạn suy thoái của nền văn chương hải ngoại nên nó chịu số phận hẩm hiu, bị rẻ rúng của lớp độc giả quen coi phim tập Hồng Kông và phim tập Đại Han hoặc các chương trình ca nhạc Paris By Night, Asia, Vân Sơn v.v... Nhưng với thức giả thì khác. Nó sẽ mãi mãi là một pho phương cảo để họ suy nghiệm cái sân khấu chính trị do phường hám lợi ở Hoa Kỳ dựng nên. Về kỹ thuật dựng truyện, Anh Vân tỏ ra khéo léo trong việc dàn xếp mọi chi tiết để tác phẩm có một bố cục chặt chẽ. Mọi tình tiết được xỏ khoen vào nhau một cách tinh tế như những khoen của sợi dây lòi tói (sợi xích sắt). Mọi diễn biến tuần tự được trình bày một cách trơn tru óng ả như dòng mật rót vào chén sứ mỏng tanh, dù đôi lúc có xen vài đoạn hồi ức đi nữa. Độc giả có thể lao từ trang đầu tới trang cuối thoăn thoắt như con thoi mà không cảm thấy mệt nhọc vì đầu óc họ khỏi phải đánh đô vật với chữ nghĩa. Nhưng thật ra, để có được mạch diễn tả dễ gây thống khoái cho người đọc như thế, tác giả phải ra tay chăm sóc từng cách sắp xếp mọi chi tiết một cách tỉ mẩn chi ly. Anh làm cho chúng ta nghĩ đến người chơi hoa lan sành điệu như bà Thục Nhân, một cung tần của Hoàng Đế Minh Mạng. Chẳng những bà chăm bón, tỉa đẹp cho khóm lá mà còn dùng bút cọ mềm mại để phủi bụi bám trong lòng đóa hoa. Lại nữa bút pháp của anh đơn giản và trong sáng như nước sông thu chiếu lấp lánh ánh nắng. Sự diễn tả của anh dạt dào tình cảm mà không ướt sũng cảm tính đến mức cường điệu và thái thậm. Cái đơn giản, cái trong suốt, cái điềm đạm của anh trong văn phong làm chúng ta nghĩ đến văn chương của Thạch Lam trong các tập truyện Gió Đầu Mùa, Nắng Trong Vườn vào thuở tiền chiến, hoặc văn chương của Nguyễn Thị Vinh trong truyện dài Thuơng Yêu, Cô Mai, Nổi Sóng, Vết Chàm trước năm 1975 hay văn chương của Trương Anh Thụy trong bộ trường giang tiểu thuyết (le roman fleuve) Chuyển Mùa vào tân niên kỷ ở hải ngoại. Quyển Ác Mộng Đêm Dài đầy ăm ắp những biến cố, những chất liệu cần thiết để xây dựng nên một giai đoạn lịch sử máu xương trong văn chương. Tác giả không dùng một nhúm gạo nhỏ để nấu một nồi cháo to. Anh viết quyển Ác Mộng Đêm Dài như làm một cái bánh bao với nhân to bột mỏng, rất ngon miệng. Thường những kẻ có vốn sống ít oi, một khi cầm bút viết văn thường kể lể chuyện dạy đời xoàng xĩnh chẳng có chút giá trị gì cho nhu cầu kiến thức của độc giả. Hoặc gặp những tay khéo léo hơn là độc giả mệt ngất ngư truớc lối diễn tả cảm xúc theo kiểu một anh thợ chạm điêu khắc khúc gỗ bé tí những hình thù vô vị vô duyên. Cho nên muốn đưa hết những vận hành của thời cuộc, những khúc quanh của lịch sử vào tác phẩm, tác giả hy sinh một phần cách dựng hoạt cảnh (tả người, tả vật, tả tâm trạng nhân vật ). Anh nghiêng về thuyết thoại (la narration) hơn. Tuy nhiên, anh vẫn không quên công việc miêu tả, dù đôi lúc chỉ bằng vài nét phác thảo, vài nét khái quát, Nhưng những đoạn ấy được diễn tả bằng lối văn đôn hậu, thuần phác và ngập tràn sinh lực như cây dừa tơ, khóm