Phiên dịch: Lý Quốc Sỉnh
Chương 1

     rước hết, đó là một khuôn mặt lớn, vàng vọt và bi đát, lướt qua trước mặt họ. Đó là bộ mặt của ông tướng. Ông tướng có vẻ mệt nhọc. Ông ta vội vàng mang ra trước mặt một ngàn người này cái đầu ông với quầng mắt thâm, tròng mắt vàng vì sốt rét, cái miệng nhẽo, cặp môi mỏng của những người đang hồi đen đủi. Khởi đầu từ gốc tay phải của đám quân tập họp đầy bụi bậm, ông ta lần lượt nhìn họ từng người, thẳng vào mắt họ, một cách buồn rầu; ông ta đổi hướng uể oải, không có vẻ gì hăng hái, và tất cả bọn họ đều ngầm chú ý tới một điểm: trên ngực ông thì đủ cả các huy chương, chẳng thiếu chiếc nào, lấp lánh ánh vàng, ánh bạc, nhưng nơi cổ ông không đeo gì cả, không có huy chương gì cả. Và tuy rằng họ đã biết là một tấm bội tinh ở nơi cổ một ông tướng chẳng có quan trọng mấy nỗi, họ cũng thấy hơi khó chịu là ông ta không có. Cái cổ nhà tướng vàng vọt và thiếu huy chương ấy làm họ liên tưởng tới những trận đánh thua, những cuộc rút lui không nổi, những lời nói nặng nề và chua chát mà các sĩ quan cao cấp trao đổi với nhau, những cuộc điện đàm bóng gió, những vụ thay đổi chỉ huy. Cái cổ ấy khiến họ liên tưởng tới một ông già mắt nhìn mệt mỏi và tuyệt vọng, lúc chiều tối, cởi áo khoác ra, ngồi ghé xuống giường với đôi cẳng gầy guộc và thân hình kiệt quệ vì cơn sốt, để uống một chút rượu mạnh. Bọn họ gồm có ba nghìn ba trăm ba mươi ba người để họ tới thanh tra; họ cùng có một cảm giác kỳ quặc lẫn lộn buồn, thương, lo, giận: giận khi nghĩ đến cuộc chiến tranh này đã kéo dài quá lâu, quá lâu đến nỗi cái cổ một ông tướng mà dám để trần không đeo huy chương thường lệ.
Ông tướng giơ tay lên chào chạm cái mũ bạc màu, nhưng tay cũng khá cứng cáp. Đến góc trái của đám quân tập họp, ông ta hướng một cách mạnh mẽ hơn, tới giữa cạnh trống của hàng quân ông dừng lại, và đám sĩ quan đông đảo xúm lại quanh ông ta, thành hàng thưa nhưng đều đặn: nom ông thật là tội nghiệp vì cái cổ không bội tinh, trong khi có những người khác, cấp bực kém ông, mà bội tinh lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Thoạt đầu, ông tướng ra vẻ như muốn nói gì, nhưng rồi lại chỉ đột ngột đưa tay lên chạm mũ, và đồng thời quay ngoắt lại, bất ngờ đến nỗi đám sĩ quan sau ông phải hoảng hốt tách ra để lấy lối cho ông đi. Tất cả bọn họ thấy con người mảnh khảnh ấy lên xe, các sĩ quan giơ tay chào một lần nữa, và một đám bụi trắng xóa tung bay cho họ biết là ông tướng đi xe về hướng tây, về phía mặt trời đã lặn xuống khá thấp, gần sát tới các mái nhà trắng phẳng. Ông tướng đi về một nơi không có mặt trận.
Thế rồi, cứ từng đoàn ba trăm ba mươi ba người một, xếp hàng ba, họ đi về phía kia của thành phố, về phía nam, qua các quán cà phê cửa hàng vừa đỏm dáng, vừa lem luốc, qua các rạp chiếu bóng, các nhà thờ, qua các khu đông đúc, ở đó gà chó nằm ườn trên ngưỡng cửa, ở đó có những người đàn bà vừa đẹp, vừa bẩn, đứng tì khuỷu tay nơi cửa sổ phô bày bộ ngực trắng bong, và ở đó từ những quán cơm nhỏ, dơ dáy, đưa ra tiếng hát đều đều của những chàng say, nghe khó chịu lạ. Có những chuyến xe điện chạy nhanh như gió, kêu điếc con ráy. Sau hết họ tới một khu yên tĩnh với những ngôi biệt thự có vườn xanh rờn lá bao quanh; có những chiếc xe nhà binh đỗ trước cổng đá xây. Họ vượt qua một chiếc cổng đỗ và họ xếp hàng thành từng đội hình vuông ba cạnh nhỏ hơn mỗi cạnh một trăm mười một người, trong một khu vườn được giữ gìn rất cẩn thận.
Họ xếp đặt quân trang ở cuối khu vườn, chụm súng, và khi họ đã đứng nghiêm người rã rời, bụng đói, miệng khát, giận dữ và chán nản vì cuộc chiến tranh thổ tả này khi họ đã đứng nghiêm rồi, thì một bộ mặt nhỏ nhắn và tuấn tú đi qua trước mắt họ: đó là gương mặt của ông đại tá, một người trắng xanh, mắt nghiêm, môi mím và mũi dài. Tất nhiên là cái cổ dưới khuôn mặt ấy có đeo một chiếc bội tinh, nhưng chiếc bội tinh ấy cũng không làm cho họ vui lòng. Ông đại tá ngoắt theo góc thẳng, bước đi vững vàng và từ tốn, không bỏ sót một cặp mắt đội viên nào. Đến lúc để chấm dứt ông ta đổi hướng đến cạnh trống và thấy trước mặt ông một hàng sĩ quan, thì họ đều biết là ông ta sẽ nói vài lời, và họ đều tự nhủ là họ đang thèm uống một chút gi, thèm ăn, thèm uống hoặc thèm ngủ, hoặc thèm một điếu thuốc. Bằng một giọng nói to và rõ ràng ông ta nói:
- Các chiến hữu, tôi xin chào các chiến hữu. Tôi cũng không có nhiều điều phải nói, trừ có điều là chúng ta phải đánh đuổi lũ rợ, xua chúng về rừng. Các chiến hữu hiểu chưa?
Tiếng nói ngừng lại một lát, quãng nghỉ thật nặng nề, gần như chết người. Họ đều thấy rằng mặt trời đã đỏ hết, một màu đỏ sậm, và cái ánh thê lương ấy thu cả vào chiếc bội tinh lủng lẳng ở cổ ông đại tá, nó rút lại còn có ánh lấp lánh của bốn cánh. Và chính lúc đó họ mới nhận thấy chiếc có trang trí lá sồi, mà họ gọi là “hoa lá cành”. Ra ông đại tá có “hoa lá cành” ở cổ. Ông ta gằn giọng:
- Các anh đã hiểu chưa?
Vài người lính đáp bằng một giọng ồ ồ, uể oải thiếu cảm tình.
- Dạ hiểu, thưa đại tá.
Tiếng đại tá lại nói, nhưng nó the thé như thể vút lên trời, như một con chim sơn xa nổi giận tìm mồi, muốn bay lên hái lấy một vì sao.
- Tôi hỏi các anh có hiểu không?
Một vài người khác trả lời:
- Dạ hiểu, thưa đại tá.
Nhưng họ không có nhiều, và những người lên tiếng trả lời ấy nhọc mệt, khản cổ và thờ ơ, mà giọng nói của ông đại tá này không có cái gì có thể làm họ đỡ khát, đỡ đói và đỡ thèm thuốc lá.
Giận dữ, ông đại tá lấy roi chỉ huy quất vào không khí: họ thoảng nghe có tiếng: “Thật là lũ ngợm”, rồi ông đại tá bỏ đi, với bước đi nhanh nhẹn và bực bội, theo sau là viên sĩ quan tùy tùng, một Trung úy trẻ, cao mà gầy, cao quá và trẻ quá khiến họ không khỏi mủi lòng.
Vừng dương vẫn ở đó, ngay trên các nóc nhà, giống như một quả cầu sắt đỏ rực lăn trên các mái bằng nhợt nhạt; nền trời bốc cháy đã ngả sang một màu xám hơi nhạt và hàng cây buông thõng đám lá còm cỏi. Họ tiếp tục đi, bây giờ thẳng về phía tây, qua các khu ngoại ô, qua các ngôi nhà nhỏ, trên các mặt vỉa hè rộng, qua các sạp trè chai gần một khu nhà bẩn, giống như những trại lính và hoàn toàn kệch cỡm so với cảnh chung quanh, gần những kho đồ phế thải, lan qua những mảnh vườn dưa chín ủng, và có những trái cà chua chín nẫu lắt lẻo nên những thân cây bụi bặm, những thân cây cao một cách kỳ dị, cũng kỳ dị như ruộng ngô đầy bắp lớn, ở đó một đàn chim đen sì đến mổ ăn; đàn chim lười lĩnh bay đi khi đoàn người nhọc mệt bước lần tới, bay thành đám, lượn lờ một lát rồi lại đậu xuống mổ ngô.
Bây giờ, họ chỉ còn có một trăm lẻ năm người, một trung đội nhọc mệt, đầy bụi bặm, chân phỏng, mặt vã mồ hôi, với một viên Trung úy dẫn đầu, một Trung úy mang nỗi chán chường ghi trên mặt. Ngay khi viên Trung úy này nhận chức chỉ huy, họ đã biết rằng ông ta thuộc loại nào rồi. Ông ta chỉ nhìn họ một lượt, thế là đủ. Mặc dù đói, mặc dù khát, nhất là khát, họ cũng đọc thấy trong ánh mắt ông ta ý nghĩ này: “Thối! Thối thật! Nhưng chúng ta không thể làm sao được”. Và với một vẻ thờ ở rõ rệt, bất chấp mọi cách chỉ huy thông thường, ông ta nói: “Đi!”.
Thế rồi họ dừng lại ở gần một ngôi trường học bẩn thỉu, chung quanh có cây mọc mà lá úa quá nửa rồi. Có những vũng nước đen, hôi thối trên đó ruồi nhặng vo ve bu kín; các vũng nước hình như nằm lắng đó hàng bao tháng rồi, giữa một vỉa hè hư nát và cầu tiểu vẽ phấn lằng nhằng, từ đó bốc lên một mùi khai khủng khiếp.
