Vàng và máu (II)

     ề mạn tây nam, sau lưng Văn Dú, là châu Nga Lộc cách xa hòn núi đá chừng ngót một phần tư ngày đường.
Nhà quan Châu nằm trên một cái đồi, mái lợp tranh, tường đất lèn, thấp và vững chãi. Chung quanh cây tre bụi rậm vây kín. Dưới chân đồi là xóm làng.
Quan châu Nga Lộc năm ấy chừng ngoại bốn mươi tuổi; người khỏe mạnh và tinh anh.
Trong nhà lên đèn đã lâu. Ông xếp gọn các đơn từ đã phê xong, lấy cái nghiên mực lớn chận lên, và gạt nhỏ ngọn đèn dầu lạc để trên một cái giá cao trên án sách. Ông tụt giầy, kéo cái chăn dệt ngũ sắc lên tận vai, đặt cái gối xếp lại cho chỉnh, rồi vừa ngả lưng lên bộ ván gỗ quý, vừa thở dài một cách khoan khoái nhẹ nhàng.
Rồi ông quay đầu về nhà bên, cất tiếng se sẽ gọi:
- Tô Nang à! Tô Nang à!
Tô Nang là người thiếp thứ năm của ông châu Nga Lộc.
Một lát tiếng chân ở ngoài đi tới; ông lim dim mắt nhìn lên đình cái màn chưa buông, nằm vuốt râu có ý đợi.
Cái cảnh tù mù trong gian phòng kín đáo kia vì đâu làm cho ông thấy thú vui của sự sống?
Cửa khẽ cọt kẹt mở, rồi tiếng một người đầy tớ vào thưa:
- Quan Châu à!
- Hả?
- Có một thằng trông mặt sợ hãi lắm, ở đâu hồng hộc chạy vào đây. Nó còn ở ngoài sân đấy.
- Nó vào làm gì?
- Không biết, nó không nói được, nó cuống quýt bám lấy Noòng, chỉ một tí nữa thì bị chó cắn chết.
- Mà sao lại để cho nó vào mới được chứ? Đuổi nó ra.
Quan Châu càu nhàu quay lưng vào. Rồi lại gọi:
- Tô Nang à, đi đóng cửa nhé!
Một lát, cửa lại thấy mở hé:
- Quan Châu à!
Quan Châu ra dáng bực mình:
- Cái gì?
- Cái người lúc nãy...
- Mặc kệ người lúc nãy! ầy... à!
Rồi ông ta lại gắt:
- Mà làm sao cho nó vào mới được chứ?
- Cổng sắp đóng, nó chạy nhanh quá, đâm bổ vào, không ai giữ được. Bây giờ nó không chịu ra nữa.
- Nhưng mà nó vào làm gì?
- Nó đã nói được rồi, nó bảo, nó cần thưa với quan Châu một chuyện ghê gớm lắm.
Ông Châu bực tức vô cùng. Ông chống tay chực dậy, nhưng còn mong bảo cái thằng Thổ quấy rầy kia một lần nữa rằng: Việc quan trọng đến thế nào cũng phải để đến mai.
Người đầy tới trình:
- Nó bảo nó thấy một việc ghê gớm lắm: Một người thắt cổ, với một người chết. Mà nó ở hang Văn Dú ra.
- Ở đâu ra?
- Hang Văn Dú!
- Hang Văn Dú?
- Phải rồi.
Ông Châu ngồi hẳn dậy, bảo:
- Gọi nó vào đây.
Rồi ông tung chăn ra, khêu to ngọn đèn lên, sốt sắng muốn nghe câu chuyện lạ.
Một người trần gian dám vào hang Thần là một việc ghê gớm vô cùng. Song đối với quan Châu thì lại là một điều lạ thường hơn là quái gở. Vì ông là một người Thổ vào hạng trí thức, đọc quá nhiều sách chữ Hán, biết rất nhiều chuyện cũ. Những điều ly kỳ mà dân ông mê tín, như những việc bí hiểm trong hang Thần, ông vẫn ngờ là chuyện huyền hoặc cả. Ông cho rằng đó chỉ là điều phao truyền vô lý của những người bày chuyện, hoặc là những mưu kế của kẻ nào có vàng bạc giấu ở trong hang.
