ài ngày sau khi công bố iPad vào tháng Một năm 2010, Jobs mở một cuộc họp “tòa thị chính” với các nhân viên ở Apple. Tuy nhiên, thay vì hân hoan vui mừng với sản phẩm đột phá mới của mình, ông lại nguyền rủa Google vì đã sản xuất hệ điều hành đối thủ là Android. Jobs rất tức giận vì Google quyết định cạnh tranh với Apple trong thị trường điện thoại, ông nói: “Chúng ta không nhảy vào thị trường Tìm kiếm, nhưng họ lại nhảy vào thị trường điện thoại. Không có gì nhầm lẫn ở đây hết. Họ muốn tiêu diệt iPhone. Chúng ta sẽ không để họ làm được điều đó.” Vài phút sau, khi cuộc họp đã chuyển sang chủ đề khác, Jobs tiếp tục quay lại đả kích slogan nổi tiếng của Google: “Tôi muốn quay lại chủ đề ban đầu và bổ sung một điều. Cái câu thần chú “Đừng làm điều đó thật quá nhảm nhí.” Cá nhân Jobs cảm thấy như mình bị phản bội. CEO của Google là Eric Schmidt - từng là thành viên ban giám đốc của Apple trong quá trình triển khai iPhone và iPad, còn các nhà sáng lập của Google là Larry Page và Sergey Brin từng coi Jobs là người thầy của mình. Ông cảm thấy như bị mất cắp. Giao diện màn hình cảm ứng của Android đang bắt chước ngày càng nhiều các tính năng mà Apple đã tạo ra như đa cảm ứng, tính năng vuốt và một lưới ô vuông các biểu tượng ứng dụng. Jobs đã cố gắng can ngăn Google triển khai Android. Năm 2008, ông đến trụ sở chính của Google gần Palo Alto và la hét tranh cãi với Page, Brin cùng trưởng nhóm phụ trách Android là Andy Rubin. (Khi đó Schmidt vẫn nằm trong ban giám đốc của Apple nên không tham gia các cuộc tranh luận liên quan đến iPhone.) ông hồi tưởng: “Tôi đã nói rằng nếu giữ được quan hệ tốt thì chúng tôi sẽ bảo đảm có phần truy nhập Google trong iPhone cũng như dành cho Google một hoặc hai biểu tượng trên màn hình chủ.” Nhưng ông cũng đe dọa rằng nếu Google tiếp tục phát triển Android và sử dụng bất kỳ tính năng nào của iPhone, chẳng hạn như đa cảm ứng, thì ông sẽ kiện. Ban đầu, Google tránh bắt chước các tính năng nhất định, nhưng tháng Một năm 2010, HTC giới thiệu một chiếc điện thoại Android với tính năng đa cảm ứng cùng rất nhiều điểm giống iPhone cả về diện mạo lẫn cảm nhận. Đó chính là ngữ cảnh để Jobs tuyên bố rằng slogan “Đừng làm điều xấu” của Google là “nhảm nhí”. Vậy là Apple đâm đơn kiện HTC (và rộng ra là Android) vì đã vi phạm 20 giấy phép độc quyền sáng tạo của họ, bao gồm các giấy phép về ứng dụng đa cảm ứng, vuốt để mở, gõ hai lần để phóng to, kéo hoặc nhúm để mở rộng, và các bộ cảm biến để quyết định cách cầm thiết bị. Khi Jobs ngồi trong căn nhà của mình ở Palo Alto vào tuần đâm đơn kiện, lần đầu tiên tôi thấy ông giận dữ đến như vậy: Đơn kiện của chúng tôi ghi rằng: “Google, các người đã ăn cắp iPhone, ăn cắp hàng loạt của chúng tôi.” Thật là một hành vi trộm cắp bỉ ổi. Nếu cần, tôi sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, sẽ dùng hết 40 tỷ đô-la của Apple trong tài khoản ngân hàng để làm cho ra lẽ vụ này. Tôi sẽ tiêu diệt Android, vì nó là một sản phẩm ăn cắp. Tôi sẵn sàng “gây chiến tranh nhiệt hạch” vì vấn đề này. Họ sợ tưởng chết được, vì họ biết là họ có tội. Ngoài thị trường Tìm kiếm thì các sản phẩm của Google - Android, Google Docs - đều chẳng ra cái thá gì. Vài ngày sau Jobs nhận được cuộc gọi từ Schmidt, ông này đã từ chức khỏi ban giám đốc của Apple vào mùa hè năm trước, ông đề xuất một cuộc hẹn, và họ gặp nhau tại một quán cà phê ở trung tâm mua sắm Palo Alto. Schmidt hồi tưởng lại: “Chúng tôi dành một nửa cuộc gặp hôm đó để bàn về các vấn đề cá nhân, và nửa còn lại về nhận định của Jobs rằng Google đã ăn cắp các thiết kế giao diện người dùng của Apple.” ở chủ đề thứ hai, Jobs là người nói chủ yếu. ông nói với Schmidt: “Google đã ăn cắp của tôi. Chúng tôi đã bắt quả tang được các người. Tôi không muốn thương lượng. Tôi không cần tiền của các người. Có cho tôi 5 tỷ đô-la, tôi cũng không thèm. Tôi chẳng thiếu gì tiền. Tất cả những gì tôi muốn là các người ngừng sử dụng các ý tưởng của chúng tôi cho Android.” Hôm đó, họ không giải quyết được điều gì. Đằng sau tranh chấp này là một vấn đề còn cơ bản hơn, một vấn đề căng thẳng ảnh hưởng từ một giai đoạn rất dài trước đây. Google cho ra mắt Android như một nền tảng “mở”: các nhà chế tạo phần cứng có thể sử dụng miễn phí mã nguồn mở của nó cho bất kỳ điện thoại