Ngô Chi Vinh lên đến Bắc Kinh, liền viết ngay một tờ trình, cáo giác với bộ Lễ, Đô Sát Viện và Thông Chính Ty ba nơi, nói rõ họ Trang đút lót các nơi thế nào để đổi bản in mới.
Ngờ đâu y ở kinh thành chờ đến hơn một tháng, cả ba nơi đều trước sau trả lời, nói là đã xem kỹ Minh Thư Tập Lược của Trang Đình Long, nội dung không có chỗ nào phạm cấm, những điều tri huyện bị cách chức là Ngô Chi Vinh cáo buộc, không phải chuyện thực, hiển nhiên chỉ vì thù ghét mà vu oan cho người ta, còn như quan lại ăn của đút gì gì đó, đều chỉ là những chuyện vu vơ đặt điều không nói thành có. Tờ phúc đáp của Thông Chính Ty còn gay gắt hơn nói rằng:
“Tên Ngô Chi Vinh vì tham ô mà bị cách chức, cứ tưởng quan lại trên đời này ai ai cũng như y cả.”
Thì ra Trang Duẫn Thành đã được Trình Duy Phiên chỉ bảo nên đã đem bộ Minh Sử mới gửi lên tặng bộ Lễ, Đô Sát Viện và Thông Chính Ty rồi, các quan lại sư gia người nào cũng đều đã được tặng hậu lễ.
Ngô Chi Vinh lại bị thêm một vố đau nữa, thấy dẫu có về quê cũng chẳng xong, chỉ còn có nước lưu lạc ăn nhờ ở đậu nơi đất lạ. Thời đó người Thanh đối với văn nhân người Hán cực kỳ khắc nghiệt, nếu viết gì có chút cấm kỵ là xử tử ngay, Ngô Chi Vinh nếu như tố cáo một kẻ tầm thường thì đã xong rồi, có điều đối thủ lại là một gia đình giàu có, thành ra mới khó khăn đến thế. Có điều đã đến nước cùng không còn đường lui, thôi thì dẫu có ngồi tù thì cũng phải theo đuổi cho đến đầu đến đũa, thành thử viết thêm bốn tờ bẩm thiếp nữa, trình lên bốn vị cố mệnh đại thần, rồi lại ngồi trong khách điếm viết thêm mấy trăm tờ truyền đơn, kể rõ khúc nhôi đem dán khắp thành Bắc Kinh.
Việc đó của y quả là làm liều, nếu như quan phủ truy ra gán cho cái tội ăn càn nói rỡ, ưu loạn nhân tâm thì không tránh khỏi cái tội sát thân.
Bốn viên cố mệnh đại thần đó tên là Sách Ni, Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất Long, Ngao Bái[1] đều là khai quốc công thần của nhà Mãn Thanh. Khi vua Thuận Trị từ trần đã để di chiếu ủy thác cho bốn người này phụ chính. Trong bốn người đó thì Ngao Bái là kẻ bạo ngược nhất, trong triều phe đảng của y cực đông, đại quyền nhà Thanh dường như một tay y nắm hết. Y sợ rằng đảng đối nghịch gây chuyện bất lợi cho mình cho nên sai ra rất nhiều thám tử, trong ngoài kinh thành dò xét động tĩnh.
Hôm đó y được mật báo, nói là trong thành Bắc Kinh xuất hiện vô số truyền đơn, tố giác tên dân họ Trang ở Chiết Giang viết sách mưu phản, đại nghịch bất đạo nhưng quan lại Chiết Giang ăn của đút nên ém nhẹm đi không lý đến.
Ngao Bái nhận được tin đó lập tức tra xét, cũng vừa lúc tờ cáo trạng của Ngô Chi Vinh vào đến phủ, phong ba bão tố nổi lên. Y cho đòi Ngô Chi Vinh vào gặp, hỏi han ngọn ngành đầu đuôi rồi cho bọn thủ hạ người Hán xem kỹ nguyên bản Minh Sử, những lời nói ra quả nhiên là thật.
Ngao Bái vốn do công lao trận mạc mà được phong đến tước Công, làm quan to, trước nay vẫn ghét bỏ người Hán và bọn nho sĩ, bây giờ chấp chưởng đại quyền đang rình rập để lập vài vụ đại án, trấn nhiếp nhân tâm, để người Hán không dám có bụng phản loạn, lại khiến những kẻ đối nghịch trong triều chẳng dám ho he. Y lập tức phái khâm sai xuống Chiết Giang tra cứu.
Chuyện như thế, lẽ dĩ nhiên toàn gia họ Trang bị giải về kinh, mà cả tướng quân Hàng Châu là Tùng Khôi, tuần phủ Chiết Giang Chu Xương Tộ cùng quan viên lớn bé, đều bị cách chức để điều tra. Những danh sĩ được liệt kê trên cuốn Minh Sử, không ai là thoát khỏi cảnh tù đày.
Cố Viêm Võ, Hoàng Tông Hi hai người ở trong nhà Lã Lưu Lương kể lại từ đầu chí cuối nguyên do vụ án rồi, Lã Lưu Lương chỉ còn nước thở dài sườn sượt. Đêm hôm đó ba người kê giường cạnh nhau bàn tán, nghị luận chuyện đời, nhắc đến thời Minh mạt bọn thái giám Ngụy Trung Hiền hãm hại trung lương, lũng đoạn triều chính, làm chuyện trái tai gai mắt, đến nỗi Minh thất bị sụp đổ. Trung Quốc rơi vào tay người Mãn Thanh rồi, người Hán càng bị chém giết thảm khốc hơn, tai họa càng sâu không ai không khỏi chau mày nghiến răng.
Sáng sớm hôm sau, toàn gia Lã Lưu Lương và Cố Hoàng hai người xuống thuyền đi về hướng đông. Ở Giang Nam những nhà khá giả đều có sẵn thuyền, đường thủy giăng mắc tứ phía, dày đặc như mạng nhện nên ai ai cũng đi bằng thuyền, thành thử mới có câu “người Bắc đi ngựa, người Nam đi thuyền”, từ xưa đã thế.
Đến Hàng Châu, theo Vận Hà đi thuyền ngược lên mặt bắc. Tối hôm đó ở ngoài thành Hàng Châu nghe ngóng tin tức, Thanh triều nhân vụ án này chém giết rất nhiều quan viên bách tính; Trang Đình Long chết rồi cũng bị quật mồ lên, còn Trang Duẫn Thành ở trong ngục chịu khảo đả không nổi cũng đã từ trần, nhà họ Trang mấy chục người, từ mười lăm tuổi trở lên đều bị xử trảm, vợ con thì bị đày đi Phiên Dương, làm nô tì cho các kỳ binh Mãn Châu. Tiền Lễ Bộ thị lang Lý Lệnh Triết là người đề tựa thì bị lăng trì xử tử, bốn người con bị xử trảm. Đứa con út của Lý Lệnh Triết mới mười sáu tuổi, pháp ty thấy giết nhiều người quá trong dạ cũng xót xa nên bảo y khai thụt đi một tuổi, chiếu theo luật nhà Thanh, từ mười lăm tuổi trở xuống được miễn tội chết mà chỉ phải sung quân. Thiếu niên đó nói:
- Cha tôi anh tôi đều chết cả rồi, tôi cũng chẳng muốn sống một mình.
Y nhất định không đổi lời khai nên cũng bị chém đầu. Tùng Khôi, Chu Xương Tộ bị giam trong ngục chờ thẩm vấn, còn mạc khách Trình Duy Phiên thì bị lăng trì bỏ ngoài chợ. Hai học quan ở Qui An, Ô Trình đều bị chém. Vụ án cứ thế mà lan ra, những người vô tội bị giết không biết bao  nhiêu mà kể. Tri phủ Ho đây.
Cảnh xưa nhìn lại hôm nay,
Hỏi ai ngậm đắng nuốt cay sao đành.
Tranh kia nước mắt vẽ thành,
Lệ ta pha mực đan thanh đôi hàng.
Xem tranh chua xót bẽ bàng,
Ngậm trong bốn chữ há màng thêm văn.
Ước gì Hồng Võ tái sanh,
Mù kia sáng mắt, què lành đôi chân.
Ngọc lại sáng, mây mù tan,
Muôn dân vui sướng ca vang đất trời.”
(Kỳ vi Tống chi nam độ da?
Như thử giang sơn chân khả sỉ.
Kỳ vi Nhai sơn dĩ hậu da?
Như thử giang sơn bất nhẫn thị.[10]
Ngô kim thủy ngộ tác họa ý,
Thống khốc lưu thế hữu nhược thị.
Dĩ kim thị tích tích do kim,
Thôn thanh bất dụng mai hàm chủy.
Họa tương Cao Vũ tây đài lệ.
Nghiên nhập đan thanh đề bút thử.
Sở dĩ hữu họa vô thi văn,
Thi văn tận tại tứ tự lý.
Thường vị sinh phùng Hồng Võ sơ,
Như cổ hốt đồng phả khả lý.
Sơn xuyên khai tế cố bích hoàn,
Hà xứ đăng lâm bất cuồng hỉ?)
Viết xong, Lã Lưu Lương vứt bút xuống đất bùi ngùi rơi lệ. Cố Viêm Võ nói:
- Quả là thống khoái lâm li, tuyệt diệu hảo từ.
Lã Lưu Lương đáp:
- Bài thơ này chẳng có gì hàm súc, không thể coi là hay được, chỉ vẽ lại cái nguyên ý của Nhị Chiêm tiên sinh, để người xem tranh có thể hiểu được đấy thôi.
Hoàng Tông Hi nói:
- Đến bao giờ nước non tươi sáng trở lại, khi đó “sơn xuyên khai tế cố bích hoàn”, thì dẫu có núi nghèo nước dở thế nào chăng nữa thì mình coi cũng không chán mắt, lúc ấy đúng thật là “hà xứ đăng lâm bất cuồng hỉ”.
Cố Viêm Võ đáp:
- Bài thơ này kết thực hay! Thể nào rồi cũng có ngày mình đuổi được quân Hồ Lỗ, lấy lại sơn hà cho Đại Hán chúng ta thì niềm vui đó hùng tráng gấp bao nhiêu lần cái bi phẫn hôm nay.
Hoàng Tông Hi chậm rãi cuốn bức tranh lại nói:
- Bức tranh này không còn treo được nữa rồi, Vãn Thôn huynh nên cất kỹ đi là hơn. Nếu để những kẻ gian ác như Ngô Chi Vinh trông thấy, rồi quan phải đến tra xét, lẽ dĩ nhiên Vãn Thôn huynh bị làm phiền mà còn liên lụy đến cả Nhị Chiêm tiên sinh.
Cố Viêm Võ vỗ bàn chửi:
- Cái tên cẩu tặc Ngô Chi Vinh, ta thực hận không được ăn sống nuốt tươi nó.
Lã Lưu Lương nói:
- Hại vị hạ cố đến chơi bảo là có việc quan trọng. Bọn thư sinh như mình xưa nay chỉ quen làm thơ đề họa, còn chuyện chính lại chẳng lo, không hiểu có chuyện chi thế?
Hoàng Tông Hi đáp:
- Hai chúng ta đến hôm nay cũng vì người nhà của Nhị Chiêm tiên sinh là Y Hoàng tiên sinh. Tiểu đệ và Cố huynh hôm trước được tin, hóa ra vụ án Minh Sử có liên can đến cả Y Hoàng tiên sinh nữa.
Lã Lưu Lương kinh hãi hỏi lại:
- Y Hoàng huynh cũng có liên quan ư?
Hoàng Tông Hi đáp:
- Quả thế. Chiều hôm qua hai chúng ta lật đật đi qua Viên Hoa trấn ở Hải Ninh, Y Hoàng tiên sinh không có nhà, nói là đi thăm bạn rồi. Viêm Võ huynh thấy sự tình cấp bách, dặn người nhà Y Hoàng tiên sinh trốn ngay đi, lại nghĩ Y Hoàng tiên sinh với Vãn Thôn huynh có giao tình rất hậu nên vội đến báo tin.
Lã Lưu Lương lắp bắp:
- Y...  y không đến đây, chẳng biết đi đâu.
Cố Viêm Võ nói:
- Nếu ông ta có mặt trong quí phủ thì hẳn đã ra gặp nhau rồi. Tại hạ cũng có đề một bài thơ trên tường thư phòng của y, nếu đã về nhà thì cũng minh bạch mà tìm đường trốn tránh, chỉ sợ không biết tin nên lộ diện ra bên ngoài, để quan quân bắt được, ấy mới là khốn khổ.
Hoàng Tông Hi nói:
- Vụ án Minh Sử này khiến cho tất cả danh sĩ ở Chiết Giang đều rơi vào độc thủ. Dụng ý của Thanh đình cực kỳ ác độc, tên tuổi của Vãn Thôn huynh lại quá lớn, cứ như ý của Đình Lâm huynh và của tiểu đệ, muốn khuyên Vãn Thôn huynh tạm thời xa nhà đi chơi đâu để tránh khỏi cơn phong ba này.
