Oliver uống một mạch, mỉm cười với Poirot:- Ông nói đúng. Rượu mạnh, và tôi cảm thấy dễ chịu hơn. Đến phát điên lên mất!- Cô đang bị sốc mạnh. Chuyện ấy xẩy ra khi nào?- Tối qua.- Và cô đã đến tìm tôi… Tại sao?- Tôi nghĩ ông có thể làm được điều gì. Vấn đề không đơn giản như ta tưởng.- Có thể… Điều đó còn tùy. Tôi cần biết chi tiết hơn. Cảnh sát chắc đã được báo, thầy thuốc chắc đã đến khám nghiệm. Họ nói sao?- Mai hoặc ngày kia, cuộc điều tra mới bắt đầu.- Cái em Joyce ấy, bao nhiêu tuổi?- Mười hai hay mười ba, tôi không biết chính xác.- Em đó trông có yếu ớt?- Không, khỏe mạnh là đằng khác.- Theo cô, trông em có gợi tình không?- Có thể, nhưng tôi cho là không nên tìm động cơ vụ án theo hướng đó, nếu không nạn nhân đã không chết trong tư thế ấy.- Nhưng đó là loại án mạng báo chí phản ánh hằng ngày. Này cô, tôi có cảm giác cô chưa nói hết những điều cô biết. Cô có biết rõ em Joyce không?- Không. À mà tôi chưa giải thích vì sao tôi có mặt ở Woodleig Common.Poirot gật gù:- Woodleig Common … Hình như thời gian gần đây …Ông chưa nói hết, Oliver đã cướp lời:- Nơi đó không xa London lắm, cách khoảng bốn mươi dặm, rất gần Medchester. Thị trấn gồm một số dinh thự đẹp, tiếc thay, cảnh quan bị làm xấu đi vì những công trình hiện đại. Tuy nhiên nó vẫn giữ được bản sắc êm đềm, có một trường học tốt, và dân chúng sống yên bình. Tóm lại, Common giống rất nhiều làng mà ta thấy khắp nơi trong nước Anh.- Thật kỳ lạ, tôi có cảm tưởng đã nghe tên này ở đâu rồi.- Tôi đến chơi nhà một người bạn trong làng, bà Judith Buther. Bà góa chồng, hai chúng tôi quen nhau nhân một chuyến đi du lịch Hy Lạp. Bà có một con gái, Miranda, mười hai hoặc mười ba tuổi. Chính trong thời gian tôi ở trong nhà bà mà hai chúng tôi được mời tham dự buổi liên hoan với bọn trẻ. Judith cho rằng tôi sẽ có nhiều sáng kiến hay đóng góp vào việc tổ chức.- A! … Bà ta có yêu cầu cô đạo diễn một “trò chơi án mạng”?- Thôi đi ông Poirot, chả lẽ ông nghĩ tôi sẵn sàng lại diễn cái trò ma quỷ ấy hay sao? Aáy vậy mà rút cục nó vẫn cứ xẩy ra. Hay ông cho là vì tôi có mặt nên mới sinh chuyện?- Ai biết đâu được. Trong số người dự, có ai biết cô không?- Có một đứa trẻ đã biết là tôi viết truyện, và nó nói thích đọc tiểu thuyết trinh thám. Thế là nẩy ra tranh luận, mà tôi sẽ kể sau đây. Thực ra, lúc đầu, tôi chưa để ý lắm. Lớp trẻ đôi khi có những phản ứng kỳ quặc. Nếu có thêm nhiều chỗ nữa trong các trại tâm thần hoặc các nhà trừng giới, thì không đến nỗi nhiều tội phạm vị thành niên lại được thả lỏng ngoài tự do đến thế.- Có những tên như thế trong cuộc liên hoan?- Hai đứa, tuổi từ mười sáu đến mười bẩy.- Vậy một trong hai đứa đó là thủ phạm? Có phải đó là ý kiến của cảnh sát?- Cảnh sát thận trọng chưa có ý kiến gì, nhưng xem ra cũng ngả theo hướng ấy.- Cô bé Joyce ấy, nó thế nào?- Cũng tầm thường. Có vẻ huênh hoang, làm bộ. Tuổi mới lớn mà.- Có bao nhiêu khách tất cả?- Năm hoặc sáu bà, là mẹ đưa con đến dự. Có cô giáo. Một người là em hay vợ Ông thầy thuốc, một cặp vợ chồng đã đứng tuổi, hai cậu con trai mà tôi đã kể, và ba cậu nữa ít tuổi hơn. Tổng cộng khoảng ba chục người.