hoặc máy tính bảng nào mà họ đang lắp ráp. Tất nhiên, Jobs độc đoán tin rằng Apple nên tích hợp hệ điều hành với phần cứng của mình. Vào những năm 1980, Apple chưa cấp phép sử dụng hệ điều hành Macintosh, còn Microsoft cuối cùng đã giành được thị phần rất lớn bằng cách cấp phép sử dụng hệ điều hành của mình cho các nhà chế tạo phần cứng và đã, theo Jobs là, ăn cắp giao diện của Apple. So sánh giữa hành động của Microsoft vào những năm 1980 với những gì Google đang cố thực hiện vào năm 2010 là không chính xác, nhưng cũng đủ gần gũi để gây bất hòa và tức giận. Nó là minh chứng cho cuộc tranh cãi lớn trong thời đại số: khép kín hay mở cửa, hay như cách nói của Jobs là tích hợp hay phá vỡ. Liệu rằng kết hợp phần cứng, phần mềm và xử lý nội dung vào cùng một hệ thống gọn nhẹ để đem lại cho người dùng một trải nghiệm đơn giản hơn có phải là phương án tốt hơn, như Apple tin tưởng và như chủ nghĩa hoàn hảo áp đảo của Jobs gần như ép buộc hay không? Hay tốt hơn là trao cho người dùng và nhà sản xuất thêm nhiều lựa chọn và dọn chỗ cho các cải tiến mới bằng cách tạo ra những hệ thống phần mềm có thể được điều chỉnh và sử dụng trên các thiết bị khác? Sau này Schmidt có nói với tôi: “Steve muốn điều hành Apple theo một cách riêng, cũng giống như 20 năm trước, đó là biến Apple là một nhà cải tiến hệ điều hành khép kín tuyệt vời. Họ không muốn người khác “đặt chân lên” nền tảng của họ khi chưa được phép. ích lợi của nền tảng khép kín chính là quyền kiểm soát. Nhưng Google thì tin rằng mở cửa mới là cách tiếp cận hay hơn, bởi nó mang lại nhiều phương án hơn, cũng như sự cạnh tranh và lựa chọn cho khách hàng.” Vậy Bill Gates đã nghĩ gì khi chứng kiến Jobs cùng chiến lược khép kín của ông khai chiến với Google, cũng như những gì ông đã làm với Microsoft 25 năm trước đó? Gates nói: “Khép kín cũng có một số ích lợi, nhất là về cách anh kiểm soát trải nghiệm đó, và chắc chắn là đã có những lúc ông ấy đạt được lợi ích đó.” Nhưng, Bill cũng nói thêm rằng, từ chối cấp phép sử dụng Apple iOS đã mang đến cho các đối thủ như Android cơ hội tăng doanh số bán hàng. “Các công ty này không phải đang xây dựng các kim tự tháp bên cạnh Central Park^^^V‟ ông nói đùa về đại lý của Apple trên Đại lộ số Năm, “nhưng họ đang nghĩ ra các hướng cải tiến mới dựa trên sự cạnh tranh về khách hàng.” Gates chỉ ra rằng hầu hết các cải tiến ở máy tính cá nhân đều xuất hiện là vì khách hàng có rất nhiều lựa chọn, và đến một ngày nào đó, điều tương tự cũng sẽ xảy đến ở thế giới thiết bị di động. “Tôi nghĩ là cuối cùng, mở cửa sẽ là hướng đi thành công, nhưng đó là xuất phát điểm của tôi. về lâu dài, những thứ gắn chặt với nhau đó, anh không thể dính lấy nó mãi được.” Jobs tin tưởng vào “sự gắn chặt với nhau đó.” Niềm tin của ông vào một môi trường khép kín và được kiểm soát không hề lay chuyển ngay cả khi thị phần của Android ngày càng tăng. Khi nghe tôi kể về những gì Schmidt đã nói, ông xỉ vả: “Google nói rằng chúng tôi lạm dụng kiểm soát hơn họ, rằng chúng tôi khép kín còn họ thì mở cửa. Giờ thì nhìn vào kết quả xem - Android là một mớ hổ lốn. Nó có các kích thước màn hình và phiên bản khác nhau, tính ra là hơn 100 đơn vị.” Dù cho phương pháp của Google cuối cùng có thể sẽ thắng lợi trong thị trường, Jobs vẫn thấy không chấp nhận được. “Tôi muốn chịu trách nhiệm đối với toàn bộ trải nghiệm của người sử dụng. Chúng tôi thực hiện điều đó không phải vì mục tiêu kiếm tiền mà bởi chúng tôi muốn tạo ra những sản phẩm tốt hơn, chứ không phải thứ rác rưởi như Android.” Flash, App Store và sự kiểm soát Jobs luôn kiên quyết với sự kiểm soát toàn bộ ngay cả trong những cuộc chiến khác, ở buổi họp thị chính nơi ông đã công kích Google, Jobs cũng phê phán Flash - nền tảng đa phương tiện cho website của Adobe, và gọi nó là một thứ nuốt pin đầy lỗi do những kẻ “lười biếng” tạo ra. Theo ông, iPod và iPhone sẽ không bao giờ chạy Flash. “Flash là một sản phẩm công nghệ kiểu spaghetti thịt viên với hiệu suất tệ hại và các vấn đề bảo mật thật sự tồi tệ,” ông nói với tôi như vậy vào cuối tuần đó. Ông thậm chí còn cấm đoán các ứng dụng có sử dụng trình biên dịch do Adobe tạo ra để chuyển mã Flash nhằm trở nên tương thích với iOS của Apple. Jobs khinh thường việc sử dụng các chương trình biên dịch cho phép lập