- Đứng lại!
Viên Trung úy nói vậy, rồi đi vào trong một tòa nhà với dáng đi uể oải mà tao nhã của một người tràn đầy chán nản.
Người ta không bắt họ xếp thành đội hình vuông nữa, và viên Đại úy thị sát họ cũng không thèm cất tay lên mũ để chào nữa. Ông ta cũng không đeo dây lưng, ông đang nhấm nhấm một cọng rơm, và bộ mặt to béo của ông cũng có vẻ hiền lành. Ông ta chỉ gật đầu, “hừ” một tiếng, tự giới thiệu, rồi nói: “Thưa các bạn, chúng ta không còn thì giờ nữa. Tôi sẽ phái thượng sĩ đến đây, anh ta sẽ phân phối các bạn vào các đại đội”. Nhưng gương mặt lành mạnh của ông Đại úy đã không làm cho họ quên không chú ý tới các chiến xa nằm kia, đã trang bị sẵn sàng, tới các quân cụ để xung phong sẵn sàng trên các thành cửa sổ đầy bùn đất: những gói xanh xanh, gọn ghẽ, với dây lưng, với đủ các thứ cần dùng như túi dết, bao đạn, xẻng đào đất và mặt nạ phòng hơi độc.
Khi họ tiếp tục hành quân, chỉ còn có hai mươi tư người; họ lại băng qua ruộng ngô, đến dãy nhà rẻ tiền, xéo qua về hướng đông và tới một đám nhà xây trong khu rừng thưa, giống như một cư xá nghệ sĩ: những căn nhà vuông vắn, một tầng, có mái bằng và cửa sổ lớn lắp kính.
Có những chiếc ghế mây ở trong vườn, và khi họ dừng bước và quay lại, họ thấy rằng mặt trời đã khuất sau các căn nhà. Ánh đỏ vô biên tràn khắp vòm trời với một màu đỏ tươi quá, khiến người ta phải nghĩ tới màu máu loang lổ, đằng sau họ, về phía đông, đã là bóng ẩm của hoàng hôn.
Trước mặt các ngôi nhà nhỏ, binh lính ngồi bệt xuống đất trong bóng tối, các chùm súng dựng lên khắp nơi, có chừng một tá. Họ nhận thấy mọi người đã khóa dây nịt đạn, mũ sắt của họ, ngoắc vào các cây súng trường, phản chiếu ánh đỏ nhạt.
Viên Trung úy, từ trong một ngôi nhà đó đi ra, cũng không buồn kiểm điểm họ nữa. Ông ta dừng lại ngay trước bọn họ, ngay chỗ giữa. Họ thấy rằng ông ta chỉ có mỗi một huy chương, một chiếc huy chương nhỏ, đen sì, đúng ra cũng chẳng ra một huy chương, một cái mề đay nhỏ xíu, một miếng tôn mỏng đen dát thành, chứng tỏ rằng ông ta đã đổ máu vì tổ quốc. Viên Trung úy có một gương mặt nhọc mệt và buồn rầu, và khi ông ta nhìn họ, thì mắt ông ta để vào huy chương của họ trước đã, rồi mới nhìn đến mặt họ. Ông ta nói: “Được”, và một lát sau, nhìn vào đồng hồ rồi mới nói: “Các anh mệt rồi, tôi biết, nhưng tôi không thể làm sao được. Chúng ta phải khởi hành trong mười lăm phút nữa”.
Rồi, nhìn người Trung sĩ ở bên cạnh ông ta, ông nói tiếp: “Không cần phải lấy tên, bảo thu hết sổ tùy thân, và cho họ hành quân tác chiến. Phân phối mau mau để họ có thì giờ uống nước”. Ông ta lại nói lớn với hăm tư binh sĩ: “Lấy nước đầy bi đông vào!”
Viên Trung sĩ, đứng bên cạnh ông ta, ra vẻ vừa bực tức vừa vênh váo. Hắn có nhiều huy chương hơn viên Trung úy gấp bốn lần. Gật đầu, hắn quát to: “Nào, đưa sổ ra!”
Hắn đặt chồng sổ lên trên một cái bàn khập khiễng, bắt đầu lựa và, trong khi đếm và phân chia ra, họ đều cùng có một ý nghĩ: đoạn hành trình vừa qua thật là mệt, chán buồn mửa, nhưng chưa có gì là nghiêm trọng. Tất cả, ông Tướng, ông Đại tá, Đại úy và cả Trung úy, họ đều ở xa và không đòi hỏi ở họ được gì cả. Chính những người này, đang ở trước mặt họ đây, mới là chủ họ: viên Trung sĩ lêu đêu, hễ chào là giơ tay lên mũ và dập gót giầy đúng kiểu động tác cơ bản cách đây bốn năm, hoặc viên Thượng sĩ thô bỉ kia, có khi chụp mình từ phía sau, quẳng mẩu thuốc và sửa lại dây lưng, đấy là những người làm chủ họ cho đến lúc hoặc họ bị bắt làm tù binh, hoặc họ ngã xuống ở đâu đó, bị thương hoặc bị chết.
Trong số một ngàn người, chỉ còn có một người đang đứng trước mặt viên Trung sĩ, nhìn quanh, hoang mang vì chẳng còn ai cả, chẳng còn ai ở bên cạnh, ở đằng sau, ở đằng m trước. Khi anh ta gặp lại người Trung sĩ, anh ta nhớ ra là anh ta khát, khát lắm và với mười lăm phút gia cho, đã mất đứt tám phút.
Viên Trung sĩ cầm cuốn sổ tùy thân trên bàn, mở ra xem, và ngửng lên nhìn anh, hỏi:
- Anh tên là Feinhals, hả?
- Vâng, thưa Trung sĩ.
- Anh là kiến trúc sư và biết vẽ hả?
- Vâng, thưa Trung sĩ.
- Trung đội chỉ huy đại đội có thể được việc cho ta đây, thưa Trung úy.
Viên Trung úy đáp: “Được”, vừa nói vừa nhìn về phía thành phố, và Feinhals cũng đưa mắt theo về hướng đó đã thấy một cảnh nó thu hút hết tâm trí anh: ở phía sau, đằng kia, mặt trời đã xuống cuối đường phố, sát mặt đất, giữa khoảng hai ngôi nhà, nom kỳ cục như một quả táo, sáng bóng giẹp lép và méo mó; mặt trời đã đậu xuống đó một cách dớ dẫn, giống như một quả táo càng ngày càng dẹp xuống, mất dần hào quang và gần như đấm vào trong bóng tối của nó. Viên Trung úy nhắc lại:
- Được!
Và Feinhals không biết ý nghĩ đến mặt trời khi nói thế, hay đó chỉ là một tiếng quen miệng nói ra mà thôi. Feinhals nghĩ bụng rằng anh đã ra đi được bốn năm, đã bốn năm rồi. Tám bưu thiếp mà anh ta nhận được hồi đó nói rằng anh sẽ bị gọi tái ngũ trong vài tuần, thế rồi đột nhiên chiến tranh bùng nổ. Viên Trung sĩ bảo Feinhals:
- Anh đi uống nước đi.
Feinhals chạy lại chỗ lúc nãy mọi người đã chạy tới và anh ta tìm ra nước uống ngay: một cái vòi nước sắt rỉ như người ta thường thấy trong các vườn hoa, một thứ vòi dài tồi tàn dựng giữa đám thông gầy. Dòng nước chảy ra vừa bằng nửa ngón tay út, nhưng tệ hại hơn nữa là bọn họ hàng chục người xô đẩy, chửi bới nhau mà thò gà mèn lấy nước.
Nhìn thấy nước Feinhals suýt phát cuồng; trong óc anh ta chỉ còn có một tiếng, một tư tưởng, một ý nghĩa: nước. Anh ta giật cái gà mèn ở trông túi dết của anh ra, giơ khuỷu tay hích để chen vào và bỗng nhiên thấy mình khỏe vô cùng. Anh ấn cái gà mèn vào giữa các gà mèn kia, ở giữa đám miệng gà mèn luôn luôn chuyển động kia, và không còn biết cái nào của anh ta nữa; anh ta nhìn theo cánh tay, thấy rằng cái gà mèn tráng men sẫm là của anh, đẩy nó vào một cái mạnh và có một cảm giác làm anh ta run lên: cái gà mèn nó nặng trĩu dần. Anh ta tự hỏi không hiểu được uống hay cảm thấy nước vào nặng gà mèn, đằng nào hơn. Anh ta vụt rút nó ra vì cánh tay anh đã chồn và đang rung rung, trong khi đằng sau lưng anh có tiếng kêu: “Tập họp! Tiến lên, tiến!”. Anh ta ngồi xuống, kẹp cái gà mèn giữa hai đầu gối mà anh không còn đủ sức nâng lên nữa, rồi cúi mình như một con chó trước cái âu, anh ta đã dùng những ngón tay run rẩy của anh để đẩy nó nghiêng đi mà uống. Nước chạm vào môi anh, và khi làn môi trên của anh đã thực sự ướt rồi, và anh bắt đầu hớp nước vào, lúc đó anh thấy trước mắt anh một hàng chữ đủ màu nhảy múa lung tung: NƯỚC, NƯỚC, NƯỚC, một hàng chữ tưởng tượng, nhưng rõ rệt lạ lùng. NƯỚC! Hai cánh tay anh lại khỏe lại, anh đã có thể nhấc cái gà mèn lên mà uống.
Có người kéo anh đứng dậy, đẩy anh, anh trông thấy cả đại đội với viên Trung úy quát: “Tiến lên, tiến!” và rồi, súng vác lên vai, anh đứng vào hàng phía trước, ở chỗ mà viên Trung sĩ đã ra hiệu cho anh đi tới.
Thế rồi họ tiến thẳng vào đêm tối. Feinhals di chuyển một cách miễn cưỡng. Anh ta sẵn sàng ngã lăn ra đó, những cứ phải đi. Chính cái thân xác anh làm đầu gối anh gập xuống, và một khi đầu gối đã gập xuống, đôi chân đau nhừ tự nó lê về phía trước, những đôi chân ấy phải vần theo một khối đau, một khối đau lớn hơn nó nhiều quá: nó không đủ sức mang nổi, và khi nó lê đôi chân ấy về phía trước, thì chính cái khối ấy gồm cặp mông, đôi vai, hai cánh tay và cái đầu, nó chuyển đi và bắt anh ta phải khụy gối, và một khi đôi đầu gối đã gập xuống rồi, đôi chân đau lại bắt đầu làm việc trở lại.