Nhiều lần ông muốn vào tận hang xem, ông lại hy vọng sẽ tìm thấy của cải trong ấy nữa. Song những điều dị đoan truyền lại lâu ngày vẫn có cái vẻ hiển nhiên rất vững chãi, thường khiến những người cứng cỏi nhất cũng sờn lòng. Ông chắc hang Thần không làm hại được mình. Thế mà biết bao lần ông hăm hở định vào thám hiểm trong hang, rồi lại thôi không dám quyết.
Người Thổ lúc nãy đến tưới dầu vào ngọn lửa can đảm chỉ chực những tắt trong lòng ông Châu.
Hai người đày tớ dẫn anh ta vào, như dẫn một người tù. Ông Châu bảo họ lui ra và đóng cửa lại.
Người lạ mặt đứng trong bóng tối, cách quan Châu chừng năm bước, vẫn yên lặng chưa nói gì. Ông Châu quắc mắt nhìn khắp người anh ta. Bộ mặt anh ta rõ rệt in hình ảnh sự kinh ngạc. Anh lấm lét vừa nhìn xung quanh, vừa thở, môi mấp máy không nói được lời nào.
Một lúc, ông Châu quát to:
- Mày vào đây làm gì?
Anh Thổ choàng người lên, rồi nhìn thẳng vào mặt ông Châu, nuốt nước bọt nói:
- Tôi trình quan Châu... rằng ở cửa hang Văn Dú... có một người thắt cổ.
Khi nói đến tiếng Văn Dú, anh ta tái mặt đi. Bỗng thấy ông Châu nhìn ra phía cửa gắt mắng ầm lên:
- Ai cho chúng mày nghe trộm? Có cút đi không chết cả bây giờ?
Người lạ mắt luống cuống.
Ông Châu bảo:
- Tao mắng người nhà, mày không việc gì.
Rồi ông lại hỏi:
- Nhưng mày đến Văn Dú hay sao mà biết?
- Tôi ở Văn Dú về đây... Tôi đi với một người tên là Nùng Khai...
- Nó đâu?
- Chết rồi!
- Nó chết rồi à?
- Phải!
Một bài thơ đã nhiều lần nhắc tới, lúc đó như long lanh nổi lên những ý tha thiết không ngờ:
Có những buổi, ta nhìn em kinh ngạc
Hồn mất dần trong cặp mắt lưu ly
Ôi mắt xa khơi, ôi mắt dị kỳ!
Ta trông đó thấy trời ta mơ ước
Thấy cả bóng một vừng dông thuở trước
Cả con đường sao mọi lúc ta đi
Cả chiều sương mây phủ lối ta về
Khắp vũ trụ bỗng vô cùng thương nhớ.
Tuấn đọc khẽ mấy câu đầu. Rồi hứng khởi nâng giọng cao dần, anh say sưa nghe tiếng anh vang trầm và đưa xa, vuốt nắn từng đoạn ngân, dịu dàng và réo rắt theo những điệu sôi nổi:
Ta run sợ cho yêu là mệnh số
Mặc tay em định hộ kiếp ngày sau
Vì người em có bao phép nhiệm mầu
Một sợi tóc đủ làm nên mê hoặc
Ta đặt em lên ngai thờ Nữ sắc
Trong âm thầm chiêm ngưỡng một làn da
Buổi em về, xác thịt tẩm hương hoa
Ta sống mãi, thở lấy hồn trinh tiết
Ôi! Cám dỗ! Cả mình em băng tuyết
Rợn xuân tình lên bộ ngực thanh tân!
Ta gần em, mê từ ngón bàn chân
Mắt nhắm lại, để lòng nguôi gió bão.
Khi sùng bái ta nâng từng nếp áo,
Nhưng cúi đầu trước vẻ ngọc trang nghiêm
Ta khẩn cầu từng sớm lại từng đêm
Chưa tội lỗi cũng thấy tràn hối hận.
...
Một câu cười khẽ sóc lên đâu đó.
Tuấn quay đầu lại nhìn ra hiên. Khung cửa sâu tối trống không. Anh ngoảnh sang phía trong thì Lan Hương đã đứng cạnh anh, áp bên tay trái.
Tuấn mừng rỡ không nói được.
Khói hương bay loạn vì anh vùng đứng lên.