chuối xanh tươi đang sức lớn nên dễ khắc ghi vào cảm quan lẫn ấn tượng độc giảigrave; đã gảy cánh nên gáy không ra tiéng. Sự tuơng lân tương ái nẩy sinh giữa người và con côn trùng trong đêm mưa gió. Hoàn cảnh bi đát có thể nối liền qua sự giao cảm tuyệt vời của cả hai chỉ có một nhân chứng tuyệt vời duy nhất như Phương Triều mới hiểu thấu bằng trực giác thần diệu. Trực giấy ấy hóa thân thành bài Đốm Sương’’: Ông lão đờn cò cười khô miệng móm Chiếc răng cuối cùng dính bọt cháo hoa Hột muối mặn xé buồn trong ruột lạnh Ông lão bâng khuâng ngồi nhớ lão bà! ° Nấm mộ sần sùi trên vồng đất lở Con dế thẩn thờ gặm đốm sương sa Đôi cánh tật nguyền gáy không thành tiếng Từng đêm thao thức như đôi bạn già! ° Ông lão sững nhìn đôi tay tĩnh vật Sợi dây đờn xưa giờ ở đâu xa Âm hưỏng mơ hồ điệu ru của gió Từ trong mịt mờ vọng tiếng mưa qua... ° Sấm nối đuôi về gầm rung lều cỏ Thân vẫn như người hay đã tiêu ma Tấm thân từ đất còn nhiều nợ đất Tay đất ôm người lẩn lộn thịt da! ° Đôi bạn già chơi trò câm lặng Đất vặn mình đau bao nỗi ruột rà Cây lá lộn hồn từ phương thất thổ Mưa lại chợt về cho cỏ đơm hoa!... (trang 30) Hoàn cảnh giữa lão già và tác giả Phương Triều vốn khác biệt nhau. Nhưng một kẻ hay nhìn sâu vào những thân phận cô đơn của tha nhân, nên tác giả nhiều lúc cảm thấy mình cũng khốn khổ cô đơn vì tưởng chừng mình mất một số điểm tựa tinh thần nào đó. Những lúc ấy, trong tâm tưởng, anh cũng cảm thấy mình hóa thân thành lão già. Theo thói thường của những kẻ cô đơn khốn khổ thường mượn men rượu giải sầu. Phương Triều thì mượn men rượu để thắt chặt tình bạn đồng nghiệp trong giới làng văn trận bút. Thét rồi anh đâm ra nghiện. Cái hậu quả của men say vẫn có khía cạnh tiêu cực lẫn tích cực. Men rượu đưa người vào cơn nghiện trầm kha để phá hỏng cuộc đời họ. Nhưng men rượu cũng có thể giúp cho các nghệ sĩ biết bao cảm hứng lai láng và phồn thịnh. Thuở truớc, thi hào Omar Khayyam xứ Ba-tư và thi hào Lý Bạch xứ Trung Hoa há không phải thuộc hạng túy tửu phiên vương hay sao? Văn hào Francis Scott Fitzgerald há không phải là ông thần ve chai cự phách hay sao? Các nhà văn Việt Nam nổi tiếng như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, Thanh Nam cùng nhạc sĩ Phạm Đình Chương há không phải là nhưng tên tuổi sáng chói trên văn đàn nhạc giới hay sao? Riêng ở trường hợp Trần Tuấn Kiệt và Phương Triều, rượu dìu họ vào một thế giới thi ca lạ lẫm và bí nhiệm mà ít có nhà thơ nào can đảm lẫn kiên nhẫn ghé mắt tới Người ngủ đêm vàng trên sóng rượu Không thấy ngày thức vội hôm sau Ngàn cân rót nhẹ ly hồ hải Buồn vạn lần đổi một vui sao? ° Gối đá nằm co say tĩnh vật Nhà hoang tưởng dậy bước chiêm bao Nắng khô lá nõn màu vàng đọt Biển dội tràn sông ngọn sóng nào? ° Khép đôi tay ấm vào chân lạnh Chút nhiệt tình dư ủ hụt hao Tiếng mộng vo ve từng huyễn hoặc Xương tàn cốt rụi cỏ xanh xao! ° Dạo chơi vào ngõ hồn hiu quạnh Thây chữ nằm co lại dáng đau Thơ như vần điệu tuôn nhầm chỗ Nên vận vui buồn