Ba tiếng đồng hồ sau, mệt rã rời, nằm xoài ra ở chỗ nào đó trong đám cỏ mỏng rừng thưa, anh ta đưa mắt nhìn theo một cái hình người xa dần, bò trong bóng xám. Cái hình đó đã mang lại cho anh hai mẩu giấy, một chút bơ thừa, một mẩu bánh mì, một thỏi kẹo chua chua, sáu điếu thuốc lá và nói với anh:
- Có biết khẩu hiệu không?
- Không.
- Chiến thắng. Khẩu hiệu là: Chiến thắng.
Và anh ta, anh ra đã khẽ nhắc lại: “Chiến thắng. Khẩu hiệu là chiến thắng”, và trên lưỡi anh, câu đó có hiệu lực như một chút nước ấm.
Anh bèn xé giấy bọc kẹo ra, đút một viên vào miệng và chút vị chua hóa học đã làm anh ứa nước miếng. Anh nuốt cho hết đợt nước miếng đầu tiên có vị chua chua ngòn ngọt ấy. Rồi đột nhiên, những quả đạn trọng pháo, trong hàng giờ trước đây vẫn nhởn nhơ ở một lằn xa hơn về phía trước, nay anh thấy nó đi qua trên đầu anh, dò dẫm, ầm ĩ rung chuyển, như những cái hòm đóng đanh không kỹ, rơi xuống đất uỳnh oàng. Loạt đạn thứ hai rớt xuống phía trước chỗ họ một chút: những đám bụi cát bay tung, in lên trời phía đông mờ nhạt như những cây nấm tan ngay ra nước. Anh ta nhận thấy rằng đằng sau họ trời tối mịt. Loạt đạn thứ ba, anh ta không nghe thấy: nó như thể giữa bọn họ, người ta dùng búa lò rèn đập vỡ gỗ ghép ầm ầm, gần gụi một cách nguy hiểm. Bùn và khói đạn là mặt đất; chỉ còn kịp úp xấp xuống, bám chặt lấy đất, chúi đầu vào chỗ trũng bên ụ, và anh ta nghe thấy lệnh truyền tới: “Chuẩn bị tiến, nấp theo từng chặng”. Thế rồi có một tiếng vèo vèo từ bên phải tới, một tiếng rít xuyên qua không khí, như tiếng lửa xì và đáng sợ của một ngòi lửa, rốt cuộc bùng cháy bên tay trái. Đúng lúc anh sắp sửa nai nịt để xung phong thì một tiếng nổ xé không khí ngay bên cạnh anh. Anh có cảm giác như có ai đập vào bàn tay anh và lắc mạnh cánh tay anh. Cả cánh tay trái của anh như nhúng vào một chỗ hơi nóng ẩm ướt và, cất mặt lên khỏi vũng bùn, anh ta gọi: “Tôi bị thương rồi!” Tiếng gọi ấy cũng không tới tai anh, chỉ nghe thấy một giọng nói khe khẽ: “Cứt chó!”
Giọng nói văng vẳng, như ngăn cách với anh bằng nhiều lớp kính dày, rất gần mà lại xa xa. “Cứt chó!” Tiếng ấy yếu ớt, uy nghi, xa vẳng, phơn phớt. “Cứt chó! Đại úy Bauer, nghe” thế rồi, trong phút im lặng hoàn toàn, tiếng ấy lại nói: “Thưa đại tá, tôi nghe đây”. Ngừng một lát; im lặng tuyệt đối, trừ một tiếng sùng sục ở đằng xa, một tiếng veo véo, một tiếng ì ầm, như nước sôi tràn. Anh ta nhận thấy là mắt anh ta nhắm và anh ta mở mắt ra: anh ta nghe được tiếng viên Đại úy rõ hơn, và thấy đầu ông ta hiện ra trong khung cửa sổ đen, bẩn, bộ mặt mệt mỏi, buồn thiu, râu ria lởm chởm; nheo cặp mắt, viên Đại úy nhắc lại ba lần, cách quãng nhau rất ngắn: “Vâng, thưa đại tá... vâng, thưc;ng khí trong căn phòng không mát mẻ chút nào lại còn bốc lên mùi thum thủm của thức ăn thừa. Bốn chung quanh tường la liệt nào xoong, nào chảo.
Hai người đàn bà liếc mắt nhìn ông lão kế bên khung cửa, mắt đang hướng về phía sân. Ông lão chỉ chiếc ghế, nói với Feinhals.
- Xin mời ông ngồi....
Feinhals ngồi gần bà lão già, anh nói.
- Thưa Bác, tên cháu là Feinhals, từ Weidesheim tới cháu muốn về nhà.
Hai người đàn bà nhướng mắt lên khi ông cụ bật nói như tỉnh cơn ngủ.
- Feinhals, ở Weidesheim? Có phải con trai lão Jacob Feinhals đó không?
- Dạ phải! Chắc Weidesheim vẫn bình yên?
Ông già nhún vai, nhả một làn khói thuốc rồi tiếp:
- Không chộn nhộn gì lắm đâu, họ mong muốn quân Mỹ chiếm đóng thị trấn đó, nhưng quân Mỹ lại không tiến chiếm. Quân Mỹ ở đây đã ba tuần rồi mà chẳng tiến xa hơn hai cây số; bên kia quân Đức cũng án binh bất động; vùng này chưa thuộc về bên nào, hình như đôi bên đều chê có thể vì vị trí địa dư không thuận tiện..
- Thỉnh thoảng quân Đức có bắn qua mà? - Người đàn bà cắt ngang lời nói của ông cụ.
- Phải, mọi người đều nghe thấy hết đó! - Ông cụ đáp lại rồi ngoảnh nhìn Feinhals từ đâu tới chân; ông tiếp - Ông từ đâu tới?
- Thưa Bác, phía đối điện. Cháu chờ bên đó đã ba tuần nay mà chưa thấy quân Mỹ qua.
- Phía bên kia hả?
- Dạ không! Tuy ở bên đó thật nhưng chếch về -hướng Nam gần Grinzheim.
- Chà! Ở Grinzheim? Thế ra ông đã qua khu vực đối điện?
- Thưa Bác vâng; nhờ đêm tối; mới hồi hôm!
- Thế ra ông đã thay đồ rồi?
Feinhals lắc đầu.
- Thưa Bác không - Anh đáp - Cháu đã trở về đời sống dân sự từ bên kia; họ đã cho cháu giải ngũ, cùng với nhiều người khác.
Ông lão mỉm cười nhìn người đàn bà trẻ tuổi.
- Trude, nghe thấy không con? Họ cho xuất ngũ rất nhiều người. Ồ! Rồi tha hồ mà vui cười.
Hai người đàn bà ngưng gọt vỏ khoai; người đàn bà nhỏ tuổi cầm chiếc xoong tiến về phía vòi nước trong góc, đổ những củ khoai vào vĩ lược, rồi mở vòi nước để rửa; cô ả vẫn chậm chạp. Người đàn bà lớn tuổi nắm cánh tay Feinhals. Anh quay lại.
- Có phải họ cho nhiều người xuất ngũ? - Bà cụ hỏi lại anh.
- Nhiều lắm, Bác ơi, - Feinhals đáp - có nhiều đơn vị đã cho toàn thể quân nhân xuất ngũ. Những người này đã đồng thanh tập họp lại tại miền Ruhr. Riêng cháu cháu chả muốn đi nữa.
Người đàn bà đứng kế vòi nước đang khóc thút thít, cố giữ không gây tiếng động, chỉ thấy hai vai nàng rung động.
-... Hoặc khóc, - Ông già bỗng nhiên nói - cười hoặc khóc.
Ông lão nhìn Feinhals:
- Chồng con nhỏ chết rồi; chồng nó là con trai của lão.
Ông lão cầm ống vố chỉ người đàn bà đang đứng rửa khoai thật chậm chạp và kỹ càng kế bên vòi nước: nàng vẫn chưa ngưng khóc.
- Tại Hung Gia Lợi, - Ông lão nói tiếp - vào mùa thu năm ngoái.
- Phải chi nó còn sống thì hè này nó đã được xuất ngũ rồi, - Bà cụ ngồi kế bên Feinhals lên tiếng - nhiều lần người ta tưởng nó được giải ngũ vì bệnh hoạn; nó bệnh quá trời. Nhưng rốt cuộc cũng chẳng ai lo cho nó cả! Nó còn một chiếc rương.
Bà cụ lắc đầu liếc mắt nhìn nàng dâu, lúc đó vẫn còn đang loay hoay bên vòi nước. Nàng gượng nhẹ đổ khoai vào chiếc nồi sạch bóng, rồi chế thêm chút nước. Vừa làm nàng vừa khóc thút thít, thật nhỏ, khó ai có thể nghe rõ. Sau khi đặt nồi khoai lên trên lò, nàng lại góc phòng rút mảnh khăn tay bỏ trong túi chiếc “tạp dề”.
Feinhals nhận thấy nét mặt người góa phụ sa xuống. Anh không mấy khi nghĩ tới Finck; thỉnh thoảng cũng có đấy nhưng chỉ thoáng qua rồi lại thôi. Lúc đó Feinhals lại nghĩ đến hắn quá nhiều, khiến những gì xảy ra với hắn trước đây, hiện rõ trong ký ức của anh: Chiếc va-li nặng quá sức tưởng tượng bị trúng một trái tạc đạn; chiếc nắp xé gió bay đi đâu mất; trong đêm tối, tiếng chai lọ va vào nhau vỡ loảng xoảng, rượu bên trong nhỉ xuống đầu cổ hắn... Feinhals sống lại giờ khắc đó với tất cả sự kinh ngạc trước cái hình hài nhỏ thó, gầy guộc của Finck, anh lần nắm khắp châu thân hắn cho tới khi tay anh va chạm vào giữa vết thương toang hoác, máu me bê bết...