- Họ có biết nhau không?- Ít nhiều đều biết nhau. Lũ con gái đều cùng học một trường. Hai bà phục vụ bên hàng xóm cũng đến giúp. Cuộc vui kết thúc, các bà mẹ cùng con cái ra về, tôi và Judith ở lại để giúp bà Rowena dọn dẹp. Khi phát hiện ra Joyce, tôi mới nhớ đến một câu em đó nói lúc chiều.- Aø, đến đoạn hay rồi đấy!- Tôi không nói gì chuyện này với ông bác sĩ cũng như với cảnh sát, nhưng với ông, tôi nghĩ là điều này quan trọng. Trong lúc mọi người trang trí, có ai nhắc đến những truyện tôi viết; đột nhiên Joyce tuyên bố rằng em đã từng chứng kiến một vụ án mạng. Chẳng ai tin, nhưng em khăng khăng khẳng định.- Thế cô, cô có tin lời em đó nói?- Tất nhiên không!- Tôi hiểu… Nhà thám tử nhỏ bé trầm ngâm gõ gõ lên bàn – Tôi hiểu… Em đó không nói tên ai, không thêm chi tiết?- Không, em rất tức vì một mặt các bạn không tin, mặt khác thì người lớn bắt đầu ngán với những lời lải nhải. Hỏi: “Chuyện xẩy ra khi nào?” Em đáp chung chung: “Cách đây nhiều năm.”- Đáng chú ý…- Lại hỏi sao em không báo cảnh sát, em đáp: “Vì hồi đó, em không ngờ đó là án mạng.”- Một nhận xét lạ kỳ.- Trước sự gặng hỏi của mọi người, em vẫn lặp đi lặp lại chuyện ấy và nói thêm: “Mãi về sau này em mới hiểu rạ” Giống như chúng tôi, chắc ông cũng sẽ không tin em đó, nhưng khi nhìn thấy em chết, tôi mới giật mình tự hỏi hay là em nói thật!Poirot nghiêm nghị gật đầu, và sau một lát suy nghĩ, nói chậm rãi:- Tôi sẽ hỏi cô một câu. Trước khi trả lời xin cứ thư thả suy nghĩ. Cô bé có đưa lại cho cô cảm tưởng rằng em đã thật sự có mặt nơi xẩy ra vụ án, hoặc tin rằng mình đã chứng kiến một hành động tội ác?- Ngay lúc đó, tôi đoán là em nhớ lại chuyện xô xát giữa hai tên lưu manh nào đó, rồi tô vẽ nó ra cho thành quan trọng để huênh hoang với mọi người.- Nhưng…- Nhưng, bây giờ em đã bị giết, buộc tôi phải rút ra kết luận rằng em đã thực sự mục kích một vụ giết người.- Như vậy phải giả thiết một người nào đó có mặt ở tối liên hoan có dính líu đến vụ giết người ấy và nhận thức ra mối hiểm nguy mà những lời khoe khoang của cô bé gây ra cho hắn.- Như vậy là ông không cho rằng tôi đã bịa ra những chuyện trên chứ, ông Poirot? Rằng tôi đã không lôi kéo ông vào một chuyện tưởng tượng không đâu?Không trả lời thẳng câu hỏi, Poirot lập luận luôn:- Một bé gái bị giết, kẻ giết người phải khỏe mạnh mới có thể giữ được đầu cô bé ấn vào xô đầy nước. Một tội ác kinh tởm, có vẻ chứng minh là thủ phạm phải hành động ngaỵ Vì hoảng sợ, hắn vớ lấy cơ hội đầu tiên để ra tay.Sau một lát suy nghĩ, Ariadne Oliver nói:- Hẳn là Joyce không biết lai lịch tên giết người, nếu không em đã không ăn nói hớ hênh, khi biết hắn cũng ở trong số người nghe.- Cô nói rất đúng. Em đã chứng kiến vụ án nhưng không biết mặt thủ phạm. Ta còn phải lập luận xa hơn nữa.- Xin lỗi, tôi không hiểu…- Có thể một người nào đó trong cử tọa, nghe những lời Joyce nói, hắn không phải là thủ phạm nhưng có biết vụ án mà em ám chỉ; hắn là người thân hoặc đồng phạm chăng, nên thấy cần thiết phải loại trừ em bé. Ồ!…- Gì cơ?- Tôi vừa nhớ ra tại sao cái tên làng Woodleig Common có vẻ quen quen.