Lã Lưu Lương hậm hực nói:
- Hoàng đế Thát tử nếu như muốn bắt tại hạ giải về Bắc Kinh, lăng trì xử tử thì cũng phải chửi cho y một trận cho hả dạ, rồi có chết cũng cam lòng.
Cố Viêm Võ nói:
- Hào khí của Vãn Thôn huynh quả là ngất trời khiến cho ai cũng bội phục. Chỉ sợ rằng chưa gặp được hoàng đế Thát tử mà lại chết dưới tay một đứa nô tài hạ tiện. Hơn nữa, hoàng đế Mãn Thanh chỉ là một đứa bé con, chẳng hiểu biết gì, triều chính đại quyền đều ở trong tay đại thần Ngao Bái. Huynh đệ và Lê Châu huynh cũng đã nghĩ, lần này sở dĩ vụ án Minh Sử bọn chúng đánh trống khua chiêng, sấm ran chớp giật, hẳn là Ngao Bái muốn đập cho tan nhuệ khí của sĩ phu Giang Nam chúng ta đấy thôi.
Lã Lưu Lương đáp:
- Sở kiến của hai vị quả là chính đáng. Từ khi Thanh binh nhập quan đến nay, nơi Giang Bắc hoành hành không ai ngăn trở, thế nhưng đến Giang Nam thì nơi nơi đều phản kháng, những kẻ đọc sách chẳng ai là không biết cái khác biệt của Hoa Di nên đều cố tình gây hấn. Ngao Bái nhân cơ hội này nên cố tình trấn áp sĩ phu Giang Nam một chuyến cho bõ ghét.
Ôi!
Lửa đồng tuy dập nhưng nào tắt,
Gió xuân dứt đợt lại trồi lên.[11]
Trừ phi y giết sạch những kẻ đọc sách đất Giang Nam không còn một mống lúc đó mới thôi.
Hoàng Tông Hi nói:
- Đúng thế! Chính vì vậy mà chúng mình cần giữ lại tấm thân hữu dụng để một mai sống mái với quân Thát tử cho đến nơi đến chốn, chứ nếu chỉ vì cái huyết khí chi dũng nhất thời thì lại rơi vào cái bẫy của bọn chúng.
Lã Lưu Lương lúc ấy mới hiểu ra, Hoàng Cố hai người đội mưa chịu lạnh đến đây, một là đi tìm Tra Y Hoàng, hai là bảo mình lánh đi, e ngại mình nhịn không nổi, bỏ mạng một cách uổng phí, cái lòng của người bạn tốt quả thật cảm kích không biết chừng nào, bèn đáp:
- Những lời khuyên chí tình vàng đá của hai vị, huynh đệ nào dám không tuân theo? Ngay sáng sớm mai, toàn gia huynh đệ sẽ tránh đi một bước.
Hoàng Cố hai người mừng rỡ, cùng nói:
- Thôi thì cứ thế.
Lã Lưu Lương trầm ngâm nói:
- Thế nhưng không biết muốn trốn tránh thì đi đâu mới xong?
Ông chỉ thấy trời đất bao la nhưng chỗ nào cũng là đất của Thát tử, không một chỗ nào có thể bình an. Ông ngâm lên:
“Tìm đâu ra chốn Đào Nguyên?
Để ta tránh được bạo quyền một phen.[12]”
Cố Viêm Võ đáp:
- Trên cõi đời bây giờ lấy đâu ra được chỗ Đào Nguyên? Chúng ta chẳng nên tính chuyện “độc thiện kỳ thân”, trốn lánh lo cho một mình mình...
Lã Lưu Lương không để cho y dứt lời, vỗ bàn đứng dậy lớn tiếng nói:
- Đình Lâm huynh trách cứ như thế phải lắm, quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, tạm thời trốn lánh thì nên thế nhưng nếu lại kiếm một chỗ cây reo suối chảy, tiêu dao tự tại, mặc cho bách tính sinh linh chịu khổ dưới móng ngựa của bọn Thát Đát thì lòng mình sao yên? Huynh đệ quả là lỡ lời.
Cố Viêm Võ mỉm cười đáp:
- Huynh đệ những năm gần đây lang bạt kỳ hồ, kết giao được không ít bằng hữu. Từ nam chí bắc sông Trường Giang mắt thấy tai nghe đã nhiều, không phải chỉ kẻ đọc sách phản đối Thát tử, mà cả dân ngu khu đen, phu phen chợ búa, đâu đâu cũng có kẻ máu nóng dâng tràn, khẳng khái hào hiệp. Vãn Thôn huynh cũng là có ý, ba chúng ta cùng đi Dương Châu để huynh đệ dẫn kiến tôn huynh với vài anh em đồng đạo, liệu có nên chăng?
Lã Lưu Lương mừng rỡ nói:
- Thế thì còn gì bằng! Anh em mình ngày mai đi Dương Châu, hai vị ngồi chơi, huynh đệ vào từ biệt chuyết kinh để bảo tiện nội thu xếp hành lý.
Nói rồi hấp tấp đi vào nội đường. Chẳng bao lâu Lã Lưu Lương trở lại thư phòng hỏi:
- Vụ án Minh Sử tuy bên ngoài người ta bàn tán xôn xao nhưng những tin đồn miệng vị tất đã xác thực, thứ nữa người nói lại cực kỳ dè dặt, không dám nói hết, huynh đệ thui thủi một mình ở đây nên chỗ biết chưa tường tận, không biết nguyên do là thế nào?
Cố Viêm Võ thở dài một tiếng nói:
- Bộ Minh Sử đó, anh em ta cũng đã coi qua rồi, bên trong đối với bọn Thát tử không có gì cung kính, quả là có thật. Sách này vốn dĩ do tướng quốc Đại Minh chúng ta là Chu Quốc Trinh soạn ra, viết về việc ở quan ngoại thì làm gì có chuyện nể nang cho được?
Lã Lưu Lương gật đầu:
- Nghe nói nhà họ Trang ở Hồ Châu tốn mất đến mấy ngàn lạng bạc mới mua được nguyên cảo của con cháu nhà Chu tướng quốc, lấy tên mình in ra, có ngờ đâu gây ra đại họa thế này.
°
Ở phía tây Chiết Giang là ba phủ Hàng Châu, Gia Châu, Hồ Châu nằm bên bờ Thái Hồ, địa thế bằng phẳng, đất đai màu mỡ, sản xuất nhiều thóc gạo tơ tằm. Huyện đứng đầu ở Hồ Châu là Ngô Hưng, đời Thanh chia làm hai huyện Ô Trình, Qui An. Nơi đó vốn là chốn văn chương chữ nghĩa, xưa nay lắm danh sĩ xuất thân, đời nhà Lương có Thẩm Ước chia tiếng Trung Quốc ra làm bốn thanh bình thượng khứ nhập, đời Nguyên thì có Triệu Mạnh Phủ cả thư lẫn họa đều đứng đầu, hai người đều từ Hồ Châu mà ra. Đương địa lại sản xuất bút nổi tiếng, bút Hồ Châu, mực Huy Châu, giấy Tuyên Thành, nghiên Đoan Khê Triệu Khánh là những món thiên hạ trì danh trong văn phòng tứ bảo.[13]
Phủ Hồ Châu có trấn Nam Tầm, tuy tiếng chỉ là một trấn nhưng so với những châu huyện tầm thường còn lớn hơn nhiều. Trong trấn phú hộ rất đông, trong đó có một gia tộc nổi tiếng họ Trang. Khi đó nhà phú hộ họ Trang tên là Trang Duẫn Thành, sinh được mấy người con, trưởng tử tên là Đình Long, thích đọc thi thư từ nhỏ, kết giao rất đông đảo danh sĩ Giang Nam. Đến đời Thuận Trị, Trang Đình Long vì đọc sách quá nhiều nên đột nhiên bị lòa, đã tìm đủ loại danh y nhưng không sao chữa khỏi, trong lòng uất ức không vui.
Một hôm kia, có một thanh niên họ Chu ở gần bên đem tới một bộ thủ cảo[14], nói là di cảo của tổ phụ Chu tướng quốc muốn dùng làm vật thế chân để mượn vài trăm lượng bạc. Họ Trang xưa nay vốn khẳng khái, vẫn thường giúp đỡ con cháu Chu tướng quốc, nay đến mượn tiền cũng không cần y phải lấy vật gì cầm cố. Thế nhưng thanh niên họ Chu kia nói rằng sau khi mượn tiền rồi sẽ đi xa, nếu bộ di cảo này đem theo trong người e rằng thất lạc, còn để ở nhà thì lại không yên tâm nên muốn giữ tại nhà họ Trang. Trang Duẫn Thành nghe thế mới bằng lòng. Sau khi gã họ Chu đi khỏi, Trang Duẫn Thành muốn con đỡ buồn mới sai những người có chút chữ nghĩa trong nhà đọc sách đó cho con nghe.
Bộ Minh Sử Cảo của Chu Quốc Trinh phần lớn đã in ra thành sách lưu truyền nhân thế. Thế nhưng lần này người cháu ông ta đem đến nhà họ Trang để cầm là nhiều thiên liệt truyện viết sau cùng. Trang Đình Long nghe đọc mấy hôm cảm thấy hứng thú đột nhiên nghĩ ra: “Xưa kia Tả Khâu Minh cũng lòa đôi mắt, vậy mà chỉ viết một bộ Tả Truyện nên tiếng để muôn đời. Ta hiện nay mắt cũng mù, nhàn cư không có việc gì làm, sao không viết một bộ sử để lưu truyền hậu thế?”.
Con nhà đại phú làm chuyện gì cũng dễ dàng. Y có hứng làm chuyện đó lập tức mời ngay mấy người học thức đến đem bộ Minh Sử Cảo đó từ đầu đến cuối đọc cho y nghe một lượt, thấy chỗ nào cần thêm vào, chỗ nào cần bỏ bớt liền nói ra để cho tân khách chép lại.
Thế nhưng nghĩ bụng mắt mình đã lòa rồi không còn thể nào đọc hết các sách vở được nữa, bộ Minh Sử này soạn ra nếu còn nhiều chỗ sai lầm thì đã chẳng được tiếng tăm gì mà lại làm trò cười cho thiên hạ thành thử y không ngại bỏ tiền bạc mời những danh sĩ hồng nho, hết sức sửa sang để sao tận thiện tận mỹ mới vừa lòng. Nếu có những bậc đại học vấn tiền tài không thể mua chuộc được, Trang Đình Long lại khẩn khoản nhờ người khác, dùng lời lẽ nhún nhường mời mọc. Đất Thái Hồ vốn dĩ nhiều danh sĩ, được Trang gia mời đến, phần vì thương y mù lòa cảm kích tấm lòng thành, hai nữa việc giúp một tay tu bổ Minh Sử cũng là một việc tốt nên hầu hết đều đến nhà họ Trang làm khách dăm bữa nửa tháng, hoặc giú việc sửa lại những sai lầm, hoặc thêm bớt cho thêm văn vẻ, hoặc chép giùm một vài chương. Thành thử bộ Minh Sử đó quả là tập trung được nhiều đại thủ bút. Cuốn sách làm xong chưa bao lâu thì Trang Đình Long tạ thế.
Trang Duẫn Thành thương xót đứa con bạc mệnh nên lập tức lo việc in ra. Đời Thanh muốn in một quyển sách quả không phải dễ mà phải gọi thợ khắc thành mộc bản, lúc ấy mới in thành sách được. Bộ Minh Sử đó rất dày, tiền công khắc bản gỗ và in ấn rất tốn kém. Thế nhưng nhà họ Trang lắm bạc nhiều tiền, lập tức dọn ngay mấy căn phòng lớn làm xưởng việc, gọi thêm thợ chỉ mấy năm sau sách đã in xong. Cuốn sách đó có nhan đề là Minh Thư Tập Lược, người soạn là Trang Đình Long, lại mời danh sĩ Lý Lệnh Triết đề tựa. Tất cả những người đã từng giúp đỡ hoàn thành cuốn sách đều được in ở đầu, nào là Mao Nguyên Minh, Ngô Chi Minh, Ngô Chi Dung, Lý Nhưng Đào, Mao Thứ Lai, Ngô Sở, Đường Nguyên Lâu, Nghiêm Vân Khởi, Tưởng Lân Trưng, Vi Kim Hựu, Vi Nhất Viên, Trương Tuấn, Đổng Nhị Dậu, Ngô Viêm, Phan Sanh Chương, Lục Kỳ, Tra Kế Tá, Phạm Tương...  tổng cộng cả thảy mười tám danh sĩ.