Anh ngắm nhìn đứa nhỏ đang lê la dưới đất. Những ngón tay thon dài và trắng của đứa trẻ thơ đang lôi kéo chiếc xe gập ghềnh giữa những tấm đan hư vỡ, đứa nhỏ chất que củi lên xe rồi lại gỡ xuống, gỡ xuống rồi lại bỏ lên... Đứa nhỏ yếu ớt quá, cũng có những cử chỉ chậm chạp chả kém gì mẹ na đại tá... vâng, thưa đại tá”.
Rồi, ông ta đội mũ sắt vào, và cái đầu to tướng đen trũi và hiền lành của ông có vẻ thật tức cười khi ông nói với một người nào ở bên cạnh ông: “Hỏng, thủng tuyển cứt chó ba, bắn sẻ bốn, tôi lại phải ra mặt trận đây”. Một giọng nói khác cất lên trong ngôi nhà: “Lái xe máy dầu cho Đại úy nhé!” tiếng gọi truyền đi như một tiếng vang, như một tiếng xì xào vòng quanh, mỗi lúc một nhỏ đi và xa ra: “Lái xe máy dầu cho Đại úy, lái xe máy dầu cho Đại úy”.
Rồi anh ta nghe thấy tiếng nổ của chiếc xe, vểnh tai nghe tiếng nổ ròn lại gần và trông thấy chiếc xe máy dầu từ từ lượn qua góc, đi chậm lại để đứng dừng trước mắt anh, nổ phình phịch và đầy bụi bặm, trong khi đó người lái xe, với khuôn mặt nhọc mệt và thờ ơ, vẫn ngồi trên xe nổ máy mà gọi to: “Xe máy dầu sẵn rồi, thưa Đại úy!” Viên Đại úy lạch đạch bước ra, thong dong, miệng ngậm xì gà, đội mũ sắt, y như một cục nấm đen khổng lồ, ông ta uể oải trèo vào chiếc xe thùng bên hông, nói: “Đi”, và chiếc máy chồm lên, nổ phình phịch mà đi, vội vàng lật đật, tiến lại phía vùng tiếng ục ịch, mơ hồ, phía trước.
Feinhals tự hỏi không biết đã bao giờ anh ta cảm thấy sung sướng hơn bấy giờ không. Gần như là không đau: chỉ hơi ngượng cánh tay trái kia, nó ở gần anh được băng bó lớn tướng, cứng nhắc và dây máu, âm ẩm, như một vật lạ; ngoài cái đó ra, anh ta không thấy gì nữa và cũng lành lặn: anh ta có thể giơ từng chân một lên, ngọ nguậy ngón chân xoay tròng trong giầy ủng, cất đầu cao, nằm dài hút thuốc lá, nhìn mặt trời sáng đằng trước mặt ngón tay ở phía đông, cao độ một tấc trên đám bụi xam xám. Tiếng động nào cũng như xa xăm và êm nhẹ; anh cảm thấy như đầu anh được bọc một lớp bông dày, và chợt nghĩ ra rằng đã hai mươi bốn giờ qua anh ta chưa được ăn uống, trừ một viên kẹo có mùi hóa chất, và một chút nước âm ấm, có vị rỉ sắt và hơi cát.
Khi thấy người ta nhấc anh ta lên và không đi thì anh ta lại nhắm mắt lại, nhưng vẫn còn nhìn thấy. Cảnh đó không mới mẻ gì với anh ta, anh cũng không biết đã sống qua nó lúc nào: người ta mang anh qua những làn hơi thoát từ một cái xe nổ máy ra, đưa anh vào một nơi sặc sụa mùi dầu xăng, cái cáng kêu ken két vào rãnh thép, rồi có tiếng máy giần giật, tiếng nổ phía ngoài xa dần, xa dần mãi từng tí một, cũng như tối hôm trước nó lại gần dần dần từng tí một, chỉ còn vài trái đạn trọng pháo rơi vào ngoại ô, đều đặn, êm đềm. Anh ta vừa cảm thấy mình sắp ngủ thiếp đi, vừa tự nhủ: “Tốt, chuyến này nó qua mau, mau lắm”. Chỉ hơi khát, đau chân, và hơi sợ một chút thôi.
Chiếc xe dừng lại đột ngột khiến anh ta sực tỉnh, cửa xe mở bung ra, cái cáng lại ken két trong rãnh thép, và người ta đưa anh ta vào một căn phòng lớn mát mẻ, trắng toát, yên tĩnh hoàn toàn; dãi cáng sắp thành hàng làm người ta nghĩ tới những chiếc ghế dài trên một boong tàu chật hẹp. Anh ta trông thấy trước mặt anh một cái đầu tóc rậm và đen, bất động, rồi một cái đầu hói cựa quậy mạnh và ngay đằng trước, trên cáng thứ nhất, một cái đầu trắng băng bó dầy cộp, một cái đầu kinh khủng, nhỏ quá. Từ cái đám vải băng đó phát ra một giọng nói gọn gàng oang oang, rõ ràng, trỏ thẳng lên trần nhà, vừa hoảng hốt, vừa láo xược, đó là tiếng của viên đại tá hét to: “Sâm banh đâu!”
- Nước đái thì có. Đái ra mà uống. - Cái đầu hói thủng thẳng đáp lại.
Ở đằng sau, người ta cố nín cười. Cái giọng kia la hét điên cuồng:
- Sâm banh! Sâm banh ngâm đã nhé!
Cái đầu hói lại bình tĩnh nói:
- Im cái mồm. Im cái mồm đi chứ.
Giọng nói lại đòi nữa, nhưng lần nay có vẻ van vỉ khóc mếu:
- Sâm banh! Tôi muốn uống sâm banh.
Và cái đầu trắng hạ xuống thẳng ngang; từ đám vải băng dầy thò ra một cái mũi nhọn, và giọng nói lại cao bổng hơn:
- Một em... một em bé...
Cái đầu hói đáp lại:
- Ngủ một mình thôi.
Cuối cùng, người ta mang cái đầu băng trắng ấy đi, biến mất sang tấm cửa và gian phòng trở nên im lặng.
Trong bầu khí yên lặng này, họ chỉ còn nghe thấy có tiếng đạn trọng pháo rơi từng quả một, nổ trong các khu phố xa xôi bằng những tiếng nổ âm nhẹ, tựa như tiếng phong cầm sởn sơ dạo lên bên lề cuộc chiến. Và khi người ta đã mang trở lại cái đầu trắng của viên đại tá, bây giờ bị bắt nằm im và nghiêng về một bên rồi, và khi đã bỏ lò cái đầu hói rồi, thì có tiếng xe hơi lại gần: một tiếng máy rên nhẹ, nhanh và gần như đe dọa, mỗi lúc một gần lại hơn và sẵn sàng xông vào tòa nhà trắng lạnh lẽo. Thế rồi, đột nhiên tiếng độnó, lúc đó ngồi ở bàn chiếc khăn tay úp trên mặt. Feinhals cảm thấy phiền muộn, chỉ biết ngó quanh và không biết có nên kể lại cho mọi người nghe những gì đã xảy ra. Feinhals cúi gục đầu xuống; chuyện đó chẳng nên nói trong lúc này; thôi đành để dịp khác. Anh sẽ chỉ nói riêng với ông cụ. Hôm ấy, anh đành im lặng; mà chắc họ cũng chẳng quan tâm tới điều tại sao Finck đã xuất viện để mắc cạn tại Hung Gia Lợi. Bà cụ lại nắm lấy cánh tay Feinhals.
- Có gì không ông? - Bà cụ nhẹ nhàng hỏi anh - Ông có đói không? Ông có đau ở đâu không?
- Thưa bác không, - Anh đáp - cám ơn lòng tốt của bác.
Khi nhận thấy tia mắt soi mói của bà cụ, anh phải nói rõ thêm.
- Thật tình cháu không đói, mà cũng không sao cả. Cám ơn Bác!
- Vậy ông làm một ly rượu nhé, - Ông cụ nói vọng từ phía cửa sổ - loại rượu mạnh?
- Dạ, cháu xin bác một ly rượu mạnh. - Feinhals đáp.
- Trude con, ông cụ gọi nàng đâu, rót cho ông bạn đây một ly rượu mạnh.
Người góa phụ đứng dậy, bước sang phòng kế bên.
- Chúng tôi ở đây chật chội quá, - Bà cụ nói với Feinhals - chỉ còn căn bếp này và phòng ăn mà thôi. Tôi nghe nói binh lính sắp sửa tiến quân; họ có nhiều thiết giáp xa quá; ngoài ra còn phải di tản tù binh nữa.
- Trong nhà này có tù binh hả bác?
- Có chứ, - Ông cụ đáp - họ bị nhốt ở các phòng kế bên đó; toàn là sĩ quan cao cấp, đang bị lấy cung. Sau đó họ sẽ được chuyển đi chỗ khác. Lão thấy có cả một tướng lãnh nữa kìa! Cháu nhìn xem!
Feinhals tiến gần về phía ông cụ, ông giơ tay chỉ những khung cửa sổ của căn phòng trông xuống cánh sân thứ hai; tất cả các khung cửa sổ đều có song sắt đan thêm nhiều dây kẽm gai.
- Kìa! - Ông cụ làm anh chú ý - Người ta lại dẫn một người khác đi lấy cung.
Lần này đúng là viên tướng mà Feinhals nhận ra ngay: ông ta có nét mặt căng thẳng, trên cổ vẫn còn đeo chiếc huy chương hình chữ thập; ông mỉm cười, thản nhiên bước giữa hai tên lính canh trong tay lăm lăm khẩ tiểu liên. Trông ông ta không có vẻ gì là mệt mỏi tuy nước da hơi vàng, với vẻ bình tĩnh, quả quyết và hiền từ chả khác gì một nhà mô phạm, viên tướng không ngớt mỉm cười. Từ cửa lớn đi vào, bọn người chậm rãi bước qua sân rồi bước lên bực cửa; hai tên lính áp tải vẫn theo sát.
- Đó ông tướng đó - Ông cụ thân sinh ra Finck xác nhận - Lại còn nhiều vị Đại tá, thiếu tá nữa, tất cả đều thuộc bộ tham mưu; tất cả gần ba chục người.
