Chương 21
CÂU CHUYÊN ĐỒ CHƠI

Buzz và Woody giải cứu

Jeffrey Katzenberg

    
àm những điều bất khả thi cũng vui theo cách riêng của nó,” Walt Disney đã có lần nói như vậy. Và đó cũng là thái độ tiếp cận hấp dẫn Jobs, ông ngưỡng mộ sự ám ảnh với chi tiết và thiết kế của Disney và cảm thấy giữa Pixar và hãng phim ảnh mà Disney sáng lập vừa vặn phù hợp với nhau một cách rất tự nhiên.
Công ty Walt Disney đã cấp phép cho Hệ thống Sản phẩm Hoạt hình Máy tính Pixar và trở thành khách hàng lớn nhất của công ty máy tính Pixar. Một ngày, Jeffrey Katzenberg, người đứng đầu phân nhánh phim của Disney mời Jobs tới mấy studio ở Burbak để xem sức mạnh của công nghệ trong quá trình vận hành. Trong khi nhân viên của Disney đưa ông đi tham quan vòng vòng, Jobs quay ra Katzenberg và hỏi: “Disney có hài lòng với Pixar không?” Với vẻ hò hởi hết mức, Katzenberg trả lời có. Sau đó Jobs lại hỏi: “Anh có nghĩ chúng tôi ở Pixar cũng hài lòng với Disney không?” Katzenberg nói anh đoán vậy. “Không, chúng tôi không hề,” Jobs trả lời. “Chúng tôi muốn làm phim với các anh. Điều đó mới khiến chúng tôi hài lòng.” Katzenberg rất sẵn lòng, ông ngưỡng mộ những bộ phim ngắn của John Lasseter và đã từng cố gắng lôi kéo nhưng không thành công John về với Disney. Thế là Katzenberg mời nhóm Pixar đến để thảo luận về việc trở thành đối tác làm chung một bộ phim. Khi Catmull, Jobs và Lasseter đã yên vị trong phòng họp, Katzenberg thẳng thắn. “John, vì ông không muốn sang làm việc cho tôi,” ông nói và nhìn Lasseter, “Tôi sẽ thực hiện điều đó theo cách này.” Trong khi công ty Disney giới thiệu những đặc điểm chính của mình với Pixar, thì Katzenberg cũng chia sẻ vài điều với Jobs. Cả hai đều có thể trở nên dễ chịu khi họ muốn như vậy và cũng nhanh chóng trở nên dữ dằn (hoặc tệ hơn) tùy thuộc thái độ ấy phản ánh đúng tâm trạng hoặc sự quan tâm của họ. Alvy Ray Smith, lúc ấy đang sửa soạn rời khỏi Pixar cũng có mặt trong buổi gặp gỡ hôm ấy. “Katzenberg và Jobs gây cho tôi một ấn tượng mạnh mẽ,” anh nhớ lại.
“Những nhà độc tài thường được trao tặng một món quà kì diệu là sự hoạt ngôn.” Katzenberg tỏ ra thú vị khi nhận ra điều này. “Tất cả mọi người đều nghĩ tôi là một kẻ độc tài,” ông nói với nhóm Pixar. “Tôi đ&uacu lên phẩm chất đáng kính,” Gass&eề là tôi luôn đúng.” Ai cũn dạy một người con lạ lùng, nhưng ông rẻ nói y hệt như vậy.
Đến giữa những năm 1990, Jobs đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống gia đình mới và và tận hưởng chiếao, còn Jobs chỉ có một chiếc lá mỏ nhưng ông thất vọng biết mấy về ngành c cần một hợp đồng với Disney hơn là Disney c“Hầu như chẳng còn chút sáng te; khả năng tài chính cho cả hãng, c&o của tờ Wired vào cuối năm 1995. “Microsoft ; một thoả thuận, kí kết vào tháng đã bại trận. Thị trường máy tính nh và toàn quyền khai thác nhân vđen tối.” Trong một cuộc phỏng vấn với Tony Pà chi cho Pixar 12,5% doanh thu bán vé. C&o Red Herring, ông cũng bộc lộ sự rầu rĩ. Đầuộc) làm tiếp với Pixar hai phim tiếp theo v&agravấu Xa” trong cá tính của mình. Sau khi Perkin và các đồng nghiệp vừa đến không bao lâu, Jobs lẻn ra khỏi nhà từ yền huỷ bỏ bộ phim vào bất cứ lúc nào nếu đối tác vi phạm những điều khoản quyết định.
Ý tưởng mà John Laseter nảy ra có tên gọi “Câu chuyện Đồ chơi” (Toy story). Nó xuất phát từ một niềm tin, mà cả ông và Jobs cùng chia sẻ, đó là tất cả các sản phẩm đều có giá trị tồn tại cốt lõi, l&agr Cô đến buổi nói chuyện đó chỉ vì bạn của cô muốn thế, thậm chí cô còn không chắc lắm về người sẽ diễn thuyết hôm đó. “Tôi có biết Steve Jobs có tham gia nói chuyện, nhưng thực tế tôi còn nghĩ có người trình bày hôm đó là Bill Gates cơ,” cô nhớ lại. “Tôi bị lẫn lộn mấy người này. Đó là năm 1989. Anh ấy làm việc ở NeXT, và điều đó chẳng có gì to tát với tôi. Tôi không hào hức gì cho cam, chỉ là bạn tôi muốn đến đó, thế nên chúng tôi đến mà thôi.”