Trong sách cũng ghi là bộ này căn cứ thêm bớt vào bản nháp của Chu thị mà thành, có điều Chu Quốc Trinh là tướng quốc nhà Minh, danh tiếng quá lớn nên không tiện để thẳng tên nên chỉ nói lập lờ là “Chu thị nguyên cảo”.
Minh Thư Tập Lược qua biết bao nhiêu tay danh sĩ học giả sử đổi chọn lựa nên quả cực kỳ đầy đủ, nói đâu ra đấy, văn chương lại chau chuốt thanh nhã, in ra rồi rất được người trong sĩ lâm tán thưởng. Trang gia lại cốt để được tiếng tăm nên giá bán thật hạ. Trong nguyên cảo mỗi khi nhắc đến người Mãn Châu, vốn dĩ không thiếu gì những đoạn chê bai, nhưng người tu đính đều đem bỏ đi hết nhưng những đoạn tán dương triều Minh không thể không có. Lúc đó nhà Minh mất chưa lâu, người đọc sách dạ hoài cố quốc nên sách in ra ai nấy đều mát lòng mát dạ, tên tuổi của Trang Đình Long nổi như cồn khắp Giang Nam, Giang Bắc. Trang Duẫn Thành tuy đau lòng nhưng thấy con người tuy mất nhưng danh vẫn còn, cũng thấy an ủi cho tuổi già.
Thế nhưng vào thời loạn, tiểu nhân đắc chí khiến người quân tử gặp tai ương. Tri huyện Qui An ở Hồ Châu tên là Ngô Chi Vinh, làm quan tham lam chẳng kể gì đến phép nước, trăm họ hận y tận xương tủy, khiến cho có người tố cáo nên bị triều đình cách chức. Ngô Chi Vinh làm tri huyện Qui An tuy bòn rút được đến trên vạn lạng bạc nhưng khi lệnh cách chức xuống rồi, y chạy đôn chạy đáo khắp nơi để khỏi bị tù tội nên bao nhiêu tiền bạc tích cóp được đều hết nhẵn, đến cả gia nhân cũng bỏ đi đâu không biết. Y quan chức lẫn tiền bạc đều chẳng còn, chỉ còn cách đến các nhà có máu mặt tả oán, than rằng làm quan thanh bạch, nay bị về vườn, chẳng còn đồng xu dính túi để ăn đường nên không thể nào qui cố hương được.
Những phú hộ đó chẳng muốn rầy rà, nên ai cũng cho y ít nhiều, kẻ mười lạng người tám lượng. Khi y đến nhà họ Chu, chủ nhân Chu Hựu Minh vốn là người chính nhân quân tử, ghét kẻ ác như kẻ thù, đã chẳng cho đồng nào thì chớ lại mắng cho một trận, bảo là các hạ làm quan, bách tính trăm điều khổ sở, họ Chu này dù có tiền thì cũng đem đi giúp cho những người bị các hạ hút máu hút mủ còn hơn. Ngô Chi Vinh tuy giận lắm nhưng cũng chẳng làm gì được, y bị cách chức rồi, quyền không mà thế cũng không, đâu có dám cà khịa với một phú gia bát ăn bát để? Sau đó y bèn nuốt hận đi sang bái phỏng Trang Duẫn Thành.
Trang Duẫn Thành bình thời chỉ kết giao với thanh lưu danh sĩ, vẫn chẳng coi bọn quan lại vào đâu, thấy y đến mè nheo, cười nhạt một tiếng, thí cho y một lượng bạc nói:
- Cái thứ người như các hạ, đúng ra một lượng cũng chẳng đáng cho, có điều nhân dân Hồ Châu chỉ mong các hạ đi sớm ngày nào khuất mắt ngày ấy, cho một lượng để cút sớm một khắc, cũng là điều hay.
Ngô Chi Vinh trong bụng tức lắm, liếc qua thấy trên bàn có để một bộ Minh Thư Tập Lược, nghĩ thầm: “Tên họ Trang này tính thích phỉnh phờ, người ta chỉ cần khen bộ Minh Thư Tập Lược này vài câu là lập tức đem tiền dâng ngay, không hề ngần ngại”. Y bèn cười cầu tài nói:
- Trang công hậu tứ, không nhận thì không cung kính. Huynh đệ hôm nay từ biệt Hồ Châu, điều đáng tiếc nhất là không mang được một bộ Hồ Châu chi bảo về quê để cho những kẻ cô lậu quả văn nơi tệ hương được mở mắt.
Trang Duẫn Thành hỏi lại:
- Cái gì mà gọi là Hồ Châu chi bảo?
Ngô Chi Vinh cười đáp:
- Trang công quả là khiêm tốn quá! Trong chốn sĩ lâm, ai ai cũng đều tấm tắc, lệnh lang Đình Long công tử thân bút soạn ra bộ Minh Thư Tập Lược, sử tài, sử thức, sử bút cả ba điều tự cổ đến nay hiếm ai hơn được, Tả Mã Ban Trang, đó là cổ kim lương sử tứ đại gia. Hồ Châu chi bảo chính là bộ Minh Sử do lệnh lang thân bút soạn ra chứ còn gì nữa.
Ngô Chi Vinh nhắc đi nhắc lại “do chính lệnh lạng soạn ra”khiến Trang Duẫn Thành nghe mà như nở hoa trong bụng. Ông biết rõ bộ sử này nào có phải do chính con mình “thân bút”đâu, trong lòng không khỏi áy náy nhưng Ngô Chi Vinh nói thế quả là gãi đúng chỗ ngứa, nghĩ thầm: “Ai ai cũng bảo gã này tham lam, là một tên tiểu nhân hèn hạ, hóa ra y cũng là người đọc sách có chút kiến thức. Thì ra bên ngoài người ta bảo tập sách của Long nhi là Hồ Châu chi bảo, bây giờ ta mới nghe lần đầu”.
Trang công mặt mày tươi rói nói:
- Vinh công nói gì mà Tả Mã Ban Trang, cổ kim tứ đại lương sử, huynh đệ có điều chưa rõ, mong được chỉ giáo.
Ngô Chi Vinh thấy Trang Duẫn Thành dịu hẳn lại, biết rằng cá đã cắn câu, trong bụng mừng thầm, liền đáp:
- Trang công chẳng nên quá khiêm tốn. Tả Khâu Minh soạn Tả Truyện, Tư Mã Thiên soạn Sử Ký, Ban Cố soạn Hán Thư đều là những danh tác truyền từ nghìn xưa, thế nhưng sau Ban Cố, đại sử gia chẳng còn ai nữa. Âu Dương Tu soạn Ngũ Đại Sử, Tư Mã Quang soạn Tư Trị Thông Giám, văn chương tuy xuất sắc nhưng tài ba, kiến thức có phần chưa đủ.
Mãi đến thời thịnh thế nhà Đại Thanh ta, lệnh lang thân bút soạn ra một bộ Minh Thư Tập Lược bừng bừng như thế mới có được người cùng Tả Khâu Minh, Tư Mã Thiên, Ban Cố ba vị tiền bối tịnh giá tề khu, thành thử người đời mới có câu “Tứ Đại Lương Sử, Tả Mã Ban Trang”.
Trang Duẫn Thành cười híp cả mắt, hai tay xoắn tít lại luôn mồm:
- Nói quá thôi! Nói quá thôi! Cái câu Hồ Châu chi bảo quả là không dám nhận.
Ngô Chi Vinh nghiêm mặt nói:
- Cái gì mà không dám nhận? Bên ngoài ai ai cũng nói: “Trong Hồ Châu tam bảo sử, lụa và bút thì Trang sử đứng đầu.”
Tơ tằm và bút lông của Hồ Châu là hai đặc sản nổi danh, Ngô Chi Vinh tuy phẩm hạnh bết bát nhưng được cái nhanh mồm nhanh miệng, xuất khẩu thành chương, ghép ngay Trang sử chung với Hồ ti, Hồ bút; Trang Duẫn Thành nghe thế hết sức vừa lòng.
Ngô Chi Vinh lại tiếp:
- Huynh đệ đến quí xứ làm quan, hai bàn tay trắng chẳng tơ hào gì. Hôm nay đành muối mặt đến xin Trang công một bộ Minh Sử để đem về làm bảo vật truyền gia, sau này con cháu nhà họ Ngô ngày đêm dùi mài, may ra tài nghệ kiến thức tiến triển, làm rạng rỡ cho tổ tiên, âu cũng là nhờ hậu tứ của Trang công.
Trang Duẫn Thành cười đáp:
- Thế thì xin phụng tặng.
Ngô Chi Vinh lại đẩy đưa thêm vài câu nữa, không thấy Trang Duẫn Thành tỏ ý gì khác, lại đem bộ Minh Sử ra ca ngợi một hồi. Thực ra bộ sách đó y chưa đọc đến một trang, nên chỉ nói lòng vòng nào là sử tài cao siêu hiếm có, sử thức phong phú, trác tuyệt. Trang Duẫn Thành nói:
- Vinh công xin ngồi nán lại một chút.
Nói xong đi vào hậu đường. Qua một lúc sau, một gia đinh bưng một cái bọc ra, để lên bàn. Ngô Chi Vinh thấy Trang Duẫn Thành chưa xuất hiện, vội vàng cầm cái bao lên nhắc nhắc thử, bao đó tuy to nhưng nhẹ hều, hiển nhiên bên trong chẳng có tiền bạc gì, trong lòng hết sức thất vọng. Một hồi sau, Trang Duẫn Thành trở lại đại sảnh, bưng cái bọc lên, cười nói:
- Vinh công coi trọng thổ sản của chúng tôi quá vậy xin kính tặng.
Ngô Chi Vinh tạ ơn, cáo từ đi ra, chưa đến khách điếm đã cho tay vào mò thử, quả nhiên là một bộ sách, một cuộn tơ tằm và vài mươi cây bút. Y mất bao nhiêu công lao miệng lưỡi, vẫn tưởng Trang Duẫn Thành ngoài bộ Minh Sử ra, thể nào cũng tặng thêm cho vài trăm lượng bạc, ngờ đâu món quà chỉ đúng có “Hồ Châu tam bảo”mà y thuận miệng bịa ra, bèn chửi thầm: “Con mẹ nó, cái bọn tài chủ ở Nam Tầm này đều tính khí nhỏ nhen. Âu cũng là tại mình nói sai, chứ nếu như nói Hồ Châu tam bảo là vàng bạc và Minh Sử thì có phải đã khá rồi không?’.
Y hậm hực quay về khách điếm, cầm chiếc bao vứt toẹt lên bàn, rồi lăn ra ngủ, khi tỉnh dậy thì trời đã tối, giờ ăn của quán cũng qua rồi, y cũng không buồn gọi mang cơm lên, vừa buồn bực vừa đói lòng càng thêm day dứt nên không sao ngủ được, khi ấy mới cởi chiếc bao, lật bộ Minh Thư Tập Lược ra xem. Vừa xem được vài trang bỗng thấy ánh vàng lấp lánh, hóa ra có một lá vàng. Tim Ngô Chi Vinh đập thình thình, vội vàng đưa lên xem kỹ, chẳng phải vàng y thì là gì? Y vội vàng cầm lên giũ giũ, trong sách rơi ra đủ mười lá vàng, mỗi lá ít nhất cũng phải năm tiền, mười trương vàng lá ấy là năm lượng hoàng kim. Thời đó vàng quí, năm lượng vàng tính ra bằng bốn trăm lượng bạc.
Ngô Chi Vinh mừng không đâu kể xiết, nghĩ thầm: “Lão họ Trang quả là giảo quyệt, y sợ mình xin bộ sách này rồi về quăng đi, không thèm mở ra, thành ra mới cài vàng lá vào trong sách, để nếu ai chịu đọc sách của con y thì người ấy có phúc nhặt được tiền. Đúng rồi, ta phải đọc vài trang học thuộc vài đoạn, sáng mai đến nhà y tạ y tặng vàng, tiện thể sẽ ca tụng văn chương thêm một chập nữa. Y sung sướng không chừng lại cho thêm vài lạng vàng nữa”.
Y bèn khêu đèn cho sáng, mở sách ra đọc, đọc đến đời Vạn Lịch năm thứ bốn mươi bốn, Thái Tổ nhà Hậu Kim Nỗ Nhi Cáp Xích tức vị, quốc hiệu là Kim, niên hiệu Thiên Mệnh, đột nhiên hơi giật mình: “Năm Bính Thìn Vua Thái Tổ lên ngôi, từ năm đó trở đi, không còn dùng niên hiệu Vạn Lịch nhà Minh nữa, phải dùng Thiên Mệnh nguyên niên mới phải”.