trình viên viết sản phẩm một lần rồi truyền vào nhiều hệ điều hành khác nhau, ông nói: “Truyền Flash qua các nền tảng nghĩa là mọi thứ bị quy đồng xuống mẫu số chung nhỏ nhất. Chúng tôi nỗ lực rất nhiều để biến nền tảng của mình trở nên tốt hơn, và người lập trình sẽ không được lợi gì nếu Adobe chỉ có tác dụng với các chức năng mà tất cả các nền tảng đều có. Vì vậy chúng tôi nói rằng chúng tôi muốn các lập trình viên tận dụng các tính năng ưu việt hơn của mình, nhờ đó các ứng dụng của họ sẽ hoạt động được tốt hơn trên nền tảng của chúng tôi so với của bất kỳ ai khác.” về điều này thì ông đã đúng. Mất đi sự khác biệt trong các nền tảng của Apple - để cho chúng trở nên thông dụng như những chiếc máy của HP và Dell - cũng chính là dấu chấm hết cho công ty. Bên cạnh đó còn có một lý do cá nhân hơn. Năm 1985, Apple đã đầu tư vào Adobe, và hai công ty đã cùng khai triển cuộc cách mạng chế bản văn phòng. “Chúng tôi đã góp phần giúp Adobe trở nên nổi tiếng,” Jobs tuyên bố. Năm 1999, sau khi trở lại với Apple, ông đề nghị Adobe làm phần mềm chỉnh sửa video và các sản phẩm khác cho chiếc iMac cùng hệ điều hành mới của nó, nhưng Adobe đã từ chối. Thay vào đó, họ tập trung thực hiện sản phẩm cho Windows. Chẳng bao lâu sau đó, nhà sáng lập của Adobe là John Warnock nghỉ hưu. “Warnock rời công ty mang theo linh hồn của Adobe,” Jobs nói. “Ông ấy chính là nhà phát minh, là người mà tôi quý mến. Từ đó trở đi, công ty này chẳng còn ra thể thống gì nữa.” Khi những người truyền bá cho Adobe và hàng loạt người ủng hộ Flash trên cộng đồng blog công kích Jobs vì lối kiểm soát quá đà, ông quyết định viết và đăng một lá thư ngỏ. Bill Campbell, bạn của ông và cũng là thành viên ban giám đốc, đã đến nhà ông để xem bức thư này. Jobs hỏi Campbell: “Nghe có giống như tôi chỉ đang cố bới móc Adobe không?” Người cố vấn trả lời: “Không, đây là sự thật, cứ công bố nó đi.” Phần lớn lá thư tập trung vào các hạn chế kỹ thuật của Flash. Nhưng dù Campbell đã khuyên can, Jobs vẫn phải trút giận về mối quan hệ đầy vấn đề giữa hai công ty ở phần cuối thư cho bằng được, ông viết: “Adobe là nhà lập trình bên thứ ba cuối cùng bắt chước hoàn toàn Mac OS X.” Cuối năm đó, Apple bãi bỏ một số hạn chế đối với các trình biên dịch chéo giữa các nền tảng, và Adobe đã có thể cho ra mắt một công cụ biên soạn Flash có tận dụng các tính năng chủ đạo từ iOS của Apple. Đó là một cuộc chiến đầy cay đắng với cái lý thuộc về Jobs. Cuối cùng, cuộc chiến này đã thúc đẩy Adobe và các lập trình viên trình biên dịch khác tận dụng tốt hơn giao diện cũng như các tính năng đặc biệt của iPhone và iPad. Nhiệm vụ khó khăn hơn của Jobs là chuyển hướng các cuộc bàn cãi về khát khao của Apple muốn giữ chặt kiểm soát đối với các ứng dụng có thể được tải về iPhone và iPad. Cảnh giác trước những ứng dụng có chứa virus hoặc vi phạm quyền riêng tư của người sử dụng là đúng; ngăn chặn các ứng dụng đưa người dùng đến các trang web đặt mua thay vì thực hiện qua iTunes store cũng là có cơ sở về mặt kinh doanh. Nhưng Jobs cùng đội ngũ của mình đã đi xa hơn: Họ quyết định cấm bất kỳ ứng dụng nào làm mất danh dự con người, chẳng hạn như dễ gây bùng nổ mâu thuẫn chính trị hoặc bị bộ phận kiểm duyệt của Apple xác định là có nội dung khiêu dâm. Vấn đề kiểm soát quá đà này trở nên rõ ràng khi Apple từ chối một ứng dụng giới thiệu phim hoạt hình chính trị của Mark Fiore, lý do là cách anh ta công kích chính sách tra tấn dưới thời của Bush đã vi phạm giới hạn của việc làm mất danh dự con người. Quyết định này được công khai và bị đem ra làm trò cười khi Fiore giành giải Pulitzer năm 2010 cho tác phẩm hoạt họa vào tháng Tư. Apple buộc phải thay đổi ý kiến của mình, và Jobs đã công khai xin lỗi. “Chúng tôi thấy có lỗi vì đã mắc sai lầm,” ông nói. “Chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt nhất trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ học hỏi nhanh nhất có thể - nhưng chúng tôi đã cho rằng nguyên tắc đó là đúng. Vụ này không chỉ là một sai lầm. Nó còn làm dấy lên nỗi ám ảnh về cách Apple kiểm soát các ứng dụng chúng ta có thể đọc và xem, ít nhất là nếu chúng ta muốn sử dụng một chiếc iPad hay iPhone. Jobs dường như đang có nguy cơ biến thành một người Anh cả kiểu Orwell^'^‟') mà chính ông đã rất sung sướng