xiên xỏ nhau! ° Đất trú chiều dâng chân gió bão Ngựa qua cầu nhỏ nắng lao xao Môi lạt thèm thơm hơi lục bát Vần đau ghép vội nỗi đau nào? (Đất Trú, các trang 110, 111) ° ° ° Các bạn độc giả thân mến, nhà thơ Phương Triều của chúng ta dù mê say dong ruỗi trên những ngã rẽ hào hứng của thi ca, nhưng anh không bao giờ quên các bạn, quên cái tuổi trẻ mộng mơ của chúng ta, không quên luôn thời kỳ tình tự yêu đương khi tóc anh còn xanh mướt, khi mắt anh vẫn long lanh sáng với ý tình khi một bóng ý trung nhân đang đi sâu ào khắp ngỏ ngách của trái tim anh. Do đó, những bài thơ lãng mạn mới có dịp hồi sinh trong quyển thi tập chuyên chở quá nhiều tư tưởng như thi tập Xuơng Rồng Đen’này. Nhưng anh kiến thiết ngôn ngữ tình yêu trong thơ. Mỗi bài thơ vẫn có như câu và những chữ lẩm cẩm rất thơ, xen vào đó là những câu có ngôn ngữ tân kỳ. Những câu, những chữ lẩm cẩm ấy biểu dương nồng độ yêu đượng thật đậm đà, thật thắm thiết. Trong cơn yêu dấu, ai đó nói những câu quá tỉnh táo, những câu sáng suốt thì ý tình sẽ nguội lạnh và loãng nhạt đi. Một lần đi tưởng đi luôn Vừa qua gặp mặt lại tuồng như quên! ° Tưởng rằng được vậy đã hên Dè đâu bởi vậy cho nên mới buồn! Dẫu gì cũng lỡ nhớ thương Dẫu rằng lỡ vậy, vậy luôn mới buồn! ° Bột về thắc mắc hỏi khuôn Sao trên mặt bột rải đường khác nhau? (trang 4) Cái thời thơ mộng và hiền như mực tím’(nói theo Nhã Ca) là thời cắp sách đến trường, vào ngưỡng cửa tuổi hoa niên. Những mối tình học trò lấy bối cảnh sân trường lớp học, bảng phấn tường vôi đã được nhiều nhà thơ từ tiến chiến tới nay khai thác bấy bầy rồi. Bây giờ vẫn có Vũ Thi An tiếp tục viết những vần thơ tình học trò qua hai thi tập Tình Quê Tình Thơ’và Cuối Đường Hạnh Phúc. Thường là những bài thơ rất... học trò, nếu không săn tìm được những hình ảnh độc đáo, những tứ hơ kỳ đặc, và nếu không canh tân ngôn ngữ cho thơ thì nên đưa những bài thơ ấy vào quyển nhật ký hay quyển lưu bút mới thích hợp hơn. PhươngTriều dù đã gần tuổi thất tuần, nhưng anh không dị ứng với loại thơ thời mơ tuổi mộng, không ngại quay về dĩ vãng để khơi lại nguồn thơ đầu mùa của mình. Mưa về cho nắng hạ trong Cho thắm phượng hồng đỏ sắc môi em! Góc ngồi tay múa que kem Nhìn ra mộng mị đời lem luốc buồn! ° Điệu ve nhịp guốc sân trường Mực xanh lưu bút dễ thương chừng nào? Ngõ đời sóng chợt lao xao Bạn từ hôm đó lạc nhau lần hồi... ° Trăng nào thắp đuốc tuổi tôi Nhởn nhơ đom đóm ngồi chơi khắp vườn Se lòng nhăn gió nhủ sương Ngóng em chừng đỗi dễ thường nguôi ngoai! ° Mưa dầm không ướt kẽ tay Còn chen chân chỗ khô ngoài ướt trong!... (trang 20) Để mai lỗi hẹn thành ra mốt Ta lạc nhau từ hẹn bữa qua Người đi như thể không về kịp Mà kịp về không kịp cách xa! ° Xô nhau thức giữa ngày Thu ngủ Một chút trăng non bỗng sáng lòa Người đưa tay hứng sương Thu tới Mà tưởng chưa hề Hạ chớm hoa! ° Nên chi phượng cũ không về nữa Trường lớp mưa giăng bóng nhạt nhòa Tiếng trống trường xưa dồn tĩnh mịch Nghiên sầu bút lạnh giữa phôi