Y tiếp tục đọc xuống dưới thấy năm Đinh Mão Kim Thái Tông tức vị rồi, trong sách vẫn để năm thứ bảy Thiên Khải đời Minh chứ không đề Đại Kim Thiên Thống nguyên niên. Từ năm Bính Tí trở đi nhà Hậu Kim đổi quốc hiệu là Thanh, cải niên Sùng Đức, vậy mà trong sách vẫn đề Sùng Trinh năm thứ chín chứ không chép là Đại Thanh Sùng Đức nguyên niên, năm Giáp Thân trong sách viết năm Sùng Trinh thứ mười bảy chứ không viết Đại Thanh Thuận Trị nguyên niên. Đến sau khi Thanh binh nhập quan rồi, năm Ất Dậu sách vẫn chép Long Võ nguyên niên, năm Đinh Hợi thì chép Vĩnh Lịch nguyên niên mà hai niên hiệu Long Võ, Vĩnh Lịch chẳng qua chỉ là của Đường Vương, Quế Vương, người viết sách rõ ràng tôn lên như những vị vua chính thống của Minh triều, chẳng coi Thanh triều vào đâu. Y đọc đến chỗ này, nhịn không nổi vỗ bàn kêu lên:
- Phản tặc! Phản tặc! Rõ rành rành ra đây rồi!
Y vỗ mạnh quá chiếc bàn rung rinh khiến ngọn đèn lật nghiêng, dầu sóng ra dính đầy bàn tay y. Trong đêm tối y chợt nghĩ ra, hết sức mừng rỡ như điên cuồng: “Cái này chẳng phải là ông trời cho mình một món hoạnh tài hay sao? Thăng quan phát tài cũng ở đây mà ra cả”.
Y nghĩ thế trong lòng sướng quá bất giác kêu ầm lên. Bỗng nghe điếm tiểu nhị gõ cửa hỏi vọng vào:
- Khách quan! Khách quan! Có chuyện gì thế?
Ngô Chi Vinh cười đáp:
- Không có gì cả.
Y đốt đèn dầu lên, đọc lại một lần nữa. Tối hôm đó y đọc suốt tới khi gà gáy mới để nguyên quần áo lên giường nằm nhưng vì mới tìm thêm ra đến bảy tám chục chỗ văn tự cấm kỵ thành thử trong giấc mơ cũng vẫn thỉnh thoảng cười sằng sặc.
Mỗi khi thay đổi một triều đại, niên hiệu của tân triều cực kỳ quan trọng rất dễ phạm cấm vì ngôn ngữ văn tự dễ khiến cho người ta nhớ lại cựu trào. Minh Thư Tập Lược chép chuyện đời Minh, dùng niên hiệu nhà Minh đúng ra không có gì sai quấy nhưng trong khi việc nghiêm cấm còn gay gắt thì chỉ sơ xẩy một chút cũng mang họa vào thân. Những người tham gia tu sử, đại đa số chỉ giúp vài quyển, chẳng ai đọc hết từ đầu chí cuối, lại thêm những ai giúp việc sửa đổi mấy quyển cuối là những người hận Thanh triều thấu xương, có ai chịu dùng niên hiệu Đại Thanh. Trang Đình Long là con nhà giàu có, hai mắt lại lòa không khỏi sơ xuất khiến cho kẻ tiểu nhân có dịp nước đục thả câu.
Trưa hôm sau, Ngô Chi Vinh lập tức xuống thuyền đi về hướng đông đến Hàng Châu, ở trong khách điếm viết một lá thư cáo giác, kèm luôn bộ Minh Sử đưa vào trong phủ Tùng Khôi tướng quân. Y chắc mẩm Tùng Khôi khi nhận được lá thư rồi thể nào cũng gọi y vào gặp mặt. Khi đó người Mãn Châu tra xét những âm mưu phản nghịch rất nghiêm nhặt, ban thưởng rất hậu, y lập được công to như thế này, được phục chức làm quan thể nào cũng chắc, có khi còn thăng lên mấy cấp nữa.
Ngờ đâu y ở tại khách điếm chờ đợi mỏi mòn, luôn đến hơn nửa năm, ngày ngày đến cửa phủ tướng quân nghe ngóng hỏi han nhưng chỉ như ném hòn đá xuống biển, chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Về sau y bị những kẻ canh cửa trách mắng đuổi đi không cho y đến mè nheo nữa.
Ngô Chi Vinh trong lòng bồn chồn, mấy lá vàng Trang Duẫn Thành tặng cho đã đổi ra bạc tiêu sạch rồi mà việc cáo giác chưa đi đến đâu cả, vừa buồn bực, lại vừa kinh ngạc.
Hôm đó y lang thang trong thành Hàng Châu đi ngang qua nhà sách Văn Thông Đường mới đi vào định coi ké cho qua ngày giờ, thấy trên giá sách có bày ba bộ Minh Thư Tập Lược, nghĩ thầm: “Không lẽ những chỗ mình tìm thấy không đủ để làm tội Trang Duẫn Thành hay sao? Phải tìm thêm vài chỗ đại nghịch bất đạo khác, sáng mai viết thêm một bản cáo trạng trình lên phủ tướng quân lần nữa”. Tuần phủ Chiết Giang là người Hán, còn tướng quân là người Mãn Châu, y sợ tuần phủ không muốn gây ra vụ đại án văn tự ngục này nên định bụng sẽ cáo giác với tướng quân người Mãn.
Y lật một bộ ra xem, mới coi vài trang đã hết hồn hết vía, chẳng khác gì rơi tọt vào một hầm nước đá, hoang mang vô định, không còn biết đâu vào đâu, bao nhiêu chỗ cấm kỵ trong sách tuyệt nhiên biến mất không thấy tăm hơi, từ khi Thái Tổ nhà Đại Thanh khai quốc trở về sau đều biến thành niên hiệu của Mãn Châu cả, đến cả việc Vệ đô đốc đánh vào Kiến Châu (thân thích của tổ tông nhà Mãn Thanh), cùng các nơi chép về Long Võ, Vĩnh Lịch cũng chẳng còn gì nữa. Thế nhưng văn chương từ trước tới sau đều liền lạc, những tranh sách đều mới tinh không thấy dấu vết gì tẩy xóa, không hiểu sao lại biến hóa ra thế này thực là hết sức quái lạ.
Y tay cầm bộ sử đứng trong hiệu sách ngơ ngẩn như trời trồng, qua một hồi sau mới buột miệng kêu lên:
- Đúng rồi!
Y thấy bộ sách này ngoài bìa cũng như giấy bên trong đều mới tinh mới quay qua chủ tiệm hỏi kỹ thì ra nhà buôn từ Hồ Châu mới giao lại chỉ độ bảy tám ngày gần đây. Y nghĩ bụng: “Tên Trang Duẫn Thành kia ghê gớm thật! Quả đúng là “có tiền mua tiên cũng được”, y thu hồi sách cũ, in lại bản mới làm như sách vừa in xong, còn bao nhiêu sách cũ những đoạn cấm kỵ xé bỏ cả rồi. Ôi, không lẽ mình đành bỏ cuộc hay sao?”.
Những gì Ngô Chi Vinh suy nghĩ quả đúng như thế. Thì ra Tùng Khôi tướng quân của Hàng Châu không biết chữ Hán, người sư gia trong phủ đọc được bản cáo giác của Ngô Chi Vinh ai nấy toát mồ hôi lạnh, biết rằng chuyện này liên qua cực kỳ lớn lao, cầm lá thư mà hai tay run bần bật.
Người đề lại đó họ Trình, tên Duy Phiên, là người Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang. Thời hai triều Minh Thanh, đề lại trong các phủ huyện mười người đến chín là người Thiệu Hưng, thành thử hai chữ “sư gia”bao giời cũng thêm “Thiệu Hưng”để thành “Thiệu Hưng sư gia”. Người đề lại đó học được kinh nghiệm của những người đi trước, thành thử làm việc đâu ra đấy cực kỳ chín chắn. Trong phủ quan mỗi khi có công văn đều do sư gia xem trước, đa số là văn thư từ các cấp hạ liêu đồng hương trình lên để khỏi có điều trách móc chê bai. Thành ra quan chức lớn nhỏ mới đáo nhiệm sở, cần nhất là phải bỏ tiền mua chuộc những vị đề lại Thiệu Hưng. Hai triều Minh Thanh tuy đất Thiệu Hưng không mấy người làm quan lớn thế nhưng lại thao túng bút mực hành chánh suốt cả trăm năm, là một kỳ tích trong lịch sử chính trị Trung Quốc.
Gã Trình Duy Phiên bụng dạ trung hậu, tin tưởng vào điều “một đời làm lại gia hại ba đời”, đã mang thân vào chốn công môn thì nên khéo đường tu. Cũng phải nói thao túng sinh sát bách tích tuy trong tay quan lại thật, nhưng đề lại chỉ thêm bớt vài chữ là có thể làm cho người ta tan cửa nát nhà, còn như khai đường mở lối một câu, cũng có thể là chết đi sống lại, thành thử nếu ở cửa quan cứu người còn to lớn gấp mấy lần nương thân thiền môn tụng kinh gõ mõ. Y thấy vụ án Minh Sử này có thể gây nên đại họa, không biết vùng Tô Chiết bao nhiêu người táng mạng phá gia, nên vội vàng xin tướng quân cho nghỉ vài ngày, lập tức ngày đêm đi thuyền đến trấn Nam Tầm Hồ Châu đem chuyện này cáo tri Trang Duẫn Thành.
Trang Duẫn Thành thấy đại họa đổ ập xuống đầu mình, kinh hãi đến mất hồn mất vía, miệng há hốc, nước dãi chảy lòng thòng, không còn biết tính làm sao, một hồi lâu mới vội vàng đứng lên quì gập xuống lạy tạ đại ân của Trình Duy Phiên rồi vấn kế y xem phải làm gì.
Trình Duy Phiên trên đường đi từ Hàng Châu đến Nam Tầm đã suy đi tính lại, tìm ra được một cách thật hay, nghĩ thầm bộ Minh Thư Tập Lược này lưu truyền đã lâu, có dấu cũng không được, chi bằng thi hành kế “phủ để trừu tân”, một mặt sai người đi khắp các tiệm sách, thu hồi tất cả các bộ Minh Sử về tiêu hủy, một mặt thuê công nhân ngày đêm in lại bản mới, bỏ hết những chỗ húy kỵ rồi đem ra lưu hành. Nếu như quan phủ có truy cứu, tra xét bản mới thấy những lời cáo giác của Ngô Chi Vinh không đúng sự thực, thế là thoát được một mối họa bất ngờ.
Y bèn nói kế đó cho Trang Duẫn Thành nghe khiến ông lão vừa mừng vừa sợ, liên tiếp rập đầu tạ ơn. Trình Duy Phiên lại chỉ hết mọi đường đi nước bước, nơi nào chỗ nào cần đút lót bao nhiêu, cửa nào quan nào cần đấm mõm, Trang Duẫn Thành vâng vâng dạ dạ nghe theo cả.
Trình Duy Phiên quay trở về Hàng Châu, chờ đến hơn nửa tháng rồi mới đem lá thư của Ngô Chi Vinh và bộ sách trình lên cho tuần phủ Chiết Giang là Chu Xương Tộ, viết thêm vài hàng vào công văn, nói là người cáo buộc ấm ức vì chuyện bị mất chức tri huyện, xin xỏ không cho để bụng thù hằn, vậy xin phủ đài tra xét minh bạch.
Trong khi Ngô Chi Vinh mòn con mắt ở khách điếm đợi chờ thì tiền bạc Trang Duẫn Thành đổ ra như nước mua chuộc khắp nơi. Hậu lễ của họ Trang đã rải khắp cửa tướng quân, cửa tuần phủ, cửa học chính rồi, nên Chu Xương Tộ nhận được văn thư, cho rằng loại sách vở như thế này là chuyện của học chính ti cai quản, lại dìm đó thêm mươi ngày nữa mới gửi sang bên ti học chính. Đề lại bên học chính ngô môn lại bỏ xó thêm nửa tháng nữa, rồi cáo ốm nghỉ ở nhà một tháng, sau đó mới viết nhì nhằng gửi cho phủ Hồ Châu. Quan phủ Hồ Châu lại ngâm tôm thêm hai mươi ngày mới gửi sang học quan huyện Qui An và Ô Trình, yêu cầu hai người xem xét. Hai viên học quan này vốn đã được Trang Duẫn Thành dấm dúi cho một món tiền to, khi đó bản mới đã in ra xong, hai người liền đem bộ đó trình lên rằng:
“Bộ sách này tầm thường sơ sài, chẳng có gì là xách động được nhân tâm, đã xem xét thật kỹ từ đầu chí cuối, không thấy chỗ nào phạm cấm cả.”
Nơi nào trình lên cũng đều thế cả, chuyện kể như xong.