được tiêu diệt trong quảng cáo “1984” cho Macintosh của Apple, ông đã rất nghiêm túc với vấn đề này. Một hôm, ông gọi điện thoại cho người phụ trách một chuyên trang của tờ New York Times là Tom Friedman để bàn cách vạch ra các giới hạn sao cho không giống như đang kiểm duyệt. Ông đề nghị Friedman đứng đầu một nhóm tư vấn để giúp vạch ra đường lối, nhưng anh ta nói rằng đó sẽ là một xung đột về lợi ích, và rồi không có ký kết nào được đưa ra. Chủ trương cấm nội dung khiêu dâm cũng gây ra vấn đề. “Chúng tôi tin rằng mình có trách nhiệm đạo đức là phải ngăn chặn nội dung khiêu dâm khỏi iPhone,” Jobs tuyên bố như vậy trong một e-mail gửi cho khách hàng. “Ai thích xem những thứ như vậy thì có thể mua một chiếc Android.” Sự việc này dẫn đến một cuộc trao đổi e- mail với Ryan Tate - biên tập viên của website công nghệ lá cải Valleywag. Một buổi tối, Tate vừa nhấm nháp ly cocktail, vừa bắn một e-mail tới Jobs với nội dung chỉ trích lối kiểm soát nặng tay của Apple đối với các ứng dụng. “Nếu bây giờ Dylan mới 20 tuổi thì liệu ông ấy sẽ nghĩ thế nào về công ty của ông?” Tate hỏi. “Liệu ông ấy có nghĩ rằng iPad có chút liên hệ nào với „cách mạng‟ không? Mà cách mạng thì phải đi kèm với tự do.” Trước sự ngạc nhiên của Tate, vài tiếng sau, tức là sau nửa đêm, Jobs trả lời: “Đúng, tự do không tiến hành các chương trình ăn cắp dữ liệu cá nhân, tự do không thực hiện các chương trình ăn mòn pin, tự do không sử dụng mấy thứ văn hóa phẩm đồi trụy. Đúng vậy, tự do đấy. Thời đại của chúng đã qua rồi, và vài người làm máy tính cá nhân truyền thống cảm thấy như thể thế giới của họ đang trôi tuột đi vậy. Sự thật đúng là như vậy đấy.” Trong e-mail trả lời của mình, Tate nêu ra một số suy nghĩ của mình về Flash và các chủ đề khác, sau đó quay trở lại vấn đề kiểm duyệt. “Ông biết không, tôi không muốn „tự do không sử dụng mấy thứ văn hóa phẩm đồi trụy.‟ Tôi thấy chẳng có gì sai trái cả! Và tôi nghĩ là vợ tôi cũng đồng ý.” Jobs đáp lại: “Đến khi có con, anh sẽ chú ý hơn về văn hóa phẩm đồi trụy, vấn đề không phải là tự do, mà là Apple đang cố gắng làm điều tốt đẹp cho người dùng của mình.” Cuối cùng, ông chèn vào một câu rất sâu cay: “Nhân tiện, anh đã làm được gì tốt đẹp nào? Anh có tạo ra được cái gì không, hay chỉ biết chỉ trích công sức và đẩy lùi động lực của người khác?” Tate thừa nhận đã bị ấn tượng. Anh viết: “Rất hiếm có CEO nào lại đấu khẩu tay đôi với khách hàng và blogger như vậy. Jobs xứng đáng được ghi nhận vì đã phá vỡ khuôn mẫu của các giám đốc điều hành người Mỹ điển hình, và không phải chỉ vì công ty của ông tạo ra được các sản phẩm vượt trội đến thế: Jobs không chỉ xây dựng rồi gây dựng lại công ty của mình dựa trên những chính kiến mạnh mẽ về cuộc sống số, mà ông còn sẵn sàng công khai bảo vệ chúng. Rất thẳng thắn. Rất mãnh liệt.” Nhiều người trong cộng đồng blogger cũng có cùng ý kiến và gửi e-mail ca ngợi ông. Jobs cũng rất tự hào; ông đã chuyển cho tôi những e-mail trao đổi với Tate cùng một số lời khen ngợi. Tuy nhiên, vẫn còn chút căng thẳng trong sắc lệnh của Apple rằng người sử dụng sản phẩm của họ không nên để mắt tới các phim hoạt hình chính trị gây tranh cãi hay văn hóa phẩm đồi trụy. Website châm biếm eSarcasm.com đã khởi động một chiến dịch trực tuyến mang tên “Đúng vậy đấy, Steve, tôi muốn xem phim khiêu dâm.” Trang web này tuyên bố: “Chúng tôi là những kẻ vô lại bẩn thỉu, bị ám ảnh tình dục cần đến những thứ bẩn thỉu đó 24 giờ mỗi ngày. Chúng tôi chỉ muốn được sống trong một xã hội cởi mở, không bị ngăn cấm, không phải phụ thuộc vào quyết định của một tên độc tài công nghệ rằng có thể hay không thể xem cái gì.” Vào thời điểm đó, Jobs và Apple đang đấu tranh với website con của Valleywag là Gizmodo, bởi họ đã có được một phiên bản thử nghiệm của chiếc iPhone 4 khi nó chưa được chào bán do một kỹ sư của Apple để quên tại một quán bar. Khi cảnh sát đến khám xét nhà của phóng viên đó dựa trên các thông báo của Apple, sự việc này lại đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải thói kiểm soát điên rồ đã kết hợp với sự ngạo mạn hay không. Jon Stewart là một người bạn của Jobs và cũng là một người hâm mộ Apple. Jobs đã đến gặp riêng ông vào tháng Hai khi tới New York để họp với các giám đốc truyền thông. Nhưng điều này cũng không ngăn