pha... (Lỡ Hẹn, trang 26) Những bài thơ tình của Phương Triều chẳng những có vóc dáng riêng biệt mà còn có ý tình đặc thù. Loại thơ này không mặc đồng phục với các bài thơ tình yêu của kẻ khác. Thuần chất sáng tạo là đây! Những kẻ có tình yêu đơn phương hay trong tình yêu nhạt nhẽo thường tra vấn cái nguyên do tình cảm của mình lẫn của người đối tượng. Họ còn thắc mắc hoàn cảnh nào mà cái cung không đáp ứng trọn vẹn cái cầu, cái hệ lụy nào khiến cho hạnh phúc dậm chân tại chỗ hay cất cánh bay đi. Nói theo Xuân Diệu là: Cho rất nhiều song nhẫn chẳng bao nhiêu/ Nguời ta phụ hay thờ ơ chẳng biết. Các đương sự cứ hỏi lung tung, cứ thắc mắc liên tu bất tận, nhưng rồi ra vẫn ở trong ngõ bí, trong mê cung hoặc trong bát quái đồ hình. Yêu lâu rồi mà như chưa yêu Cho bao nhiêu mà như chưa nhiều Lấy ra đếm lại rồi đem cất Nên bấy nhiêu thành chẳng được nhiêu! ° Dẫu cho thí tỉ mà như vậy Thì cứ yêu dầu chẳng được yêu Dẫu gì cũng chẳng buồn cho lắm Thì chút buồn kia chẳng đáng nhiêu! ° Hết yêu đâu lẽ còn yêu được Dẫu có yêu hoài cũng bấy nhiêu! Dẫu rằng đã vậy thì thôi vậy Mà chút yêu thôi cũng lụy nhiều! ° Hỏi rằng tới tuổi bao nhiêu Thì quên được hết những điều chưa quên!... (Nhiêu, trang 78) Tác giả cứ o bế ngôn ngữ lẩm cẩm dễ thương của một kẻ chưa có kinh nghiêm sâu sắc và dồi dào trong tình yêu. Điều này rất dễ làm mủi lòng người đọc. Và hình như bởi lẽ đó mà anh hơi lãnh đạm với ngôn ngữ của thơ. Bài thơ thiếu nét tạo hình, thiếu cảnh vật lót nền cho bài thơ. Ngôn ngữ thơ ít quá! Nhưng ở bài Dư’tác giả chuộc lại điều sơ sót của mình bắng cách nâng thơ tình yêu lên vài cung bậc cao, đưa thơ vào cái bí nhiệm, cái thắc mắc siêu hình. Xin đọc: Em thiệt tình quên không thể nhớ Mà ta tình thiệt lại không quên! Dẫu cho chỉ một lần không nhớ Mà ngỡ mình thành thương nhớ thêm! ° Ghé qua gặp lúc không còn gặp Chút nghĩa tình thôi chắc chẳng bền Ta thiệt tình cho nên mất thiệt Chút tình đâu đủ nghĩa nhân duyên! ° Cứ như điệp khúc đời đơn điệu Người dắt nhau vào cuộc ngửa nghiêng Tới đêm lẩn lút về thăm mộng Chợt thấy tiền thân rời căn nguyên! ° Biển đi còn vết sầu trên cát Chân dã tràng chao bóng đảo điên Hồn ủ vào miên trường tĩnh vật Tay một đời dư chỗ tật nguyền! (trang 140) ° ° ° Trong nghệ thuật thi ca, Phương Triều lột xác từ từ, chậm chạp. Nhưng những bước chân thẳng tiến trên lộ trình bằng phẳng hay những bước đăng sơn của anh thật vững chắc. So với thi tập Thơ Phương Triều’gồm những bài thơ cảm hoài, thơ hiện thực, rồi thì tới thi tập Xóm Mộ, anh bắt đầu chổi dậy để hưởng ứng những loại thơ viễn thâm tình ý, loại thơ khám phá cái bí nhiệm của cuộc đời. Những bài thơ trong 2 thi tập áp chót (Xóm Mộ’và Giọt Sữa Đất) bắt đầu sửa soạn một cuộc hóa thân ngoạn mục nên có tầm vóc khả quan. Như thế, tập thơ Giọt Sữa Đất ’như vầng chiêu dương đỏ ối trồi lên góc biển phương Đông, nhuộm hồng chân mây, còn thi tập Xương Rồng Đen’như mặt trời vừa leo lên đỉnh ngọ, tỏa sáng khắp sum la vạn tượng.