Ngô Chi Vinh phát hiện bản Minh Sử mới trong thư quán, nghĩ thầm chỉ có cách nào kiếm ra được một bộ nguyên bản thì mới xin tái thẩm được thôi. Những bộ Minh Sử bản cũ ở tất cả các nhà sách tại Hàng Châu Trang Duẫn Thành đều đã mua lại hết rồi nên y vội vàng sang miền đông huyện Tích Châu lùng sục thế nhưng cũng không tìm đâu ra. Y hết sức thất vọng đành phải bỏ cuộc về quê. Thế nhưng việc cũng lạ đời, trên đường đi tại một khách điếm trông thấy chủ quán đang đọc sách, vừa đọc vừa lắc đầu, nhìn kỹ lại hóa ra y đang đọc bộ Minh Thư Tập Lược. Y mượn coi qua, té ra đó là nguyên bản. Y mừng không đâu cho xiết, nghĩ bụng nếu như đòi mua lại chắc gì y đã chịu bán, huống nữa trong túi lại hết tiền lấy gì mà mua, chi bằng ăn cắp cho xong.
Đến đêm khuya y len lén trở dậy, trộm được bộ sách liền trốn đi ngay, thấy tỉnh Chiết Giang chỗ nào quan lại cũng bị Trang Duẫn Thành mua chuộc hết rồi, thôi thì đâm lao phải theo lao, đành lên tận Bắc Kinh cáo giác.
---
[1] Người là dao thớt, ta là cá thịt
[2] Người là vạc đỉnh, ta là hươu nai
[3] Nhà Tần mất con hươu (cũng có nghĩa là mất lộc phúc), thiên hạ hè nhau đuổi nó.
[4] Đuổi hươu Trung Nguyên
[5] Thần biết rằng tội khinh nhờn đại vương quả là đáng giết, xin được bỏ vào vạc mà đun.
[6] Hỏi đỉnh Trung Nguyên
[7] Sở Tử (lúc ấy là Sở Trang Vương): Tử là một trong năm tước. Thật ra thì khi ấy Sở đã tự xưng vương (tức ngang hàng với nhà Chu) từ lâu.
[8] Hai câu này trên lấy chữ Thanh, dưới lấy chữ Minh đứng đầu ý nói hoài vọng nhà Minh, bất phục nhà Thanh.
[9] Giang sơn hoa gấm
[10] Bốn câu này nói về cuối đời Tống, Trung Hoa rơi vào tay người Mông Cổ, vua nhà Tống phải nhảy xuống biển tự tận ở Quảng Châu (Xem thêm Vó Ngựa và cánh cung, Hậu Cảnh Thiên Long Bát Bộ của Nguyễn Duy Chính)
[11] Dã hỏa thiêu bất tận, Xuân phong xuy hựu sinh.
[12] Đào Nguyên hà xứ, khả tị bạo Tần?
[13] Xem thêm Bút Nghiên, Thư Họa của Nguyễn Duy Chính
[14] Sách viết nháp, chưa in

Dịch giả: Nguyễn Duy Chính
Hồi 4 (b)
VÔ TÍCH KHẢ TẦM LINH QUẢI GIÁC
VONG CƠ TƯƠNG ĐỐI HẠC SƠ LINH

Sáng hôm sau tới xế trưa, sau khi Vi Tiểu Bảo đi đánh bạc về liền đến kiếm Tiểu Huyền Tử đấu võ, thấy y đã lại thay quần áo mới rồi, nghĩ bụng: “Thằng nhỏ này ngày nào cũng diện một bộ mới, bộ đi kỹ viện kiếm gái hay sao?”. Lòng ghen tức nổi lên, y vung tay nắm lấy áo, nghe soẹt một tiếng đã xé rách một mảng lớn. Cũng vì thế, y quên béng mất đòn thế vừa mới học, bị Tiểu Huyền Tử đấm cho một cái trúng ngay hông, đau quá kêu ầm lên. Tiểu Huyền Tử nhân đó đâm ngón tay ra trúng ngay đùi trái, Vi Tiểu Bảo chân tê đi, quị ngay xuống, bị Tiểu Huyền Tử từ sau đẩy cho bổ nhào. Tiểu Huyền Tử nhảy tới đè lên lưng y, lại chế ngự huyệt Ý Xá khiến Vi Tiểu Bảo chỉ còn nước đầu hàng.
Y lại đứng lên, hết sức định thần, chờ cho Tiểu Huyền Tử vừa xông tới lập tức sử dụng chiêu Tiên Hạc Sơ Linh, bắt lấy cổ tay đối phương. Tiểu Huyền Tử vội rút tay về, vung tay định đấm nhưng chiêu đó Vi Tiểu Bảo cũng đã liệu trước, vung tay câu cổ tay vặn trở xuống, sau đó dùng cùi chỏ nện xuống lưng y, Tiểu Huyền Tử rống lên một tiếng, đau đến không còn hơi sức nào mà kháng cự, trận đó Vi Tiểu Bảo thắng.
Hai đứa tỉ võ với nhau, lần này là lần đầu Vi Tiểu Bảo thắng, trong bụng vui sướng không biết đâu mà kể. Tuy y ở núi Đắc Thắng đất Dương Châu đã từng hạ sát một quân quan, ở trong cung lại giết Tiểu Quế tử nhưng cả hai lần đều dùng kế. Trong đời đánh nhau với người ta, trừ khi ăn hiếp trẻ con tám, chín tuổi không kể, đánh với ai xưa nay chỉ thua, nếu như có chiếm thượng phong thì cũng do chơi trò há miệng cắn, bốc bùn bốc đất ném… toàn là thủ đoạn vô sỉ. Chí như ở tiểu điếm chui xuống gầm bàn dùng dao chém chân người ta thì cũng không có gì là hãnh diện nên chẳng dám hở môi nói với ai. Dùng bản lĩnh thực sự để thủ thắng, đây là lần thứ nhất trong đời. Y đang cơn đắc ý không khỏi tâm tư xốc nổi, nhơn nhơn tự đắc nên keo thứ ba lại thua.
Đến lần thứ tư, Vi Tiểu Bảo hết sức chăm chú, sử dụng chiêu Viên Hầu Trích Quả, cùng đối phương hai bên đánh đấm hồi lâu nhưng vẫn không hạ được địch thủ, sau cùng cả hai đứa đều hết hơi, ôm chặt lấy nhau, thở hổn hển đành phải buông ra.
Tiểu Huyền Tử hết sức hoan hỉ, cười nói:
- Bữa nay… ngươi bữa nay tài nghệ tiến bộ quá, tỉ võ với ngươi quả là thú vị, chẳng hay ai… ai dạy ngươi đó?
Vi Tiểu Bảo cũng thở hồng hộc đáp:
- Bản sự đó… ta… ta biết sẵn rồi, có điều hai bữa trước không thèm sử dụng, ngày mai… ngày mai ta còn có nhiều miếng lợi hại hơn nữa, ngươi có dám nếm thử không?
Tiểu Huyền Tử cười khanh khách nói:
- Dĩ nhiên ta dám chứ, chắc không phải miếng la lối xin hàng đâu nhé!
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Hừ, ngày mai có ngươi la lối xin hàng thì có.
Vi Tiểu Bảo trở về, dương dương lên mặt nói:
- Công công, Đại Cầm Nã Thủ của công công quả nhiên dùng được, hài tử bắt được cổ tay tiểu tử kia, sau đó thúc cho y một cùi chỏ vào lưng, thằng nhỏ đó chỉ có nước chịu thua.
Hải lão công hỏi lại:
- Bữa nay ngươi với thằng nhỏ đó đánh nhau mấy trận?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Đánh cả thảy bốn trận, mỗi đứa thắng hai. Đáng lý ra hài tử ăn ba trận nhưng có điều trận thứ ba hơi sơ ý.
Hải lão công nói:
- Ngươi chỉ giỏi ba hoa xích thố, nếu đánh bốn trận thì quá lắm ăn được một là may.
Vi Tiểu Bảo cười đánh trống lảng:
- Trận thứ nhất thì hài tử không thắng. Trận thứ hai quả là ăn được thiệt, nếu có nói láo thì trời đánh. Trận thứ ba y không đến nỗi thua, còn trận thứ tư hai đứa hết hơi hết sức nên hạn ngày mai tới đánh nhau nữa.
Hải lão công nói:
- Ngươi thiệt thà kể lại đầu đuôi từng trận cho ta nghe, từng chiêu từng thức thật rõ ràng xem nào.
Vi Tiểu Bảo tuy trí nhớ tốt nhưng kiến thức võ nghệ lại quá ít, từng chiêu từng thức trong bốn trận đấu làm sao nhớ được? Chỉ riêng có trận thứ hai là trận y thủ thắng thì y nói lại đâu ra đấy. Thế nhưng khổ nỗi Hải lão công lại chỉ vặn hỏi những trận y thua, Vi Tiểu Bảo chỉ nói quấy nói quá cho qua chuyện nhưng gặng mãi cũng phải đành thú thực y bị đánh bại như thế nào. Những chiêu thức mà Tiểu Huyền Tử dùng để thủ thắng, Hải lão công nhất nhất thi diễn ra tưởng như chính mắt y nhìn thấy, so với những gì Vi Tiểu Bảo nhớ được còn rõ ràng minh bạch gấp bội. Mỗi khi y đề cập đến, Vi Tiểu Bảo nhớ lại quả là đúng như thế thật.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Công công chắc có thiên lý nhãn, nếu không thủ pháp của Tiểu Huyền Tử sao công công biết tường tận như thế được?
Hải lão công cúi đầu trầm tư, lẩm bẩm:
- Quả đúng là cao thủ phái Võ Đương, quả đúng là cao thủ phái Võ Đương.
Vi Tiểu Bảo vừa mừng vừa kinh ngạc hỏi lại:
- Công công bảo thằng nhỏ tên Tiểu Huyền Tử kia là cao thủ phái Võ Đương ư? Vậy là hài tử đấu với một cao thủ bất phân thượng hạ, ha ha!
Hải lão công hừ một tiếng nói:
- Chỉ khéo nhận xằng! Ai bảo y đâu? Ta nói đây là vị sư phụ dạy y quyền cước ấy.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Vậy thì công công thuộc môn phái nào? Võ công của phái chúng ta thiên hạ vô địch, dĩ nhiên so với phái Võ Đương lợi hại hơn nhiều, chẳng nói cũng biết.
Y có biết Hải lão công thuộc môn phái nào đâu nhưng vẫn nịnh trước cho chắc. Hải lão công đáp:
- Ta thuộc phái Thiếu Lâm.
Vi Tiểu Bảo mừng rỡ nói:
- Thế thì tuyệt quá, phái Võ Đương mà gặp phái Thiếu Lâm chúng ta thì sẽ thua chỏng gọng, cụp đuôi mà chạy.
Hải lão công hừ một tiếng nói:
- Ta đã thu ngươi làm đệ tử đâu mà ngươi đã bảo ngươi thuộc phái Thiếu Lâm?
Vi Tiểu Bảo miệng leo lẻo đáp:
- Hài tử đâu có nói mình thuộc phái Thiếu Lâm, có điều học võ Thiếu Lâm thì cũng đâu có gì sai?
Hải lão công nói:
- Tiểu Huyền Tử học Cầm Nã Thủ chính tông của phái Võ Đương, mình cũng phải đem Cầm Nã Thủ chính tông của phái Thiếu Lâm để đối phó, nếu không thì không địch lại y đâu.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Phải đó, hài tử đánh thua là chuyện nhỏ nhưng làm liên lụy uy danh phái Thiếu Lâm thì mới thật là chuyện chẳng vừa.
Uy danh phái Thiếu Lâm lớn nhỏ thế nào, y hoàn toàn không biết, thế nhưng nếu mình có chút hơi hám của phái Thiếu Lâm thì cũng đã nở mày nở mặt lắm rồi.
Hải lão công nói:
- Hôm qua ta dạy cho ngươi hai đòn Đại Cầm Nã Thủ, bản ý chỉ cốt sao cho tiểu tử kia thấy khó mà lui, khỏi làm rắc rối ngươi nữa để ngươi có thể đến Thượng Thư Phòng lấy sách cho ta. Thế nhưng trước mắt cục diện xem ra không phải chỉ như thế, tiểu tử này quả là đích truyền của phái Võ Đương, mười tám đường Đại Cầm Nã Thủ phải từng chiêu từng thức dạy ngươi từ đầu. Ngươi có biết thế nào là cung tiễn bộ không?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Cung tiễn bộ ư? Cái đó hẳn là tư thức khi người ta giương cung bắn tên chứ gì?
Hải lão công sầm mặt xuống nói:
- Muốn học công phu thì phải để lòng cho trống, không biết thì bảo là không biết. Người học võ tối kỵ là tự cho rằng mình là người thông minh, khăng khăng cho rằng mình phải. Chân trước cong đầu gối, hình như cánh cung, gọi là “cung túc”; chân sau xiên xiên, hình như mũi tên, gọi là “tiễn túc”, gộp hai chân lại gọi là cung tiễn bộ.