”Chỉ có hai người phụ nữ trong cuộc đời mà tôi thực sự yêu, đó là Tina và Laurene,” sau này Jobs kể lại. “Tôi đã từng nghĩ mình yêu Joan Baez, nhưng thực ra tôi chỉ rất thích thôi. Đầu tiên là Tina, và sau đó là Laurene.”
Laurene Powell sinh năm 1963 ở New Jersey và học cách tự thân vận động từ rất sớm. Cha cô là một phi công thuộc Quân chủng Hải quân, hi sinh trong một tai nạn máy bay ở Santa Ana, California; trong lúc cố gắng điều khiển một chiếc máy bay hỏng hạ cánh, ông chỉ có đủ thời gian để đưa máy bay đáp xuống khu vực không có dân thường sinh sống, mà không có đủ thời gian để nhảy dù. Cuộc hôn nhân thứ hai của mẹ cô hoá ra lại khiến cả gia đình rơi vào cảnh tồi tệ, nhưng cô biết mình không thể bỏ đi, bởi cô không có cách gì có thể hỗ trợ gia đình mình. Trong 10 năm ròng, Laurene và 3 cậu em trai căng thẳng sống trong chính ngôi nhà của mình, cố gắng giữ thái độ ứng xử đúng đắn, chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết. Cô đã làm rất giỏi. “Những gì tôi học từ thời thơ ấu là rất rõ ràng, tôi luôn muốn được sống một cách độc lập,” cô nói. “Tôi tự hào về điều đó. Tiền bạc đối với tôi chỉ là công cụ để sống độc lập, nhưng nó không phải là một phần làm nên con người tôi.”
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Pennsylvania, cô làm việc cho Goldman Sachs trong vai trò là nhà chiến lược kinh doanh thu nhập cố định, kiếm cho tài khoản của công ty môi giới chứng khoán ấy một số tiền khổng lồ. Jon Corzine, sếp của cô ở Goldman cố giữ cô ở lại làm việc, nhưng cô cho rằng công việc đó chẳng mang lại điều gì tốt đẹp. “Ông có thể sẽ rất thành công,” cô nói, “nhưng ông chẳng có gì ngoài tiền cả.” Sau ba năm làm việc ở đó, cô bỏ việc và đến Florence, Italy, sống ở đó 8 tháng trước khi vào học tại Trường Kinh doanh Stanford.
Sau bữa tối hôm thứ Năm, đến thứ Bảy, cô mời Jobs qua nhà mình ở Palo Alto. Kat Smith từ Berkeley xuống và đóng giả là bạn cùng phòng với Laurene để được gặp ông. Mối quan hệ của họ nhanh chóng trở nên say đắm. “Họ hôn và vuốt ve nhau suốt,” Smith nói. “Anh ta bị cô ấy làm cho mê mẩn. Anh ấy còn gọi điện thoại cho tôi và hỏi, „Cậu nghĩ sao, cô ấy có thích tôi không?‟
Tôi rơi vào tình thế khá hài hước, khi được người nổi tiếng gọi điện để hỏi những câu tương tự như vậy.”
Giao thừa năm 1989, cả ba chúng tôi cùng nhau tới Chez Panisse, nhà hàng nổi tiếng của Alice Waters ở Berkeley, cùng với Lisa, lúc đó đã 11 tuổi. Trong bữa tối đã xảy ra chuyện gì đó khiến Jobs và Powell bắt đầu tranh cãi. Sau đó, ai đi đường nấy. Powell trở về ngủ tại phòng của Kat Smith. Chín giờ sáng hôm sau có tiếng gõ cửa, Smith ra và thấy Jobs trong mưa phùn lất phất với một bó hoa dại ông hái ở đâu đó. “Tôi có thể vào và gặp Laurene không?” ông hỏi. Lúc đó cô vẫn đang ngủ, và ông đi thẳng vào phòng. Khoảng một, hai giờ trôi qua, Smith vẫn phải ngồi đợi ngoài phòng khách vì cô không thể vào phòng ngủ để lấy quần áo. Cuối cùng, cô đành khoác tạm lên người chiếc áo ngủ để đến quán Peet‟s Coffee mua một ít thức ăn. Jobs không hề ló mặt ra cho đến buổi chiều. “Kat, cậu có thể vào đây một phút không?” ông hỏi. Tất cả bọn họ tụ tập trong phòng ngủ. “Cậu biết đấy, cha của Laurene đã qua đời, còn mẹ của cô ấy thì không có mặt ở đây, và vì cậu là bạn thân nhất của cô ấy, nên tôi muốn hỏi cậu một chuyện,” ông nói. “Tôi muốn cưới Laurene. Cậu sẽ chúc phúc cho tôi chứ?”