Người góa phụ trở lại căn bếp mang theo vài chiếc ly và một chai rượu mạnh. Nàng đặt một chiếc ly trên bậu cửa trước mặt bố chồng, một chiếc khác trên bàn, trước mặt chiếc ghế Feinhals vừa ngồi; Feinhals vẫn còn đứng gần cửa sổ, từ đó anh có thể nhìn tới cánh sân thứ hai có con đường phố chạy ngang phía sau. Ở đó cũng có hai lính gác trang bị tiểu liên. Feinhals nhận ra tiệm bán hôm trước mặt; anh nhớ trên con đường này có trường Trung học. Một chiếc hòm sơn đen kịt có nẹp bạc đặt trên tấm nỉ đen viền tua bạc, được trưng bày làm mẫu trước cửa tiệm. Có lẽ chiếc hòm đó đã có từ hồi anh còn cắp sách tới trường hồi mười ba năm trước đây.
- Mời ông dùng rượu! - Ông cụ vừa nói vừa nâng ly.
Feinhals vội vã nâng ly và không quên cám ơn người góa phụ.
- Không dám! Xin mời bác. - Anh nói với ông cụ rồi nhấp môi vào ly rượu.
Rượu mạnh ngon tuyệt.
- Theo ý ông, lúc nào thuận tiện để ông lần về nhà?
- Dù gì ông cũng phải tìm qua những nơi không có lính Mỹ canh phòng; tốt hơn nên theo ngã Kerpel. Ông biết Kerpel chứ?
- Thưa Bác vâng - Feinhals đáp - Ở đó không có lính Mỹ hả bác?
- Không. Đêm đêm tôi thường thấy nhiều người tới đây kiếm bánh mì, họ đều mượn đường Kerpel.
- Ban ngày bọn Mỹ cũng thường xạ kích vào nơi đó. - Người góa phụ xen vào giữa câu chuyộn.
- Đứng vậy, - Ông cụ xác nhận - nhưng thỉnh thoảng thôi!
- Cám ơn bác - Feinhals đáp - Cám ơn bác nhiều lắm.
Sau câu nói, anh uống cạn ly rượu. Ông lão đứng dậy và nói.
- Tôi đi lên vườn nho bây giờ đây; tốt hơn ông nên theo tôi cùng đi. Ở đó ông sẽ nhìn thấy rõ hết, ngay nhà của cụ thân sinh của ông nữa...
- Vâng - Feinhals đáp - Cháu xin theo bác.
Anh nhìn hai người đàn bà bắt đầu lột lá cải; họ làm công việc đó thật nhẹ nhàng; mỗi lần lột được một chiếc lá, họ đều xem xét thật kỹ rồi mới sắt thành những nhánh nhỏ và bỏ vào vỉ lưới. Thằng nhỏ chán chiếc xe, ngửng đầu hỏi:
- Cho cháu đi với!
- Ừ - Đi theo ông! - Ông cụ đồng ý với nó.
Ông cụ thân sinh ra Finck để chiếc ống vố trên bậu cửa, ông nói lớn:
- Trông kìa ông, lại có một người nữa sắp đi qua.
Feinhals vội chạy ra cửa sổ; anh nhìn thấy một vị Đại tá có dáng đi yếu đuối có chiếc mặt lưỡi cầy; trông ông ta quá bệnh hoạn đến đỗi chiếc cổ gầy guộc trở thành quá nhỏ so với chiếc cổ áo huy chương vẫn còn lủng liểng trên cổ áo; ông nhắc cao đầu gối mỗi khi cất bước với hai cánh tay lòng thòng.
- Thật xấu hổ, - Ông cụ lầm bầm - thật là xấu hổ!
Feinhals vói tay lên mắc hạ chiếc nón và đội lên đầu.
- Xin kiếu cụ và bà. - Feinhals chào hai người đàn bà.
- Chào ông. - Họ đồng thanh đáp lời chào của anh.
Ông cụ ngoái cổ lại:
- Chúng tôi sẽ trở lại ăn cơm trưa đấy nhé.

*

Binh Berchem không ưa chiến tranh chút nào. Nghề cũ của anh là bồi bàn trong một hộp đêm. Anh đã nhiều lần thoát khỏi lệnh gọi nhập ngũ cho tới năm 1944. Trong nghề bồi bàn tại hộp đêm đó anh đã học được rất nhiều điều mà anh không thấy mới mẻ bằng một ngàn năm trăm ngày trong quân ngũ giữa thời chinh chiến. Kinh nghiệm trong nghề cho anh thấy đa số đàn ông không chịu được rượu; nhưng họ lại không tin điều đó, trái lại họ còn tự hào là tửu lượng rất cao và còn can đảm cho mình uống rượu rất giỏi, họ thường khoe với đám người cùng đi với họ như vậy. Nhưng thực ra, người biết uống rượu lại chẳng có bao nhiêu, còn người ngồi nhìn kẻ khác uống lại càng hiếm hơn. Chiến tranh cũng chẳng thay đổi được bao nhiêu.
Đa số đàn ông đã mắc lỗi lầm công nhận chút kim khí bóng loáng ghim nơi ngực hoặc tòng teng trên cổ có mãnh lực thay đổi giá trị con người mang nó. Có nó thì kẻ đần độn cũng trở thành người tinh khôn, kẻ yếu như sên cũng trở thành mạnh như hổ. Trái lại Berchem nhận thấy sai, sai ở chỗ nếu có sự gì thay đổi, thì chỉ toàn ở chiều hướng đi xuống mà thôi. Riêng anh, anh không hề biết trước những ai sẽ tới quán rượu, còn những người đã tới anh không hi vọng thấy họ xuất hiện vào những đêm khác. Điều anh biết chắc, mặc dù ho muốn tưởng tượng hoặc tán dóc họ nốc bao nhiêu rượu, ực từng hơi ngày này hay ngày khác, nơi này hay nơi khác, tất cả những người đó không ai là không bị rượu đánh ngã. Nhìn kẻ say chẳng có gì là đẹp mắt; ấy vậy mà trong một ngàn năm trăm đêm sống trong nghề bồi bàn tại quán rượu đó, anh chưa thấy ai chịu bỏ thời giờ để kiểm soát việc buôn bán chợ đen; có lẽ người ta cho rằng phải có một nơi nào đó để cho các người hùng nơi chiến tuyến có dịp uống, hút và ăn. Tên chủ quán mới hai mươi tám tuổi đầu, khỏe như vâm mà mãi tới tháng chạp năm 1944 chả ai thèm lôi hắn vào quân ngũ. Hắn chả cần lưu tâm đến những trái bom đang tàn phá lần lần thành phố; hắn có một chiếc vi-la xây cất trong rừng với một hầm trú ẩn kiên cố. Hắn còn chơi chua bằng cách mời các người hùng chiến tuyến mà hắn ưa thích về tận nhà riêng để nhậu. Hắn có xe riêng để đưa rước họ, khi tới cũng như lúc về.
Từ đầu hôm sớm mai Berchem quan sát kỹ lưỡng đám thực khách, lắng tai nghe những điều họ nói, vì lương tâm chức nghiệp mặc dù anh nhận thấy những mẩu chuyện giữa họ với họ chán phèo. Họ đã kể cho nhau nghe toàn chuyện chiến tranh nào bao vây, nào tấn công; anh có ý định ghi tất cả vào trong sổ tay, nhưng khốn nỗi nó lại quá nhiều; mấy người hùng nhắc đến chuyện binh biến, thật ra chỉ để giải thích tại sao họ không được ban thưởng huy chương mặc dù họ cảm thấy rất xứng đáng, ít ra cũng được một chiếc, nhưng xét vì... xét vì... Đầu óc Berchem quay cuồng về vấn đề “xét vì... xét vì...” đến đỗi anh chán ngấy chiến tranh. À, mà còn nữa chứ; đến lúc các quan say sưa, các quan chả cần giữ gìn lời lẽ, có gì đều tuôn ra hết, với nhau là lẽ đương nhiên và còn ngay cả với mấy cô nàng, có thể là địch vận đã lặn lội tới đó từ Pháp, Ba Lan, Hung Gia Lợi và Lỗ Ma Ni. Mấy ả này, phần đông lại chịu được rượu. Berchem chịu mấy cô ả đó lắm, nhất là khi họ có thể thù tạc với anh.
Vào giờ khắc đó Berchem đang nằm chúi trong một vựa thóc tại một nơi mang tên Auelberg, trong mình hắn có ống nhòm, có tập học trò, có viết chì và chiếc đồng hồ đeo tay. Hắn được lệnh theo dõi tình hình quân sự tại Heidesheim cách hắn khoảng một trăm năm chục thước, bên kia bờ một con sông nhỏ. Ở đó chả có gì đáng quan sát; tầm mắt của anh một nửa bị hạn chế bởi bức tường gạch của lò bánh kẹo, đã đóng cửa nghỉ việc, phần còn lại là một khoảng đường phố thưa thớt vài khách bộ hành tiến về hướng tây Heidesheim, rồi vội vã biến dạng trong những ngõ hẻm. Những người đó, thuần là nông dân làm trong vườn nho hoặc vườn cây; Berchem nhìn thấy họ trên đồi cao phía sau Heidesheim không thuộc phạm vi trách nhiệm của anh. Khẩu đại bác anh làm tiền sát viên chỉ được quyền nã bảy trái đạn trong một ngày và phải tiêu thụ hết trong ngày mới được lãnh thêm. Bảy trái đạn trong một ngày có thấm tháp gì với binh đội Hoa Kỳ đang chiếm đóng Heidesheim, một trái bắn sang bên đó, sẽ được đại pháo Hoa Kỳ đáp lễ hàng loạt cả trăm trái liên tiếp; như vậy có bắn đi cũng bằng vô ích, ngoài ra còn cần thiết cấm chỉ vì đạn bay đi không gây tổn thất cho địch mà khi đạn bay về nhột nhạt quá. Anh còn cảm thấy ghi chép vào sổ cũng bằng thừa, dù vậy anh vẫn làm công việc đó đều đều: “10g30 chiến xa Hoa Kỳ từ Heidesheim tiến tới căn nhà kế cận lò bánh kẹo; đậu trước lò bánh kẹo; rút lui hồi 11g15” Chiếc chiến xa đó hàng ngày vẫn tới đậu ở đó một tiếng đồng hồ và chỉ cách nơi anh khoảng một trăm năm chục thước. ngày nào anh cũng ghi mà bên anh chẳng bao giờ có phản ứng. Anh lính Thiết giáp binh Hoa Kỳ còn xuống đất vào trong căn nhà đó cả tiếng đồng hồ rồi mới ra đi.