Y nói xong ra điệu như hình cung tiễn bộ, Vi Tiểu Bảo theo đúng thế mà làm rồi nói:
- Thế này có gì là khó đâu? Hài tử mỗi ngày làm cả trăm lần cũng còn được.
Hải lão công đáp:
- Ta đâu có bảo ngươi làm một trăm lần làm gì, chỉ bảo ngươi làm một lần thôi. Ngươi đứng như thế, ta chưa bảo thôi thì không được đứng lên.
Nói rồi đưa tay mò xem tư thức hai chân thằng bé, bảo nó chân trước phải cong hơn nữa, chân sau giữ cho thẳng[1]. Vi Tiểu Bảo nói:
- Cái này thật dễ ợt.
Thế nhưng y giữ như thế cho thật yên, chưa tàn nửa cây nhang, hai chân đã ê ẩm quá đỗi phải kêu lên:
- Thế này đã được chưa?
Hải lão công đáp:
- Còn lâu mới được.
Vi Tiểu Bảo lại nói:
- Hài tử luyện tư thế quái đản này để làm chi vậy? Không lẽ có thể đánh ngã được Tiểu Huyền Tử hay sao?
Hải lão công đáp:
- Cung tiễn bộ nếu như luyện cho ổn định thì người ngoài xô ngươi cũng không té được, rất là hữu ích.
Vi Tiểu Bảo cố cãi:
- Nếu như người ta xô hài tử té, hài tử liền trở dậy thì cũng đâu có sao.
Hải lão công gật gù không lý gì đến y nữa. Vi Tiểu Bảo thấy y gật đầu liền đứng thẳng lên, đập đập vào đùi cho đỡ mỏi. Hải lão công quát lên:
- Ai cho ngươi đứng dậy? Mau xuống tấn xem nào.
Vi Tiểu Bảo ấp úng:
- Hài tử mắc tiểu.
Hải lão công lại quát:
- Không được.
Vi Tiểu Bảo lại nói:
- Hài tử mót đi cầu.
Hải lão công quát:
- Không được.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Xem chừng sắp ra quần đến nơi rồi.
Hải lão công thở dài, đành để cho y đứng lên đi nhà xí. Vi Tiểu Bảo tuy thông minh nhưng bảo y tuần tự từng bước từng bước luyện công thì không cách nào có thể được. Hải lão công cũng không cưỡng ép y, chỉ truyền thụ cho y vài thủ pháp cầm nã bẻ vặn chân tay. Trong khi sách giải cần phải cong người uốn mình, hụp xuống trồi lên, Hải lão công không thể nào biểu diễn cho y coi được, chỉ đành lấy lời chỉ điểm rồi đưa tay mò xem tư thức có điều gì sai sẩy hay không.
Hôm sau Vi Tiểu Bảo lại cùng Tiểu Huyền Tử tỉ võ, tự thị là hôm qua vật nhau bốn keo chỉ thua hai, thắng một, hôm nay học thêm bao nhiêu là công phu thể nào cũng toàn thắng cả bốn. Ngờ đâu khi ra tay, mấy chiêu mới vừa học xong chẳng ăn thua gì, bị y dùng thủ pháp đặc dị hóa giải, thành thử hai keo đầu thua cả hai. Vi Tiểu Bảo vừa hoảng hốt, vừa tức giận, keo thứ ba hết sức đề phòng mới bẻ quặt được tay Tiểu Huyền Tử ra sau lưng, Tiểu Huyền Tử không lật lại được đành chịu thua.
Vi Tiểu Bảo dương dương đắc ý thành ra lần thứ tư lại thua, bị Tiểu Huyền Tử cưỡi lên đầu, hai chân kẹp cổ, tưởng chừng muốn ngộp thở. Y đầu hàng rồi, đứng được lên buông tiếng chửi:
- Con mẹ nó chứ…
Tiểu Huyền Tử mặt sầm xuống quát lớn:
- Ngươi nói gì thế?
Thần sắc y lập tức đầy vẻ uy nghiêm, Vi Tiểu Bảo kinh hãi nghĩ thầm: “Không xong, nơi đây là hoàng cung, không được nói tục. Mao đại ca có bảo rằng khi lên Bắc Kinh không thể để sơ hở, mình cất tiếng chửi thề thế là lộ mẹ nó chân tướng, để người ta biết tỏng mình là ai rồi”. Y vội vàng nói chữa:
- Ta nói là cái chiêu mả mẹ của ta không dùng vào đâu được, chỉ còn nước đầu hàng.
Tiểu Huyền Tử vẻ mặt đổi làm vui hỏi lại:
- Thế chiêu của ngươi tên là :10px;'>
- Ôi, công công lúc này... mắt đã mù rồi, trên đời bây giờ chỉ còn một mình ngươi chiếu liệu cho ta nữa thôi, ngươi có bỏ công công, không... không đoái hoài gì đến ta chăng?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Đương nhiên là hài tử không bỏ.
Hải lão công hỏi lại:
- Ngươi nói thật hay giả?
Vi Tiểu Bảo vội đáp:
- Dĩ nhiên không giả chút nào.
Y không ngập ngừng, giọng điệu thành khẩn cốt để cho Hải lão công cực kỳ cảm động. Y lại tiếp:
- Công công không có ai bầu bạn, nếu không có hài tử ở đây thì còn ai nữa? Hài tử xem mắt công công chỉ vài bữa là lành, chẳng nên lo lắng làm chi.
Hải lão công thở dài một tiếng nói:
- Không khỏi được đâu, không khỏi được đâu.
Y ngừng lại một chút hỏi tiếp:
- Gã họ Mao kia chạy mất rồi phải không?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Dạ!
Hải lão công lại hỏi:
- Thế thằng nhỏ đi theo y ngươi giết hắn rồi phải không?
Tim Vi Tiểu Bảo đập thình thình, đáp liều:
- Dạ! Thế... thế cái xác này làm sao đây?
Hải lão công hơi trầm ngâm rồi nói:
- Mình giết người ngay trong nhà, nếu để thiên hạ biết tra hỏi lung tung, thật phiền lắm. Ngươi... ngươi vào lấy cái hòm thuốc của ta ra đây.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Vâng!
Y vào nội thất, không thấy hòm thuốc đâu bèn mở các ngăn tủ ra, lục lọi một hồi. Hải lão công đột nhiên nổi giận hỏi:
- Ngươi ở trong đó làm chi vậy?... Ai... ai bảo ngươi mở ô kéo ra lục lọi loạn cả lên?
Vi Tiểu Bảo sợ toát mồ hôi, nghĩ thầm: “Thì ra mấy ngăn kéo này không được phép mở”. Y bèn nói:
- Hài tử kiếm rương thuốc, không biết để ở chỗ nào.
Hải lão công bực tức nói:
- Chỉ nói bá vơ, đến hộp thuốc để đâu cũng không biết nữa hay sao?
Vi Tiểu Bảo ấp úng:
- Hài tử... hài tử giết người, trong bụng... trong bụng hãi lắm. Công công... công công... lại mù đôi mắt, thành thử bấn loạn cả lên.
Y nói đến đây liền òa lên khóc. Y không biết hòm thuốc để ở đâu, e rằng chỉ việc đó cũng lộ hết mọi việc nên muốn khóc là khóc được ngay, chẳng phải khó khăn gì.
Hải lão công nói:
- Ôi, thật là trẻ nít, giết người thì có gì ghê gớm đâu? Hộp thuốc ở trong cái hòm thứ nhất đó.
Vi Tiểu Bảo cười hềnh hệch nói:
- Phải... phải... phải rồi! Hài tử sợ quá!
Y thấy hai chiếc rương đều có khóa đồng đóng chặt, lại không biết chìa khóa để ở đâu cầm cái khóa lắc thử, khóa liền mở ra, kêu thầm: “Số mình hên quá, nếu như khóa này có gì rắc rối mà mình không biết thì lão ô qui thể nào cũng nghi”. Y gỡ khóa mở rương ra thấy bên trong toàn là quần áo, một góc có để chiếc thùng thuốc mà những ông lang dạo thường hay cầm bèn lấy ra đem ra phòng ngoài.
Hải lão công nói:
- Lấy chút Hóa Thi Phấn hủy cái xác này đi.
Vi Tiểu Bảo đáp lời:
- Vâng!
Y mở hết ô kéo này đến ô kéo khác, thấy bên trong toàn là những bình sứ đủ màu sắc, đủ hình dáng, chẳng biết bình nào là Hóa Thi Phấn bèn hỏi:
- Vậy bình nào thế?
Hải lão công đáp:
- Thằng nhỏ này, sao bữa nay ngươi tối tăm làm vậy, bộ sợ quá nên mụ người rồi sao?
Vi Tiểu Bảo lắp bắp:
- Dạ... đúng vậy, hài tử sợ quá, mắt công công... mắt ông đã đỡ chưa?
Giọng y quan tâm thật không đâu cho hết. Hải lão công dường như cũng hơi cảm động, đưa tay xoa đầu y nói:
- Cái bình hình ba góc màu xanh có chấm trắng chính là nó. Dược phấn này quí lắm, chỉ cần một chút xíu là đủ rồi.
Vi Tiểu Bảo vội đáp:
- Dạ, dạ!
Y lấy cái bình hình tam giác có chấm trắng, mở nắp ra, lấy trong rương ra một mảnh giấy trắng, đổ một chút bột ra rồi rắc lên người Tiểu Quế tử. Qua một hồi lâu, không thấy gì cả. Hải lão công hỏi:
- Sao rồi?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Chẳng thấy gì hết.
Hải lão công hỏi lại:
- Thế ngươi có rắc vào chỗ máu y không?
Vi Tiểu Bảo reo lên:
- Ồ, hài tử quên mất.
Y lại lấy ra một chút bột, rắc vào vết thương trên người tử thi. Hải lão công trách:
- Ngươi bữa nay sao quái lạ hết sức, đến tiếng nói cũng đổi khác không giống bình thời chút nào.
Vừa khi đó trên người Tiểu Quế tử có tiếng sèo sèo rồi một làn khói nhạt bốc lên, nước vàng từ vết thương chảy ra, khói bốc lên càng lúc càng đậm, nước mủ chảy ra mỗi lúc một nhiều, vừa nồng vừa chua, chỗ loét ra càng lúc càng lớn. Da thịt xác chết gặp phải nước vàng lập tức bốc hơi, từ từ biến thành nước, đến cả quần áo cũng tiêu luôn.
Vi Tiểu Bảo nhìn mà há hốc mồm, liền nhặt quần áo mình vừa thay ra, vứt luôn vào xác chết, lại thấy đôi giày dưới chân đã há mõm, vội vàng tháo đôi giày ở chân Tiểu Quế tử đi vào còn đôi giày cũ cũng vứt luôn vào đống nước vàng.
Khoảng chừng hơn một giờ sau, cả người Tiểu Quế tử lẫn quần áo giày vớ đã tiêu hết, chỉ còn dưới chân một vũng mủ. Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm: “Lão rùa đen kia giá như ngất xỉu lăn quay ra thì hay biết mấy, ta chỉ việc đẩy y vào bãi độc thủy này chỉ chốc lát là bao nhiêu thịt xương tan hết”.
Thế nhưng Hải lão công vẫn chỉ liên tiếp ho sù sụ, rồi thở dài sườn sượt nhưng lại chẳng chịu hôn mê.
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm: “Hú hồn, may quá! Tên tiểu ô qui này ngày ngày ở trong cung vua, không biết tiếng chửi ở bên ngoài”. Y liền ba hoa một phen:
- Chiêu “đạp mã đề” này vốn dĩ bắt chước con ngựa bị trượt chân, giả vờ khuỵu xuống khiến cho người ta không đề phòng mình sẽ lộn người lên ghì địch thủ xuống. Ngờ đâu ngươi không mắc hỡm nên chiêu “đạp mã đề” này không thể dùng được.
Tiểu Huyền Tử cười khanh khách:
- Nói gì đạp mã đề, có đến đạp ngưu đề cũng không thắng nổi ta. Ngày mai ngươi có còn dám đến vật nhau nữa hay không?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Còn phải nói, dĩ nhiên đến chứ. Này, Tiểu Huyền Tử, ta hỏi ngươi một câu, ngươi phải thành thực trả lời, không được dấu ta đấy nhé.
Tiểu Huyền Tử hỏi lại:
- Chuyện gì?
Vi Tiểu Bảo nói:
- Sư phụ dạy ngươi công phu là cao thủ phái Võ Đương, có phải không?
Tiểu Huyền Tử lạ lùng:
- Ồ, làm sao ngươi biết?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Ta nhìn thủ pháp của ngươi mà đoán ra.
Tiểu Huyền Tử hỏi:
- Thế ngươi cũng biết công phu của ta chăng? Vậy tên gọi là gì?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Sao ta lại không biết? Đây là đích truyền chính tông Tiểu Cầm Nã Thủ của phái Võ Đương, trên giang hồ phải nói là võ công hạng nhất, có điều gặp phải đích truyền chính tông Đại Cầm Nã Thủ phái Thiếu Lâm của ta thì vẫn còn kém một bậc.