Smith ngồi lên giường và suy nghĩ. “Cậu thấy thế có được không?” cô hỏi Powell. Khi nàng gật đầu nói có, Smith tuyên bố, “Thế nhé, cậu đã có câu trả lời của tôi.” Tuy nhiên, đó vẫn không phải là một câu trả lời mang tính quyết định. Jobs luôn tập trung điên cuồng vào một mục tiêu trong một khoảng thời gian, và sau đó, đột nhiên, hướng sự chú ý của mình sang chỗ khác. Trong công việc, ông luôn chú mục vào cái mà ông muốn, và một khi đã muốn một điều gì, thì tất cả những thứ còn lại đều không có ý nghĩa gì với ông hết, bất chấp việc mọi người cố gắng thu hút sự chú ý của ông đến mức nào. Trong cuộc sống cá nhân, ông cũng hành xử y như vậy. Có những lúc ông và Powell không ngần ngại thể hiện sự cuồng nhiệt như thể thế giới này chỉ có hai ta, khiến những người có mặt trong đó có cả Kat Smith và mẹ của Powell phát ngượng lên. Những buổi sáng ở nhà của ông ở Woodside, ông đánh thức Powell dậy bằng cách bật loa hết công suất bản nhạc “She Drives Me Crazy” (Tạm dịch: Nàng làm tôi phát điên) của nhóm Fine Young Cannibal từ chiếc máy nghe nhạc của mình. Nhưng cũng có lúc ông hầu như quên mất sự tồn tại của cô ấy. “Steve thay đổi từ thái cực tập trung vào cô ấy - khi đó cô trở thành trung tâm vũ trụ, sang thái cực lạnh lùng, xa cách và chỉ tập trung vào công việc,” Smith nói. “ông ấy có sức mạnh tập trung như một tia laser, và khi nó chiếu đến bạn, bạn sáng bừng trong sự chú ý của ông ấy. Nhưng khi ánh sáng ấy chiếu qua một điểm khác, xung quanh bạn lúc ấy sẽ chỉ còn toàn bóng tối. Điều đó khiến Laurene vô cùng hoang mang.”
Cô đã nhận lời cầu hôn của ông vào ngày đầu tiên năm 1990, nhưng vài tháng sau, ông không hề đề cập đến chuyện đó. Cuối cùng, Smith hỏi thẳng ông dự định về điều này như thế nào khi họ ngồi cùng nhau trên một mỏm cát ở Palo Alto. Chuyện gì xảy ra vậy? Jobs trả lời rằng ông cần cảm giác chắc chắn rằng Powell có thể thu xếp ổn thoả khi sống trong thế giới của ông, cũng như với kiểu người như ông. Đến tháng Chín, quá ngán ngẩm vì phải chờ đợi, cô chuyển ra ngoài.
Tháng tiếp theo, ông tặng cô một chiếc nhẫn đính hôn kim cương và cô lại chuyển về sống chung với ông.
Tháng Mười Hai, Jobs đưa Powell đến nơi nghỉ dưỡng yêu thích của mình, làng Kona ở Hawaii, ông bắt đầu đến đây chín năm về trước, khi muốn giảm tải căng thẳng vì Apple, ông đã nhờ trợ lý tìm cho mình một nơi để nghỉ ngơi. Thoạt tiên, ông có vẻ không thích cụm những ngôi nhà gỗ nằm ôm lấy bãi biển rộng lớn ở Hawaii. Đó là một khu nghỉ dưỡng gia đình, với những nhà ăn công cộng. Nhưng chỉ sau đó vài giờ đồng hồ, ông bắt đầu cảm thấy đây đích thị là một thiên đường. Chính sự đơn giản và vẻ đẹp dung dị ở nơi đây đã lay động tâm hòn ông, khiến ông luôn muốn trở lại bất cứ khi nào có thể. Ông đã cùng Powell tận hưởng thiên đường đó vào tháng Mười Hai năm đó. Tình yêu của họ đã trưởng thành. Đêm trước lễ Giáng sinh, một lần nữa ông lại tuyên bố, và lần này còn chính thức hơn, rằng ông muốn cưới nàng. Không lâu sau đó, một yếu tố nữa đã khiến quyết định ấy nhanh chóng được thực hiện. Chính tại Hawaii, Powell đã có thai. “Chúng tôi biết chắc chắn nơi xảy ra chuyện ấy,” sau này Jobs kể lại kèm một nụ cười lớn.

Đám cưới, ngày 18 tháng Ba, 1991
Việc Powell có bầu không thực sự là điểm mấu chốt của vấn đề. Jobs, một lần nữa chùn lại trước đám cưới, mặc dù chính ông là người cầu hôn đến hai lần, một lần vào đầu năm, một lần vào cuối năm 1990. Giận dữ, cô đã rời khỏi nhà của ông và trở về sống ở nhà của mình. Đầu tiên, ông đã im lặng hoặc là phớt lờ tình huống đó. Sau đó, ông lại nghĩ có lẽ mình vẫn còn yêu Tina Redse; ông gửi tặng hoa hồng và cố gắng thuyết phục cô quay trở lại, thậm chí là kết hôn. Ông không chắc là mình muốn gì, và ông khiến cả bạn bè, thậm thậm chí là cả những người chỉ quen biết sơ sơ kinh ngạc khi hỏi họ xem ông nên làm gì. Ai đáng yêu hơn, ông hỏi, Tina hay Laurene? Họ thích ai hơn? Ông nên kết hôn với ai? Chuyện này có được nhắc đến trong tiểu thuyết A Regular Guy (Tạm dịch: Anh chàng Hoàn hảo), nhân vật mang hình tượng Jobs “đã hỏi hơn một trăm người xem họ thấy ai xinh đẹp hơn.” Không hề hư cấu; trên thực tế, số người được hỏi cũng gần đạt con số một trăm.