Lan Hương lại về! Đang ở trước mặt anh đây, và Lan Hương tươi đẹp lộng lẫy hơn trước! Áo nàng màu lá cây điểm kín đáo những vòng thêu ẩn hiện lấp lánh như dát ngọc châu. Thân nàng như một mình cây rêu bán đầy hạt móc. Chiếc quần cẩm nhưng mềm nhẹ phủ trùm xuống như hơi sương trên đôi chân hài.
- Lan Hương! Lan Hương! Em... ồ... thực Lan Hương của anh đây rồi!...
Nàng mỉm cười, đôi mắt ngọc huyền khoan dung soi vào lòng sung sướng của anh...
- Lan Hương! Em có biết anh đang cầu khấn em đây không?
Nàng thoáng liếc những vàng hương bày giữa nhà. Nàng đủng đỉnh nói qua nét cười:
- Em không biết sao em lại về?...
Rồi nghiêm nét mặt lại, nàng thở dài, nhưng đôi mắt lại tươi sáng ngay, nàng ngồi xuống ghế và dìu Tuấn ngồi ghé cạnh. Một tay vẫn đặt lên vai anh. Nàng nhìn nhận vẻ mặt xanh gầy của anh.
Nàng nói, tiếng nói nghe gần mà như từ đâu xa vừa tới.
- Em giận anh lắm, anh đòi biết những điều không cần biết, anh băn khoăn nghĩ ngợi quá để động tới lòng hờn dỗi của em... Em vẫn còn giận anh, đã nguôi đâu, nhưng giận mà vẫn không thể nào quên được thương nhớ.
Nàng ngả đầu bên má Tuấn, ngửa lòng bàn tay cho anh đặt tay lên. Tuấn chỉ khẽ nói được một câu:
- Thế em có còn giận anh mãi không?
Nàng ròn rã cười, ngẩng lên nhìn nghiêng:
- Cái bác si tình này rõ khéo hỏi ngẩn ngơ. Những nỗi khổ lòng còn cả trên nét mặt anh đây, sao em không cảm không thương? Thôi, em chả giận nữa đâu, đừng khóc nữa.
Tuấn đã qua được cái phút mừng tủi ban đầu. Anh tự nhiên hơn trong cử chỉ thân yêu, và lời nói có duyên dễ dàng đến miệng:
- Không đâu, anh không khóc nữa, mà cũng chẳng còn khổ nữa. Em đến, thế là hết cả gánh nặng cho anh, tiêu tan hết cả muôn nghìn vạn ức cay đắng... Lòng anh bây giờ chỉ tràn đầy hạnh phúc mà Lan Hương mang đến, đem trả lại cho anh...
Nàng nghe, mắt đăm đăm một vẻ say sưa dịu dàng. Nàng hướng lấy những lời tâm tình của ai mỗi lúc một nồng nàn theo sự ấp iu một thêm khăng khít.
Cánh mũi hơi nheo lại, nàng trách đùa:
- Anh chàng này lại sinh ra rượu chè nữa đây!
Tuấn cười, muốn nói: “Uống để quên buồn” nhưng anh chỉ im lặng. Nàng nhẹ gỡ cánh tay Tuấn, đứng lên nhìn anh trong làn mắt quyến luyến lả lơi, rồi lững thững đi xem khắp nhà như một người mới đến.
Tuấn nhân lúc ấy ra hiên vội sửa lại vẻ trễ tràng của râu tóc anh. Anh cạo mặt mò trong bóng tối. Lúc Tuấn trở lại thì Lan Hương đang bỏ áo bên giường.
Anh đến trước mặt nàng, thân thể bừng dậy một sức trai tráng si mê và lòng khẽ run một thứ tủi hổ êm nhẹ. Anh quỳ gối xuống đất giấu đầu vào lòng Hoàng Lan Hương, muốn giữ mãi mãi lấy nàng trong hai tay ràng buộc.
Lan Hương đỡ anh dậy, ánh đèn vặn nhỏ trên bàn làm trong trẻo bóng tối. Thân hình nàng dưới màng áo dịu mỏng lồ lộ hết châu báu của tòa nữ sắc vô song. Cái lầu ngà ngọc đẹp thêm một vẻ thần tiên khi ở trong màn sương chập chờn.
Những ngón măng chuốt của nàng bó lấy cánh tay anh, nàng nói như mê man:
- Ai mà không thương anh cho được! Người đàn ông nào đây? Mà có sức quyến rũ nhau đến chừng ấy...