Tiểu Huyền Tử cười ha hả nói:
- Chỉ giỏi khoác lác, không biết xấu hổ. Thế hôm nay đánh nhau, ngươi thắng hay là ta thắng nhỉ?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Thắng bại là chuyện thường của binh gia, không thể xem thua được mà luận anh hùng.
Tiểu Huyền Tử chữa lại:
- Không thể xem thành bại mà luận anh hùng.
Vi Tiểu Bảo cãi:
- Thì thua được hay thành bại cũng thế.
Y đã nghe thuyết thư tiên sinh kể là “bất dĩ thành bại luận anh hùng”. Có điều hai chữ thành bại khó nhớ quá, nhất thời không nghĩ ra, bây giờ nghe Tiểu Huyền Tử nói ra trong lòng ngầm bội phục: “Ngươi giỏi lắm hơn ta độ một hai tuổi mà sao biết nhiều thế”.
Y về đến nhà, thở dài sườn sượt nói:
- Công công, hài tử học công phu, người ta cũng học, có điều sư phụ bên kia giỏi quá nên dạy toàn những điều hay.
Y không nói tại mình kém cỏi mà đổ thừa cho Hải lão công dạy không ra gì. Hải lão công nói:
- Chắc là bữa nay thua cả bốn trận chứ gì? Đồ mắc toi không trách mình chẳng bằng ai lại đem bụng oán người khác.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Hứ, cái gì mà bảo thua cả bốn? Ít ra thì cũng phải được một hai lần, hai ba lần. Bữa nay hài tử hỏi y, sư phụ y quả đúng là đích truyền chính tông của phái Võ Đương thật.
Hải lão công hỏi:
- Y thú nhận làm sao?
Trong giọng nói có chiều phấn khởi. Vi Tiểu Bảo nói:
- Hài tử hỏi y: “Sư phu dạy ngươi công phu là cao thủ phái Võ Đương, có phải không nào?”. Y đáp: “Ồ, làm sao ngươi biết? “. Như thế chẳng công nhận là gì?
Hải lão công lẩm bẩm:
- Sở liệu của ta quả không sai, đúng là người phái Võ Đương rồi.
Y ngơ ngẩn xuất thần, dường như suy nghĩ một chuyện gì lung lắm, qua một hồi sau mới nói:
- Thôi ngươi học thêm vài chiêu móc chân người ta.
Cứ như thế Vi Tiểu Bảo ngày ngày học võ Hải lão công để tỉ võ với Tiểu Huyền Tử. Trong khi họ, mỗi khi gặp chiêu nào khó khăn, Vi Tiểu Bảo lại ậm ừ cho qua, Hải lão công cũng mặc kệ y muốn làm gì thì làm, lược bỏ những công phu căn cơ, chỉ dạy y cách tránh né, chạy trốn và những cách dùng mẹo, chiếm tiện nghi. Thế nhưng đem đi đấu với Tiểu Huyền Tử, chiêu thức của y tăng gia thì của Tiểu Huyền Tử cũng tăng gia, đánh qua đánh lại mười lần thì Vi Tiểu Bảo thua đến bảy tám.
Từ đó trở đi, mỗi ngày cứ xế trưa, Vi Tiểu Bảo lại đi cùng bọn thái giám lão Ngô, Bình Uy, Ôn Hữu Đạo, Ôn Hữu Phương đánh bạc. Mấy ngày đầu y còn dùng vải trắng bịt mặt, càng về sau che mặt càng giảm dần. Bọn kia tuy thấy y và Tiểu Quế tử dung mạo hoàn toàn khác hẳn, thế nhưng một là đánh bạc đang đến hồi gay go, Tiểu Quế tử trước kia ra thế nào cũng chẳng ai hay, hai nữa y liên tiếp cho người khác mượn tiền nên ai cũng thích làm bạn, ba nữa càng về sau càng ít bịt mặt, bà con cũng coi là thường chẳng người nào hơi đâu cật vấn. Mỗi khi chiếu bạc tan rồi, y lại đến tỉ võ với Tiểu Huyền Tử, buổi chiều lại về học võ công.
Cầm Nã Pháp càng về sau càng khó, Vi Tiểu Bảo lại là kẻ biếng lười, lười cả nhớ lẫn lười cả tập, cũng may là Hải lão công cũng không bức bách thúc giục gì, cứ để mặc y ra sao thì ra.
Thời giờ thấm thoát, Vi Tiểu Bảo đến hoàng cung đã được hai tháng rồi, ngày ngày y có tiền đánh bạc, tuy không phải là tiêu dao tự tại gì nhưng cũng gọi là khoái lạc. Chỉ tiếc rằng không được chửi rủa dơ dáy, ăn nói thả giàn, cũng không dám táy máy trộm gà bắt chó, làm những trò vô lại ở trong cung nên quả có chiều “mỹ trung bất túc”.
Cũng có khi y nghĩ đến chuyện đào tẩu khỏi cung cấm, nhưng trong thành Bắc Kinh nào có quen biết ai, nghĩ tới cũng đã khiếp đảm, nên cứ lần lữa hết ngày này sang ngày khác. Vi Tiểu Bảo và Tiểu Huyền Tử trong hai tháng qua đánh vật với nhau, ngày nào cũng gặp gỡ, giao tình hai đứa càng lúc càng thân thiết.
Vi Tiểu Bảo thì thua cũng đã quen, vả lại “không lấy thua được luận anh hùng”, sân tập đen thì bù lại chiếu bạc đỏ, nên cũng chẳng thèm để ý. Cả y lẫn Tiểu Huyền Tử đều nhận ra rằng ngày nào hai đứa không đánh nhau, vật nhau thì ngày ấy trong ngưđời, có điều trước nay làm gì có tiền, hơn nữa thích quá hóa mê, chốn thị tỉnh Dương Châu người nào cũng nhẵn mặt, biết y là kẻ cờ gian bạc lận, trừ những con cừu non dại dột ra có ai lại vào bẫy của y bao giờ. Bây giờ nỗi sợ dần dần dịu xuống, được đi đánh bạc, trong túi lại có đến năm chục lượng thì quả nằm mơ cũng không nghĩ đến. Lại thêm có “đồ nghề”trong tay, đúng là vừa ra khỏi địa ngục là lên thẳng ngay thiên đường, ví như đánh bạc xong rồi mang họa sát thân, cũng chẳng đời nào bỏ chạy. Ngặt một nỗi không biết đối thủ là ai, nếu việc gì cũng vặn vẹo thì đâm lộ tẩy mất nên vẫn còn là một nạn đề lớn.
Y mở rương lấy ra hại khối bạc, mỗi khối chừng hai mươi nhăm lạng, còn đang suy nghĩ không biết phải tính nước nào để đánh bẫy cho Hải lão công nói ra, bỗng nghe ngoài cửa có tiếng ai réo:
- Tiểu Quế tử! Tiểu Quế tử!
Vi Tiểu Bảo đi ra ngoại đường lên tiếng đáp lại. Hải lão công nói khẽ:
- Đến kiếm ngươi rồi đó! Đến rồi đó!
Vi Tiểu Bảo đang định ra cửa, bỗng dưng trong bụng kêu khổ thầm: “Mấy thằng quỉ bài bạc này mắt có mù đâu, bọn chúng vừa nhìn đã biết ngay mình không phải Tiểu Quế tử, vậy làm sao đây?”. Lại nghe ngoài cửa có tiếng người giục:
- Tiểu Quế tử! Ra mau, ta có việc muốn nói!
Vi Tiểu Bảo vội đáp:
- Ra ngay đây!
Y vội chạy vào nội đường, lấy một mảnh vải trắng, quấn khắp đầu khắp mặt, chỉ để lộ hai con mắt và cái miệng, quay sang nói với Hải lão công:
- Hài tử đi đây!
Y chạy ra khỏi cửa đã thấy ở bên ngoài là một hán tử ước chừng ba mươi, hỏi nhỏ:
- Ngươi sao thế?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Thua mất tiền nên bị công công đánh cho bầm dập.
Gã kia cười khì, chẳng nghi ngờ gì chỉ hỏi thêm:
- Thế có dám đi làm thêm một canh nữa không?
Vi Tiểu Bảo nắm tay áo y kéo ra xa mấy bước hạ giọng nói:
- Đừng để cho công công nghe thấy. Đương nhiên là làm một keo nữa chứ.
Người kia giơ ngón tay cái lên khen ngợi:
- Hảo tiểu tử, quả là ngon! Thế thì đi.
Vi Tiểu Bảo và y hai người sóng vai mà đi, thấy gã này đầu dơi mặt chuột, nước da mai mái. Đi được mấy trượng rồi, người kia nói:
- Anh em nhà họ Ôn và Bình Uy đã đến rồi. Hôm nay nhà ngươi phải sao cho mát tay mới được.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Hôm nay mà không thắng,... thì... thì khó sống lắm!
Đường đi toàn là hành lang, chỗ nào cũng đình viện hoa viên. Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm: “Con mẹ nó, tên tài chủ này lắm tiền thật, xây nhà gì mà to thế?”. Trước mắt thấy rèm thêu, rường cột đều chạm trổ, trong đời y đã bao giờ nhìn thấy nhà nào phú lệ giàu có đến bực này, nghĩ bụng: “Lệ Xuân Viện ở Dương Châu cũng đã to vào hạng nhất hạng nhì, so ra thì chẳng thấm vào đâu. Giá như mình có được chỗ này mở một kỹ viện thì khách làng chơi hẳn là khoái lắm. Thế nhưng tòa nhà lớn thế mà không có hàng trăm cô nương thì chẳng bõ bèn gì”.
Vi Tiểu Bảo theo gã kia đi một hồi, đến một gian nhà phụ, đi qua hai phòng nữa người kia mới đưa tay gõ cửa, cốc cốc cốc ba tiếng, rồi cốc cốc hai tiếng, rồi lại cốc cốc cốc ba tiếng nữa. Cửa vừa hé mở đã nghe tiếng leng keng, loong coong của súc sắc rơi vào trong chén, nghe vui tai làm sao. Trong phòng đã tụ tập đến năm sáu người, ăn mặc người nào cũng giống người nào, đang hết sức chăm chú vào cuộc đổ bác.
Một gã chừng trên dưới hai mươi hỏi:
- Tiểu Quế tử bị sao thế?
Người dẫn y vào cười đáp:
- Thua bạc nên bị Hải lão công đánh đó.
Gã kia cũng bật cười, chậc chậc tặc lưỡi mấy tiếng. Vi Tiểu Bảo đứng sau lưng mấy người kia, thấy ai nấy đang đặt tiền, kẻ một lượng, người năm tiền, đều bằng thẻ tre. Y lấy ra một khối bạc mua năm chục thẻ, mỗi thẻ năm tiền.
Một người hỏi:
- Tiểu Quế tử, hôm nay ngươi “khoắng”được bao nhiêu đem đến “cúng”đây?
Vi Tiểu Bảo hừ một tiếng:
- Xì, cái gì mà “khoắng”với lại “cúng”? Nghe không lọt tai chút nào!
Y đã định mở mồm chửi “quân rùa đen khốn kiếp”rồi nhưng chợt nhớ ra mình giọng lưỡi không giống Tiểu Quế tử, mở mồm chửi là sẽ lộ tẩy ngay, tính thầm nói ít chừng nào hay chừng nấy, cố gắng chú tâm học ngôn ngữ của bọn chúng.
Hán tử đưa y tới cầm thẻ tre, còn đang ngần ngừ thì đã có người giục:
- Lão Ngô, nhà cái đang đen, đặt nhiều vào.
Lão Ngô đáp:
- Được!
Y liền đặt hai lượng rồi nói:
- Tiểu Quế tử, ngươi tính sao?
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm: “Tốt nhất là đừng để ai lưu tâm đến mình, có ăn cũng không ăn nhiều, có thua cũng không thua nhiều, đặt tiền đừng đặt lớn”. Y để ra năm tiền nên người khác không một ai ngó ngàng gì đến.
Người làm cái là một gã béo tốt, mọi người gọi y là Bình đại ca. Vi Tiểu Bảo nhớ lại lão Ngô có nói trong đám khách đỏ đen có một người tên là Bình Uy, Bình đại ca đây hẳn là gã này rồi. Chỉ thấy y bốc quân súc sắc lên, xốc xốc trong lòng bàn tay, xướng lên:
- Thông Sát này!
Vừa xướng vừa gieo vào trong lòng bát. Vi Tiểu Bảo chăm chú nhìn cách y đổ, lập tức yên lòng: “Gã này thuộc loại dê non”. Đối với y, những con bạc nào không biết đánh cuội y đều liệt vào hàng dê non cả. Bình Uy đổ sáu con súc sắc ra được mặt Ngưu Đầu, cũng kha khá. Những người khác theo vòng mà đổ, có kẻ ăn, có kẻ thua. Lão Ngô đổ được tám điểm nên thắng.