Cuối cùng ông cũng đưa ra được lựa chọn đúng đắn. Như Redse đã kể lại với bạn bè, cô không thể sống nổi nếu trở lại với Jobs, cũng như không hề muốn đám cưới. Mặc dù ông đã từng héo hon tiều tuỵ về mối liên hệ thiên nhiều về tinh thần với Redse, nhưng mối quan hệ của ông với Powell lại có sự vững bền hơn. ông thích cô, ông yêu cô, ông tôn trọng cô và ông cảm thấy thoải mái khi ở bên cô. Có thể cô ấy không có sự hấp dẫn huyền bí, nhưng cô ấy chính xác là nơi neo đậu của cuộc đời ông. “ông ấy quá may mắn khi quyết định dừng lại ở Laurene, cô ấy thông minh và có thể hỗ trợ cho ông ấy, đồng thời lại có thể chịu đựng được tính cách thất thường và dữ dội của ông ấy,” Joanna Hoffman nói. “Vì cô ấy không cuồng loạn, nên có thể Steve cảm thấy cô ấy không kì diệu như Tina hay ai đó. Nhưng điều ấy thật ngốc nghếch.” Andy Hertzfeld đồng ý. “Laurene có bề ngoài giống Tina, nhưng cô ấy hoàn toàn khác biệt, bởi vì cô ấy cứng rắn hơn và có cái đầu lạnh hơn. Đó là lý do vì sao cuộc hôn nhân ấy thành công.”
Jobs cũng rất hiểu điều này. Mặc dù cảm xúc của ông lên xuống thất thường, đôi khi ông còn thể hiện là con người ti tiện, nhưng cuộc hôn nhân của ông lại rất bền vững, nó được đánh dấu bởi sự trung thành, lòng thành thực, vượt qua biết bao thăng trầm và trải qua rất nhiều cung bậc xúc cảm phức tạp.
Avie Tevanian quyết định là Jobs cũng cần phải tổ chức tiệc chia tay đời độc thân. Việc này xem ra không hề dễ dàng như mọi người vẫn nghĩ. Jobs không thích tiệc tùng và cũng chẳng có hội bạn bè nối khố nào. Thậm chí ông còn không có bạn thân nhất. Thành ra bữa tiệc chỉ có Tavanian, và Richard Crandall, một giáo sư khoa học máy tính ở trường Reed, người mới bỏ dạy đến làm việc cho NeXT tham dự. Tevanian thuê một chiếc limo, và khi họ đến nhà của Jobs, Powell ra mở cửa trong trang phục của một quí ông, đeo râu giả và nói cô cũng muốn được tham dự bữa tiệc. Tất nhiên, đó chỉ là một câu nói đùa, và rất nhanh chóng, ba chàng thanh niên độc thân, không ai say xỉn chạy xe thẳng đến San Francisco để xem có thể làm cho bữa tiệc độc thân nghèo nàn này thêm chút sắc màu nào không.
Tevanian không đặt được chỗ trong nhà hàng Greens, một nhà hàng chay ở Fort Mason mà Jobs yêu thích, nên đành đặt chỗ ở một nhà hàng huyên náo trong khách sạn. “Tôi không muốn ăn ở đây,” Jobs tuyên bố khi thấy bánh mỳ được đặt lên bàn. ông bắt mọi người đứng dậy, đi ra khỏi nhà hàng trước ánh mắt kinh hãi của Tevanian, người chưa hề quen với kiểu ứng xử của Jobs. Ông dẫn họ tới quán Café Jaqueline ở North Beach, một nơi đầy gió mà ông yêu thích, ở đây tất nhiên là một lựa chọn tốt hơn. Sau đó, họ lái chiếc limo đi qua cầu Golden Gate đến một quán bar ở Sausalito, cả ba đều gọi rượu tequila nhưng chỉ nhấp môi. “Thực sự thì đó không phải là một bữa tiệc chia tay độc thân tuyệt vời, nhưng đối với một người như Steve, thì đó là tất cả những gì tốt nhất chúng tôi có thể làm được, hơn nữa, cũng chẳng có ai khác tự nguyện làm điều đó,” Tevanian nhớ lại. Jobs cũng rất trân trọng điều này. ông muốn Tevanian cưới em gái Mona Simpson của mình làm vợ. Dù chuyện ấy không thành nhưng chỉ riêng suy nghĩ ấy thôi cũng đã thể hiện tình cảm của Jobs dành cho Tevanian.
Powell cũng nhận thấy nhiều điềm báo cho cuộc sống mới mà cô sắp bước vào. Khi chuẩn bị cho đám cưới, nhân viên dịch vụ giấy mời viết tay đến trình diễn cho họ xem mấy phương án chữ viết. Vì không có ghế ngồi, nên cô nhân viên phải ngồi trên sàn để viết thử mấy mẫu. Jobs nhìn những mẫu viết tay vài phút rồi đứng dậy, bỏ vào phòng. Họ đợi ông quay trở lại nhưng không thấy. Một lúc sau, Powell vào phòng tìm ông. “Tống cô ta ra khỏi đây,” ông nói. “Anh không thể nhìn nổi mấy sản phẩm của cô ta. Tởm quá.”
Vào ngày 18 tháng Ba năm 1991, Steven Paul Jobs, 36 tuổi đã kết hôn cùng Laurene Powell, 27 tuổi ở Khu nghỉ Ahwahnee Lodge trong Công viên Quốc gia Yosemite. Được xây dựng từ những năm 1920, Ahwahnee là một khu nghỉ được ghép bởi những trụ đá, khối bê tông và nhà gỗ được thiết kế theo phong cách tổng hợp từ phong cách nghệ thuật Art Deco, trường phái Nghệ thuật và Thủ công. Đám cưới được chào mừng bằng màn bắn pháo hoa lộng lẫy của Công viên.

Điểm kì diệu nhất ở đây chính là những góc nhìn. Những ô cửa sổ chạy dài từ sàn nhà tới trần nhà, nhìn ra Vòm đá Half Dome - khối granit hình nửa mái vòm vươn lên giữa trời xanh và Thung lũng Yosemite.