Stewart công kích Jobs trên chương trình The Daily Show, ông nói nửa đùa nửa thật: “Đáng lẽ mọi việc không thành ra thế này! Đáng lẽ Microsoft mới là kẻ xấu!” Sau lưng ông, từ “appholes‟‟^"^^) hiện lên màn hình. “Trước đây, các anh là những kẻ nổi loạn, những kẻ lép vế. Nhưng giờ đây các anh đang biến thành cái gì? Còn nhớ hồi năm 1984, các anh có đám quảng cáo tuyệt vời về lật đổ Big Brother không? Giờ thì nhìn lại mình đi!” Cuối mùa xuân năm đó, vấn đề này được đem ra bàn luận giữa các thành viên ban giám đốc. Vào một bữa trưa ngay sau khi nêu ra vấn đề này ở một cuộc họp, Art Levinson nói với tôi: “Vấn đề là sự ngạo mạn. Nó gắn liền với tính cách của Steve. Ông ấy phản ứng rất bản năng và đưa ra những lời buộc tội sỗ sàng.” Sự ngạo mạn đó có thể chấp nhận được khi Apple còn là một kẻ lép vế nóng nảy. Nhưng giờ đây Apple đang thống trị thị trường di động. “Chúng tôi cần thay đổi để trở thành một công ty lớn và giải quyết vấn đề về thói kiêu ngạo này,” Levinson nói. AI Gore cũng nói về vấn đề này ở các cuộc họp ban giám đốc: “Phạm vi của Apple đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, không còn là trò đả kích Big Brother nữa. Giờ đây Apple đã lớn mạnh, mọi người sẽ coi đó là sự kiêu ngạo.” Jobs trở nên thủ thế khi chủ đề này được nêu ra. Theo Gore: “ông ấy vẫn đang tự điều chỉnh mình theo thay đổi đó. ông ấy thà làm một kẻ nép vế còn hơn là một gã khổng lồ hèn mọn.” Jobs thường thiếu kiên nhẫn với những cuộc nói chuyện kiểu đó. Khi ấy, ông nói với tôi rằng lý do Apple bị chỉ trích là “các công ty như Google và Adobe đang dựng chuyện và cố gắng gạt bỏ chúng tôi.” “ông nghĩ gì về ý kiến cho rằng Apple đôi khi hành động rất ngạo mạn? “Tôi không lo lắng về chuyện đó,” ông nói, “vì chúng tôi không hề ngạo mạn.” Antennagate(): Thiết kế và Kỹ thuật Tại nhiều công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng luôn tồn tại mối quan hệ căng thẳng giữa các nhà thiết kế, những người muốn làm cho sản phẩm có một diện mạo đẹp đẽ, với các kỹ sư, những người muốn đảm bảo rằng sản phẩm thỏa mãn được các yêu cầu vận hành, ở Apple, Jobs đòi hỏi rất cao ở cả thiết kế và kỹ thuật, vì vậy sự căng thẳng đó càng lớn hơn. Khi Jobs và giám đốc thiết kế Jony Ive trở thành đồng tham mưu sáng tạo vào năm 1997, họ có xu hướng coi những mối lo ngại của các kỹ sư là minh chứng của thái độ làm việc ngại khó, cần phải vượt qua. Niềm tin của họ rằng thiết kế tuyệt vời có thể thúc đẩy kỹ thuật xuất sắc đến siêu việt đã được củng cố nhờ thành công của iMac và iPod. Khi các kỹ sư nói không thể làm được điều gì đó, Ive và Jobs sẽ buộc họ phải cố gắng, và thường thì họ thành công. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng xảy ra những vấn đề nhỏ, ví dụ như chiếc iPod Nano có thể bị xước vì Ive cho rằng một lớp phủ trong suốt sẽ làm giảm độ tinh khiết trong thiết kế của ông. Nhưng đó chưa phải là khủng hoảng. Trong trường hợp của iPhone, mong muốn về thiết kế của Ive gặp phải trở ngại là một định luật vật lý cơ bản không thể thay đổi được kể cả cách bằng bóp méo thực tế. Kim loại không phải là một chất liệu tốt để đặt gần ăng-ten. Như Michael Faraday đã chỉ ra, sóng điện từ chỉ bay quanh kim loại chứ không xuyên qua được. Vì vậy, một bức tường kim loại bao quanh một chiếc điện thoại có thể tạo ra cái mà người ta gọi là chiếc lồng Faraday, làm giảm tín hiệu thu phát sóng. Chiếc iPhone ban đầu có một dải nhựa dưới đáy, nhưng Ive cho rằng làm như vậy sẽ phá hỏng thiết kế tổng thể và đề nghị ghép một viền nhôm vào xung quanh chiếc điện thoại. Sau khi ý tưởng này thành công, Ive thiết kế chiếc iPhone 4 với viền thép. Thép sẽ là khung chống đỡ cấu trúc, có vẻ ngoài bóng bẩy và đóng vai trò là một phần ăng-ten của chiếc điện thoại. Tuy nhiên, thiết kế này chứa đựng những thách thức rất lớn. Để đảm nhiệm vai trò là một chiếc ăng-ten, viền thép này phải có một khe hở nhỏ. Nhưng nếu ta che kín khe hở đó bằng một ngón tay hoặc lòng bàn tay đầy mồ hôi thì có thể dẫn đến mất tín hiệu. Các kỹ sư đề xuất phủ một lớp trong suốt trên phần kim loại nhằm loại bỏ điểm yếu này, nhưng một lần nữa Ive lại thấy rằng làm như vậy sẽ mất đi giá trị của thiết kế kim loại bóng. Vấn đề được trình bày với Jobs tại nhiều cuộc họp, nhưng ông cho rằng các kỹ sư chỉ đang báo động