Nàng kéo Tuấn lên, nói nhỏ vào tai chàng:
- Tất cả mình em nhớ anh quá quắt lắm... chốn nằm ngồi của thân em như trăm nghìn cánh tay ôm ấp của người yêu...
Tuấn chỉ khẽ đáp:
- Lan Hương!
Nàng liền lả người, giao phó toàn thân, buông mình trong nguồn im lặng nồng say và dữ dội.

*

Tuấn rắp tâm hỏi một câu anh đã dự sẵn.
Anh chưa lựa được cách cho lời nói thốt ra, và lặng nhìn bên trong khi nàng thu người nép bên cạnh. Nghe hơi thở của nàng, Tuấn sợ nàni chị dâu. Nhưng chuyện đó đến hôm nay Bình không cho là quan hệ lắm nữa. Vì Bình đã biết người vẫn “hiện” đến đây, trái với điều Bình đoán từ hôm trước, không phải là người nhà này. Cô con gái tên Hoàng Lan Hương (tên đó có phải tên thực hay tên mượn?) có lẽ chỉ là bạn bè thân thuộc gì với ông Án. Cũng là con nhà thế gia, sống trong khuôn nghiêm cấm, và nuôi tâm hồn cô quạnh bằng tất cẳ cái kho tàng lãng mạn nồng đắm của văn chương, Hoàng Lan Hương hẳn có một phen thất tình (Bình vội chữa câu nói lỡ) hẳn cũng... có một sự uất ức gì đó. Người thiếu nữ kiều nhược sống với tưởng tượng, lòng âm ỉ cháy những sự ước muốn ngấm ngầm, là hạng người rất dễ bị kích động. Một cuộc phân ly, một chuyện bức bách về tâm tình, một sự tuyệt vọng cho duyên phận, thế là đủ cho cô Lan Hương khuê các, lặng lẽ thành ra cái nhân vật kỳ dị mà Tuấn thấy “hiện lên” ở Trại Bồ này. Trại Bồ chẳng qua là nơi trước kia Lan Hương thường qua lại chuyện trò với mấy người bạn chí thiết? Những lời tâm giao, những câu than thở hay giãi bày, những mộng tưởng ân ái thổ lộ qua từng đoạn văn thơ... Bao nhiêu tâm sự ấy vẫn còn u uất trong bóng lá cây.
Trại Bồ về sau bỏ hoang vì cái oan khí của người con dâu và cảnh chia rẽ đột nhiên của gia đình chủ nhân.
Chỉ có Lan Hương là người thỉnh thoảng đến thăm viếng. Và chỉ đến những lúc đêm tối, hoặc để không ai trông thấy hoặc để cảm thông với hồn cảnh vật hay để tưởng mình là hiện tinh của hoa cỏ, nay vì một cớ éo le ỡm ờ nào thường dật dờ trong trí não vơ vẩn của người... người... (Bình chọn lấy tiếng nhẹ) người không vững bộ thần kinh.
Tuấn ngồi nghe, bình tĩnh và có lẽ nhẫn nại. Anh chỉ mỉm cười một đôi chỗ, rồi lại chăm chỉ yên lặng theo lời phân giải của Bình. Lúc đó anh mới khẽ nói:
- Không... vững bộ... thần kinh? Thì anh cứ bảo là người điên có tiện không?
Bình:
- Người điên... có lẽ. Nhưng không là thứ người điên rồ dại mất hẳn thần trí. Lan Hương có những lúc, những hồi giữ một ý định rất bền chắc, những hoài niệm rất mạnh mẽ và có lẽ tinh thần sáng suốt một cách kỳ dị để sống trong những nhân vật và những cảnh tưởng tượng ra...