Có khoảng 50 người tham dự lễ cưới, trong đó cha của Steve, ông Paul Jobs và em gái Mona Simpson cũng có mặt. Cô đến dự lễ cưới cùng chồng chưa cưới, Richard Appel, một luật sư, mà sau này trở thành một nhà viết kịch bản hài kịch truyền hình. (Anh chính là người viết kịch bản cho The Simpsons, nên đã lấy tên vợ để đặt tên cho mẹ của Hommer.) Jobs đã năn nỉ mọi người phải đến bằng xe bus chuyên dụng; ông muốn mọi thứ của lễ cưới đều nằm trong tầm kiểm soát.
Buổi lễ diễn ra trong hội trường bao quanh bằng kính, tuyết ngoài trời rơi nặng hạt và chỉ thấy Đỉnh Glacier thấp thoáng ở đằng xa. Người chủ trì buổi lễ là Thiền sư phái Tào Động của Jobs, Kobun Chino, ông lắc một cái gậy, đánh cồng, thắp nhang và lẩm nhẩm bài kinh với dáng vẻ mà hầu hết những vị khách mời đều không hiểu gì. “Tôi nghĩ ông ấy bị say rượu,” Tevanian nói.

Không hề. Bánh cưới được đặt theo hình dáng của Half Dome, khối đá granit cuối cùng của thung lũng Yosemite, nhưng vì yêu cầu ngặt nghèo của chủ nhân về chiếc bánh chay - không có trứng, sữa hoặc bất cứ sản phẩm chế biến nào - nên có một vài người khách không thể nuốt nổi. Sau đó, hầu hết mọi người đều tỏa đi ngắm c; gọi thẳng đến cho Ellen Hancock để xem hai bên có hứng thú xem xét phần mềm này hay không. Cô cử một người đến gặp ông.
Đến lễ Tạ ơn năm 1996, hai công ty đã bắt đầu những cuộc trao đổi ở tầm trung, và Jobs đã nhấc điện thoại lên gọi trực tiếp cho Amelio. “Tôi đang trên đường sang Nhật Bản, nhưng một tuần nữa tôi sẽ trở về và tôi muốn gặp anh ngay khi tôi trở lại,” ông nói. “Đừng đưa ra quyết định nào cho đến khi chúng ta gặp nhau.” Amelio, bất chấp lần gặp gỡ trước đó với Jobs, cảm thấy vui mừng khi nghe tin từ Jobs và mở ra khả năng làm việc với nhau. “Đối với tôi, cú gọi của Steve giống như thứ rượu vang ngon nhất mà tôi từng được nếm,” ông nhớ lại. Ông quyết định chắc chắn mình sẽ không thoả thuận gì với Be hoặc bất cứ ai khác trước khi họ gặp nhau.
Đối với Jobs, cuộc chiến chống lại Be vừa mang tính công việc, vừa mang tính cá nhân.
NeXT đang xuống dốc và kì vọng được Apple mua lại trở thành con đường hồi sinh. Thêm nữa, Jobs vẫn giữ trong lòng mối hận đôi khi bùng cháy, và Gassée là một trong số những người gần đứng đầu danh sách, bất chấp sự thực là họ đã gần như làm lành khi Jobs ở NeXT. “Gasseé là một trong số ít những người mà trong đời mình tôi có thể nói là thực sự xấu xa,” Jobs sau này nhấn mạnh, một cách thiếu công bằng. “Hắn đã ‟đâm lén‟ tôi hòi năm 1985.” Sculley, theo đánh giá của Jobs, là ít ra cũng quân tử hơn khi tấn công trực diện.
Ngày 2 tháng 12 năm 1996, Steve Jobs đặt chân đến trụ sở Cupertino của Apple lần đầu tiên sau 11 năm bị hất cẳng khỏi đây. Trong phòng họp điều hành, ông gặp Amelio và Hancock để thoả thuận về NeXT. Một lần nữa, ở chính chiếc bảng trắng ấy trong phòng họp, ông lại vẽ lên đó những ý tưởng, lần này bài thuyết trình của ông nói đến bốn đợt sóng của hệ thống máy tính sẽ ập đến, ít nhất là trong niềm tin vững chắc của ông, với NeXT. Chưa bao giờ những gì ông nói lại trở nên cuốn hút đến thế, nhất là khi ông đang nói chuyện với hai người mà ông chẳng hề tôn trọng, ông vung tay múa chân vờ như đang thành thực nhất. “Đây có thể là một ý tưởng hoàn toàn điên rồ,” ông nói, nhưng nếu họ thấy nó hấp dẫn, “Tôi sẽ thảo ra bất cứ thoả thuận nào các ông muốn - bản quyền phần mềm, bán lại công ty, bất cứ điều gì.” Trên thực tế, ông nhắm tới việc bán tất, và ông thúc đẩy cách tiếp cận ấy. “Nếu các ông cân nhắc kĩ, các ông sẽ thấy mình muốn nhiều hơn chứ không chỉ phần mềm của tôi,” ông bảo họ. “Các ông sẽ muốn mua cả công ty và lấy toàn bộ nhân viên.”