Trưởng khẩu đại bác của Berchem là một viên Thiếu úy mang tên Gracht, trước đó là một mục sư. Berchem chưa hề có dịp quen các mục sư; anh nhận thấy viên Thiếu úy đó rất dễ thương; ông ta cho lệnh tống bảy viên đạn trái phá vào phần đất lầy lội, lau sậy mọc đầy gần ngã ba sông, bên trái Heidesheim. Dân chúng trong vùng mệnh danh Kerpel, lưu vực con sông đó; đạn trái phá rớt xuống đây chẳng gây thiệt hại gì cho ai, Berchem vì lương tâm chức nghiệp, ghi vào trong tập: “Có sự khuấy động bất thường trong vùng ngã ba sông”. Viên Thiếu úy không tỏ ý phản đối những điều anh ghi, vì hàng ngày anh cứ thấy ông cho lệnh tống đạn vào vũng lầy.
Nhưng, cách đó hai ngày, trưởng khẩu đại bác được thay thế: người mới tới Trung sĩ nhất Schniewind, anh chàng này có vẻ muốn làm một điều ngoạn mục bằng cách gióng hướng súng vào những chỗ nào đã kéo cờ trắng. Ờ! Nếu muốn mời quân Hoa Kỳ chiếm đóng thì biết tay anh; khổ nỗi quân Hoa Kỳ không nhúc nhích. Phần đất của xã ở vào một vị trí không thuận tiện, chung quanh bao bọc ba phần nước, để trở thành mục tiêu cho các cuộc pháo kích, trái lại Heidesheim có một vị trí thuận lợi cho cuộc hành quân hơn; có lẽ vì vậy mà quân đội Hoa Kỳ không dự tính tiến chiếm thêm các vị trí khác. Ngoài ra quân đội Hoa Kỳ đã hướng nhiều mũi dùi tiến xâu vào Đức quốc và chiếm gần trọn miền trung bộ; nhưng ở đây Heidesheim, họ lại không nhúc nhích, chần chừ cả ba tuần lễ. Cứ mỗi lần Heidesheim lãnh một trái đạn, quân Hoa Kỳ đáp lễ cả trăm trái. Trung sĩ nhất Schniewind dành bảy trái đạn cho Weidesheim và các vị trí chung quanh anh ta nhất quyết phải phạt đám dân chúng, thiếu tinh thần ái quốc; anh rất khó chịu khi nhìn thấy những ngọn cờ trắng bay phất phới phía trước mặt.
Ngày đó Berchem lại chịu khó ghi thêm vào tập: “19g 00 khuấy động bất thường trong vùng ngã ba sông”. Hồi 10g 15 anh vẫn ghi như vậy: đến 11g 45 anh ghi thêm: “Chiến xa Hoa Kỳ di chuyển từ Heidesheim đến Weidesheim; lò bánh kẹo”. Đúng Ngọ anh rời đài quan sát để đi ăn cơm. Anh sắp sửa xuống thang, Trung sĩ nhất Schniewind từ dưới đất nói vọng lên:
- Đừng xuống vội! Chờ một lát!
Berchem trở vào đứng bên khung cửa sổ trên mái vựa thóc, bắc ống nhòm về phía trước mặt. Schniewind giật chiếc ống nhòm trên tay Berchem rồi nằm xấp xuống sàn nghểnh đầu qua bậu cửa sổ, làm như hắn đang ở chiến trường. Berchem liếc nhìn hắn; hắn thuộc hạng người thực tế thiếu chịu đựng, nhưng lại có ảo tưởng rằng chính họ giỏi chịu đựng và còn thuyết phục người khác phải tin như vậy. Sự nhiệt thành của hắn mất vẻ tự nhiên khi hắn nằm bẹp trên ván sàn để nhìn khu vực Weidesheim bất động. Berchem nhìn thấy ngôi sao đính trên cầu vai áo hắn còn mới, mới tinh như cuốn dây thao uốn theo hình móng ngựa chung quanh cầu vai. Schniewind trả lại chiếc ống nhòm cho Berchem lầu bầu trong miệng:
- Đồ khốn nạn! Thật khôn nạn, chưa chi đã vội kéo cờ trắng; đưa tôi cuốn tập!
Berchem đưa tập cho hắn; hắn đọc những dòng chữ Berchem ghi trong đó.
- Toàn chuyện phịa không à! - Hắn nói - Tôi không hiểu tại sao anh lại ghi bậy bạ như vậy; lưu vực ngã ba sông bùn sình đó chỉ lúc nhúc cóc nhái mà thôi; có gì khác đâu. Nào, để coi lại xem!
Hắn lại giật chiếc ống nhòm từ tay Berchem để quan sát lại khoảng ngã ba sông; anh nhận thấy trên môi hắn còn ràng ràng vệt nước miếng, nhễu xuống thành dây lòng thòng.
- Nào có gì đâu! - Hắn lầu bầu - Chả có ma dại nào ở đó cả; anh toàn báo cáo láo không à!
Hắn xé, một tờ giấy trong cuốn tập, móc trong cùng túi áo lòi ra một mẩu bút chì, mắt không ngớt nhìn ra ngoài khung cửa sổ, tay hí hoáy viết.
- Quân khốn nạn! Thật khốn nạn. - Hắn vẫn tiếp tục nguyền rủa.
Hắn xuống thang không thèm chào lại Berchem. Một phút sau Beckem cũng xuống thang kiếm cơm ăn.

*

Từ trên đồi nho chế ngự toàn vùng, Feinhals mới hiểu tại sao Weidesheim không thể là mục tiêu quý giá cho cả hai phe đối nghịch quân Hoa Kỳ cũng như quân Đức; có chiếm đóng vùng này chỉ uổng công vô ích: lèo tèo mười lăm căn nhà và một xưởng làm kẹo mứt đã ngưng hoạt động. Ở Heidesheim có một nhà ga xe lửa xép; còn một chiếc nữa thì lại ở bên kia sông trong vùng Auelberg thuộc phạm vi kiểm soát của quân Đức. Weidesheim lúc đó được xem như cánh tay đã bị liệt. Heidesheim trái lại, với địa thế ẩn tàng trong hốc đá tay nhỏ hẹp nhưng lại đủ khả năng chứa đầy chiến xa và quân xa nằm chình ình chẳng ai thèm, ngụy trang. Ngoài thung lũng, đồng cỏ và đồi núi đầy hoa tạo thành những đốm trắng, hồng hoặc xanh. Lúc đó đang giữa mùa xuân nên trời mát dịu. Từ trên cao nhìn xuống, cơ ngơi của gia đình họ Fincks hiện ra rõ rệt như một mô hình; hai cánh sân vuông vức tiếp giáp những con phố nhỏ hẹp. Anh nhìn rõ bốn người lính gác; trong cánh sân dành cho xưởng mộc một người đàn ông đang bận rộn bên cạnh một chiếc thùng lớn, hình thù hơi khác biệt, màu vàng lợt; có lẽ đó là chiếc quan tài, nhiều chỗ vừa mới bào nhẵn còn để lộ vân gỗ màu đào. Bà vợ chủ nhân ngồi kế bên chồng và đang nhặt rau.
Ngoài đường phố khá náo nhiệt; mấy bà nội trợ đi tới đi lui, mua bán; vài ba chú lính thả rong; cuối xã, vào giờ tan học, học trò tuôn ra đông nghẹt. Ngược lại phía Weidesheim hoàn toàn buồn vắng. Mấy căn nhà gần như ẩn kín dưới tàn cây, nhưng Feinhals đã thuộc sẵn từ lâu, nhà nào của Bergs, nhà nào của Hoppenraths; chúng bị hư hại ra sao, và nhà của cha mẹ anh vẫn được nguyên vẹn. Nhà của cha mẹ anh ở ngay mặt tiền sơn màu vàng mang vẻ cũ kỹ; trên lầu nhất căn nhà, ngay trước cửa sổ căn phòng ngủ của cha mẹ anh, phất phới lá cờ trắng cỡ đại lớn hơn cả nhiều ngọn cờ khác tại các nhà kế cặn. Cây ti ơn đã trở lại tốt tươi.
Vậy mà chả có bóng dáng người nào ngoài đường cái; những lá cờ trắng rủ xuống, bất động vì thiếu gió. Cánh sân rộng trong lò bánh kẹo cũng vắng tanh, vắng ngắt; cửa kho đóng kín nhưng ngoài sân chất đống hoặc ngổn ngang, chỗ này chỗ kia thật nhiều thùng.
Feinhals bỗng thấy xuất hiện một chiếc xe hơi Hoa Kỳ từ nhà ga xe lửa Heidesheim xả hết tốc lực qua đồng nội, vườn cây trái hướng về phía Weidesheim. Chiếc xe thỉnh thoảng khuất dưới màu hoa trắng nở khắp trùm cây rồi lại ló dạng để tiến vào đường phố chính ở Weidesheim. Chiếc xe ngừng trước lò đường.
- Trời! - Feinhals nói nhỏ với ông thân sinh ra Finck, tay chỉ chiếc xe hơi - Thế là nghĩa gì?
Ông cụ ngồi bên cạnh anh trên chiếc ghế băng đặt trước căn lều chứa dụng cụ, thản nhiên lắc đầu.
- Có gì đâu! - Ông nói - Chẳng có gì là quan trọng! Người ngồi trong xe là tình nhân của cô Merzbach. Hàng ngày hắn thường lui tới đó.
- Một người Hoa Kỳ mà?
- Dĩ nhiên rồi, - Ông cụ đáp - cô ả không dám đến với người Hoa Kỳ đó vì quân Đức thỉnh thoảng lại pháo kích vào vị trí quân Hoa Kỳ. Vì vậy anh chàng đành phải dấn thân đến tìm nàng.