Lan Hương đến trại lần này anh thấy không phải mới lần đầu. Những lần trước không biết cô ta tưởng mình là gì. Nhưng khi đột nhiên thấy có một anh chàng viết lách dưới đèn trước cửa sổ, không biết ở đâu tới, nhưng đoán chắc là một nhà văn, Lan Hương mới nảy ra cái ý dàn xếp câu chuyện có một vẻ đẹp huyền hồ và làm thực hiện một thiên Liêu Trai mới. Trong ý đó có sự tò mò tinh nghịch của người đàn bà và tính thị kỳ của tấm lòng ưa tác quái. Cử chỉ của anh, sự kinh ngạc cùng với những câu hỏi ngờ vực khêu gợi thêm cái hứng thú khác thường của người thiếu nữ. Cái tấn kịch ứng biến ấy, đêm này qua đêm khác, nối tiếp theo một điệu, một cách khá công phu. Không khí huyền ảo đã thừa có ở nơi hoang tịch này rồi, chỉ thêm sự giữ gìn chờ đợi cho khôn khéo, Lan Hương có thể ẩn đâu mà chẳng được? Cô nàng chọn một nơi ẩn tiện nhất, những khi cần phải lẩn tránh; không kín đáo lắm nhưng lại rất chắc chắn vì không ai ngờ. Những người vào hạng này thường vẫn có những thông minh sắc sảo thế đấy.
Tuấn đủng đỉnh hỏi:
- Anh cho là Lan Hương trốn lên cây... hoàng lan?
- Không
- Cây liễu?
- Không. Có một cây đậm hơn... dễ leo hơn...
- Cây đề?
- Có lẽ. Một người gái đẹp ẩn lên cây để xem một anh chàng ngớ ngẩn theo tìm... sao lại không? Mà sự trêu ghẹo đó biết bao thi vị!
- Nhưng về sau, Lan Hương có bị ai tìm theo đâu? Tôi ngủ dậy thì...
Bình bật cười:
- Thì không thấy cô nàng bên cạnh? Lạ nhỉ. Anh không thể ngờ được sao? Cô nàng đã biến một cách giản dị nhất: là nhân trời chưa sáng, bỏ anh ngủ đấy, để lại cho anh một bông hoa hoàng lan nhặt ở ngoài vườn hay đem theo sẵn trong mình... lẳng lặng ra về, dễ lắm. Những bông hoàng lan của Hoàng Lan Hương... Cái ý nên thơ xinh xắn có thể làm vẩn vơ được một anh chàng tên là Tuấn... Nhưng đến mớ cỏ với những cánh mẫu đơn tráo đổi vào đôi hài... thì... cũng hơi ngoa.
Bình chắc hẳn hồi lý thuyết của mình làm tỉnh ngộ bạn ngay, và sững sờ thấy mặt Tuấn vẫn lạnh lùng. Tuấn khảy một nụ cười nhạt nhẽo của người không tin nhưng không buồn cãi.
- Đa tình cũng đẹp lắm, nhưng đừng mê muội, Tuấn ạ. Anh làm tôi muốn thương hại cho anh...
- Đúng đấy. Bây giờ anh dẫn tôi đến con đường cuối cùng của anh đi.
- Con... đương... cuối... cùng?
- Ừ. Quên rồi à? Anh còn đưa tôi đi tìm... tìm thấy Lan Hương mà! Phải không? Ở đâu thế nhỉ?
Bình toan gắt với cái giọng thờ ơ của Tuấn, nhưng anh vẫn ôn tồn:
- Ở cũng không xa đây, độ hơn hai cây số. Tôi biết đấy có một ngôi chùa, và mới qua quýt hỏi thăm được rằng có một người con gái nhà giàu đến ở trong ấy. Tôi chưa kịp tìm đến tận nơi, và muốn về để anh khỏi nóng ruột lúc thức dậy. Rồi ta sẽ cùng đến để anh trông thấy người tiên của anh giữa ban ngày. “Nàng thiếu nữ ban đêm” có lẽ bây giờ đã ngủ dậy.
Tuấn không nói gì, lấy chiếc áo trắng dài mặc, rồi theo Bình.
Ngôi chùa nhỏ có vẻ cũ nát ở trong một rào cây lưa thưa. Trước chùa một cây đa lớn và cả bóng. Cửa chùa bưng đóng, một cánh gỗ hé mở một phía bên.
Im vắng nhẹ reo trong râm lạnh và thơm nhẹ hương hoa. Một cây hoàng lan nhô lên khỏi một khóm trúc.
Tuấn thản nhiên trước một cảnh vô nghĩa lý.
Hai người đẩy cánh cửa hé bước vào. Không thấy ai. Hương khói vắng ngắt.
Trở ra còn đang bỡ ngỡ thì từ phía sau chùa có tiếng lá khô bị dầy xéo chậm chạp. Một bà già ăn mặc cũ kỹ cầm chổi bước ra sân, một đứa bé con gái, đầu còn trái đào, tay cầm một cành ổi, hai quả đã chín, trố mắt nhìn hai người.