giả. Các anh có thể làm được, ông nói vậy và họ làm. Và đúng là họ làm được, gần như hoàn hảo. Chứ không phải là hoàn hảo trọn vẹn. Khi iPhone 4 được tung ra vào tháng 6 năm 2010, nó có vẻ ngoài rất tuyệt vời, nhưng chẳng bao lâu đã xuất hiện một vấn đề: Nếu bạn cầm chiếc điện thoại này một cách nhất định, nhất là khi dùng tay trái khiến lòng bàn tay che kín khe hở nhỏ thì bạn có thể bị mất kết nối. Vấn đề này xảy ra với tỷ lệ khoảng một trên một trăm cuộc gọi. Jobs cứ nhất định giữ bí mật sản phẩm chưa được tung ra thị trường của mình (ngay đến chiếc điện thoại mà Gizmodo vớ được trong quán bar cũng có một lớp vỏ giả bao quanh), vì vậy chiếc iPhone 4 đã không được trải qua thử nghiệm trực tiếp như hầu hết các thiết bị điện tử khác. Do đó, lỗi này đã không được phát hiện trước khi mọi người đổ xô đi mua iPhone 4. Sau này Tony Fadell có nói: “Câu hỏi đặt ra là liệu hai chính sách song song bao gồm ưu tiên thiết kế so với kỹ thuật và giữ kín quá đà các sản phẩm chưa được tung ra thị trường có giúp ích được gì cho Apple hay không, về tổng thể thì có, nhưng sức mạnh chưa qua thử nghiệm là một điều tồi tệ, và điều đó đã xảy ra.” Nếu đó không phải là Apple iPhone 4, một sản phẩm được tất cả mọi người nể sợ, thì vấn đề vài cuộc gọi bị ngắt đã không bị mổ xẻ đến mức đó. Nhưng từ đó nó đã bị gắn cho cái tên “Antennagate,” và vấn đề lên đến đỉnh điểm vào đầu tháng 7 khi tờ Consumer Reports thực hiện các cuộc kiểm tra khắt khe và kết luận rằng họ không thể khuyên dùng iPhone 4 được vì vấn đề ăng- ten. Khi vấn đề này nảy sinh, Jobs và gia đình đang ở Kona Village, Hawaii. Ban đầu ông có thái độ thủ thế. Art Levinson ngay lập tức gọi điện thoại cho Jobs, và Jobs quả quyết rằng vấn đề nảy sinh là do mánh lới của Google và Motorola. “Họ muốn hạ gục Apple,” ông nói. Levinson cố gắng nhũn nhặn: “Ta hãy cố gắng tìm hiểu xem có vấn đề gì không.” Khi ông đề cập lại nhận định về sự ngạo mạn của Apple, Jobs rất không vừa lòng. Nó đi ngược lại cách nhìn đời trắng đen, phải trái rõ ràng của ông. ông thấy rằng Apple là một công ty có phép tắc. Nếu người khác không nhận ra được điều này thì đó là lỗi của họ chứ không phải là lý do để Apple phải nhún nhường. Phản ứng tiếp theo của Jobs là cảm giác bị tổn thương, ông coi lời chỉ trích đó là nhắm vào cá nhân mình và trở nên rất đau khổ. “Về cốt lõi, Jobs không làm những việc mà ông ấy thấy là sai rành rành như một số kẻ thực dụng trong ngành của chúng tôi,” Levinson nói. “Vì vậy nếu thấy mình đúng thì ông ấy sẽ phản bác luôn chứ không nhìn nhận lại bản thân.” Levinson thuyết phục ông đừng quá buồn phiền nhưng vô hiệu, ông bảo Levinson: “Khốn nạn thật, mọi chuyện không đáng phải thành ra thế này.” Cuối cùng Tim Cook cũng đã giúp được ông thoát ra khỏi tình trạng đó. ông trích dẫn lời ai đó nói rằng Apple đang trở thành Microsoft thứ hai, đầy tự mãn và kiêu ngạo. Ngày hôm sau Jobs thay đổi thái độ. ông nói: “Hãy cũng giải quyết tận gốc vụ này.” Khi dữ liệu về các cuộc gọi bị ngắt được thu thập từ AT&T, Jobs nhận ra rằng đúng là có vấn đề, dù nó nhỏ nhặt hơn là những gì mọi người đang làm rùm beng. Vậy là ông rời Hawaii. Nhưng trước khi đi, ông gọi một vài cuộc điện thoại. Đã đến lúc tập hợp lại những cánh tay đáng tin tưởng từ xưa kia, những con người khôn ngoan đã sát cánh bên ông trong những ngày đầu lập nên Macintosh 30 năm trước. Cuộc gọi đầu tiên là dành cho Regis McKenna, bậc thầy quan hệ công chúng. “Tôi chuẩn bị từ Hawaii về để giải quyết vấn đề ăng-ten này, và tôi có việc cần nhờ anh,” Jobs nói. Họ đồng ý hẹn gặp tại phòng họp của ban lãnh đạo thành phố Cupertino vào 1 giờ 30 phút chiều hôm sau. Cuộc gọi thứ hai là tới chuyên viên quảng cáo Lee Clow, ông này đã cố rời Apple nhưng Jobs vẫn muốn có ông ở bên cạnh. Đồng nghiệp của ông là James Vincent cũng được triệu tập. Jobs cũng quyết định đưa con trai là Reed, khi đó đang học năm cuối trung học, từ Hawaii về cùng mình, ông bảo con trai: “Bố sẽ họp 24/7 trong khoảng hai ngày, và bố muốn con tham dự tất cả các buổi họp đó bởi trong hai ngày ấy, con sẽ học được nhiều hơn cả so với hai năm học trong trường kinh doanh. Con sẽ được ngồi trong cùng một phòng với những con người tuyệt vời nhất thế giới đang đưa ra những quyết định cực kỳ khó khăn, rồi con sẽ vỡ ra được