Feinhals mỉm cười. Chính anh cũng biết rõ cô nàng Merzbach cô ả nhỏ tuổi hơn anh; anh nhớ lại khi anh rời nhà ra đi, thì cô ả chỉ mới độ mười bốn tuổi, gầy đét, chân tay lòng khòng; cô ả luôn luôn tỏ vẻ bồn chồn. Cô ả chơi dương cầm, siêng năng làm nhưng vẫn quá dở. Anh nhớ lại một chiều chủ nhật trước đây, cô à đàn ở tầng dưới nhà, trong phòng khách của xưởng bánh; lúc đó anh ở ngoài vườn và đang đọc sách. Sau khi thôi không dạo đàn nữa, cô ả bước tới gần khung cửa sổ, nhìn xuống vườn, mặt mày xanh lét; ánh mắt buồn và không tỏ vẻ hài lòng. Nghỉ chừng vài phút cô ả lại tiếp tục đàn. Vào hồi này, cô ả phải hai mươi bảy tuổi rồi. Anh thấy vui hộ cô ta khi tìm được người yêu.
Feinhals tự nhủ chả còn bao lâu nữa anh sẽ qua bên kia để về nhà, ngay sát nách gia đình họ Merzbach. Rồi ngày hôm sau cũng vào giờ đó, anh sẽ được rõ mặt anh chàng Hoa Kỳ đó. Có thể anh sẽ có dịp trao đổi với hắn dăm ba câu chuyện rồi nhờ hắn về việc giấy tờ. Chắc chắn hắn phải là một sĩ quan. Cô Merzbach chẵng bao giờ lại chịu yêu một anh binh nhì.
Feinhals nghĩ tới căn nhà nho nhỏ của anh tại thành phố mà anh biết lúc này không còn nữa. Đông lân hàng xóm trước đây đã biên thư báo cho anh biết căn nhà ấy nay chẳng còn, anh cố gắng hình dung căn nhà của anh ra sao mà không được, mặc dù chính mắt anh đã chứng kiến biết bao nhiêu căn nhà khác đã sụp đổ. Căn nhà của anh ở trong tình trạng bi đát đó, thế mà anh không sao mường tượng được. Khi được tin nhà anh bị sập, anh lại không về mặc dù thượng cấp anh cho phép; anh không hiểu tại sao anh lại không chịu về để xác nhận căn nhà của anh chỉ còn là đống gạch vụn. Lần cuối cùng, năm 1943, anh về thăm nhà thì căn phố vẫn còn nguyên vẹn; anh đã lấy giấy bìa cứng để thay thế những khung kính cửa sổ bị bể rồi ra quán rượu gần đó ngồi chờ xe lửa tới. Anh đã ngồi trong quán tới ba tiếng đồng hồ, nói chuyện với gã bồi bàn, dễ mến, chững chạc và nhất là biết lẽ phải; hắn còn trẻ, hắn thường bán thuốc lá với giá bốn chục “fenních” và rượu cô nhác Pháp với giá sáu mươi lăm đồng “Mác” giá đó chẳng đắt chút nào. Hắn cũng nói cho anh biết tên hắn nhưng anh lại không nhớ, hắn giới thiệu cho anh một người đàn bà thật đẹp chất phác, sự thật thà chất phác cố hữu của người Đức. Người đàn bà đó mang tên Grete và mọi người đều kêu bằng “mẹ Grete”. Anh tin lời anh bồi bàn nên đã nói chuyện với người đàn bà khá lâu và uống vài ly rượu ngon. Suốt ba tiếng đồng hồ Feinhals nhận thấy Grete quả tình rất giản dị, tự nhiên; cô ả đã đem chuyện nhà ở Schleswig Holstein kể lại cho anh nghe và còn an ủi anh về những tai họa của chiến tranh. Trong quán rượu đó, Feinhals đã tìm được niềm thơ thới mặc dù, đêm đã tàn, số sĩ quan và binh sĩ say sưa đưa nhau ra ngoài tập cơ bản thao diễn.
Lúc ấy, anh cảm thấy hài lòng được trở về mái nhà xưa để sống ở đó. Anh sẽ sống ở đó thật lâu, chẳng muốn bôn ba nữa và quyết định chờ đợi mọi biến cố. Sau chiến tranh, thiếu gì việc phải làm, nhưng chính anh, anh lại không muốn tự hủy hoại bằng công việc. Anh có thể giúp người này, người khác trong việc gặt hái; kể như thế chả hại chút nào vì anh không tình nguyện như những người khách về quê nghỉ hè phải nắm tay vào chĩa nhọn. Nếu ai nhờ, anh sẽ xây vài căn nhà trong vùng. Anh liếc mắt nhìn Heidesheim: sao nhiều nhà sập đến thế, suốt một dọc kế cận nhà ga xe lửa và ngay cả nhà ga. Một chuyến tàu vét còn đó; chiếc đầu tầu lỗ chỗ nhiều vết đạn, đổ nghiêng bên cạnh đường rầy, một chiếc cam nhông Hoa Kỳ đậu sát toa goòng chở đầy gỗ; người ta đang chuyển gỗ cây từ toa goòng sang xe cam nhông; những tấm ván vừa được xẻ ra từ các khúc cây làm mọi người chú ý như khi người ta chú ý tới chiếc quan tài trong vườn nhà bác thợ mộc, sáng chói hơn cả nụ bông trên cây.
Feinhals nghĩ tới con đường anh sẽ nương theo. Theo ông cụ thân sinh ra Finck, dọc theo con đường đó, có nhiều toán lính gác Hoa Kỳ; họ còn đặt nhiều đồn bót, nhưng không hề gây khó dễ cho những người nghỉ việc lẻ tẻ ra đồng. Muốn được an toàn hơn anh có thể theo đường mương dẫn nước dài chừng vài trặm thước từ con sông đầy cát. Lúc men theo đường rương đầu nên cúi xuống thật thấp. Nhiều người đã theo lối đi đó bằng cách chui qua bụi rậm của vùng Kerpels len lỏi dưới mương dẫn vào khu vườn ở Weidesheim. Khi đã lọt được vào những khu vườn thì chả còn ai thấy nữa. Feinhals lại rất thuộc đường trong khu vực đó. Anh có thể ngụy trang bằng cách vác trên vai cuốc hoặc mai. Cụ thân sinh ra Finck đoan quyết hằng ngày nhiều người từ Weidesheim đã sang bên này để thăm vườn nho hoặc vườn cây trái của họ.
Feinhals chả mong muốn gì hơn là được về nhà, nằm dài trên giường nghỉ ngơi mà không bị ai phiền nhiễu. Anh tha hồ nghĩ tới Ilona, và mơ đến nàng. Sau đó anh sẽ làm việc. Anh lại tha hồ được ngủ, để cho mẹ anh nuông chiều săn sóc. Chắc mẹ anh sung sướng khi biết anh sẽ mãi mãi ở lại nhà. Anh sẽ tìm lại cái thú được đọc sách và hút thuốc. Cô ả Merzbach chắc vẫn còn chơi dương cầm có thể bây giờ khá hơn trước nhiều. Anh biết chắc trước đây anh không hề để ý tới tài nghệ của cô ả mà chỉ cảm thấy sung sướng khi được đọc sách ngoài vườn và nghe cô ả nện xuống phím đàn. Tới lúc đó anh mới cảm thấy giá trị của cái diễm phúc xa xưa ấy. Anh mơ ước tự tay cất lên căn nhà mà chưa ai cất được và căn nhà đó cũng chẳng khác những căn nhà người khác cất lên bao nhiêu. Anh chỉ là một kiến trúc sư bực trung; anh biết rõ điều đó lắm, nhưng anh tự mãn vì đã chọn được một cái nghề khả dĩ tạo được những công trình kiến trúc nho nhỏ, bền vững ưa nhìn qua phóng đồ và đôi lúc vẫn còn ưa nhìn ngay cả khi những công trình đó được hoàn tất. Điều cần nhất là chả nên quan trong hóa vấn đề; chỉ có vậy thôi.
Con đường anh sắp phải đi có vẻ quá dài, mặc dù chỉ mất khoảng chừng nửa tiếng đồng hồ là cùng, bắt đầu từ khởi điểm. Anh cảm thấy mệt nên đâm lười; phải chi anh có xe đưa qua quãng trống đó, vừa nhanh lại vừa đỡ mệt cho anh; anh chỉ việc nằm ruỗi dài rồi lăn ra ngủ. Qua phòng tuyến Hoa Kỳ đối với anh không phải là chuyện dễ, có khi còn nguy hiểm tới tính mạng. Anh sẽ phải vượt nhiều chướng ngại vật; lúc này anh ngại khó; tất cả đều làm anh chán ngán.
Khi chuông nguyện nhà thờ vừa vang lên, anh vội vã lột chiếc nón kết trên đầu xuống, rồi chắp hai tay vào với nhau. Ông cụ thân sinh ra Finck và thằng nhỏ cũng làm như anh, bác thợ mộc đang bận bào chiếc quan tài buông vội chiếc bào, mụ vợ lão đẩy xa rổ rau rồi đứng đậy. Cả hai vợ chồng lão cùng chắp tay trước ngực. Chẳng có người nào thấy ngượng ngùng phải cầu nguyện giữa nơi công chúng, nhưng riêng anh, anh thấy chương chướng mặc dù trước đây việc nguyện kinh đối với anh không có gì xa lạ. Từ ngày anh được mục kích Ilona cầu nguyện, nàng tỏ ra quá sốt sắng, ít thấy ở một người đàn bà đẹp, đến đỗi giáo hội cũng phải tin tưởng, anh cũng tự động cầu xin; trong thâm tâm anh chả có gì ước muốn nữa: Ilona nay đã chẳng còn thì cầu nguyện để làm gì? Nhưng anh vẫn cầu nguyện để nàng trở lại, vì chỉ có Chúa biết nang đang ở nơi nào, sẽ giúp anh đến được với nàng. Mục tiêu của anh gần kề rồi mà. Những người chung quanh anh tất cả đều cầu xin để nhìn thấy điều ước muốn của họ được thể hiện. Trái lại, Ilona đã khuyên anh: “Chúng ta phải cầu nguyện để an ủi Chúa!”. Câu đó Ilona đọc cho anh nghe, nàng thấy nó hơi lạ và với anh, khi chắp tay anh, lòng nhủ lòng, không hề cầu xin gì hết; như vậy với anh đó cũng là một cách nguyện cầu. Anh nhủ lòng phải năng viếng nhà thờ; anh khổ tâm lắm vì phải nghe bài giảng, vì phải gặp nhiều người anh không ưa; anh quyết tâm luôn luôn viếng nhà thờ, xem lễ chỉ cốt an ủi Chúa, an ủi NGƯỜI, vì những tôi tớ của NGƯỜI. Ý nghĩ đó làm anh mỉm cười, buông thõng tay xuống lượm chiếc nón kết đội lên đầu.