Bà già lúc đó mới biết có khách lạ.
Bình hỏi nhưng bà già không biết ai là cô Lan Hương. Ở đây độ hơn tháng nay có một cô con gái lịch sự, nói tiếng trọ trẹ, và một đứa ở gái, không biết tự đâu đến xin trọ ở chùa. Đứa bé nói leo: À phải rồi, cô Huế với chị Tân. Cô con gái hình như ở dưỡng bệnh, cả ngày cả tháng chẳng chuyện trò chi hết, chỉ thỉnh thoảng vơ vẩn hát những câu lạ tai và buồn buồn... Bà già là người vẫn ở nhờ đây, giúp đỡ người đầy tớ cô gái kia về việc mua bán thổi nấu; nhiều lúc bà già cũng dò hỏi và tìm cách gợi chuyện với cô Huế, nhưng không biết được gì.
Bình hỏi người con gái hình dung thế nào.
Bà già đáp rằng cô ta mặc quần áo hàng đen, tóc tết vấn trần, cũng có hôm búi thành món sau gáy, da trắng xanh, dáng người yếu ớt có lúc nào sai bảo đứa ở thì nói nhỏ nhẻ ít khi bà hiểu là nói gì.
Bình thấy Tuấn nghe bằng cái tai rất lơ đãng. Tuấn có vẻ một người ngoài cuộc đi với Bình cho có bạn và lễ phép không dính dáng đến việc không phải của mình...
- Thế... (lời Bình hỏi bà già) cô... Huế không ở đây nữa sao?
- Bẩm vâng. Hai ba hôm trước người nhà đưa ô tô đến đón đi, hôm đến ở cũng người nhà đưa đến.
- Sao lại ở đây mà không ở chỗ khác?
Nhưng Bình tặc lưỡi mà hỏi tiếp một câu mà bà già lại không biết thế nào mà trả lời. Sau một hồi căn vặn không có kết quả gì, Bình đành phải trở ra với anh chàng Tuấn hững hờ một vẻ đáng ghét. Hai người không nói với nhau một tiêng nào trên đường về.

*

Về nhà, Tuấn ngả người trên ghế bành, ngồi rất im lặng.
Bình đang tìm cách phân giải cho Tuấn nghe những lý luận của mình thì đột nhiên, nhìn thẳng vào mặt bạn, Tuấn hỏi:
- Này Bình, bao nhiêu lời anh nói với tôi lúc sắp ra đi, anh còn nhớ cả chứ?
- Còn, thế sao?
- Anh cũng không tin hẳn, phải không?
Tuấn lẩm bẩm như nói một mình:
- Sự bí mật có bao giờ cắt nghĩa được đâu.
Bình không giấu được vẻ lúng túng. Mắt Tuấn sáng lên một cách lạ.
Bình hiểu rằng lời thuyết giải đến thế nào cũng không ích gì, ái ngại nhìn Tuấn.
IX
Mặc dầu bao nhiêu công tìm kiếm về sau, Tuấn và Bình đành chịu nhận Hoàng Lan Hương là sự bí mật không thể khám phá được. Một lần, cách đó tám năm, Tuấn nghe một vị bác sĩ chuyên chữa về thần kinh nói đến một bệnh nhân có những triệu chứng giống như giả thuyết của Bình. Đó là một người đàn bà. Người ấy tưởng mình là đủ các nhân vật trong tiểu thuyết, khi tin mình là công chúa trong cung cấm, khi là người kỹ nữ sông Hương ca những câu ai oán, lại cũng có khi tự nhận là một vài đào hát trứ danh Nam Kỳ. Bệnh không thế nào chữa được. Người điên mất hết lý trí, đã giao trả về nhà và hình như đã chết. Tuấn không còn cách nào biết rõ thêm.
Thời gian không có hiệu lực gì: Tuấn không bao giờ quên được Hoàng Lan Hương, và cả với Bình, anh cũng không bao giờ chịu nhắc đến chuyện trước. Văn nghiệp của Tuấn không hề có chút dấu vết nào của người thiếu nữ. Cuộc đời tình duyên của anh chàng cũng không thiếu những phen gặp gỡ dễ ưa.
Nhưng đàn bà, đối với Tuấn, không ai có nhan sắc nữa.