nhiều điều.” Jobs hơi xúc động khi nhớ lại sự việc ấy. Ông nói: “Tôi sẵn sàng trải qua tất cả những chuyện đó một lần nữa để có cơ hội cho con trai chứng kiến mình làm việc. Nó cần phải biết bố mình làm gì.” Cùng tham gia với họ là Katie Cotton, giám đốc quan hệ công chúng lâu năm của Apple. Cuộc họp kéo dài suốt cả buổi chiều. Sau này Jobs có nói: “Đó là một trong những cuộc họp tuyệt vời nhất trong đời tôi.” ông bắt đầu bằng việc đưa ra tất cả dữ liệu đã thu thập được: “Đây là sự thật. Vậy chúng ta nên làm gì?” McKenna là người bình tĩnh và thẳng thắn nhất, ông nói: “Hãy cứ công bố sự thật, các dữ liệu. Đừng tỏ ra kiêu ngạo, mà hãy vững vàng và tự tin.” Những người khác, trong đó có Vincent, khuyên Jobs nên tỏ ra biết lỗi hơn, nhưng McKenna phản đối. ông khuyên: “Đừng cúp đuôi mà đi vào buổi họp báo. Anh chỉ cần nói: „Điện thoại không hoàn hảo, và chúng tôi cũng không hoàn hảo. Chúng tôi cũng là con người, và chúng tôi đang làm hết sức mình. Đây là các dữ liệu.‟” Nó đã trở thành chiến lược để giải quyết vấn đề. Khi chủ đề cuộc họp quay lại nhận định về sự kiêu căng, McKenna thuyết phục Jobs đừng quá lo lắng, về sau McKenna có giải thích: “Tôi cho rằng cố ép Steve tỏ ra nhún nhường cũng chẳng đem lại kết quả gì. Đúng như Steve đã nói về chính mình: „Chúng ta nhận được những gì mà chúng ta nhìn thấy.‟” Tại sự kiện họp báo vào thứ Sáu được tổ chức tại khán phòng của Apple, Jobs đã làm theo lời khuyên của McKenna, ông không luồn cúi hay xin lỗi, nhưng vẫn có thể xoa dịu vấn đề bằng cách cho thấy rằng Apple đã nhìn nhận được sai lầm và sẽ cố gắng hoàn thiện nó. Sau đó, ông thay đổi cấu trúc của buổi thảo luận, phát biểu rằng tất cả điện thoại di động đều có một vài vấn đề nào đó. về sau, ông có bảo tôi rằng cách ông phát biểu hôm đó có phần tỏ ra hơi “khó chịu”, nhưng trên thực tế ông đã giữ được một giọng nói điềm tĩnh và thẳng thắn, ông kết luận bài nói bằng bốn câu tuyên bố ngắn: “Chúng tôi không hoàn hảo. Điện thoại không hoàn hảo. Tất cả chúng ta đều biết điều đó. Nhưng chúng tôi muốn làm cho người sử dụng được hài lòng.” Ông nói thêm rằng nếu có ai không hài lòng thì họ có thể trả lại (tỷ lệ trả lại được công bố là 1,7%, chưa bằng một phần ba tỷ lệ trả lại của chiếc iPhone 3GS hoặc hầu hết những chiếc điện thoại khác) hoặc được nhận một chiếc vỏ bảo vệ miễn phí từ Apple. Ông tiếp tục báo cáo các dữ liệu cho thấy rằng các loại điện thoại di động khác cũng có cùng vấn đề. Điều này không hoàn toàn đúng. Thiết kế ăng-ten của Apple làm cho nó yếu hơn hầu hết những chiếc điện thoại khác, kể cả các các phiên bản trước của iPhone. Nhưng điều cần phải công nhận là vụ rùm beng truyền thông về các cuộc gọi bị ngắt của iPhone 4 đã bị làm quá lên. “Vụ này bị thổi phồng lên quá mức đến khó tin,” ông nói. Thay vì bức xúc rằng ông không chịu xin lỗi hoặc tuyên bố thu hồi, hầu hết khách hàng đều nhận ra rằng ông đã đúng. Danh sách chờ mua iPhone 4, vốn đã hết hàng, đã từ hai tuần tăng lên thành ba. Nó giữ nguyên vị trí là sản phẩm bán nhanh nhất của công ty từ trước đến giờ. Các cuộc tranh luận của truyền thông chuyển sang vấn đề liệu Jobs có đúng khi tuyên bố rằng các loại điện thoại thông minh khác cũng có vấn đề tương tự về ăng-ten hay không. Ngay cả nếu câu trả lời là không thì đó cũng là một vấn đề dễ đối mặt hơn là vụ ầm ĩ về chiếc iPhone 4 bị lỗi. Một số người trong giới quan sát truyền thông tỏ ra hoài nghi. Michael Wolff của website newser.com viết: “Trong một màn thể hiện xuất sắc nhằm thoát khỏi bế tắc, Steve Jobs vừa qua đã rất thành công khi xuất hiện và phủ nhận vấn đề, gạt bỏ mọi chỉ trích và đẩy lỗi cho tất cả những nhà sản xuất điện thoại thông minh khác. Đây là một trình độ marketing hiện đại, đánh lạc hướng và quản lý khủng hoảng mà từ đó bạn chỉ có thể đặt ra một câu hỏi đầy kinh ngạc, khiếp sợ và hoài nghi: Họ đã làm thế nào để thoát được? Hoặc chính xác hơn là, ông ấy đã làm thế nào để thoát được?” Wolff cho đó là nhờ hiệu ứng đầy mê hoặc của Jobs trong vai trò “cá nhân lôi cuốn cuối cùng.” Các CEO khác sẽ đưa ra những lời xin lỗi khổ sở và chịu đựng những đợt thu hồi khổng lồ, nhưng Jobs thì không. “Vẻ ngoài gầy gò, dữ tợn, tính chuyên chế, dáng điệu của một tu sĩ, cảm giác về mối quan hệ của ông ấy với đấng thần linh, tất cả đều có