Vài tuần sau Jobs và gia đình đến Hawaii để nghỉ Giáng sinh. Larry Ellison cũng ở đó, như hằng năm vẫn thế. “ông biết không, Larry, tôi nghĩ mình đã tìm ra con đường trở lại Apple và nắm quyền kiểm soát mà không cần ông phải mua nó,” Jobs nói trong khi họ đi dạo cùng nhau bên bờ biển. Ellison nhớ lại, “Anh ta giải thích chiến lược của mình, trong đó Apple sẽ mua NeXT, sau đó anh ta sẽ có mặt trong hội đồng quản trị và chỉ cách chiếc ghế CEO có một bước chân.” Ellison nghĩ rằng Jobs đã quên mất con át chủ bài. “Nhưng Steve, có một thứ mà tôi không hiểu,” ông nói.
“Nếu không mua công ty ấy, thì chúng ta kiếm tiền bằng cách nào?” Đó chính là điểm thể hiện ham muốn của hai người khác nhau đến mức nào. Jobs đặt tay lên vai trái của Ellison và kéo ông lại gần mình, đến mức mũi của hai người suýt chạm nhau và nói, “Larry, đây là lí do rất quan trọng giải thích vì sao tôi là bạn của ông. Ông không cần thêm tiền nữa.” Ellison nhớ lại câu trả lời của ông gần như một lời rên rỉ: “Phải, tôi có thể không cần tiền nữa, nhưng tại sao một số quĩ quản lý ở Fedelity vẫn kiếm được tiền? Tại sao những người khác lại kiếm được tiền? Tại sao lại không phải là chúng ta?”
“Tôi nghĩ nếu tôi trở lại Apple, và tôi không sở hữu cái gì của Apple, và ông cũng không sở hữu cái gì của Apple, thì tôi sẽ làm việc vì tự ái nghề nghiệp” Jobs nhớ lại.
“Steve, cái tự ái nghề nghiệp ấy quá đắt đỏ,” Ellison nói. “Nghe này, Steve, cậu là bạn thân nhất của tôi, và Apple là công ty của cậu. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì cậu muốn.” Mặc dù sau này Jobs nói thời điểm ấy ông không hề có ý thâu tóm Apple, nhưng Ellison nghĩ rằng điều đó là không tránh khỏi. “Bất cứ ai ngồi quá 30 phút với Amelio cũng đều nhận ra rằng anh ta chẳng làm nên trò trống gì, ngoại trừ việc tự huỷ hoại,” sau này ông nói.
Cuộc cạnh tranh công nghệ giữa NeXT và Be diễn ra ở khách sạn Garden Court ở Palo Alto vào ngày 10 tháng Mười hai, trước sự chứng kiến của Amelio, Hancock và 6 vị lãnh đạo cấp cao của Apple. NeXT trình bày trước, có Avie Tevanian trình diễn chức năng của phần mềm, còn Jobs thể hiện tài năng thiên bẩm của một người bán hàng. Phần mềm của họ có thể trình chiếu 4 video clip cùng một lúc trên màn hình, có khả năng tích hợp truyền thông đa phương tiện và kết nối với Internet. “Khả năng giới thiệu hệ điều hành NeXT của Jobs thực sự đáng kinh ngạc,” Amelio thừa nhận, “ông ấy thể hiện sự nhẫn nại và sức mạnh đáng kinh ngạc, như thể vừa trình diễn vai của Olivier, vừa đóng vai Macbeth.”
Gassée đến sau và hành động như thể hợp đồng đã nằm trong lòng bàn tay. ông không đưa ra bài trình diễn mới nào. ông chỉ nói đơn giản là Apple đã biết khả năng của Be Os rồi, và hỏi họ có muốn hỏi thêm điều gì không. Rất ngắn gọn. Trong khi Gasseé trình bày, Jobs và Tevanian đi dạo quanh mấy phố ở Palo Alto. Một lúc sau, họ bắt gặp một trong số những lãnh đạo của Apple cũng tham dự cuộc họp hôm đó. “Các anh sẽ thắng vụ này”, ông ta bảo họ.
Tevanian sau này kể lại rằng chẳng có gì đáng ngạc nhiên: “Chúng tôi có công nghệ tốt hơn, có giải pháp trọn vẹn và chúng tôi có Steve.” Amelio biết rằng mang Jobs trở lại nguy hiểm như chơi con dao hai lưỡi, nhưng đưa Gassée về thì cũng vậy cả thôi. Larry Teslter, một trong những công thần của Macintosh từ những ngày đầu thành lập cũng nói với Amelio rằng ông chọn NeXT, nhưng nói thêm, “Dù anh chọn công ty nào, thì anh cũng đang đưa người về để chiếm chiếc ghế của anh, Steve hoặc Jean-Louis.”
Amelio chọn Jobs, ông gọi cho Jobs để thông báo ông đã lên kế hoạch đề nghị hội đồng quản trị của Apple cho ông ta quyền đàm phán giá mua NeXT. Anh có muốn tham dự cuộc họp không? Jobs trả lời có. Khi Jobs bước vào, và nhìn thấy Mike Markkula, khoảnh khắc đó mang rất nhiều cảm xúc. Họ đã không nói chuyện với nhau kể từ khi Markkula, người từng là sư phụ, là thủ lĩnh của Jobs đứng về phía Sculley hồi năm 1985. Jobs lại gần và bắt tay ông.