Vi Tiểu Bảo cứ thấy ai đổ xong thì lại thầm reo trong bụng: “Dê non”, y liên tiếp gọi “Dê non”bảy lần lúc ấy mới thở phào một tiếng. Trong túi y có sẵn những quân xí ngầu có thủy ngân của Hải lão công, định bụng đến giữa cuộc chơi sẽ đem ra tráo, ăn được một mớ rồi lại đổi trở lại. Đổ súc sắc loại này rất khó luyện, tráo qua tráo lại thì phải nhanh tay hay mắt, chẳng khác gì làm trò ảo thuật, trước phải làm cho người ta chú ý vào chuyện khác, chẳng hạn như giả vờ va phải ghế, làm đổ tách trà... mọi người sẽ nhãng ra, lúc đó tiện tay tráo đồ nghề. Nếu như ở tay hảo thủ thì không cần phải giở những trò va ghế, đổ trà, trong tay đã cầm sẵn sáu quân xí ngầu, khi vừa đưa tay chộp sáu quân thật đổ xuống thì bỏ những quân giả trong tay ra, sáu quân cầm trong tay liền sang qua tay trái rồi bỏ tọt vào bọc, có trời mới biết. Ngón nghề cỡ này Vi Tiểu Bảo chưa đạt đến được.
Người đời đã bảo:
Súc sắc mà có đổ chì,
Ăn tiền thật dễ khác gì ăn cơm.
Súc sắc mà đổ thủy ngân,
Thật như có phép hóa rơm ra vàng.
Thủy ngân cũng như chì đều trầm trọng, quân súc sắc sẽ bên nặng bên nhẹ, mình muốn sao cũng được. Có điều chì là vật rắn còn thủy ngân thì lưu động không ngừng nên đổ súc sắc có chì thì dễ mà súc sắc đổ thủy ngân thì khó gấp bội. Thế nhưng quân có chì dễ bị người ta phát giác, vả lại mình đổ ra điểm lớn thì người khác cũng có thể đổ được điểm lớn, còn như súc sắc có chứa thủy ngân, muốn điểm nào ra điểm nấy thì chỉ có những hảo thủ thượng thừa mới làm nổi, bọn cờ bạc bịp tầm thường đâu dễ gì. Vi Tiểu Bảo đổ quân súc sắc có chì thì cũng đã đạt tới mức sáu, bảy thành còn đổ súc sắc chứa thủy ngân thì mười phần chỉ được một hai.
Thế nhưng dẫu chỉ một hai thành mà mười lần được một hai thì sau vài tiếng đồng hồ cũng đã được to. Còn như loại cao thủ hạng nhất thì đổ quân súc sắc tầm thường nào cũng muốn gì được nấy, không khó khăn gì, chẳng thèm dùng đến loại đổ chì hay thủy ngân, hạng người như thế thật muôn vạn người không có được một, Vi Tiểu Bảo chưa gặp bao giờ mà ví như có gặp rồi thì y cũng chẳng tài cán gì mà nhận ra.
Y thấy những tay chơi đều là loại “dê non”, nghĩ bụng nước này thì tráo qua tráo lại mấy quân xí ngầu chẳng có gì là nguy hiểm nên không vội vàng, lúc khởi đầu có hai đĩnh bạc hai mươi lăm lượng, một đĩnh đã đổi thành thẻ rồi, còn lại một đĩnh cầm bên tay trái để giở trò lúc tráo quân súc sắc, bụng nghĩ thầm: “Tiểu Quế tử thường thua luôn, mình cũng phải thua trước được sau để người ta khỏi nghi”. Y đổ được mặt sáu nên bị người ta ăn mất.
Cứ thế khi ăn, khi thua, tính qua tính lại mất toi năm lượng. Một lúc sau nhà con đặt càng lúc càng nhiều nhưng Vi Tiểu Bảo vẫn chỉ mỗi ván năm tiền mà thôi. Bình Uy đẩy thẻ của y ra nói:
- Ít nhất phải một lượng, năm tiền không được chơi.
Vi Tiểu Bảo đành phải bỏ thêm một thẻ tre nữa. Nhà cái đổ ra được mặt Nhân, chăm chăm vơ cả làng. Vi Tiểu Bảo bực mình vì không cho mình đánh năm tiền nên lần này quyết cho y một vố, nghĩ thầm: “Ngươi không muốn mất năm tiền lại muốn mất cả lượng, giỏi nhỉ, đã thế ông cho mày biết tay! Ta chẳng đổ ra Thiên Bài chẳng kể làm người”.
Tay phải y bốc mấy quân súc sắc, tay trái vung ra, một đĩnh bạc rơi bịch xuống đất, chính trúng ngay lưng bàn chân y. Y vừa kêu được một câu:
- Ối giời! Đau quá!
Vừa nhảy dựng lên, cả bọn bảy người kia đều cười sặc sụa, nhìn y khom lưng nhặt tiền. Vi Tiểu Bảo lập tức tráo ngay mấy quân xí ngầu, đưa tay ném xuống, bốn quân ba điểm, hai quân một điểm, chính là mặt Địa, hơn mặt Nhân sát nút. Bình Uy chửi thề:
- Mẹ nó chứ! Sao thằng quỉ này bữa nay hên thế!
Vi Tiểu Bảo chột dạ nghĩ thầm: “Không được! Mình cứ ăn thế này, người khác để ý biết ngay không phải Tiểu Quế tử”. Thành thử đổ lần sau y liền để thua một lượng. Mọi người đổ xô vào đặt mỗi lúc một nhiều, kẻ thì ba lượng, kẻ thì hai lượng, y cũng bỏ xuống hai lượng, ăn được hai lượng rồi lần sau thua lại một lượng.
Chơi đến trưa thì Vi Tiểu Bảo đã ăn được hơn hai chục lượng nhưng mỗi lần đặt cũng vẫn rất nhỏ nên chẳng ai thèm để ý. Lão Ngô đem hơn ba chục lượng đã thua hết sạch, vẻ mặt buồn thiu, giang tay nói:
- Bữa nay đen như mõm chó, đếch chơi nữa.
Vi Tiểu Bảo đánh bạc mười lần thì có đến chín lần gian lận, có điều đối với bạn bè lại cực kỳ hào sảng. Bình thời y vẫn thường bị người ta mắng chửi chẳng coi vào đâu, nhưng nếu có ai thua nhẵn túi y liền khẳng khái cho mượn, người kia mười phần cảm kích đâm ra nể nang. Vi Tiểu Bảo trong đời nếu có lúc được tỏ ra chút đàn anh, họa chăng chỉ ở nơi chiếu bạc. Nếu như người kia mượn tiền rồi quịt luôn, y cũng chẳng để bụng, vì có phải tiền túi y bỏ ra đâu. Khi ấy thấy lão Ngô thua nhẵn túi định ra về, Vi Tiểu Bảo liền bốc một nắm thẻ trong tay ước chừng mười bảy mười tám lượng, dúi vào tay y nói:
- Lão huynh cầm chơi tiếp, bao giờ ăn lại thì trả cho tiểu đệ.
Lão Ngô mừng không đâu kể xiết. Những người đánh bạc xưa nay không cho người khác mượn tiền, trước là sợ người ta không trả, sau nữa sợ đem tiền cho mượn thì mất hên đi, đang thắng trở thành thua. Y thấy Vi Tiểu Bảo khẳng khái như vậy, hết sức cao hứng, liên tiếp vỗ vào vai y, khen ngợi:
- Hảo huynh đệ, ngươi quả là tay “ngon”.
Nhà cái Bình Uy đang lên, sợ nhất là cảnh người ta thua hết đâm ra tan sòng, thấy “nghĩa cử”của Vi Tiểu Bảo lại càng tấm tắc:
- Chậc chậc, Tiểu Quế tử đổi tính đổi nết rồi, bữa nay không còn “keo cú”như trước nữa.
Đổ thêm một chập, Vi Tiểu Bảo lại ăn thêm sáu bảy lượng. Bỗng nhiên có người nói:
- Thôi về ăn cơm, mai đến nữa.
Mọi người nghe nói đến ăn, lập tức ngừng tay, lật đật đổi thẻ thành tiền. Vi Tiểu Bảo không kịp tráo quân súc sắc thủy ngân về, nghĩ bụng bọn “dê non”này chắc chẳng đứa nào nhìn ra đâu, không việc gì phải lo cả.
Vi Tiểu Bảo đi theo lão Ngô ra ngoài, tự hỏi: “Không biết đi đâu ăn cơm đây nhỉ?”Hơn chục lượng gã họ Ngô mượn của Vi Tiểu Bảo cũng đã thua gần hết, liền nói:
- Tiểu huynh đệ, thôi để mai ta trả lại ngươi vậy.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Chỗ anh em với nhau, có gì phải gấp.
Lão Ngô cười nói:
- Chậc chậc, cái đó mới thực là anh em. Thôi ngươi về sơm sớm, Hải lão công chắc đang đợi ngươi về ăn đó.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Phải!
Bụng nghĩ thầm: “Thì ra là về ăn chung với lão rùa đen kia, kỳ này chẳng cao bay xa chạy thì còn lúc nào nữa?”. Y thấy lão Ngô đi vào một sảnh đường, tự hỏi: “Chỗ nào cũng toàn đại sảnh, hoa viên, hành lang, không biết cửa lớn ở đằng mô đây?”. Y đi lung tung, thỉnh thoảng lại gặp những người phục sức giống hệt mình nhưng cũng không dám mở miệng hỏi cổng ra ở đằng nào.
Y càng đi càng xa, trong bụng càng lúc càng bối rối: “Thôi chi bằng quay trở lại chỗ lão ô qui kia rồi hãy tính”. Thế nhưng lúc này muốn về chỗ ở của Hải lão công, y cũng lạc lối mất rồi, những nơi y đến chưa từng thấy qua, thỉnh thoảng trên sảnh, trên cửa có biển ngạch, nhưng vì không biết chữ nên cũng chẳng để ý làm gì.
Đi thêm một hồi nữa thì đến người cũng không còn thấy ai, bụng lại đói sôi sùng sục. Y vừa qua một cái cửa tròn, nhìn bên trái thấy có một gian nhà, cửa khép hờ, lật đật đi đến, đột nhiên ngửi thấy mùi đồ ăn thức uống bay ra, khiến cho nuốt nước dãi ừng ực. Y nhẹ nhàng đẩy cửa, thò đầu vào ngó dáo dác.
Chỉ thấy trong nhà trống trơn không một ai, trên bàn để đến mươi món điểm tâm, vội vàng rón rén đi vào, cầm một miếng bánh thiên tầng, bỏ vào mồm. Vừa ăn mấy miếng y tấm tắc khen ngon. Loại bánh này có nhiều tầng, một tầng bột lại một lớp đường xối mỡ, có mùi hoa quế, thật thơm ngon. Dương Châu nổi tiếng về của ngon vật lạ ai cũng biết, các kỹ viện muốn dẫn dụ khách làng chơi nên những món điểm tâm lại càng cầu kỳ. Vi Tiểu Bảo vẫn thường hay nếm trước của các phiêu khách[2] bị qui nô đánh mắng nhưng vẫn cứ ăn trộm không chừa. Bây giờ ăn những món bánh ở đây so với nơi kỹ viện còn khéo hơn, nghĩ thầm: “Món bánh này quả là ngon thật, nơi đây hẳn là đệ nhất đại kỹ viện của Bắc Kinh”.
Y ăn hết chiếc bánh thiên tầng rồi vẫn chưa thấy động tĩnh gì nên cầm thêm một chiếc bánh rán bỏ vào mồm. Kinh nghiệm trộm đồ ăn của y quả là phong phú nên không bát nào chén nào lấy quá nhiều dễ bị người ta phát giác. Ăn hết chiếc bánh rán, lại ăn thêm chiếc bánh đậu xanh, rồi lấy tay vun vén lại những đồ ăn trong đĩa, không để lộ chút dấu vết gì.
Đang lúc ăn uống thật khoái khẩu, bỗng nghe tiếng bên ngoài có tiếng giày lẹp kẹp, có người đang đi tới, y vội vàng nhón thêm một chiếc bánh nướng nhân thịt, nhìn quanh thấy căn phòng trống trơn, dọc theo tường chỉ có mấy hình nhân làm bằng da, trên xà thòng xuống lủng lẳng vài chiếc túi vải, bên trong dường như chứa gạo cát gì đó, ngoài ra chỉ còn chiếc bàn có phủ khăn mà thôi. Y không kịp suy nghĩ gì thêm, chui tọt ngay xuống gầm bàn.
---
[1] xúc xắc
[2] khách làng chơi