- Trông kìa, - Ông thân sinh ra Finck gọi anh - người ta bắt đầu di tản tù binh.
Ông cụ giơ tay chỉ về phía Heidesheim. Feinhals nhìn thấy chiếc xe cam nhông đậu trước cửa trại hòm; số sĩ quan từ trong căn phòng hẹp tại căn nhà cụ Finck bước lên xe, ngồi chật ních. Tất cả mọi người đều mang huy chương đầy ngực, sáng chói, từ xa ai cũng nhận thấy rõ. Chiếc xe cam nhông chạy thật mau trên con đường lờn rợp bóng cây; chiếc xe nhắm về hướng Tây trực chỉ; ở đó chưa có chiến tranh...
- Dường như, - ông cụ nói - họ chưa tiến quân. Ông có nhìn thấy những chiếc chiến xa kia không?
- Cháu mong họ tiến chiếm Weidesheim càng sớm càng tốt. - Feinhals đáp lại.
Ông cụ gật đầu đồng ý:
- Chắc cũng chả còn bao lâu nữa. Sau này ông nhớ sang thăm chúng tôi.
- Thế nào cháu cũng sang thăm hai bác.
- Chúng tôi mong gặp lại ông, - Cụ đáp - ông hút thuốc không?
- Cám ơn bác. - Anh đáp lời mời của ông cụ rồi nhồi thuốc vào ống vố.
Ông cụ đốt thuốc cho anh; cả hai người đứng ngắm cánh đồng đầy hoa một lúc lâu; cánh đồng chạy thoải ra mãi tận xa; ông cụ đặt bàn tay lên đầu thằng cháu nội.
- Bây giờ cháu phải đi, - Feinhals bỗng nhiên nói lên ý định - xin kiếu bác; cháu nóng lòng về nhà quá...
- Ờ! Ông về đi; đừng lo sợ gì hết; chả có gì là hiểm nguy đâu. - Ông cụ an ủi vỗ về Feinhals.
Anh chìa tay cho ông cụ.
- Cháu cám ơn bác thật nhiều, - Anh vừa nói vừa nhìn thẳng vào mặt ông cụ - cám ơn bác; cháu ước mong được gặp lại bác thật sớm.
Anh không quên bắt tay thằng nhỏ đang hướng đôi mắt đen và rộng về anh, nó nhìn anh có vẻ nghĩ ngợi nhưng không hề nghi ngại.
- Ông nên cầm lấy một cán cuốc, - Ông cụ khuyên anh - như thế tốt hơn.
- Cám ơn bác. - Feinhals giơ tay đón cán cuốc từ tay ông cụ.
Anh có cảm nghĩ anh đang tiến thẳng tới chiếc quan tài bác thợ mộc đang đóng trong sân; chiếc hòm thật lớn, thật bóng vẫn nằm đó, mỗi lúc một lớn hơn khi anh tiến thẳng tới gần; cảm tưởng đó giống như lúc anh ngắm nhìn qua ống nhòm. Anh rẽ về tay mặt dọc theo hương lộ; anh nhập đám đông học trò vừa tan trường, cùng đi với chúng tới đầu tỉnh; anh vẫn tiếp tục đi nhưng lúc đó chỉ còn mỗi mình anh trên con đường dẫn tới đường mương thoát nước. Anh thấy khó chịu nếu cứ phải khom lưng mà đi dưới mương vì vậy anh bất cần, thẳng người đi đại. Anh không khoái lội nước bì bõm trong vùng Kerpel ngoài ra anh thấy kỳ kỳ: tiến về làng bằng hướng bên phải để tới nơi bằng hướng trái. Anh men theo con đường tắt, băng qua đồng, băng qua vườn cây trái cho tới lúc anh đụng đầu với một người khác đi ngược chiều, cách anh vài trăm thước, trên vai cũng có một cán cuốc.
Quân Hoa Kỳ đặt hai người gác ở đường mương. Họ để đầu trần, đứng hút thuốc, nhìn về vườn cây trổ bông với ánh mắt chán chường; vườn cây ngăn cách hai vùng Heidesheim và Weidesheim. Họ không để ý tới Feinhals; họ đã gác ở đó được ba tuần lễ và trong hai tuần đầu Heidesheim chưa bị pháo kích lần nào; Feinhals bước qua mặt họ, rất bình tĩnh; anh còn chào họ nữa chứ; họ cũng chào lại anh và không nghi ngờ gì.
Chỉ còn mười phút nữa thì anh tới đích; anh băng thẳng qua vườn cây rồi quẹo về bên trái giữa trang trại của gia đình Heusers và Hoppenraths; chỉ còn qua quãng đường lớn là anh tới nhà. May ra anh gặp được người quen.
Nhưng anh chả gặp được ai, không nghe thấy gỉ ngoài tiếng động cơ xe vang lại từ xa. Vào giờ đó, chẳng bên nào khai hỏa; mặc dù việc khai hỏa vào giờ khắc nhất định giữa đôi bên vẫn có nhưng lại ngưng vào lúc đó; anh có cảm tưởng cả đôi bên biết sự hiện diện của anh vào giờ khắc đó nên đã ra lệnh tạm ngưng tiếng súng.
Anh chua chát nghĩ tới Ilona: anh có linh cảm nàng muốn trốn tránh anh, có thể nàng đã chết, có thể nàng không muốn bận vào thân; nếu không lúc đó nàng đã phải ở kế bên anh; nàng phải ở kế bên anh, anh có cảm tưởng như vậy. Chính Ilona đâu có muốn sống kiếp gái già nhưng gắn cuộc sống nàng vào một mối tình mới chớm nở, phù du trong khi trên đời còn có một mối tình khác, một mối tình trường cửu, đối với nàng là môt việc chẳng nên làm. Ilona có thể biết rất nhiều, thật nhiều, nhiều hơn cả anh nữa. Anh có cảm tưởng đã bị chiếm đoạt mất một cái gì vì giờ đây anh sắp trở về mái nhà xưa; anh sẽ tiếp tục cuộc sống riêng biệt, đọc thật nhiều và làm chả bao nhiêu; anh sẽ nguyện cầu để an ủi Chúa. Và chẳng hề xin Chúa ban ơn; tình thương của Chúa có bao giờ thể hiện được bằng sự sang giàu, sự thành công hoặc một phương tiện sống bằng cách làm ăn dối trá; trên đời đã nhiều người sống thực mà làm dối; chính anh cũng vậy, anh ăn thực mà làm dối, một kiến trúc sư không thể tạo được những căn nhà cho người khác; kiến trúc sư, loại hạng bét còn làm được hơn anh nhiều.
Anh mỉm cười khi bước qua nhà Hoppenraths cây cối vẫn chưa hề được phun chất lỏng trăng trắng mà cha anh bảo là cần thiết. Cha anh đã thảo luận thật sôi nổi với Hoppenraths về vấn đề này nhưng hắn đâu có thèm nghe ông... Chỉ còn vài bước nữa là anh về tới nhà. Bên tay trái anh là trang trại của Heusers, bên tay mặt của Hoppenraths; con đường ngăn đôi hai cơ sở đó quá nhỏ hẹp. Anh theo con đường lớn bên trái một thôi ngắn. Cây cối trong vườn Heusers đều được phun nước vôi trắng xóa. Anh mỉm cười.
Trái đạn bay trước mặt anh; anh vừa kịp nhận ra đã vội nằm xấp xuống đất, nụ cười chưa tắt; quả đạn rớt ngay trong vườn cây Hoppenraths rồi nổ tung, cành, lá bay mù trời đất; hoa trắng rụng đầy vườn, trắng xóa một màn trên nền cỏ. Viên đạn thứ hai trúng gần nhà Bäumers, gần kề cửa nhà cha mẹ anh; trái thứ ba và thứ tư không trúng mục tiêu vì hơi chếch về bên trái; hai trái đạn sau nhỏ hơn. Anh sắp sửa từ từ đứng dậy thì trái thứ năm rớt xuống nữa trúng ngay chỗ các trái trước đã nổ. Cuộc pháo kích ngừng ở trái thứ năm. Anh nằm yên nghe ngóng thêm một lúc; không còn tiếng đạn bay nữa. Anh vọt đứng dậy chạy thật mau. Trong làng chó đua nhau sủa vang; gà vịt trong nhà Heusers bay tứ tung: bò trong chuồng rống lên từng hồi. Anh lẩm bẩm. “Để làm gì nhỉ? Để làm gì nhỉ?” Có lẽ họ ngắm bắn chiếc chiến xa Hoa Kỳ, vì nó vẫn còn đâu ở đó. Khi anh tới khúc quanh của con đường, mới nhận ra chiếc chiến xa đã đi rồi. Đường phố vắng ngắt, chỉ có tiếng chó sủa và bò rống. Chỉ còn vài thước là anh tới nhà cha mẹ. Trong làng chỉ có mỗi nhà anh treo cờ trắng, lá cờ sao mà to thế; có thể người trong nhà đã dùng chiếc khăn trải bàn làm cờ, chiếc khăn đó mẹ anh chỉ dùng khi trong nhà có đãi đằng lớn. Anh vừa mỉm cười thì lại phải nằm xuống mặc dù anh biết đã quá chậm. Anh nghĩ “Bắn như vậy thật vô ích chả ăn thua đâu vào đâu!” Trái đạn thứ sáu trúng ngưỡng cửa nhà anh; cột đá sập, vôi cát bay tứ tung; mẹ anh kêu cứu dưới hầm rượu. Anh trườn bò thật mau vào trong nhà. Trái đạn thứ bảy bay tới anh vừa kịp thốt lên tiếng kêu thì nó đã nổ rồi: Cái chết với anh lúc đó thật không đơn giản chút nào. Người anh bị hất vào trong nhà, cán cờ gẫy đôi; tấm khăn trải bàn rớt xuống phủ kín người anh.

HẾT


Xem Tiếp: ----