Jobs mời Amelio đến nhà ở Palo Alto để họ có thể đàm phán trong không khí thoải mái hơn. Khi Amelio đến bằng chiếc Mercedes cổ điển đời 1973, Jobs đã rất ấn tượng: ông thích chiếc xe. Trong phòng bếp, lúc ấy cuối cùng cũng đã được sửa chữa xong, Jobs đặt ấm đun nước lên bếp để pha trà và họ ngồi với nhau bên chiếc bàn gỗ đối diện lò nướng pizza. Phần đàm phán tài chính diễn ra rất êm; Jobs không mắc sai lầm nói vống giá như Gassée. ông đề nghị Apple trả 12 đô-la cho một cổ phiếu của NeXT. Như vậy tổng giá trị sẽ khoảng 500 triệu đô-la. Amelio nói giá như vậy quá cao, và ông hạ xuống 10 đô-la trên một cổ phần, hoặc 400 triệu đô-la. Không giống Be, NeXT đã có sản phẩm thực, có doanh thu thực và một đội ngũ tốt, nhưng Jobs đã vô cùng kinh ngạc và hài lòng với con số đó. ông chấp thuận ngay lập tức.
Có một điểm kẹt lại khi Jobs muốn được trả ngay bằng tiền mặt. Amelio thuyết phục rằng ông cần thời gian để “hiểu cuộc chơi” và thu được tiền cổ phiếu đã, nên ông muốn sẽ trả sau ít nhất một năm. Jobs không chịu. Cuối cùng, họ thoả hiệp: Jobs sẽ nhận 120 triệu tiền mặt và 37 triệu tiền cổ phiếu, và cam kết sẽ phải giữ cổ phiếu trong vòng ít nhất 6 tháng.
Như thường lệ, Jobs muốn hai người có thể vừa đi bộ, vừa trò chuyện. Trong khi họ đi vòng vòng quanh Palo Alto, ông nói thẳng ý định muốn được chỉ định vào ban giám đốc của Aple.
Amelio cố gắng tránh điều này, và nói đã có quá nhiều bài học lịch sử khi làm một cái gì đó nhanh quá. “Gil, điều này rất đau đớn,” Jobs nói. “Đây từng là công ty của tôi. Tôi đã bị đẩy ra ngoài kể từ cái ngày khủng khiếp ấy, bởi Sculley.” Amelio nói ông hiểu điều đó, nhưng ông không chắc ban giám đốc có đồng ý không. Trước khi bắt đầu cuộc đàm phán với Jobs, ông đã viết mấy chữ vào tờ giấy nhớ “tiến lên phía trước bằng cái đầu lạnh của một người lính” và “cưỡng lại sức hút.” Nhưng khi đi dạo, ông ấy, cũng như rất nhiều người khác, đã rơi vào mê hồn trận của Jobs. “Tôi đã bị mê hoặc bởi năng lượng và nhiệt huyết của Steve,” ông nhớ lại.
Sau khi đi dạo vòng vòng qua mấy con đường, họ trở về nhà vừa đúng lúc Laurene và lũ trẻ về đến nhà. Tất cả bọn họ đều chúc mừng cuộc đàm phán dễ dàng, sau đó Amelio ra về trên chiếc xe của mình, “ông ta đối đãi với tôi như thể chúng tôi là những người bạn lâu năm,” Amelio nhớ lại. Thực sự thì Jobs có cách để làm điều đó. Sau này, khi Jobs bày mưu hất cẳng mình, Amelio đã nhìn lại cách đối xử thân tình của Jobs ngày đó với mình và băn khoăn suy nghĩ, “Khi tôi đau đớn nhận ra, thì tôi biết đó chính là một bộ mặt trong con người phức tạp đến cực đoan ấy.” Sau khi thông báo với Gassée về việc Apple sẽ mua NeXT, Amelio phải đối diện với một nhiệm vụ còn khó khăn hơn thế: thông báo với Bill Gates, “ông ấy trợn tròn mắt lên,” Amelio nhớ lại. Gates cũng thấy điều đó thật nực cười, nhưng có lẽ là không quá ngạc nhiên khi biết Jobs thắng vụ này. “Anh thực sự nghĩ Jobs có gì ở đó sao?” Gates hỏi Amelio. “Tôi biết công nghệ của ông ta, chẳng có gì ngoài phần mềm UNIX được “làm nóng” lại, và anh sẽ chẳng bao giờ có thể khiến nó hoạt động trên máy tính của mình.” Gates, cũng như Jobs, luôn có cách làm việc của riêng mình và ông ấy làm như sau trong tình huống này: “Anh không biết Steve chẳng biết gì về công nghệ à?
Hắn ta chỉ là một tay bán hàng giỏi. Tôi không thể tin được anh lại có thể ra một quyết định ngu ngốc đến vậy... Hắn ta có biết quái gì về kĩ sư đâu, và 99% những gì hắn nói và nghĩ đều sai lè. Thế quái nào mà anh lại đi mua đống rác ấy về nhỉ?”
Vài năm sau, khi tôi hỏi lại chuyện này, Gates không nhớ rằng mình đã từng bực đến vậy.
Trong thương vụ của NeXT, ông lập luận, không mang lại cho Apple một hệ điều hành mới.