tác dụng, và trong trường hợp này đã cho ông đặc quyền quyết định cái gì có ý nghĩa và cái gì là không đáng bận tâm.” Scott Adams, tác giả của mục biếm họa của Dilbert, cũng tỏ ra hoài nghi, nhưng phần nhiều là ngưỡng mộ. Vài ngày sau ông viết một bài blog (mà Jobs đã gửi qua e-mail tới rất nhiều người một cách đầy tự hào) tỏ ra khâm phục rằng “phương kế tài tình” của Jobs chắc chắn sẽ được nghiên cứu như một chuẩn mực quan hệ công chúng mới. Ông viết: “Phản ứng của Apple đối với vấn đề về chiếc iPhone 4 không hề tuân theo quy tắc quan hệ công chúng nào, bởi Jobs đã quyết định viết lại quy tắc đó. Nếu muốn biết thiên tài là như thế nào thì hãy học hỏi lời nói của Jobs.” Bằng cách tuyên bố ngay từ đầu rằng điện thoại là không hoàn hảo, Jobs đã thay đổi ngữ cảnh của cuộc tranh luận bằng một khẳng định không thể bàn cãi. “Nếu Jobs không chuyển ngữ cảnh từ chiếc iPhone sang tất cả các loại điện thoại thông minh nói chung thì tôi đã có thể vẽ cho các bạn một đoạn truyện tranh hài hước về một sản phẩm được làm cẩu thả đến nỗi sẽ không thể hoạt động được nếu tiếp xúc với bàn tay con người. Nhưng ngay khi ngữ cảnh được chuyển thành „tất cả điện thoại thông minh đều có vấn đề‟ thì cơ hội pha trò đã không còn nữa. Không có gì giết chết sự hài hước tốt hơn một sự thật thông thường và nhàm chán.” Here Comes the Suri() (Tiến đến mặt trời) Có vài vấn đề cần giải quyết để sự nghiệp của Steve Jobs được trọn vẹn. Một trong số đó là chấm dứt cuộc chiến kéo dài 30 năm với ban nhạc yêu thích của ông, the Beatles. Năm 2007, Apple đã dàn xếp xong cuộc chiến nhãn hiệu với Apple Corps, công ty chủ quản của the Beatles, người đã khởi kiện công ty máy tính non nớt vì sử dụng cái tên Apple vào năm 1978. Nhưng điều này vẫn chưa đưa được the Beatles vào iTunes Store. Ban nhạc này là đối tượng cao giá cuối cùng, chủ yếu là vì họ vẫn chưa dàn xếp được với hãng đĩa EMI - đang sở hữu hầu hết các bài hát của nhóm - về phương thức xử lý các quyền lợi số. Mùa hè năm 2010, the Beatles và EMI đã giải quyết xong vấn đề, và một cuộc họp cấp cao bao gồm bốn người đã được tổ chức tại phòng họp ban lãnh đạo tại Cupertino. Jobs và phó giám đốc iTunes store, Eddy Cue cùng tiếp Jeff Jones, người quản lý các lợi ích của the Beatles, và Roger Faxon, người đứng đầu hãng đĩa EMI. Giờ đây, the Beatles đã sẵn sàng xuất hiện trực tuyến, vậy thì Apple có thể đưa ra cái gì để biến cột mốc lịch sử này trở nên đặc biệt? Jobs đã mong đợi ngày này từ lâu. Trên thực tế, ông và đội ngũ quảng cáo của mình, Lee Clow và James Vincent, đã tạo sẵn mô hình một số quảng cáo từ ba năm trước khi vạch chiến lược dụ the Beatles tham gia. Cue hồi tưởng lại: “Steve và tôi đã nghĩ về tất cả những gì mình có thể làm.” Điều đó bao gồm chiếm trang nhất của iTunes store, mua các yết thị để treo những bức ảnh đẹp nhất của ban nhạc và phát một loạt quảng cáo truyền hình theo phong cách kinh điển của Apple. Họ chào bán một hộp đĩa trị giá 149 đô-la bao gồm tất cả 13 album phòng thu của Beatles, bộ sưu tập “Past Masters” và một video đầy hoài niệm của buổi biểu diễn Washington Coliseum. Khi về cơ bản, mọi việc đã đạt được thỏa thuận, cá nhân Jobs cũng góp phần lựa chọn ra các tấm ảnh cho quảng cáo. Mỗi quảng cáo kết thúc bằng một bức ảnh đen trắng tĩnh của Paul McCartney và John Lennon trẻ trung và tươi cười trong một phòng thu, đang nhìn xuống một bản nhạc. Nó gợi nhớ đến những tấm ảnh cũ trong đó Jobs và Wozniak đang nhìn vào một bảng mạch Apple. Cue nói: “Đưa the Beatles lên iTunes là lý do tột bậc vì sao chúng tôi bước vào ngành âm nhạc.” Chú thích (39) Đừng làm điều xấu (Don‟t do evil): slogan nổi tiếng của Google. Central Park: Công viên công cộng ở trung tâm Manhattan, New York. Đối diện công viên này là một đại lý của Apple trên Đại lộ số Năm. Anh cả kiểu Orwell (Orwellian Big Brother): Một nhân vật hư cấu nổi tiếng về sự độc tài trong cuốn tiểu thuyết 1984 của George Orwell. Appholes: từ ghép của app (ứng dụng) và assholes (những tên khốn). Antennagate: từ ghép của antenna (ăng- ten) và Watergate - tên vụ bê bối chính trị trên chính trường Mỹ thời Nixon, trong đó chính phủ của tổng thống này bí mật do thám Đảng Dân chủ và dùng âm mưu che đậy hoạt động này. Here Comes the Sun: tên một bài hát nổi tiếng của the Beatles.