“Amelio đã trả rất nhiều tiền để mua NeXT, và thẳng thắn mà nói, NeXT OS chưa bao giờ được đưa ra dùng thực sự.” Nhưng thay vào đó, thương vụ đã kết thúc bằng việc đưa được Avie Tevanian về, anh là người có thể giúp hệ điều hành hiện tại của Apple phát triển đến mức cuối cùng nó cũng tương thích với phần chủ chốt trong công nghệ của NeXT. Gates thừa biết hợp đồng đó nhằm đưa Jobs trở về với quyền lực. “Nhưng đó chính là trò đùa của số phận,” ông nói. “Cuối cùng họ đã mua về một gã mà hầu hết mọi người đều không thể ngờ rằng đó là một CEO tuyệt vời, bởi vì hắn ta không có nhiều kinh nghiệm trong việc này, nhưng đó lại là một anh chàng cực kì sáng chói với gu thẩm mỹ tuyệt vời trong thiết kế và công nghệ. Anh ta đủ biết tiết chế sự điên rồ của mình để được chỉ định vào ghế quyền Tổng Giám Đốc Điều Hành.” Bất chấp những gì Ellison và Gates suy nghĩ, Jobs có những cảm xúc mâu thuẫn sâu sắc về điều khiến ông muốn trở lại vị trí thủ lĩnh của Apple, ít nhất là khi Amelio còn ở đó. Vài ngày trước khi thương vụ NeXT chuẩn bị được công bố, Amelio đề nghị Jobs làm việc toàn thời gian tại Apple và đảm nhiệm vị trí phát triển hệ điều hành. Jobs, tuy vậy, vẫn giữ thái độ lảng tránh đề nghị của Amelio.
Cuối cùng, đã đến ngày như lịch trình là phải đưa ra tuyên bố chính thức, Amelio gọi Jobs vào. Ông cần một câu trả lời. “Steve, có phải anh chỉ muốn lấy tiền và rời khỏi đây?” Amelio hỏi. “Nếu đó là điều anh muốn thì cũng không sao.” Jobs không trả lời; mà chỉ nhìn trân trân. “Anh chỉ muốn là một nhân viên? Hay một nhà cố vấn?” Một lần nữa Jobs vẫn im lặng. Amelio đi ra ngoài và túm lấy luật sư của Jobs, Larry Sonsini và hỏi ông nghĩ Jobs muốn gì. “Chịu thôi,” Sonsini nói.
Thế là Amelio quay lại, đóng cửa vào và cố thử hỏi thêm một lần nữa. “Steve, anh đang nghĩ gì vậy? Anh cảm thấy thế nào? Xin anh, tôi cần một quyết định ngay.”
“Cả đêm qua tôi không hề chợp mắt,” Jobs trả lời.
“Tại sao? vấn đề là gì?”
“Tôi nghĩ đến tất cả những gì đã diễn ra, về thoả thuận mà chúng ta vừa kí, và đột nhiên tất cả mọi thứ ùa về với tôi. Bây giờ, tôi cảm thấy thực sự mệt mỏi và suy nghĩ không mạch lạc. Tôi chỉ không muốn bị hỏi thêm bất cứ câu nào nữa.”
Amelio nói điều đó là không thể. ông cần phải nói một điều gì đó.
Cuối cùng Jobs trả lời, “Nghe này, nếu anh cần phải nói cho họ điều gì, thì hãy nói cố vấn cho chủ tịch.” Và đó là những gì Amelio đã làm.
Tuyên bố được đưa ra vào tối ngày hôm đó - 20 tháng Mười Hai năm 1996 - trước 250 nhân viên hồ hởi tại tổng hành dinh của Apple. Amelio đã làm như Jobs yêu cầu và mô tả vị trí mới của ông chỉ đơn thuần là một cố vấn bán thời gian. Thay vì xuất hiện từ hai bên cánh gà, Jobs đi vào từ phía sau hội trường và đi nhanh xuống hai bên. Amelio nói với đám đông rằng Jobs hơi mệt nên sẽ không phát biểu gì, nhưng sau đó, ông được tiếp thêm năng lượng bởi sự chào đón của mọi người. “Tôi rất phấn khích,” Jobs nói. “Tôi đang rất mong chờ được gặp gỡ những đồng nghiệp cũ.” Louise Kehoe của tờ Financial Times lên sân khấu sau đó và hỏi Jobs, nhưng nghe như một lời buộc tội, có phải việc ông quay trở lại là để thôn tính Apple không, “ồ không, Louise,” Jobs nói.
“Bây giờ đã có rất nhiều thứ khác bước vào cuộc đời của tôi. Tôi có một gia đình. Tôi dồn tâm sức cho Pixar. Thời gian của tôi có hạn, nhưng tôi hi vọng mình có thể chia sẻ một vài ý tưởng.” Ngày hôm sau Jobs lái xe đến Pixar. ông ngày càng trở nên yêu mến nơi này, và ông muốn báo cho mọi người biết rằng ông sẽ vẫn tiếp tục là chủ tịch và tiếp tục dồn tâm sức hết mức cho Pixar. Nhưng những người ở Pixar rất hạnh phúc khi thấy ông trở lại Apple, dù chỉ làm bán thời gian; Jobs bớt tập trung cho Pixar có khi lại là một điều hay. Ông rất có ích khi có một vụ thương thảo lớn, nhưng cũng trở nên rất nguy hiểm nếu dư quá nhiều thời gian. Ngày hôm đó, khi ông đến Pixar, ông bước vào phòng làm việc của Lasseter và giải thích rằng dù chỉ là một cố vấn cho Apple thì cũng tốn rất nhiều thời gian của ông.
ông nói muốn nhận lời chúc phúc của Lasseter. “Tôi đã miên man nghĩ về việc điều này có thể lấy mất thời gian bên gia đình của tôi, và cả thời gian tôi dành cho những người thân của mình ở Pixar,” Jobs nói. “Nhưng lý do duy nhất tôi muốn làm việc này đó là, thế giới sẽ tốt đẹp hơn với Apple trong đó.”
Lasseter mỉm cười hiền hậu. “Anh đã có được lời chúc phúc của tôi,” ông nói.